MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tình hình chăn nuôi Bò sữa trên thế giới
1.2. Tình hình chăn nuôi Bò sữa ở Việt Nam
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN SINH DỤC BÒ CÁI
2.1. Buồng trứng
2.2. Ống dẫn trứng
2.3. Tử cung
2.4. Âm đạo
2.5. Các bộ phận khác
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH SẢN CỦA BÒ CÁI
3.1. Sự thành thục về tính
3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục của bò cái
3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
IV. MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM
4.1. Bệnh trong thời gian gia súc mang thai.
4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ
4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
V. CÁC HORMONE SINH SẢN CHÍNH VÀ MỘT SỐ CHẾ PHẨM ĐẶT ÂM ĐẠO.
5.1 Các hormone sinh sản chính
5.1.1.GnRH
5.1.2.Các hormone Gonadotropin
5.1.3.Estrogen.
5.1.4.Progesterone
5.1.5.Prostaglandin
5.2. Một số chế phẩm đặt âm đạo.
5.2.1. CIRD
5.2.2. PRID
5.2.3. CUEMATE
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số chỉ tiêu về tính năng sinh sản của Bò sữa
2.1.1. Tuổi phối giống lần đầu
2.1.2.Tuổi đẻ lứa đầu
2.1.3.Thời gian động dục lại sau khi đẻ
2.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
2.1.5. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
2.1.6. Sản lượng sữa trên một chu kỳ
2.1.7.Tỷ lệ bê cái trên bê đực
2.2. Một số bệnh sản khoa thường gặp của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì
2.2.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai
2.2.2 Bệnh trong quá trình sinh đẻ.
2.2.3. Bệnh trong giai đoạn không mang thai
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
2.3.1.Sử dụng một số hormone hướng sinh dục.
2.3.1. Thụt rửa cho bò sau khi đẻ bằng dung dịch lugon 0,1-0,2%
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản
3.2. Phương pháp đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sản khoa
3.3.Phương pháp sử dụng một số chế phẩm hormone và dung dịch thụt rửa
IV.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ
1.1. Cơ cấu đàn bò của TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì năm 2004 - 2005
1.2. Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản
II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐÒNG CỎ BA VÌ
III. KẾT QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG S INH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ
3.1.Nhận xét chung.
3.2.Kết quả sử dụng PGF2 trên bò chậm động dục do thể vàng tồn lưu bệnh lý
3.3.Kết quả gây động dục của PGF2 hai liều cách nhau 11 ngày trên bò chậm sinh
3.4.Kết quả sử dụng HCG động dục mà không rụng trứng.
3.5.Kết quả sử dụng dụng cụ đặt âm đạo để điều hoà chu kỳ động dục
5.6.Kết quả sử dụng dung dịch thụt rửa đối với bò sau khi đẻ
PHẦN V
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1.1. Về khả năng sinh sản
1.2. Về bệnh sinh sản
1.3. Về biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
II. TỒN TẠI
III. ĐỀ NGHỊ
PHẦN VI
PHỤ LỤC ( ẢNH)
Tài liệu tham khảo
71 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản tên đàn bò lai hướng sữa tại Trung tâm sữa Ba VÌ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tình hình chăn nuôi Bò sữa trên thế giới
1.2. Tình hình chăn nuôi Bò sữa ở Việt Nam
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN SINH DỤC BÒ CÁI
2.1. Buồng trứng
2.2. Ống dẫn trứng
2.3. Tử cung
2.4. Âm đạo
2.5. Các bộ phận khác
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH SẢN CỦA BÒ CÁI
3.1. Sự thành thục về tính
3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục của bò cái
3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
IV. MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM
4.1. Bệnh trong thời gian gia súc mang thai.
4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ
4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
V. CÁC HORMONE SINH SẢN CHÍNH VÀ MỘT SỐ CHẾ PHẨM ĐẶT ÂM ĐẠO.
5.1 Các hormone sinh sản chính
5.1.1.GnRH
5.1.2.Các hormone Gonadotropin
5.1.3.Estrogen.
5.1.4.Progesterone
5.1.5.Prostaglandin
5.2. Một số chế phẩm đặt âm đạo.
5.2.1. CIRD
5.2.2. PRID
5.2.3. CUEMATE
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số chỉ tiêu về tính năng sinh sản của Bò sữa
2.1.1. Tuổi phối giống lần đầu
2.1.2.Tuổi đẻ lứa đầu
2.1.3.Thời gian động dục lại sau khi đẻ
2.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
2.1.5. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
2.1.6. Sản lượng sữa trên một chu kỳ
2.1.7.Tỷ lệ bê cái trên bê đực
2.2. Một số bệnh sản khoa thường gặp của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì
2.2.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai
2.2.2 Bệnh trong quá trình sinh đẻ.
2.2.3. Bệnh trong giai đoạn không mang thai
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản
2.3.1.Sử dụng một số hormone hướng sinh dục.
2.3.1. Thụt rửa cho bò sau khi đẻ bằng dung dịch lugon 0,1-0,2%
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản
3.2. Phương pháp đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sản khoa
3.3.Phương pháp sử dụng một số chế phẩm hormone và dung dịch thụt rửa
IV.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ
1.1. Cơ cấu đàn bò của TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì năm 2004 - 2005
1.2. Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản
II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐÒNG CỎ BA VÌ
III. KẾT QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG S INH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA NUÔI TẠI TTNC BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ
3.1.Nhận xét chung.
3.2.Kết quả sử dụng PGF2( trên bò chậm động dục do thể vàng tồn lưu bệnh lý
3.3.Kết quả gây động dục của PGF2( hai liều cách nhau 11 ngày trên bò chậm sinh
3.4.Kết quả sử dụng HCG động dục mà không rụng trứng.
3.5.Kết quả sử dụng dụng cụ đặt âm đạo để điều hoà chu kỳ động dục
5.6.Kết quả sử dụng dung dịch thụt rửa đối với bò sau khi đẻ
PHẦN V
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1.1. Về khả năng sinh sản
1.2. Về bệnh sinh sản
1.3. Về biện pháp nâng cao khả năng sinh sản
II. TỒN TẠI
III. ĐỀ NGHỊ
PHẦN VI
PHỤ LỤC ( ẢNH)
Tài liệu tham khảo
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với chính sách mở của của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thực phẩm tăng nhanh, tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng trong đó có nhu cầu về thịt và sữa.
