Soil erosion is the main reason of the soil degradation in the mountain and plateau areas in Vietnam. Soil in Tay
Nguyen are losing productivity because erosion. This research was used the Universal Soil Loss Equation (USLE) was
established by Wischmeier W.H and Smith D.D, together with Geographical Information System (GIS) tool and soil
profile in the fields to establish soil erosion potential map and assess soil loss level in each part of Tay Nguyen. The soil
erosion level I was occupied 79,10% of the total area; the soil erosion level II was hold 16,57% of the total area; the soil
erosion level III was occupied 2,78% of the total area; and each or the level IV and V weren’t over 1% of the total area.
In Tay Nguyen can be applied many methods for protecting soil avoid erosion. That are using land cover (including
vegetation and cultivate method) as forest reproduction with native plants ; using agro-forestry models in the slope land;
planting the suitable vegetation or crop; and ensuring that slope land has dense vegetation cover during the rain reason
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng (usle) và hệ thông tin địa lý (gis) đánh giá xói mòn tiềm năng đất tây nguyên và đề xuất giải pháp giảm thiểu xói mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
403
35(4), 403-410 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH MẤT ĐẤT PHỔ DỤNG
(USLE) VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐÁNH GIÁ
XÓI MÒN TIỀM NĂNG ĐẤT TÂY NGUYÊN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU XÓI MÒN
NGUYỄN MẠNH HÀ, NGUYỄN VĂN DŨNG, HOÀNG HUYỀN NGỌC
E-mail: hasoil_ig@yahoo.com.vn
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 9 - 9 - 2013
1. Mở đầu
Mô hình USLE (Universal soil loss equation)
được thành lập bởi Wischmeier W.H và Smith D.D
từ năm 1978 [8] là một trong những mô hình phổ
biến dùng để tính toán lượng đất tổn thất trung
bình hàng năm cũng như dự báo xói mòn đất bình
quân trên đất dốc. Việc sử dụng mô hình này cũng
cho phép dự báo những thay đổi về xói mòn đất do
những biến đổi trong hệ thống canh tác và đề xuất
hoặc ước đoán hiệu quả của các biện pháp phòng
chống xói mòn. Ngoài ra, điều thuận lợi là mô hình
USLE đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến xói
mòn (lượng mưa, địa hình, đất, lớp phủ thực vật,
tập quán canh tác) một cách riêng biệt trong mối
tương quan chặt chẽ với nhau thể hiện trong
phương trình mất đất.
Tây Nguyên là một vùng rộng lớn có tổng diện
tích xấp xỉ 5,5 triệu ha, gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, trải dài từ
107°17’30” đến 108° 59’14” kinh Đông, 11°54’
đến 15°10’ vỹ Bắc. Địa hình Tây Nguyên khá phức
tạp, có sự phân hóa mạnh, độ cao trung bình 500 -
1.500m, độ cao thấp nhất từ 100-200m với ba cao
nguyên rộng lớn (Pleiku, Buôn Ma Thuật và Di
Linh) và hai dãy núi cao nhất là Ngọc Linh
(2.598m), Chư Yang Sin (2.405m) (hình 1). Đồng
thời, lượng mưa trung bình năm dồi dào khoảng
2.000mm, nhưng tập trung đến 85 - 90% vào mùa
mưa từ tháng VI đến tháng X. Vì vậy, khả năng
mất đất hàng năm do xói mòn trong điều kiện địa
hình dốc, mưa lớn, tập trung là rất lớn.
