The purpose of this study is to produce
landslide hazard map in Khanh Vinh district,
Khanh Hoa province using logistic regression
method integrated with GIS analytical tools. The
spatial relationship between landslide-related
factors such as topography; lithology; vegetation;
maximum precipitation in year; distance from
roads; distance from drainages; distance from faults
and the distribution of landslides were used in the
landslide hazard analyses. Using success rate and
prediction rate curve assess the fit and accuracy of
logistic regression method. The results show that
this method have the goodness of fit and the high
accuracy (Areas Under Curves - AUC = 0.8 ~ 0.9).
Bayesian Model Average (BMA) of the R statistical
software was applied to identify the most influential
factors and the combinatorial optimization models
of landslide-related factors. There are four the most
important landslide-related factors and five
combinatorial optimization models of landsliderelated factors. Model 3 (slope angle, slope aspect,
altitude, distance from roads and maximum
precipitation in year) is the best optimization.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương pháp hồi quy logistic xác định tổ hợp tối ưu các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng bản đồ tai biến trượt lở đất huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K4- 2017
Tóm tắt—Nghiên cứu này áp dụng phương pháp
hồi quy logistic (LR) tích hợp với GIS thành lập bản
đồ tai biến trượt đất huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa dựa vào mối liên hệ không gian giữa các yếu tố
ảnh hưởng liên quan đến địa hình; thạch học; thực
vật; lượng mưa lớn nhất năm; khoảng cách đến
đường giao thông, sông suối, đứt gãy và sự phân bố
các điểm trượt lở. Sử dụng đường cong tỷ lệ thành
công (success rate) và tỷ lệ dự báo (prediction rate)
để đánh giá mức độ phù hợp và độ chính xác của
phương pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy
phương pháp này có mức độ phù hợp và độ chính
xác cao (phần diện tích bên dưới đường cong: Areas
Under Curves - AUC = 0,8~0,9). Thuật toán mô hình
trung bình Bayesian (BMA) của phần mềm thống kê
R được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
nhất và các mô hình tối ưu tổ hợp yếu tố ảnh hưởng.
Có bốn yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất và năm
mô hình tối ưu tổ hợp yếu tố ảnh hưởng. Mô hình 3
(góc dốc, hướng dốc, cao độ, khoảng cách đến đường
giao thông và lượng mưa lớn nhất năm) là mô hình
tối ưu tốt nhất.
Từ khóa—Trượt đất, hồi quy logistic, tỷ lệ thành
công, tỷ lệ dự báo.
1 MỞ ĐẦU
ùng nghiên cứu nằm trọn trong ranh giới hành
chính huyện Khánh Vĩnh, là một vùng núi
phía tây tỉnh Khánh Hòa. Khánh Vĩnh là huyện
miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, bắc giáp huyện
Ninh Hòa và tỉnh Đắk Lắk, đông giáp huyện Diên
Bản thảo nhận được vào ngày 7 tháng 8 năm 2017. Bản sửa
đổi bản thảo ngày 25 tháng 12 năm 2017.
Nguyễn Thanh Danh - Trường Đại học Xây dựng Miền
Trung, Bộ Xây dựng (e-mail: nguyenthanhdanh@cuc.edu.vn).
Đậu Văn Ngọ - Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường
Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.
Tạ Quốc Dũng - Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí,
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM (e-mail:
tqdung@hcmut.edu.vn).
* Tác giả chính: Email: nguyenthanhdanh@cuc.edu.vn
Khánh, nam giáp huyện Khánh Sơn, tây giáp tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng (hình 1). Trượt lở đất
ở các sườn dốc, mái dốc tự nhiên và mái dốc công
trình thường xảy ra khi có mưa to kéo dài, đặc biệt
là vào mùa mưa bão. Một trong những biện pháp
cấp thiết hiện nay để các cấp chính quyền phòng,
tránh và giảm thiểu những thiệt hại do trượt lở đất
gây ra là thành lập bản đồ phân vùng tai biến trượt
lở. Mục đích chính của việc thành lập bản đồ này
là nhằm cảnh báo trước vùng có tai biến trượt lở
xảy ra trong tương lai, làm cơ sở khoa học cho quy
hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.
