Kết quả bệnh nhân sau mổ theo thang điểm
GOS khi xuất viện
Hầu hết các trường họp phẫu thuật u não sử
dụng vi phẫu và SA dẫn đường đều xuất viện
với chức năng thần kinh bình thường không xấu
hơn so với trước mổ (91.42%). Có 2 trường hợp
bệnh nhân nặng mặc dù cố gắng cứu sinh mạng
nhưng bệnh nhân vẫn có khiếm khuyết một
phần chức năng thần kinh và một trường hợp tử
vong do u lớn xuất huyết trong u.
Biến chứng phẫu thuật
Phẫu thuật thần kinh là một phẫu thuật
phức tạp cũng như các loại phẫu thuật khác đều
có một tỷ lệ nhiễm trùng, trong lô nghiên cứu
của chúng tôi có một cas máu tụ hố mổ, sau
chụp CT kiểm tra mổ lại, được hồi phục sau 2
tuần điều trị, 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
được cấy kháng sinh đồ điều trị sau 3 tuần thì
hồi phục và xuất viện có 1 trường hợp tử vong
do u lớn vùng đồi thị u chảy máu nhiều mặc dù
phẫu thuật lấy toàn bộ u sau mổ có hiện tượng
nhồi máu bán cầu não dẫn đến tử vong
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng siêu âm trong phẫu thuật u não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 52
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG PHẪU THUẬT U NÃO
Nguyễn Hồng Hà*, Dương Thanh Tùng*, Lê Cao Thắng*, Trần Hoàng Ngọc Anh*, Lê Trọng Nghĩa*,
Võ Tấn Sơn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u não trong trục trên lều và đánh giá vai trò
của siêu âm trong phẫu thuật u não trong việc định vị khối u, xác định ranh giới của u và đánh giá mức độ cắt
rộng u.
Phương pháp: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca u não có ứng dụng siêu âm trong mổ từ 8/2010- 4/ 2012
tại Bv Nhân dân Gia Định và BV Đại Học Y Dược. Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, hình
ảnh học, kết quả điều trị, phân loại u theo vị trí và giãi phẫu bệnh. Đánh giá kết quả bằng thang điểm GOS
tại thời điểm xuất viện.
Kết quả: Trong 18 tháng chúng tôi thực hiện phẫu thuật 35 trường hợp u não, tỷ lệ nam:nữ = 19:16, tuổi
trung bình 44 tuổi, bệnh nhân nhỏ nhất 19 tuổi, lớn nhất 67 tuổi. Tỷ lệ nam / nữ: 1,2/1. Biểu hiện lâm sàng chủ
yếu là tăng áp lực nội sọ chiếm (51,43%) và dấu thần kinh khu trú (21%). Với phân bố u ở trán (31,43%), thái
dương trong (42,86%) chủ yếu là u dạng hỗn hợp (88,6%), với u có kích thước lớn nhất là 6cm, nhỏ nhất 1,2 cm
với khoảng cách từ bề mặt u tới vỏ não dưới 2 cm 80% và 20% có sâu hơn 2 cm. Vai trò của siêu âm trong mổ
với định vị u trước khi mở màng cứng tốt trong 34/35 trường hợp (97%), xác định ranh giới u tốt trong 30/35
trường hợp chiếm (85,71%) và siêu âm hỗ trợ trong quá trình lấy u với kết quả lấy toàn bộ u trong 19/35 chiếm
(54,3%), lấy gần hết u 12/35 trường hợp chiếm (34,3%). Có 28 trường hợp có chụp MRI và CTscan có cản
quang kiểm tra sau mổ có mức độ chính xác của siêu âm trong mổ lấy toàn bộ u 13/15 trường hợp chiếm 87%.
Kết luận: Siêu âm là một kỹ thuật an toàn, cho hình ảnh thực tại ngay lúc mổ trong viêc xác định u, ranh
giới u cũng như mức độ lấy u. Nhưng cần phải có sự phối hợp giữa chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và vi phẫu
thuật trong khi tiến hành mổ thì mới cho một kết quả tốt nhất.