Trước thực tế đó và sử dụng lợi thế sẵn có của ngành chăn nuôi, nước ta là khai thác tối ưu nguồn thức ăn, bãi chăn cũng như nguồn phụ phẩm công - nông nghiệp. Chúng ta cần phải đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa để đáp ứng nhu cầu trên (đặc biệt là nhu cầu về sữa).
So với một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ thì ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta là một ngành sản xuất còn non trẻ. Trong những năm gần đây nhà nước đang khuyến khích và có nhiều chương trình đàu tư cho lĩnh vực này. Vì vậy, đàn bò sữa đã phát triển khá nhanh ở Hà Tây, Hà Nội, TPHCM, Sơn La, Lâm Đồng... Năm 1999 nước ta có khoảng 29.000 con, cuối năm 2002 là 54.400con và đến tháng 9/2003 là 80.000 con bò sữa nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người tiêu dùng.
Một phần chưa đáp ứng được nhu cầu đó là do chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng sinh học của chúng.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta, chưa thích hợp với giống Bò Hostein Friesion (ôn đới), vì vậy chúng ta chủ ý nuôi con lai hướng sữa (HF X LS). Nhưng phương thức chăn nuôi thường phân tán ở các nông hộ và các trại nhỏ với điều kiện nuôi dưỡng khác nhau, do đó thường dẫn đến các chỉ tiêu sinh sản không ổn định và ở mức cao như: tuổi động dục lần đầu cao (24-36 tháng), khoảng cách giữa hai lứa đẻ kéo dài (14-18 tháng)... Ngoài ra tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cũng như mắc một số bệnh sản khoa lớn (đặc biệt là hiện tượng chậm sinh).
Trước tình hình đó, đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ cấp thiết là phải làm thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cũng như tăng hiệu quả về kinh tế, phát huy tối đa tiềm năng sinh học của đàn bò sữa, tăng nhanh, tăng mạnh về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên và góp phần đánh giá thực trạng đàn bò lai hướng sữa của Trung tâm NC bò và ĐC Ba Vì nói riêng và nước ta nói chung để tứ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện khả năng sinh sản của đàn bò sữa chúng tôi tiến hành đề tài: " Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sinh sản thường gặp trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì"
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn Bò lai hướng sữa tại TTNC Bò và đồng cỏ Ba Vì
2.2.Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại TTNC bò và ĐC Ba Vì
2.3. Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản tên đàn bò lai hướng sữa tại Trung tâm
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VIỆT NAM
1.1.Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con Bò sữa nhưng được phân bố không đều giữa các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự nhiên của mỗi nước và tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc. Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu chăn nuôi bò hướng thịt và cày kéo.
Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, có một số nước đã thành công với tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa. Thái Lan đã sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước...
Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chan nuôi bò sữa và sản xuất sữa lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa:
+Loại hình 1: sản xuất sựa chủ yếu dựa trên sông (River Baffalo) và bò U (Bos Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và thành thị. Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam Á: ấn Độ, Pakixtan,Bănglađet, Nepan, Xrilanca, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền thống.
+Loại hình 2 : gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải là truyền thống, chỉ nuôi bò hạn chế ở 1 số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, đòi hỏi đầu tư và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Nhóm nay gồm các nước Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđonexia,Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000)[ ].
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn nuôi trâu bò sữa nói chung và bò sữa nói riêng là là khối lượng sữa tính trên đầu người. Đứng hàng đầu là Tây Tây Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Ba Lan. Từ 300-500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada, Nhật, Thuỵ Điển. Các nước khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ nhĩ kỳ... chỉ đạt 4-71kg sữa/đầu người (Giáo trình chăn nuôi Bò sữa).
1.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về phát triển ngành chăn nuôi: " Chăn nuôi phải nhanh chóng trở thành ngành sản xuất chính nhằm cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng về thịt, trứng và tiến tới cung cấp sữa".Với mục tiêu đó, năm 1958 nước ta đã nhập bò lang trắng đen Bắc Kinh về nuôi thử tại Ba Vì (Hà Tây), SaPa(Lào Cai), Đồng Giao(Ninh Bình). Đến năm 1968 đã nhập tiếp bò lang trăng đen Bắc Kinh thích nghi nuôi ở Ba Vì. Nhưng các đàn bò sữa này phát triển kém, tỷ lệ loại thải cao, năng suất sữa thấp. Sau đó, đàn bò được chuyển lên Mộc Châu(Sơn la), nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp hơn và đã thu được kết quả tốt hơn.
Từ năm 1970-1978 nước ta đã nhập thêm 883 con bò sữa HF từ CuBa về nuôi thích nghi ở Mộc Châu. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia CuBa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đàn bò sữa gốc CuBa nuôi ở Mộc Châu đã đạt tới 3900-4200kg/chu kỳ. Năm 1977, chuyển 255 con từ Mộc Châu vào Lâm Đồng và một số nơi khác để nhân rộng nhưng do chưa được chú trọng nhiều nên ngành chăn nuôibò sữa ở nước ta phát triển còn chậm.
Từ năm 1986, do chuyển đổi cơ cấu quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các nông trường chăn nuôi bò sữa đã gặp rất nhiều khó khăn do đòi hỏi phải chuyển đổi hình thức, cơ cấu, mục tiêu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chăn nuôi bò sữa đã mất dần vị trí và giảm số lượng đáng kể. Nhưng từ năm 2001, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã được khôi phục và phát triển với chính sách đầu tư và khuyến khích của Đảng. Các địa phương đã chú trọng đầu tư, tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát triển đàn bò sữa bằng cách vừa lai tạo vừa nhân dàn bò thuần, đồng thời nhập nội đàn bò thuần và tinh bò cao sản. Kết quả là đến cuối năm 2003, tổng đàn bò sữa cả nước có khoảng 80.000 con. Dự tính đến năm 2010 tổng đàn bò sữa nước ta khoảng 300.000 con.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CƠ QUAN SINH DỤC BÒ CÁI
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu sau: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, và âm hộ.
2.1. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần mút sừng tử cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung. Buồng trứng thường nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản.
Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ô van dẹt, không có lõm rụng.
Buồng trứng bên ngoài là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm hai miền: miền vỏ và miền tuỷ. Hai miền này được cấu tạo bằng lớp mô liên kết sợi xốp tạo cho buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp được phân bố tương đối đồng đều. Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là các tế bào noãn. Khi noãn bào chín sẽ được nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Đến một giai đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào sẽ vỡ ra hình thành thể vàng và thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay không thụ tinh. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu, rồi tan biến mất. Còn trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ. Thể vàng tồn tại sẽ tiết ra Progesterone.
Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào trứng còn tiết ra dịch nội tiết (trong đó có hormone Oestrogen)
2.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus)
Ống dẫn trứng của bò nằm trên màng treo ống dẫn trứng, một đầu thông với xoang bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn. Đầu kia thông với mút sừng tử cung.
Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu, phồng ống dẫn trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh,1995).
Ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
- Lớp giữa là lớp cơ
- Lớp trong là lớp niêm mạc
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau và đồng thời một lúc. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử - phôi sau đó.
Ngoài ra niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza tham gia vào quá trính thụ tinh (Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976).
2.3. Tử cung (Uteus)
Tử cung của bò hình sừng cừu, nhìn từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng.
a. Cổ tử cung
Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo và luôn đóng, chỉ mở khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý.
b. Thân tử cung
Ở bò thân tử cung ngắn, và được nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung
c. Sừng tử cung
Sừng tử cung ở bò gồm 2 sừng : trái và phải, 2 sừng này gắn với thân tử cung và dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh đầu tử cung.
Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng
- Lớp giữa là lớp cơ trơn: đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy thai ra ngoài.
- Lớp cơ trong cùng là lớp niêm mạc: niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều lần làm cho tử cung không đồng đều tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở.
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai và phát triển được là nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu phần hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào "sữa tử cung" thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong qúa trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ.
2.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.
Trước âm đạo là tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ âm đạo.
Cấu tạo âm đạo cũng được chia làm 3 lớp: tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở giữa, lớp niêm mạc ở trong.
2.5. Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên thì cơ quan sinh dục bò cái còn có : âm môn, âm vật, âm đạo. Đây là những bộ phận sinh dục bên ngoài, có thể nhìn, sờ và quan sát được.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH SẢN CỦA BÒ CÁI
3.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục trên xuất hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế, sự thành thục về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Sự thành thục về tính và thể vóc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, ngoại cảnh... Nếu bò lai hướng sữa nuôi dưỡng tốt thì sự thành thục về tính lúc 12 tháng tuổi, còn thể vóc đảm bảo cho cho sự phối giống thì từ 15 tháng tuổi trở lên (Theo Sipilop, 1967) và (TXL,1999). Đối với bò HF nếu cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt thì có thể thành thục lúc 10-12 tháng tuổi.
3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tụcvà có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì trứng rụng gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là chu kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động dục của Bò thường là 21 ngày và dao động 17-24 ngày. Quá trình trứng chín và rụng chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone. Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng
Trong các chu kỳ động dục của bò có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang (Foliculas Ware).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian. Các công trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11-17 và đợt 3 vào ngày 18-20. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang, kích thước từ 5-7mm. Sau này có một số nang phát triển hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12-15mm và các kích thước nang tương ứng quan sát thấy vào ngày thứ 6,13,21 (Salin,1987,Monget,Inter-Ag,1994)[]
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy, khi thể vàng còn tồn tại thì nang không chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và quá trình rụng trứng mới được xảy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5-6 ngày (Irelan,1987; Forture và cs, 1988). Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6mm/ngày(Forture và cs,1998, Savio và ctv, 1998) (trích Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997)[]
Ở bò chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 - 36 giờ (V.S. Sipilop, 1967), chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo loài.
Chu kì động dục của bò dược chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục
Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch. Hệ thần kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của ngoại cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà mà trực tiếp là vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này theo mạch máu tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra oestrogen.
Trong quá trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng trứng đã có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một lượng nhất định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotrapin Realising Hormone hay là hormone giải phóng FRH và L.R.H)
FRH (Folliculin Realising Hormone)
LRH (Lutein Realising Hormon)
FRH và LRH gọi chung là GnRH
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone). Kích tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển trứng chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tượng động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích hoàng tố LH (Lutein hormone). LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp với FSH làm noãn bào vỡ ra va gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và PRH (Prolactin Realising Hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Lutein tropin hormon), LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên, ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho việc làm tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa thì thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15-17 của chu kỳ sau sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng Progesterone giảm dần , giảm đến mức nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một số nhân tố khác kích thích vở đại não, Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới lại hình thành.
Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế điều hoà ngược. Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc giữ "cân bằng nội tiết"
Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này người ta sử dụng một lượng Progesterone hay một lượng hormone khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ tính hay chu kỳ động dục ở gia súc cái.
Khi đưa một lượng Progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng Progesterone trong máu tăng lên. Theo cơ chế diều hoà ngược, trung khu diều khiển sinh dục ở Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho noãn bao tạm ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại. Sau khi kết thúc sử dụng Progesterone, hàm lượng này trong máu sẽ giảm xuống đột ngột,sự kìm hãm dược giải toả, trung khu điều khển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn bao làm cho chu kỳ động dục của gia súc được trở lại hoạt động. Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số loại hormone khác như HTNC, Oestrogen, LH ...
Cơ chế điều hoà chu kỳ động dục của bò cái
3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái
3.4.1. Nhân tố bên trong: (nhân tố di truyền)
Các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền (h2) rất thấp. ở bò hệ số di truyền về khoảng cách giữa hai lứa đẻ h2 = 0,05 - 0,10, khả năng đẻ sinh đôi h2 = 0,08 - 0,10 và độ dài sử dụng bò có h2 = 0,15 - 0,2 (Venge, 1961).
Hầu hết các biến đổi quan trọng quan sát thấy về khả năng sinh sản đều do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhìn chung nhiều công trình nghiên cứu về gen ảnh hưởng đến sinh sản chưa được đề cập đến nhiều, mặc dù gen ảnh hưởng đến sinh sản bằng 3 con đường:
- Có thể những gen gây chết, nửa gây chết, làm trứng không thụ tinh rồi chết.
