Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức xây dựng và mô phỏng bộ
quan sát tiệm cận cho một quá trình hóa học, cụ thể ở đây là
hệ phản ứng vòng (1) với các hệ số tỷ lượng bằng 1. Đây là
một trường hợp đặc biệt khi số phản ứng (nr) khác với hạng
của ma trận hệ số tỷ lượng (tức là nr = 3 và rank(ν) = 2).
Bộ quan sát tiệm cận đảm bảo giá trị ước lượng số mol
cấu tử hội tụ đến (khoảng hơn 95%) giá trị thực của nó
trong thời gian hữu hạn. So sánh tính năng này của bộ quan
sát tiệm cận với các bộ quan sát khác (ví dụ bộ quan sát
thích nghi, bộ quan sát Luenberger mở rộng và bộ quan sát
Kalman mở rộng ) cần được thực hiện trong các nghiên
cứu tiếp.148 Lâm Thuận Thành, Hoàng Ngọc Hà
Ngoài ra, với đặc tính không phụ thuộc vào động học
phản ứng, bản chất tỏa nhiệt hay thu nhiệt của hệ phản ứng
và ưu điểm dễ xây dựng, lắp đặt, ta có thể mở rộng và ứng
dụng bộ quan sát tiệm cận vào các quá trình hóa học phức
tạp hơn cũng như quá trình sinh hóa khác, đồng thời có thể
kết hợp việc thiết kế bộ điều khiển tối ưu (xem hình 5) dùng
trong các ứng dụng vận hành thực tế (khi thiếu các cảm
biến đo do chi phí cao hoặc trở ngại kỹ thuật ).
Theo hướng này, quá trình sản xuất cyclopentenol từ
cyclopentadiene [6] hay tháp chưng cất phản ứng dùng
trong công nghiệp lọc hóa dầu/năng lượng [10] sẽ được
xem xét và nghiên cứu.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ước lượng trạng thái cho hệ quá trình hóa học có thông tin không đầy đủ - Lâm Thuận Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
144 Lâm Thuận Thành, Hoàng Ngọc Hà
ƯỚC LƯỢNG TRẠNG THÁI CHO HỆ QUÁ TRÌNH HÓA HỌC CÓ THÔNG TIN
KHÔNG ĐẦY ĐỦ
STATE ESTIMATION FOR CHEMICAL PROCESS SYSTEMS WITH INCOMPLETE
STATE INFORMATION
Lâm Thuận Thành, Hoàng Ngọc Hà
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; ha.hoang@hcmut.edu.vn
Tóm tắt - Trong kỹ thuật hệ thống quá trình hóa học, việc thu thập
các dữ liệu đo đạc là phần không thể thiếu để phục vụ việc vận hành
và điều khiển hệ thống. Tuy nhiên, trong các ứng dụng thực tế, việc
lắp đặt các hệ thống nhằm đo đạc các tham số thường không dễ
dàng và có thể rất tốn kém. Có nhiều phương pháp nhằm khắc phục
cũng như hỗ trợ giải quyết những khó khăn này, trong đó phải kể
đến bộ quan sát. Bộ quan sát là một thuật toán giúp ước lượng các
giá trị không/hoặc khó đo được (ví dụ nồng độ/số mol,) từ những
giá trị đo được dễ hơn (như nhiệt độ,). Bài báo sẽ tiến hành nghiên
cứu và ứng dụng bộ quan sát tiệm cận để ước lượng tham số hệ
thống quá trình (ví dụ bình phản ứng hoá học hay thiết bị chưng cất
phản ứng). Mô phỏng và so sánh giá trị nồng độ ước lượng thu
được từ hệ có bộ quan sát tiệm cận với giá trị nồng độ chính xác sẽ
chỉ ra phạm vi ứng dụng của phương pháp đề xuất.
Abstract - In the field of chemical process system engineering,
complete information about process data is absolutely necessary for
operation and control. However, in many industrial applications, the
installation of measuring devices (i.e. sensors) can be troublesome
and costly. There exists, among others, the so-called observer to
circumvent this challenging issue. Observer is a computational
algorithm that allows us to estimate unmeasurable or difficult-to-
measure parameters (such as concentration/molar number, etc.) via
the availability of easier-to-measure parameters (such as
temperature, etc.). In this work, the asymptotic observer is studied
and applied to estimate the unavailable parameters of chemical
process systems (for example, biochemical reactors or reactive
distillation column, etc). The numerical simulations and comparisons
are given to show the applications of the proposed approach.
