Số lượng khối u trong ung thư tuyến túi
mật
Trong nghiên cứu chúng tôi, đơn polyp gặp
ở ung thư tuyến 22/23 trường hợp.
Số lượng ít nhất là 1 polyp, nhiều nhất là 5,
trung bình là 1,17 ± 0,17 (khoảng < 3 polyp).
Nhiều tác giả thấy đơn polyp tỷ lệ ác tính nhiều
hơn đa polyp(5,7,8,12,15,23).
Ung thư biểu mô tuyến có liên quan đến
đơn polyp, bệnh nhân đơn polyp thì nguy cơ bị
ung thư túi mật gấp 29 lần so với bệnh nhân đa
polyp với p = 0,001; tỷ số chênh = 28,79.
Khối u có cuống và không cuống
Trong polyp không cuống, ung thư tuyến
túi mật chiếm ưu thế 87% (22/23) so với có
cuống là 13% (1/23). Trong polyp ác tính, tác giả
gặp 13% (9/67) polyp có cuống và 33% (10/30)
polyp không cuống. Terzi(22) 69% polyp ác tính
có cuống. Sun(21) polyp không cuống nguy cơ ác
tính cao hơn polyp có cuống. Polyp không
cuống tỉ lệ ác tính có nguy cơ tăng 6 lần so với
polyp có cuống, liên quan có ý nghĩa thống kê
với P = 0,004, tỷ số chênh = 6,05, KTC 95% = 1,76
– 20,76
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ung thư tuyến túi mật và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 26
UNG THƯ TUYẾN TÚI MẬT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Đình Tuyến*, Trần Thiện Trung**
TÓM TẮT
Mục tiêu Xác định tỷ lệ ung thư tuyến túi mật. Các đặc điểm lâm sàng, các chỉ số sinh hóa và huyết học của
ung thư tuyến túi mật. Xác định mối liên quan giữa ung thư tuyến túi mật với triệu chứng đau bụng, sỏi kết
hợp, chỉ số BMI, giới, tuổi ≥ 50, số lượng, kích thước u, cuống polyp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu 93 bệnh nhân có chỉ định cắt túi mật nội soi do polyp từ tháng 8 năm 2009 đến tháng
2 năm 2011 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trong số này có 6/93 bệnh nhân là ung thư tuyến.
Hồi cứu 237 bệnh nhân tại hai Bệnh viện Chợ Rẫy (từ 2006 đến 2010) và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh (từ 2002 đến tháng 7 năm 2009) được mổ cắt túi mật do polyp, trong số này có 17/237 là ung thư tuyến.
Dữ liệu thu thập dựa vào các biến số: tuổi, giới, lâm sàng, sinh hóa, huyết học, chỉ số BMI, sỏi kết hợp, kích
thước, số lượng u, cuống polyp và chẩn đoán mô bệnh học của 23/330 bệnh nhân ung thư tuyến túi mật để phân
tích.
Kết quả Trong 330 bệnh nhân được mổ cắt túi mật do polyp, ung thư tuyến túi mật chiếm tỷ lệ 0,07%
(23/330). Ung thư biệt hóa tốt là 30,43%, biệt hóa vừa 43,47%, và biệt hóa kém 26,08%. Triệu chứng đau bụng
chiếm 86,95% (20/23). Ói 8,7% (2/23), chậm tiêu 52,2% (12/23), vàng da 4,3% (1/23), sốt 8,7% (2/23). Không
có mối liên quan giữa ung thư tuyến túi mật với giới và chỉ số BMI (p> 0,05). Có mối liên quan giữa ung thư
tuyến túi mật với sỏi kết hợp (p = 0,001; tỷ số chênh = 3,5; KTC 95% = 1,29 – 9,66). Sỏi túi mật làm tăng nguy
cơ ung thư túi mật lên 3,5 lần so với polyp túi mật không kết hợp với sỏi. Ung thư tuyến túi mật liên quan với
triệu chứng đau bụng dưới sườn phải (p = 0,0001; tỷ số chênh = 11,28; KTC 95% = 3,28 – 38,8), tuổi ≥ 50 (p =
0,001, tỷ số chênh = 8,7; KTC 95% = 3,12 – 24,09); kích thước u ≥ 10 mm (tỷ số chênh = 94,4; KTC 95%= 12,47-
715,07; p = 0,001); u đơn độc (p = 0,001; tỷ số chênh = 28,79); polyp không cuống (p = 0,004, tỷ số chênh = 6,05,
KTC 95% = 1,76 – 20,76).