Hầu hết các bản đồ nguy cơ trượt lở được thành
lập theo một trong các phương sau: Phương pháp
trực tiếp; phương pháp tính toán địa kỹ thuật và
phương pháp xác suất thống kê [1, 2]. Các phương
pháp xác suất thống kê thường sử dụng gồm:
Phương pháp tỷ số tần suất - Frequency Ratio;
phương pháp chỉ số thống kê - Statistical Index;
phương pháp trọng số các chứng cứ - Weights of
Evidence; phương pháp hồi quy logistic - Logistic
Regression; phương pháp mạng nơron nhân tạo -
Artificial Neural Network. Trong nghiên cứu này
sẽ sử dụng phương pháp hồi quy logistic.
Do đó, bản đồ chỉ số nguy cơ trượt lở (Landslide
Susceptibility Index - LSI) xem như là một hàm
của các điểm trượt lở và các yếu tố ảnh hưởng (1);
bản đồ chỉ số tai biến trượt lở (Landslide Hazard
Index - LHI) xem như là một hàm của các điểm
trượt lở, các yếu tố ảnh hưởng và yếu tố kích thích
(2) [3].
Ứng dụng phương pháp hồi quy logistic xác
định tổ hợp tối ưu các yếu tố ảnh hưởng và xây
dựng bản đồ tai biến trượt lở đất huyện Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Nguyễn Thanh Danh, Đậu Văn Ngọ, Tạ Quốc Dũng
V
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K4-2017
77
Hình 3. Quy trình xây dựng bản đồ tai biến trượt lở
Bản đồ địa hình
Đường giao
thông
Đường đồng
mức
Sông suối
Thu thập dữ liệu
hiện trường
Bản đồ địa
chất
Ảnh viễn
thám
Bản đồ trạm
đo mưa
Bản đồ DFR Bản đồ DEM Bản đồ DFD Bản đồ
thạchhọc
Bản đồ DFF
Bản đồ điểm
trượt hiện hữu
Bản đồ hướng
dốc
Bản đồ góc
dốc
Bản đồ cao
độ
Bản đồ độ cong bề
mặt mái dốc
Bản đồ
TWI
Bản đồ
NDVI
Bản đồ MP
Áp dụng hồi quy logistic
Các bản đồ trọng số Kết hợp các bản đồ trọng
số
Bản đồ chỉ số tai
biến trượt lở
Bản đồ phân vùng tai
biến trượt lở
Kiểm chứng mô hình Lựa chọn mô hình
tối ưu
Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu
Hình 2. Vị trí điểm trượt lở trên các tuyến giao thông huyện
Khánh Vĩnh
78 Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K4- 2017
Trong nghiên cứu này, lượng mưa lớn nhất năm
được xem là yếu tố kích thích bên ngoài khi thành
lập bản đồ tai biến trượt lở và điểm trượt lở trên
các tuyến giao thông (hình 2).
LSI = f(điểm trượt, yếu tố ảnh hưởng) (1)
LHI = f(điểm trượt, yếu tố ảnh hưởng, yếu tố
kích thích) (2)
2 PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp hồi quy logistic là một hình thức
của phương pháp hồi qui đa biến thể hiện mối
quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một vài biến
độc lập [3, 5-7]. Phương pháp hồi quy logistic
thường được sử dụng để dự báo sự có mặt hay
vắng mặt của biến phụ thuộc dựa vào giá trị của
các biến độc lập. Biến phụ thuộc có dạng nhị phân
còn các biến độc lập có thể ở dạng nhị phân, liên
tục, rời rạc và phân nhóm. Trong nghiên cứu này,
biến phụ thuộc nhận giá trị là 1 nếu có xảy ra trượt
lở và nhận giá trị là 0 nếu không xảy ra trượt lở;
các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến trượt
lở.