Từ khóa - mô hình hoá; bộ quan sát tiệm cận; hệ động lực; ước
lượng trạng thái; điều khiển quá trình.
Key words - modeling; asymptotic observer; dynamical systems;
state estimation; process control.
1. Đặt vấn đề
Thiết bị phản ứng mở là hệ động lực phi tuyến và có thể
hoạt động với nhiều trạng thái cân bằng dừng ổn
định/không ổn định do bị ràng buộc bởi các nguyên lý bảo
toàn vật chất và năng lượng, kết hợp với các phương trình
cấu thành (động học phản ứng, hiện tượng truyền vận và
truyền khối). Do sự có mặt phổ biến của thiết bị phản
ứng mở trong các nhà máy hóa chất, dầu khí, việc vận
hành, giám sát và điều khiển nó đặt ra nhiều thách thức thú
vị [1]. Thật vậy, vấn đề ước lượng các thông số trạng thái
trong vận hành, giám sát và điều khiển thiết bị phản ứng
mở đã thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng của các
nhà khoa học thông qua khái niệm bộ quan sát. Bộ quan sát
là thuật toán giúp ước lượng các giá trị không/hoặc khó đo
được (ví dụ nồng độ,) từ những giá trị đo được dễ hơn
(như nhiệt độ,) [2].
Năm 1990, Bastin và Dochain đã xây dựng và đề xuất
bộ quan sát tiệm cận cho hai quá trình sinh học: quá trình
phân hủy kỵ khí (quá trình liên tục), quá trình sản xuất PHB
– PolyHydroxyButyrate (quá trình bán liên tục) và đưa ra
các điều kiện để áp dụng nó [2]. Năm 1992, Dochain và
cộng sự đã đề cập đến việc xây dựng và khảo sát bộ quan
sát tiệm cận cho hệ thống thiết bị khuấy không đẳng nhiệt
cho trường hợp phản ứng sinh học
1 2k k
A B C→ → và chỉ ra sự
hội tụ của bộ quan sát tiệm cận phụ thuộc vào điều kiện vận
hành quá trình [3]. Năm 2003, Dochain đã so sánh bộ quan
sát tiệm cận với một số bộ quan sát khác như: bộ quan sát
thích nghi (adaptive obsever), bộ quan sát phi tuyến
(nonlinear observer), bộ quan sát Luenberger mở rộng
(extended Luenberger observer), bộ quan sát Kalman mở
rộng (extended Kalman observer) Qua đó, tác giả đã đưa
ra giới hạn chính của bộ quan sát tiệm cận là sự hội tụ của
trạng thái ước lượng phụ thuộc vào điều kiện vận hành [4].
Năm 2012, Hoang và cộng sự đã xây dựng và mô phỏng hệ
một phản ứng với hai cấu tử: A Bν A ν B→ và đã khảo sát
cho hai trường hợp là hệ vòng hở (open loop) và hệ vòng
kín (close loop). Mỗi trường hợp có hai trường hợp con
là hệ có bộ quan sát tiệm cận và hệ không có bộ quan sát
tiệm cận [5]. Năm 2013, Hoang và cộng sự đã mở rộng
và đưa ra phần lý thuyết cho bộ quan sát tiệm cận trên hệ
nhiều phản ứng với nhiều cấu tử; và đã khảo sát cho cả
hai trường hợp, vòng hở và vòng kín [6]. Năm 2015,
Mohd và cộng sự đã chỉ ra việc lựa chọn bộ quan sát thích
hợp nhất cho một hệ thống quá trình cụ thể là nhiệm vụ
quan trọng nhưng không hề dễ dàng do sự đa dạng của
các phương pháp, loại quan sát, phạm vi ứng dụng và tính
chất của quá trình hóa học sẵn có. Chính vì vậy, nhóm tác
giả đã tổng hợp và sắp xếp, phân thành sáu loại bộ quan
sát ước lượng chính; đưa ra so sánh ưu nhược điểm cùng
điều kiện áp dụng và xu hướng phát triển trong thời gian
tới của từng loại [7]. Ngoài ra, [7] còn đưa ra cái nhìn
tổng quan về sự phát triển gần đây của bộ quan sát tiệm
cận. Ưu điểm nổi bật của bộ quan sát tiệm cận là nó không
cần đến thông tin về động học quá trình phản ứng/tốc độ
phản ứng (lưu ý là các đại lượng này được xác định dựa
trên thực nghiệm).