Kết luận Không có mối liên quan giữa giới, chỉ số BMI với ung thư tuyến túi mật. Có mối liên quan giữa
ung thư tuyến túi mật với sỏi túi mật, triệu chứng đau dưới sườn phải, tuổi ≥ 50, kích thước u ≥ 10 mm, u đơn
độc, và polyp không cuống.
Từ khóa: Ung thư tuyến túi mật; Các yếu tố liên quan.
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN RISK-FACTORS AND GALLBLADDER ADENOCARCINOMA
Nguyen Đinh Tuyen, Tran Thien Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 26 – 32
Objective: to determine the ratio of adenocarcinoma in all the cholestectomies due to polypoid lesions of the
gallbladder. Discribing the clinical features of gallbladder adenocarcinoma includes: right upper quadrant, vomit,
indigestion, jaundice, feverand blood chemical biology, hematology index of the adenocarcinoma of the
gallbladder. The corelation between adenocarcinoma with abdominal pain symptoms, concomitant cholelithiasis,
BMI, female, age ≥ 50, polyp numbers, sizes and sessile polyp
* Khoa ngoại BVĐK Quảng Ngãi ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Đình Tuyến ĐT: 0914011412 Email: bstuyen_qn@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 27
Methods: Between August 2009 and february 2011 in Ho Chi Minh city of University Medical Center,
prospective research of 93 patients underwent laparoscopic cholestectomy for a polypoid lesions of the gallbladder.
6/93 cases were adenocarcinoma. Retrospectively analysis of 237 patients in ChoRay Hospital (from 2006 to
2010) and Ho Chi Minh city of University Medical Center (from 2002 to july 2009). All patients were operated
by open or laparoscopic cholestectomy. 17/237 cases were adenocarcinoma. Data were collected regarding the
patient’s gender, age, clinical features, blood chemical biology, hematology, Body Mass Index, concomitant
cholelithiasis, polyp numbers, sizes and sessile polyp the result of histopathologycal diagnosis. 23/330
adenocarcinoma were analysed and assessed.
Results: 330 patients were reviewed by laparoscopic and open cholestectomy due to neoplastic lesions.
0.07%(23/330) were adenocarcinoma. 30.43% well differentiation, 43.7% moderate differentiation, 26.08% poor
differentiation. Right upper quadrant abdominal pain was 86.95%, vomit was 8.7%, fever was 8.7%, indigestion
was 52.2%, jaundice was 4.3%. There was no relationship between gallbladder adenocarcinoma with female sex
and Body Mass Index (p > 0.05). There was relationship between gallbladder adenocarcinoma with concomitant
cholelithiasis (p= 0.001; OR=3.5; 95% CI=1.29-9.66). The risk of gallbladder adenocarcinoma from gallbladder
stone increased 3.5 times fold comparing with neoplasm without concomitant cholelithiasis. There was
relationship between gallbladder adenocarcinoma with right upper quadrant (p = 0.0001; OR= 11.28; 95% CI =
3.28 – 38.8), and age ≥ 50 (OR = 8.7; 95% CI = 3.12 – 24.09; p = 0.001). There was relationship between
gallbladder adenocarcinoma with polyp ≥ 10 mm size (OR = 94.4; 95%CI= 12.47- 715.07; p = 0.001), single
polyp(p = 0.001; OR = 28.79), and sessil (P = 0.004; OR = 6.05; 95% CI= 1.76 – 20.76).