Từ khóa: siêu âm, u não, cộng hưởng từ
ABSTRACT
USING ULTRASOUD INTRA-OPERATION FOR BRAIN TUMORS
Nguyen Hong Ha, Duong Thanh Tung, Le Cao Thang, Tran Hoang Ngoc Anh, Le Trong Nghia,
Vo Tan Son.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 52 - 58
Objective: We evaluated the clinical examination, imaging finding and role of ultrasound intra- operation of
supra-tentorial brain tumor for localizing, determing margin and the extension of tumors resection.
Method: We performed prospective analyses of all brain tumors operated with using ultrasound intra-
operation at Nhan dan Gia Dinh and Medical University hospital from August 2010 to April 2012. The patients
were recorded the clinical, imaging features and surgical results. Classification of tumors based on the location
and pathology, the results were evaluated by GOS when discharge.
Results: For 18 months, we used intraoperative ultrasound for 35 brain tumor operations. The M/F ratio
was 19/16 (1.2/1), mean age was 44, the youngest 19 yrs and the oldest 67yrs. The major clinical features were
intracerebral hypertention (51.43%), neurological local deficit (21%). Tumors were located in frontal lobe
* Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định, ** Bộ môn Ngoại thần kinh ĐHYD Tp HCM
Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Hồng Hà, ĐT 0908191919, email: drnghongha@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 53
(31.43%), temporal lobe (42.86%). Almost tumors were mixed histological features (88.6%). The largest tumor
was 6cm in diameter, and the smallest one was 1.2 cm. The distance from cerebral surface to tumor was less than
2cm (80%) and more than 2cm (20%). 34/35 cases (97%) were well located by ultrasound before dural opening,
tumor magin was well determine in 30/35 (85.71%). With using intraoperative ultrasound, the tumor was total
resection in 19/35 (54.3%) cases, 12/35 (34.3%) cases were partal resection. 28 cases had post-op MRI or CT with
contrast, and in the group which tumor was total resection, compare with post-op MRI or CT with contrast,
intraoperative ultrasound was correct in 12/15 cases (87%).
Conclusion: The study has shown that intraoperative ultrasound that gives us the realtime images is a safe
and useful technique. It inform us almost correctly about location, margin, relation between a tumor and
arounding cerebral parenchymal, and how much of tumor was left after resection. However, we need the good co-
operate between the radiologist and micro-surgery for good results.
Key word: Ultrasoud, brains tumeurs, Magnectic Resonance Imaging
ĐẶT VẤN ĐỀ
U não hiện nay là bệnh lý thường gặp nhiều,
chiếm khoảng 10% các bệnh lý về thần kinh và
khoảng 5,8% trong tổng số các khối u toàn cơ
thể. Theo Greenberg tại Mỹ, u não nói chung
chiếm khoảng 4,5/100.000 dân. Ở Việt Nam đã
có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm
dịch tễ học, trong đó Glioma chiếm khoảng
37,6%, u di căn 5,8% và vị trí u trên lều chiếm
73,3%(8,2).