Gia Lai
§¾k L¾k
Kon Tum
L©m §ång
§¾k N«ng
Ia Grai
Ia Pa
C¸t Tiªn
C− Jót
TP.§μ L¹t
Di Linh
TX. Gia NghÜa
Phó ThiÖn
§¾k Glei
Sa ThÇy
Ea Sóp
Kr«ng P¾c
Ea H'Leo
Ch− Sª
Kr«ng Pa
§øc Träng
Ch− Pr«ng
Kon Pl«ng
§a Huoai
TX.PleiKu
§¾k Mil
Kr«ng A Na
Ch− P¨h
§a TÎh
Kr«ng B«ng
Ayun Pa
§¾k P¬
Ngäc Håi
L¹c D−¬ng
K«ng Chro
Tuy §øc
Kr«ng N«
Ma'§r¾k
§¾k T«
§¾k T« M¬ R«ng
TX. Kon Tum
Bu«n §«n
§øc C¬
B¶o L©m
L¾k
Kon RÉy
§¬n D−¬ng
§¾k §oa
An Khª
C−M'Gar
KR«ng N¨ng
L©m Hμ
§am R«ng
KBang
Ea Kar
TX. Bu«n Ma Thuét
§¨k R'LÊp
TX.B¶o Léc
§¾k Song
§¾k Glong
§¾k Hμ
M¨ng Yang
KR«ng Bók
700000
700000
760000
760000
820000
820000
880000
880000
940000
940000
12
70
00
0
12
70
00
0
13
60
00
0
13
60
00
0
14
50
00
0
14
50
00
0
15
40
00
0
15
40
00
0
16
30
00
0
16
30
00
0
0 40 8020
Kilometers
µ
CAM PU CHIA
LÀO
Chỉ dẫn
Tên Quốc gia
Tên tỉnh
Tên huyện
Ranh giới Quốc gia
Ranh giới tỉnh
Ranh giới huyện
Sông, suối
LÀO
Kon Tum
Ch− Sª
Hình 1. Bản đồ hình thể vùng Tây Nguyên
Nghiên cứu xói mòn đất Tây Nguyên đã được
Nguyễn Quang Mỹ tiến hành từ năm 1977 trong
Chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên bằng
phương pháp xây dựng trạm, trại, bãi - bể quan
trắc; đóng cọc kết hợp khảo sát thực địa; tổng hợp
trên bản đồ. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khách
404
quan tình hình xói mòn đất Tây Nguyên ở từng khu
vực có độ dốc, chiều dài sườn, lớp phủ thực vật
khác nhau [3, 8].
Số liệu quan trắc thực tế chứng minh mức độ
xói mòn khá mạnh ở Tây Nguyên [3]. Tuy nhiên,
nghiên cứu xói mòn theo các phương pháp trên đòi
hỏi thời gian quan trắc dài, hiệu chỉnh, xử lý số liệu
phức tạp và gặp khó khăn khi thể hiện trên bản đồ.
Bên cạnh các phương pháp thực nghiệm trên,
bài báo này giải quyết bài toán xói mòn đất Tây
Nguyên tận dụng khả năng phân tích không gian
của công nghệ GIS trong tính toán, mô hình hóa
quá trình xói mòn dựa trên phương trình USLE.
Kết quả nghiên cứu có sự chặt chẽ về mặt tính
toán, thống kê do chỉ ra sự phụ thuộc đồng thời của
xói mòn vào yếu tố mưa, độ dốc, chiều dài sườn,
loại và tính chất đất thông qua các hệ số và hiện thị
trực quan trên bản đồ. Bản thân mỗi hệ số đã được
cập nhật, tính toán và chuẩn hóa từ chuỗi số liệu
lượng mưa trung bình nhiều năm ở các trạm khí
tượng của Tây Nguyên, mô hình số độ cao (DEM)
toàn vùng, bản đồ đất chi tiết đến đơn vị loại. Từ
đó, nhanh chóng ước tính khá chính xác tiềm năng
mất đất do xói mòn. Đồng thời, môi trường GIS có
khả năng lưu trữ, xử lý số liệu phong phú, hướng
đến dự báo xói mòn đất trên phạm vi rộng.
2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương trình mất đất phổ dụng USLE:
Phương trình mất đất tổng quát hay phương
trình mất đất phổ dụng được Wischmeier và
Schmid hoàn thiện vào năm 1978 và đã được áp
dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Phương trình có
dạng như sau:
A = R.K. L.S.C.P (1)
Trong đó: A là lượng đất mất trung bình hàng
năm chuyển tới chân sườn (kg/m2.năm); R là hệ số
xói mòn do mưa (KJ.mm/m2.h.năm); K là hệ số
kháng xói của đất (kg.h/KJ.mm); L là hệ số chiều
dài sườn dốc, S là hệ số độ dốc; C là hệ số cây
trồng hoặc lớp phủ và P là hệ số canh tác bảo
vệ đất.
Tây Nguyên là vùng tương đối phức tạp về mặt
địa hình từ núi cao đến các cao nguyên, thung
lũng,... Rõ ràng, với đặc tính như vậy, việc áp dụng
USLE cho vùng cần đặc biệt quan tâm tới hệ số LS
- hệ số phản ánh ảnh hưởng của địa hình tới xói
mòn. Các hệ số khác như: K, R cũng có những đặc
điểm mang tính địa phương rõ nét nếu so sánh với
điều kiện nghiên cứu của phương trình USLE gốc.
