The mangrove forest in the coastal zone has not only a significance to
environment but also an important role in wave attenuation and coast protection. However,
quantitative assessment of the role of mangrove forest in wave attenuation is just new in Vietnam.
This paper presents the results of applying a numerical model based on Deltf3d model system to
research the role of mangrove forest in wave attenuation in coastal zone of Hai Phong. The model
was set up with different scenarios in case of mangrove and without mangrove forest by bottom
friction formulas of Baptist (2005), Collins (1972) and De Vries-Roelvink (2004). The results show:
maximum wave height behind mangrove forest in the normal condition is below 0.1 m (Bang La -
Dai Hop) and below 0.3 m (Ngoc Hai - Tan Thanh). Wave reduction coefficients vary from 0.15 -
0.6. In the case of small typhoon, maximum wave height behind mangrove forest is about 0.5 - 0.8
m, corresponding to average wave reduction coefficient at about 0.4 (Bang La - Dai Hop) and 0.32
(Ngoc Hai - Tan Thanh). In the case of big typhoon, maximum wave height behind mangrove forest
is about 0.8 - 1.1 m, corresponding to average wave reduction coefficient at 0.28.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò làm giảm độ cao sóng của rừng ngập mặn ở vùng ven biển Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 67-76
DOI: 10.15625/1859-3097/15/1/6082
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ LÀM GIẢM ĐỘ
CAO SÓNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN Ở VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Vũ Duy Vĩnh
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
E-mail: vinhvd@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 29-5-2014
TÓM TẮT: Các dải rừng ngập mặn ven biển không chỉ có ý nghĩa lớn đối với môi trường sinh
thái mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc giảm độ cao sóng, bảo vệ bờ biển. Mặc dù vậy, vấn
đề đánh giá định lượng mức độ giảm sóng của rừng ngập mặn còn khá mới mẻ. Bài viết này trình
bày một số kết quả ứng dụng mô hình toán dựa trên hệ thống mô hình Delft3d do Viện Thủy lực
Delft (Hà Lan) phát triển để nghiên cứu vai trò làm giảm độ cao sóng của một số dải rừng ngập
mặn ở vùng ven biển Hải Phòng. Mô hình toán được thiết lập cho một số kịch bản khác nhau với
các điều kiện có rừng ngập mặn (thực tế) và không có rừng ngập mặn (giả định) bằng các công
thức của Baptist (2005), Collins (1972) và De Vries-Roelvink (2004). Các kết quả cho thấy: trong
các điều kiện thời tiết bình thường, độ cao sóng lớn nhất sau rừng ngập mặn chỉ còn dưới 0,1 m (ở
khu vực ven bờ Bàng La - Đại Hợp) và dưới 0,3 m (Ngọc Hải - Tân Thành). Hệ số suy giảm độ cao
sóng ở các khu vực này dao động trong khoảng 0,15-0,6. Trong điều kiện bão nhỏ, độ cao sóng lớn
nhất sau rừng ngập mặn đã giảm chỉ còn 0,5 - 0,8 m, tương ứng với hệ số suy giảm độ cao sóng
trung bình khoảng 0,4 (Bàng La - Đại Hợp) và 0,32 (Ngọc Hải - Tân Thành). Đối với bão lớn, độ
cao sóng sau rừng ngập mặn lớn nhất chỉ còn 0,8 - 1,1 m, với hệ số suy giảm độ cao sóng trung
bình khoảng 0,28 (Bàng La - Đại Hợp) và 0,25 (Ngọc Hải - Tân Thành).
Từ khóa: Giảm sóng, mô hình Delft3d, Hải Phòng, cây ngập mặn, mô hình.
MỞ ĐẦU
Ngoài ý nghĩa quan trọng về môi trường
sinh thái, các dải rừng ngập mặn (RNM) ở ven
biển còn có vai trò rất quan trọng trong việc
làm giảm độ cao sóng bảo vệ bờ biển [1].
Chính vì vậy vấn đề đánh giá vai trò của RNM
trong việc bảo vệ bờ biển ngày càng được quan
tâm nhiều hơn đặc biệt trong bối cảnh thiên tai
và tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu đang
diễn ra phức tạp. Cho đến nay có hai hướng
nghiên cứu chủ yếu về vấn đề này đã được thực
hiện. Hướng nghiên cứu thứ nhất dựa vào các
kết quả đo đạc, khảo sát độ cao sóng ở những
khoảng RNM khác nhau để đánh giá vai trò của
RNM trong việc làm giảm độ cao sóng. Tiêu
biểu theo hướng nghiên cứu này là các kết quả
của Sato [2, 3], Mazda và nnk [4]. Hướng
nghiên cứu này bị hạn chế do giới hạn về số
liệu đo đạc và sự suy giảm sóng nhận được
thực chất là tổng hợp của cả cây ngập mặn, địa
hình nền rừng chứ không phải chỉ do cây ngập
mặn. Hướng nghiên cứu thứ hai dùng các mô
hình toán dựa trên các điều kiện như mật độ
cây, thân, rễ cây ngập mặn để mô phỏng sự lan
truyền sóng và có thể khắc phục được những
hạn chế từ cách tiếp cận bằng số liệu đo đạc.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là một số
kết quả của Frank Dekker [5], Bastiaan [6],
Jande Vos [7]. Ở nước ta, có nhiều dải RNM
khá đặc trưng nên không chỉ nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của các tác giả nước
Vũ Duy Vĩnh
68
ngoài [4, 8, 9] mà đã có các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong nước được công bố
quốc tế về vấn đề này như nghiên cứu về vai
trò làm giảm năng lượng sóng của RNM Cần
Giờ [10, 11]; vai trò làm giảm độ cao sóng của
RNM ở ven bờ châu thổ sông Hồng và RNM
khu vực Cần Giờ (Nam Bộ) qua một số mặt cắt
khác nhau [12].
