BÀN LUẬN
Test RT-PCR khảo sát 30 mẫu huyết thanh của những bệnh nhi theo dõi sốt xuất huyết
ghi nhận được 24 trường hợp RT-PCR cho kết quả dương tính, 80% (Bảng 3). Kết quả này
tương đối phù hợp với một số tác giả khác như: Hồ Minh Châu 80%, Đỗ Quang Hà 77%,
Nguyễn Trung Lập 63%.
Kết quả dương tính trong 3 ngày đầu của bệnh (Bảng 3.4), và ngày đầu tiên của
bệnh.cho thấy được thế mạnh của RT-PCR trong việc chẩn đoán sớm bệnh.Trong các ca RTPCR cho kết quả dương tính thì test nhanh chẩn đoán sốt xuất huyết là 18/29 (62%)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào RT-PCR và test nhanh, nhằm để so sánh mức
độ phù hợp giữa hai xét nghiệm này trong chẩn đoán SXH. Kết quả khác biệt giữa hai xét
nghiệm là có ý nghĩa (p = 0,01). Điều này có nghĩa là RT-PCR cho kết quả chẩn đoán bệnh
chính xác, còn test nhanh chẩn đoán sốt xuất huyết chỉ giúp gợi ý chẩn đoán, phải kết hợp
thêm với lâm sàng thì không bỏ sót những trường hợp mà test nhanh cho kết quả dương
tính giả, âm tính giả.
RT-PCR định týp vi-rút Dengue
Kết quả cho thấy týp vi-rút dengueI là 70,8%, týp vi-rút dengueII (12,5%) và týp vi-rút
dengue III (16,7%). Tuy nhiên, không phát hiện týp vi-rút dengue 4 trong thời điểm này
(Bảng 7). Cần Thơ (8DEN-2, 2DEN-1), Hậu Giang (7DEN-2, 2DEN-3) và Vĩnh Long (1DEN-
1, 2DEN-2, 2DEN-3).
KẾT LUẬN
- Kỹ thuật RT-PCR có thể chẩn đoán xác định sớm SXH-D trong 3 ngày đầu của bệnh.
- Kỹ thuật RT-PCR định týp vi-rút dengue trong quý IV năm 2006 cho kết quả sau: týp
vi-rút dengue 2 là týp chủ yếu (70,8%), týp vi-rút dengue 1 chiếm 12,5%, týp vi-rút dengue 3
chiếm 16,7%, không có xuất hiện týp vi-rút dengue 4 ở thời điểm lấy mẫu, tập trung ở 3 tỉnh
Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, bốn trường hợp SXH-D độ III đều rơi vào týp vi-rút
dengue 2 (16,7%).
- Chẩn đoán giữa RT-PCR với WHO là phù hợp.
- Sự khác biệt giữa RT-PCR với test nhanh trong chẩn đoán SXH-D là RT-PCR cho kết
quả chẩn đoán bệnh chính xác, còn test nhanh chẩn đoán sốt xuất chỉ giúp gợi ý chẩn đoán.
- Kỹ thuật RT-PCR có giá trị tốt để chẩn đoán, định týp vi-rút, mở rộng nghiên cứu về
gen và phả hệ của vi-rút dengue trong tương lai
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng RT-PCR để chẩn đoán sớm virus Dengue ở bệnh nhi sốt xuất huyết tại Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 262
ỨNG DỤNG RT-PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN SỚM VIRUS DENGUE
Ở BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CẦN THƠ
Phạm Hùng Lực*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Vấn đề chẩn đoán sốt xuất huyết trong thời kỳ đầu của bệnh là khó, lâm sàng chưa rõ ràng, đòi
hỏi cận lâm sàng như Mac-ELISA, kỹ thuật RT-PCR (reverse transcription–polymerase chain reaction) sẽ chẩn
đoán nhanh, nhạy và đặc hiệu SXH-D, phân loại vi-rút dengue.
Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR phát hiện sớm và chính xác vi-rút dengue trong máu
bệnh nhi sốt xuất huyết giúp bác sĩ lâm sàng xác định sớm SXH-D.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu áp dụng kỷ thuật RT-PCR để xác định virus Dengue
trong máu bệnh nhi đang bị bệnh sốt xuất huyết dengue trong vòng 3 ngày đầu tiên mắc bệnh. 30 ca trẻ bệnh Sốt
xuất huyết Dengue đang nằm theo dõi điều trị trong bệnh viện Nhi đồng Cần thơ đã được chọn v ào nghiên cứu,
năm 2006. Số liệu được phân tích bởi chương trình SPSS để đo lường xác xuất các biến số.
