By integrating remote sensing with GIS, the monitoring and calculation of
shoreline changes are carried out quickly and effectively. With multi-temporal Landsat
imageries, preliminary view is outlined about shoreline change in Phan Thiet from 1973 to
2004. In addition, by the extension of ArcView, DSAS, shoreline change rates are calculated
in Ham Tien area before and after some coastal constructions were built.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS trong theo dõi và tính toán biến động đường bờ khu vực Phan Thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 3. Tr 1 - 13
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THEO DÕI
VÀ TÍNH TOÁN BIẾN ðỘNG ðƯỜNG BỜ KHU VỰC PHAN THIẾT
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Viện Hải dương học
HỒ ðÌNH DUẨN
Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại TP. Huế
ðẶNG VĂN TỎ
Trường ðại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM
Tóm tắt: Bằng các kỹ thuật hiện ñại từ công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi và
tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ ñược thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với
nguồn ảnh Landsat ña thời gian, bức tranh sơ bộ về sự biến ñộng ñường bờ khu vực Phan
Thiết trong giai ñoạn 1973 - 2004 ñược vẽ lại. Bên cạnh ñó, với sự hỗ trợ ñắc lực từ phần mở
rộng DSAS (Digital Shoreline Analysis System) của công cụ GIS, tốc ñộ thay ñổi ñường bờ
khu vực Hàm Tiến ñã ñược tính toán trong các giai ñoạn trước và sau khi có các công trình
ven bờ.
I. GIỚI THIỆU
Ngày nay, với sự tích hợp khéo léo của công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi
và tính toán các biến ñộng ñường bờ ñược thực hiện khá nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài
những chuyến thực ñịa bằng các dụng cụ và thiết bị truyền thống, hiện nay, chúng ta có
thể thực hiện ño vẽ ñường bờ bằng các thiết bị GPS, bằng các ảnh kỹ thuật số, hoặc bằng
hệ thống máy camera video [4, 5, 6, 12]. Bên cạnh ñó, ñường bờ còn có thể thu ñược trên
một phạm vi rộng lớn từ các ảnh máy bay và ảnh vệ tinh. Từ các dữ liệu ñó, việc ñánh giá
và phân tích diễn biến ñường bờ ñược thực hiện trực tiếp hoặc có thể ñưa vào công cụ GIS
ñể tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ.
Tuy công nghệ viễn thám và GIS ở Việt Nam phát triển muộn hơn rất nhiều so với
thế giới nhưng nước ta cũng ñã ñạt ñược một số kết quả nghiên cứu nhất ñịnh. Về ứng
dụng viễn thám trong phân tích và ñánh giá biến ñộng ñường bờ, một số nghiên cứu ñã
2
ñược thực hiện ở một số khu vực, tập trung chủ yếu là vùng ñồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long, và một số khu vực cửa sông như Lộc An, Cửa ðại, Thuận An... Cụ thể như,
với dữ liệu ảnh Landsat, SPOT và ảnh máy bay, nhóm tác giả Phạm Viết Cường cùng
cộng sự ñã nghiên cứu sự thay ñổi vùng ven bờ và cửa sông Hải Phòng từ năm 1975 ñến
năm 1988 [15]. Biến ñộng ñường bờ các cửa sông chính: cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt, cửa Văn
Úc và cửa ðáy thuộc dải ven biển ñồng bằng sông Hồng từ năm 1926 ñến 1995 ñược
nhóm tác giả Nguyễn Tứ Dần và Nguyễn Thế Tiệp thực hiện bằng dữ liệu ảnh SPOT,
Landsat, bản ñồ ñịa hình, ảnh máy bay [8]. Các biến ñổi lịch sử khu vực cửa sông Lộc An
từ ảnh viễn thám ña thời gian từ năm 1953 ñến năm 2002 cũng ñược thực hiện bởi nhóm
tác giả Phạm Bách Việt từ ảnh Landsat và ảnh máy bay [9]. Với mục ñích quản lý vùng
ven bờ, tác giả Nguyễn Hạnh Quyên sử dụng kỹ thuật viễn thám khoanh vùng ñất ngập
nước tại khu vực vịnh Hạ Long, ñồng thời cho kết quả sự thay ñổi rừng ngập mặn cũng
như sự thay ñổi bờ biển trong những khoảng thời gian khác nhau từ 1988 ñến 2002 bằng
ảnh Landsat TM và ETM+ [7]. Việc phát hiện sự thay ñổi bờ biển tại vùng ven bờ cửa
sông Cửu Long trong thời gian 1989 ñến 2004 ñược thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Thị
Vân và Trịnh Thị Bình [14].