Vì thế, để có thể sử dụng công thức USLE, nghiên
cứu áp dụng công thức của các tác giả Việt Nam đã
công bố với các khu vực có điều kiện tương tự để
tính toán hệ số R.
Thiết lập cơ sở dữ liệu trong GIS:
Với cách tiệm cận hệ thống theo từng thông số
ảnh hưởng xói mòn, USLE có thể được tính toán
bằng GIS (hình 2). Để có thể tính toán xói mòn
trên GIS, việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu.
Các thông số của mô hình (các hệ số R, LS, K)
được tính toán từ các dữ liệu đầu vào (các bản đồ).
Trong nghiên cứu này mục tiêu đặt ra là tính toán,
xây dựng bản đồ xói mòn đất tiềm năng, vậy chúng
tôi cần phải tính toán các hệ số: R, LS, K. Từ đó
dựa trên bản đồ hệ số R, bản đồ hệ số LS, bản đồ
hệ số K để thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng
Tây Nguyên và đưa ra các kết quả kèm theo.
Hình 2. Quy trình nghiên cứu xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Nguyên [6]
405
2.2. Cơ sở dữ liệu
Để đáp ứng việc tính toán xói mòn theo phương
trình USLE trên GIS, các dự liệu đầu vào thu thập
được gồm:
- Dữ liệu địa hình: bản đồ địa hình Tây Nguyên
tỷ lệ 1: 250.000 gồm các lớp thông tin chính như:
điểm độ cao, đường đồng mức, mạng lưới thủy
văn,
- Dữ liệu chuyên đề: bản đồ đẳng trị lượng
mưa, bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1: 250.000.
- Dữ liệu phụ trợ: địa giới hành chính, đường
giao thông,
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tính toán hệ số R
Mưa là yếu tố tác động trực tiếp lên bề mặt đất
phá vỡ cấu trúc đất và hình thành dòng chảy mặt để
vận chuyển lớp đất đó. Tác động của yếu tố mưa
được Wischmeier và Smith định lượng thông qua
hệ số R theo công thức:
R= EI30/1000 (2)
Trong đó: E là động năng của mưa (J/m2), I là
lượng mưa lớn nhất trong vòng 30 phút (mm/h), R
là hệ số xói mòn do mưa (KJ/m2.mm/h).
Động năng của mưa E lại được xác định theo
cường độ mưa và lượng mưa trong công thức của
Schwertmann:
Ei = (11,89+8,73.logIi)Ni
Với Ei là động năng mưa của trận thứ i, Ii là
cường độ mưa của trận thứ i, Ni là lượng mưa của
trận thứ i.
Tuy nhiên, ở nước ta, việc thống kê Ei còn khó
khăn và nhiều hạn chế. Vì vậy, phương trình tính R
phụ thuộc vào Ei hầu như không được áp dụng.
Thay vào đó, theo nhiều nhà khoa học, hệ số R có
thể được ước tính theo lượng mưa trung bình năm
hoặc tháng. Nghiên cứu này sử dụng công thức
tính R của Nguyễn Trọng Hà (1996) [2] như sau:
R = 0,548257P - 59,9 (3)
Với P là lượng mưa trung bình năm (mm/năm).
Tây Nguyên có tính chất mưa mùa, với lượng
mưa trung bình năm khoảng 2.000mm. Tuy nhiên,
lượng mưa phân bố không đồng đều theo không
gian. Với lượng mưa trung bình năm được thống
kê cho từng khu vực ở Tây Nguyên như bảng 1.
Bảng 1. Tính chất mưa ở Tây Nguyên
Kon
Tum
Pleiku Buôn Ma
Thuột
Đà
Lạt
Bảo
Lộc
Lượng mưa
trung bình
(mm)
1.852 2.447 1.936 1.820 2.878
Số ngày
mưa
trung bình
(ngày)
132 133 138 165 199
Số ngày có
mưa trên
100 mm
0,4 1,7 0,4 0,0 0,0
Nguồn: [6]
Đặc tính mưa ở từng khu vực của Tây Nguyên
đã tạo nên sự khác biệt về giá trị của hệ số R được
thể hiện trong hình 3 và bảng 2.