Kết quả nghiên cứu: đã chỉ rõ Kỷ thuật RT-PCR có khả năng xác định 80% virus sốt xuất huyết trong
vòng 3 ngày đầu mắc bệnh sốt xuất huyết.
- RT-PCR có thể định rõ các typ virus DenI, DenII, DenIII tại Cần Thơ trong năm 2006.
- RT-PCR có giá trị chẩn đoán nhanh và chính xác Virus Dengue trong sốt xuất huyết.
Kết luận: Kỷ thuật RT-PCR có khả năng xác định 80% virus sốt xuất huyết trong vòng 3 ngày đầu mắc
bệnh sốt xuất huyết.Do đó có thể dùng phổ cập trên lâm sàng.
ABSTRACT
USING RT-PCR TEST TO IDENTIFY DENGUE VIRUS IN CHILDREN OF CASES DENGUE
HEMORRHAGIC FEVER DURING EARLY DAYS IN CANTHO
Pham Hung Luc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 263 - 267
Background: The diagnosis of Dengue fever during early days is dificulty, clinical symtoms are not clear, It
is required doing some specicial tests to confirm virus Dengue. As Elisa test,RT-PCR test are necessary.
Objective: To use RT-PCR test to identify Dengue virus in the blood of patients.
Method: This study is applied RT-PCR technic to identify virus Dengue in blood of the cases Dengue
hemorrhagic fever durring the first 3 day of disease. 30 children of cases Dengue hemorrhagic fever in the
Children hospital of Cantho to be selected in research, in the year 2006. Data was analized by SPSS pragramme to
measure the frequency of variables.
Rresult: This study was showed that RT-PCR technic is capable to determine 80% of cases Dengue Fever
Virus durring the first 3 day of disease.
- RT-PCR can identify Dengue type I, type II, Type III at Cantho in the year 2006.
- RT-PCR is a value test to diagnosis Virus Dengue in case of hemorrhagic fever dengue.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) do vi-rút
dengue thuộc 4 týp (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và
DEN-4) và lây truyền qua muỗi Aedes
aegypti(6,16,26). Theo báo cáo năm 1999 của Bộ Y tế,
SXH-D ở nước ta có tỷ lệ chết/mắc trung bình là
0,23%. Bệnh có nhiều thể lâm sàng, thể nhẹ có
sốt phát ban đến thể nặng có xuất huyết dễ dẫn
*Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 263
đến tử vong nếu không được xử trí tích cực kịp
thời.
Về điều trị, chủ yếu là bồi hoàn dịch một
cách thận trọng, đủ và đúng. Vì vậy, việc chẩn
đoán sớm và nhanh có ý nghĩa rất lớn với kết
quả điều trị và diễn tiến của bệnh. Vấn đề là
những ngày đầu của bệnh khó chẩn đoán là do
sốt xuất huyết, lâm sàng chưa rõ ràng, đòi hỏi
cận lâm sàng như Mac-ELISA, sắc ký miễn dịch,
kỹ thuật RT-PCR (reverse transcription–
polymerase chain reaction) sẽ chẩn đoán nhanh,
nhạy và đặc hiệu SXH-D, có khả năng phân loại
vi-rút dengue. Nghiên cứu này ứng dụng kỹ
thuật RT-PCR phát hiện sớm và chính xác vi-rút
dengue trong máu bệnh nhi sốt xuất huyết giúp
bác sĩ lâm sàng xác định sớm SXH-D.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để phát hiện
sớm vi-rút dengue ở bệnh nhi sốt xuất.
2. Xác định týp vi-rút dengue bằng kỹ thuật
RT-PCR.