Song song với việc áp dụng hệ thống máy
định vị điều kiện Navigation, đây là một hệ
thống mô phỏng chức năng định vị của các vệ
tinh nhân tạo điều kiện cho các phẫu thuật viên
thần kinh dễ dàng chọn đường mổ nhỏ nhất,
chính xác và tiếp cận đến u dựa trên hình ảnh
không gian 3 chiều (MRI). Siêu âm trong mổ
cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng với
các đặc tính mà các tác giả gọi là “thời gian
thực”, tức là hình ảnh quan sát trên màn hình
vào bất cứ thời điểm nào đều chính là hình ảnh
được tạo ra bởi đơn vị siêu âm ngay lúc đó. Do
đó có thể dễ dàng phát hiện ra bất cứ sự dịch
chuyển nào của các cấu trúc đang được khảo sát
(mạch máu hay mô phù, hoại tử....)(3,11,5,10,9)
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về vai trò của siêu âm trong phẫu
thuật thần kinh và mạch máu sau thập niên 80
thế kỷ 20, đến nay vẫn thấy được siêu âm “thời
gian thực” rất hữu ích và tiện lợi dễ dàng thực
hiện, đặc biệt trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế
nước ta, dễ dàng thực hiện ở những nơi có đơn
vị thần kinh (khoa Ngoại thần kinh, CT scan,
MRI..) mà chưa có điều kiện trang bị
Navigation(5,4,7,6,10,9)
Tại Việt Nam các công trình cũng như các tài
liệu nói về vai trò của siêu âm trong phẫu thuật
u não còn nghèo nàn, chưa công bố cụ thể và
tính đại trà.
Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi mong
muốn giới thiệu một phương tiện góp sức khá
hiệu quả cho bác sĩ phẫu thuật có chỉ điểm cụ
thể vị trí của u trước khi mở màng cứng, xác
định được giới hạn u cũng như kiểm tra được
mức độ lấy u ngay trong khi mổ là một kết quả
rất khích lệ của đề tài.
Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
học của u não trong trục trên lều.
Đánh giá vai trò của siêu âm trong phẫu
thuật u não trong trục trên lều trong việc định vị
khối u, xác định ranh giới của u và đánh giá
mức độ cắt rộng u.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân u não nguyên phát, u
não di căn và u não tái phát, được phẫu thuật có
ứng dụng siêu âm trong mổ từ tháng 8/2010 đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 54
6/2012 tại BV Đại Học Y Dược và BV Nhân Dân
Gia Định.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Các bệnh nhân u não trên lều glioma, u di
căn não, u não tái phát có ứng dụng siêu âm
trong phẫu thuật.
- Không có bệnh lý nội khoa kèm theo chống
chỉ định của phẫu thuật.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân được phẫu thuật trong tình
huống cấp cứu.
- Các bệnh nhân không sử dụng được máy
siêu âm tại chỗ.
Phương pháp nghiên cứu
- Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
- Cách chọn mẫu thuận tiện không xác xuất,
báo cáo hàng loạt ca.
Phương pháp tiến hành ứng dụng siêu âm
trong phẫu thuật u não
Chuẩn bị dụng cụ
+ Máy siêu âm LOGIQ P3 sản xuất năm 2010
Trang bị 3 đầu dò:
- Đầu dò Liner tần số 5-> 13MHz
- Đầu dò Sector góc quét 1500, tần số 4-
11MHz
- Đầu dò Convex tần số 2-5MHz.
+ Bao nilon bọc máy đã tiệt trùng.
+ Bao nilon bọc đầu dò đã tiệt trùng.
+ Găng vô trùng, bao cao su dùng để bọc
đầu dò.
Chuẩn bị máy
- Bọc máy bằng bao nilon đã tiệt trùng, kể cả
màn hình và bàn phím.
- Bọc dây đầu dò bằng bao nilon đã tiệt
trùng.
- Bọc đầu dò bằng găng tiệt trùng hoặc bao
cao su với lớp gel đệm bên trong.
Tiến hành ứng dụng siêu âm trong mổ
+ Sau khi mở sọ bộc lộ màng cứng, tiến hành
siêu âm não trực tiếp lên cửa sổ phẫu thuật,
dùng dung dịch nước NaCl 0,9 % để thay gel.
+ Tùy theo khối u xa hay gần, cửa sổ phẫu
thuật hẹp hay rộng ta chọn một trong các loại
đầu dò Convex, Linear, Sector.
+ Xác định:
- Vị trí, bản chất, giới hạn.
- Tương quan khối u so với: các mạch máu,
các vùng chức năng quan trọng, cửa sổ phẫu
thuật.