Hình 3. Bản đồ hệ số R vùng Tây Nguyên
Bảng 2. Kết quả xác định hệ số R
TT Giá trị R Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 300 - 500 1.257.840 23,04
2 500 - 700 2.194.674 40,20
3 700 - 1.200 1.827.716 33,48
4 > 1.200 179.283 3,28
Tổng 5.459.513 100,00
Ở bảng 2, hệ số xói mòn do mưa (R) của Tây
Nguyên được chia thành 4 cấp và chủ yếu dao
động trong khoảng 300 - 1.200 (chiếm 96,72%
DTTN), giá trị R trên 1.200 chỉ chiếm 3,28%
406
DTTN. Một số khu vực có lượng mưa không lớn
thậm chí có tháng không mưa nên hệ số R thấp 300
- 700 điển hình như tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông,
chiếm 63,24% DTTN. Cấp 700 - 1.200 xuất hiện
chủ yếu ở phía tây bắc của Tây Nguyên. Khu vực
hệ số R cao nhất là Kon Plông, Chư Sê, gây ra
sự phân dị lớn trong vùng.
3.2. Tính toán hệ số K
Cùng điều kiện khí hậu, địa hình, loại hình sử
dụng đất nhưng xói mòn ở từng loại đất khác nhau.
Đó là vì từng loại đất có khả năng kháng xói mòn
khác nhau. Khả năng kháng xói mòn của đất phụ
thuộc vào sức liên kết các thành phần của đất, được
định lượng thông qua hệ số K theo công thức của
Wischmeier là:
100K= 2,1.10-4M1,14(12-OS) + 3,25(A-2) + 2,5(D-3) (4)
Trong đó: K là hệ số xói mòn của đất (đơn vị là
T/acre.1000.foot.tonf.inch.acre-1.h-1); M là trọng
lượng cấp hạt, được xác định (%) M = (%limon +
% cát mịn) (100% - % sét); OS là hàm lượng chất
hữu cơ trong đất (%); D là hệ số phụ thuộc khả
năng tiêu thấm của đất; A là hệ số phụ thuộc vào
hình dạng, sắp xếp và loại kết cấu đất.
Theo phân loại đất Tây Nguyên có 7 nhóm đất
chính, đó là các nhóm: đất phù sa, đất xám, đất bạc
màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng trên
núi, đất thung lũng dốc tụ. Trong đó, đất hình
thành trên đá mẹ basalt thuộc nhóm đất đỏ vàng
chiếm diện tích đáng kể khiến bản đồ hệ số K có sự
khác biệt với các vùng khác. Trong nhóm đó, hệ số
K của đất nâu đỏ trên basalt 0,29 - 0,38; hệ số K
của đất nâu vàng trên basalt 0,38 - 0,40.
Bảng 3 thể hiện giá trị K cụ thể của từng loại
đất trên cơ sở khảo sát thực địa và đặc tính đất. Các
giá trị K này được nhóm gộp trong bảng 4 và thể
hiện về mặt không gian ở hình 4.
Bảng 3. Giá trị K của một số nhóm đất chính
ở Tây Nguyên
TT Ký hiệu Nhóm đất Hệ số K
1 P Nhóm đất phù sa 0,31 - 0,50
2 X Nhóm đất xám 0,14 - 0,34
3 B Nhóm đất bạc màu 0,10
4 R Nhóm đất đen 0,26 - 0,52
5 F Nhóm đất đỏ vàng 0,18 - 0,40
6 H Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi 0,20
7 D Nhóm đất thung lũng dốc tụ 0,52
Bảng 4. Phân cấp hệ số K ở Tây Nguyên
TT Hệ số K Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 < 0,15 1.053.943,3 19,30
2 0,15 - 0,25 2.673.425,1 48,97
3 0,25 - 0,35 386.252,5 7,07
4 0,35 - 0,52 1.345.892,1 24,65
Tổng 5.459.513,0 100,00
Hình 4. Bản đồ hệ số K
Nhìn chung, đất vùng Tây Nguyên có khả năng
kháng xói mòn thấp. Giá trị K cao (0,35-0,52) phân
bố tập trung, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm
Đồng và phía tây nam của tỉnh Đắk Nông chiếm
24,65% DTTN. Các giá trị K thấp (dưới 0,25) có tỷ
lệ lớn trong tổng diện tích khoảng 68% tương ứng
với hơn 3,72 triệu ha, chủ yếu ở bắc Tây Nguyên.
Ngoài ra, giá trị K trong khoảng 0,25-0,35 xuất
hiện rải rác và phân tán với diện tích gần 0,39
triệu ha.