3. Xác định giá trị của RT-PCR với xét
nghiệm chẩn đoán nhanh và chẩn đoán dựa theo
tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới trong việc chẩn
đoán sớm bệnh sốt xuất huyết.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các bệnh nhi theo dõi SXH-D vào điều trị tại
khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng Cần
Thơ từ 01/10/2006 đến 31/12/2006.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tuổi ≤ 15h, Sốt cao
( ≥ 390C) từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 của bệnh
không có tiêu điểm nhiễm trùng. Có dấu dây
thắt dương tính hoặc biểu hiện những dấu xuất
huyết.
* Tiêu chuẩn loại trừ: + Những bệnh nhi mắc
các bệnh khác như xuất huyết giảm tiểu cầu,
thiếu máu tán, huyết tự miễn, viêm đa khớp
dạng thấp, lupus, suy tủy, leucemie,
hemophilie,..
+ Sốt ≥ 4 ngày kèm hay không kèm dấu xuất
huyết.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tuy nhiên do
kinh phí có hạn không cho phép nghiên cứu
mẫu lớn cho nên chúng tôi chọn cỡ mẫu 30 là cỡ
mẫu nhỏ nhất nhưng vẫn đáp ứng được độ tin
cậy trong thống kê số liệu.
Sơ đồ nghiên cứu:
Bệnh nhi theo dõi SXH-D
Rút máu
Trích huyết thanh
Kỹ thuật RT-PCR
(ngay sau nhập viện)
Test nhanh
(ngày 5 của bệnh)
Phân loại vi-rút
Dengue
Công thức máu:
- Hematocrite
- Tiểu cầu
- Bạch cầu
- Công thức bạch cầu
Chẩn đoán SXH-
D
Thu thập số liệu
Xử lý số liệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 264
Phương pháp thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhi đúng với tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nhóm nghiên cứu, sẽ
được khám và làm các xét nghiệm, theo dõi diễn tiến bệnh cho đến khi ra viện hay tử vong
và được thu thập số liệu theo bộ thu thập số liệu soạn sẵn ở phần phụ lục.
Các xét nghiệm được thực hiện trên mỗi bệnh nhi:
+ Công thức máu: Hematocrite, tiểu cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu.
+ Xét nghiệm chẩn đoán nhanh sốt xuất huyết.
+ Kỹ thuật RT-PCR.
Phân tích số liệu
Nhập và phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 12.0. Từ đó tính tỷ lệ các bảng phân phối
tần suất hay vẽ biểu đồ. Dùng phép kiểm định 2χ hoặc phép kiểm định Fisher’s Exact Test ở
bảng 2×2. Phân tích, so sánh, diễn giải kết quả.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, chọn được 30 bệnh nhi
đạt điều kiện chọn mẫu, qua theo dõi không có trường hợp nào tử vong.
Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới
Nhóm tuổi Nam % Nữ % n (%)
< 7 tuổi 3(10) 1(3,3) 4(13,3)
7-11 tuổi 4(13,3) 8(26,7) 12(40)
12-15 tuổi 8(26,7) 6(20) 14(46,7)
Tổng số 15 15 30
Nhận xét: Trong 30 mẫu nghiên cứu có 15 nam (50%) và 15 nữ (50%).
Nhóm tuổi 12 - 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (46,7%).
Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới và địa dư
Địa dư Nam(%) Nữ(%) n(%)
Cần Thơ 7(23,3) 6(20) 13(43,3)
Hậu Giang 5(16,7) 6(20) 11(36,7)
Vĩnh Long 3(10) 3(10) 6(20)
Tổng số 15 15 30
Nhận xét: Ca bệnh ở Cần Thơ chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%, nam 23,3%, nữ 20%.
Kết quả RT-PCR
Bảng 3: Kết quả RT-PCR
RT-PCR (%)
Dương tính 24 (80)
Âm tính 06(20)
Tổng số 30(100)
Nhận xét: Kết quả RT-PCR có 24/30 mẫu huyết thanh dương tính (80%).
Bảng 4: Kết quả RT-PCR phát hiện vi-rút dengue theo số ngày sốt
Số ngày sốt Dengue (+) (%) Dengue (-) (%) n (%)
Ngày 1 1(3,3) 0 1(3,3)
Ngày 2 8(26,7) 0 8(26,7)
Ngày 3 15(50) 6(20) 21(70)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 265
Tổng số 24 6 30
Nhận xét: Có 15 mẫu nghiên cứu có kết quả RT-PCR dương tính vào ngày thứ 3 của bệnh (50%), 8
mẫu nghiên cứu dương tính ở ngày thứ 2 của bệnh (26,7%), có 1 trường hợp cho kết quả dương tính
vào ngày đầu tiên của bệnh (3,3%).
