Forest fire is one of the disasters causing threats to the forests and the ecosystem and socio-economic aspects
throught out the world. Forest fire also leads to an increase in green house gases emisstions. Air pollution due to smoke
causes prolonged effects on human health such as respiratory and cardiovascular problems. Knowledge of flammable
materials and their potential fire behavior in different forest types is essential in forest fire management. Remote Sensing
and GIS can play an important role in detecting burnt forest and developing the spatial models to predict potential forest
for fire risk. This study demonstrates the effective use of remote sensing imagery and geographic information system for
establishing the forest fire hazard map at scale of 1:100.000 for Daklak province. Landsat ETM image captured in 2011
and Weighted Overlay tool in ArcGIS software were used in this study. Eight parameters of forest types, daily average
temperature during dry season, daily average precipitation in dry season, daily average wind speed, slope, terrain
direction, distant between burned field to forest and distant from resident to forest were used as main inputs in GIS
model. The study result shown that, the total fire area at low fire risk is 219,344 ha (accounting for 35.9% of total area of
forest in Daklak province), medium fire risk is 130,207 ha (21.3%), high fire risk is 220,565 ha (36.1%) and very high fire
risk is 41,488 ha (6.8%)
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ gis thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
252
36(3), 252-261 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014
ỨNG DỤNG TƢ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM VÀ
CÔNG NGHỆ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
NGUY CƠ CHÁY RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK
LƢU THẾ ANH1, TRẦN ANH TUẤN2, HOÀNG THỊ HUYỀN NGỌC1, LÊ BÁ BIÊN1
Email: luutheanhig@yahoo.com
1Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 20 - 1 - 2014
1. Mở đầu
Cháy rừng là một thảm họa môi trƣờng gây
thiệt hại lớn đối với tính mạng, tài sản của con
ngƣời, tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái.
Ảnh hƣởng của nó không những tác động đến một
quốc gia mà còn ảnh hƣởng đến cả khu vực và toàn
cầu. Trên thế giới hàng năm xảy ra hàng nghìn vụ
cháy rừng gây ra nhiều thiệt hại về lớn về kinh tế -
xã hội, đặc biệt đối với các nƣớc có ngành lâm
nghiệp phát triển [5]. Việt Nam có khoảng 6 triệu
ha rừng dễ cháy, gồm rừng thông, rừng tràm, rừng
tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản,...
[12]. Cùng với diện tích rừng dễ xảy ra cháy tăng
thêm hàng năm, tình hình diễn biến thời tiết phức
tạp và khó lƣờng do tác động của biến đổi khí hậu
làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng trên phạm vi
cả nƣớc. Đến nay, những tƣ liệu ảnh viễn thám
đƣợc thu nhận từ các vệ tinh quan sát Trái Đất đã
có vị thế lớn và chứng tỏ tính mềm dẻo trong việc
cung cấp dữ liệu giám sát và cảnh báo cháy rừng
[10]. Với những thành tựu phát triển vƣợt bậc của
công nghệ thông tin, viễn thám và GIS đã trở thành
phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại, đƣợc ứng dụng
hiệu quả trong lĩnh vực điều tra, phân loại, theo dõi
diễn biến và quản lý tài nguyên rừng. Việc kết hợp
thông tin viễn thám với các dữ liệu địa lý cho phép
nâng cao độ chính xác của kết quả phân loại thảm
thực vật, giúp giảm bớt công tác điều tra thực địa,
tiết kiệm thời gian điều tra hiện trƣờng, đặc biệt ở
những khu vực có địa hình núi cao, khó tiếp cận.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 319.385,4 ha
rừng dễ cháy, chiếm trên 50,4% tổng diện tích rừng
của tỉnh [13]. Các thảm thực vật rừng ở đây hàng
năm tích luỹ một khối lƣợng lớn vật liệu cháy,
hàng năm vào mùa khô, khi gặp thời tiết khô hạn
và nắng nóng kéo dài làm tiềm ẩn nguy cơ cháy
rừng rất cao. Đồng thời, địa hình bị chia cắt, có độ
dốc lớn, đi lại khó khăn là một trong những nguyên
nhân gián tiếp ảnh hƣởng đến xây dựng các công
trình phòng cháy và tổ chức cứu chữa khi có cháy
rừng xảy ra. Theo số liệu thống kê trong 13 năm
qua (2000 - 2012), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã
xảy ra 254 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.350,9 ha
rừng các loại (chủ yếu là rừng khộp, rừng hỗn giao
tre nứa, rừng trồng keo, bạch đàn,...). Ngoài ra, mỗi
năm trên địa bàn tỉnh còn xảy ra cháy lƣớt hàng
trăm ha rừng khộp, trảng cỏ, cây bụi,... gây thiệt
hại không đáng kể và chƣa đƣợc thống kê. Về
nguyên nhân gây ra các vụ cháy nêu trên, có đến
127 vụ (chiếm 50% tổng số vụ) do đốt nƣơng làm
rẫy trái phép của ngƣời dân làm lửa lan sang các
khu rừng; 89 vụ (chiếm 35%) do ngƣời dân đốt lửa
săn bắt động vật trong rừng; 13 vụ (chiếm 5%) do
xử lý thực bì không đúng quy trình kỹ thuật để lửa
cháy lan vào rừng và còn 25 vụ chƣa rõ nguyên
nhân [13].