Vùng ven biển Hải Phòng là nơi nhận
nguồn phù sa lớn từ hệ thống sông Hồng-Thái
Bình và có các điều kiện thuận lợi khác cho sự
phát triển của cây ngập mặn. Đây là khu vực
này chịu ảnh hưởng của chế độ thời tiết mang
tính chất nhiệt đới gió mùa và thủy triều có tính
chất nhật triều điển hình với độ lớn triều trung
bình từ 3 - 4 m.
RNM ở khu vực Bàng La - Đại Hợp gồm
các loại cây chủ yếu là Bần, Trang, Trang Bần.
Ở đây RNM được trồng từ năm 1999. Các kiểu
rừng phổ biến ở khu vực này là: Trang xen Bần
ở gần bờ, sau đó đến Trang ở giữa và phía
ngoài biển là Bần chua.
Bảng 1. Cấu trúc RNM ở các khu vực nghiên cứu
Khu vực Bàng La - Đại Hợp Ngọc Hải - Tân Thành
Kiểu rừng Bần xen Trang Trang Bần Bần
Số lượng cây trung bình/m2 0,047 1,840 0,048 0,271
Đường kính thân lớn nhất (m) 0,280 0,200 0,290 0,042
Đường kính thân trung bình (m) 0,250 0,150 0,230 0,037
Chiều cao thân lớn nhất (m) 6,2 3,3 6,4 2,5
Chiều cao thân trung bình (m) 6,0 2,0 6,1 1,8
Số lượng rễ trung bình/m2 85 20 82 50
Thành phần cây RNM khu vực Ngọc Hải -
Tân Thành chủ yếu là Bần chua, được trồng từ
năm 2000 và trồng bổ sung trong những năm
gần đây với dải rừng rộng 200 - 450 m. Ngoài
Bần chua, ở khu vực này còn có một số loài cây
ngập mặn khác như Sú, Trang nhưng số lượng
khá nhỏ. Mặc dù RNM ở khu vực này chủ yếu
là rừng trồng với thành phần cây là Bần, Trang
có độ rộng khoảng 200 - 400 m (Ngọc Hải -
Tân Thành) và 700 - 1.200 m (Bàng La - Đại
Hợp) và có các cấu trúc khác nhau nhưng có ý
nghĩa quan trọng trong việc giảm độ cao sóng,
bảo vệ bờ biển.
Bài báo này đưa ra một số kết quả ứng
dụng hệ thống mô hình toán học dựa trên hệ
thống mô hình tổng hợp Delft3d (với các
module thủy động lực và sóng) để mô phỏng
đồng thời thủy (online coupling) động lực, lan
truyền sóng và tương tác của các quá trình này
ở điều kiện không có và điều kiện có RNM
bằng các công thức của Baptist (2005), Collins
(1972) và De Vries-Roelvink (2004) nhằm
đánh giá định lượng vai trò của RNM trong
việc làm giảm độ cao sóng ở các khu vực này
[13-15].
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu
Để thiết lập và phân tích vai trò của RNM
trong việc làm giảm độ cao sóng ở các khu vực
nghiên cứu tài liệu đã được thu thập trong
khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác
dụng chắn sóng của RNM đến hệ thống đê biển
ở Hải Phòng” bao gồm:
Các tài liệu về sinh thái RNM ở các khu
vực nghiên cứu: đặc điểm cấu trúc, mật độ,
đường kính thân, rễ, chiều cao của cây ngập
mặn, độ rộng dải rừng.
Các tài liệu về chế độ gió, sóng, mực
nước, địa hình vùng ven bờ Hải Phòng và các
khu vực có RNM.
Các tài liệu đo sóng ở khu vực nghiên cứu
từ đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chắn sóng của
RNM đến hệ thống đê biển ở Hải Phòng”. Đây
là những số liệu đo sóng trong khoảng thời gian
ngắn ở những khoảng cách với dộ rộng RNM
khác nhau (200 m, 300 m, 500 m, phía trước và
sau RNM). Trong đó, độ cao sóng ở phía ngoài
RNM được đo bằng máy tự ghi sóng DNW-
Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò
69
5M, độ cao sóng ở các khoảng cách khác nhau
trong RNM được đo bằng các cọc mia.