Về ứng dụng GIS trong tính toán ñịnh lượng tốc ñộ thay ñổi ñường bờ, một số kết
quả cũng ñã thu thập ñược. Với dữ liệu ñường bờ ñược số hóa từ các dữ liệu khảo sát ño
ñạc từ năm 1905 ñến 1992 ở khu vực Hải Hậu, Nam ðịnh, các tác giả ðặng Văn Tỏ và
Phạm Thị Phương Thảo ñã trình bày một số kết quả tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ từ
các phương pháp thống kê có sẵn trong phần mở rộng DSAS của công cụ GIS [3]. Tương
tự, ñường bờ lịch sử khu vực Phan Thiết, Bình Thuận từ năm 1973 ñến 2002 ñược rút
trích từ ảnh Landsat và tốc ñộ thay ñổi ñường bờ khu vực này ñược tính toán nhanh chóng
bằng phần mở rộng DSAS cũng ñược nhóm tác giả Phạm Thị Phương Thảo, Hồ ðinh
Duẩn và ðặng Văn Tỏ thực hiện [10].
Với sự phát triển cực nhanh về dịch vụ du lịch từ năm 1995, Phan Thiết ñang phải
ñối mặt với hiện tượng xói lở nghiêm trọng do tác ñộng của các công trình ven bờ [2]. Do
ñó, Phan Thiết ñược chọn làm khu vực nghiên cứu (hình 1). Bài báo này trình bày hai vấn
ñề: các phân tích diễn biến ñường bờ theo thời gian giai ñoạn 1973 - 2004 và kết quả tính
toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ hàng năm bằng DSAS tại khu vực Phan Thiết trước và sau
khi có công trình ven bờ.
3
Hình 1: Khu vực nghiên cứu
II. ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. ðặc ñiểm khí tượng
Phan Thiết chịu ảnh hưởng của hai chế ñộ gió mùa: gió mùa ðông Bắc vào mùa
ñông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè. Gió mùa ðông Bắc bắt ñầu thổi từ tháng 11 và
kéo dài tới tháng 3 năm sau. Vận tốc gió trung bình trong mùa này vào khoảng 8 - 10 m/s.
Gió mùa Tây Nam bắt ñầu từ tháng 6 ñến tháng 9. Vận tốc gió trung bình khoảng 6 - 8
m/s. Tháng 4 - 5 là giai ñoạn chuyển tiếp từ gió mùa mùa ñông sang gió mùa mùa hè và
tháng 9 - 10 là giai ñoạn chuyển tiếp ngược lại [1].
2. ðặc ñiểm thủy văn
Do chịu tác ñộng của hệ thống gió mùa ðông Bắc và Tây Nam, Phan Thiết có hai
chế ñộ sóng gió chủ yếu. Về mùa ñông, sóng có hướng chiếm ưu thế là hướng ðông Bắc,
có khi chuyển về ðông, ñộ cao sóng trung bình dao ñộng từ 1,2 - 2,0 m. Trong trường hợp
gió có hướng Tây Bắc chiếm ưu thế thì sóng có hướng chính là Nam và Tây Nam, sóng
với hướng này có ñộ cao trung bình 0,7 - 1,5 m. Tuy nhiên, chế ñộ sóng vào thời kỳ này
thường không ổn ñịnh vì thỉnh thoảng bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt ñới, khi ñó
sóng ngoài khơi và ven bờ thường quan sát thấy không ñồng nhất [1, 11].
Thủy triều vùng ven biển Bình Thuận khá phức tạp vì nằm trong khu vực chuyển
tiếp giữa chế ñộ nhật triều không ñều ở phía Bắc (tiêu biểu là Qui Nhơn) và bán nhật triều
4
không ñều ở phía Nam (Vũng Tàu) [1]. Dao ñộng triều khoảng 2m. Chế ñộ thủy triều cũng
gây ra dòng chảy mạnh ven bờ có thể lên ñến 50 - 70 cm/s [1].