- Do rối loạn nội tiết di truyền làm ảnh hưởng đến các hormon hướng sinh dục, từ đó gây ảnh hưởng đến sinh sản.
- Các gen hoạt động cho phối đến sinh sản có những chênh lệch khác nhau (do tác động của môi trường). Sự chênh lệch cộng gộp đó có thể làm kém sinh sản hoặc gây chết (Hoàng Kim Giao, 1996)
Nhân tố bên ngoài
*Dinh dưỡng
Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất kín đáo,chậm chạp và đa dạng. Ở bò tơ, nếu được nuôi dưỡng tốt thì tốc độ sinh trưởng nhanh, tuổi thành thục về tính sớm. Năm 1959, Soren Senhansen đã tiến hành thí nghiệm ở bò HF với mức dinh dưỡng 140% và 60% so với tiêu chuẩn và thu dược kết quả về tuổi động dục lần đầu tưng ứng là 8,5 và 16,6 tháng. Bò trưởng thành Nếu nuôi với mức dinh dương thấp thì chức năng sinh sản bị kìm hãm. Còn nếu nuôi với mức dinh dưỡng cao thì có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể, khi đó mỡ sẽ bao bọc lấy buồng trứng và cố định hormone cũng sẽ dẫn đến sinh sản thấp. Như vậy cần phải xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho khẩu phần được cân đối về prôtêin,axit amin, khoáng,đường , vitamin......... cho gia súc từng giai đoạn cụ thể. Nếu khẩu phần thiếu khoáng đa lượng hay vi lượng cũng sẽ gây rối loạn sinh sản. Đặc biệt nếu cung cấp cho bò thiếu phốt pho tường xuyên thì buồng trứng những con này sẽ nhỏ, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu không phối kịp thời thì sau cai sữa mới động dục trở lại.
Còn khẩu phần cung cấp thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu vitamin A. Nếu thiếu vitamin A khi đó niêm mạc trong cơ thể sẽ khô cứng và sừng hoá , đặc biệt nếu niêm mạc đường sinh dục bị sừng hoá làm cho hợp tử khó làm tổ, khó bám dính vào niêm mạc tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do vậy nếu cung cấp một lượng kẽm đầy đủ và thường xuyên sẽ làm tăng độ mắn đẻ và làm giảm tỷ lệ chết của phôi (Nguyễn Trọng Tiến, 1991)
Ngoài P,Zn thì các nguyên tố Mg, Cu, Co, Mn, I cũng như Ca, Na ,K và một số nguyên tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình sinh sản ở động vật nói chung và bò sữa nói riêng
Thiếu Mg nội bào làm giảm hoạt tính bắp thịt từ đó làm kéo dài quá trình sinh đẻ của gia súc làm nhau thai ra chậm sinh ra viêm tử cung từ đó chậm sinh.
Đồng và sắt trong cơ thể nằm ở những liên kết chức năng. Đồng giúp hấp thu sắt và tổng hợp Hemoglobin tham gia vào chyển huyết sắc tố điều tiết chức phận da, lông. Những hợp chất của đồng kích thích trung tâm sinh dục bằng cách thay đổi hoạt lực oxytoxin vào đảm bảo một biểu hiện động dục hoàn chỉnh.
Khi thiếu Mn, sự thành thục về tính ở bò chậm, có những chu kỳ không rụng trứng. Ở động vật có chửa có thể gây chết thai trong bụng, đẻ con chết hoặc thai sinh ra có sức sống kém (Nguyễn Trọng Tiến, 1991)
* Quản lý, chăm sóc
Đây là khâu rất quan trọng trong sinh sản đặc biệt là công tác tổ chức phối giống, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của gia súc cái. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng: sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo từ 3-4h tinh trùng trong đường sinh dục của bò cái đã di chuyển đến ống dẫn trứng và giữ khả năng thụ tinh trong vòng 20-30h (Theo A.A.Xưkhaep,1975[ ])
Còn theo Paplop.V.A(1976) [ ], Sipilop.V.S(1976) [ ] cho rằng thời gian di chuyển của trứng từ khi rụng đến vị trí thụ tinh trong khoảng vài giờ. Thời điểm rụng trứng của bò cái nằm trong khoảng 10-15h sau khi kết thúc động dục. Nên cần chọn thời gian phối phù hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao.
* Thời tiết khí hậu
Thời gian chiếu sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí ... là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của động vật. Thí nghiệm thời gian chiếu sáng trong ngày bằng phương pháp nhân tạo có tác dụng kích thích rõ rệt chức năng sinh sản và làm thay đổi mùa sinh dục ở thú cho lông và gia cầm đẻ trứng. Sinh sản theo mùa biểu hiện rõ rệt ở động vật hoang dã và một số loài gia súc như cừu, trâu, ngựa. Đó là quãng thời gian trong năm đưa lại nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh sản. Đối với bò, nếu được nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thức ăn đủ số lượng, chất lượng thì chu kỳ động dục xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm. Ngoài những yếu tố kể trên, các rối loạn chức năng sinh sản và bệnh sản khoa của bò cái cũng dẫn đến năng suất sinh sản thấp.
IV. MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA
4.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai:
a.Bệnh rặn đẻ quá sớm
Đây là hiện tượng gia súc mẹ xuất hiên những cơn co bóp tử cung, những cơn dặn đẻ trước thơi gian sinh đẻ bình thường một vài tuần hoặc một vài tháng
b. Bệnh bại liệt trước khi đẻ:
Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý xuất hiên ở gia súc còn trong giai đoạn mang thai, gây nên tình trạng con vật mất khả năng vận động, chỉ nằm bẹp một chỗ. Bình thường bệnh xuất hiện vào thời gian gia súc có chửa kỳ III , đăc biệt là trước khi đẻ vài tuần hoặc trên dưới một tháng
c. Xảy thai :
Đây là quá trình gia súc có thai bị gián đoạn hoặc bị ngắt quãng. Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ khi thai đã chết hay còn sống. Đôi khi gặp trường hợp bị tiêu biến đi trong tử cung hay bào thai đã chết được giữ lại trong tử cung cơ thể mẹ.