Phương pháp chung
Các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
Phương pháp phân tích thống kê: phân
tích dựa trên số liệu quan trắc sóng giữa các
khu vực có và không có cây ngập mặn.
Phương pháp NESTHD để tạo các điều
kiện biên của mô hình với lưới tính chi tiết
(khu vực nghiên cứu) từ kết quả của mô hình
với lưới tính thô hơn (vùng phía ngoài)
Phương pháp phân ly miền tính (Domain
Decomposition): chạy đồng thời các mô hình
lưới chi tiết và lưới thô, các kết quả từ mô
hình lưới thô sẽ làm đầu vào cho mô hình lưới
chi tiết.
Phương pháp ứng dụng mô hình: thiết lập
các mô hình tổng hợp: thủy động lực - sóng
trong các trường hợp có cây ngập mặn và
không có cây ngập mặn. Tham số hóa hệ số ma
sát trong mô hình thủy động lực bằng công
thức của Baptist (2005), mô hình sóng bằng
công thức của Collins (1972) và De Vries-
Roelvink (2004). Mô hình được sử dụng là mô
hình Delft3d của Hà Lan. Đây là mô hình tổng
hợp trong đó có các module thủy động lực,
sóng và đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi
trên thế giới. Module sóng trong mô hình phù
hợp cho các tính toán dự báo sóng trong vùng
nước nông ven bờ [16].
Trong mô hình Delft3d-Flow, ảnh hưởng
của cây ngập mặn được biểu thị chủ yếu qua hệ
số nhám Chezy (Baptist, 2005):
0
2
ln
2
..1
1
h
hg
g
hDmC
C
C
vD
b
(1)
Trong công thức trên: Cb- hệ số nhám Chezy
khi không có cây ngập mặn (hệ số nhám tự
nhiên); m - mật độ cây; D - đường kính cây; h -
độ sâu; hv - chiều cao của cây; - hằng số Von
Karman (~ 0,4); CD - hệ số cản (0,9-1,0)
Một số tính toán về suy giảm sóng trong
RNM đã được thực hiện [7, 15]. Theo những
kết quả đó, cây ngập mặn có thể được xem như
một thành phần ma sát mở rộng - thành phần
gây ra sự tiêu tán năng lượng sóng. Vì nguyên
nhân này mà độ cao sóng sẽ giảm. Trong mô
hình sóng Delft3d-Wave, có thể mô tả ảnh
hưởng của cây ngập mặn theo công thức của
Collins (1972), sự phát tán năng lượng sóng S:
,
sinh
, 22
2
E
khg
CS bottom (2)
Trong đó: S - năng lượng sóng phát tán; - tần
số sóng (2/T); - hướng sóng; Cbottom - hệ số
ma sát, k - số sóng; h - độ sâu; E - năng lượng
tổng cộng.
Collins đã liên hệ hệ số ma sát đáy Cbottom
với quỹ đạo vận tốc sóng Uorb và hệ số ma sát
Collins cf, như sau:
orbfbottom gUcC (3)
Thay vào phương trình trên ta có năng
lượng tiêu tán S, được biểu diễn như sau:
3
2
1
orbf UcS (4)
Phương trình (4) được sử dụng để tính sóng
trong điều kiện bình thường (không có cây
ngập mặn). De Vries và Roelvink (2004) cho
thấy có thể thay hệ số ma sát Collins cf bằng hệ
số của cây ngập mặn cv. Hệ số ma sát của cây
ngập mặn biểu diễn như sau:
Dndzfc wv (5)
Ở đây: fw-là thành phần ma sát; D-đường kính
thân cây; n-số lượng cây trên mét vuông và dz
là chiều cao thân cây. Khi đánh giá ảnh hưởng
của cây ngập mặn, hệ số cv trong phương trình
(5) được sử dụng để thay thế hệ số cf trong
phương trình (4).
Đánh giá ảnh hưởng của RNM trong việc
làm giảm độ cao sóng, một số tác giả [4, 9, 17-
19] đã sử dụng công thức:
r = (Hs-HL)/Hs (6)
Hs - độ cao sóng trước RNM, HL - độ cao sóng
ở khoảng cách L từ mép ngoài rừng.
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của chỉ riêng
yếu tố RNM trong việc làm giảm độ cao sóng,
Vũ Duy Vĩnh
70
chúng tôi tính toán hệ só suy giảm độ cao sóng
do RNM bằng công thức sau:
R = (hkhông có RNM – hcó RNM)/hkhông có RNM (7)
Trong đó: hkhông có RNM, hcó RNM lần lượt là độ cao
sóng khi không và có RNM
Thiết lập mô hình tính
Trên cơ sở phân tích đặc điểm cấu trúc RNM
ở các khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tính toán
các hệ số ma sát theo các công thức thức của
Baptist (thủy động lực), Collins và De Vries-
Roelvink (sóng) và đưa vào các mô hình ở dạng
file với các định dạng như các file địa hình.