Conclusion: There was no relationship between gallbladder adenocarcinoma with female sex and Body Mass
Index. Gallbladder adenocarcinoma showed a significant relation with age ≥ 50, concomitant cholelithiasis and
right upper quadrant abdominal pain, polyp numbers, sizes and sessile polyp.
Key words: Gallbladder adenocarcinoma, Risk-factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư túi mật chiếm tỷ lệ 1% trong tất cả
các trường hợp cắt túi mật(26), được Nevin(12) mô
tả đầu tiên vào năm 1777 do đột biến gen sinh
ung P53 ở vị trí đoạn ngắn của nhiễm sắc thể
17(10). Từ đó đến nay, chẩn đoán và điều trị ung
thư túi mật vẫn còn là một vấn đề khó khăn.
Tiên lượng sống còn sau 5 năm là 32% nếu ung
thư ở giai đoạn pT1, và 10% ung thư ở giai đoạn
tiến triển(6). Tần suất cao nhất được tìm thấy ung
thư túi mật gặp ở nữ, độ tuổi 65. Sự khác màu
da và kích thước sỏi, túi mật sứ là các yếu tố dễ
gây ung thư túi mật.
Ung thư túi mật đứng hàng thứ năm trong
bệnh ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại
tràng, tụy, dạ dày và thực quản(16). Mô bệnh học
ung thư túi mật chủ yếu là ung thư tuyến chiếm
90%. Ung thư tế bào gai và tuyến gai chiếm 10
đến 15%. Còn lại một số dạng khác ít gặp hơn
như ung thư tế bào sáng, ung thư tế bào nhầy
Trong bài báo này, chúng tôi nêu lên các yếu
tố liên quan đến các trường hợp ung thư tuyến
túi mật được phẫu thuật cắt túi mật tại Bệnh
viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TP.
Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu cắt ngang
tất cả bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là
polyp túi mật nhưng sau mổ là ung thư tuyến
túi mật tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh
từ năm 2006 – 2010 và tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 – tháng 4
năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tuổi > 15, bệnh nhân đồng ý phẫu thuật.
- Siêu âm trước mổ là polyp túi mật, kết
quả mô bệnh học là polyp lành và ung thư
tuyến túi mật.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 28
- Bệnh nhân chẩn đoán siêu âm trước mổ
là sỏi túi mật nhưng kết quả mô bệnh học là ung
thư tuyến túi mật.
- Mổ nội soi hoặc mổ mở.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Chống chỉ định phẫu thuật: đái tháo
đường, suy tim, suy kiệt nặng
- Tuổi ≤ 15, bệnh nhân là người nước
ngoài.
- Bệnh nhân được chẩn đoán siêu âm là
polyp túi mật nhưng mô học không phải polyp
hay ung thư tuyến.
- Hồ sơ bệnh án sơ sài, không đúng theo
mẫu thiết kế nghiên cứu, không ghi chú đầy đủ
bị loại ra khỏi nghiên cứu này.
Số liệu được thu thập. Xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0 for windows, phần mềm R. Phép kiểm
χ2 so sánh các tỉ lệ, phép kiểm hồi qui logistic để
tính mối tương quan giữa ung thưtuyến túi mật
và các yếu tố liên quan.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 330 bệnh nhân có 23 là ung thư tuyến
túi mật và 307 là polyp túi mật.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng, các xét nghiệm Macker
của ung thư tuyến túi mật
Triệu chứng lâm
sàng
Số bệnh nhân
(n=23)
Tỷ lệ%
Đau bụng
Thượng vị 7 34,4
Dưới sườn phải 12 52,2
Thượng vị và dưới
sườn phải
1 4,3
Không triệu chứng 3 13
Chậm tiêu 12 52,2
BMI
Gầy
2
8,7
Trung bình 20 87
Béo phì 1 4,3
AFP 22 5,1±5,8
CEA 22 3,66±0,79
CA19.9 22 33,43±11,9
Nhận xét: Ung thư tuyến túi mật hầu hết là
có triệu chứng đau bụng dưới sườn phải.
Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố
nguy cơ
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung bình KTC 95%
Tuổi 28 82 62±14,3 55,79-68,21
Kích thước
khối u (mm)
8 74 27,61±15,55 20,88-34,34
Số lượng khối
u
1 5 1,17±0,83 0,81-1,53
Sỏi kết hợp
Số lượng
Kích thước
1
9
10
24
2,4±2,5
8,08±5,01
1,02±2,45
5,27±8,84
Nhận xét
Giới: Nam: 34,8% (8/23), Nữ: 65,2% (15/23), tỉ
lệ Nam/ Nữ: 1/1,9.
Cuống polyp: không cuống: 87% (20/23), có
cuống: 13% (3/23) bệnh nhân.
Độ biệt hóa
Biểu đồ 1: Độ biệt hóa của ung thư tuyến túi mật
Bảng 3: Ung thư tuyến túi mật và các yếu tố liên
quan
Mô bệnh học
Các yếu tố Ác tính (n=23)
Lành
tính
(n= 307)
KTC 95% OR P
Tuổi
≥ 50
< 50
18
5
90
217
3,12-24,09
8,7
0,001
Giới
Nam
Nữ
8
15
149
158
0,23- 1,37
0,56
0,20
BMI
≥ 30
< 30
2
21
49
258
0,45-8,77
1,99
0,35
Đau dưới 20 114 3,28-38,8 11,28 0,001
7
10
6
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Biệt hóa tốt Biệt hóa tr.bình
Biệt hóa kém
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 29
Mô bệnh học
Các yếu tố Ác tính (n=23)
Lành
tính
(n= 307)
KTC 95% OR P
sườn Phải
Số lượng
Đơn polyp
Đa polyp
22
1
133
174
3,86-
215,04
28,79
<
0,001
Kích thước
polyp
≥ 10 mm
< 10 mm
22
1
58
249
12,48-
715,07
94
<
0,001
Cuống polyp
Có cuống
Không cuống
3
20
146
161
1,76-20,76
6,05
0,004
Sỏi kết hợp
polyp
6 19 1,29-9,66 3,5 0,001
Nhận xét: Số lượng sỏi kết hợp với ung thư
tuyến: có 3 BN có 1 sỏi, 1 BN có 6 viên, 1 BN có 8
viên, 1 BN có 10 viên. Kích thước sỏi nhỏ nhất 9
mm, lớn nhất 24 mm.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân
Giới
Nữ hay gặp nhiều hơn nam nhưng liên quan
đến ung thư tuyến không có ý nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 23 trường hợp
polyp ác tính thì nữ chiếm 65,2% (15/23), nam
34,8% (8/23). Theo Levy(7), giới được xem là một
trong các yếu tố nguy cơ của ung thư túi mật,
khả năng mắc ung thư túi mật của nữ cao hơn
nam từ 2 đến 6 lần. Sự khác biệt về giới có lẽ liên
quan đến suất độ cao của sỏi túi mật ở nữ. Sỏi
túi mật gây ung thư túi mật từ 30 – 60%(3,18).
Sugiyama(20), nghiên cứu 194 bệnh nhân
bằng siêu âm qua nội soi từ 1988- 1997, có 105
nữ và 89 nam. Cũng cùng số lượng bệnh nhân
như trên, tác giả người Trung Quốc, Sun(21)
(1994-2002) gặp 101 nữ và 93 nam, tỷ lệ
nữ/nam là 1/ 0,92. Koga(5) 8/40 là ung thư
tuyến túi mật, trong đó có 4 nam và 4 nữ. Tỷ
lệ nam và nữ là 1/1.
Nghiên cứu của Tôn Thất Bách(23), từ
1/1/2000-31/12/2001, 43 bệnh nhân ung thư túi
mật, nữ chiếm tỷ lệ 58,1%, nam 41,9%. Trần Văn
Phơi(24), năm 2003 báo cáo 60 trường hợp polyp
túi mật mổ nội soi, nữ chiếm 61,7%, nam chiếm
38,3%. Như vậy hầu hết các tác giả trong và
ngoài nước cho rằng giới không liên quan đến
ung thư tuyến túi mật (p > 0,05).