Hiện tượng xảy thai thường do sức sống của bào thai yếu , quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và các bộ phận khác không bình thường. Mặt khác có thể do quá trình bênh lý ở cơ quan sinh dục nói riêng và cơ thể nói chung gây nên hiện tượng xảy thai.
4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ
a. Bệnh rặn đẻ quá yếu:
Đây là quá trình bệnh lý xảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là cổ tử cung, cơ thành bụng co bóp quá yếu không đẩy được bào thai ra ngoài. Bệnh được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cường độ bóp của tử cung không liên tục hay không co bóp được. Căn cứ vào thời gian của quá trình sinh đẻ, bệnh có thể xuất hiện ở hai thời kỳ:
- Thời kì thứ nhất (thể nguyên phát): thể này xuất hiện vào thời gian đầu của quá trình sinh đẻ. Đối với những gia súc đẻ lứa đầu thì đây là hiện tượng bình thường.
- Thời kì thứ hai (thể thứ phát): ở giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, những cơn co bóp thành bụng, của tử cung, sức rặn của cơ thể mẹ nói chung bình thường nhưng giai đoạn sau những cơn co bóp, sức rặn của mẹ yếu và giảm dần nên bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.
b - bệnh rặn đẻ quá mạnh
Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất hiện trong quá trình sinh đẻ với các đặc điểm tử cung co bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục.
c - Sát nhau:
Trong quá trình sinh đẻ bình thường, sau khi sổ thai một thời gian nhất định nhau thai sẽ ra phụ thuộc từng loại gia súc. Đối với bò sữa từ 1 - 4 giờ (không quá 14 giờ). Quá thời gian trung bình kể trên nhau thai không được đẩy ra khỏi tử cung thì được gọi là bệnh sát nhau. Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia ra 3 thể sau:
- Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thốngnhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung.
- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.
- Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.
d - Đẻ khó.
Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài những bào thai khôngđược đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượngđẻ khó. hiện tượng đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây nhiều thiệt hại trong chăn nuôi nó không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục, dẫn đến hiện tượng vô sinh mà còn có thể làm cho cả mẹ và con đều bị chết. Do đó việc đề phòng và can thiệp các trường hợp đẻ khó kịp thời, đúng kĩ thuật là điều cần thiết.
4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
a -Bệnh thường gặp sau khi đẻ.
* Nhiễm trùng sau khi đẻ:
Trong quá trình sinh đẻ, các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường sinh dục gây nên các thể viêm khác nhau sau đó gây nên hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể.
* Viêm âm môn, tiền đình, âm đạo:
Trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo bị xây sát, tổn thương do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó từ đó vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm.
*Viêm tử cung
Khi gia súc sinh đẻ, nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị sây sát, tổn thương ,vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nôi mạc tử cung. Mặt khác , một số bệnh truyền nhiễm như xay thai truyền nhiễm, pho thương hàn, lao.........thường gây ra viêm nội mac tử cung. Căn cứ vào tính chất , trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm 2 loại:
-Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ
-Viêm nội mạc tử cung có màng giả
-Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả
-Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung
*Bại liệt sau khi đẻ.
Là bệnh mà con vật mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai
* Liệt nhẹ sau khi đẻ ( bệnh sốt sữa)
Đây là bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng, rất nguy hiểm cho gia súc. Đặc điểm của bệnh là gây nên tình trạng con vật mất cảm giác,tê liệt ở các chi, ruột, họng và gây rrối loạn các phản xạ có và không có điều kiện. Bệnh nay rất hay gặp ở những bò sữa cao sản.
b - Hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa.
Gia súc cái đã đến tuổi sinh sản hoặc sau khi sinh đẻ mà đến thời kì hưng phấn và động dục lại nhưng không xuất hiện chu kì sinh dục, sinh lý bình thường hoặc gia súc biểu hiện các trạng thái bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng rối loạn sinh sản.
Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh sản của gia súc nói chung và bò sữa nói riêng đồng thời cũng làm hạn chế tốc độ gia tăng đàn gia súc và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiện tượng rối loạn sinh sản nhưng nói chung người ta thường chia hiện tượng rối loạn sinh sản của trâu bò ra làm mấy loại như sau:
- Trâu bò chậm sinh: là những trâu bò cái tơ từ 20 - 30 tháng tuổi chưa động dục, trâu bò sau khi đẻ từ 6 - 8 tháng không động dục và trâu bò phối giống 2 - 3 chu kì không có thai.
- Trâu bò cái vô sinh tạm thời: là những trâu bò tơ mà trên 30 tháng tuổi chưa động dục, trâu bò sau khi đẻ mà phối giống trên 4 chu kì không thụ thai. Sở dĩ gọi là vô sinh tạm thời là vì nếu được tác động bằng những biện pháp kĩ thuật thì chúng có thể trở lại sinh đẻ bình thường.
- Trâu bò cái vô sinh tuyệt đối (tuyệt sinh): là những trâu bò cái vô sinh tạm thời, sau khi tác động các biện pháp kĩ thuật mà chúng không trở lại sinh đẻ bình thường hoặc những trâu bò cái có những khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục.
V. CÁC HORMONE SINH SẢN CHÍNH VÀ MỘT SỐ CHẾ PHẨM ĐẶT ÂM ĐẠO
5.1. Các hormone sinh sản chính
5.1.1.Oestrogen.
Trong buồng trứng hormone được tao ra bởi toàn bộ tế bào trứng và tổ chức kẽ. ở động vật khi có chửa Oestrogen được tổng hợp bởi ngau thai (E.R. Bagramiou,1972), ngoài ra hormone này còn được tổng hợp bởi vỏ tuyến thượng thận với một lượng nhỏ vì thế khi thiếu vẫn thấy sự tiết Oestrogen không bị ngừng.
Oestrogen gồm 3 loại: oestradiol, oestron, oestriol. Trong đó oestradiol có tác dụng mạnh nhất, oestriol yếu nhất. Chúng có tác dụng giống nhau đếu là steroid. Hoạt tính sinh lý mạnh nhất vẫn là oestradiol, nó tồn tại dưới hai dạng đồng phân ( và ( (G.M.Segala,1980), trong đó oestradiol17( có hoạt tính sinh học mạnh hơn cả ( lớn hơn oestradiol17(tới 40 lần và hơn oesteron 10 lần). Trong quá trình sinh tổng hợp oesteron người ta thấy rằng có sự chuyển hoá qua lại của chúng. Ví dụ: Oesteron17( rễ ràng chuyển thành oestron, oestron bị phân huỷ thành những sản phẩm steroid (L.D. Segelson, 1985).