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Viễn thám
ðể ñạt hiệu quả hơn trong việc rút trích ñường mực nước cho khu vực bờ biển vịnh
Phan Thiết, phương pháp kết hợp phân tích giữa giá trị ngưỡng và ảnh tỷ số ñược áp dụng
cho ảnh Landsat. Ưu ñiểm của phương pháp kết hợp này là loại bỏ nhiễu do vùng nghiên
cứu có ñộ phủ thực vật cao và nhiễu do vùng sóng vỡ. Công thức cụ thể như sau:
- ðối với Landsat MSS: (B3+B4)/B1
- ðối với Landsat TM, ETM+: (B5+B7)/B2 có kết hợp B7
Do không có số liệu ño ñạc thực tế cũng như bản ñồ ñịa hình ñáy tỷ lệ cao của khu
vực vịnh Phan Thiết ñể phục vụ cho việc hiệu chỉnh triều, cũng như do ñộ phân giải không
gian không cao (30 m) của ảnh Landsat nên việc hiệu chỉnh triều ñược bỏ qua. Vì thế, kết
quả ñường mực nước rút trích ñược xem như ñường bờ.
2. GIS
Sau khi hoàn thành tập dữ liệu ñường bờ, việc tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ
ñược thực hiện bằng DSAS, phần mở rộng của ArcView do Thieler và cộng sự viết bằng
ngôn ngữ Avenue trên phần mềm ArcView [13]. Công việc tính toán và phân tích ñường
bờ ñược tiến hành như sau:
1. Xác ñịnh ñường chuẩn (baseline) và các ñường bờ tính toán (shoreline)
2. Tạo các tuyến cắt ngang vuông góc bờ (transect)
3. Tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ
Trong DSAS có nhiều phương pháp tính toán thống kê khác nhau, như phương pháp
tính tốc ñộ thông qua ñiểm ñầu – ñiểm cuối (End-Point Rate), phương pháp tính tốc ñộ
trung bình AOR (Average Of Rate), phương pháp hồi quy tuyến tính (Linear Regression),
phương pháp gập gãy (Jack-Knife Rate)... Tùy theo chất lượng và số lượng ñường bờ ta sẽ
chọn phương pháp thống kê phù hợp nhất. Dựa trên dữ liệu thu thập ñược, phương pháp
hồi quy tuyến tính ñược chọn ñể phân tích kết quả.
5
IV. DỮ LIỆU SỬ DỤNG
Nguồn dữ liệu ảnh Landsat thu thập từ trang web của Cơ quan ðịa chất Hoa Kỳ
(USGS) ( Các ảnh ñã ñược nắn chỉnh và theo
hệ qui chiếu WGS-84 UTM, áp dụng cho vùng 49. Danh sách các ảnh tại khu vực vịnh
Phan Thiết ñược thu thập và ñược ghi trong bảng 1.
Bảng 1: Các ảnh Landsat tại khu vực vịnh Phan Thiết
STT Loại ảnh ðộ phân giải (m) Ngày chụp Năm qui ước
1 Landsat 1 MSS 57 01/01/1973 1973
2 Landsat 2 MSS 57 31/01/1976 1976
3 Landsat 5 TM 28.5 30/12/1990 1991
4 Landsat 7 ETM+ 30 13/11/1999 2000
5 Landsat 7 ETM+ 30 01/12/2000 2001
6 Landsat 7 ETM+ 30 05/01/2002 2002
7 Landsat 7 ETM+ 30 24/01/2003 2003
8 Landsat 5 TM 30 20/12/2004 2005
Các ảnh Landsat trên ñược chụp trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 ñến cuối
tháng 1 năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa ðông Bắc. Do ñó, việc tính toán và phân tích sự
thay ñổi ñường bờ chỉ ñược trong thời kỳ gió mùa ðông Bắc và sự biến ñổi nó qua các năm.