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 23
bệnh nhân ung thư tuyến túi mật, tuổi nhỏ nhất
là 28, trung bình 62 ± 14,3; trong số này có 2
bệnh nhân 82 tuổi, 1 ung thư tuyến biệt hóa kém
và 1 biệt hóa vừa. Có sự liên quan giữa ung thư
tuyến túi mật với tuổi ≥ 50, chiếm tỷ lệ 78,26%
(18/23), và ở tuổi ≥ 50, polyp túi mật có nguy cơ
ác tính tăng gấp 9 lần so với tuổi dưới 50, với p =
0,001 (tỷ số chênh = 8,7; KTC 95% = 3,13 – 24,09).
Terzi(22), trên 100 trường hợp polyp túi mật, tuổi
≥ 60 chiếm 39 trường hợp, trong số này, ung thư
tuyến túi mật là 73% (26/39) trường hợp. Tác giả
khuyến cáo nên cắt túi mật cho bệnh nhân
polyp ở tuổi > 60. Shinkai(19), năm 1997, nghiên
cứu 74 bệnh nhân cắt túi mật do polyp, trong đó
7% (5/74) là ung thư tuyến. Tuổi trung bình của
ung thư tuyến túi mật là 59,8 ± 13,9. Như vậy
tuổi lớn thì nguy cơ polyp ác tính rất cao.
Chỉ số BMI
Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có liên
quan đến ung thư tuyến túi mật. Nghiên cứu
của Liêu Chí Hùng(8), cả hai nhóm polyp ác tính
và lành tính có chỉ số BMI không khác biệt. Theo
Canturk(2), không có liên quan giữa u túi mật và
chỉ số BMI ≥30, p = 0,33. Nghiên cứu của chúng
tôi, có 2/51 bệnh nhân béo phì là ung thư tuyến,
và trong 23 bệnh nhân ung thư tuyến túi mật có
4,3%(1/23) là béo phì, với p = 0,28.
Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau bụng
dưới sườn phải (sau khi loại trừ tất cả các
nguyên nhân gây đau do viêm, loét dạ dày, do
sỏi túi mật, do viêm tụy, đau thắt ngực) do
ung thư tuyến túi mật chiếm 86,95% (20/23)
trường hợp. Liên quan giữa triệu chứng đau
bụng và ung thư tuyến túi mật có ý nghĩa thống
kê, với p = 0,001 (tỷ số chênh = 11,29, KTC 95%=
3,28 – 38,8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 30
Theo Koga(5), 5/8 bệnh nhân ung thư tuyến
túi mật có triệu chứng đau bụng dưới sườn phải
và thượng vị, 3/8 không có triệu chứng và phát
hiện được nhờ vào siêu âm bụng. Moriguchi(11),
bệnh nhân ung thư túi mật thường có đau
thượng vị và dưới sườn phải. Liêu Chí Hùng và
Nguyễn Trung Tín(8), bệnh nhân ung thư túi mật
có triệu chứng đau thượng vị và dưới sườn phải
là 70,8%. Ito(4) 23% (94/417) có triệu chứng đau
bụng. Theo Terzi(22) 26% bệnh nhân ung thư túi
mật có triệu chứng đau thượng vị và dưới sườn
phải.
Chậm tiêu
Trong nghiên cứu chúng tôi, các chỉ số sinh
hóa và huyết học và các xét nghiệm CEA, CA19-
9, CEA trong ung thư tuyến túi mật bình
thường. Triệu chứng chậm tiêu chiếm 52,2%
(12/23) và thường kèm theo đau bụng.
Sugiyama(20), có 28% triệu chứng chậm tiêu
và đầy bụng. Ito(4), 23% bệnh nhân có triệu
chứng đau bụng, 1% sốt. Đau bụng là do túi mật
tăng co thắt và do tắt nghẽn có thể có biểu hiện
vàng da gặp trong ung thư túi mật di căn đường
mật(9). Ở giai đoạn muộn của ung thư tuyến túi
mật, bệnh nhân có triệu chứng gầy sút, sốt và
vàng da. Theo Akyurek(1), đau dưới sườn phải
59% (33/56), nôn ói 41% (23/56), chậm tiêu 32%
(18/56).