Công dụng của Oestrogen là kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển,làm cơ quan sinh dục tăng sinh và tiết dịc, giúp gia súc cái có những biểu hiện động dục.ngoài ra Oestrogen cũng gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên để tăng cường tiết LH, góp phần gây ra rụng trứng.
5.1.2.GnRH (Gonado tropin Releasing Hormone ).
GnRH là hormone được tiết từ các neuron của vùng dưới đồi (Hypothalamus) có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormone gonado tropin( FSH và LH ) để kích hoạt và tăng cường sự phát triển của tế bào trứng, sự rụng trứng và sự hình thành thể vàng.
Ngoài cơ chế tác động thuận chiều, GnRH còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mối tác động ngược dương tính của Oestrogen để tăng cường tiết LH và kiểm soát mối tác động ngược âm tính của Progesterone để bảo đảm.
5.1.3.Các hormone Gonado tropin
FSH (Follicle Stimulating Hormone).
Là hormone của thuỳ trước tuyến yên có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào trứng phát triển gọi là kích noãn tố.
b. LH (Luteinising Hormone)
Là hormone của thuỳ trước tuyến yêncó tác dụng tăng cường quá trình thành thục của trứng, làm cho trứng chín và rụng, đồng thời bảo đảm cho sự hình thành thể vàng gọi là kích thể vàng tố.
Tác dụng sinh lý của FSH gắn liền với chức năng kích thích trứng chín nhưng không gây rụng trứng. Muốn gây được rụng trứng phải có LH. Hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất rằng để trứng rụng được thí lượng LH phải lớn hơn FSH. Theo Lê Văn Thọ, Lê Xuân Cương, 1997,[] thì tỷ lệ thích hợp giữa LH /FSH =3/1
Huyết thanh ngựa chửa – PMSG ( Pregnant Mare Serum Gonadotropin)
Là kích tố của nhau thai ngựa có chức năng sinh lý tương tự như FSH và LH của thuỳ trước tuyến yên. Tuy nhiên hoật tính của nó giống FSH nhiều hơn.
HTNC có hoạt tính từ ngày thứ 40-60 khi ngựa có chửa, cao nhất là khi ngựa có chử 90-120 ngày. Hoạt tính của hormone này trong HTNC tăng dần đến cực đại từ 80-120 đơn vị chuột (đ.v.c)/huyết thanh trong khoảng 60-100 ngày chửa rồi giảm dần (có trường hợp mất hẳn ở 150 ngày có chửa).
Kích tố của nhau thai người – HCG (Human Chorionic Gonadtropin)
Là kích tố của phun nữ có chửa. Chức năng sinh lý của HCG gần giống với LH. HCG được chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ 8 – 12 ngày.
5.1.3.Progesterone
Khi noãn bao chín, trứng rụng khỏi nang trứng tại nơi đó mạch quản và tế báo sắc tố vàng phát triển thành thể vàng.Khi còn tồn tại và hoạt động thể vàng tiết ra Progesterone, là một steroid có 21 cacbon. Nó cũng được tiết ra từ nhau thai và 1 lượng nhỏ từ tuyến thượng thân
Progesteron kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích luỹ nhiều glycogen ở các niêm mạc đó, làm phát triển lưới mao mạch tử cung. Progesterone làm giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung, tham gia vào sự chuẩn bị của nội mạc dạ con cho sự làm tổ của hợp tử, nó cũng làm tăng sinh và phát triển các bao tuyến trong tuyến vú. Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ thì hormone này có tác dụng dưỡng thai: làm nhau thai phát triển và duy trì sự phát triển của thai, làm giảm tính mẫn cảm của cơ trơn tử cung với oxytoxin, ức chế sự sản sinh FSH, LH của tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao.
Với cơ chế tác động của Progesterone là ức chế các enzim mà những enzim này được Oestrogen kích thích bao gồm hệ thống enzim oxy hoá như glucoronidaza, photphataza, cacbonicanhydraza.
5.1.4 Prostaglandin
Prostaglandin được phát hiện lần đầu tiên năm 1953 trong tinh dịch người. Lúc đó người ta giả thiết rằng nguồn gốc của nó xuất hiện từ tuyến tiền liệt (prostala glandula), do đó mà có thuật ngữ prostaglandin. Prostaglandin là một axits béo không no, trong phân tử có 20 nguyên tử hydro nằm trong thành phần photpholipit của màng tế bào. Tuỳ thao cách sắp đặt của nguyên tử ở các vị trí khác nhau, tuỳ cách kết hợp hai nhóm hydroxit và nhóm xeton mà chia thành 4 chất prostaglandin.Tập hợp trong 4 nhóm chính được đặt tên là A,B,E,F trong đó 2 nhóm E, F có hoạt tính sinh học mạnh nhất.
Ở gia súc cái Prostaglandin được tiết ra từ nội mạc của ống sinh dục(tử cung, âm đạo). Tác dụng lớn nhất của Prostaglandin (đặc biệt nhóm PGF2() trong chăn nuôi là điều khiển chức năng sinh sản.
Tác dụng chủ yếu của nó gồm:
Phá vỡ màng noãn bao để gây rụng trứng.
Phá huỷ thể vàng, nang nước trên buồng trứng,gây động dục
Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. Do đó, Prostaglandin còn được ứng dụng gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở những ca đẻ khó, rặn đẻ yếu.
5.2. Một số chế phẩm đặt âm đạo.
5.2.1 CIDR.
Đây là chế phẩm được làm bằng hỗn hợp cao su và silicone có dạng hình chữ "T" hay chữ "Y". Trong mỗi dụng cụ có chứa 1,9g hormone Progesterone tự nhiên, chế phẩm này dùng để :
- Điều khiển chu kì động dục của bò tơ, bò sinh sản.
- Nâng cao tỷ lệ thụ tinh của bò sau khi đẻ, bò đang vắt sữa nhưng chưa động dục hoặc động dục nhưng không rụng trứng.
- Dùng trong công nghệ cấy truyền phôi.