3.3. Tính toán hệ số LS
Địa hình đóng vai trò quan trọng trong quá
trình xói mòn. Địa hình cung cấp năng lượng cho
quá trình vận chuyển vật chất xuống chân sườn
Trong đó chiều dài sườn và độ dốc địa hình là yếu
tố chủ yếu tác động đến quá trình xói mòn.
407
Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn được thể
hiện trong phương trình mất đất phổ dụng thông
qua hệ số LS, trong đó L là hệ số chiều dài sườn, S
là hệ số độ dốc.
Việc tính toán hai hệ số này trong GIS có nhiều
điểm tương đồng nên thường được gộp chung và
gọi là hệ số xói mòn do địa hình LS. Hệ số LS
được tính toán một cách chính xác trong GIS bởi
các dữ liệu địa hình, ví dụ như DEM và các dẫn
xuất của DEM. L và S lần lượt được tính theo
công thức:
L = (x/22,13)m (5)
Trong đó: L là hệ số chiều dài sườn; x là chiều
dài sườn dốc (m); m là hệ số mũ tuỳ thuộc vào độ
dốc.
S= (0,43 + 0,30S + 0,043s2)/6,613 (6)
Với s là độ dốc của sườn, đo bằng %.
Bảng 5 cho thấy các giá trị của hệ số LS ở Tây
Nguyên. Giá trị LS trong khoảng 0-2.000 và được
chia thành 8 cấp. Trong đó, giá trị LS = 0-5 chiếm
75,94% tổng diện tích (khoảng 4,1 triệu ha), phân
bố ở hầu hết phía tây của Tây Nguyên (hình 5). Giá
trị LS trên 100 chiếm dưới 1% tổng diện tích
(khoảng 0,03 triệu ha), xuất hiện ở một số nơi ở
phía bắc và đông nam của vùng. Giá trị LS từ 500 -
2.000 chiếm 0,04% DTTN, rải rác ở Đăk Glei, Đăk
Hà, K’Bang, Krông Bông và Lạc Dương. Đây là
những vùng nhạy cảm cao với xói mòn đất.
Bảng 5. Giá trị hệ số LS
TT Giá trị LS Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 0 - 5 4.145.977 75,94
2 5 - 10 369.906 6,78
3 10 - 20 465.208 8,52
4 20 - 30 205.532 3,76
5 30 - 40 101.264 1,85
6 40 - 100 134.773 2,47
7 100 - 500 34.678 0,64
8 500 - 2.000 2.175 0,04
Tổng 5.459.513 100,00
3.4. Xói mòn đất tiềm năng Tây Nguyên
Bản đồ xói mòn tiềm năng nhằm thể hiện mức
độ xói mòn với giả sử không có lớp phủ thực vật.
Trong nghiên cứu này, tiềm năng xói mòn đất ở Tây
Nguyên được thiết lập bởi ba yếu tố chính. Đó là hệ
số xói mòn đất do mưa (R), hệ số xói mòn của đất
(K) và hệ số xói mòn do địa hình (LS). Vì vậy,
phương trình áp dụng cho việc tính toán và thành lập
bản đồ xói mòn đất tiềm năng Tây Nguyên là:
P = R.K.LS (7)
Hình 5. Bản đồ hệ số LS
Phân cấp xói mòn được dựa trên tốc độ hình
thành đất là căn cứ để phân ngưỡng an toàn, là
ngưỡng cho phép đối với lượng đất có thể bị mất
hàng năm. Theo kết quả nghiên cứu của Hudson
(1982), với điều khí hậu nhiệt đới (trong đó có Việt
Nam) tốc độ hình thành đất khoảng 20 - 25
tấn/ha/năm. Đây là ngưỡng xói mòn cho phép mà
không làm suy giảm chất lượng độ phì của đất; căn
cứ vào ngưỡng xói mòn cho phép này, các nhà
nghiên cứu đã xây dựng thang cấp xói mòn. Tuỳ
theo điều kiện cụ thể của từng vùng mà xác định số
lượng các cấp xói mòn cũng như khoảng cách các
cấp. Xói mòn tiềm năng là quá trình xói mòn giả
định rằng ở khu vực nghiên cứu không có lớp thảm
phủ và các biện pháp phòng chống xói mòn. Số cấp
và khoảng cách giữa các cấp xói mòn tiềm năng
được phân chia dựa khả năng phòng chống xói
mòn của các kiểu lớp phủ khác nhau. Thông qua
việc phân cấp này, có thể thiết kế hoặc xác định
kiểu loại thảm thực vật cụ thể và độ phủ cần thiết
cho các khu vực có khả năng bị xói mòn cao để
làm sao lượng đất bị xói mòn thực tế nhỏ hơn hoặc
408
xấp xỉ lượng đất được hình thành, duy trì được độ
phì của đất.