V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhằm tiện việc phân tích, khu vực nghiên cứu ñược chia thành 5 khu vực nhỏ từ trái
sang phải và ñược ñánh dấu từ 1 ñến 5 như trên hình 2. Các khu vực 1, 3 và 5 là các khu
vực tập trung dân cư, một số nơi có bờ là các vách ñá. Khu vực 2 là ñoạn bờ ðồi Dương,
nằm giữa hai cửa sông: Cái và Cà Ty. ðây là ñoạn bờ có dịch vụ du lịch phát triển. Khu
vực 4 là ñoạn bờ Hàm Tiến, Mũi Né nơi tập trung hầu hết các khách sạn và các khu nghỉ
dưỡng cao cấp phục vụ du lịch trong và ngoài nước.
6
Hình 2: Khu vực nghiên cứu
Do khu vực 1, 3 và 5 có ñường bờ tương ñối ổn ñịnh và ít xói lở như trình bày trong
hình 3, vì vậy, chỉ khu vực 2 và khu vực 4 ñược khảo sát và nghiên cứu chi tiết.
Khu vực 2 hay khu vực ðồi Dương ở gần cửa sông nên ñường bờ có sự biến ñộng
ñáng kể qua nhiều năm từ 1973 ñến 2005 như hình 4. Ngoài tác ñộng của các quá trình
ñộng lực ven bờ, ñường bờ khu vực này còn chịu ảnh hưởng bởi các quá trình vận chuyển
phù sa ñổ ra từ sông. Sự hiện diện của các kè cảng ở cửa sông Cái và cửa sông Cà Ty cũng
góp phần tác ñộng ñến quá trình vận chuyển trầm tích. Tất cả các yếu tố trên ñã làm cho
quá trình biến ñổi ñường bờ nơi ñây khá phức tạp.
Ở cửa sông Cà Ty, vào năm 1973, có sự xuất hiện của doi cát ở phía bờ Nam. Trong
năm 1976, vật liệu phù sa không bị ñẩy qua khu vực phía Nam mà tích tụ lại bờ bắc, hình
thành doi cát ngay tại phía Bắc của cửa sông. ðến năm 1991, khu vực cửa sông bắt ñầu có
sự biến ñổi khá phức tạp với hai doi cát ở cả hai bên cửa sông, ñặc biệt là sự hình thành
doi cát dài trên bờ Bắc chắn ngang cửa sông. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, kè cảng
ở phía Nam cửa sông ñược xây dựng, góp phần ổn ñịnh ñoạn bờ này. Vật liệu ñược tích tụ
bên phía Nam của kè. Năm 2000, kè phía Bắc cửa sông Cà Ty ñược xây dựng, góp phần
ngăn chặn quá trình hình thành doi cát tại phía Bắc của cửa sông. Hiện tượng xói lở bắt
ñầu xuất hiện ở phía bên trái kè phía Nam cửa sông Cà Ty trong năm 2002. Nguyên nhân
là do có quá trình ñổ vật liệu lấn biển của công ty tư nhân, và cũng từ ñó bắt ñầu xuất hiện
7
công trình ñê biển ñể bảo vệ ñoạn bờ này. Vì thế, từ sau năm 2002, ñường bờ khu vực cửa
sông Cà Ty tương ñối ổn ñịnh.
Khu vực 1 Khu vực 5
Khu vực 3
Hình 3: Kết quả ñường bờ khu vực 1, 3 và 5
Ở cửa sông Cái, vào năm 1976 nơi ñây bắt ñầu hình thành doi cát nhỏ phía Bắc
cửa sông. Doi cát này tiếp tục phát triển và kéo dài về phía Nam cho ñến các năm 1991,
2000, 2001. Nguyên nhân có thể là do dòng chảy từ sông ñổ ra kết hợp với các quá trình
ven bờ tạo nên sự lắng ñọng của phù sa tại khu vực gần cửa sông. Năm 2002, khu vực
cửa sông ñược mở lại, làm cho phía Nam của cửa sông hình thành các doi cát xoắn dọc
bờ. Vào ñầu năm 2003, kè cảng phía Nam của cửa sông Cái chưa ñược xây xong, nơi
ñây vẫn còn tồn tại một vài doi cát nhỏ. Năm 2005, các doi cát này mất dần sau khi có
sự hiện diện của kè phía Nam. Khu vực cửa sông ñược cố ñịnh nhằm ổn ñịnh dần các
quá trình biến ñổi tại ñây.