Dụng cụ này có thể dùng riêng biệt hoặc có thể kết hợp với HTNC,PGF2 hoặc Cidirol(Oestradiol benzoat) hoặc cả Cidirol và PGF2 thì kết quả sẽ tốt hơn.
5.2.2.PRID.
Chế phẩm này được cấu tạo bằng chất dẻo silicone, dạng vòng xoắn có chứa 2 loại hormone là 1,55g Progesterone và 10mg Oestrodiol benzoat. Dùng Prid có nhiều thuận lợi trong việc gây động dục hàng loạt.
Dụng cụ này cũng có thể dùng riêng biệt hoặc có thể kết hợp với HTNC, FSH,PGF2.
5.2.3.CUEMATE.
Ngoài chế phẩm CIRD và PRID người ta còn dùng chế phẩm Cuemate. Đây cũng là chế phẩm hormone đặt âm đạo để điều khiển chu kì động dục của bò. Dụng cụ này cũng được chế tạo từ hỗn hợp cao su và Silicone có dạng hình chữ "Y" với hai cánh xoắn hình lò xo. Trong mỗi dụng cụ có chứa 1,56g Progesterone. Dụng cụ này thường dùng kết hợp với Oestradiol hay HTNC.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG.
Đề tài được thực hiện trên đàn bò lai hướng sữa (lai Sind x Holstein Friz) F1, F2, F3 (co 50, 75 và 87,5 máu HF) tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Đàn bò được nuôi nhốt và bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ ở các trại và các nông hộ gia đình.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài được thực hiện với 3 nội dung chính:
2.1. Đánh giá tình hình sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở TTNC bò và ĐC Ba Vì.
Đánh giá tình hình sinh sản của đàn bò lai tại Trung tâm thông qua các chỉ tiêu sau:
- Tuổi động dục lần đầu
- Tuổi đẻ lứa đầu
- Thời gian động dục lại sau khi đẻ
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
- Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
- Sản lượng sữa trên một chu kỳ
- Tỷ lệ bê cái/bê đực
2.2. Khảo sát một số bệnh sản khoa thường gặp
- Bệnh trong giai đoạn mang thai
- Bệnh trong quá trình sinh đẻ
- Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai
2.3. Một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò lai tại Trung tâm.
2.3.1.Sử dụng một số hormone hướng sinh dục .
Gây động dục phối giống bằng PGF2( trên bò chậm động dục do thể vàng tồn lưu bệnh lý.
Sử dụng Prostaglandin hai liều cách nhau 11 ngày trên bò chậm sinh.
Sử dụng Progesterone kết hợp HTNC trên bò chậm sinh.
Sử dụng HCG trên bò động dục mà không rụng trứng.
Sử dụng dụng cụ đặt âm đạo trên bò chậm động dục .
2.3.2.Sử dụng dung dịch Lugon 0,1 – 0,2% thụt rửa cho bò sau khi đẻ.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản
Đánh giá các chỉ tiêu sinh sản bằng phương pháp theo dõi ghi trực tiếp, qua sổ sách giống, sổ đẻ của trung tâm và điều tra trực tiếp ở các nông hộ chăn nuôi.
- Tuổi phối giống lần đầu: được tính từ khi con vật sinh ra tới khi bò phối giống lần đầu (thời gian tính tháng)
- Tuổi đẻ lứa đầu: được tính từ khi con vật sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên (thời gian tính bằng tháng)
- Thời gian động dục lại sau khi đẻ: là từ khi con vật đẻ đến lần động dục đầu tiên sau đó (thời gian tính bằng ngày)
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: được xác định bằng khoảng thời gian từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo (thời gian tính bằng ngày hay tháng)
- Hệ số phối giống: là số lần phối cho một bò có chửa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo do dẫn tinh viên theo dõi, ghi chép vào sổ phối giống
Số lần phối trong một năm
Hệ số phối giống =
Số bò có chửa trong năm
- Tỷ lệ thụ thai: Là tỷ lệ % giữa số bò có chửa trên số bò được phối giống trong một năm
Số bò có chửa trong năm
Tỷ lệ thụ thai = *100%
Số bò phối trong năm
- Sản lượng sữa trên một chu kỳ: Là tổng sản lượng sữa của một con trên 305 ngày vắt sữa
-Tỷ lệ bê cái/bê đực đẻ ra là tỷ lệ bê cái đẻ rachia cho bê đực đẻ ra trong một năm.
Số bê cái
- Tỷ lệ bê cái/bê đực = *100%
Số bò đực
3.2. Phương pháp đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở bò lai hướng sữa nuôi tại trung tâm.
Đánh giá tỷ lệ trên bằng phương pháp khám trực tiếp, theo dõi trực tiếp, qua sổ sách của thú y viên tại khu vực và qua sổ sách của các trại và các hộ chăn nuôi.
Bệnh trong thời gian mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi phối giống có kết quả đến khi gia súc sổ thai bình thường ra ngoài.
+Tỷ lệ đẻ non, sảy thai: là những trường hợp sau khi phối trên 3 tháng (đã khám thai) đến 8,5 tháng có chửa mà đẻ, sảy thai,teo biến. Tỷ lệ đẻ non, sảy thailà tỷ lệ % số bò đẻ non, sảy thai trên tổng số bò phối giống có chửa.
Tỷ lệ đẻ non, sảy thai (%) =
+Tỷ lệ rặn đẻ quá sớm
+Tỷ lệ bại liệt trước khi đẻ
Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ: là những bệnh mà gia súc mắc phải từ khi gia súc mẹ có triệu chứng rặn đẻ đầu tiên đến khi sổ thai ra ngoài.
+ Tỷ lệ rặn đẻ quá yếu
+ Tỷ lệ rặn đẻ quá mạnh
+ Tỷ lệ sát nhau: Là tỷ lệ (%) số ca đẻ không ra nhau sau 6 giờ trên tổng số ca đẻ .