Bài báo được tổ chức như sau. Phần 2 giới thiệu mô
hình toán thiết bị phản ứng mở, mà trường hợp được chọn
để khảo sát trong nghiên cứu này là thiết bị phản ứng
khuấy liên tục lý tưởng. Phần 3 phát triển bộ quan sát tiệm
cận để ước lượng số mol/nồng độ các cấu tử trong thiết bị
từ đo lường nhiệt độ sẵn có. Phần 4 dành cho việc mô
phỏng để kiểm chứng các kết quả đề xuất. Kết luận và
hướng phát triển của bộ quan sát tiệm cận sẽ được trình
bày trong phần 5.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 145
2. Mô hình hóa
Xét phản ứng hóa học xảy ra trong thiết bị phản ứng
khuấy liên tục lý tưởng (xem hình 1) có phương trình tỷ
lượng như sau1:
(1)
Với A B Cν , ν , ν là các hệ số tỷ lượng.
Hình 1. Thiết bị phản ứng khuấy liên tục lý tưởng
Các giả thuyết mô hình hóa sau được xem xét:
(A1) Lưu chất lỏng đẳng áp, lý tưởng và không nén
được.
(A2) Nhiệt trao đổi với vỏ áo được thể hiện qua:
J JQ =λ(T T)− (2)
Trong đó λ là hệ số trao đổi nhiệt hiệu dụng, λ không
phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần của hỗn hợp. JT là
nhiệt độ vỏ áo làm mát.
(A3) Dòng nhập liệu cấu tử i (i=A, B, C) ở nhiệt độ cố
định IT và tốc độ pha loãng
F
δ=
V
không đổi, trong đó F là
lưu lượng thể tích (đơn vị thể tích/s), V là thể tích thiết bị
(đơn vị thể tích). Nhiệt dung riêng của cấu tử i
( )pi i A, CC B, = xem là hằng số.
(A4) Tốc độ phản ứng được miêu tả theo định luật tác
dụng khối lượng (mass-action-law):
Aj Bjν ν
j j j BAr V k (T)F (N .N . )= (3)
trong đó jk (T) là hằng số tốc độ phản ứng thứ j của pha
lỏng, j rF ( j 1, ,n )= là hàm phi tuyến với các đối số [5, 6].
Trong nghiên cứu này, ( )jk T
giả sử tuân theo luật thực
nghiệm Arrhenius:
( ) ajj 0 jk T k exp( )T
E
R
−= (4)
1 Phản ứng xem xét là hình thức. Tuy nhiên, mọi phản ứng thực tế thuộc về dạng này sẽ được xử lý bằng cách tương tự. Kết quả phát triển trong bài
báo hoàn toàn có thể mở rộng đến các hệ phản ứng phức tạp hơn.
Trong đó 0jk là hằng số động học và ajE là năng lượng
hoạt hóa. R là hằng số khí lý tưởng.
Để đơn giản hóa, bài báo sẽ xét hệ phản ứng (1) có các
hệ số tỷ lượng bằng 1 (nghĩa là A B C 1ν ν ν= = = ) và phản
ứng 1, 2, 3 là các phản ứng bậc 1 theo số mol tác chất (tức
là biểu thức tốc độ phản ứng lấy dạng tường minh của nó
được rút ra từ (3)).
Dưới giả thiết (A1), cân bằng năng lượng được viết
thông qua enthalpy H [5, 6, 8, 9]. Do đó, hệ cân bằng vật
chất và năng lượng là:
( )
A
AI A 1 3
B
BI B 1 2
C
CI C 3 2
I J
dN
=δ(N N ) r V+r V
dt
dN =δ(N N )+r V r V
dt
dN
=δ(N N ) r V+r V
dt
dH =δ H H +Q
dt
⎧ − −⎪⎪⎪ − −⎪⎪⎨⎪ − −⎪⎪⎪ −⎪⎩
(5)
Trong đó, kí hiệu I nhỏ chỉ giá trị dòng vào.