Để thiết lập các mô hình thủy động lực và
lan truyền sóng cho vùng ven biển Hải Phòng
và khu vực ven biển Ngọc Hải - Tân Thành và
Bàng La - Đại Hợp, chúng tôi đã sử dụng kết
hợp các phương pháp lưới lồng (Nesting) và
phương pháp phân lý miền tính (Domain
Decomposition). Theo phương pháp này, 3
nhóm mô hình đã được thiết lập như sau:
Mô hình cho toàn bộ vùng ven biển Bắc
Bộ để tạo các điều kiện biên phía ngoài
(NESTHD) cho mô hình tính với lưới chi tiết
hơn (mô hình vùng ven biển Hải Phòng).
Mô hình tính cho vùng ven biển Hải Phòng
để kết nối với khu vực nghiên cứu (lưới chi tiết
hơn) theo phương pháp phân ly miền tính.
Mô hình tính cho khu vực nghiên cứu với
lưới chi tiết với biên phía ngoài là miền tính
của mô hình cho toàn bộ vùng cửa sông Hải
Phòng, phía trong là miền tính chi tiết. Các mô
hình lưới tính thô hơn (vùng ven biển Hải
Phòng) và chi tiết chạy đồng thời theo phương
pháp phân ly miền tính (hình 1). Ba nhóm mô
hình này cùng chạy đồng thời, các kết quả của
mô hình tính với lưới thô ở phía ngoài sẽ được
dùng làm điều kiện biên của mô hình có lưới
tính chi tiết ở phía trong.
Ngọc Hải – Tân Thành
Bàng La- Đại Hợp
Hình 1. Lưới tính của các mô hình ở vùng ven biển Hải Phòng
(a- Ngọc Hải - Tân Thành; b- Bàng La - Đại Hợp)
Lưới tính: Lưới tính của các mô hình thủy
động lực, sóng là các lưới cong trực giao. Miền
tính chi tiết cho khu ven bờ Ngọc Hải - Tân
Thành có kích thước 6,5 km theo chiều dọc bờ
và khoảng 1 km theo chiều vuông góc từ bờ ra
phía ngoài. Toàn bộ vùng tính của miền này
được chia làm 122 × 662 điểm tính, với kích
thước của các ô lưới biến đổi trong khoảng 5 m
đến 9 m (hình 1a). Miền tính chi tiết phía trong
cho ven bờ Bàng La - Đại Hợp có kích thước
6,8 km theo chiều dọc bờ và khoảng 1,45 km
theo chiều vuông góc từ bờ ra phía ngoài. Toàn
bộ vùng tính của miền này được chia làm 489 ×
182 điểm tính, các ô lưới biến đổi trong khoảng
7 m đến 9 m (hình 1b). Lưới độ sâu của mô
hình tính được xây dựng và nội suy trên các
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 cho vùng ven bờ
và tỷ lệ 1:50.000 cho vùng biển phía ngoài. Mô
hình thủy động lực - sóng này có sử dụng các
sơ đồ tính khô/ướt (wet/dry scheme) để tính
đến các trường hợp bãi triều khô khi mực nước
xuống thấp.
Thời gian tính toán: Để đảm bảo cho mô
hình chạy ổn định, đối với mỗi kịch bản, thời
gian chạy mô hình là 30 ngày, bước thời gian
(b) (a)
Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò
71
tính cho các mô hình đều đặt cùng một giá trị là
0,2 phút.
Hiệu chỉnh kiểm chứng kết quả của các mô
hình: Đối với mô hình phía ngoài của các khu
vực nghiên cứu (hình 1a), chúng tôi đã sử dụng
kết quả tính toán mực nước, sóng của mô hình
so với quan trắc tại Hòn Dáu trong tháng 3 và 8
năm 2009 và cho thấy kết quả khá phù hợp
(hình 2). Ngoài ra, cũng đã kiểm chứng kết quả
tính của mô hình tại mép ngoài RNM với một
số kết quả đo sóng. Sau lần hiệu chỉnh cuối, đã
có sự phù hợp tương đối giữa kết quả mô hình
tính và quan trắc (hình 3).
Hình 2. So sánh kết quả tính mực nước tại Hòn Dáu bằng mô hình và quan trắc:
a-mùa khô (3/2009); b- mùa mưa (8/2009)
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
13:30 14:00 14:30 15:00 15:30 16:00 16:30 17:00
h(
m
)
Thời gian (giờ)
quan trắc
mô hình
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
10:15 10:45 11:15 11:45 12:15 12:45
h(
m
)
Thời gian (giờ)
quan trắc
mô hình
Hình 3. So sánh kết quả tính độ cao sóng bằng mô hình và quan trắc phía ngoài RNM:
a- Bàng La Đại Hợp (23/6/2009); b- Ngọc Hải- Tân Thành (1/7/2009)
Các kịch bản tính toán dự báo bao gồm:
Yếu tố: có RNM và không có RNM.
