Ước lượng, dự báo về cầu của mặt hàng thực phẩm thịt gà tại khu vực Cầu Giấy – Hà Nội

PHẦN I :MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có nhịp độ phát triển kinh tế khá cao , trung bình 8 % một năm . Mức sống của người dân Việt Nam đang ngày được cải thiện vì vậy việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại thực phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng.Trong các bạn, gia đình các bạn có lẽ không ai là không biết đến những thực phẩm cần thiết để phuc vụ cho bữa ăn như rau,thịt,cá . mà đặc biệt là thịt gà một món ăn có thể chế biến được rất nhiều món với giá cả lại không đắt như các thực phẩm khác. Và chúng ta cũng biết rằng khi một món ăn đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm luôn trái tim của họ. Đây là một trong những lí do quan trọng đầu tiên thu hút chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu vế thực phẩm này. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, thục phẩm là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về những thực phẩm ăn uống càng cao hơn với mức độ hoàn thiện cũng tăng lên. Theo chúng tôi, mặt hàng thực phẩm thịt gà đã đáp ứng tốt được phần nào mong muốn của khách hàng về chất lượng . Một mặt hàng muốn đứngvững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người tiêu dùng không phải dễ. Song, mặt hàng thịt gà đã làm được điều ấy. Và giờ đây, mặt hàng này đã, đang và sẽ càng khẳng định chất lượng của mình trên thị trường Việt Nam . Trên đây là một vài lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn mặt hàng thịt gà là sản phẩm để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ước lượng, dự báo cầu thị trường đối với mỗi nhà cung ứng sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài “ước lượng, dự báo về cầu của mặt hàng thực phẩm thịt gà tại khu vực Cầu Giấy – Hà Nội” Đề tài được đặt ra nhu cầu nghiên cứu là rất cần thiết, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng thịt gà_ một thứ hàng hóa thông thường của mỗi hộ gia đình, và giúp nhà cung ứng nắm bắt được thời cơ và có thể lường trước được những rủi ro để ngày một đứng vững trên thị trường. Tại đây đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau: Một là, các nhân tố tác động đến cầu của mặt hàng thịt gà. Hai là, mô hình được sử dụng để ước lượng và dự báo về cầu của mặt hàng thịt gà. Ba là, cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và dự báo cầu. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu lý luận: Với mong muốn hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về cầu, đề tài tập trung vào ước lượng cầu thị trường, các nhân tố tác động tới cầu thị trường, đồng thời chỉ ra các công cụ để dự báo cầu cũng như các phương pháp ước lượng và dự báo cầu thị trườngMục tiêu thực tiễn: Ước lượng và dự báo cầu thị trường về mặt hàng thịt gà là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau vì vậy chúng ta phải khảo sát thực trạng khách hàng,tình hình nhà cung ứng. Từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm và các đối thủ cạnh tranh để tìm ra giải phápthịt gà hiện đang là một mặt hàng thông thừờng song về đối thủ cạnh tranh không phải là không có. Vì vậy việc nghiên cứu này rất cần thiết để có thể giữ vững vị trí của mặt hàng thịt gà trên thị trường. Chúng tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu này cần được diễn ra thường xuyên để có thể theo dõi được biến động của thị trường, để đưa ra được các giải pháp kịp thời, phù hợp.Khi chọn mặt hàng thịt gà là đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ khảo sát khách hàng là những người dân tại quận Cầu Giấy. Đây là một phạm vi không gian thích hợp và thuận tiện để chúng tôi nghiên cứu, nó gồm nhiều thành phần đối tượng với các mức thu nhập khác nhau. Vì vậy sẽ đảm bảo tính công bằng, khách quan của cuộc nghiên cứu. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng thịt gà được sản xuất tại Việt Nam và quan sát các thông tin về cầu của thịt gà qua người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy – Hà Nội.Phương pháp nghiên cứu:phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, và phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này.Mô hình nghiên cứu đề nghị có thể được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây dựng dựa trên các giả định sau: Đặc trưng mô hình này là biến sản lượng (Q) là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình.Các biến độc lập như giá cả, thu nhập. Q= a + b.P + cM + d.Pt Trong đó: Q: là doanh số bán gà tại chợ Cầu Giấy (Đơn vị: Triệu đồng) P: Giá của 1 kg thịt gà( đồng/kg) M: là thu nhập bình quân trong năm của quận Cầu Giấy(nghìn đồng) Pt: là giá 1kg thịt bò (đồng/kg) Dữ liệu cho nghiên cứu này chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau: Dữ liệu theo tháng về số lượng và giá trị thịt gà được tung ra trên thi trường Cầu Giấy. Từ năm 2001 đến năm 2010 được cung cấp bởi những ngươì cung ứng thịt gà cho thị trường Cầu Giấy. Giá bình quân mỗi kilogram được tính bằng cách lấy tổng giá trị chia cho số lượng. Tất cả giá được tính bằng tiền Việt Nam.Giá thực bình quân mỗi kilogram thịt gà cũng được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng được lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng được thu thập ở Quận Cầu Giấy. Các số liệu này cũng được lấy từ Cục thống kê thành phố Hà Nội.Nguồn số liệu:Số liệu sơ cấp : Người cung ứng và người tiêu dùng tại quận Cầu GiấySố liệu thứ cấp : Tổng cục thống kê và Cục nông sản Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài với quy mô như thế này nên chúng tôi không tránh khỏi một vài thiếu sót. Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Và chúng tôi cũng xin cảm ơn giảng viên Phạm Minh Uyên và các anh chị sinh viên khóa trướcvà các bạn sinh viên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này 5. Kết cấu của đề tài: Phần I : Mở đầu. Phần II: Cơ sở lý luận Phần III: Thực trạng Phần IV:Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác ước lượng và dự báo cầu. MỤC LỤC PHẦN I :MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề: 1 3. Mục tiêu nghiên cứu: 2 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài: 4 6. Tài liệu tham khảo : PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lượng cầu: 5 2. Các biến tác động đến lượng cầu: 5 3. Hàm cầu tổng quát: 5 4. Hàm cầu: PHẦN III: THỰC TRẠNG CẦU MẶT HÀNG THỊT GÀ 1. Thực Trạng cầu của mặt hàng thịt gà trên thị trường quận Cầu Giấy: 7 2. Phân tích cầu mặt hàng thịt gà : 7 2.1.Thiết lập mô hình ước lượng: 7 2.2. Thu thập số liệu: 8 2.3. Nhập và xử lý dữ liệu: 8 2.4. Kiểm định thống kê về mặt hàng thịt với mức ý nghĩa 5% = 0,05 9 2.5. Dự đoán cầu trong tương lai: PHẦN IV : KẾT LUẬN 13

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ước lượng, dự báo về cầu của mặt hàng thực phẩm thịt gà tại khu vực Cầu Giấy – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I :MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có nhịp độ phát triển kinh tế khá cao , trung bình 8 % một năm . Mức sống của người dân Việt Nam đang ngày được cải thiện vì vậy việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại thực phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng.Trong các bạn, gia đình các bạn có lẽ không ai là không biết đến những thực phẩm cần thiết để phuc vụ cho bữa ăn như rau,thịt,cá…. mà đặc biệt là thịt gà một món ăn có thể chế biến được rất nhiều món với giá cả lại không đắt như các thực phẩm khác. Và chúng ta cũng biết rằng khi một món ăn đã chiếm được khối óc của người tiêu dùng thì đích đến cho nó là chiếm luôn trái tim của họ. Đây là một trong những lí do quan trọng đầu tiên thu hút chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu vế thực phẩm này. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối với mỗi gia đình, thục phẩm là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về những thực phẩm ăn uống càng cao hơn với mức độ hoàn thiện cũng tăng lên. Theo chúng tôi, mặt hàng thực phẩm thịt gà đã đáp ứng tốt được phần nào mong muốn của khách hàng về chất lượng . Một mặt hàng muốn đứngvững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người tiêu dùng không phải dễ. Song, mặt hàng thịt gà đã làm được điều ấy. Và giờ đây, mặt hàng này đã, đang và sẽ càng khẳng định chất lượng của mình trên thị trường Việt Nam . Trên đây là một vài lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn mặt hàng thịt gà là sản phẩm để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ước lượng, dự báo cầu thị trường đối với mỗi nhà cung ứng sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn đề tài “ước lượng, dự báo về cầu của mặt hàng thực phẩm thịt gà tại khu vực Cầu Giấy – Hà Nội” Đề tài được đặt ra nhu cầu nghiên cứu là rất cần thiết, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng thịt gà_ một thứ hàng hóa thông thường của mỗi hộ gia đình, và giúp nhà cung ứng nắm bắt được thời cơ và có thể lường trước được những rủi ro để ngày một đứng vững trên thị trường. Tại đây đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau: Một là, các nhân tố tác động đến cầu của mặt hàng thịt gà. Hai là, mô hình được sử dụng để ước lượng và dự báo về cầu của mặt hàng thịt gà. Ba là, cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả công tác ước lượng và dự báo cầu. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu lý luận: Với mong muốn hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về cầu, đề tài tập trung vào ước lượng cầu thị trường, các nhân tố tác động tới cầu thị trường, đồng thời chỉ ra các công cụ để dự báo cầu cũng như các phương pháp ước lượng và dự báo cầu thị trường Mục tiêu thực tiễn: Ước lượng và dự báo cầu thị trường về mặt hàng thịt gà là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau vì vậy chúng ta phải khảo sát thực trạng khách hàng,tình hình nhà cung ứng. Từ đó tìm ra các ưu, nhược điểm và các đối thủ cạnh tranh để tìm ra giải phápthịt gà hiện đang là một mặt hàng thông thừờng song về đối thủ cạnh tranh không phải là không có. Vì vậy việc nghiên cứu này rất cần thiết để có thể giữ vững vị trí của mặt hàng thịt gà trên thị trường. Chúng tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu này cần được diễn ra thường xuyên để có thể theo dõi được biến động của thị trường, để đưa ra được các giải pháp kịp thời, phù hợp.Khi chọn mặt hàng thịt gà là đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sẽ khảo sát khách hàng là những người dân tại quận Cầu Giấy. Đây là một phạm vi không gian thích hợp và thuận tiện để chúng tôi nghiên cứu, nó gồm nhiều thành phần đối tượng với các mức thu nhập khác nhau. Vì vậy sẽ đảm bảo tính công bằng, khách quan của cuộc nghiên cứu. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng thịt gà được sản xuất tại Việt Nam và quan sát các thông tin về cầu của thịt gà qua người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu:phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, và phương pháp kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Mô hình nghiên cứu đề nghị có thể được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây dựng dựa trên các giả định sau: Đặc trưng mô hình này là biến sản lượng (Q) là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình. Các biến độc lập như giá cả, thu nhập. Q= a + b.P + cM + d.Pt Trong đó: Q: là doanh số bán gà tại chợ Cầu Giấy (Đơn vị: Triệu đồng) P: Giá của 1 kg thịt gà( đồng/kg) M: là thu nhập bình quân trong năm của quận Cầu Giấy(nghìn đồng) Pt: là giá 1kg thịt bò (đồng/kg) Dữ liệu cho nghiên cứu này chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau: Dữ liệu theo tháng về số lượng và giá trị thịt gà được tung ra trên thi trường Cầu Giấy. Từ năm 2001 đến năm 2010 được cung cấp bởi những ngươì cung ứng thịt gà cho thị trường Cầu Giấy. Giá bình quân mỗi kilogram được tính bằng cách lấy tổng giá trị chia cho số lượng. Tất cả giá được tính bằng tiền Việt Nam. Giá thực bình quân mỗi kilogram thịt gà cũng được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng được lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng được thu thập ở Quận Cầu Giấy. Các số liệu này cũng được lấy từ Cục thống kê thành phố Hà Nội. Nguồn số liệu: Số liệu sơ cấp : Người cung ứng và người tiêu dùng tại quận Cầu Giấy Số liệu thứ cấp : Tổng cục thống kê và Cục nông sản Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài với quy mô như thế này nên chúng tôi không tránh khỏi một vài thiếu sót. Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Và chúng tôi cũng xin cảm ơn giảng viên Phạm Minh Uyên và các anh chị sinh viên khóa trướcvà các bạn sinh viên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này 5. Kết cấu của đề tài: Phần I : Mở đầu. Phần II: Cơ sở lý luận Phần III: Thực trạng Phần IV:Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác ước lượng và dự báo cầu. 6. Tài liệu tham khảo : David Begg, Stanly Fischer Rudiger Dordiger Dornbush (2002) kinh tế học Đại học kinh tế quốc dân. Thạc sĩ Phan Thế Công (2008) bài giảng KTHQL trường Đại học Thương Mại. Trần Minh Đạo (2003) Marketing,Đại học Kinh tế Quốc Dân, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. PGSTS Nguyễn Quang Dong (2005) bài giảng kinh tế lượng, nhà xuất bản thống kê Hà Nội PaulA.samelsen (2002) kinh tế học, nhà xuất bản thống kê. PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lượng cầu: Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua trong một giai đoạn nhất định. Các biến tác động đến lượng cầu: - Giá của bản thân hàng hoá hay dịch vụ (P) - Thu nhập của người tiêu dùng (M) - Giá của hàng