Ta có, enthalpy toàn phần của hệ phản ứng là:
i i
i
H N h (T)=∑ (6)
Với ( )i pi ref irefh (T) C T T h= − +
ref iref piT ,h ,C lần lượt là nhiệt độ tham khảo, enthalpy
theo mol tham khảo của cấu tử i và nhiệt dung riêng của
cấu tử i (A, B, C). Bằng các phép biến đổi, phương trình
cân bằng năng lượng
dH
dt
của (5) được viết lại dưới dạng
tường minh theo nhiệt độ [10]:
( ) 3p pI I J Rj j
j 1
dTC δC T T Q ( H )r V
dt =
= − + + −Δ∑ (7)
Với p pA A pB B pC CC C N C N C N= + + là tổng nhiệt dung
riêng. Bản chất tỏa nhiệt hay thu nhiệt thể hiện qua nhiệt
của phản ứng hay enthalpy của phản ứng
( )Rj j 1, 3H 2,Δ = :
R1 A BH h 0hΔ = − + < (8)
R2 B CH h 0hΔ = − + < (9)
R3 C AH h 0hΔ = − + > (10)
3. Thiết kế bộ quan sát tiệm cận
Giả thuyết nghiên cứu: giả sử nhiệt độ T và số mol
của 1 trong 3 cấu tử A B C(N , N , N ) là giá trị đo được
online.
Mục tiêu bài toán: Uớc lượng 2 giá trị số mol chưa biết
còn lại.
146 Lâm Thuận Thành, Hoàng Ngọc Hà
Như vậy, ta cần thiết kế bộ quan sát với đặc tính không
cần biết thông tin về động học phản ứng của hệ phản ứng
(thường thông tin này khó xác định và nó chỉ được xác định
thông qua thực nghiệm) và không phụ thuộc vào bản chất
tỏa nhiệt hay thu nhiệt của phản ứng. Trong trường hợp
này, bộ quan sát thiết kế được gọi là bộ quan sát tiệm cận
(asymptotic observer) [3, 5, 6].
Từ (5), ta viết lại hệ phương trình này dưới dạng rút
gọn:
( )
I
I J
dN = δ(N -N)+νrV
dt
dH = δ H -H +Q
dt
⎧⎪⎪⎨⎪⎪⎩
(11)
Với: A B CN (N , N , N )
T= là vector số mol,
1 2 3r (r , r , r )
T= là vector tốc độ phản ứng và
-1 0 1
ν= 1 -1 0
0 1 -1
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
là ma trận hệ số tỷ lượng2.
Luôn tồn tại các ma trận (khả nghịch) P và Q sao cho3:
1 0 0
PνQ= 0 1 0
0 0 0
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
hay nói cách khác, -1 -1
1 0 0
ν=P 0 1 0 Q
0 0 0
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
(12)
Ta dễ dàng tìm được:
1 0 0
P= 0 1 0
1 1 1
⎛ ⎞⎜ ⎟⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
và
1 0 1
Q= 1 1 1
0 0 1
⎛ ⎞⎜ ⎟− ⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
Thay (12) vào phương trình cân bằng vật chất của (11),
ta được:
1 1
I
1 0 0
dN
δ(N N) P 0 1 0 Q rV
dt
0 0 0
− −
⎛ ⎞⎜ ⎟= − + ⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
(13)
Hay (13) tương đương với phương trình sau :
1
I
1 0 0
dNP δ(PN PN) 0 1 0 Q rV
dt
0 0 0
−
⎛ ⎞⎜ ⎟= − + ⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
(14)
Đặt biến mới 1 2 3Z (Z , Z , Z ) PN
T= = và 1R Q rV−=
(R gọi là vector tốc độ tổng quát). Phương trình (14) trở
thành:
2 Ký hiệu T là phép chuyển vị ma trận.
3 P và Q được tìm thấy từ phép khử Gauss-Jordan.
4 Giải tích sự hội tụ (và ổn định) của trạng thái bộ quan sát về giá trị chính xác đã được chứng minh tường minh trong khuôn khổ Hamilton. Người đọc
vui lòng xem [5, 6] để có thông tin chi tiết.
I
1 0 0
dZ
δ(Z Z) 0 1 0 R
dt
0 0 0
⎛ ⎞⎜ ⎟= − + ⎜ ⎟⎜ ⎟⎝ ⎠
(15)
Từ (15), ta thấy Z3 là trạng thái không phụ thuộc động
học phản ứng. Tương tự, ta thấy phương trình cân bằng
năng lượng
dH
dt
của (5) (hay (11)) cũng không phụ thuộc
vào động học phản ứng. Từ đó, ta rút ra bộ quan sát tiệm
cận của hệ (5) (hay (11)) là4:
( )
( )
3
3I 3
E
I E J
E
E
dZ
=δ Z Z
dt
dH
=δ H H +Q
dt
⎧ −⎪⎪⎨⎪ −⎪⎩
(16)
Kí hiệu E nhỏ chỉ giá trị ước lượng. Với 3Z và H được
tính từ:
3 A B C
A A B B C C
Z = N +N +N
H =N h +N h +N h
⎧⎨⎩
(17)
Từ Giả thuyết nghiên cứu, ta đã biết 1 trong 3 giá trị
số mol cấu tử A, B và C, vì vậy sẽ có 3 trường hợp khảo
sát để tính toán ước lượng các số mol chưa biết còn lại
thông qua (16) và (17). Đóng góp chính (cách thức rút ra
phương trình (16)) là trung tâm để nhận được các kết quả
chính trong nghiên cứu này.
4. Mô phỏng và kết quả
Qua việc tham khảo số liệu từ [9], phần này sẽ chạy mô
phỏng hệ trên với những thông số của thiết bị phản ứng
khuấy liên tục lý tưởng như sau:
Bảng 1. Thông số của thiết bị phản ứng khuấy liên tục
lý tưởng
Tên Ký hiệu Độ lớn
Thể tích thiết bị phản ứng V 10 (m3)
Lưu lượng thể tích F 0,1 (m3 s-1)
Nhiệt dung riêng của cấu tử
A
CpA 1000 (J K-1 mol-1)
Nhiệt dung riêng của cấu tử
B
CpB 1000 (J K-1 mol-1)
Nhiệt dung riêng của cấu tử
C
CpC 1000 (J K-1 mol-1)
Năng lượng hoạt hóa của
phản ứng 1
Ea1 2,09 x 104 (J mol-1)
Năng lượng hoạt hóa của
phản ứng 2
Ea2 4,18 x 104 (J mol-1)
Năng lượng hoạt hóa của
phản ứng 3
Ea3 5,225 x 104 (J mol-1)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(112).2017-Quyển 1 147
Hằng số động học phản ứng
1
k01 1,1 (s-1)
Hằng số động học phản ứng
2
k02 172,2 (s-1)
Hằng số động học phản ứng
3
k03 20,05 (s-1)
Hằng số khí lý tưởng R 8,3143 (J K-1 mol-1)
Nhiệt độ tham khảo Tref 298 (K)
Hệ số trao đổi nhiệt hiệu
dụng
λ 85 x 104 (W K-1)
Enthalpy tham khảo của A hAref 0 (J mol-1)
Enthalpy tham khảo của B hBref -20,18 x 104 (J mol-1)
Enthalpy tham khảo của C hCref -45,18 x 104 (J mol-1)
Nhiệt độ vỏ áo TJ 350 (K)
Các biến đầu vào (process inputs) được chọn như sau:
NAI = 104 (mol), NBI = NCI = 0, TI = 350 (K)
Các giá trị trạng thái ban đầu (tức tính tại thời điểm t=0)
của mô hình (5) (hay (11)) giả sử là:
NA0 = 103 (mol), NB0 = 5 x 103 (mol),
NC0 = 102 (mol), T0 = 360 (K)
Các giá trị trạng thái ban đầu (tức tính tại thời điểm t=0)
của bộ quan sát tiệm cận (16) được chọn là:
( )3E AE0 BE0 CE0Z 0 N N N= + +
( )E 0 AE0 BE0 CE0H 0 0,75H(T , N , N , N )=
Trong đó:
NAE0 = 0,5 x NA0, NBE0 = 0,6 x NB0,
NCE0 = 0,8 x NC0
Ba trường hợp (TH) tính toán sau được khảo sát:
TH1: Biết T và NA, ước lượng NB và NC (xem hình 2)
TH2: Biết T và NB, ước lượng NA và NC (xem hình 3)
TH3: Biết T và NC, ước lượng NA và NB (xem hình 4)
Hình 2. NB, NC và số mol ước lượng tương ứng của
trường hợp 1
Hình 3. NA, NC và số mol ước lượng tương ứng của
trường hợp 2
Hình 4. NA, NB và số mol ước lượng tương ứng của
trường hợp 3
Các tính toán và mô phỏng được thực hiện dùng phần
mềm Matlab & Simulink. Trong cả ba trường hợp khảo sát,
giá trị ước lượng luôn hội tụ về giá trị chính xác (xem các
hình 2, 3 và 4). Kết quả cho thấy thời gian hội tụ (đạt đến
hơn 95% giá trị chính xác) trong 3 trường hợp khoảng
13 = 300
δ
giây. Mặt khác, sự hội tụ của bộ quan sát tiệm
cận (16) phụ thuộc vào điều kiện vận hành ( δ > 0 ) [2, 3,
7] và đây chính là giới hạn của bộ quan sát tiệm cận. Tuy
nhiên, điều kiện này rõ ràng luôn thoả mãn với các hệ quá
trình hoạt động liên tục hoặc bán liên tục
5. Kết luận và hướng phát triển
Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức xây dựng và mô phỏng bộ
quan sát tiệm cận cho một quá trình hóa học, cụ thể ở đây là
hệ phản ứng vòng (1) với các hệ số tỷ lượng bằng 1. Đây là
một trường hợp đặc biệt khi số phản ứng (nr) khác với hạng
của ma trận hệ số tỷ lượng (tức là nr = 3 và rank(ν) = 2).