Trường hợp có RNM thì các tham số của mô
hình sẽ tính đến đường kính thân cây, mật độ,
số lượng rễ, chiều cao, lá của cây ngập mặn
theo các công thức của Baptist (2005), Collins
(1972) và De Vries-Roelvink (2004). Khi
không có RNM các tham số này được thiết lập
như điều kiện thường trong hệ thống mô hình.
Điều kiện: đặc trưng mùa (mùa gió tây
nam, mùa gió đông bắc), bão nhỏ (cấp 8-9) và
bão lớn (cấp 11-12). Giả thiết hướng sóng và
gió trong bão là hướng đông nam.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Giảm độ cao sóng trong điều kiện bình
thường
Các kết quả tính toán mô phỏng cũng cho
thấy các đặc trưng sóng ở khu vực ven biển Hải
Phòng thể hiện sự ảnh hưởng tương tác với dao
động mực nước. Đây là yếu tố tuy không ảnh
hưởng trực tiếp đến chế độ sóng nhưng tác
động gián tiếp qua tương tác sóng - dòng triều
và sự thay đổi độ sâu của khu vực nghiên cứu.
Trong thời điểm nước lớn vào mùa gió tây
nam, ảnh hưởng của các dải RNM đã tạo thành
các khu vực có độ cao sóng có giá trị nhỏ hơn
(a) (b)
(a) (b)
Vũ Duy Vĩnh
72
khi không có RNM theo không gian (hình 4).
Mặc dù xu hướng phân bố theo không gian của
trường độ cao sóng vẫn không thay đổi nhiều
so với trường hợp không có RNM nhưng giá trị
độ cao sóng đã giảm đáng kể với giá trị phổ
biến dưới 0,3 m (Ngọc Hải - Tân Thành) và
dưới 0,1 m (Bàng La - Đại Hợp). Vào thời
điểm triều xuống, xu hướng giảm sóng do
RNM cũng giống như khi nước lớn nhưng mức
độ giảm sóng do cây ngập mặn ở thời điểm này
lớn hơn một chút so với thời điểm nước lớn.
Trong mùa gió đông bắc, tuy độ cao sóng
trường hợp không có RNM nhỏ hơn so với mùa
gió tây nam nhưng các xu hướng ảnh hưởng
của RNM đến trường sóng ở khu vực này cũng
thể hiện và biến động theo các pha triều tương
tự như trường hợp mùa gió tây nam đã phân
tích ở trên.
Hình 4. Trường sóng khu vực ven biển Hải Phòng trong mùa gió tây nam
(Bàng La - Đại Hợp: a- không có RNM; b- có RNM; Ngọc Hải - Tân Thành: a- không có RNM;
b- có RNM)
Mức độ suy giảm độ cao sóng do cây ngập
mặn được tính toán thông qua hệ số suy giảm
độ cao sóng. Độ cao sóng và mức độ suy giảm
độ cao sóng khác nhau ở các mặt cắt khác nhau
phụ thuộc vào kiểu cấu trúc và độ rộng của dải
RNM, vị trí, địa hình. Ngoài ra, biến động của
mực nước triều cũng có những tác động nhất
định với mức độ suy giảm độ cao sóng lớn nhất
thường xuất hiện vào các thời điểm nước ròng.
Kết quả tính toán cho thấy hệ số suy giảm độ
cao sóng vào mùa gió đông bắc, phổ biến trong
khoảng 0,2 - 0,45 (Bàng La - Đại Hợp) và 0,15
- 0,5 (Ngọc Hải - Tân Thành). Trong khi vào
mùa gió tây nam, hệ số suy giảm độ cao sóng
do RNM lớn hơn với giá trị khoảng 0,3 - 0,6
(Bàng La - Đại Hợp) và 0,20 - 0,55 (Ngọc Hải -
(b) (a)
(c) (d)
Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò
73
Tân Thành). Ở khu vực ven bờ Bàng La - Đại
Hợp, hệ số suy giảm độ cao sóng ở khu vực
này cũng giảm dần qua các mặt cắt từ mặt cắt
từ phía tây nam lên phía đông bắc. Trong khi
đó, các mặt cắt ở khu vực ven bờ Ngọc Hải và
gần cửa Lạch Tray có hệ số suy giảm sóng cao
hơn các mặt cắt ở khu vực giữa miền tính.