Theo phương pháp hồi quy logistic, quan hệ
giữa xác suất xảy ra trượt lở và các yếu tố ảnh
hưởng được thể hiện qua phương trình:
1 1 2 2logit = ln ...
1
o n n
P
P x x x
P
(3)
Trong đó: P: Xác suất xảy ra trượt lở; o: Hằng
số; i (i = 1, 2, ..., n): Hệ số hồi quy; xi (i = 1, 2, ...,
n): Biến độc lập (yếu tố ảnh hưởng).
3 DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH LẬP BẢN ĐỒ
3.1 Phân bố điểm trượt lở
Để xây dựng bản đồ phân bố điểm trượt lở vùng
nghiên cứu, có ba phương pháp được sử dụng:
Phương pháp thu thập dữ liệu lịch sử trượt lở đã
có; phương pháp đi thực địa, xác định tọa độ vị trí
trượt lở bằng máy GPS cầm tay (GARMIN
eTrex30) có độ chính xác ± 5 m; phương pháp
phân tích ảnh viễn thám và ảnh Google Earth kết
hợp với kiểm tra ở hiện trường. Trong vùng nghiên
cứu có 231 điểm trượt lở được ghi nhận và được
chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm dữ liệu: Nhóm dữ
liệu huấn luyện chiếm 70% (161 điểm trượt lở);
nhóm dữ liệu kiểm tra chiếm 30% (70 điểm trượt
lở). Nhóm dữ liệu huấn luyện dùng để tính toán;
nhóm dữ liệu kiểm tra dùng để đánh giá độ chính
xác các phương pháp.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến trượt lở là
rất cần thiết đối với việc thành lập bản đồ tai biến
trượt lở. Tuy nhiên, cho tới nay tất cả các nghiên
cứu vẫn chưa thống nhất trong lựa chọn các yếu tố
ảnh hưởng. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng được lựa
chọn chủ yếu dựa vào dữ liệu sẵn có và kinh
nghiệm chuyên gia đối với vùng nghiên cứu [1, 4,
8]. Nghiên cứu này lựa chọn 11 yếu tố ảnh hưởng
đến trượt lở để đưa vào phân tích trong các mô
hình gồm: Góc dốc, hướng dốc, cao độ, chỉ số ẩm
ướt, độ uốn cong bề mặt mái dốc, thạch học,
khoảng cách đến đường giao thông, khoảng cách
đến sông suối, khoảng cách đến đứt gãy, chỉ số
thực vật và lượng mưa lớn nhất năm. Bản đồ tai
biến trượt lở đất được thành lập từ 11 yếu tố ảnh
hưởng theo phương pháp hồi quy logistic dựa trên
quy trình như hình 3.
4 KẾT QUẢ
4.1 Xác định các hệ số hồi quy
Tất cả các bản đồ yếu tố ảnh hưởng đã được
phân nhóm đều chuyển sang dạng raster (lưới) với
kích thước mỗi pixel là 20x20 m2 và được phủ lên
bởi bản đồ phân bố của 161 điểm trượt lở huấn
luyện (dùng để tính toán). Trong toàn vùng nghiên
cứu có tổng số 2915267 pixel với 1435 pixel trượt
lở. Sử dụng phần mềm thống kê R có mã nguồn
mở để tính toán xác định các hệ số hồi quy. Kết
quả tính toán cho trong bảng 1.