Bảng 5: Kết quả RT-PCR phát hiện vi-rút dengue theo tuổi và giới của bệnh nhi
Nam Nữ Tổng số Nhóm
tuổi Dengue (+)
Dengue
(-)
Dengue
(+)
Dengue
(-)
< 7 tuổi 3 0 0 1 4
7-11tuổi 3 1 7 1 12
12-15 tuổi 6 2 5 1 14
Tổng số 12 3 12 3 30
Ở nhóm tuổi 12 - 15 tuổi có 11 trường hợp RT-PCR dương tính, (6 nam, 5 nữ) và ở nhóm
< 7 tuổi có 3 trường hợp RT-PCR dương tính chỉ gặp ở nam.
Bảng 6: Kết quả RT-PCR và xét nghiệm chẩn đoán nhanh sốt xuất huyết
RT-PCR
Dương
tính
Âm
tính
n % n %
Tổng
số
P và Test
Dương
tính 18 94,7 2 5,3 19 Test
nhanh Âm tính 6 60 4 40 10
Tổng số 24 6 29
541,52 =χ
p = 0,019
Nhận xét: Có 94,7% ca RT-PCR dương tính và test nhanh dương tính, nhưng chỉ có 60% trường
hợp RT-PCR dương tính trong khi test nhanh âm tính. Sự khác biệt về RT-PCR so với test nhanh có
ý nghĩa thống kê ( 541,52 =χ , p = 0,019).
Kết quả RT-PCR định týp vi-rút Dengue
Bảng 7: Kết quả RT-PCR định týp vi-rút dengue
Týp vi-rút dengue n %
DEN-1 3 12
DEN-2 17 70,8
DEN-3 4 16,7
Nhận xét: Kết quả định týp vi-rút dengue chỉ thu được ba týp (DEN-1, DEN-2 và DEN-3), trong đó
DEN-2 chiếm tỷ lệ cao nhất 70,8%.
Bảng 8: Kết quả định týp vi-rút dengue theo giới tính và địa dư
Nam Nữ
Địa dư DEN
-1
DEN
-2
DEN
-3
Tổn
g
DEN
-1
DEN
-2
DEN
-3
Tổn
g
Tổng
số
Cần Thơ 0 4 0 4 2 4 0 6 10
Hậu
Giang 0 3 2 5 0 4 0 4 9
Vĩnh
Long 1 0 2 3 0 2 0 2 5
Tổng số 1 7 4 12 2 10 0 12 24
Nhận xét: Týp DEN-3 không gặp ở nữ và ở Cần Thơ, DEN-1 không gặp ở Hậu Giang.
Bảng 9: Mối liên quan giữa týp vi-rút dengue và phân độ lâm sàng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 266
Phân độ lâm sàng
Độ I+II % Độ III %
n %
DEN-1 3 12,5 0 0 3 12,5
DEN-2 13 54,1 4 16,7 17 70,8 Týp vi-rút dengue
DEN-3 4 16,7 0 0 4 16,7
Tổng số 20 83,3 4 16,7 24 100
Nhận xét: Có 4 trường hợp SXH-D độ III (16,7%) đều là DEN-2.
Chẩn đoán SXH-D theo tổ chức y tế thế giới
Bảng 10: Chẩn đoán SXH-D (WHO)
SXH-D (WHO) (%)
Có bệnh 24 80
Không bệnh 06 20
Tổng số 30 100
Nhận xét: Có 24/30 (80%) chẩn đoán SXH-D theo WHO.
Bảng 11: Số ngày chẩn đoán SXH-D theo WHO
Chẩn đoán SXH-D (WHO) (%)
Ngày 3 13 54,1
Ngày 4 9 37,5
Ngày 5 1 4,2
Ngày 6 1 4,2
Tổng số 24 100
Nhận xét: Có 13 trường hợp (54,1%) được chẩn đoán vào ngày 3 và 1 trường hợp (4,2%) được chẩn
đoán vào ngày 5, ngày 6.