8
Khu vực 4 hay khu vực Hàm Tiến có ñường bờ biến ñộng ít và tương ñối ổn ñịnh
hơn so với trường hợp của khu vực ðồi Dương. Do khu vực này nằm khuất sau Mũi Né
nên nó không bị ảnh hưởng lớn của gió ðông Bắc vào cuối năm. Về sóng biển, khu vực 4
chủ yếu có trường sóng khúc xạ từ trường sóng ðông Bắc ngoài khơi truyền vào. Nhằm
chống xói lở, khu vực này ñã xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển từ cuối thập niên 90
của thế kỷ trước. Do vậy, khi phân tích biến ñộng ñường bờ tại khu vực này, hai giai ñoạn
1973 1973-1976
1991-2000 1976-1991
2000-2001 2001-2002
2003-2005 2002-2003
Hình 4: Sự thay ñổi ñường bờ khu vực 2 (ðồi Dương) từ năm 1973 ñến 2005
9
xác ñịnh sự có mặt của công trình sẽ ñược lần lượt trình bày: giai ñoạn trước năm 2000 và
giai ñoạn sau năm 2000.
Từ giai ñoạn 1973 - 2000, dòng vật chất di chuyển từ Bắc xuống Nam (từ phải qua
trái trên hình 5), cho nên khu vực phía Bắc ñường bờ có xu hướng lùi vào ñất liền và khu
vực phía Nam thì ngược lại và lấn ra biển.
Hình 5: Sự thay ñổi ñường bờ khu vực 4 (Hàm Tiến) từ năm 1973 ñến 2000
Từ giai ñoạn 2000 - 2005, các công trình bảo vệ ñường bờ ở các khu khách sạn và
nghỉ dưỡng xuất hiện, quy luật biến ñộng ñường bờ nơi ñây bắt ñầu thay ñổi (hình 6). Cụ
thể, khu vực gần mũi ñá Ông ðịa bắt ñầu bị xói lở nghiêm trọng trong giai ñoạn 2003 -
2005.
Giai ñoạn 2003 - 2005
Hình 6: Sự thay ñổi ñường bờ khu vực 4 (Hàm Tiến) từ năm 2000 ñến 2005
10
Một số kết quả phân tích ở trên cho thấy khu vực ðồi Dương có sự thay ñổi ñường
bờ gần cửa sông khá phức tạp theo thời gian. Việc tính toán ñịnh lượng tốc ñộ xói lở bồi tụ
sẽ không hiệu quả nếu như phần doi cát ở ðồi Dương ñược tính toán như là một phần của
ñường bờ. Từ hạn chế ñó, việc tính toán tốc ñộ thay ñổi ñường bờ chỉ thực hiện cho khu
vực 4 hay khu vực Hàm Tiến, bỏ qua khu vực ðồi Dương. Sau ñây là một số kết quả tính
toán ñịnh lượng sự thay ñổi ñường bờ từ DSAS cho khu vực Mũi Né (hình 7, 8).
Hình 7 trình bày các ñường bờ từ 1973 ñến 2005 và các transect sử dụng trong
DSAS. Khu vực tính toán dài 11.200 m và có tổng cộng 112 transect. Các transect ñược
xây dựng dọc ñường bờ khu vực Hàm Tiến và ñược ñánh số theo thứ tự tăng dần từ trái
qua phải. Khoảng cách mỗi transect là 100 m và ñộ dài mỗi transect là 300 m. Khu vực
này ñược tính toán riêng lẻ trong hai giai ñoạn: giai ñoạn 1973 - 2000 và giai ñoạn 2000 -
2005.
Hình 7: Xây dựng transect tại khu vực 4 (Hàm Tiến) từ năm 1973 ñến 2005
Hình 8 trình bày các biểu ñồ biểu thị tốc ñộ thay ñổi ñường bờ khu vực Hàm Tiến
tương ứng với các giai ñoạn 1973 - 2000 ở phía bên trái và giai ñoạn 2000 - 2005 ở phía
bên phải. Trên các biểu ñồ, giá trị dương biểu thị cho tốc ñộ bồi tụ hàng năm và giá trị âm
biểu thị cho tốc ñộ xói lở hàng năm. Kết quả tính toán cho thấy trong giai ñoạn 1973 -
2000, ñoạn bờ từ transect 1 ñến transect 36 có xu hướng bồi hàng năm với tốc ñộ trung
bình +2 m. Từ transect 36 ñến transect 112 có tốc ñộ xói lở trung bình hàng năm gần -2 m.