Tỷ lệ sát nhau(%) =
+Tỷ lệ đẻ khó: Hiện tượng đẻ khó là trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị keo dài nhưng thai vẫn chưa được đẩy ra ngoài. Tỷ lệ đẻ khó là tỷ lệ % số ca đẻ khó trên tổng số ca đẻ
Tỷ lệ đẻ khó (%) =
- Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai: là những bệnh mà gia súc mắc phải tính từ khi sổ thai ra ngoài đến khi phối giống co kết quả của lần tiếp theo(đối với bò trên một lứa),còn đối với bò tơ được tính từ khi thành thục về tính đến khi phối giống có kết quả
+ Tỷ lệ bại liệt sau khi đẻ
+ Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục
+ Tỷ lệ chậm sinh
+ Tỷ lệ vô sinh tạm thời.
+ Tỷ lệ vô sinh tuyệt đối
3.3. Phương pháp sử dụng chế phẩm hormone hướng sinh dục và dung dịch thụt rửa
3.3.1.Phương pháp sử dụng chế phẩm hormone hướng sinh dục.
3.3.1.1.Sử dụng Prostaglandin (nhóm PGF2() để kích thích động dục
Tiêm PGF2 cho bò có thể vàng tồn lưu bệnh lý và sử dụng PGF2 kích thích động dục cho những bò chậm động dục. Tất cả những bò chậm động dục sau khi đẻ, bò tơ, động dục ngầm, bộ phận sinh dục không viêm nhiễm đều được khám lại sau khi tiêm PGF2 2 lần cách nhau 11 ngày (bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ)
Để phân biệt thể vàng tồn lưu bệnh lý và thể vàng của chu kỳ sinh dục, chúng tôi tiến hành khám sản khoa kiểm tra buồng trứng với khoảng cách 10 ngày khám một lần (theo Witkowski, 1990; Hoàng Kim Giao,1997)[]. Thể vàng của chu kỳ sinh dục bình thường được tồn tại trên buồng trứng của bò từ ngày thứ 5 –17 (ngày của chu kỳ sinh dục), tới ngày thứ 17 Prostaglandin do tử cung tiết ra sẽ có tác dụng làm tiêu biến thể vàng, biểu hiện động dục sẽ được lặp lại.Vì vậy lần khám đầu tiên nếu ta thấy thể vàng trên buồng trứng lớn và cứng, sau 10 ngày khám lại nếu vẫn thấy thể vàng tồn tại như trên thì ta kết luận là thể vàng tồn lưu bệnh lý. (Trên thực tế thể vàng chu kỳ sinh dục bao giờ cũng to mềm , chân rộng và mềm còn thể vàng bênh lý bao giờ cũng vừa phải, cứng và chân thể vàng bao giờ cũng rắn hơn).
Sau đó theo dõi động dục và phối giống khi bò chịu đực nếu không thụ thai ở chu kỳ đầu, tiếp tục theo dõi động dục và phối giống ở chu kỳ sau, tỷ lệ thụ thai được tính ở cả 2 chu kỳ.
(PGF2( do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất)
3.3.1.2 Sử dụng Prostaglandin kết hợp HTNC(hay PMSG)
Những bò cái tơ có trọng lượng >= 230 kg, bò sinh sản sau khi đẻ 4 tháng, có sinh lý sinh sản bình thường, thể trạng không tốt, không có thể vàng.
- Gây động dục cho bò bằng phương pháp tiêm progesteron kết hợp với HTNC với sơ đồ sau:
1 3 5 7 9 10 25mg 50mg 75mg 6 – 8đvc/kg Theo dõi động dục Ngày
Progesterol HTNC và phối giống
Với sơ đồ này bò được tiêm progesterone vào các ngày thứ 1,3,5, liều 25-50-75mg. Tiêm huyết thanh ngựa chửa vào ngày thứ 7 liều lượng 6-8 đ.v.c/kgP, ngày thứ 9 trở đi theo dõi động dục và phối giống.
3.3.1.3.Sử dụng HCG
Với những bò động dục nhưng không rụng trứng hay còn gọi là động dục không hoàn toàn
Sử dụng HCG tiêm cho bò vứi liều 2500 – 3000 UI/con trước khi phối giông từ 6-10 giờ. (tiêm bắp)
3.3.1.4.Sử dụng dụng cụ đặt âm đạo
- Đặt CIDR:
Sử dụng CIDR có thể theo sơ đồ sau:
Với bò đẻ không động dục:
0 6 7 12 Ngày
Đặt CIRD Rút Tiêm 5mg Theo dõi động dục
oestradiol benzoat và phối giống
Đối với bò cái tơ chậm động dục:
0 6 10 12 13 Ngày
Đặt CIRD Tiêm (1/2 liều) Rút Theo dõi động dục và phối
+ oestradiol benzoat PGF2(
-Đặt PRID:
Đặt Prid kết hợp với HTNC trên bò sau khi đẻ chậm động dục theo sơ đồ sau:
0 12 13 14
Đặt Prid Rút Tiêm Theo dõi động dục và phối Ngày
1000 UI HTNC
Đặt CUEMATE:
Đặt Cumate cho bò chậm động dục theo sơ đồ sau:
0 12 13 14 Ngày
Đặt Rút Tiêm Theo dõi động dục và phối
Curmate 1000 UI HTNC
3.3.2.Thụt rửa cho bò sau khi đẻ.
Bò sau khi đẻ 7 –10 ngày thụt rửa bằn dung dịch lugon 0,1 – 0,2%. Sau đó theo dõi động dục lại sau khi đẻ
3.4.Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu của các chỉ tiêu theo dõi được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học
Công thức được sử dụng trong tính toán:
;
Trong đó: : giá trị trung binmhf cua tổng số mẫu
S2: phương sai mẫu
n: dung lượng mẫu quan sát
ni: tần số của mẫu thử i
x: độ lệch chuẩn
: phương sai của số trung bình
k: số tổ phân chia
- Hệ số biến dị; Cv% =
- Số liệu được xử lý trên máy vi tính theo chương trình minitab
3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ 6/9/2004 - 6/2/2005
- Địa điểm nghiên cứu: Trên đàn bò lai hướng ssữa (F1, F2,F3) được nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì - Hà Tây
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG SỮA TẠI TTNC BÒ VÀ ĐC BA VÌ
Cơ cấu đàn bò của trung tâm
Bảng 1a. Cơ cấu đàn bò sữa của trung tâm năm 2003 và 2004
Độ tuổi
Năm
Bê
Lỡ
Tơ
Sinh sản
Tổng
%
Năm 2003
F1
3
3
5
14
55
13.96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1020.doc