Ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ vận động viên đội tuyển Điền kinh khối 11 trường Trung học Phổ thông Lương Sơn - Hòa Bình
Đánh giá kết quả sau TN
Sau 3 tháng TN: nhóm TN huấn luyện theo bài tập
của đề tài đã lựa chọn, nhóm ĐC tập theo kế hoạch
của giáo viên trong bộ môn đã xây dựng cho nữ VĐV
Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn
- Hòa Bình. Kết quả được trình bày ở bảng 8.
Từ kết quả bảng 8 cho thấy sau 3 tháng TN cả 3
tets kiểm tra bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC và thành
tích nhảy xa của nhóm TN phát triển tốt hơn so với
nhóm đối chiếu với ttính > tbảng vậy sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất thấp p < 0,05.
Như vậy những bài tập mà chúng tôi đưa vào TN đó
có kết quả tốt hơn những bài tập vẫn thường sử dụng
của nhà trường. Rõ ràng thành tích của nhóm TN tốt
hơn hẳn nhóm ĐC, chính là do tác động của bài tập
mà đề tài đã lựa chọn, kết quả này hoàn toàn khách
quan, bởi vì cùng điều kiện TN như nhau, mà chỉ có
khác nhau về nội dung bài tập được chúng tôi lựa
chọn thì kỹ thuật và thành tích cũng khác nhau. Vì
vây, chứng tỏ nội dung các bài tập, phương pháp tập
luyện lựa chọn có hệ thống và khoa học khi áp dụng
vào công tác huấn luyện đã phát triển được sức mạnh
tốc độ giậm nhảy từ đó nâng cao được thành tích thi
đấu cho nữa VĐV nhảy xa của nhà trường.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được
14 bài tập phát triển sức mạnh giậm nhảy nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV đội tuyển điền
kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình
Lựa chọn được 3 tets kiểm tra gồm bật xa tại chỗ,
chạy 30m XPC và thành tích nhảy xa đây là các tets
đảm bảo độ tin cậy.
Đề tài đã ứng dụng các bài tập phát triển sức
mạnh giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa
cho nữ VĐV đội tuyển điền kinh khối 11 trường
THPT Lương Sơn - Hòa Bình bước đầu đã đem lại
kết quả rõ rệt trong việc nâng cao thành tích nhảy
xa của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm đối chiếu.
Điều đó cho thấy 14 bài tập mà đề tài ứng dụng
đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy trong việc nâng
hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển điền kinh
của nhà trường.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ vận động viên đội tuyển Điền kinh khối 11 trường Trung học Phổ thông Lương Sơn - Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
44 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ở nước ta nhảy xa là môn thể thao được
giảng dạy và huấn luyện rộng khắp tại các trường
phổ thông, đây là môn thể thao luôn được lựa chọn là
nội dung thi đấu chính thức tại các giải thi đấu Thể
dục Thể thao của học sinh (HS), sinh viên (SV) như
hội khỏe Phù Đổng các cấp, giải điền kinh HS, SV
Trường THPT Lương Sơn là một trường có bề dày
thành tích trong việc tổ chức huấn luyện các đội
tuyển năng khiếu TDTT tham gia thi đấu các giải cấp
huyện, cấp thành phố.
Tuy nhiên với điều kiện thực tế còn nhiều khó
khăn nên việc tuyển chọn huấn luyện đội tuyển còn
nhiều hạn chế, thiếu bài bản chưa vận dụng những cơ
sở khoa học vào công tác huấn luyện. Chủ yếu giáo
viên chỉ hướng dẫn về cách thức, luật, quy trình tham
gia thi đấu, còn thành tích chủ yếu dựa vào năng lực
sẵn có của vận động viên (VĐV), chưa chú ý đến
huấn luyện nâng cao các tố chất thể lực cho HS đội
tuyển nhất là các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
giậm nhảy (SMTĐGN), liên quan và quyết định trực
tiếp đến kết quả tập luyện và thành tích nhảy xa.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng tính
bức thiết của vấn đề căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn
Ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa cho nữ vận động viên đội tuyển
Điền kinh khối 11 trường trung học phổ thông
Lương Sơn - Hòa Bình
TS. Phùng Xuân Dũng; ThS. Phùng Xuân Trường; Nguyễn Thị Hồng Nhung Q
TÓM TẮT:
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như
thông qua các phương pháp nghiên cứu đề tài tiến
hành đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát
triển sức mạnh tốc độ giậm nhảy của nữ vận động
viên (VĐV) nhảy xa của nhà trường. Qua đó lựa
chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho
nữ VĐV đội tuyển điền kinh khối 11 trường trung
học phổ thông (THPT) Lương Sơn - Hòa Bình.