Sỏi kết hợp với ung thư tuyến túi mật
Sự kết hợp giữa sỏi và ung thư túi mật được
báo cáo năm 1861(6). Nghiên cứu của Shaffer(17)
biểu hiện thường gặp nhất của ung thư là sỏi và
viêm túi mật mạn. Sự kết hợp giữa sỏi và ung
thư tuyến túi mật thay đổi từ 2,3 – 34,4 trường
hợp và khi túi mật viêm mạn tính trên 15 năm
dễ trở thành ung thư. Theo Yalcin(25), sỏi kết hợp
với ung thư túi mật trong 90% trường hợp.
Nguy cơ ung thư tuyến túi mật tăng 2,4 lần nếu
đường kính sỏi từ 2 - 2,9 cm, và tăng 10,1 lần
nếu đường kính sỏi là 3 cm. Pandey(15) tìm thấy
70% sỏi túi mật liên quan đến ung thư tuyến túi
mật. Các nghiên cứu trước khác cho rằng ung
thư tuyến túi mật kết hợp với sỏi từ 40 đến
100%.
Trong 23 trường hợp ung thư tuyến túi mật
của chúng tôi, có sỏi kết hợp chiếm tỷ lệ 26,1%
(6/23). Liêu Chí Hùng, Nguyễn Trung Tín(8), tỷ lệ
sỏi túi mật trong ung thư tuyến là 41,7% cao hơn
11,1% trong polyp lành tính (tỷ số chênh = 5,7;
95% CI = 1,9 – 17,1). Nguyễn Trung Tín(14) có 3/4
ung thư túi mật có sỏi túi mật. Nghiên cứu của
Roobolamini(16) cho thấy có 64% ung thư tuyến
túi mật có sỏi đi kèm. Terzi(22) phần lớn u túi mật
đi kèm sỏi túi mật. Nguyễn Đình Hối và
Nguyễn Tấn Cường(13), sỏi túi mật gặp trong
ung thư túi mật là 0,3% (7/2256), tất cả đều có
hơn 1 viên sỏi, 2 viên có một, nhiều viên 4
trường hợp, kích thước sỏi nhỏ nhất là 1 mm,
lớn nhất là 30 mm. Sự liên quan giữa sỏi và ung
thư được nhiều báo cáo ghi nhận từ 70 đến 90%.
Theo dõi 20 năm các bệnh nhân có sỏi túi mật,
nguy cơ thoái hóa thành ung thư ước tính chỉ
khoảng 1%(3, 6). Tuy nhiên kích thước của sỏi có
thể làm tăng nguy cơ bị ung thư túi mật.
Nghiên cứu của chúng tôi, sỏi túi mật có liên
quan đến ung thư tuyến túi mật và bệnh nhân
có sỏi túi mật tăng khả năng bị ung thư tuyến
túi mật gấp 3,5 lần so với polyp túi mật không
có sỏi kết hợp, với p = 0,001, tỷ số chênh: 3,5
(KTC 95% =1,29 – 9,66).
Kích thước khối u trong ung thư tuyến túi
mật
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23/330
ung thư tuyến, kích thước trung bình 27,6 ± 3,24,
nhỏ nhất 8 mm, lớn nhất 74 mm. Koga(5) 9 bệnh
nhân ung thư tuyến, 88% có kích thước trên 10
mm, tác giả cho rằng điều kiện ác tính được xem
là u lớn hơn 10 mm. Terzi(22) có 26 ung thư tuyến
trong đó 18 thâm nhiễm dạng nhú, 8 thâm
nhiễm dạng u. Đường kính của ung thư thâm
nhiễm dạng nhú trung bình là 30 ± 8 mm, của
thâm nhiễm dạng u là 25 ± 17 mm, liên quan
giữa đường kính polyp và ung thư tuyến có ý
nghĩa thống kê (p = 0,003; χ2 = 13,8). Tác giả
cũng cho rằng kích thước của polyp rất hữu ích
để loại trừ polyp ác tính. Polyp kích thước lớn
hơn 15 mm thì khả năng ác tính lên đến 70%.