Xói mòn tiềm năng vùng Tây Nguyên được
chia thành 5 cấp. Phân cấp xói mòn và thống kê
khả năng mất đất ở các cấp xói mòn khác nhau thể
hiện ở bảng 6. Bản đồ xói mòn tiềm năng vùng
Tây Nguyên cho thấy xói mòn tiềm năng có quan
hệ mật thiết với yếu tố địa hình của khu vực với
dấu ấn của hệ số LS (hình 6). Ảnh hưởng tương đối
của yếu tố đất đến xói mòn ở Tây Nguyên không
đáng kể. Kết quả tính toán P từ phương trình (7)
cho thấy:
Bảng 6. Phân cấp xói mòn tiềm năng vùng Tây Nguyên
Cấp Lượng xói mòn (tấn/ha/năm) [1, 4]
Lượng xói mòn trung bình
(tấn/ha/năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I: Yếu < 100 14,2 4.318.649,2 79,10
II: Trung bình 100 - 500 179,2 904.906,2 16,57
III: Mạnh 500 - 1.000 707,9 152.026,6 2,78
IV: Rất mạnh 1.000 - 1.500 1.207,2 39.539,9 0,72
V: Nguy hiểm > 1.500 3.713,4 44.391,0 0,81
Tổng 5.459.513,0 100,00
Hình 6. Bản đồ xói mòn tiềm năng Tây Nguyên
Những khu vực có địa hình tương đối bằng
phẳng hoặc thấp trũng kết hợp với lượng mưa rải rác
trong mùa mưa tạo ra phần lớn diện tích có tiềm
năng xói mòn ở cấp yếu từ 0 đến 100 tấn/ha/năm,
chiếm 79,10% DTTN của Tây Nguyên như: vùng
trũng giữa núi Kon Tum, Sa Thầy, trũng Cheo Reo -
Phú Túc, đồng bằng Ayun Pa, Krông Pa, cao
nguyên Buôn Ma Thuật, trũng Krông Pắk - Lắk,...
Cấp xói mòn trung bình (II) có 904.906,2 ha,
lượng đất xói mòn lên tới gần 180 tấn/ha/năm. Địa
hình đồi núi sót kết hợp với khả năng kháng xói
mòn thấp của lớp phủ thổ nhưỡng tạo ra phần lớn
diện tích đất có tiềm năng xói mòn trung bình
chiếm khoảng 16,57% DTTN toàn vùng, phân bố
trên địa hình đồi, núi thấp hay rìa các cao nguyên.
Xói mòn mạnh cấp III chiếm 2,78% DTTN của
vùng phân bố trên đỉnh đồi, đỉnh núi thấp, trên núi
cao trung bình ở tỉnh Kon Tum, huyện Di Linh tỉnh
Lâm Đồng với lượng đất bị xói mòn trung bình
trên 700 tấn/ha/năm. Cấp xói mòn rất mạnh và
nguy hiểm có 83.930,9 ha, trong đó xói mòn rất
mạnh ở vùng núi cao tỉnh Kon Tum. Xói mòn tiềm
năng đặc biệt nghiêm trọng ở vùng núi cao của
Kon Tum và phía đông bắc cao nguyên Kon Plông
ở cấp nguy hiểm với 44.391,0 ha chiếm 0,81%
DTTN trong điều kiện địa hình dốc, mưa lớn,
tập trung.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các khu
vực ở phía bắc và phía nam của Tây Nguyên đều
chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố xói mòn do địa
hình hoặc xói mòn do mưa. Đặc biệt, khu vực có
tiềm năng xói mòn mạnh trở lên chịu ảnh hưởng
đồng thời của hai yếu tố này. Điều này cho thấy, sự
ảnh hưởng của hai hợp phần chế độ mưa và địa
hình đến xói mòn là rất lớn, có ý nghĩa quyết định
đến xói mòn nếu chưa tính tới hợp phần lớp phủ
thực vật. Đồng thời cũng khẳng định rằng cần chú
trọng những vùng này trong công tác qui hoạch sử
dụng đất vùng miền núi nhằm giảm thiểu nguy cơ
xói mòn.