Từ khóa: bài tập, sức mạnh tốc độ giậm
nhảy, thành tích nhảy xa, nữ vận động viên đội
tuyển điền kinh khối 11.
ABSTRACT:
Based on theoretical and practical basis, as
well as through research methods to assess the
reality of using the exercise to develop the
strength of jumping speed of long jump female
athletes of the school. Thereby, selecting exercises
to develop the power of jumping speed to improve
the achievement of long jump for female athletes
of the 11th athletics grade team of Luong Son
Secondary School in Hoa Binh Province.
Keywords: exercises, strength of jumping
speed, achievement of long jump, female athletes
of the 11th athletics grade team.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
45THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
đòi hỏi nêu trên, đề tài tiến hành “Ứng dụng một số
bài tập phát triển SMTĐGN nhằm nâng cao thành
tích nhảy xa cho nữ VĐV đội tuyển Điền kinh khối 11
trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình”.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các
phương pháp: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng
vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, TN sư
phạm và toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển
SMTĐGN nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ
VĐV đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT
Lương Sơn - Hòa Bình
2.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập SMTĐGN
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV đội
tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn -
Hòa Bình
Bằng phương pháp quan sát sư phạm và thống kê,
đề tài đã tổng hợp được việc sử dụng và các dạng bài
tập nâng cao SMTĐGN cho VĐV nhảy xa khối 11
trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình. Kết quả thống
kê được trình bày ở bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy việc sử dụng các bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ giậm nhảy cho nữ VĐV
Đội tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương
Sơn - Hòa Bình chưa thực sự được chú trọng và quan
quan tâm.
2.1.2 Thực trạng SMTĐGN của nữ VĐV Đội
tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn-
Hòa Bình
Để có cơ sở lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh
tốc độ đề tài tiến hành đánh giá về thực trạng sức
mạnh mạnh tốc độ của nữ VĐV nhảy xa khối 11
trường THPT Lương Sơn- Hòa Bình kết quả được
trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 1 và bảng 2 có thể rút ra nhận xét sau:
các huấn luyện viên, giáo viên đã sử dụng đa dạng
các bài tập trong việc huấn luyện cho nữ VĐV nhảy
xa đội tuyển nhà trường, tuy nhiên về các bài tập phát
triển SMTĐGN thì chưa được quan tâm một cách
đúng mức, vì vậy SMTĐGN của các VĐV còn yếu
đây cũng là một trong những hạn chế dẫn đến thành
tích thi đấu của các em chưa được cao.
2.1.3. Lựa chọn một số bài tập phát triển
SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích nhảy xa
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu chuyên môn,
các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu và
thông qua trao đổi tọa đàm, đề tài đã tổng hợp được
19 bài tập phát triển SMTĐGN, từ kết quả tổng hợp
trên chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giảng viên,
giáo viên, các huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy, huấn luyện điền kinh trong
và ngoài tỉnh, để lựa chọn các bài tập phát triển
SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ
VĐV Đội tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT
Lương Sơn - Hòa Bình, kết quả được trình bày tại
bảng 3.