Các kết quả tính toán từ số liệu đo sóng ở
các khoảng độ rộng dải RNM khác nhau tại các
khu vực này cho thấy trong mùa gió đông bắc
sự suy giảm trung bình lần lượt qua các khoảng
cách 200 m; 300 m; 500 m và sau rừng tương
ứng là 0,7; 0,84; 0,89 và 0,93 so với trước rừng
tại Bàng La - Đại Hợp và hệ số suy giảm độ
cao sóng trung bình qua các 100 m; 300 m và
sau rừng tương ứng là 0,39; 0,72; 0,88 tại khu
vực Ngọc Hải - Tân Thành. Trong khi vào mùa
gió tây nam, độ cao sóng giảm trung bình lần
lượt qua các khoảng cách 200 m; 300 m; 500 m
và sau rừng tương ứng là 0,73; 0,87; 0,89 và
0,93 so với trước rừng tại khu vực Bà La - Đại
Hợp và hệ số suy giảm độ cao sóng trung bình
qua các đoạn rừng 100 m; 300 m và sau rừng
tương ứng là 0,49; 0,71; 0,76 tại khu vực Ngọc
Hải - Tân Thành. Độ cao sóng quan trắc được
trong cả mùa gió tây nam và gió đông bắc ở
phía sau RNM còn lại không đáng kể.
Như vậy các kết quả tính toán bằng mô
hình cho thấy hệ số suy giảm độ cao sóng nhỏ
hơn so với hệ số suy giảm độ cao sóng tính từ
số liệu quan trắc được. Điều này có thể giải
thích là do sự khác nhau của phương pháp tính.
Hệ số suy giảm độ cao sóng trong công thức
(6) không chỉ do RNM mà còn do cả yếu tố địa
hình đáy. Trong khi đó, hệ số suy giảm độ cao
sóng tính theo công thức (7) chỉ tính đến những
ảnh hưởng của riêng RNM như đường kính
thân, chiều cao, mật độ, số lượng và đường
kính rễ cây.
Bảng 2. So sánh với các kết quả tính hệ số suy giảm sóng của một số tác giả khác
Tác giả Khu vực r
Mazda và nnk (1997) Thụy Hải (Thái Bình 0,05 - 0,2*
Quartel (2000) Đồ Sơn (Hải Phòng) 0,5 - 1,1*
Massel và nnk (1999) Lạch Cocoa (Úc) và đảo Iriomote (Nhật) 0,375*
Schiereck và Booij (1995) Mô hình 0,3 - 0,5*
Vũ Đoàn Thái (2005) Vinh Quang (Tiên Lãng) 0,77 - 0,88**
Hệ số suy giảm độ cao sóng tính từ công thức (1): *: qua 100m RNM; **: qua toàn bộ dải RNM
Liên hệ với kết quả tính của các tác giả
khác (bảng 2), ta thấy có sự sai khác nhất định,
tuy nhiên trong hệ số suy giảm sóng của các tác
giả này tính đến cả ảnh hưởng của cả địa hình
và hệ số suy giảm sóng ở đây bao gồm cả RNM
và địa hình đáy.
Giảm độ cao sóng trong điều kiện bão
Ảnh hưởng của RNM đến các điều kiện
thủy động lực và lan truyền sóng được thể hiện
rõ hơn trong các điều kiện xuất hiện bão.
Với kịch bản bão nhỏ, các kết quả tính toán
cho thấy trường sóng cực đại khi không có
RNM xuất hiện vào thời điểm nước lớn ở khu
vực ven bờ Bàng La - Đại Hợp phổ biến trong
khoảng 1,2 - 1,5 m và 1,0 - 1,4 m (Ngọc Hải -
Tân Thành). Cũng vào thời điểm đó, nếu có
RNM thì độ cao sóng ở vùng sát bờ chỉ còn 0,6
- 0,8 m (Bàng La - Đại Hợp) và 0,8 - 0,9 m
(Ngọc Hải - Tân Thành).
Vào các thời điểm khác trường sóng khi
không có RNM có giá trị thấp hơn (thấp nhất là
vào thời điểm nước ròng) và phổ biến dao động
trong khoảng 0,8 - 1,2 m. Khi có RNM độ cao
sóng các thời điểm đó độ cao sóng chỉ còn 0,3 -
0,6 m.
Tính toán hệ số suy giảm độ cao sóng do
RNM ở khu vực này cho thấy hệ số suy giảm
độ cao sóng biến đổi mạnh tùy thuộc vào vị trí
từng mặt cắt và trạng thái mực nước, trong
trường hợp có bão cấp 8 - 9 hệ số này phổ biến
dao động trong khoảng 0,35 - 0,45 (ở khu vực
Bàng La - Đại Hợp) và 0,2 - 0,33 (ở khu vực
Ngọc Hải - Tân Thành), hình 5a, c.
Với kịch bản bão lớn, các kết quả tính toán
cho thấy trường sóng cực đại khi không có
Vũ Duy Vĩnh
74
RNM xuất hiện khi nước lớn ở khu vực ven bờ
Bàng La - Đại Hợp và Ngọc Hải - Tân Thành
phổ biến trong khoảng 1,7 - 2,0 m. Cũng vào
thời điểm đó nếu có RNM thì độ cao sóng ở
vùng sát bờ chỉ còn 0,8 - 1,1 m.