BẢNG 1. CÁC HỆ SỐ HỒI QUY
Yếu tố
Hệ số
hồi quy
(i)
Sai số
chuẩn
(SE)
Wald
Z
Pr(>|Z|)
Cao độ (DEM) 1,4144 0,2193 6,45 <0,0001
Góc dốc (SLOPE) 0,372 0,1043 3,57 0,0004
Hướng dốc
(ASPECTD)
0,3432 0,1408 2,44 0,0148
Độ uốn cong bề mặt
mái dốc
(CURVATURE)
0,999 0,6286 1,59 0,112
Chỉ số ẩm ướt địa
hình (TWI)
-0,011 0,3196 -0,03 0,9726
Thạch học
(LITHOLOGY)
0,259 0,0869 2,98 0,0029
Lượng mưa lớn
nhất năm (MP)
0,6136 0,1114 5,51 <0,0001
Khoảng cách đến
sông suối (DFD)
0,3264 0,187 1,75 0,0809
Khoảng cách đến
đường giao thông
(DFR)
0,7938 0,0631 12,57 <0,0001
Khoảng cách đến
đứt gãy (DFF)
0,5047 0,1895 2,66 0,0077
Chỉ số thực vật
(NDVI)
-0,034 0,2036 -0,17 0,8659
Ghi chú: Hằng số o = -13,1181; Wald Z: Số thống kê Wald Z;
Pr(>|Z|): Giá trị P.
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K4-2017
79
4.2 Bản đồ phân vùng tai biến trượt lở
Bản đồ tai biến trượt lở được thành lập dựa vào
sự kết hợp của 11 bản đồ trọng số của các yếu tố
ảnh hưởng theo các phương trình (3). Để thuận
tiện trong việc trình bày và đánh giá kết quả, bản
đồ chỉ số tai biến trượt lở được phân phân vùng
theo các mức độ tai biến khác nhau. Trong nghiên
cứu này, có 5 mức độ phân vùng tai biến trượt lở
được áp dụng: Rất thấp, thấp, trung bình, cao và
rất cao.
Dựa vào biểu đồ histograms của giá trị chỉ số tai
biến trượt lở, phương pháp độ lệch chuẩn
(Standard Deviation) được sử dụng để phân vùng
tai biến trượt lở. Trong thực tế, hầu hết các biểu đồ
histograms này thường không có phân bố chuẩn.
Do đó, các bản đồ chỉ số tai biến trượt lở trước khi
phân vùng mức độ tai biến trượt lở cần được chuẩn
hóa để biểu đồ histograms có phân bố chuẩn hoặc
gần phân bố chuẩn. Phương trình chuẩn hóa chỉ số
tai biến trượt lở:
max min
min
sd
LHI LHI
LHI
LHI LHI
(4)
Trong đó:
LHIsd: Giá trị chỉ số tai biến trượt lở đã chuẩn
hóa; LHI: Giá trị chỉ số tai biến trượt lở chưa
chuẩn hóa; LHImin: Giá trị chỉ số tai biến trượt lở
nhỏ nhất; LHImax: Giá trị chỉ số tai biến trượt lở lớn
nhất.
Từ phương trình (3), chỉ số tai biến trượt lở
(LHI) và xác xuất trượt lở đã được chuẩn hóa (Psd)
xác định như sau:
LHI = -13,1181 + 1,4144*DEM + 0,372*SLOPE
+ 0,3432*ASPECT + 0,999*CURVATURE -
0,011*TWI + 0,259*LITHOLOGY + 0,6136*MP
+ 0,3264*DFD + 0,7938*DFR + 0,5047*DFF -
0,034*NDVI (5)
Psd = EXP(LHIsd)/(1 + EXP(LHIsd)) (6)
Các khoảng giá trị phân vùng các mức độ tai
biến trượt lở dựa vào giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn (Bảng 2). Bản đồ phân vùng các mức độ tai
biến trượt lở được thành lập từ bản đồ chỉ số tai
biến trượt lở và xác suất trượt lở đã được chuẩn
hóa (Hình 4).