Sugiyama(20) ung thư tuyến kích thước trên 10
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 31
mm là 8/10 trường hợp. Tần số ác tính thay đổi
từ 37% đến 88% trong tổn thương polyp có
đường kính lớn hơn hoặc bằng 10 mm(5).
Trong nghiên cứu chúng tôi, những polyp
có kích thước ≥ 10 mm có liên quan đến ung thư
tuyến túi mật và polyp kích thước ≥ 10 mm khả
năng ung thư tăng gấp 94 lần so với polyp có
kích thước < 10 mm (tỷ số chênh = 94,4; KTC
95%= 12,475- 715,07; Z = 4,40; P = 0,000).
Số lượng khối u trong ung thư tuyến túi
mật
Trong nghiên cứu chúng tôi, đơn polyp gặp
ở ung thư tuyến 22/23 trường hợp.
Số lượng ít nhất là 1 polyp, nhiều nhất là 5,
trung bình là 1,17 ± 0,17 (khoảng < 3 polyp).
Nhiều tác giả thấy đơn polyp tỷ lệ ác tính nhiều
hơn đa polyp(5,7,8,12,15,23).
Ung thư biểu mô tuyến có liên quan đến
đơn polyp, bệnh nhân đơn polyp thì nguy cơ bị
ung thư túi mật gấp 29 lần so với bệnh nhân đa
polyp với p = 0,001; tỷ số chênh = 28,79.
Khối u có cuống và không cuống
Trong polyp không cuống, ung thư tuyến
túi mật chiếm ưu thế 87% (22/23) so với có
cuống là 13% (1/23). Trong polyp ác tính, tác giả
gặp 13% (9/67) polyp có cuống và 33% (10/30)
polyp không cuống. Terzi(22) 69% polyp ác tính
có cuống. Sun(21) polyp không cuống nguy cơ ác
tính cao hơn polyp có cuống. Polyp không
cuống tỉ lệ ác tính có nguy cơ tăng 6 lần so với
polyp có cuống, liên quan có ý nghĩa thống kê
với P = 0,004, tỷ số chênh = 6,05, KTC 95% = 1,76
– 20,76.
KẾT LUẬN
Ung thư tuyến túi mật liên quan đến các yếu
tố như đau bụng dưới sườn phải, kích thước
polyp ≥ 10 mm, polyp đơn độc, không cuống,
tuổi ≥ 50 và polyp túi mật có nguy cơ ác tính
tăng gấp 9 lần so với tuổi dưới 50. Có mối liên
quan giữa ung thư tuyến túi mật với sỏi túi mật,
và sỏi túi mật làm tăng khả năng bị ung thư
tuyến túi mật gấp 3,5 lần so với polyp túi mật
không có sỏi kết hợp. Polyp kích thước ≥ 10 mm
khả năng ung thư tăng gấp 94 lần so với polyp
có kích thước < 10 mm. Đơn polyp thì nguy cơ
bị ung thư túi mật gấp 29 lần so với bệnh nhân
đa polyp. Polyp không cuống tỷ lệ ác tính có
nguy cơ tăng 6 lần so với polyp có cuống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akyurek N. Salman B. Irkorucu O, Tatlicioglu E (2005).
“Ultrasonography in the diagnosis of true gallbladder polyps”.
HPB Oxford, 7(2): 155–158.
2. Canturk Z, Senturk O, Canturk NZ, et al (2007). “Prevalence and
rick factors for gall bladder polyps”. East African Medical
Journal, 84: 336-341.
3. Diehl AK (2002). “Gallstone size and the risk of gallbladder
cancer”. JAMA,50:2323-2326.
4. Ito H, Hann LE, Angellica MD, et al (2009). “Polypoid lesions of
gallbladder: diagnosis and follow up”. J Am Coll Surg, 4: 570-
577.