Vào các thời điểm khác trường sóng khi
không có RNM có giá trị thấp hơn (thấp nhất là
vào thời điểm nước ròng) và phổ biến dao động
trong khoảng 0,8 - 1,2 m. Khi có RNM độ cao
sóng các thời điểm đó độ cao sóng chỉ còn 0,4 -
0,7 m.
Tính toán hệ số suy giảm độ cao sóng do
RNM ở khu vực này cho thấy hệ số suy giảm
độ cao sóng trong trường hợp có bão cấp 11 -
12 dao động phổ biến trong khoảng 0,23 - 0,30
(Bàng La - Đại Hợp) và 0,2 - 0,33 (Ngọc Hải -
Tân Thành), tùy thuộc vào vị trí các mặt cắt và
trạng thái mực nước (hình 5b, d).
Hình 5. Hệ số suy giảm sóng do cây ngập mặn tạ một số mặt cắt khu vực ven bờ Hải Phòng
(Bàng La - Đại Hợp: a- bão nhỏ, b- bão lớn; Ngọc Hải - Tân Thành: c- bão nhỏ, d- bão lớn)
Như vậy từ các kết quả phân tích trên cho
thấy RNM ở vùng ven biển Hải Phòng đã làm
giảm đáng kể độ cao sóng trong bão. Đối với
bão nhỏ, độ cao sóng sau RNM ở gần bờ chỉ
còn khoảng 0,6 - 0,8 m (Bàng La - Đại Hợp) và
0,5 - 0,7 m (Ngọc Hải - Tân Thành), hệ số suy
giảm độ cao sóng trung bình khoảng 0,4 (Bàng
La - Đại Hợp) và 0,32 (Ngọc Hải - Tân Thành).
Đối với bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất
chỉ còn 0,8 - 1,1 m, với hệ số suy giảm độ cao
sóng trung bình khoảng 0,28 (Bàng La - Đại
Hợp) và 0,25 (Ngọc Hải - Tân Thành).
KẾT LUẬN
Có thể tham số hóa đặc điểm cấu trúc của
RNM như đường kính thân, rễ, chiều cao cây,
mật độ cây bằng các công thức của Baptist
(2005), Collins (1972) và De Vries-Roelvink
(2004) để đưa vào mô hình toán nhằm đánh giá
vai trò làm giảm độ cao sóng bảo vệ bờ biển
(a) (b)
(c) (d)
Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò
75
của RNM trong các điều kiện khác nhau.
Vai trò làm giảm độ cao sóng của RNM
biến đổi khác nhau phụ thuộc vào điều kiện địa
hình, hướng truyền sóng sóng và đặc điểm cấu
trúc của RNM. Các kết quả tính toán cho thấy,
cây ngập mặn ở các khu vực nghiên cứu làm
giảm mạnh độ cao sóng từ mép ngoài vào
RNM khoảng 300 - 400 m, sau đó càng vào sâu
phía trong độ cao sóng giảm chậm hơn. Trong
các điều kiện thời tiết bình thường, độ cao sóng
lớn nhất sau RNM chỉ còn dưới 0,1 m (ở khu
vực ven bờ Bàng La - Đại Hợp) và dưới 0,3 m
(Ngọc Hải - Tân Thành). Hệ số suy giảm độ
cao sóng ở các khu vực này dao động trong
khoảng 0,15 - 0,6. Trong điều kiện bão nhỏ, độ
cao sóng lớn nhất sau RNM đã giảm chỉ còn
0,5 - 0,8 m, tương ứng với hệ số suy giảm độ
cao sóng trung bình khoảng 0,4 (Bàng La - Đại
Hợp) và 0,32 (Ngọc Hải - Tân Thành). Đối với
bão lớn độ cao sóng sau RNM lớn nhất chỉ còn
0,8 - 1,1 m, với hệ số suy giảm độ cao sóng
trung bình khoảng 0,28 (Bàng La - Đại Hợp) và
0,25 (Ngọc Hải - Tân Thành).
Các kết quả trong nghiên cứu này mới chỉ
là bước đầu, để cải thiện hơn nữa các kết quả
tính toán dự báo cần có số liệu đo chi tiết hơn
về địa hình và đặc điểm cấu trúc RNM ở các
khu vực nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. McIvor, A. L., Möller, I., Spencer, T., and
Spalding, M., 2012. Reduction of wind and
swell waves by mangroves. The Nature
Conservancy and Wetlands International.
2. Sato, K., 1984. Studies on the protective
functions of the mangrove forest against
erosion and destruction IV. Science
Bulletin Coll. Agric. Univ. Ryukyus, Vol.
31, p. 189-200.
3. Sato, K., 1989. Studies on stilt root
Rhizophora stylosa and properties of
sedimentation in mangrove forest. Galaxea,
Vol. 8, p. 43-48.