Từ kết quả phỏng vấn trên đề tài lựa chọn được 14
bài tập, chiếm tỉ lệ từ 83% trở lên đây là các bài tập
đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV nhảy
xa của nhà trường. Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi
đưa vào chương trình huấn luyện phát triển SMTĐGN
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV Đội
Bảng 1. Kết quả quan sát về thực trạng sử dụng các dạng bài tập phát triển SMTĐGN trong huấn luyện nhảy xa
cho nữ VĐV Đội tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình
TT
Các dạng bài tập
Số giáo án sử
dụng các bài
tập
Số lần sử dụng trong 10 giáo án
(lần)
1 Các dạng bài tập phát triển SMTĐGN 2 4
2 Các dạng bài tập liên hoàn 6 30
3 Các dạng bài tập thi đấu 7 14
4 Các dạng bài tập về kỹ thuật 10 30
5 Các dạng bài tập sức bền tốc độ 8 16
6 Các dạng bài tập phát triển tính mềm dẻo 10 30
Bảng 2. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nữ VĐV
Đội tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn
- Hòa Bình
TT Test Kết quả
1 Bật xa tại chỗ (cm) 2.19
2 Chạy 30m XPC (S) 4.62
3 Thành tích nhảy xa(cm) 4.36
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
46 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn -
Hòa Bình. Nội dung của từng bài tập được trình bày
ở bảng 4.
2.2. Lựa chọn các Test đánh giá sự phát triển
SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho
nữ VĐV Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT
Lương Sơn - Hòa Bình
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập phát triển SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích nhảy xa
cho nữ VĐV Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình (n = 30)
Đồng ý Không đồng ý TT
Tên bài tập
n % n %
1 Chạy tốc độ cao 20m - 30m lặp lại ngoài đường chạy 26 86 4 14
2 Tập nhịp, kỹ thuật đặt chận giậm lặp lại nhiều lần tốc độ nhanh dần 14 46 14 54
3 Thực hiện đà 1, 3 bước giậm nhảy, giữ bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân giậm 27 90 3 10
4 Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao 30 100 0 0
5 Bật qua rào(6 rào) 25 83 5 17
6 Đứng trên bục cao 30cm thực hiện bổ trợ 18 60 12 40
7 Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy liên tục rơi xuống hố cát 28 93 2 7
8 Lò cò bật đổi chân 27 90 3 10
9 Luyện tập kỹ thuật giậm nhảy với tốc độ nhanh lặp lại. 18 60 12 40
10 Bật thu gối trên cát 25 83 5 17
11 Đà 3, 5, 7 bước giẩm nhảy – trên không – rơi xuống cát 27 90 3 10
12 Gánh tạ 25 kg ngồi 1/2 26 87 4 13
13 Bật xa tại chỗ, 3, 5, 7. 9 bước xuống hố cát 19 76 11 24
14 Trò chơi lò cò tiếp sức 26 87 4 13
15 Chạy đà 7- 9 bước thực hiện động tác “ngồi xổm” rơi xuống cát 18 60 12 40
16 Chạy đạp sau 27 90 3 10
17 Tập cơ lưng cơ bụng 26 87 4 13
18 Đà trung bình hoàn thiện kỹ thuật 27 90 3 10
19 Đà dài hoàn thiện kỹ thuật 30 100 0 0
Bảng 4. Nội dung một số bài tập phát triển SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV
Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình
TT Tên bài tập Số lần Quãng nghỉ
1 Chạy tốc độ cao 20m - 30m lặp lại ngoài đường chạy 3 lần 4 - 5 phút
2 Thực hiện đà 1, 3 bước giậm nhảy, giữ bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân giậm 3 lần x 3 tổ 2 - 3 phút
3 Thực hiện lặp lại chạy đà ngắn giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao 3-5 lần 5 - 6 phút
4 Lò cò bật đổi chân 30m 3 lần x 3 tổ 4 - 5 phút
5 Bật thu gối trên cát 20 lần x 3 tổ 4 - 5 phút
6 Bật qua rào(6 rào) 3 lần x 2 tổ 4 phút
7 Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy liên tục rơi xuống hố cát 25m x 4 lần 5 phút
8 Chạy đạp sau 30m x 4 lần 5 phút
9 Gánh tạ 25 kg ngồi 1/2 6 lần x 3 tổ 4 phút
10 Đà 3, 5, 7 bước giẩm nhảy – trên không – rơi xuống cát 3 lần x 3 tổ 4 - 5 phút
11 Trò chơi lò cò tiếp sức. 3 hiệp 3 - 5 phút
12 Tập cơ lưng cơ bụng 5 tổ 4 - 5 phút
13 Đà trung bình hoàn thiện kỹ thuật 5-7 lần 4 - 5 phút
14 Đà dài hoàn thiện kỹ thuật 5-7 lần 4 - 5 phút
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
47THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước, đồng thời qua tham khảo và tìm hiểu thực
trạng công tác huấn luyện nhảy xa cho nữ VĐV Đội
tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn -
Hòa Bình, đề tài đã thống kê được 5 test để đánh giá
kết quảcủa bài tập phát triển sức mạnh tốc độ giậm
nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho đối tượng
nghiên cứu (bảng 5).