BÀN LUẬN
Test RT-PCR khảo sát 30 mẫu huyết thanh của những bệnh nhi theo dõi sốt xuất huyết
ghi nhận được 24 trường hợp RT-PCR cho kết quả dương tính, 80% (Bảng 3). Kết quả này
tương đối phù hợp với một số tác giả khác như: Hồ Minh Châu 80%, Đỗ Quang Hà 77%,
Nguyễn Trung Lập 63%.
Kết quả dương tính trong 3 ngày đầu của bệnh (Bảng 3.4), và ngày đầu tiên của
bệnh.cho thấy được thế mạnh của RT-PCR trong việc chẩn đoán sớm bệnh.Trong các ca RT-
PCR cho kết quả dương tính thì test nhanh chẩn đoán sốt xuất huyết là 18/29 (62%)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào RT-PCR và test nhanh, nhằm để so sánh mức
độ phù hợp giữa hai xét nghiệm này trong chẩn đoán SXH. Kết quả khác biệt giữa hai xét
nghiệm là có ý nghĩa (p = 0,01). Điều này có nghĩa là RT-PCR cho kết quả chẩn đoán bệnh
chính xác, còn test nhanh chẩn đoán sốt xuất huyết chỉ giúp gợi ý chẩn đoán, phải kết hợp
thêm với lâm sàng thì không bỏ sót những trường hợp mà test nhanh cho kết quả dương
tính giả, âm tính giả.
RT-PCR định týp vi-rút Dengue
Kết quả cho thấy týp vi-rút dengueI là 70,8%, týp vi-rút dengueII (12,5%) và týp vi-rút
dengue III (16,7%). Tuy nhiên, không phát hiện týp vi-rút dengue 4 trong thời điểm này
(Bảng 7). Cần Thơ (8DEN-2, 2DEN-1), Hậu Giang (7DEN-2, 2DEN-3) và Vĩnh Long (1DEN-
1, 2DEN-2, 2DEN-3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 267
KẾT LUẬN
- Kỹ thuật RT-PCR có thể chẩn đoán xác định sớm SXH-D trong 3 ngày đầu của bệnh.
- Kỹ thuật RT-PCR định týp vi-rút dengue trong quý IV năm 2006 cho kết quả sau: týp
vi-rút dengue 2 là týp chủ yếu (70,8%), týp vi-rút dengue 1 chiếm 12,5%, týp vi-rút dengue 3
chiếm 16,7%, không có xuất hiện týp vi-rút dengue 4 ở thời điểm lấy mẫu, tập trung ở 3 tỉnh
Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, bốn trường hợp SXH-D độ III đều rơi vào týp vi-rút
dengue 2 (16,7%).
- Chẩn đoán giữa RT-PCR với WHO là phù hợp.
- Sự khác biệt giữa RT-PCR với test nhanh trong chẩn đoán SXH-D là RT-PCR cho kết
quả chẩn đoán bệnh chính xác, còn test nhanh chẩn đoán sốt xuất chỉ giúp gợi ý chẩn đoán.
- Kỹ thuật RT-PCR có giá trị tốt để chẩn đoán, định týp vi-rút, mở rộng nghiên cứu về
gen và phả hệ của vi-rút dengue trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đại (1999), Dengue xuất huyết, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Cao Minh Thắng, Vũ Thị Quế Hương, Vũ Thiên Thu Ngữ và cs, “Tình hình giám sát huyết thanh – virút bệnh Sốt xuất
huyết Dengue khu vực phía Nam năm 2005”,
3. Đỗ Quang Hà (2003), Virút Dengue và dịch sốt xuất huyết, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
4. Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Quế Hương, Huỳnh Thị Kim Loan và cs (1998), “Dịch sốt xuất huyết Dengue tại miền Nam Việt
Nam từ 1985 đến 1996”, Thời sự Y Dược học, Tập 3 (Số 1), tr. 30-35.
5. Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Quế Hương, Huỳnh Thị Kim Loan và cs (1998), “Dịch sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh phía Nam
từ 1995-1997”, Thời sự Y Dược học, Tập 3 (Số đặc biệt), tr. 259-263.
6. Đông Thị Hoài Tâm (2006), “Bệnh sốt xuất huyết Dengue”, Bệnh học truyền nhiễm, Bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 262-273.