Tốc ñộ thay ñổi ñường bờ trung bình cho cả khu vực Hàm Tiến ñạt giá trị là 0m/năm trong
giai ñoạn từ 1973 ñến 2000. Nhìn chung, ñường bờ có xu hướng cân bằng. Trong giai
ñoạn 2000 - 2005, ñường bờ cả khu vực Hàm Tiến có xu hướng xói lở cao với tốc ñộ
trung bình gần -4 m/năm.
11
-15
-12
-9
-6
-3
0
3
6
1 11 21 31 41 51 61 71 81 91 101 111
Số transect
Tố
c
ñ
ộ
th
a
y
ñ
ổ
i ñ
ư
ờ
n
g
bờ
(m
/n
ăm
)
-15
-12
-9
-6
-3
0
3
6
1 11 21 31 41 51 61 71 81 91 101 111
Số transect
Tố
c
ñ
ộ
th
a
y
ñ
ổ
i ñ
ư
ờ
n
g
bờ
(m
/n
ăm
)
Giai ñoạn 1973 - 2000 Giai ñoạn 2000 - 2005
Hình 8: Tốc ñộ thay ñổi ñường bờ khu vực Hàm Tiến
giai ñoạn 1973 - 2000 và giai ñoạn 2000 - 2005
VI. KẾT LUẬN
Với sự trợ giúp ñắc lực của công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi và tính toán
sự thay ñổi ñường bờ ñược thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Kết quả phân tích ảnh
cho thấy hai khu vực có nhiều biến ñổi nhất là ðồi Dương và Hàm Tiến. ðối với ðồi
Dương, khu vực này có nhiều biến ñộng tại hai cửa sông. Tuy nhiên, sự thay ñổi dần ổn
ñịnh sau khi các kè cảng ñược xây dựng. ðối với Hàm Tiến, quy luật thay ñổi ñường bờ
bắt ñầu từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước khi sự phát triển của dịch vụ du lịch bắt ñầu
nở rộ. Việc xây dựng các ñê biển không ñồng nhất của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng
ñã làm ñường bờ nơi ñây diễn biến phức tạp. Từ DSAS, tính toán ñịnh lượng cho thấy, tốc
ñộ thay ñổi ñường bờ hàng năm trong giai ñoạn 1973-2000 xấp xỉ 0 m, còn trong giai
ñoạn 2000 - 2005 là gần -4 m.
Việc rút trích tự ñộng hoặc bán tự ñộng thông tin từ ảnh viễn thám cho phép ta tiết
kiệm thời gian và nguồn nhân lực rất nhiều so với việc ño ñạc thực ñịa truyền thống ngoài
hiện trường. Tuy nhiên, một số thông tin ñó cần phải ñược hiệu chỉnh thêm như các ñiểm
khống chế mặt ñất, thông tin về dao ñộng triều, ñịa hình ñáy ñể có ñược nguồn dữ liệu
ñường bờ hữu ích và chính xác hơn. Bên cạnh ñó, cần phải có nguồn ảnh có ñộ phân giải
cao hơn ñể thấy ñược các biến ñộng nhỏ cục bộ. Từ ñó làm cơ sở cho việc tính toán tốc ñộ
thay ñổi ñường bờ bằng mô hình số trị hoặc bằng công nghệ GIS.
Các kết quả ñạt ñược ở trên phần nào cho thấy khả năng áp dụng công nghệ viễn
thám và GIS ñể ñánh giá biến ñộng ñường bờ cho các khu vực khác ở Việt Nam.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hồng Long và cộng sự, 2000. ðiều tra các ñiều kiện tự nhiên, môi trường,
nguồn lợi vùng ven bờ vịnh Phan Thiết và xây dựng ñịnh hướng chính phát triển bền
vững kinh tế - xã hội ñịa phương. Viện Hải dương học Nha Trang.