4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu xói mòn đất ở
Tây Nguyên
Trên quy mô lớn, muốn chống xói mòn phải
trồng các đai rừng phòng hộ. Việc giữ và trồng
thêm rừng phải được thiết kế sao cho phát huy hết
tác dụng chắn gió, giữ nước, điều tiết khí hậu, giữ
409
đất của rừng. Đối với những khu vực quy mô nhỏ
hơn, ngoài trồng rừng, khi canh tác cần sử dụng kết
hợp nhiều biện pháp chống xói mòn để đạt hiệu
quả cao [3]. Việc trồng rừng và phát triển lâm
nghiệp ở vùng núi cao và áp dụng nông lâm kết
hợp ở vùng núi thấp để chống xói mòn, thoái hoá
đất đồng thời đảm bảo cân bằng vật chất. Vùng có
khả năng sản xuất nông nghiệp nên phát triển cây
lương thực, hoa màu ở độ dốc nhỏ hơn 3o, còn lại
ưu tiên trồng cây công nghiệp dài ngày là thế mạnh
của Tây Nguyên và độ che phủ tốt như cao su, cà
phê, hồ tiêu,... Cây ăn quả đặc sản: sầu riêng, xoài,
mít nghệ, bơ sáp, Một cơ cấu tổ chức vùng hợp
lý sẽ giải quyết tác động của quá trình xói mòn
cũng như giảm thiểu tai biến thiên nhiên như: lũ
quét, sạt lở, trượt lở đất.
Vùng có tiềm năng xói mòn đất yếu nhỏ hơn
100 tấn/ha/năm cũng là vùng thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp nhưng cần cải tạo đất thường
xuyên nhằm ngăn ngừa, hạn chế thoái hóa đất xói
mòn, rửa trôi theo chiều sâu. Các mô hình nông
lâm kết hợp có thể áp dụng như: VAC (vườn - ao -
chuồng), RVAC (rừng - vườn - ao - chuồng),
SALT-1 (kỹ thuật canh tác trên đất dốc), SALT-4
(hệ thống nông - lâm - cây ăn quả), mô hình vườn -
cây rừng, vườn - cây công nghiệp, vườn - cây
ăn quả.
Vùng có tiềm năng xói mòn đất trung bình từ
100 - 500 tấn/ha/năm, canh tác nông nghiệp cần sử
dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất,
chống xói mòn nghiêm ngặt và áp dụng mô hình
nông lâm kết hợp như: mô hình rừng - nương -
vườn - ruộng, rừng - nương - vườn, RVAC, SALT-
2 (hệ thống nông - lâm - đồng cỏ), SALT-3 (canh
tác nông - lâm kết hợp bền vững).
Vùng có tiềm năng xói mòn đất mạnh từ 500 -
1.000 tấn/ha/ năm, canh tác nông nghiệp hạn chế,
ưu tiên khoanh nuôi hoặc trồng mới rừng với một
số giống cây bản địa của Tây Nguyên như: bời lời
đỏ, giổi xanh, sao đen, dầu rái, tếch, thông 3 lá,...
Lựa chọn cây gỗ có ngưỡng thích nghi sinh thái
rộng, sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cho
rừng sản xuất như: muồng đen, keo lá tràm, keo tai
tượng, xoan,... và phát triển cây dược liệu đặc hữu
ở vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum); Di Linh, Đà Lạt
(Lâm Đồng). Đồng thời, có thể trồng xen các loại
cây ngắn ngày trong các thời kỳ sinh trưởng khác
nhau của rừng để gia tăng hiệu quả kinh tế, tận
dụng diện tích đất trống và tăng độ che phủ đất
trong mùa mưa.
Vùng có tiềm năng xói mòn rất mạnh (1.000 -
1.500 tấn/ha/năm) và nguy hiểm (trên 1.500
tấn/ha/năm) cần được quan tâm đặc biệt khi xây
dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất, nhằm
giảm thiểu nguy cơ xói mòn. Các vùng này chỉ nên
bảo tồn rừng, khoanh nuôi, tăng cường độ che phủ
của rừng.
5. Kết luận
Ứng dụng mô hình hóa xói mòn (USLE) và hệ
thông tin địa lý (GIS) cho thấy tính toán xói mòn
đất tiềm năng có nhiều thuận lợi so với phương
pháp truyền thống. Bản đồ xói mòn đất tiềm năng
vùng Tây Nguyên là kết quả của sự tác động qua
lại của các yếu tố tự nhiên thông qua các chỉ số xói
mòn (R, K, LS). Lượng mưa không đồng đều, đặc
tính riêng của từng loại đất, và sự chi phối của yếu
tố địa hình đã tạo nên sự khác biệt về mức độ mất
đất do xói mòn ở các khu vực khác nhau.