Cùng với các biện pháp công trình, lâm sinh,
hành chính, pháp luật và tuyên truyền trong phòng
cháy chữa cháy rừng (PCCCR), giải pháp xây dựng
bản đồ nguy cơ cháy rừng đã góp phần quan trọng
giúp các chủ rừng và lực lƣợng chức năng quyết
định các giải pháp PCCCR cần thiết. Bản đồ nguy
cơ cháy rừng giúp xác định các khu vực/vị trí có
khả năng xảy ra cháy cao, tốc độ và hƣớng lan
truyền của đám cháy [7]. Ở các nƣớc phát triển nhƣ
Canada, Mỹ, Australia,... đã phát triển hệ thống
253
phân cấp và cảnh báo nguy cơ cháy rừng rất hiện
đại. Trong khi ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt
Nam thƣờng rất khó để triển khai vì hệ thống này
hoạt động dựa trên nhiều thông số khí tƣợng, thời
tiết. Nhiều tác giả trên thế giới đã sử dụng các mô
hình khác nhau để dự báo nguy cơ cháy rừng dựa
trên các chỉ tiêu khí tƣợng, số liệu thống kê tần
suất và số vụ cháy rừng xảy ra trong quá khứ [1, 8,
11]. Một số tác giả khác lại thành lập bản đồ nguy
cơ cháy rừng trên cơ sở ứng dụng tƣ liệu viễn thám
và GIS kết với các dữ liệu đầu vào nhƣ địa hình,
thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất, dân số và
thông tin về khoảng cách từ các khu dân cƣ đến
rừng [2, 4, 7, 9]. Bài toán trung bình cộng và trung
bình nhân có trọng số dựa trên mức độ nhạy cảm
hay mức độ ảnh hƣởng đến cháy rừng của tất cả
các lớp thông tin đầu vào cũng đã đƣợc sử dụng để
phân vùng nguy cơ cháy rừng [3]. Ở Việt Nam,
một số tác giả đã sử dụng chỉ số tổng hợp (P) đƣợc
tính thông qua số ngày không mƣa hoặc lƣợng mƣa
< 5mm, nhiệt độ không khí, nhiệt độ điểm sƣơng
lúc 13 giờ và tốc độ gió để dự báo ngắn hạn nguy
cơ cháy rừng. Số ngày khô hạn liên tục (ngày có
lƣợng mƣa trung bình < 5mm) và hệ số điều chỉnh
(K) đƣợc sử dụng để dự báo dài hạn [1, 6, 13].
Ngoài ra, yếu tố độ ẩm của vật liệu cháy dƣới tán
rừng và hệ số khả năng bắt cháy của vật liệu cháy
cũng đƣợc sử dụng trong một số công trình để dự
báo nguy cơ cháy rừng [12].
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng
tƣ liệu ảnh viễn thám Landsat ETM chụp năm
2011 khu vực Đắk Lắk (hình 1), số liệu thống kê
các vụ cháy rừng và số liệu điều tra kết cấu vật liệu
cháy trong các kiểu rừng khác nhau để thành lập
bản đồ nguy cơ cháy rừng tỷ lệ 1:100.000 tỉnh Đắk
Lắk với sự hỗ trợ của kỹ thuật GIS trong môi
trƣờng phần mềm ArcGIS 9.3. Kết quả nghiên cứu
đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cần thiết cho
công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
Hình 1. Ảnh Landsat ETM chụp năm 2011 khu vực nghiên cứu
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở dữ liệu
Dữ liệu đã sử dụng cho nghiên cứu gồm tƣ liệu
ảnh Landsat ETM độ phân giải 30m gồm 7 kênh
phổ chụp năm 2011; bản đồ nền địa hình tỷ lệ
1:100.000 do Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc
và Bản đồ (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam) cung
cấp để chiết tách thông tin độ cao, độ dốc, hƣớng
sƣờn, ranh giới hành chính, hệ thống giao thông,
mạng lƣới thủy văn. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh
Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000 đƣợc xây dựng năm 2008.
Số liệu lƣợng mƣa, tốc độ gió và nhiệt độ trung
bình ngày thời kỳ 1980 - 2011 của 06 Trạm Khí
tƣợng Thủy văn (cầu 14, Buôn Hồ, Ea Kmat, Buôn
254
Mê Thuột, Buôn Đôn, M'Đrắk) đã đƣợc thu thập và
xử lý cho mục đích nghiên cứu. Trong đó, sử dụng
số liệu lƣợng mƣa và nhiệt độ trung bình ngày các
tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau),
là mùa cháy rừng ở Đắk Lắk. Số liệu thống kê các
vụ cháy rừng từ năm 2000 đến năm 2012 của Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đƣợc sử dụng để kiểm
chứng kết quả.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra ô tiêu chuẩn: thực hiện 2 chuyến khảo
sát thực địa vào mùa khô năm 2012 và 2013 (ảnh
1). Đã thiết lập 40 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích
500m
2
(kích thƣớc: 25 × 20m) trên 7 kiểu thảm
thực vật rừng chính ở Đắk Lắk (rừng trồng bạch
đàn trắng 10 tuổi: 4 OTC; rừng hỗn giao lá rộng và
tre nứa: 5 OTC; rừng rụng lá cây họ dầu: 12 OTC;
rừng nửa rụng lá: 4 OTC; rừng lá rộng thƣờng
xanh tái sinh: 5 OTC; rừng trồng Keo lá tràm 5 - 6
tuổi: 7 OTC; rừng trồng thông nhựa trên 10 tuổi: 3
OTC). Dùng GPS cầm tay xác định tọa độ của các
OTC và điều tra kết cấu vật liệu cháy, thành phần
loài thực vật tham gia vào vật liệu cháy, chiều cao
trung bình (htb) của các loài dƣới tán rừng và cây
gỗ, độ ẩm vật liệu cháy. Kết quả điều tra OTC
đƣợc sử dụng làm chìa khóa giải ảnh bằng mắt
(visual interpretation) và kiểm tra kết quả phân cấp
nguy cơ cháy rừng.
Ảnh 1. Điều tra thành phần loài tham gia vào vật liệu cháy, kết cầu vật liệu cháy trong rừng trồng Keo lá tràm (a);
rừng khộp (b); rừng trồng Thông nhựa (c); rừng lá rộng thường xanh trung bình (d);
rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (e) và rừng tre nứa (f) (Ảnh: Lưu Thế Anh, 1/2013)
(a)
(e)
(b)
(c) (d)
(f)
255
Bài toán trung bình cộng có trọng số: thang
điểm của từng lớp thông tin đầu vào (ở dạng
Raster) từ 1 đến 4 điểm tƣơng ứng với 4 cấp nguy
cơ cháy rừng (rất thấp: 1 điểm; thấp: 2 điểm; cao: 3
điểm và rất cao: 4 điểm). Bài toán trung bình cộng
có trọng số đƣợc sử dụng để tính nguy cơ cháy
rừng, thực hiện bằng cộng cụ Weighted Overlay
trong phần mềm ArcGIS. Đây là công cụ xử lý dữ
liệu GIS rất mạnh, cho phép tính toán nhanh. Thuật
toán có công thức nhƣ sau:
R = ROUND{(k1*I1 + k2*I2 + k3*I3 + ... +
kn*In)/n}
Trong đó: R là cấp nguy cơ cháy rừng; k1, k2, k3
và kn là trọng số tƣơng ứng của các lớp thông tin đầu
vào I1, I2, I3 và In. Tổng k1 + k2 + k3 + .... + kn = 1.
Trong hình 2, bản đồ đầu vào InRas1 có trọng
số là 0,75; InRas2 có trọng số 0,25 và giá trị các
pixel từ 1 đến 4 của các lớp thông tin đầu vào
tƣơng ứng với 4 cấp nguy cơ cháy rừng. Cách tính
giá trị pixel thứ nhất của bản đồ đầu ra OutRas nhƣ
sau: 0,75 * 2 + 0,25 * 3 = 2,25. Vì giá trị của các
pixel đầu ra là số nguyên dƣơng nên kết quả đƣợc
làm tròn là 2.
Hình 2. Sơ đồ minh họa bài toán trung bình cộng
có trọng số bằng công cụ Weighted Overlay
trong phần mềm ArcGIS
Quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ nguy cơ
cháy rừng tỉnh Đắk Lắk gồm các bƣớc sau
(hình 3):
Hình 3. Quy trình kỹ thuật thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
256
Bước 1: Phân tích, đánh giá và xác định những
nhân tố chính có ảnh hƣởng trực tiếp đến cháy
rừng ở tỉnh Đắk Lắk. Chiết tách và chuẩn hóa các
lớp thông tin đầu vào phục vụ cho mô hình
tính toán.
Bước 2: Phân cấp theo thang điểm từ 1 đến 4
tƣơng ứng với 4 cấp nguy cơ cháy rừng và xác
định trọng số cho các lớp thông tin dựa trên cơ sở ý
kiến chuyên gia; các nghiên cứu đã đƣợc công bố
[4, 7, 9, 10]; vai trò của từng nhân tố ảnh hƣởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vụ cháy rừng; đặc
điểm mang tính đặc thù của vùng nghiên cứu [13].
Sau đó tính toán chỉ số nhạy cảm cháy rừng.
Bước 3: Kiểm chứng, đối sánh độ chính xác
của kết quả với số liệu điều tra thực địa và số liệu
thống kê các vụ cháy rừng từ năm 2000 - 2012 trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk [13]. Hiệu chỉnh và biên tập
bản đồ nguy cơ cháy rừng theo 4 cấp: nguy cơ
cháy rất cao, nguy cơ cháy cao, nguy cơ cháy trung
bình và nguy cơ cháy thấp.
Cháy rừng là một quá trình phức tạp luôn chịu
ảnh hƣởng của nhiều nhân tố tác động, trong đó
bao gồm các nhân tố tự nhiên và các nhân tố xã
hội. Kết quả nghiên cứu của một số công trình đã
chỉ rõ, nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng trực tiếp và
đóng vai trò quan trọng nhất đến quá trình cháy
rừng ở các vùng sinh thái nƣớc ta là đặc trƣng lâm
phần (cấu trúc lâm phần và kiểu rừng); tiếp đến là
vật liệu cháy (kích thƣớc vật liệu, sự sắp xếp và
phân bố của vật liệu, độ ẩm của vật liệu, khối
lƣợng vật liệu); khí hậu và thời tiết (nhiệt độ không
khí, độ ẩm không khí tƣơng đối, tốc độ gió, lƣợng
mƣa); địa hình (độ dốc, hƣớng sƣờn) [6]. Theo kết
quả tính toán mùa cháy rừng các tỉnh đã chỉ rõ
[12], mùa cháy rừng ở Đắk Lắk từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, trong đó từ tháng 1 đến tháng 3 là
thời kỳ kiệt và cực kỳ nguy hiểm về cháy rừng. Vì
vậy, các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến cháy rừng
ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc xác định gồm: kiểu thảm thực
vật rừng, nhiệt độ trung bình ngày các tháng mùa
khô, lƣợng mƣa trung bình tháng mùa khô, tốc độ
gió trung bình ngày các tháng mùa khô, độ dốc địa
hình, hƣớng sƣờn đón gió; khoảng cách từ các khu
dân cƣ đến rừng và khoảng cách từ vùng canh tác
nƣơng rẫy đến rừng.
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
! !
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
!
L¾k
Ea Só p
M'§ R¾k
Ea H'Le o
Ea Ka r
Bu « n § « n
Kr « n g B« n g
C- M'Ga r
Kr « n g P¾k
Kr « n g N¨ n g
C- Ku in
Kr « n g An a
Kr « n g Bó k
Tx . Bu « n Hå
Tp . Bu « n Ma Th u é t
7V 681
7V 692
7V68
8
7V693
7V683
7V68
9
7V687
7V 682
7V694
7V68
6
7V684
!( 14
!(26
!(14
c
!( 27
Sg. SrePèk
Ea H' Leo
Ia
Lè
p
Ea
H
' L
eo
Ea
K'r
«ng
K'
N«
Da
Ia
H
ie
o
Ea Sol
Ia Soup
Ea
Kr«
ng
Ana
§
¨k K
r«ng
E
a
-§
r¨
ng
®¾k Ruª
Hå Bu«n TriÕt
Ya Tê M
èt
Ea
K
r«
ng
H
inh
Hå Ea Ju
Ea
K
r«
ng
P
¾k
Ea H'Leo
E
a
K
r«
n
g
B
«n
g
Ea Kra
Ea Kr«ng
Hn¨ ng
Hå Ea Kar
§ ¨k
Roy
ho
§ ¾k
Kr«
ng D
ou
Hå 721
Hå Ea Kao
Hå Ea Knèp
Hå Ea Sup H¹
Hå Ea Tyn
§
¾k
K
a
o
Hå § ¨k Min
§ ¨k
D¨
m
Ea H
'Leo
Ea Kr«ng Ana
Ea Kr«ng
Ana
Ea H' Leo
§
¨k D
¨m
780000
780000
800000
800000
820000
820000
840000
840000
860000
860000
880000
880000
900000
900000
920000
920000
940000
940000
960000
960000
1
3
6
0
0
0
0
1
3
6
0
0
0
0
1
3
8
0
0
0
0
1
3
8
0
0
0
0
1
4
0
0
0
0
0
1
4
0
0
0
0
0
1
4
2
0
0
0
0
1
4
2
0
0
0
0
1
4
4
0
0
0
0
1
4
4
0
0
0
0
1
4
6
0
0
0
0
1
4
6
0
0
0
0
1
4
8
0
0
0
0
1
4
8
0
0
0
0
.
c
a
m
p
u
c
h
i a
§ ¾k N« ng
L©m § å ng
Kh ¸ nh Ho µ
Gia La i
Ký hiệu khác
! Trung tâm hành chính cấp tỉnh
! Trung tâm hành chính cấp huyện
! ! ! Biên giới Quốc Gia
Địa giới tỉnh
Địa giới huyện
Quốc lộ, Số đường
Tỉnh lộ, Số đường
Sông, suối, hồ
Tỉ lệ 1:500.000
(Thu lại từ tỉ lệ 1:100.000)
0 10 205
Kilometers
!(14
7V688
Ph ó Yª n
Chú giải
Kiểu thảm thực vật:
1 Rừng khộp (rừng khô rụng lá)
2 Rừng thường xanh trung bình
3 Rừng trồng
4 Rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá trung bình
5 Rừng tre nứa
6 Rừng thường xanh nghèo
7 Rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá giàu
8 Rừng lá kim
9 Rừng thường xanh giàu
10 Trảng cỏ, cây bụi rải rác
11 Nương rẫy, cây hàng năm
12 Cây công nghiệp lâu năm
13 Cây trồng trong khu dân cư, công sở, nhà máy, công trình khác
14 Lúa nước, hoa màu
15 Mặt nước, sông suối, đầm lầy
16 Dân cư
Hình 4. Bản đồ thảm thưc vật rừng tỉnh Đắk Lắk
257
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Bản đồ thảm thực vật rừng tỉnh Đắk Lắk
Bản đồ thảm thực vật tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ
1:100.000 đƣợc thể hiện ở hình 4. Diện tích rừng
của toàn tỉnh đƣợc xác định khoảng 611.604 ha
(chiếm 46,7% diện tích tự nhiên của tỉnh). Trong
đó, diện tích rừng rụng lá cây họ dầu (rừng khộp)
khoảng 252.461 ha (chiếm 19,2%) với thành phần
loài đơn giản, chủ yếu là các loại cây họ dầu,
thƣờng rụng lá vào mùa khô. Rừng thƣờng xanh
khoảng 237.980 ha (chiếm 18,1%), thành phần loài
phong phú, nhiều tầng tán. Rừng trồng chủ yếu
trồng thuần loài (Thông, Keo, Bạch đàn) với diện
tích khoảng 50.158 ha (chiếm 3,8%). Còn lại một
số kiểu rừng có diện tích nhỏ nhƣ: rừng hỗn giao
cây lá rộng thƣờng xanh và nửa rụng lá khoảng
36.522 ha (chiếm 2,8%); rừng tre nứa khoảng
25.787 ha (chiếm 2,0%); rừng lá kim có 8.696 ha
(chiếm 0,7%) (bảng 1).
Bảng 1. Hiện trạng thảm thực vật năm 2011 tỉnh Đắk Lắk
STT Kiểu thảm thực vật Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Rừng khộp (rừng khô rụng lá) 252.461 19,2
2 Rừng thường xanh trung bình 208.807 15,9
3 Rừng trồng 50.158 3,8
4 Rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá trung bình 27.016 2,1
5 Rừng tre nứa 25.787 2,0
6 Rừng thường xanh nghèo 21.842 1,7
7 Rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh và nửa rụng lá giàu 9.506 0,7
8 Rừng lá kim 8.696 0,7
9 Rừng thường xanh giàu 7.331 0,6
10 Trảng cỏ, cây bụi rải rác 25.358 1,9
11 Nương rẫy, cây hàng năm 255.452 19,5
12 Cây công nghiệp lâu năm 307.850 23,5
13 Cây trồng trong khu dân cư, công sở, nhà máy, 10.694 0,8
14 Lúa nước, hoa màu 55.065 4,2
15 Mặt nước, sông suối, đầm lầy 21.479 1,6
16 Đất ở 25.035 1,9
Tổng diện tích tự nhiên 1.312.537 100,0
3.2. Phân cấp và xác định trọng số cho các lớp
chỉ tiêu đầu vào
Trọng số của các chỉ tiêu đầu vào đƣợc xác
định dựa vào vai trò và tầm quan trọng ảnh hƣởng
đến quá trình cháy rừng, với khoảng giá trị tƣơng
ứng 0,05 - 0,4 (bảng 2). Trong đó, kiểu thảm thực
vật rừng và điều kiện thời tiết, khí hậu khô nóng là
các đặc trƣng cơ bản tạo ra sự phân hóa nguy cơ
cháy rừng ở tỉnh Đắk Lắk. Kiểu thảm thực vật rừng
đóng vai trò quan trọng nhất với trọng số là 0,4 do
mỗi kiểu thảm thực vật liên quan trực tiếp đến tính
chất, khối lƣợng vật liệu cháy, tính bắt lửa và quy
mô đám cháy. Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình ngày và
lƣợng mƣa trung bình ngày quan trọng thứ hai với
trọng số tƣơng ứng là 0,15. Đây là hai yếu tố đặc
trƣng cho điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu,
ảnh hƣởng trực tiếp đến độ ẩm không khí và độ ẩm
của vật liệu cháy dƣới các tán rừng.
Các chỉ tiêu còn lại liên quan đến nguyên nhân
phát sinh nguồn lửa và điều kiện phát tán cháy
rừng có mức độ quan trọng thấp hơn. Vì vậy, chỉ
tiêu tốc độ gió có trọng số 0,10; các chỉ tiêu hƣớng
sƣờn, độ dốc và khoảng cách từ rừng đến các khu
dân cƣ và khoảng cách từ rừng đến đất canh tác
nƣơng rẫy đƣợc xếp trọng số tƣơng ứng 0,05.
258
Bảng 2. Trọng số và phân cấp hệ số nguy cơ cháy rừng theo các chỉ tiêu đầu vào
Chỉ tiêu đầu vào Trọng số Khoảng giá trị Điểm
Phân cấp
rủi ro
Nguy cơ cháy
Kiểu thảm thực vật rừng 0,4
Rừng lá kim, rừng khộp, rừng trồng 4 Cấp 4 Rất cao
Rừng tre nứa 3 Cấp 3 Cao
Rừng hỗn giao cây lá rộng và nửa rụng lá
giàu và trung bình, rừng thường xanh nghèo
2 Cấp 2 Trung bình
Rừng lá rộng thường xanh trung bình và giàu 1 Cấp 1 Thấp
Nhiệt độ trung bình ngày 0,15
> 25°C 4 Cấp 4 Rất cao
22 - 25°C 3 Cấp 3 Cao
20 - 22°C 2 Cấp 2 Trung bình
< 20°C 1 Cấp 1 Thấp
Lượng mưa trung bình tháng (P) 0,15
< 5mm 4 Cấp 4 Rất cao
5 - 15mm 3 Cấp 3 Cao
15 - 20mm 2 Cấp 2 Trung bình
> 20mm 1 Cấp 1 Thấp
Tốc độ gió 0,10
> 7,0m/s 4 Cấp 4 Rất cao
4,3 - 6,9m/s 3 Cấp 3 Cao
1,4 - 4,2m/s 2 Cấp 2 Trung bình
< 1,4m/s 1 Cấp 1 Thấp
Độ dốc 0,05
> 35° 4 Cấp 4 Rất cao
25° - 35° 3 Cấp 3 Cao
15°- 25° 2 Cấp 2 Trung bình
< 15° 1 Cấp 1 Thấp
Hướng sườn 0,05
tây nam (180° - 270°) 4 Cấp 4 Rất cao
tây bắc (270° - 315°) 3
2
Cấp 3 Cao
đông bắc (45° - 90°)
tây bắc (315° - 360°) 1
4
Cấp 2 Trung bình
đông bắc (0° - 45°)
đông nam (135° - 180°)
3 Cấp 1 Thấp
đông (90° - 135°)
Khoảng cách từ khu dân cư đến
rừng
0,05
< 500m 4 Cấp 4 Rất cao
500 - 1.000m 3 Cấp 3 Cao
1.000 - 1.500m 2 Cấp 2 Trung bình
> 1500m 1 Cấp 1 Thấp
Khoảng cách từ đất canh tác
nương rẫy đến rừng
0,05
< 50m 4 Cấp 4 Rất cao
50 - 100m 3 Cấp 3 Cao
100 - 150m 2 Cấp 2 Trung bình
> 150m 1 Cấp 1 Thấp
3.3. Bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk
Bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ
1:100.000 (hình 5) thể hiện rõ sự phân hóa theo
không gian lãnh thổ 4 cấp nguy cơ cháy rừng, từ
cấp thấp đến cấp rất cao. Rừng có nguy cơ cháy rất
cao tập trung chủ yếu ở khu vực huyện Ea Súp,
Buôn Đôn và thung lũng sông Ba thuộc phía bắc
huyện Ea H'leo, đây là nơi tập trung hệ sinh thái
rừng rụng lá cây họ dầu với diện tích lớn (252.461
ha), hàng năm xảy ra nhiều vụ cháy rừng, chủ yếu
là cháy lƣớt. Ngoài ra, diện tích nhỏ ở khu vực
trung tâm huyện Lắk có nguy cơ cháy rất cao, ở đây
tâp trung chủ yếu các kiểu rừng tre nứa, rừng hỗn
giao lá rộng và tre nứa. Kết quả khảo sát cho thấy,
nguyên nhân xảy ra các vụ cháy rừng ở đây chủ yếu
là do ngƣời dân đốt nƣơng làm rẫy và dùng lửa để
săn bắt động vật. Diện tích cấp nguy cơ cháy thấp
phân bố tập trung ở khu vực vùng trũng Krông Pắk,
kéo đến khu vực Chƣ Yang Sin và phía đông của
huyện M'Đrắk. Đây là khu vực phân bố chủ yếu của
kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh. Kết quả thống kê
diện tích từ bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk
theo đơn vị hành chính cho thấy (bảng 3):
Cấp I (Khả năng cháy thấp): diện tích rừng có
khả năng cháy thấp khoảng 219.344 ha (chiếm
35,9% diện tích rừng nghiên cứu), chủ yếu là kiểu
rừng thƣờng xanh trung bình và giàu. Trong đó, tập
trung nhiều nhất ở huyện Krông Bông (khoảng
72.830 ha); tiếp đến ở huyện Lắk có 58.032 ha,
M'Đrắk có 57.105 ha, Ea Kar có 18.819 ha, Krông
Ana có 6.977 ha, Krông Pắk có 3.461 ha, và rải
rác ở huyện Cƣ Kuin (778 ha), Tp. Buôn Ma Thuột
có 605 ha, huyện Krông Năng có 570 ha, Tx. Buôn
Hồ có 103 ha, huyện Buôn Đôn có 55 ha và huyện
Cƣ M’gar có 8 ha.
Cấp II (Khả năng cháy trung bình): diện tích
rừng có khả năng cháy trung bình có khoảng
130.207 ha (chiếm 21,3% diện tích rừng nghiên
cứu). Trong đó, tập trung nhiều nhất ở huyện Ea
H'leo (29.668 ha), tiếp đến là các huyện Lắk
(25.156 ha), Ea Súp có 18.471 ha, Buôn Đôn có
14.803 ha, Cƣ M'gar có 7.765 ha, Krông Bông có
6.520 ha, Krông Năng có 5.731 ha, M'Đrắk có
5.194 ha, Krông Búk có 1.214 ha, Krông Ana
có1.214 ha, còn lại rải rác ở huyện Cƣ Kuin có 677
ha, Tp. Buôn Ma Thuột có 43 ha và Tx. Buôn Hồ
có 12 ha.
Cấp III (Khả năng cháy cao): diện tích rừng có
259
khả năng cháy cao có khoảng 220.565 ha (chiếm
36,1% diện tích rừng nghiên cứu, trong đó, tập
trung nhiều nhất ở huyện Buôn Đôn (90.134 ha),
tiếp đến là huyện Ea Súp (83.370 ha), huyện Ea
H'leo có 31.430 ha. Đây là ba huyện có diện tích
rừng khộp tập trung nhiều nhất. Huyện Cƣ M'gar
có 7.276 ha, M'Đrắk có 1.981 ha, Lắk có 1.466 ha,
Krông Năng có 1.399 ha, còn lại rải rác ở các
huyện Krông Bông: 673 ha, Krông Pắk: 658 ha,
Tx. Buôn Hồ: 402 ha, Krông Búk: 376 ha, Cƣ
Kuin: 237 ha, Tp. Buôn Ma Thuột: 103 ha và
Krông Ana có 28 ha.
Cấp IV (Khả năng cháy rất cao): diện tích rừng
có khả năng cháy rất cao có khoảng 41.488 ha
(chiếm 6,8% diện tích rừng nghiên cứu). Trong đó,
tập trung nhiều nhất ở huyện Ea Súp (23.310 ha),
tiếp đến là huyện Buôn Đôn: 9.243 ha, Ea H'leo:
6.026 ha, Lắk: 1.190 ha, M'Đrắk: 1.103 ha, Krông
Bông: 469 ha, Krông Ana: 78 ha và Tp. Buôn Ma
Thuột: 70 ha.
Hình 5. Bản đồ nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân loại rừng theo nguy cơ cháy
STT Tên huyện
Diên tích rừng theo các cấp nguy cơ cháy (ha)
Tổng (ha)
Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
1 Buôn Đôn 55 14.803 90.134 9.243 114.235
2 Ea Súp - 18.471 83.370 23.310 125.151
3 Ea H'leo - 29.668 31.430 6.026 67.124
4 Ea Kar 18.819 12.613 1.034 - 32.465
5 Cư M'gar 8 7.765 7.276 - 15.049
6 Krông Búk - 2.347 376 - 2.724
7 Krông Bông 72.830 6.520 673 469 80.493
8 Krông Năng 570 5.731 1.399 - 7.700
9 Krông Ana 6.977 1.214 28 78 8.297
10 Krông Pắk 3.461 - 658 - 4.119
11 Lắk 58.032 25.156 1.466 1.190 85.844
12 M'Đrắk 57.105 5.194 1.981 1.103 65.383
13 TP. Buôn Ma Thuột 605 34 103 70 812
14 TX. Buôn Hồ 103 12 402 - 516
15 Cư Kuin 778 677 237 - 1.692
Tổng cộng (ha) 219.344 130.207 220.565 41.488 611.604
Tỷ lệ (%) 35,9 21,3 36,1 6,8 100,0
260
3.4. Kiểm chứng kết quả
Để kiểm chứng kết quả phân cấp nguy cơ cháy
tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 50 vụ
cháy rừng đã đƣợc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk
thống kê từ năm 2000 đến 2012 để so sánh với kết
quả nghiên cứu. Kết quả so sánh cho thấy, có 23 vụ
cháy rừng (chiếm 46% số vụ nghiên cứu) xảy ra ở
các khu vực có khả năng cháy rất cao (Cấp IV); 15
vụ cháy rừng (chiếm 30%) xảy ra ở các diện tích
rừng có khả năng cháy cao; 12 vụ cháy rừng
(chiếm 24%) xảy ra ở các diện tích rừng có khả
năng cháy trung bình (bảng 4). Nhƣ vậy, kết quả
phân cấp nguy cơ cháy rừng trong nghiên cứu này
tƣơng đối phù hợp với thực trạng các vụ cháy rừng
đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những
năm qua.
Bảng 4. Tổng hợp kiểm chứng kết quả phân cấp nguy cơ cháy rừng so với số liệu thống kê các vụ cháy rừng
STT Kết quả phân cấp nguy cơ cháy Số điểm cháy kiểm chứng Tỷ lệ % Loại rừng bị cháy
1 Cấp IV: Khả năng cháy rất cao 23 46 Rừng khộp
2 Cấp III: Khả năng cháy cao 15 30 Rừng trồng Keo, rừng tre nứa
3 Cấp II: Khả năng cháy trung bình 12 24 Rừng tre nứa, rừng nửa rụng lá
4 Cấp I: Khả năng cháy thấp 0 -
Tổng cộng 50
4. Kết luận
Sử dụng tƣ liệu ảnh viễn thám và công nghệ
GIS kết hợp với số liệu khảo sát thực địa, kết quả
điều tra kết cấu vật liệu cháy trong các kiểu rừng
khác nhau cho phép thành lập bản đồ hiện trạng
thảm thực vật và bản đồ nguy cơ cháy rừng cấp
tỉnh tỷ lệ 1:100.000 có độ chính xác cao và tiết
kiệm đƣợc thời gian cũng nhƣ kinh phí khảo sát .
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa
học giúp cho tỉnh Đắk Lắk triển khai các biện pháp
phòng cháy và chữa cháy rừng thích hợp với từng
khu vực. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở
đơn vị hành chính cấp huyện, để bản đồ nguy cơ
cháy rừng có ứng dụng hiệu quả hơn, cần tiếp tục
nghiên cứu chi tiết đến từng tiểu khu.
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
cháy rừng gồm các điều kiện về tự nhiên (điều kiện
thời tiết và các nhân tố khí tƣợng, điều kiện địa
hình, kiểu thảm thực vật rừng), các nhân tố về điều
kiện kinh tế - xã hội (hoạt động sản xuất, hoạt động
xã hội, nghiên cứu đã lựa chọn đƣợc 8 chỉ tiêu đầu
vào cho mô hình phân loại thảm thực vật rừng dễ
cháy theo nguy cơ cháy gồm: kiểu thảm thực vật
rừng, nhiệt độ trung bình ngày các tháng mùa khô,
lƣợng mƣa trung bình ngày các tháng mùa khô, tốc
độ gió trung bình ngày trong mùa khô, độ dốc của
địa hình, hƣớng sƣờn đón gió, khoảng cách từ các
khu dân cƣ đến rừng, khoảng cách từ đất canh tác
nƣơng rẫy đến rừng để xây dựng bản đồ nguy cơ
cháy rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000.
Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc diện tích
rừng có khả năng cháy thấp khoảng 219.344 ha
(chiếm 35,9% tổng diện tích rừng toàn tỉnh); diện
tích rừng có khả năng cháy trung bình 130.207 ha
(chiếm 21,3%); diện tích rừng có khả năng cháy
cao 220.565 ha (chiếm 36,1%) và diện tích rừng có
khả năng cháy rất cao 41.488 ha (chiếm 6,8%). Kết
quả đánh giá nguy cơ cháy rừng khá phù hợp với
thực tế các vụ cháy rừng đã xảy ra trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012.
Lời cảm ơn: các tác giả trân trọng cảm ơn Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cấp
kinh phí và tạo điều kiện cho Đề tài cấp Viện
"Nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật
rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát
cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk
Lắk", mã số VAST05.02.12-13.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Amparo, A.B., Oscar, F.R., 2003: An
intelligent system for forest fire risk prediction and
fire fighting management in Galicia. Expert
Systems with Applications 25(6), 545-554.
[2] Chuvieco, E., Congalton, R.G., 1989:
Application of remote sensing and geographic
information systems to forest fire hazard mapping.
Remote Sensing of the Environment 29, 147-159.
[3] Dong, X.U., 2005: Forest fire risk zone
mapping from satellite images and GIS for Baihe
Forestry Bureau, Jilin, China. Journal of Forestry
Research 16(3), 169-174.
[4] Gholamreza, J.G., Bahram, G., Osman,
M.D., 2012: Forest fire risk zone mapping form
Geographic Information System in Northern
Forests of Iran (Case study, Golestan province).
International Journal of Agriculture and Crop
261
Science 4(12), 818-824.
[5] Phạm Ngọc Hưng, 2001: Thiên tai khô hạn
cháy rừng và giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng
ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 224tr.
[6] Phạm Ngọc Hưng, 2004: Quản lý lửa rừng
ở Việt Nam. Nxb. Nghệ An, 231tr.
[7] Jaiswal, R.K., Mukherjee, S., Raju, D.K.,
Saxena, R., 2002. Forest fire risk zone mapping
from satellite imagery and GIS. International
Journal of Applied Earth Observation and
Geoinformation 4, 1-10.
[8] Lazaros, S.I, Anastaios, K.P., Panagiotis,
D.L., 2002: A computer-system that classifies the
prefectures of Greece in forest fire risk zones using
fuzzy sets [J]. Forest Policy and Economics 4,
43-54.
[9] Mariel, A., Marielle, J., 1996: Wildland
fire risk mapping using a geographic information
system and including satellite data: Example of
"Les Maures" forest, south east of France [J].
EARSeL Advances in Remote Sensing 4(4), 49-56.
[10] Shailesh Nayak, Sisi Zlatanova, 2008:
Remote sensing and GIS technologies for
monitoring and prediction of disasters. Springer-
Verlag Environment Science and Engineering,
127pp.
[11] William, A.T., Ilan, V., Hans, S., 2000:
Using forest fire hazard modeling in multiple use
forest management planning [J]. Forest Ecology
and Management 134(2), 163-176.
[12] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2004: Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chƣơng
"Phòng cháy và chữa cháy rừng". Chƣơng trình hỗ
trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, 89tr.
[13] Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, 2012: Báo cáo
chuyên đề "Thực trạng cháy rừng, nguyên nhân và
các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng". Tài liệu
lƣu trữ tại Viện Địa lý, 27tr.
SUMMARY
Application of remote sensing imagery and GIS in establishment of forest fire hazard map in Daklak province
Forest fire is one of the disasters causing threats to the forests and the ecosystem and socio-economic aspects
throught out the world. Forest fire also leads to an increase in green house gases emisstions. Air pollution due to smoke
causes prolonged effects on human health such as respiratory and cardiovascular problems. Knowledge of flammable
materials and their potential fire behavior in different forest types is essential in forest fire management. Remote Sensing
and GIS can play an important role in detecting burnt forest and developing the spatial models to predict potential forest
for fire risk. This study demonstrates the effective use of remote sensing imagery and geographic information system for
establishing the forest fire hazard map at scale of 1:100.000 for Daklak province. Landsat ETM image captured in 2011
and Weighted Overlay tool in ArcGIS software were used in this study. Eight parameters of forest types, daily average
temperature during dry season, daily average precipitation in dry season, daily average wind speed, slope, terrain
direction, distant between burned field to forest and distant from resident to forest were used as main inputs in GIS
model. The study result shown that, the total fire area at low fire risk is 219,344 ha (accounting for 35.9% of total area of
forest in Daklak province), medium fire risk is 130,207 ha (21.3%), high fire risk is 220,565 ha (36.1%) and very high fire
risk is 41,488 ha (6.8%).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5908_21145_1_pb_4769_2100727.pdf