7. Grobusch, MP., M. Niedrig, K. Gobels, et al (2006), “Evaluation of the use of RT-PCR for the early diagnosis of dengue
fever”, Clin Microbiol Infect, 12(4), p. 395-397.
8. Gubler, D.J. (1996), “Serological diagnosis of Dengue Fever/Dengue Haemorrhagic Fever”, Dengue bulletin (WHO), p. 20-
23.
9. Haldstead, S.B. (1992), “Dengue and Dengue Haemorrhagic Fever”, Textbook of Pediatric Infectious Disease, 3rd ed., p. 1475-
1482.
10. Harrison (1999), “Các bệnh nhiễm trùng do Arbovirus”, Các nguyên lý Y học Nội khoa, Tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 664-
685.
11.
12.
13. Lê Bích Liên, Nguyễn Trọng Lân (2003), “Chẩn đoán sớm sốt xuất huyết dengue bằng xét nghiệm sắc ký miễn dịch
nhanh”, Thời sự Y Dược học, Tập 7 (Số 1), tr. 169-175.
14. Lê Bích Liên, Nguyễn Trọng Lân, Nguyễn Thanh Hùng, và cs, “Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue với phản ứng khuếch
đại chuỗi gen (PCR)”, Báo cáo khoa học về một vấn đề mới về sốt xuất huyết khu vực phía Nam 1995, Bệnh viện Nhi đồng I tháng
3/1996.
15. Nguyễn Công Khanh (2001), Tiếp cận chẩn đoán nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
16. Nguyễn Duy Thanh (1992), “Bệnh Dengue sốt xuất huyết”, Bệnh truyền nhiễm, Khoa Y, Trường Đại học Cần Thơ - Sở Y tế
Sóc Trăng, tr. 289-328.
17. Nguyễn Hữu Chí (1997), “Bệnh sốt xuất huyết Dengue”, Bệnh học truyền nhiễm, Bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 305-323.
18. Nguyễn Thanh Bảo (2004), “Virút Dengue”, Virút học, Bộ môn Vi sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 119-
128.
19. Nguyễn Trọng Lân (2004), Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học.
20. Nguyễn Trung Lập, Đào Trọng Tường, Phạm Hùng Vân và cs (2001), “Đoán sớm bệnh sốt xuất huyết kết quả nghiên cứu
tại Trung tâm Y tế Thoại Sơn, An Giang”, Hội nghị khoa học Kỹ thuật Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
21. Phạm Hùng Vân, “Phản ứng chuỗi polymerase (PCR), một cuộc đại cách mạng trong sinh học phân tử” (1996),
22. Phạm Hùng Vân, “Sốt xuất huyết–có khả năng chẩn đoán sớm được không?”
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 268
23. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Phạm Thanh Nhân, Nguyễn Văn Thịnh và cs, “Chế tạo bộ thử nghiệm RT-PCR phát hiện và
định týp dengue vi-rút”,
24. Phạm Song (2000), “Đănggơ xuất huyết”, Bách khoa thư bệnh học 1, Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, tr. 157- 161.
25. Phan Quý Nam (2004), Chuyên đề sốt xuất huyết, Nhà xuất bản thực hành thành phố Hồ Chí Minh.
26. Tạ Văn Trầm, Nguyễn Trọng Lân, “Tình hình sốt xuất huyết và hướng nghiên cứu ngày nay”, Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, Tập 4 (Số 4), tr. 189-195.
27. Tài liệu phát tay Bộ môn Truyền nhiễm (1999), “Bệnh sốt xuất huyết Dengue”, Trường Đại Học Y Hà Nội, Dự án Việt
Nam - Hà Lan, Hà Nội, tr. 87-96.
28. Vũ Thị Quế Hương (2004), “Sinh học phân tử của vi-rút Dengue – Các ứng dụng trong chẩn đoán và nghiên cứu bệnh sốt
xuất huyết Dengue”, Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học, tr. 140-179.
Vũ Thị Quế Hương, Đỗ Quang Hà, Nguyễn Trọng Lân và cs, “Chẩn đoán sớm và
tìm hiểu giai đoạn nhiễm vi-rút huyết trong bệnh Dengue xuất huyết bằng kỹ thuật RT-
PCR”,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_rt_pcr_de_chan_doan_som_virus_dengue_o_benh_nhi_sot.pdf