- Đo các kích thước khối u, khoảng cách từ
màng cứng đến u
+ Kiểm tra sau khi cắt bỏ khối u: Siêu âm
kiểm tra lại: còn sót u, tụ máu
Đánh giá kết quả
Kiểm tra lại bằng siêu âm trong mổ, sau mổ
khi đã hoàn tất phẫu thuật.
Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm
GOS.
Kết quả gần (sau 48 giờ)
Kết quả ngắn (sau 1 tuần)
Kết quả xa (sau 1 tháng)
Dặn dò bệnh nhân tái khám
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian từ 8/2010 đến 4/2012 chúng
tôi đã thực hiện được 35 trường hợp phẫu thuật
u não có kèm siêu âm trong lúc mổ đủ tiêu
chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu.
Dịch tễ học
Bảng 1. Tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
< 40 tuổi 13 37,12
40 - 60 17 48,64
>60 5 14,24
Trong 18 tháng chúng tôi thực hiện phẫu
thuật 35 trường hợp u não, tỉ lệ nam:nữ = 19:16,
tuổi trung bình 44 tuổi bệnh nhân nhỏ nhất 19
tuổi, lớn nhất 67 tuổi. Tuổi từ 40 - 60 chiếm
nhiều nhất, tỷ lệ nam / nữ: 1,2/1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 55
Đặc điểm lâm sàng
Thời gian khởi phát đến lúc nhập viện
Bảng 2. Thời gian khởi phát cho đến lúc nhập viện
Tháng Số lượng Tỷ lệ (%)
≤ 3 tháng 24 68,57
3 → 6 tháng 9 25,71
> 6 tháng 2 5,72
Hầu hết bệnh nhân của chúng tôi vào viện
khi không thể chịu đựng được bởi các biểu hiện
bên ngoài hoặc đã chạy chữa không khỏi nên
thường đến BV muộn, sớm nhất là 4 ngày,
muộn nhất là 365 ngày, trung bình là 31 ngày
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Rối loạn tri giác 7 20
Triệu chứng TALNS 33 94,29
Yếu chi 31 88,57
Động kinh 14 40
Dấu hiệu tiểu não 1 2,86
Rối loạn ngôn ngữ 1 2,86
Triệu chứng lâm sàng chính trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi cũng bao gồm các dấu
hiệu của hai hội chứng đó là hội chứng tăng áp
lực nội sọ như đau đầu, nôn ói và hội chứng
dấu thần kinh định vị gồm yếu nữa người do u
chèn ép vào vùng vận động cũng như các u ở
gần các dây thần kinh gây tổn thương các dây
thần kinh sọ trong sọ.
Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 4. Vị trí u
Vị trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Thùy trán 11 31,43
Thùy đính 6 17,14
Thùy thái dương 15 42,86
Thùy chẩm 3 8,57
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi chọn
các u vùng trên lều như vùng trán, thái
dương, chẩm cũng như các u vùng đính. Có 2
trường hợp u bán cầu chẩm là lymphôm và 1
trường hợp áp-xe não, do vậy u vùng thái
dương và vùng trán chiếm nhiều nhất (>74%).
Bảng 5. Kích thước u
Kích thước Số lượng Tỷ lệ (%)
< 3cm 11 31,43
≥3 cm 24 68,57
Hầu hết BN được chụp MRI não, kích thước
u được đo trên MRI hoặc Ctscan lớn nhất 6.5cm,
nhỏ nhất 1,2cm đa phần các u trên 3cm
Các u não được đo từ rìa u từ phía vỏ não
đến bờ trong của xương sọ trên MRI hoặc
CTscan, kích thước gần nhất là 0.1cm, xa nhất là
3cm.
Điều trị phẫu thuật:
Kết hợp vi phẫu trong mổ
- Chúng tôi tiến hành ứng dụng vi phẫu
thuật trong hầu hết các trường hợp 32/35 ca, chỉ
có 3 trường hợp quyết định ban đầu là chọc hút
bao áp xe dưới định vị của siêu âm nên chúng
tôi không sử dụng vi phẫu kết hợp.
Vai trò siêu âm trong mổ
Định vị u
- Việc xác định được vị trí u trước khi mổ
màng cứng cũng là một bước quan trọng trong
phẫu thuật. Với sự trợ giúp của siêu âm đã giúp
chúng tôi tự tin trong việc xác định vị trí của u,
xác định giới hạn của u tương quan với màng
cứng. Với dữ kiện này đã giúp cho chúng tôi
tiến hành mở màng cứng đúng trên ranh giới
của u nhất là trong trường hợp u sao bào lớn có
phù não nhiều, việc mở màng cứng rộng phù
não sẽ đẩy nhu mô não ra khỏi rìa màng cứng
dễ gây tổn thương nhu mô não trước khi thao
tác lấy u. Vì vậy trong trường hợp này các tác
giả khuyên chỉ nên mở màng cứng theo rìa của
u và sự phù não chỉ đẩy cấu trúc u ra ngoài giúp
tránh tổn thương nhu mô não xung quanh, sau
khi chúng tôi tiến hành lấy u giải áp từ bên
trong giúp giảm khối bớt hiệu ứng choán chổ
lúc này cấu trúc não xung quanh xẹp xuống tạo
khoản không cho việc thao tác lấy phần u còn
lại. Và với sự hướng dẫn của siêu âm đã giúp
cho chúng tôi trong việc định vị này với tỉ lệ xác
định tốt trong 34/35 trường hợp chiếm (97%) kết
quả này củng phù hợp với tác giả Hammoud và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 56
cộng sự ứng dụng siêu âm trong 36 bệnh nhân
thì khả năng định vị khối u tốt trong 100% bệnh
nhân.
- Với sự hổ trợ của siêu âm, chúng tôi dùng
đầu dò đặt lên vỏ não sẽ quan sát được cấu trúc
não cũng như u bên dưới cũng như đo được
chính xác vị trí nào nông nhất tiếp cận được u.
Chính đặc điểm này là thế mạnh của siêu âm
giúp người phẫu thuật viên tránh được việc mò
mẫm trong xác định đường vào và giúp chúng
tôi tự tin trong việc chọn vị trí vỏ não nông nhất
tiếp cận vào u cũng như tránh những cấu trúc
não có chức năng khi tách não vào mô u.
Xác định giới hạn u
Xác định ranh giới u để từ đó xác định mức
độ lấy u là một yếu tố không kém quan trọng
quyết định tiên lượng của bệnh nhân trong
phẫu thuật u não. Với sự hổ trợ của vi phẫu
chúng tôi cũng có thể đáng giá được ranh giới
của u nhưng trong một số trường hợp khối u
quá lớn, u sâu, u xâm nhiễm nhiều vào cấu trúc
mô não lành xung quanh nhất lành đối với u
sao bào thì việc thao tác dưới vi phẫu cũng khó
xác định được ranh giới.
Siêu âm trong mổ giúp xác định được bản
chất u cũng như ranh giới của mô u với các mô
não bình thường xung quanh và các mạch máu
liên quan. Tuy nhiên siêu âm cũng dễ bị gây
nhiễu bởi hình ảnh chảy máu hay các khối máu
đông bám trên bề mặt u lấy vì vậy trước khi
thực hiện siêu âm để xác định ranh giới của u
can phải bơm rữa phẫu trường thật kỹ bằng
nước muối sinh lý thì mới cho kết quả chính xác
được.