Bộ quan sát tiệm cận đảm bảo giá trị ước lượng số mol
cấu tử hội tụ đến (khoảng hơn 95%) giá trị thực của nó
trong thời gian hữu hạn. So sánh tính năng này của bộ quan
sát tiệm cận với các bộ quan sát khác (ví dụ bộ quan sát
thích nghi, bộ quan sát Luenberger mở rộng và bộ quan sát
Kalman mở rộng) cần được thực hiện trong các nghiên
cứu tiếp.
148 Lâm Thuận Thành, Hoàng Ngọc Hà
Ngoài ra, với đặc tính không phụ thuộc vào động học
phản ứng, bản chất tỏa nhiệt hay thu nhiệt của hệ phản ứng
và ưu điểm dễ xây dựng, lắp đặt, ta có thể mở rộng và ứng
dụng bộ quan sát tiệm cận vào các quá trình hóa học phức
tạp hơn cũng như quá trình sinh hóa khác, đồng thời có thể
kết hợp việc thiết kế bộ điều khiển tối ưu (xem hình 5) dùng
trong các ứng dụng vận hành thực tế (khi thiếu các cảm
biến đo do chi phí cao hoặc trở ngại kỹ thuật).
Theo hướng này, quá trình sản xuất cyclopentenol từ
cyclopentadiene [6] hay tháp chưng cất phản ứng dùng
trong công nghiệp lọc hóa dầu/năng lượng [10] sẽ được
xem xét và nghiên cứu.
Hình 5. Sơ đồ hệ có bộ điều khiển và bộ quan sát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Favache, A., Dochain, D., “Thermodynamics and chemical systems
stability: the CSTR case study revisited”, Journal of Process
Control, 19 (3), 2009, 371-379.
[2] Bastin, G., Dochain, D., On-line estimation and adaptive control of
bioreactors, ELSERVIER SCIENCE PUBLISHERS, 1990.
[3] Dochain, D., Perrier, M., Ydstie, B. E., “Asymptotic observers for
stirred tank reactors”, Chemical Engineering Science, 47 (15-16),
1992, 4167-4177.
[4] Dochain, D., “State and parameter estimation in chemical and
biochemical processes: a tutorial”, Journal of Process Control, 13
(8), 2003, 801-818.
[5] Hoang N. Ha, Couenne, F., Le Gorrec, Y., Chen, C. L., Ydsite, B.
E., “Passivity based controller and observer for exothermic chemical
reactors”, IFAC Proceedings, 45 (15), 2012, 377-384.
[6] Hoang N. Ha, Couenne, F., Le Gorrec, Y., Chen, C. L., Ydsite,
B. E., “Passivity-based nonlinear control of CSTR via
asymptotic observers”, Annual Reviews in Control, 37 (2), 2013,
278-288.
[7] Ali, J. Mohd, Hoang N. Ha, Hussain, M. A., Dochain, D.,
“Review and classification of recent observers applied in
chemical process systems”, Computer & Chemical Engineering,
76, 2015, 27-41.
[8] Sandler, Stanley I., Chemical, Biochemical, and Engineering
Thermodynamics. 4th edition. John Wiley & Sons, Inc., 2006.
[9] Dochain, D., Couenne, F., Jallut, C., “Enthalpy based modelling and
design of asymptotic observers for chemical reactors”, International
Journal of Control, 82 (8), 2009, 1389-1403.
[10] Luyben, William L., Process modeling, simulation, and control
for chemical engineers. 2nd ed. McGraw-Hill Publishing
Company, 1996.
(BBT nhận bài: 06/03/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 29/03/2017)
x
x
(x’→x)
Quá trình S
Bộ điều
khiển K
Giảm lượng
cảm biến
Bộ quan
sát S’
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30_09_2118464.pdf