Xói mòn ở Tây Nguyên chịu sự chi phối chủ
yếu của độ dốc chiều dài sườn và lượng mưa trong
khi yếu tố thổ nhưỡng không ảnh hưởng mạnh đến
sự mất đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy xói mòn
tiềm năng Tây Nguyên có thể được chia thành 5
cấp. Tiềm năng xói mòn cấp I (0-100 tấn/ha/năm)
chiếm tỷ lệ lớn nhất 79,10% DTTN toàn vùng,
tiềm năng xói mòn cấp II (100-500 tấn/ha/năm)
chiếm khoảng 16,57% DTTN, tiềm năng xói mòn
mạnh đến nguy hiểm (cấp III,IV,V) chỉ chiếm
4,31% DTTN.
Hạn chế xói mòn đất Tây Nguyên chính là làm
giảm ảnh hưởng của yếu tố mưa và địa hình tới quá
trình xói mòn đất thông qua việc tăng cường vai trò
của lớp phủ thực vật và phương thức canh tác. Lựa
chọn các mô hình canh tác phù hợp với điều kiện
thực tế của vùng.
Việc sử dụng GIS để tính toán, các sai số có thể
do tính toán đều có thể được loại trừ phần lớn
(ngoại trừ sai số do nhập dữ liệu). Lúc này, độ
chính xác của mô hình chỉ còn phụ thuộc vào việc
xác định các tham số. Cần tiếp tục những nghiên
cứu mang tính thực nghiệm để chuẩn hóa các hệ số
phù hợp với điều kiện địa phương trong phương
trình USLE.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Nguyễn Mạnh Hà, 2012: Nghiên cứu thoái
hóa đất lưu vực sông Chảy nhằm khai thác hợp lý
tài nguyên và môi trường đất. Luận án Tiến sĩ Địa
410
lý, Viện Địa lý, Hà Nội, 146 trang.
[2] Nguyễn Trọng Hà, 1996: Xác định các yếu
tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên
đất dốc, Luận án PTS KH-KT, trường Đại học
Thủy lợi, Hà Nội, 140 trang.
[3] Nguyễn Quang Mỹ, 2005: Xói mòn đất hiện
đại và các biện pháp chống xói mòn. NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội, 266 trang.
[4] Nguyễn Văn Nhưng (chủ biên), 1997: Bản
đồ xói mòn đất tiềm năng Việt Nam (phần đất liền
tỷ lệ 1:1.000.000). Báo cáo khoa học. Viện Địa lý,
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia, Hà Nội, 40 trang.
[5] Vũ Anh Tuân, 2004: Nghiên cứu biến động
hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó
tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng
phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý.
Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 159 trang.
[6] Nguyễn Khanh Vân, 2000: Biểu đồ sinh khí
hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, 126 trang.
[7] Wischmeier, W.H, 1978: Use and Misure of
the Universal soil loss Equation, J. Soil and
Wat.Conserv. 31, 5-9.
[8] Wischmeier, W.H and Smith D.D, 1978:
Predicting Rainfall Erosion Losses, USDA Agr.
Res.Serv. Handbook 537.
SUMMARY
Application of USLE and GIS tool to predict soil erosion potential and proposal land cover solutions
to reduce soil loss in Tay Nguyen
Soil erosion is the main reason of the soil degradation in the mountain and plateau areas in Vietnam. Soil in Tay
Nguyen are losing productivity because erosion. This research was used the Universal Soil Loss Equation (USLE) was
established by Wischmeier W.H and Smith D.D, together with Geographical Information System (GIS) tool and soil
profile in the fields to establish soil erosion potential map and assess soil loss level in each part of Tay Nguyen. The soil
erosion level I was occupied 79,10% of the total area; the soil erosion level II was hold 16,57% of the total area; the soil
erosion level III was occupied 2,78% of the total area; and each or the level IV and V weren’t over 1% of the total area.
In Tay Nguyen can be applied many methods for protecting soil avoid erosion. That are using land cover (including
vegetation and cultivate method) as forest reproduction with native plants ; using agro-forestry models in the slope land;
planting the suitable vegetation or crop; and ensuring that slope land has dense vegetation cover during the rain reason.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4126_14627_1_pb_9572_2107855.pdf