Trong nghiên cứu của chúng tôi siêu âm
giúp xác định ranh giới u rỏ trong trường hợp u
di căn. Các trường hợp này chúng tôi đều tiến
hành bóc tách lấy toàn bộ u vì bản chất của u
này có ranh giới khá tách biệt với mô não xung
quanh. Trong phẫu thuật u não trong trục xác
định ranh giới khó nhất là u sao bào, với u sao
bào mức độ ác tính cao có bắt thuốc cản quang
dạng viền rõ trên hình ảnh MRI trước mổ thì
siêu âm trong mổ cũng giúp xác định ranh giới
rõ ràng hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi
trên 18 trường hợp u sao bào grade cao thì
15/18(83%) xác định được ranh giới khá tốt. Đối
với u sao bào độ ác thấp việc xác định ranh giới
thật khó khăn dưới kính vi phẫu tuy nhiên với
sự trợ giúp của siêu âm đã cho thấy rõ được sự
phì đại của các hồi não chứa u khác nhiều so với
các hồi não bình thường điều này đã giúp cho
phẫu thuật viên rất nhiều trong quyết định lấy
tối đa u. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8
trường hợp u sao bào mức độ ác tính thấp thì
6/8 (75%) trường hợp chúng tôi có thể xác định
tốt ranh giới của u so với cấu trúc não xung
quanh. Theo tác giả Hammoud và cộng sự ứng
dụng siêu âm trong phẫu thuật u sao bào trong
15 trường hợp thì siêu âm cũng giúp tác giả xác
định tốt được ranh giới u trong 15/18 trường
hợp chiếm 83%.
Đánh giá mức độ lấy u dưới sự hổ trợ của siêu
âm trong mổ
Bảng 6: đánh giá mức độ lấy u dưới sự hổ trợ của
siêu âm
Toàn bộ Gần hết Bán phần
Tông số 19(54,3%) 12 (34,3%) 1 (2,8%)
Grade cao 8 (44,4%) 10 (55,6%) 0
Grade thấp 6 (85%) 2 (25%) 0
Di căn 2(67%) 1(33%) 0
Khác 4 (66,6%) 1 (16,7%) 1(16,7%)
Nguyên tắc chung của chuyên nghành phẫu
thuật thần kinh là luôn đảm bảo chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân. Mặc dù các nghiên cứu
cũng cho thấy rằng tiên lượng sống còn của
bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ lấy u tuy
nhiên các u trong trục phần lớn là u ác tính cần
phải hóa và xạ trị hổ trợ sau phẫu thuật vì vậy
việc bảo tồn chức năng còn lại khá quan trọng.
Bệnh nhân có biến chứng nặng hoặc có những
di chứng nặng sau mổ như liệt nửa người thì
bệnh nhân cần đợi một thời gian dài sau mổ mới
có thể thực hiện được các phương pháp điều trị
bổ trợ thì lúc này có thể u đã tái phát rộng hoặc
tình trạng bệnh nhân quá suy kiệt không thể
thực hiện được. Do vậy gánh nặng đặt lên cho
phẫu thuật viên u não là vừa làm sao lấy được
phần lớn u nhưng vẫn bảo tồn được chức năng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 57
của bệnh nhân. Từ yếu tố này chính siêu âm
trong mổ sẽ giúp một phần quan trong cho giải
quyết bài toán khó này, siêu âm giúp cho người
phẫu thuật viên đánh giá được ranh giới u kết
hợp với kinh nghiệm phẫu thuật viên đánh giá
được mối tương quan giữa phần u còn lại với
vùng chức năng của võ não từ đó quyết định
mức độ lấy u.
- Như trong nghiên cứu của chúng tôi trên
18 trường hợp u sao bào grade cao, xác định
ranh giới u tốt trong 83% trường hợp nhưng
chúng tôi chỉ quyết định lầy gần như toàn bộ
u trên đại thể trong 8/18 (44%) trường hợp,
10/18 (56%) chúng tôi phải quyết định để lại
một phần u vì nếu lấy rộng sẽ ảnh hưởng đến
chức năng của bệnh nhân.