4.3 Kiểm chứng phương pháp
Kiểm chứng phương pháp là một nhiệm vụ rất
quan trọng và không thể thiếu. Nếu phương pháp
không được kiểm chứng thì phương pháp không
thể sử dụng và không có ý nghĩa khoa học. Một
phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay là dựa vào
các đường cong tỷ lệ, có 2 loại: Đường cong tỷ lệ
thành công (Success rate) và đường cong tỷ lệ dự
báo (Prediction rate). Đường cong tỷ lệ thành công
dùng để đánh giá mức độ phù hợp của phương
pháp so với dữ liệu quan sát, đường cong tỷ lệ dự
báo dùng để đánh giá mức độ chính xác của
phương pháp.
Đường cong tỷ lệ thành công (Hình 5) được
thành lập từ bản đồ xác suất tai biến trượt lở với
các điểm trượt dùng để huấn luyện (161 điểm
trượt). Đường cong tỷ lệ dự báo (Hình 6) được
thành lập từ bản đồ xác suất tai biến trượt lở với
các điểm trượt dùng để kiểm tra (70 điểm trượt).
Giá trị các pixel của bản đồ xác suất tai biến
trượt lở được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé để
Hình 4. Bản đồ phân vùng tai biến trượt lở
BẢNG 2
KHOẢNG GIÁ TRỊ PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ TAI BIẾN
TRƯỢT LỞ
Phân vùng tai
biến trượt lở Khoảng giá trị
Rất thấp Min~Mean - 1,5Std.Dev
Thấp Mean - 1,5Std.Dev~Mean - 0,5Std.Dev
Trung bình Mean - 0,5Std.Dev~Mean + 0,5Std.Dev
Cao Mean + 0,5Std.Dev~Mean + 1,5Std.Dev
Rất cao Mean + 1,5Std.Dev~Max
Ghi chú: Std.Dev (0,033): Độ lệch chuẩn; Mean (0,59): Trị trung
bình; Median (0,58): Số trung vị; Min (0,5), Max (0,73): Giá trị nhỏ
nhất và lớn nhất.
80 Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K4- 2017
tính phần trăm diện tích. Các điểm trượt lở được
chồng lên các bản đồ này để tính phần trăm tích
lũy trượt lở đã xảy ra.
Giá trị của phần diện tích bên dưới các đường
cong tỷ lệ (Areas Under Curves - AUC) được sử
dụng như một thông số định lượng để kiểm chứng
phương pháp. Giá trị AUC thay đổi từ 0,5~1.
Phương pháp tốt nhất là phương pháp có giá trị
AUC gần bằng 1. Quan hệ giữa AUC và chất
lượng mô hình có thể phân chia như sau [7]: AUC
= 0,5~0,6: Kém; AUC = 0,6~0,7: Trung bình;
AUC = 0,7~0,8: Tốt; AUC = 0,8~0,9: Rất tốt;
AUC = 0,9~0,1: Xuất sắc. Kết quả tính toán cho
giá trị AUC thuộc khoảng 0,8~0,9 nên có mức độ
phù hợp và độ chính xác cao.
4.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và lựa chọn
mô hình tối ưu
Tiêu chí chung để tìm mô hình tối ưu là mô hình
phải đảm bảo các điều kiện sau: Đơn giản (Mô
hình phải có ít yếu tố ảnh hưởng, vì nếu có quá
nhiều yếu tố ảnh hưởng sẽ dẫn đến khó khăn trong
giải thích kết quả và không thực tiễn); đầy đủ (Mô
hình mô tả dữ liệu một cách tốt nhất, nghĩa là kết
quả mô hình gần đúng nhất với dữ liệu quan sát và
có độ chính xác cao); có ý nghĩa thực tế (Các yếu
tố ảnh hưởng trong mô hình phải giải thích được
bằng lý thuyết và bằng thực tiễn).
Hiện nay, có các thuật toán để tìm mô hình tối
ưu như: Stepwise, Backward, Deviance, AIC
(Akaike Information Criterion), BIC (Bayesian
Information Criterion) và BMA (Bayesian Model
Average). Trong các thuật toán này, thuật toán
BMA không chỉ đưa ra một mô hình tối ưu nhất
mà còn cho biết một vài mô hình tối ưu khác có
thể để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Phần mềm thống kê R có mã nguồn mở được sử
dụng để giải thuật toán BMA.