4. Mazda, Y., Magi, M., Kogo, M., and Hong,
P. N., 1997. Mangroves as a coastal
protection from waves in the Tong King
delta, Vietnam. Mangroves and Salt
marshes, 1(2): 127-135.
5. Dekker, F., 2006. Hydrodynamics and
Morphodynamics in and around Mangrove
Forests.
6. Burger, B., 2005. Wave attenuation in
mangrove forests: numerical modelling of
wave attenuation by implementation of a
physical description of vegetation in
SWAN. (Doctoral dissertation, Masters
thesis submitted to the Dep't of Civil
Engineering and Geosciences, Delft
University of Technology. URL:
tudelft. nl/view/ir/uuid%
3A0e4c6450-fe5d-4693-9ca9-
58da343448b7).
7. De Vos, W. J., 2004. Wave attenuation in
mangrove wetlands. Red River Delta,
Vietnam. (Doctoral dissertation, TU Delft,
Delft University of Technology).
8. Mazda, Y., Magi, M., Ikeda, Y., Kurokawa,
T., and Asano, T., 2006. Wave reduction in
a mangrove forest dominated by Sonneratia
sp. Wetlands Ecology and
Management, 14(4): 365-378.
9. Quartel, 2000. Quantification of Wave
attenuation in a Mangrove Forest. Physical
Geography, Utrecht University, December
2000.
10. Vo Luong Hong Phuoc and Massel, S. R.,
2006. Experiments on wave motion and
suspended sediment concentration at Nang
Hai, Can Gio mangrove forest, Southern
Vietnam. Oceanologia, 48(1): 23-40.
11. Vo Luong Hong Phuoc and Massel, S. R.,
2008. Energy dissipation in non-uniform
mangrove forests of arbitrary depth. Journal
of Marine Systems, 74(1): 603-622.
12. Tran Quang Bao, 2011. Effect of mangrove
forest structures on wave attenuation in
coastal Vietnam. Oceanologia, 53(3): 807-
818.
13. Baptist, M. J., 2005. Modelling floodplain
biogeomorphology. TU Delft, Delft
University of Technology.
14. Collins, J. I., 1972. Prediction of
shallow‐water spectra. Journal of
Geophysical Research, 77(15): 2693-2707.
15. De Vries, De Vries, M. B. and Roelvink, D.,
2004. Vegetation friction factor algorithm,
Delft Hydraulics, March 2004.
Vũ Duy Vĩnh
76
16. Delft Hydraulics, 2010. Delft3D-FLOW
User Manual Version 3.14, Delft3D-Wave
User Manual Version 3.04 WL| Delft
Hydraulics, Delft, The Netherlands.
17. Massel, S. R., Furukawa, K., and
Brinkman, R. M., 1999. Surface wave
propagation in mangrove forests. Fluid
Dynamics Research, 24(4): 219-249.
18. Schiereck, G. J., and Booij, N., 1995. Wave
transmission in mangrove forests.
In Proceedings of the International
Conference on Coastal and Port
Engineering in Developing Countries,
COPEDEC IV, Rio de Janeiro, Brasil, 25-
29 September 1995. Copedec.
19. Vũ Đoàn Thái, 2005. Bước đầu nghiên cứu
một số kiểu cấu trúc RNM ven biển Hải
Phòng ảnh hưởng đến khả năng chắn sóng
bảo vệ bờ biển. Tạp chí khoa học số 1 năm
2005, ĐHSP Hà Nội. Tr. 145-151.
APPLYING NUMERICAL MODEL TO ASSESS ROLE OF MANGROVE
FOREST IN WAVE ATTENUATION IN HAI PHONG COASTAL AREA
Vu Duy Vinh
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: The mangrove forest in the coastal zone has not only a significance to
environment but also an important role in wave attenuation and coast protection. However,
quantitative assessment of the role of mangrove forest in wave attenuation is just new in Vietnam.
This paper presents the results of applying a numerical model based on Deltf3d model system to
research the role of mangrove forest in wave attenuation in coastal zone of Hai Phong. The model
was set up with different scenarios in case of mangrove and without mangrove forest by bottom
friction formulas of Baptist (2005), Collins (1972) and De Vries-Roelvink (2004). The results show:
maximum wave height behind mangrove forest in the normal condition is below 0.1 m (Bang La -
Dai Hop) and below 0.3 m (Ngoc Hai - Tan Thanh). Wave reduction coefficients vary from 0.15 -
0.6. In the case of small typhoon, maximum wave height behind mangrove forest is about 0.5 - 0.8
m, corresponding to average wave reduction coefficient at about 0.4 (Bang La - Dai Hop) and 0.32
(Ngoc Hai - Tan Thanh). In the case of big typhoon, maximum wave height behind mangrove forest
is about 0.8 - 1.1 m, corresponding to average wave reduction coefficient at 0.28.
Key words: Wave attenuation, Delft3d model, Hai Phong, mangroves, model.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6082_22082_1_pb_9402_2079670.pdf