- Khác với glioma mức độ ác tính cao, mức
độ lấy u có vai trò rất quan trọng đối với tiên
lượng của bệnh nhân. Đối với u này nếu chúng
ta lấy được phần lớn hoặc hết u trên đại thể thì
không cần phải hóa trị hay xạ trị sau mổ và
bệnh nhân sẽ có một tiên lượng sống còn lâu
dài. Mặc khác phần lớn bệnh nhân vào viện với
u sao bào grade thấp thì triệu chứng lâm sàng
chủ yếu là động kinh, việc lấy phần lớn u sẽ làm
giảm gánh nặng tế bào trên mô não bình thường
giúp cho việc điều trị chống động kinh hiệu quả
hơn cũng như kiểm soát được triệu chứng này.
Từ lý do đó chúng tôi ứng dụng siêu âm để xác
định ranh giới u và cố gắng lấy tối đa u có thể,
một phần u nằm ở vị trí cựa trán và thái dương
ít chức năng nên chúng tôi có thể
Đánh giá kết quả sau mổ
Hình ảnh học kiểm tra sau mổ
Sau mổ chúng tôi tiến hành chụp lại MRI
kiểm tra sau 24-48 giờ múc đích xác định mức
độ còn lại của u so với trước mổ, vì nếu để lâu
hơn lúc này sẻ có sự tăng sinh mạch máu xung
quanh vùng cắt u và sẽ cho hình ảnh giả còn u.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ
thực hiện được 12/35 trường hợp chụp MRI,
16/35 trường hợp chúng tôi chụp được CTscan
có cản quang sau mổ. Phần còn lại là không
chụp kiểm tra hoặc chụp CTscan không bơm
thuốc cản quang thì chúng tôi không đưa vào
phân tích.
Với kết quả thu được từ hình ảnh kiểm tra
trong mổ chúng tôi so sánh với xác định mức độ
lấy u được xác định bằng siêu âm trong mổ, nay
cũng là yếu tố quan trọng của đề tài.
Bảng 7 : đánh giá mức độ lấy u
Mức độ lấy u / kết quả
kiểm tra
Siêu âm trong
mổ
CTscan + MRI
kiểm tra sau mổ
Toàn bộ 15(54%) 13 (46%)
Gần hết 13(46%) 15 (54%)
Toàn bộ 28 (100%) 28 (100%)
- Dựa trên 28 trường hợp có hình ảnh học
kiểm tra sau mổ mức độ lấy u, chúng tôi tiến
hành so sánh mức độ lấy u dưới sự hổ trợ của
siêu âm và mức độ u còn lại trên hình ảnh học
và chủ yếu đánh giá trên nhóm lấy hết u và lấy
gần hết u. Trong 15 trường hợp siêu âm trong
mổ xác định hết u thì chỉ có 13 trường hợp (87%)
hết hình ảnh u trên MRI kiểm tra sau mổ tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê với P > 0.05, 2 trường hợp còn lại một phần u
có 1 trường hợp là u sao bào grade thấp và 1
trường hợp u sao bào mức độ ác cao. U sao bào
thường xâm nhiễm rất nhiều vào nhu mô não
bình thường đó là lý do khó mà lấy hết được
mặc dù có kiểm tra bằng siêu âm trong mổ tuy
nhiên trên hình ảnh MRI đặc biệt là trên hình
ảnh Flair chúng tôi vẫn còn thấy một phần u,
mặt khác do đầu dò siêu âm của chúng tôi còn
khá lớn nên chưa khu trú và quan sát chính xác
được ranh giới giữa mô não bình thường và mô
u. Tuy nhiên với sự hổ trợ của siêu âm cũng
giúp chúng tôi xác định được ranh giới và lấy
được khá nhiều u.