Kết quả tính toán có 7 yếu tố ảnh hưởng liên
quan đến trượt lở (DEM, DFR, MP, SLOPE,
LITHOLOGY, DFF, ASPECT) vì xác suất xuất
hiện khác không. Trong đó, có 4 yếu tố ảnh hưởng
quan trọng nhất (DEM, DFR, MP và SLOPE) vì
xác suất xuất hiện 100%. Có 5 mô hình tối ưu có
thể để lựa chọn, nhưng mô hình tối ưu nhất là mô
hình 1 vì có ít yếu tố ảnh hưởng nhất.
Các mô hình tối ưu đều có giá trị AUC từ
0,8~0,9 nên có độ chính xác cao (Bảng 3). Mặt dù
mô hình 1 là mô hình tối ưu nhất nhưng mô hình 3
với 5 yếu tố ảnh hưởng là mô hình tối ưu tốt nhất
vì có giá trị AUC cao hơn.
5 KẾT LUẬN
Tai biến trượt lở đất thường xuyên xảy ra vào
mùa mưa ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, đặc biệt
là dọc theo các tuyến đường giao thông. Trượt lở
chủ yếu xảy ra ở cao độ từ 1200~1500 m; góc dốc
AUC = 0,835
BẢNG 3
GIÁ TRỊ AUC CỦA CÁC MÔ HÌNH TỐI ƯU
Mô
hình
Yếu tố ảnh hưởng AUC
1 DEM, DFR, MP và SLOPE 0,801
2 DEM, DFR, LITHOLOGY, MP và
SLOPE
0,807
3 ASPECT, DEM, DFR, MP và SLOPE 0,812
4 DEM, DFF, DFR, MP và SLOPE 0,801
5 DEM, DFF, DFR, LITHOLOGY, MP
và SLOPE
0,806
Hình 6. Đường cong tỷ lệ dự báo
AUC = 0,836
T
íc
h
l
ũ
y
t
rư
ợ
t
lở
x
ả
y
r
a
(
%
)
Diện tích (%)
Hình 5. Đường cong tỷ lệ thành công
AUC = 0,835
T
íc
h
l
ũ
y
t
rư
ợ
t
lở
x
ả
y
r
a
(
%
)
Diện tích (%)
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K4-2017
81
từ 40~60o; hướng dốc Đông - Nam; trong nhóm sét
kết, bột kết, cát kết, sạn kết, cuội kết và trong vỏ
phong hóa dày của nhóm andesit, dacsit,
andesittodacit; vùng phân bố lượng mưa lớn nhất
năm từ 650~750 mm; trong phạm vi khoảng cách
đến sông suối, đường giao thông từ 0~100 m và
khoảng cách đến đứt gãy từ 400~500 m.
Phương pháp hồi quy logistic được sử dụng để
thành lập bản đồ tai biến trượt lở dựa vào 11 yếu tố
ảnh hưởng (DEM, SLOPE, ASPECT,
CURVATURE, TWI, LITHOLOGY, DFR, DFD,
DFF, NDVI và MP) có mức độ phù hợp, độ chính
xác cao (AUC của đường cong tỷ lệ thành công là
0,835; AUC của đường cong tỷ lệ dự báo là
0,836).
Các bản đồ chỉ số tai biến trượt lở cần được
chuẩn hóa để có phân bố chuẩn hoặc gần phân bố
chuẩn. Áp dụng phương pháp độ lệch chuẩn
(Standard Deviation) để phân vùng mức độ tai biến
trượt lở. Bản đồ phân vùng tai biến trượt lở gồm 5
vùng theo mức độ từ thấp đến cao: Rất thấp, thấp,
trung bình, cao và rất cao.
Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên thuật toán
BMA (Bayesian Model Average) được sử dụng để
tìm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất và các tổ
hợp yếu tố ảnh hưởng tối ưu. Kết quả có 7 yếu tố
ảnh hưởng liên quan đến trượt lở (DEM, DFR,
MP, SLOPE, DFF, LITHOLOGY, ASPECT), 4
yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất (DEM, DFR,
MP và SLOPE) và 5 mô hình tối ưu tổ hợp các yếu
tố ảnh hưởng.
Phương pháp hồi quy logistic lần lượt được áp
dụng cho các mô hình tố ưu để dự báo tai biến
trượt lở cho thấy có độ chính xác cao (AUC =
0,8~0,9). Tuy nhiên, mô hình 3 là mô hình tối ưu
tốt nhất, tiếp đến là các mô hình 2, 5, 4 và 1.
REFERENCES
[1] A. M. Youssef, H. R. Pourghasemi, B. A. El-Haddad, and
B. K. Dhahry, "Landslide susceptibility map susing
different probabilistic and bivariate statistical models and
comparison of their performance at Wadi Itwad Basin,
Asir Region ,Saudi Arabia," Bull Eng Geol Environ, 2015.
[2] N. R. Regmi, J. R. Giardino, and J. D. Vitek, "Modeling
susceptibility to landslides using the weight of evidence
approach: Western Colorado, USA," Geomorphology,
vol. 115, pp. 172-187, 2010.
[3] B. Pradhan and S. Lee, "Delineation of landslide hazarda
reason Penang Island, Malaysia, by using frequency
ratio, logisticregression, and artificial neural network
models," Environ Earth Sci, vol. 60, pp. 1037–1054,
2010.
[4] Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa, "Báo cáo tổng
hợp kết quả khoa học và công nghệ - Nghiên cứu điều
kiện địa chất, thủy văn hai huyện miền núi Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh, đề suất giải pháp xây dựng các công trình
giao thông, thủy lợi bền vững" Khánh Hòa, 2011.
[5] A. Yalcin, S. Reis, A. C. Aydinoglu, and T. Yomralioglu,
"AGIS-based comparative study of frequency ratio,
analytical hierarchy process, bivariate statistics and
logistics regression methods for landslide susceptibility
mapping in Trabzon, NE Turkey," Catena, vol. 85, pp.
274-287, 2011.
[6] D. T. Bui, O. Lofman, I. Revhaug, and O. Dick,
"Landslide susceptibility analysis in the Hoa Binh
province of Vietnam using statistical index and logistic
regression," Nat Hazards, 2011.
[7] I. Yilmaz, "Landslide susceptibility mapping using
frequency ratio, logistic regressionartificial neural
networks and their comparision: A case study from Kat
landslides (Tokat-Turkey)," Computer & Geoscience vol.
35, pp. 1125-1138, 2009.
Nguyễn Thanh Danh sinh ngày 16/ 05/ 1978,
năm 2001 tốt nghiệp đại học chuyên ngành Địa kỹ
thuật tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-
HCM. Năm 2012 tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành
Địa kỹ thuật tại Trường Đại học Bách Khoa –
ĐHQG-HCM. Năm 2014 là nghiên cứu sinh
chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất tại Trường Đại
học Bách Khoa – ĐHQG- HCM.
Từ 2001 đến nay là giảng viên Trường Đại học
Xây dựng Miền Trung. Năm 2013 đến nay là
Trưởng bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Cầu đường,
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Chủ
nhiệm 4 đề tài cấp Trường, chủ biên và tham gia 3
sách Đại học. Có hơn 7 bài báo đăng trên tạp chí,
kỷ yếu hội nghị trong nước và quốc tế. Các lĩnh
vực nghiên cứu chính gồm: Địa chất công trình;
địa chất thủy văn; xử lý nền đất yếu; ứng dụng địa
thống kê trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính
chất cơ lý đất; ứng dụng các mô hình xác suất
thống kê và GIS trong nghiên cứu trượt lở đất đá.
