Từ các kết quả trên, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận
và khuyến nghị một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho
doanh nghiệp nói chung và DNNVSN do phụ nữ làm chủ nói
riêng như sau:
DNNVSN do nữ làm chủ vốn ít có tiếng nói trong xã hội. Sự
xuất hiện của những doanh nghiệp này không thường xuyên trên
các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện hai vấn đề. Trước hết,
các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chủ động có tiếng nói,
những hoạt động bài bản nhằm kêu gọi sự chú ý và từ đó giành
được quyền lợi của mình trong các chương trình hỗ trợ của Nhà
nước, xã hội. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng
cần nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng phát triển TMĐT đối với
các DNNVSN do phụ nữ làm chủ. Sự thiếu gắn kết xuất hiện từ
cả hai phía (Nhà nước và doanh nghiệp) khiến thông tin về các
chương trình, chính sách hỗ trợ, đào tạo chưa tới được DNNVSN
do phụ nữ làm chủ.
Tăng nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ DNNVSN do phụ nữ làm
chủ tham gia TMĐT tại cả Trung ương và địa phương. Hoạt động
hỗ trợ DNNVSN tham gia TMĐT tập trung vào đối tượng này là
hướng tới đối tượng doanh nghiệp yếu thế trong xã hội, cần phải
có sự đầu tư về nguồn lực (nhân lực và tài chính) mới có thể triển
khai được các quy định của pháp luật và phát huy được quyền và
lợi ích hợp pháp của DNNVSN do phụ nữ làm chủ cũng như đảm
bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, không rơi vào “bẫy” phân
biệt đối xử với các thành phần doanh nghiệp khác.
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, các tổ chức như Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề cần quan tâm phối
hợp với các cơ quan nhà nước trong các dự án/chương trình để đưa
nội dung hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ tăng cường ứng dụng
TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu trong
thời gian tới.
Sắp tới, để hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam tăng
cường năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh, xuất khẩu trên thị trường trong và ngoài nước, nhóm nghiên
cứu có một số đề xuất: i) Nghiên cứu tiếp cận với một số sáng kiến/
chương trình toàn cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nữ, trong đó lưu
ý các sáng kiến/chương trình hỗ trợ áp dụng TMĐT trong sản xuất
- kinh doanh và xuất khẩu; ii) Xây dựng chương trình hỗ trợ cho
nhà xuất khẩu là nữ; iii) Triển khai các chương trình đào tạo, hỗ
trợ cho DNNVSN do phụ nữ làm chủ ứng dụng TMĐT trực tiếp
trong sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu; iv) Xây dựng website
doanh nghiệp, tiếp cận sàn TMĐT nước ngoài.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do nữ làm chủ tiếp cận với thị trường quốc tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
Mở đầu
Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thường bị hạn chế khi
khai thác những lợi thế của công nghệ trong thời đại kỹ thuật số.
Số liệu điều tra doanh nghiệp của WB (World Bank’s Enterprise
Survey’s dataset) cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ sử dụng
email thấp hơn 12% so với doanh nghiệp do nam làm chủ. Trên
thế giới đã xuất hiện các sáng kiến/chương trình tìm cách kết nối
các DNNVSN do nữ làm chủ với thị trường, trao đổi kinh nghiệm
thông qua sử dụng công nghệ, nâng cao nhận thức của nữ doanh
nhân về kỹ thuật số và đề xuất những hành động vượt qua rào
cản về mặt giới tính. Ví dụ, Mobile Technology Programme là
một chương trình của Quỹ Cherie Blair dành cho phụ nữ nhằm tận
dụng công nghệ di động để hỗ trợ các doanh nhân nữ trở thành chủ
doanh nghiệp thành công. Chương trình này cung ứng 3 mô hình
hỗ trợ phụ nữ đã đem lại lợi ích cho hơn 115.000 phụ nữ: (i) 1.500
phụ nữ được hỗ trợ để quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp thông
qua một ứng dụng di động (tại Ấn Độ); (ii) 100.500 phụ nữ được
đào tạo về kinh doanh qua điện thoại di động; (iii) 3.000 đại lý tài
chính di động được đào tạo ở châu Phi. WEConnect International
[1] là một mạng lưới toàn cầu kết nối trực tuyến các doanh nhân
nữ từ các quốc gia với các tập đoàn đa quốc gia, đã cung cấp một
nền tảng website để dù ở bất kỳ đâu các nữ doanh nhân cũng đều
có thể đăng ký tham gia nếu đáp ứng được yêu cầu. Thông qua
việc đăng ký, các công ty có ít nhất 51% vốn do phụ nữ sở hữu sẽ
được xác định, đào tạo và chứng nhận Bên cạnh đó, ở quy mô
quốc gia, có các chương trình của Cameroon (Femmes Digitales),
Chilê (ChileCompra), Tanzania (Apps And Girls), Malaysia
(WED) cung cấp các khóa hỗ trợ đào tạo, tài chính, mô hình kinh
doanh cho giới nữ. Nghiên cứu này tập trung khảo sát về ứng dụng
TMĐT trong DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam, từ đó đưa ra
một số khuyến nghị có liên quan.