2. Dang Vang To, 2006. Beach Erosion in Doi Duong - Phan Thiet Tourist Resort and
Its Proposed Measure, Vietnam-Japan Estuary Workshop, Vietnam: 151-156.
3. Dang Van To and Pham Thi Phuong Thao, 2008. A Shoreline Analysis using
DSAS in Nam Dinh Coastal Area, International Journal of Geoinformatics, 4(1):
37-42.
4. ðặng Văn Tỏ và Phạm Thị Phương Thả, 2008. Xác ñịnh ñường mực nước từ ảnh
số, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học “Biển ðông-2007”, Viện Hải
dương học Nha Trang: 591-600.
5. Holman, R. A., Sallenger, A. H., Lippmann, T. C. and Haines, J. W., 1993. The
Application of Video Image Processing to The Study of Nearshore Processes,
Oceanography, 6(3), pp. 78-85.
6. Li, R., 1997. Mobile Mapping: An Emerging Technology for Spatial Data
Acquisition, Photogrammetric Engineering and Remote Sensing, 63(9): 1165-1169.
7. Nguyen Hanh Quyen, Tran Minh Y, Le Thi Thu Hien, 2004. Using Remote
Sensing Techniques for Coastal Zone Management in HaLong Bay (Vietnam),
Proceedings of International Symposium on Geoinformatics for Spatial
Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences: 151-156.
8. Nguyễn Tứ Dần, Nguyễn Thế Tiệp, 2003. Xu thế biến ñộng của các cửa sông
chính ở dải ven biển ñồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển,
T3, Số 1: 25-35.
9. Pham Bach Viet, Truong Ngoc Tuong, Nguyen Thanh Minh, 2004. Using Time-
Series Remotely Sensed Data to Trace Historical Changes of LocAn River Mouth
Area, Proceedings of International Symposium on Geoinformatics for Spatial
Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences: 172-177.
10. Phạm Thị Phương Thảo, Hồ ðình Duẩn và ðặng Văn Tỏ, 2009. Biến ñộng
ñường bờ khu vực Mũi Né, Kỷ yếu Kỷ niệm 25 năm ngày Thành lập Viện Cơ học và
Tin học Ứng dụng, Tp. HCM: 334-337.
11. Phan Văn Hoặc, 1986. Các ñặc trưng khí tượng-hải-thủy văn vùng biển Phan Thiết.
13
12. Tanaka, H., 2006. Monitoring of Short-term Morphology Change at A River
Mouth, Vietnam-Japan Estuary Workshop, Vietnam: 1-6.
13. Thieler, E. R., Martine, D., and Ergul, A., 2003. The Digital Shoreline Analysis
System, Version 2 Shoreline Change Measurement Software Extension for
ArcView, USGS. Open-File Report 03-076.
14. Tran Thi Van, Trinh Thi Binh, 2008. Shoreline Change Detection to Serve
Sustainable Management of Coastal Zone in Cuu Long Estuary, International
Symposium on Geoinformatics for Spatial Infrastructure Development in Earth and
Allied Sciences: 351-356.
15.
16. Pham Viet Cuong, Nguyen Hong Chau, Tran Minh Hien, 1989. Application of
Remote Sensing Imagery for Investigation in the Haiphong Estuarine and Coastal
Zone, Proceeding of Asian Association on Remote Sensing.
APPLICATION OF REMOTE SENSING AND GIS FOR CALCULATING
THE COASTLINE CHANGES IN PHAN THIET
PHAM THI PHUONG THAO, HO DINH DUAN, DANG VAN TO
Summary: By integrating remote sensing with GIS, the monitoring and calculation of
shoreline changes are carried out quickly and effectively. With multi-temporal Landsat
imageries, preliminary view is outlined about shoreline change in Phan Thiet from 1973 to
2004. In addition, by the extension of ArcView, DSAS, shoreline change rates are calculated
in Ham Tien area before and after some coastal constructions were built.
Ngày nhận bài: 18 - 10 - 2010
Người nhận xét: TS. Nguyễn Bá Xuân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 375_948_1_pb_6495_2079492.pdf