Đậu Văn Ngọ sinh ngày 20/ 05/ 1955, tốt nghiệp
đại học 1979 và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
năm 2001 chuyên ngành Địa chất công trình tại
Trường Đại học Mỏ Địa chất.
Từ 1979 đến 1988 là giảng viên Trường Đại học
Hàng Hải. Từ 1988 đến nay là giảng viên Trường
Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM. Năm 2010
được phong học hàm Phó Giáo sư. Chủ nhiệm hơn
6 đề tài cấp Trường, cấp Đại học Quốc Gia và cấp
Nhà nước. Hướng dẫn hơn 10 học viên cao học và
4 nghiên cứu sinh, 1 nghiên cứu sinh đã bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ. Chủ biên và tham gia 4
sách Đại học, có hơn 60 bài báo đăng trên tạp chí,
82 Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K4- 2017
kỷ yếu hội nghị trong nước và quốc tế. Các lĩnh
vực nghiên cứu chính gồm: Địa chất công trình;
địa chất thủy văn; xử lý nền đất yếu; địa chất động
lực công trình; biến đổi môi trường địa chất dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
các vấn đề về sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường
địa chất.
Tạ Quốc Dũng sinh ngày 02/ 05/ 1976, năm 1998
tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dầu khí tại
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM. Năm
2003 tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Cơ học ứng
dụng thuộc chương trình liên kết giữa Trường Đại
học Liege (Bỉ) và Trường Đại học Bách Khoa –
ĐHQG-HCM. Năm 2007 bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí tại
Trường Đại học Adelaide (Úc).
Từ 1998 đến 2008 là giảng viên Trường Đại học
Bách Khoa – ĐHQG-HCM. Năm 2008 đến 2015
là Phó trưởng khoa Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu
khí. Năm 2015 đến nay là Trưởng khoa Khoa Kỹ
thuật Địa chất và Dầu khí. Chủ nhiệm hơn 4 đề tài
cấp Trường, cấp Đại học Quốc Gia và cấp Bộ.
Hướng dẫn hơn 7 học viên cao học và 2 nghiên
cứu sinh. Có hơn 29 bài báo đăng trên tạp chí, kỷ
yếu hội nghị trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực
nghiên cứu chính gồm: Ứng dụng các mô hình địa
cơ học và địa thống kê trong các lĩnh vực tìm
kiếm, thăm dò, khoan và khai thác dầu khí; dự báo
khả năng sinh cát theo độ sâu của các giếng khai
thác dầu; ứng dụng mô hình địa cơ học trong phân
tích ổn định thành giếng khoan.
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K4-2017
83
Applying logistic regression method to
determine combinatorial optimization of
landslide-related factors and construct
landslide hazard map in Khanh Vinh
district, Khanh Hoa Province
Nguyen Thanh Danh, Dau Van Ngo, Ta Quoc Dung
Abstract—The purpose of this study is to produce
landslide hazard map in Khanh Vinh district,
Khanh Hoa province using logistic regression
method integrated with GIS analytical tools. The
spatial relationship between landslide-related
factors such as topography; lithology; vegetation;
maximum precipitation in year; distance from
roads; distance from drainages; distance from faults
and the distribution of landslides were used in the
landslide hazard analyses. Using success rate and
prediction rate curve assess the fit and accuracy of
logistic regression method. The results show that
this method have the goodness of fit and the high
accuracy (Areas Under Curves - AUC = 0.8 ~ 0.9).
Bayesian Model Average (BMA) of the R statistical
software was applied to identify the most influential
factors and the combinatorial optimization models
of landslide-related factors. There are four the most
important landslide-related factors and five
combinatorial optimization models of landslide-
related factors. Model 3 (slope angle, slope aspect,
altitude, distance from roads and maximum
precipitation in year) is the best optimization.
Index Terms—Landslide, logistic regression,
success rate, prediction rate.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thanh_danh_346_2099171.pdf