Kết quả bệnh nhân sau mổ theo thang điểm
GOS khi xuất viện
Hầu hết các trường họp phẫu thuật u não sử
dụng vi phẫu và SA dẫn đường đều xuất viện
với chức năng thần kinh bình thường không xấu
hơn so với trước mổ (91.42%). Có 2 trường hợp
bệnh nhân nặng mặc dù cố gắng cứu sinh mạng
nhưng bệnh nhân vẫn có khiếm khuyết một
phần chức năng thần kinh và một trường hợp tử
vong do u lớn xuất huyết trong u.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 58
Biến chứng phẫu thuật
Phẫu thuật thần kinh là một phẫu thuật
phức tạp cũng như các loại phẫu thuật khác đều
có một tỷ lệ nhiễm trùng, trong lô nghiên cứu
của chúng tôi có một cas máu tụ hố mổ, sau
chụp CT kiểm tra mổ lại, được hồi phục sau 2
tuần điều trị, 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
được cấy kháng sinh đồ điều trị sau 3 tuần thì
hồi phục và xuất viện có 1 trường hợp tử vong
do u lớn vùng đồi thị u chảy máu nhiều mặc dù
phẫu thuật lấy toàn bộ u sau mổ có hiện tượng
nhồi máu bán cầu não dẫn đến tử vong.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu vai trò siêu âm trong phẫu
thuật u não nguyên phát, di căn trên 35 trường
hợp chúng tôi nhận thấy siêu âm là một kỹ
thuật an toàn, nhanh chóng cho chúng ta các
hình ảnh thực trong mổ.
Siêu âm giúp cho người phẫu thuật viên đưa
ra được quyết định nhanh trong phẫu thuật trên
phương diện định vị khối u, xác định ranh giới
u cũng như đánh giá mứac độ lấy u, là một
phương tiện dẫn đường cho phẫu thuật viên
trong mổ. Tuy nhiên cần phải có sự hổ trợ của
bác sỹ siêu âm cũng như vi phẫu thuật mới
mang lại kết quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chandler WF, Knake JE (1982). Intraoperative use in
neurosurgery of real-time ultrasonography, J Neurosurg, 57: 157-
163.
2. Dương Chạm Uyên và cộng sự (2003). Đặc điểm dịch tễ học và
phân loại, u bệnh học. Chuyên đề Hội nghị ngoại thần kinh Việt
Úc lần thứ 4, nhà xuất bản y học: 86-98
3. Enzmann DR, Britt RH (1981). Experimental study of high-
resolution ultrasound imaging of hemorrhage, bone fragments,
and foreign bodies in head trauma, J Neurosurg, 54: 304309.
4. Grode ML, Komaiko MS (1983). The role of intraoperative
ultrasound in neurosurgery, Neurosurgery, 12: 624 – 628.
5. Hammoud MA, Ligo BL (1996). Use of intraoperative
ultrasound for localizing tumors and determining the extent of
resection: a comparative study with magnetic resonance
imaging, J Neurosurg, 84: 737–741.
6. LeRoux PD, Berger MS (1989). Correlation of intraoperative
ultrasound tumor volumes and margins with preoperative
computerized tomography scans: An intraoperative method to
enhance tumor resection, J Neurosurg, 71: 691-698.
7. Lorenzo ND, Esposito V, Lunardi P (1991). A comparison of
computerized tomography-guided stereotactic and ultrasound-
guided techniques for brain biopsy, J Neurosurg, 75: 763-765.
8. Nguyễn Phong và cộng sự (2009). U não đặc điểm dịch tễ học.
Chuyên đề NTK, tạp chí YHTH, Bộ Y Tế, 238-247.
9. Ram Z, Shawker TH (1995). Intraoperative ultrasound-directed
resection of pituitary tumors, J Neurosurg, 83: 225–230.
10. Tirakotai W, Miller D (2006). Anovel platformfor image-guided
ultrasound, Neurosurgery, 58: 710-718.
11. Unsgaard G, Gronningsaeter A (2002). Brain operations
guidedby real-time two-dimensional ultrasound: new
possibilities as a resultof improved image quality, Neurosurgery,
51: 402-412.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_sieu_am_trong_phau_thuat_u_nao.pdf