hoá có liên quan (Pt) - Thị hiếu của người tiêu dùng (T) - Kỳ vọng về giá hàng hoá trong tương lai (Pe) - Số lượng người mua trên thị trường (N) Hàm cầu tổng quát: Qd = f(P, M, Pt, T, Pe, N) Qd =a + bP +cM +dPt + eT +fPe +gN Trong đó: a: hệ số chặn b, c, d, e ,f,g :hệ số góc (đo lường sự thay đổi của Qd khi các biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định) Dấu của các hệ số góc cho biết mối quan hệ của các biến tương ứng với Qd Dấu dương: quan hệ thuận Dấu âm : quan hệ nghịch Biến Mối quan hệ với lượng cầu Dấu của các hệ số P Tỷ lệ nghịch b = âm M Tỷ lệ thuận với hàng hoá thông thường Tỷ lệ nghịch với hàng hoá thứ cấp c = dương c = âm Pt Tỷ lệ thuận với hàng hoá thay thê Tỷ lệ nghịch với hàng hoá bổ sung d = dương d = âm T Tỷ lệ thuận e = dương Pe Tỷ lệ thuận f = dương N Tỷ lệ thuận g = dương 4. Hàm cầu: Hàm cầu cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhaukhi các yếu tố khác không đổi. Qd = f(P) Luật cầu : - Lựơng cầu tăng khi giá giảm và lượng cầu giảm khi giá tăng , các yếu tố khác là không đổi. - phải mang dấu âm. PHẦN III: THỰC TRẠNG CẦU MẶT HÀNG THỊT GÀ 1. Thực Trạng cầu của mặt hàng thịt gà trên thị trường quận Cầu Giấy: Như chúng ta đã biết hiện nay mức sống của người dân đã được nâng cao nên nhu về thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Trước thực trạng đang có dịch lợn tai xanh nên mặt hàng thịt gà là mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu về thịt gà đang ngày càng gia tăng. 2. Phân tích cầu mặt hàng thịt gà : 2.1.Thiết lập mô hình ước lượng: Xác định hàm cầu tổng quát. Q= a+ bP+cM+dPr+eT+fPe+gN Trong đó: - Q: Lượng cầu của mặt hàng nghiên cứu. -P:giá của mặt hàng -M:thu nhập -Pr:giá của hàng hóa liên quan -N:dân số -T: thị hiếu -Pe:kỳ vọng giá trong tương lai Khi nghiên cứu về dự án, để dễ dàng trong việc thu thập số liệu nên chúng tôi xác định hàm cầu tổng quát có dạng sau: Q= a+ bP+cM +dPt Trong đó:-Q:lượng cầu về thịt gà -P:giá thịt gà -Pt:giá hàng hóa liên quan (thịt bò). -M :thu nhập bình quân trong năm của hộ gia đình a,b,c,d: là tham số ước lượng. 2.2. Thu thập số liệu: 2.3. Nhập và xử lý dữ liệu: Sau k hi chạy SPSS 16 xuất hiện bảng: Từ bảng kết quả trên, hàm cầu về mặt hàng thịt gà là: Q = 1388,143 -23,207P +0,039M +11,119Pt 2.4. Kiểm định thống kê về mặt hàng thịt với mức ý nghĩa 5% = 0,05 Ước lượng dấu của tham số: a = 1388,143 > 0 b = - 23,207 < 0 c = 0,039 >0 d = 11,119 > 0 Dấu của tham số a, b, c, d phù hợp với lý thuyết cầu. Kiểm định ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% của các ước lượng hệ số: = 0,998 độ tin cậy lớn, 99,8% sự biến động của doanh số được giải thích bởi hàm hồi qui. P- value của a = 0.000 Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% P- value của b = 0.002 Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% tức là khi giá bán 1kg thịt gà tăng thêm 1nghìn đồng thì doanh số bán giảm đi -23,207 triệu đồng. P- value của c = 0.000 Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% tức là khi thu nhập bình quân hộ gia đình trong năm tăng 1 triệu đồng thì doanh số bán tăng 0,039 triệu đồng P- value của d = 0,013 Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa5% tức là giá bán 1kg thịt bò có ảnh hưởng tới doanh số bán thịt gà. 2.5. Dự đoán cầu trong tương lai: Dạng cầu tổng quát: Qt = a + b*t Nhập và xử lý dữ liệu trên SPSS 16: Kiểm định ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% P-Value = 0,000 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Ước lượng dấu của tham số b = 125,083 > 0 => doanh số tăng theo thời gian. PHẦN IV : KẾT LUẬN Ước lượng mô hình hàm cầu và dự đoán cầu là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến đối với các nhà Kinh tế học quản lý nhằm củng cố lý thuyết về cầu hàng hóa. Đối với các nhà cung ứng, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc dự trữ và cung cấp thực phẩm trong từng thời gian cụ thể một cách có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết.   Với nhu cầu lớn ngày càng tăng của thịt gà, nhà họach định chính sách cần phải có nhũng bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm để hiểu biết và nắm được thị trường các sản phẩm thực phẩm chung và thịt gà nói riêng, có như vậy những nhà kinh doanh mới có cơ sở ra quyết định. Trong quản lý kinh tế hiện đại, ngoài sự hiểu biết về mặt định tính các yếu tố và các mối quan hệ của thị trường, người ta còn cần định lượng được các yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBi th7843o lu7853n KTHQL.doc
Tài liệu liên quan