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh và ứng dụng TMĐT của
DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam
Nghiên cứu của AlphaBeta (2018) [2] về áp dụng TMĐT
cho biết doanh số kinh doanh trên nền tảng TMĐT của các doanh
nghiệp Việt Nam ước đạt 97 nghìn tỷ đồng (4,3 tỷ đô la Mỹ), chiếm
2% tổng giá trị xuất khẩu của năm 2017. Nếu không có rào cản đối
với thương mại trên nền tảng số, ước tính xuất khẩu số của Việt
Nam có thể tăng trưởng 570%, đạt 652 nghìn tỷ đồng (28,7 tỷ
USD) vào năm 2030. Hiện nay, các sàn TMĐT trong nước như
Lazada, Tiki, Sendo, Shopee đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận
dễ dàng, thuận lợi với thị trường trong nước. Các sàn TMĐT nước
ngoài như Amazon, eBay, Alibaba đã giúp nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa tham gia tiếp cận trực tiếp thị trường nước ngoài. Với
những nền tảng này, TMĐT được kỳ vọng sẽ giúp thay đổi nhanh
chóng về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.
Có thể thấy tiềm năng phát triển sản xuất - kinh doanh dựa
vào ứng dụng TMĐT là khả quan, tuy nhiên theo báo cáo Chỉ số
thương mại điện tử năm 2019 cho thấy hiện có những khó khăn
được cho là xuất phát từ phía năng lực của các doanh nghiệp nói
chung, làm ảnh hưởng đến hoạt động TMĐT của doanh nghiệp, đó
là: (i) Thiếu nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực quản trị website
và sàn giao dịch TMĐT; (ii) Không chú trọng đầu tư vào phần
Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
do nữ làm chủ tiếp cận với thị trường quốc tế ở Việt Nam
Tạ Minh Thảo1*, Lê Hương Linh2
Tóm tắt:
Thương mại điện tử (TMĐT) mang lại cơ hội thuận lợi tiếp cận trực tiếp thị trường nước ngoài, tuy nhiên nhiều
doanh nghiệp vẫn gặp rào cản trong việc tận dụng những lợi ích do TMĐT đem lại, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ (DNNVSN) do phụ nữ làm chủ. Nghiên cứu này khảo sát 151 DNNVSN từ tháng 1 đến tháng 4/2020 tại Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Lâm Đồng nhằm: (i) Rà soát các chính sách khuyến khích ứng dụng TMĐT
trong sản xuất - kinh doanh của DNNVSN do phụ nữ làm chủ để đánh giá có sự tiếp cận công bằng hay không của
các đối tượng doanh nghiệp này; (ii) Phân tích những hạn chế của DNNVSN do phụ nữ làm chủ khi áp dụng TMĐT,
có phân tích so sánh với DNNVSN do nam làm chủ; và (iii) Trên cơ sở phân tích đánh giá đưa ra khuyến nghị chính
sách cho thời gian tới.
Từ khóa: chính sách, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, thương mại điện tử.
Chỉ số phân loại: 5.2
*Tác giả liên hệ: Email: minhthaota19@gmail.com
1Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
2Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài 31/7/2020; ngày chuyển phản biện 3/8/2020; ngày nhận phản biện 28/8/2020; ngày chấp nhận đăng 31/8/2020
19
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
mềm; (iii) Nhiều doanh nghiệp không có website; (iv) Ít doanh
nghiệp tham gia vào sàn TMĐT. Từ năm 2011, báo cáo Chỉ số
TMĐT được thực hiện hàng năm nhưng chỉ đề cập những khó
khăn chung của các doanh nghiệp mà chưa có những phân tích
cụ thể về những khó khăn trong ứng dụng TMĐT của các doanh
nghiệp do nữ làm chủ nói chung và DNNVSN do nữ làm chủ nói
riêng.
Theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2016 của Tổng
cục Thống kê, Việt Nam có 482.350 DNNVSN (chiếm 93%
tổng số doanh nghiệp), trong đó 27% là DNNVSN do phụ nữ làm
chủ. Cũng như phụ nữ ở các lĩnh vực khác, phụ nữ là chủ doanh
nghiệp phải cố gắng nhiều hơn các đồng nghiệp nam vì họ có
nhiều “vai” trong cuộc sống. Một số nghiên cứu về doanh nghiệp
do nữ làm chủ đã cố gắng nhận định các đặc điểm, thách thức của
doanh nhân nữ Việt Nam.
IFC (2017) đã khảo sát, phỏng vấn 500 chủ doanh nghiệp hoặc
quản lý cấp cao [3], bao gồm 322 doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ và 178 doanh nghiệp do nam giới làm chủ nhằm mục đích xác
định nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
và những khó khăn khi vay vốn ngân hàng; giúp các ngân hàng
hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và xác định
các nhu cầu phi tài chính của các nữ là chủ doanh nghiệp nhỏ và
vừa liên quan đến khởi sự, vận hành và tăng trưởng doanh nghiệp.
Phát hiện của nghiên cứu cho thấy, nhìn chung môi trường đầu tư
kinh doanh ở Việt Nam hỗ trợ phụ nữ kinh doanh, và những thách
thức gặp phải không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp do
nữ và do nam làm chủ trong điều hành kinh doanh. Một điều thú
vị của nghiên cứu này là phát hiện ra 7 quan điểm sai lầm đã hạn
chế sự phát triển kinh doanh của doanh nhân nữ, có thể kể đến như
sau: các doanh nhân nữ ngại rủi ro trong tìm kiếm tài trợ hơn so với
các doanh nhân nam; phụ nữ chỉ tập trung vào các hoạt động kinh
doanh nhỏ như “công việc tay trái”; phụ nữ có con không có thời
gian để lãnh đạo doanh nghiệp; phụ nữ có những ưu tiên khác và ít
có khả năng trả nợ hơn so với nam giới; phụ nữ chỉ làm việc trong
các doanh nghiệp gia đình và phần lớn do nam giới làm chủ; phụ
nữ cần được đào tạo về tài chính nhiều hơn so với nam giới; và phụ
nữ không có thời gian cho học hỏi và xây dựng mạng lưới. Nghiên
cứu này đưa ra khuyến nghị chủ yếu cho các ngân hàng nhằm phát
huy phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ
nữ làm chủ và ghi nhận đầy đủ đóng góp của doanh nghiệp do nữ
làm chủ vào nền kinh tế Việt Nam.
Lê Quang Cảnh và cộng sự (2016) [4] đã nêu lên những đặc
điểm chính của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam như
sau: (i) Chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ (72%) và nhỏ (27%), chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; (ii) Có tỷ lệ lao động là nữ
lớn hơn các doanh nghiệp do nam làm chủ; (iii) Doanh nghiệp do
nữ làm chủ liêm chính hơn so với đồng nghiệp nam. Những thách
thức chủ yếu của doanh nghiệp do nữ làm chủ được phát hiện là:
(i) Thiếu kiến thức, kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, nhân sự,
tài chính, marketing; (ii) Tiếp cận nguồn vốn, thị trường còn hạn
chế; (iii) Khó khăn trong xây dựng mạng lưới khách hàng, quan
hệ kinh doanh; (iv) Khó cân bằng giữa công việc quản lý doanh
nghiệp với quản lý gia đình; (v) Ít thời gian hơn nam doanh nhân
trong việc kinh doanh.
VCCI (2019) [5] thông qua điều tra khoảng 10.000 doanh
nghiệp tại 63 tỉnh/thành phố để tìm hiểu về những khó khăn các
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang gặp phải cho biết, khó khăn
lớn nhất hiện nay là tìm kiếm khách hàng (63%). Như vậy phát
triển TMĐT là một giải pháp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận
trực tiếp với khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Theo rà soát của nhóm nghiên cứu, hiện chưa có nghiên
cứu nào liên quan đến việc áp dụng TMĐT của các DNNVSN
do nữ làm chủ tại Việt Nam. Trong khi một số nghiên cứu trên
thế giới đã đề cập, phát hiện nhiều thách thức gặp phải của các
DNNVSN do nữ làm chủ khi áp dụng kinh doanh trực tuyến,
chính vì vậy có nhiều sáng kiến/chương trình đã được thực hiện để
kết nối các DNNVSN do phụ nữ làm chủ với thị trường dựa trên
ứng dụng TMĐT ở cấp toàn cầu, cấp vùng và cấp quốc gia.
Application of e-commerce
in women-owned micro
and small enterprises in Vietnam
to access international markets
Minh Thao Ta1*, Huong Linh Le2
1Central Institute for Economic Management
2International School, Vietnam National University, Hanoi
Received 31 July 2020; accepted 31 August 2020
Abstract:
E-commerce is an opportunity to bring favourable
direct access to foreign markets, but many businesses
still face barriers in taking advantage of the benefits
of e-commerce, especially businesses in women-owned
micro and small enterprises (MSEs). This study surveyed
151 MSEs from January to April 2020 in Hanoi, Ho
Chi Minh city, Thai Nguyen and Lam Dong provinces
in order to i) Review policies to encourage e-commerce
application of production - business focusing on women-
owned MSEs to analyse whether they have equal access
to these businesses; (ii) Analyse the limitations of
women-owned MSEs when applying e-commerce with
comparative analysis of the MSEs owned by men; (iii)
Suggest some policy recommendations in the coming
time.
Keywords: e-commerce, policy, women-owned MSEs.
Classification number: 5.2
20
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
Phân tích kết quả từ số liệu điều tra hoạt động kinh doanh và ứng
dụng TMĐT của DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam
Hoạt động kinh doanh và ứng dụng TMĐT của DNNVSN do
nữ làm chủ ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra 151 DNNVSN1 trên
địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Thái Nguyên, trong
đó có 73 doanh nghiệp do nam làm chủ và 78 doanh nghiệp do
nữ làm chủ để tìm hiểu về nhu cầu, những khó khăn, thách thức
khi áp dụng TMĐT phát triển sản xuất - kinh doanh. Trong số các
doanh nghiệp được khảo sát có: (i) 38,4% doanh nghiệp hoạt động
xuất khẩu và chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Thị trường xuất khẩu
chính: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc,
Đài Loan; (ii) 63,2% doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản
xuất gồm may mặc, chế biến thực phẩm, đồ gốm, mây tre đan,
đồ thủ công mỹ nghệ, còn lại hoạt động trong ngành xây dựng,
thương mại và vận tải. Theo kết quả điều tra, hầu hết các doanh
nghiệp (98,7%) sử dụng Internet phục vụ công việc, trung bình
có 32,1% lao động thường xuyên sử dụng Internet phục vụ công
việc. Tuy nhiên con số này là khác nhau ở các ngành nghề, ở lĩnh
vực sản xuất là 24,3%; trong khi lĩnh vực thương mại, dịch vụ,
xây dựng, vận tải con số này là 44,6%. Các doanh nghiệp phần
lớn sử dụng Internet để gửi/nhận email giao dịch với khách hàng
(98,0%) và tìm kiếm thông tin (97,7%). Tỷ trọng doanh nghiệp cập
nhật thông tin trên website (31,1%) và kinh doanh trên sàn TMĐT
(31,8%) là thấp. Điều này cho thấy việc ứng dụng TMĐT trong
sản xuất kinh doanh còn khiêm tốn. Các hoạt động chủ yếu của
TMĐT như giao dịch, đặt hàng, thanh toán, và giao hàng còn hạn
chế. Trong đó, doanh nghiệp do nữ làm chủ có tỷ lệ cao hơn đáng
kể trong việc sử dụng Internet để: (i) Điều hành doanh nghiệp; (ii)
Kinh doanh trên sàn TMĐT và (iii) Cập nhật thông tin trên website
của doanh nghiệp so với các đồng nghiệp nam (bảng 1).
Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet cho các hoạt động.
Hoạt động
Tất cả
doanh
nghiệp được
khảo sát
Doanh
nghiệp
do nam
làm chủ
Doanh
nghiệp
do nữ
làm chủ
Gửi/nhận email giao dịch
với khách hàng 98,0 100,0 96,2
Tìm kiếm thông tin 94,7 95,9 93,6
Quảng cáo trên mạng xã
hội 57,6 49,3 65,4
Điều hành doanh nghiệp 49,7 41,1 57,7
Kinh doanh trên sàn TMĐT 31,8 20,5 42,3
Cập nhật thông tin trên
website của doanh nghiệp 31,1 23,3 38,5
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Bảng 2 là số liệu về mức độ thuận lợi áp dụng TMĐT phân theo
doanh nghiệp do nữ làm chủ và doanh nghiệp do nam làm chủ.
Bảng 2. Cho điểm về mức độ thuận lợi áp dụng TMĐT phân
theo DNNVSN do nữ và nam làm chủ.
Nội dung
Điểm trung bình
Doanh nghiệp
do nữ làm chủ
Doanh nghiệp
do nam làm chủ
Hạ tầng kết nối Internet và công nghệ
thông tin 2,67 2,63
Hạ tầng thanh toán online 2,49 2,40
Tìm kiếm lao động có kỹ năng/chuyên
môn về TMĐT 2,51 2,21
Quy định về giao dịch điện tử, khuyến
khích giao dịch điện tử 2,40 2,25
Quy định chữ ký điện tử và hợp đồng
điện tử 2,27 2,16
Quy định khuyến khích không dùng tiền
mặt trong thanh toán 2,23 2,16
Quy định khuyến khích thành lập và kinh
doanh trực tuyến 2,21 2,16
Quy định tiếp cận dữ liệu và dịch vụ số 2,17 2,10
Quy định về thủ tục hải quan cho các bưu
kiện hàng hóa nhỏ/bưu kiện có giá trị thấp 2,15 2,06
Quy định về bảo vệ người tiêu dùng mua
sắm trực tuyến theo tiêu chuẩn quốc tế 2,07 2,06
Quy định giải quyết tranh chấp giữa giữa
doanh nghiệp và khách hàng trực tuyến 2,03 2,07
Quy định về sở hữu trí tuệ 2,00 2,00
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Mức độ thuận lợi cho áp dụng TMĐT của DNNVSN do nữ làm
chủ và nam làm chủ2 khác nhau không đáng kể. Cụ thể, trừ quy
định về sở hữu trí tuệ là giống nhau, còn trong các quy định còn
lại, doanh nghiệp do nữ làm chủ có mức độ thuận lợi cao hơn chưa
đến 0,1 điểm so với doanh nghiệp do nam làm chủ.
Trong việc xây dựng và quản lý nội dung website, 37% doanh
nghiệp do nữ làm chủ cho rằng không gặp khó khăn và tương ứng
số doanh nghiệp do nam làm chủ là 58% (hình 1).
Hình 1. Khó khăn trong việc xây dựng và quản lý nội dung website.
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020.
Mặt khác, trong TMĐT, dịch vụ hậu cần, giao hàng, vận
chuyển hàng là một khâu vô cùng quan trọng, nhưng có khoảng
2/3 doanh nghiệp không gặp khó khăn gì (74%). Tuy nhiên, khi
phân biệt về giới cho thấy có sự khác biệt lớn, hầu như các doanh
1Đối tượng nghiên cứu là các DNNVSN, phân loại doanh nghiệp căn cứ theo
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018.
2Các phân tích DNNVSN do nam và nữ làm chủ tính theo tỷ trọng số doanh
nghiệp được điều tra được phân loại theo giới tính.
21
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
nghiệp do nam làm chủ không gặp khó khăn (93%), trong khi chỉ
có 56% đồng nghiệp nữ trả lời là không gặp khó khăn, nghĩa là có
tới 44% gặp khó khăn về vấn đề này (hình 2).
8
gì (74%). uy nhi n khi ph n biệt v gi i cho thấy c s khác biệt l n, h u như
các doanh nghiệp do nam làm chủ không g p kh khăn 93 trong khi chỉ c
56 đồng nghiệp nữ trả lời là không g p kh khăn nghĩa là c t i 44 g p kh
khăn v vấn đ này (hình 2).
Hình 2. Khó khăn trong việc tìm kiếm/sử dụng dịch vụ hậu cần, giao hàng, vận
chuyển.
Nguồn: đi u tra doanh nghiệp v ng dụng M tháng 4/2020 đ n vị t nh: .
tham gia sàn M đa số các doanh nghiệp đ u cho biết không g p kh
khăn 82 2 ối v i các doanh nghiệp trả lời c g p kh khăn th tỷ trọng doanh
nghiệp do nữ làm chủ trả lời g p kh khăn cao h n doanh nghiệp do nam làm chủ
ối v i các doanh nghiệp trả lời g p kh khăn th c 2 kh khăn ch nh sau: thiếu
nh n l c c tr nh đ ngoại ngữ để tiếp cận được v i thị trường nư c ngoài và thiếu
nh n l c c kỹ năng chuy n môn v M bảng 3).
Bảng 3. Tỷ trọng doanh nghiệp trả lời về khó khăn khi tham gia sàn TMĐT.
Trả lời Tất cả các doanh nghiệp
được khảo sát
Doanh nghiệp do nữ
làm chủ
Doanh nghiệp do
nam làm chủ
Có 17,8 28,0 12,5
Không 82,2 72,0 87,5
Nguồn: đi u tra doanh nghiệp v ng dụng M tháng 4/2020, đ n vị t nh: .
Hình 2. Khó khăn trong việc tìm kiếm/sử dụng dịch vụ hậu cần,
giao hàng, vận chuyển.
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Về t ia sàn TMĐT, đa số các doan nghiệp đều cho biết
không gặp khó khăn (82,2%). Đối với các doanh nghiệp trả lời
có gặp khó khăn thì tỷ trọng doanh nghiệp do nữ làm chủ trả lời
gặp khó khăn cao hơn doanh nghiệp do nam làm chủ. Đối với
các doanh nghiệp trả lời gặp khó khăn thì có 2 khó khăn chính
sau: thiếu nhân lực có trình độ ngoại ngữ để tiếp cận được với thị
trường nước ngoài và thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn về
TMĐT (bảng 3).
Bảng 3. Tỷ trọng doanh nghiệp trả lời về khó khăn khi tham gia
sàn TMĐT.
Trả lời Tất cả các doanh nghiệp được khảo sát
Doanh nghiệp
do nữ làm chủ
Doanh nghiệp
do nam làm chủ
Có 17,8 28,0 12,5
Không 82,2 72,0 87,5
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Lý do gặp khó khăn trong việc xây dựng và quản lý nội dung
website của doanh nghiệp được mô tả trong bảng 4.
Bảng 4. Lý do gặp khó khăn trong việc xây dựng và quản lý nội
dung website.
Lý do Doanh nghiệp do nữ làm chủ
Doanh nghiệp
do nam làm chủ
Lo lắng về vấn đề an toàn và
bảo mật đối với thanh toán trực
tuyến khi bán hàng qua website
57,1 45,2
Đầu tư xây dựng và duy trì
website tốn kém 63,3 32,3
Thiếu nhân lực để đăng tải và
quản lý nội dung trên website
(như mô tả và chụp hình sản
phẩm)
81,6 67,7
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Các hình thức bán hàng áp dụng TMĐT của doanh nghiệp
được mô tả ở bảng 5. Theo đó, có sự khác biệt giữa doanh nghiệp
do nữ làm chủ và doanh nghiệp do nam làm chủ, tỷ trọng doanh
nghiệp do nữ làm chủ sử dụng sàn TMĐT trong nước để bán hàng
cao gấp gần 3 lần doanh nghiệp do nam làm chủ, trong khi tỷ lệ
doanh nghiệp do nam làm chủ sử dụng sàn TMĐT nước ngoài cao
hơn 1,8 lần so với đồng nghiệp nữ.
Bảng 5. Các hình thức bán hàng.
B2B B2C Sàn TMĐT trong nước*
Sàn TMĐT
nước ngoài**
Website
doanh
nghiệp
Tất cả doanh
nghiệp được
khảo sát
Đã tham gia/thực hiện 46,3 43,3 22,1 7,5 32,6
Đã biết/đã tìm hiểu 51,7 55,3 70,5 78,2 58,3
Chưa biết thông tin 2,0 1,3 7,4 14,3 9,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 91,0
Doanh
nghiệp do
nữ làm chủ
Đã tham gia/thực hiện 64,5 61,0 32,5 5,3 43,8
Đã biết/đã tìm hiểu 32,9 37,7 57,1 78,9 45,2
Chưa biết thông tin 2,6 1,3 10,4 15,8 11,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Doanh
nghiệp do
nam làm chủ
Đã tham gia/thực hiện 27,4 24,7 11,1 9,9 21,1
Đã biết/đã tìm hiểu 71,2 74,0 84,7 77,5 71,8
Chưa biết thông tin 1,4 1,4 4,2 12,7 7,0
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
*: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada **: Amazon, Alibaba, Ebay
Để đánh giá về hiệu quả khi tham gia vào TMĐT, nhóm nghiên
cứu đã đề nghị các doanh nghiệp đánh giá kết quả sản xuất - kinh
doanh và tương tác với khách hàng trực tuyến đã thay đổi như thế
nào sau khi tham gia vào TMĐT3, và cho kết quả ở bảng 6.
Bảng 6. Hiệu quả tham gia TMĐT.
Tất cả doanh
nghiệp được
khảo sát
Doanh nghiệp do
nữ làm chủ
Doanh nghiệp do
nam làm chủ
Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm
Tổng doanh thu 93,2 2,3 96,6 0,0 86,7 6,7
Doanh thu từ xuất khẩu 84,1 2,3 86,2 0,0 80,0 6,7
Lượng truy cập website của
doanh nghiệp 84,1 0,0 82,8 0,0 86,7 0,0
Xuất hiện trên google search 77,3 0,0 86,2 0,0 60,0 0,0
Chi phí xuất khẩu trực tuyến
so với xuất khẩu truyền thống 22,7 40,9 27,6 34,5 13,3 53,3
Nguồn: điều tra doanh nghiệp về ứng dụng TMĐT tháng 4/2020, đơn vị tính: %.
Phần lớn các doanh nghiệp đã tham gia TMĐT đánh giá TMĐT
giúp tăng doanh thu (93,2%). Ở đây, không thấy sự khác biệt về
hiệu quả tác động của TMĐT giữa doanh nghiệp do nữ làm chủ và
3Tỷ trọng được tính bằng số doanh nghiệp lựa chọn trên tổng số doanh
nghiệp (trong phiếu điều tra không có câu hỏi để phân biệt các doanh nghiệp
tham gia TMĐT hay chưa).
8
gì (74%). uy nhi n khi ph n biệt v gi i cho thấy c s khác biệt l n, h u như
các doanh nghiệp do nam làm chủ không g p khăn 93 tro g khi chỉ c
56 đồng nghiệp nữ trả lời là không g p kh khăn ng ĩa là c t i 44 g p kh
khăn v vấn đ này (hình 2).
Hình 2. Khó khăn trong việc tìm kiếm/sử dụng dịch vụ hậu cần, giao hàng, vận
chuyển.
Nguồn: đi u tra doanh nghiệp v ng dụng M tháng 4/2020 đ n vị t nh: .
tham gia sàn M đa số các doanh nghiệp đ u c o biết không g p kh
khăn 82 2 ối v i các doanh nghiệp trả lời c g p kh khăn th tỷ trọng doanh
nghiệp do nữ làm chủ trả lời g p kh khăn cao h n doanh nghiệp do nam làm chủ
ối v i các doanh nghiệp trả lời g p kh khăn th c 2 kh khăn ch nh sau: thiếu
nh n l c c tr nh đ ngoại ngữ để tiếp cận được v i thị trường nư c ngoài và thiếu
nh n l c c kỹ năng chuy n môn v M bảng 3).
Bảng 3. Tỷ trọng doanh nghiệp trả lời về khó khăn khi tham gia sàn TMĐT.
Trả lời Tất cả các doanh nghiệp
được khảo sát
Doanh nghiệp do nữ
làm chủ
Doanh nghiệp do
nam làm chủ
Có 17,8 28,0 12,5
Không 82,2 72,0 87,5
Nguồn: đi u tra doanh nghiệp v ng dụng M tháng 4/2020, đ n vị t nh: .
22
Khoa học Xã hội và Nhân văn
62(10) 10.2020
do nam làm chủ khi đánh giá hiệu quả TMĐT dựa trên doanh thu,
doanh thu từ xuất khẩu, lượng truy cập website của doanh nghiệp
và xuất hiện trên google search. Chỉ khi đánh giá so sánh về chi phí
thì tỷ trọng doanh nghiệp do nữ làm chủ cho là chi phí xuất khẩu
trực tuyến so với xuất khẩu truyền thống giảm thấp hơn nhiều so
với doanh nghiệp do nam làm chủ.
Một số nhận xét
Nhìn chung, hiểu biết về TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số,
xuất khẩu trên nền tảng số của doanh nghiệp do nữ làm chủ cũng
không khác biệt lớn so với đồng nghiệp nam, các doanh nghiệp
do nữ làm chủ và nam làm chủ cũng không có nhiều khác biệt
khi đề cập đến thách thức áp dụng TMĐT nói chung và áp dụng
TMĐT trong xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, khác biệt của doanh
nghiệp do nữ làm chủ và nam làm chủ khi áp dụng TMĐT trong
sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam là: Thứ nhất, doanh nghiệp do
nữ làm chủ có tỷ trọng cao hơn đáng kể trong sử dụng Internet
để: (i) Điều hành doanh nghiệp; (ii) Kinh doanh trên sàn TMĐT;
(iii) Cập nhật thông tin trên website của doanh nghiệp; (iv) Quảng
cáo trên mạng xã hội. Thứ hai, doanh nghiệp do nữ làm chủ gặp
khó khăn nhiều hơn so với đồng nghiệp nam trong việc xây dựng
và quản lý nội dung website. Thứ ba, trong dịch vụ hậu cần, giao
hàng, vận chuyển hàng có sự khác biệt lớn giữa hai giới, tỷ trọng
doanh nghiệp do nữ làm chủ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với
đồng nghiệp nam. Thứ tư, tỷ trọng doanh nghiệp do nữ làm chủ sử
dụng sàn TMĐT trong nước để bán hàng cao gấp gần 3 lần doanh
nghiệp do nam làm chủ, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp do nam làm
chủ sử dụng sàn TMĐT nước ngoài cao hơn 1,8 lần so với đồng
nghiệp nữ.
Kết luận và khuyến nghị
Từ các kết quả trên, nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận
và khuyến nghị một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho
doanh nghiệp nói chung và DNNVSN do phụ nữ làm chủ nói
riêng như sau:
DNNVSN do nữ làm chủ vốn ít có tiếng nói trong xã hội. Sự
xuất hiện của những doanh nghiệp này không thường xuyên trên
các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện hai vấn đề. Trước hết,
các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chủ động có tiếng nói,
những hoạt động bài bản nhằm kêu gọi sự chú ý và từ đó giành
được quyền lợi của mình trong các chương trình hỗ trợ của Nhà
nước, xã hội. Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng
cần nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng phát triển TMĐT đối với
các DNNVSN do phụ nữ làm chủ. Sự thiếu gắn kết xuất hiện từ
cả hai phía (Nhà nước và doanh nghiệp) khiến thông tin về các
chương trình, chính sách hỗ trợ, đào tạo chưa tới được DNNVSN
do phụ nữ làm chủ.
Tăng nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ DNNVSN do phụ nữ làm
chủ tham gia TMĐT tại cả Trung ương và địa phương. Hoạt động
hỗ trợ DNNVSN tham gia TMĐT tập trung vào đối tượng này là
hướng tới đối tượng doanh nghiệp yếu thế trong xã hội, cần phải
có sự đầu tư về nguồn lực (nhân lực và tài chính) mới có thể triển
khai được các quy định của pháp luật và phát huy được quyền và
lợi ích hợp pháp của DNNVSN do phụ nữ làm chủ cũng như đảm
bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, không rơi vào “bẫy” phân
biệt đối xử với các thành phần doanh nghiệp khác.
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, các tổ chức như Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề cần quan tâm phối
hợp với các cơ quan nhà nước trong các dự án/chương trình để đưa
nội dung hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ tăng cường ứng dụng
TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu trong
thời gian tới.
Sắp tới, để hỗ trợ DNNVSN do nữ làm chủ ở Việt Nam tăng
cường năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh, xuất khẩu trên thị trường trong và ngoài nước, nhóm nghiên
cứu có một số đề xuất: i) Nghiên cứu tiếp cận với một số sáng kiến/
chương trình toàn cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp nữ, trong đó lưu
ý các sáng kiến/chương trình hỗ trợ áp dụng TMĐT trong sản xuất
- kinh doanh và xuất khẩu; ii) Xây dựng chương trình hỗ trợ cho
nhà xuất khẩu là nữ; iii) Triển khai các chương trình đào tạo, hỗ
trợ cho DNNVSN do phụ nữ làm chủ ứng dụng TMĐT trực tiếp
trong sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu; iv) Xây dựng website
doanh nghiệp, tiếp cận sàn TMĐT nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://weconnectinternational.org/en/ (truy cập ngày 2/3/2020).
[2] AlphaBeta (2019), The data revolution: how Vietnam can capture
the digital trade opportunity at home and abroad, Working paper supported
by the Hinrich Foundaton, in collaboraton with the Central Insttute
for Economic Management (CIEM), p.43.
[3] IFC (2017), Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: nhận thức
và tiềm năng, Báo cáo nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài do WB tài trợ, tr.80.
[4] Lê Quang Cảnh và cộng sự (2016), Doanh nghiệp nhỏ và vừa do
phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách, Báo cáo
nghiên cứu được tài trợ bởi ADB và Chính phủ Úc, tr.39.
[5] VCCI (2019), Báo cáo kinh doanh tại Việt Nam: đánh giá của các
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, Báo cáo tóm tắt, tr.24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_thuong_mai_dien_tu_trong_doanh_nghiep_nho_va_sieu_n.pdf