Kết quả tại bảng 5 cho thấy qua phỏng vấn đề tài
quan tâm đến những nội dung có số phiếu hỏi tập
bảng 4chung cao với sự tán đồng từ 90% trở lên. Như
vậy, qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 3 Test có
ý kiến tán thành cao để đưa vào TN nhằm kiểm định
hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu:
1. Bật xa tại chỗ (cm).
2. Chạy 30m XPC ( s).
3. Thành tích nhảy xa(cm)
Xác định độ tin cậy:
Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của các test để
đánh giá hiệu quả bài tập phát triển SMTĐGN cho
đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành kiểm tra 2 lần
trong điều kiện quy trình, quy phạm như nhau, và
trong cùng một thời điểm. Kết quả thu được như trình
bày ở bảng 6.
Từ kết quả thu được bảng 6 cho thấy: cả 3 test đã
qua kiểm tra đều thể hiện độ tin cậy giữa 2 lần kiểm
tra ở mức độ tin cậy rất cao (r > 0.80 với p < 0.05).
Điều đó cho thấy các test trên đây đều thể hiện mối
tương quan mạnh, có đủ tính thông báo, đủ độ tin cậy,
mang tính khả thi và phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
2.3. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng bài tập
phát triển SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa cho nữ VĐV đội tuyển diền kinh khối 11
trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình
2.3.1. Tổ chức thực nghiệm (TN)
Quá trình TN được tiến hành trong 3 tháng, đối
tượng TN là 20 nữ VĐV đội tuyển điền kinh khối 11.
Nhóm TN: 10 nữ VĐV được tập luyện theo các
bài tập mà đề tài chúng tôi nghiên cứu ứng dụng.
Nhóm đối chứng (ĐC): 10 nữ VĐV được tập luyện
theo các bài tập mà nhà trường đang áp dụng.
2.3.2. Kết quả và phân tích kết quả TN sư phạm
- Để có kết quả TN chính xác và khách quan đề
tài sử dụng 2 nhóm VĐV, có thể trạng, trình độ tương
đương nhau, được tiến hành tập luyện trong điều kiện
như nhau (cùng thời gian), kết quả được trình bày tại
bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy cả 3 tets kiểm tra bật xa tại chỗ,
chạy 30m XPC và thành tích nhảy xa của nhóm TN và
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá bài tập phát triển SMTĐGN nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa cho nữ VĐV Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình (n = 30)
Đồng ý Không đồng ý
TT Nội dung test đánh giá
n % n %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 27 90 3 10
2 Bật nhảy 3 bước (cm) 10 33 20 67
3 Nằm sấp chống đẩy 15 giây ( lần) 20 67 10 33
4 Chạy 30m XPC ( s) 28 93 2 7
5 Thành tích nhảy xa(cm) 29 97 1 3
Bảng 6. Kết quả xác định độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu
Kết quả kiểm tra
TT Test
Lần1( X +δ) Lần2( X +δ)
Hệ số tương quan(r)
1 Bật xa tại chỗ(cm) 218+ 0.14 219+ 0.15 0.85
2 Chạy 30m xuất phát độ cao (s) 4.61+ 0.39 4.62+ 0.41 0.86
3 Thành tích nhảy xa (cm) 4.53+ 3.08 4.52+ 3.09 0.83
Bảng 7. Kết quả kiểm tra của nhóm TN và ĐC
trước TN (n = 20)
Kết quả
TT
Test
Nhóm x ±δ
t
p
ĐC 2.27
1
Bật xa
tại chỗ
(cm) TN 2.26
0.051
1.43
>0.05
ĐC 4.53
2
Chạy
30m
XPC (S) TN 4.54
0.13
1.82
>0.05
ĐC 4.43
3
Thành
tích nhảy
xa(cm) TN 4.42
0.15
1.36
>0.05
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
48 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
nhóm đối chiếu là đồng đều nhau, với ttính < tbảng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất
p > 0.05. Chứng tỏ 2 nhóm trước TN có trình độ SMTĐ
và thành tích nhảy xa tương đương nhau.
2.3.4. Đánh giá kết quả sau TN
Sau 3 tháng TN: nhóm TN huấn luyện theo bài tập
của đề tài đã lựa chọn, nhóm ĐC tập theo kế hoạch
của giáo viên trong bộ môn đã xây dựng cho nữ VĐV
Đội tuyển điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn
- Hòa Bình. Kết quả được trình bày ở bảng 8.
Từ kết quả bảng 8 cho thấy sau 3 tháng TN cả 3
tets kiểm tra bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC và thành
tích nhảy xa của nhóm TN phát triển tốt hơn so với
nhóm đối chiếu với ttính > tbảng vậy sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất thấp p < 0,05.
Như vậy những bài tập mà chúng tôi đưa vào TN đó
có kết quả tốt hơn những bài tập vẫn thường sử dụng
của nhà trường. Rõ ràng thành tích của nhóm TN tốt
hơn hẳn nhóm ĐC, chính là do tác động của bài tập
mà đề tài đã lựa chọn, kết quả này hoàn toàn khách
quan, bởi vì cùng điều kiện TN như nhau, mà chỉ có
khác nhau về nội dung bài tập được chúng tôi lựa
chọn thì kỹ thuật và thành tích cũng khác nhau. Vì
vây, chứng tỏ nội dung các bài tập, phương pháp tập
luyện lựa chọn có hệ thống và khoa học khi áp dụng
vào công tác huấn luyện đã phát triển được sức mạnh
tốc độ giậm nhảy từ đó nâng cao được thành tích thi
đấu cho nữa VĐV nhảy xa của nhà trường.
3. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được
14 bài tập phát triển sức mạnh giậm nhảy nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV đội tuyển điền
kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn - Hòa Bình
Lựa chọn được 3 tets kiểm tra gồm bật xa tại chỗ,
chạy 30m XPC và thành tích nhảy xa đây là các tets
đảm bảo độ tin cậy.
Đề tài đã ứng dụng các bài tập phát triển sức
mạnh giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa
cho nữ VĐV đội tuyển điền kinh khối 11 trường
THPT Lương Sơn - Hòa Bình bước đầu đã đem lại
kết quả rõ rệt trong việc nâng cao thành tích nhảy
xa của nhóm TN cao hơn hẳn so với nhóm đối chiếu.
Điều đó cho thấy 14 bài tập mà đề tài ứng dụng
đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy trong việc nâng
hiệu quả công tác huấn luyện đội tuyển điền kinh
của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn chuyên
sâu điền kinh trường Cao đẳng sư phạm thể dục TW I, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.
2. Hoàng Thị Đông: Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong trường học, Trường ĐH SP TDTT Hà
Nội 2004.
3. Phạm Khắc Học: giáo trình Điền kinh trường ĐH SP TDTT Hà Nội 2004.
4.Nguyễn Toán- Phạm Danh Tốn: Lý luận và phương pháp TDTT. Nxb.TDTT 2006.
5. Ozolin. M.G (1980), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: khóa luận tốt nghiệp năm 2018 “Lựa chọn một số bài tập phát triển SMTĐGN nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho nữ VĐV đội tuyển Điền kinh khối 11 trường THPT Lương Sơn –Hòa Bình”, Nguyễn
Thị Hồng Nhung.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 8/3/2019; ngày phản biện đánh giá: 12/4/2019; ngày chấp nhận đăng: 26/5/2019)
Bảng 8. Kết quả kiểm tra của nhóm TN và ĐC sau TN (n = 20)
Kết quả
TT Test Nhóm
x ±δ t p
ĐC 2.30
1 Bật xa tại chỗ(cm)
TN 2.40
0.93
2.67
< 0.05
ĐC 4.50
2 Chạy 30m XPC (S)
TN 4.35
0.34
3.32
< 0.05
ĐC 4.61
3
Thành tích nhảy xa(cm)
TN 4.70
0.17
2.80
< 0.05
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_giam_nhay.pdf