Vai trò âm ốc tai kích gợi thoáng qua trong chẩn đoán khiếm thính ở trẻ em sau viêm màng não vi trùng
TEOAEs có giá trị trong tầm soát trẻ khiếm
thính
Tầm soát khiếm thính bằng tét TEOAEs cho
những bệnh nhi nội trú sau viêm màng não là sự
phát triển đầy hứa hẹn. Chương trình tầm soát
bằng tét TEOAEs cho phép hầu hết những bệnh
nhi có nguy cơ khiếm thính sau viêm màng não
vi trùng được tìm thấy và đây là tét giúp đánh
giá thính lực khẩn cấp. Để có chẩn đoán chính
xác hơn về vị trí tổn thương cũng như ngưỡng
nghe, cần phải có sự phối hợp TEOAEs, điện
thính giác thân não (Auditoty Brain Responses =
ABRs), đo nhĩ lượng, soi tai.
Tóm lại, TEOAEs là một tét dễ thực hiện cho
tất cả bệnh nhi bị viêm màng não vi trùng trước
khi xuất viện. TEOAEs có độ nhạy cao, độ chuyên
đáng tin cậy, thiết thực, và an toàn.
Tỉ lệ khiếm thính ở trẻ bị viêm màng não
vi trùng
Tỉ lệ trẻ có kết quả “Refer” của TEOAEs sau
viêm màng não vi trùng là 21,5%, đây là tỉ lệ trẻ
cần phải theo dõi tình trạng khiếm thính. So
sánh với tỉ lệ trẻ bị khiếm thính của các quốc gia
khác, thì tỉ lệ này ở mức độ trung bình.
Viêm màng não vi trùng và các yếu tố nguy
cơ gây khiếm thính
- Nam giới
- Đường dịch não tủy.
- Tỉ lệ đường dịch não tủy/ đường máu.
- C- reactive protein (CRP).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò âm ốc tai kích gợi thoáng qua trong chẩn đoán khiếm thính ở trẻ em sau viêm màng não vi trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ ÂM ỐC TAI KÍCH GỢI THOÁNG QUA TRONG CHẨN ĐOÁN
KHIẾM THÍNH Ở TRẺ EM SAU VIÊM MÀNG NÃO VI TRÙNG
Trần Duy Tế, Nguyễn Hữu Khôi**, Đặnng Hoàng Sơn***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tính sàng lọc của TEOAEs trong chẩn đoán khiếm thính ở trẻ em bị viêm màng
não vi trùng. Tét TEOAEs được thực hiện trước khi xuất viện để tránh tình trạng chẩn đoán muộn đối với
khiếm thính sau viêm màng não.
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Phương pháp NC: Các trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi bị viêm màng não mủ tại Bệnh Viện Nhi
Đồng 1 TPHCM, từ tháng 9/2006 đến tháng 4/2007 Trong vòng 48 giờ trước khi xuất viện, tất cả các bệnh
nhi đều được sàng lọc bằng tét TEOAEs.
Kết quả: 79 trẻ được tét TEOAEs: 17 (21,5%) trường hợp có kết quả "Refer" và 62 (78,5%) có kết quả
"Pass". "Refer" một tai chiếm 8 (47,1%) trường hợp, hai tai chiếm 9 (52,9%) trường hợp. Với các yếu tố nguy cơ
cao gây khiếm thính: nam giới, đường dịch não tủy, tỉ lệ đường dịch não tủy / đường máu và CRP.
Kết luận: Sử dụng tét TEOAEs để sàng lọc tình trạng khiếm thính sau viêm màng não vi trùng là dễ
thực hiện và có tính hiệu quả, cho phép chẩn đoán sớm khiếm thính sau viêm màng não vi trùng để có
những biện pháp phục hồi sức nghe phù hợp.
ABSTRACT
ROLE OF TEOAES IN DIAGNOSIS OF HEARING LOSS
IN CHILDREN WITH BACTERIAL MENINGITIS
Tran Duy Te, Nguyen Huu Khoi, Dang Hoang Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 66 – 68
Objective: To study of screening test of TEOAEs for hearing loss in children with bacterial meningitis.
TEOAEs tests were performed before discharge from the hospital in an attempt to avoid delays in dianogsis
of postmeningitic hearing loss.
Study design Prospectively descriptive study in case series
Method: Children from 2 months to 15 years of age with bacterial meningitis in Children's Hospital 1,
HCMC, from 9/2006 to 4/2007. In the 48 hours before discharge from the hospital, all patients underwent a
audiologic assessement with TEOAEs test.
Results: Of 79 children, 17 (21.5%) cases with "Refer" and 62 (78.5%) cases with "Pass" Unilateral
"Refer": 8 (47.1%) and bilateral "Refer": 9 (52.9%). Male, CSF glucose, CFS glucose/Blood glucose and
CRP were 4 high risk factors in hearing loss with bacteral meningitis.
Conclusion: TEOAEs screening in children recovering from bacterial maningitis was found to be
feasible and effective. TEOAEs should allow early diagnosis of postmeningitic hearing loss and promt
auditory rehabilitation.
* BCV, BS CKII TMH, BV Nhi Đồng, Đồng Nai
** Bộ môn TMH, ĐH YD Tp. HCM
*** BV Nhi Đồng I Tp HCM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ thống kê trẻ em còn sống sau viêm
màng não vi trùng bị khiếm thính thần kinh dao
động trong khoảng từ 2,6 đến 42%. Sự chẩn đoán
sớm tình trạng khiếm thính thần kinh sau viêm
màng não vi trùng là tối cần thiết, hầu có biện
pháp giúp cải thiện sức nghe, duy trì phản xạ
nghe- nói nếu trẻ chưa biết nói, quá trình giao
tiếp trong môi trường xã hội giúp trẻ hình thành
ngôn ngữ và hành vi thái độ để hòa nhập với
cộng đồng. Tầm soát khiếm thính thần kinh mắc
phải sau viêm màng não vi trùng, một di chứng
thần kinh thường gặp. Bằng những tét tầm soát
khách quan thính giác, trong đó âm ốc tai kích
gợi thoáng qua được được ứng dụng rộng rãi
nhiều nơi trên thế giới..
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu:Trẻ </= 15 tuổi. Nhập viện tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh,
từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007.
Dân số chọn mẫu:Trẻ nhập viện tại khoa
Nhiễm.Được chẩn đoán viêm màng não vi
trùng. Tiền sử sơ sinh cho thấy không có các yếu
tố nguy cơ gây khiếm thính thần kinh bẩm sinh
hay mắc phải, không có bệnh lý tai ngoài và tai
giữa, trẻ ổn định và chuẩn bị xuất viện, thân
nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Đo âm ốc tai kích gợi thoáng qua là phương
tiện đo thính lực khách quan, hiện đang được xử
dụng rộng rãi trên thế giới để tầm soát tình trạng
khiếm thính ở trẻ em, vì cách đo này thao tác
nhanh, ít cần sự hợp tác của trẻ, cũng như độ
nhạy cao của tét này. Trang thiết bị xử dụng
trong nghiên cứu này là máy OtoRead- Screener
của công ty Interacoustics, Đan mạch.
Kết quả nghiên cứu
Giới tính trong viêm màng não vi trùng
Giới tính Tần suất Phần trăm
Nữ 25 31.6
Nam 54 68.4
Tổng số 79 100.0
Giới tính và viêm màng não vi trùng có kết
quả TEOAEs “Refer”
Giới tính Tần suất Phần trăm
Nữ 4 23,5
Nam 13 76,5
Tổng số 17 100,0
Chi bình phương: 4,765 v p= 0,029
Tuổi và viêm màng não vi trùng
Trong 79 trường hợp nghiên cứu, ở lứa tuổi
từ 2 tháng đến 12 tháng có 41 trường hợp
(51,9%), ở lứa tuổi >12 tháng đến 60 tháng (5
tuổi) có 19 trường hợp (24,1%), và trên 60 tháng
có 19 trường hợp (24,1%).
Bệnh nhi có kết quả TEOAEs “Refer” ở lứa
tuổi < = 2 tuổi có 15 trường hợp (88,2%), ở lứa tuổi
từ 2 tuổi đến 5 tuổi có 1 trường hợp (5,9%), và >
5 tuổi có 1 trường hợp (5,9%).
Kết quả TEOAEs
TEOAEs Tần suất Tỉ lệ%
Pass 62 78,5
Refer 17 21,5
Tổng 79 100,0
TEOAEs N Trung bình Độ lệch chuẩn
Pass 62 40,2874 19,6779
Refer 17 25,1076 16,5938
Tổng 79 37,0209 19,9680
Kết quả “Refer” 1 hay 2 tai
Tai Tần suất Tỉ lệ%
Một tai 8 47.1
Hai tai 9 52.9
Tổng 17 100.0
Đường dịch não tủy và kết quả TEOAEs
ANOVA, p= 0,005
Đường dịch não tủy và tỉ lệ trẻ có kết quả
TEOAEs “Refer”
Đường dịch não tủy
(mg%)
Bình
thường
Khiếm
thính Tổng
<10 5 5 (50%) 10
10 - <30
30 -< 50
>50
10
32
15
5 (33,33%)
5 (13,51%)
2 (11,76%)
15
37
17
Tỉ lệ đường dịch não tủy/ đường máu và kết
quả TEOAEs
TEOAEs N Trung bình Độ lệch chuẩn
Pass 62 .4744 .2704
Refer 17 .3276 .2672
Tổng 79 .4428 .2748
ANOVA, p=0,05
Tỉ lệ đường dịch não tủy/ đường máu và tỉ lệ
trẻ có kết quả TEOAEs “Refer”
Tỉ lệ đường dịch não
tủy/đường máu(%)
Bình
thường
Khiếm
thính Tổng
<10 5 4 (44%) 9
10 – 30 11 6 (35%) 17
>30 – 50 22 4 (15%) 26
>50 24 3 (11%) 27
CRP và kết quả TEOAEs
TEOAEs N Trung bình Độ lệch chuẩn
Pass 62 51,2200 54,3143
Refer 17 119,2265 69,3534
Tổng 79 65,8543 63,9125
ANOVA, p= 0,000
CRP và tỉ lệ trẻ có kết quả TEOAEs “Refer”
CRP (mg / L) Bình thường Khiếm thính Tổng
<20
20 – 50
>50 – 100
>100
30
9
8
15
1 (3,2%)
1 (10,0%)
4 (33,3%)
11 (42,3%)
31
10
12
26
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
TEOAEs có giá trị trong tầm soát trẻ khiếm
thính
Tầm soát khiếm thính bằng tét TEOAEs cho
những bệnh nhi nội trú sau viêm màng não là sự
phát triển đầy hứa hẹn. Chương trình tầm soát
bằng tét TEOAEs cho phép hầu hết những bệnh
nhi có nguy cơ khiếm thính sau viêm màng não
vi trùng được tìm thấy và đây là tét giúp đánh
giá thính lực khẩn cấp. Để có chẩn đoán chính
xác hơn về vị trí tổn thương cũng như ngưỡng
nghe, cần phải có sự phối hợp TEOAEs, điện
thính giác thân não (Auditoty Brain Responses =
ABRs), đo nhĩ lượng, soi tai.
Tóm lại, TEOAEs là một tét dễ thực hiện cho
tất cả bệnh nhi bị viêm màng não vi trùng trước
khi xuất viện. TEOAEs có độ nhạy cao, độ chuyên
đáng tin cậy, thiết thực, và an toàn.
Tỉ lệ khiếm thính ở trẻ bị viêm màng não
vi trùng
Tỉ lệ trẻ có kết quả “Refer” của TEOAEs sau
viêm màng não vi trùng là 21,5%, đây là tỉ lệ trẻ
cần phải theo dõi tình trạng khiếm thính. So
sánh với tỉ lệ trẻ bị khiếm thính của các quốc gia
khác, thì tỉ lệ này ở mức độ trung bình.
Viêm màng não vi trùng và các yếu tố nguy
cơ gây khiếm thính
- Nam giới
- Đường dịch não tủy.
- Tỉ lệ đường dịch não tủy/ đường máu.
- C- reactive protein (CRP).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brookhouser PE, (2000), “ Diseases of the Cochlea and
Labyrinth”, Pediatric Otolaryngology: Principle and Practice
Pathways, Thiem, Newyork, pp.349-350
2. Nguyễn đình Bảng, (1992),"Điện thính giác thân não", "Âm
ốc tai", Nội trú tai mũi họng, Bộ môn Tai Mũi Họng,
ĐHYDTPHCM, (2),tr.97-112
3. Phạm Kim, (1992), "Đo sức nghe ở trẻ em", Nội trú tai mũi
họng, Bộ môn Tai Mũi Họng, ĐHYDTPHCM,(2), tr.64-74.
4. Richardson MP, Williamson TJ, Reid A, Tarlow MJ, Rudd
PT, (1998), Otoacoustic emissions as a screening test for
hearing impairment in children recovering from acute
bacterial meningitis", Pediatrics, (102), pp. 1364-68.
5. Ryan B. Gregg, (2004), “ Pediatric Audiology; A Review”,
Pediatric in Review, pp.224-234.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_am_oc_tai_kich_goi_thoang_qua_trong_chan_doan_khiem.pdf