5. Koga A, Watanabe K, Fukuyama T, et al (1998). “Diagnosis and
operative indications for polypoid lesions of the gallbladder”.
Arch Surg, 123(1): 26-29.
6. Lazcano-Ponce EC, Miquel JF, Muñoz N, et al (2001).
“Epidemiology and molecular pathology of gallbladder cancer”.
Cancer J Clin, 51: 349-364.
7. Levy AD, Murakata AL, Abbott MR, et al (2001). “Gallbladder
carcinoma: Radiologic-pathologic correlation”. Radiographic,
21:295-314.
8. Liêu Chí Hùng, Nguyễn Trung Tín (2010). “Polyp túi mật và các
yếu tố tiên lượng ác tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (1): 187-
192.
9. Ljubicic N et al (2001). “Management of gallbladder polyps: an
optimal strategy proposed”. Acta clin Croat, 40(1): 57-60.
10. Meriggi F (2006).“Gallbladder carcinoma surgical therapy. An
overview”. J Gastrointest in Liver Dis, 15(4): 333-335.
11. Moriguchi H, Tazawa J, Hayashi Y, et al (1996). “Natural history
of polypoid lesions in the gall-bladder”. Gut, 39: 860-862.
12. Nevin JE, Moran TJ, Kay S (1976). “Carcinoma of the
gallbladder: staging, treatment, and prognosis”. Cancer, 37: 141-
148.
13. Nguyễn Đình Hối (2002). “Ung thư túi mật gặp ngẫu nhiên
trong mổ nội soi”. Ngoại khoa, tập 15 (5): 36-44.
14. Nguyễn Trung Tín (2006). “Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán
các thương tổn dạng polyp của túi mật đối chiếu với kết quả
phẫu thuật và mô học”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, (1): 53-
57.
15. Pandey MJ, Sood BP, et al (2000). “Carcinoma of the gallbladder:
Role of sonography in diagnosis and staging”. J Clin Ultrasound,
28: 227–232.
16. Roobolamini SA, Tehani RS, Razavi MK et al (1994). “Imaging
of gallbladder carcinoma”. Radiographics, 14: 291-306.
17. Shaffer MD, Eldon A (2008).“Gallbladder cancer”. Gastroenterol
Hepatol, 4,10: 737- 741.
18. Shi JH, Wang JS, et al. “Early diagnosis of primary gallbladder”.
HPBD 2002,1: 273-275.
19. Shinkai H, Kimura W, Mito T (1998). “Surgical indications for
small polypoid lesions of the gallbladder”. Am J Surg, 175: 114-
117.
20. Sugiyama M, Atoni A, Yamato T (2000). “Endoscopic
ultrasonography for differencial diagnosis of polypoid gall
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 32
bladder lesions: analysis in surgical and follow up seriers”. Gut,
46,: 250-254.
21. Sun XJ, Shi JS, Han Y, Wang JS, Ren H (2004). “Diagnosis and
treatment of polypoid lesions of the gallbladder: report of 194
cases”. Hepatobilliary pancreat Dis Int, 3: 591-594.
22. Terzi C, Sokmen S, Seckin S et al (2000). “Polypoid lesions of the
gallbladder: report of 100 cases with special reference to
operative indications”. Surgery, 127: 622-7.
23. Tôn Thất Bách (2003). “Polyp túi mật- nghiên cứu đối chứng
lâm sàng, hình ảnh siêu âm và thương tổn giải phẫu bệnh”.
Ngoại khoa, tập 53(2): 20-26.
24. Trần Văn Phơi, Trần Phùng Dũng Tiến (2004). “Điều trị polyp
túi mật bằng phẫu thuật nội soi”. Y học Thành Phố Hồ Chí
Minh, tập 8 (1):10 – 13.
25. Yalcin S (2004). “Carcinoma of gallbladder”. Orphanet: 1-5.
26. Wolf P, Bhargava P, Pellegrini, Wu PC (2010). “Management of
unsuspected gallbladder cancer in the era of minimally invasive
surgery”. J Cancer Ther, 1: 152-159.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_thu_tuyen_tui_mat_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf