Thông qua bảng số liệu ta thấy đóng góp GDP hằng
năm đều có sự tăng trưởng tốt. Năm 2011 tăng 120.80%
(707.084.000Đ) so với năm 2010; năm 2012 tăng
114.44% (592.932.000Đ) so với năm 2011; năm 2013
tăng 142.55% (1.999.984.000Đ) so với năm 2012. Mặc
dù tình hình kinh tế những năm gần đây có nhiều khó
khăn hơn trước nhưng với sức tăng về đóng góp GDP
hằng năm cho thấy chợ Hàn là một trong nhưng nơi có
lượng kinh doanh tốt và đạt hiệu quả. Có thể nói, chợ
Hàn đóng vai trò không nhỏ của thương mại thành phố
hiện nay.
Ngoài ra, các công việc buôn bán ở chợ không cần
bằng cấp, nhờ đó, tạo công ăn việc làm ổn định cho
nhiều người không có trình độ học vấn cao. Tại chợ,
việc buôn bán kinh doanh cũng không quy định độ tuổi
về hưu vì thế còn góp phần tạo công ăn việc làm cho
những người lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, đủ sức
kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý chợ,
hiện nay chợ có tổng số 771 hộ kinh doanh buôn bán,
trong đó có 586 hộ kinh doanh cố định và 185 lưu động.
Trong đó, chưa kể những hộ kinh doanh lớn trong chợ
thường có từ 1 đến 2 hoặc 3 người phụ giúp buôn bán.
Do đó, có thể thấy chợ góp phần rất lớn vào việc tạo
công ăn việc làm cho người lao động.
Chính những yếu tố về mặt kinh tế kết hợp với văn
hóa, môi trường được phát huy một cách tối đa giá trị
của mình đã giúp chợ Hàn góp phần không nhỏ vào xu
hướng phát triển bền vững cho địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò chợ Hàn – xưa và nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015),45-49 | 45
* Liên hệ tác giả
Ngô Thị Hường
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Email: huongqn.sp@gmail.com
Điện thoại: 0973220505
Nhận bài:
01 – 02 – 2015
Chấp nhận đăng:
25 – 03 – 2015
VAI TRÒ CHỢ HÀN – XƯA VÀ NAY
Ngô Thị Hường
Tóm tắt: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chợ luôn có vai trò quan trọng đối với mọi mặt trong đời
sống của người dân. Đối với cư dân Đà Nẵng, bên cạnh các chợ lớn khác, chợ Hàn góp một phần
không nhỏ vào sự phát triển của thành phố. Sự đóng góp đó không chỉ ở hiện tại mà đã được định hình
dưới thời các chúa và vua Nguyễn. Nếu trước kia vai trò của chợ chủ yếu dừng lại ở việc thông thương
và tập kết hàng hóa từ các thuyền buôn, thì nay, vượt lên chức năng trao đổi hàng hóa, chợ Hàn còn là
điều kiện để phát triển du lịch. Đến chợ Hàn, du khách được trải nghiệm nhiều loại hình du lịch khác
nhau cũng như khám phá, tìm hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau của vùng đất mà không phải tài
nguyên du lịch nào cũng có được.
Từ khóa: chợ Hàn; Đà Nẵng; du lịch; vai trò; kinh tế.
1. Đặt vấn đề
Chợ là tổng hòa các yếu tố về mặt văn hóa, xã hội
và kinh tế của địa phương. Dù ở thời nào, chợ luôn có
đóng góp quan trọng trong cuộc sống của cư dân. Chợ
Hàn là một chợ lớn và lâu đời của Đà Nẵng. Nghiên cứu
vai trò của chợ Hàn xưa và nay sẽ giúp đánh giá được
những đóng góp của chợ trong quá trình phát triển của
thành phố, đồng thời khẳng định được tầm quan trọng
và vị trí của chợ truyền thống trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Tên gọi và thời gian ra đời
Chợ Hàn là tục danh của chợ Hải Châu xưa, là chợ
lớn và lâu đời ở làng Hải Châu (nay thuộc quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng), nằm giữa bốn đường phố
Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng
Đạo. Chợ Hàn vốn có lịch sử lâu đời. Theo một số
nguồn tư liệu cho biết vào cuối thế kỷ XV, ở Thanh
Hóa, có 42 tộc họ từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu,
huyện Ngọc Sơn vào Đà Nẵng lập nghiệp và đặt tên
vùng đất mới theo địa danh xưa của xã mình . Làng xuất
hiện kéo theo sự ra đời của chợ. Chợ Hàn ban đầu có
tên là chợ Hải Châu [2]. Chợ Hàn cũng được nhắc đến
khá sớm trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, trong đó ghi
rõ hành trình đường bộ từ đèo Hải Vân vào Quảng Nam
qua các chặng “ăn thì ở núi Hải Vân; trọ thì ở Chân
Đằng; ăn thì ở chợ Hà Quảng; trọ thì ở Từ Cú; ăn thì ở
kho Hội An” [4; tr.92]. Căn cứ vào niên đại của bản
đồ này, chợ Hàn ra đời muộn nhất là vào giữa thế kỷ
XVII, cùng thời với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị
Hội An và cảng thị Đà Nẵng. Dù ra đời vào thời gian
nào thì ban đầu, chợ chỉ là một tụ điểm buôn bán nhỏ, tự
sản, tự tiêu. Càng về sau, với điều kiện thuận lợi về giao
thông đường bộ và đường thủy nên chợ Hàn dần trở
thành một chợ lớn, vượt khỏi quy mô làng xã. Về tục
danh chợ Hàn có nhiều cách giải thích khác nhau, một
trong số đó được chấp nhận nhiều hơn hẳn là do nằm
bên cạnh sông Hàn nên chợ cũng được lấy theo tên
sông. Nhờ vào địa thế cạnh sông Hàn, chợ có thể trao
đổi hàng hóa với các huyện dọc theo hệ thống sông Vu
Gia như chợ Hà Điền, chợ Hà Nhai, chợ Ái Nghĩa, chợ
Cẩm Lệ, và các chợ trong tỉnh ở nơi hợp lưu giữa
sông Thu Bồn và sông Vu Gia như chợ Xuân Đài, chợ
Thu Bồn, chợ La Tháp, chợ Bàn Thạch
Theo các cụ cao niên ở làng Hải Châu cho biết, chợ
Hàn từ xưa đến nay chưa một lần thay đổi vị trí, khu
vực chợ trước đây tương đương với đoạn ngã ba Lê
Duẩn – Bạch Đằng đến bảo tàng Chăm ngày nay.
Những năm 1940, người Pháp cải tạo chợ Hàn thành
chợ Tourance Marché (tức chợ Đà Nẵng) kết hợp với
Ngô Thị Hường
46
nhà ga Tourance Marché bên cạnh để trung chuyển
hàng hóa, vật tư và vũ khí. Năm 1990, chợ được xây
mới hoàn toàn, gồm hai tầng khang trang với diện tích
28.000m². Kiến trúc chợ đẹp và thoáng, cách bày trí
hàng hoá gọn gàng tạo cho những người đi chợ không
có cảm giác mệt mỏi. Hàng hóa trong chợ được phân
chia theo từng khu vực giúp người mua dễ dàng tìm
kiếm những món hàng cần thiết.
2.2. Vai trò của chợ Hàn
2.2.1. Dưới thời chúa Nguyễn
Dưới thời chúa Nguyễn, chợ Hàn có vai trò, vị trí
quan trọng đối với sự phát triển của thương cảng Hội An
nhờ vào sông Cổ Cò – con sông nối liền sông Hàn với
Hội An. Từ sông Cổ Cò, hàng hóa tập kết ở chợ Hàn
được vận chuyển đến Hội An một cách thuận lợi. Bên
cạnh đó, trong thời kì Hội An thành thương cảng lớn nhất
Đàng Trong, chợ Hàn càng có điều kiện để phát triển dựa
vào lợi thế của cảng Đà Nẵng - vốn là một cảng sâu kín
gió và sông Hàn - con sông có đáy sâu và rộng, tàu
thuyền có trọng tải trên dưới 2.000 tấn có thể ra vào dễ
dàng. Thời kì này, thương nhân đến Hội An chủ yếu là
Trung Quốc và Nhật Bản. Do xuất phát từ hướng Đông
và Đông Bắc nên họ phải đi qua cửa biển Đà Nẵng vào
sông Hàn, rồi qua sông Cổ Cò đến với Hội An.
Cùng với thương thuyền nước ngoài, thuyền buôn
trong nước từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế ra vào buôn bán với Hội An và các thuyền nhà
nước đi công cán từ Phú Xuân vào Hội An hầu hết đều
thông qua cảng Đà Nẵng và sông Hàn. Vì thế, đây là nơi
tàu thuyền chờ gió, tiếp tế lương thực và nước uống.
Chợ Hàn chính là nơi cung ứng những sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm để sinh hoạt và
ăn ở của các thuyền viên trong thời gian lưu trú tại đây.
Hoạt động của chợ Hàn được miêu tả trong hồi kí của
thượng tọa Thích Đại Sán trong hành trình của ông từ
Phú Xuân đến Hội An: “Chợp ngủ chừng nửa giờ đã
thấy phương Đông sáng bạch, khoác áo choàng ngồi
dậy đã thấy sóng yên nước lặng, té ra thuyền đã vào
vũng, ở trong vòng núi bao quanh, dọc bờ biển, đá lèn
lởm chởm. Trên cây, vượn trắng nhảy nhót từng bầy,
trái đồi hoa núi, xanh đỏ sum suê. Xa trông cách bờ, cột
buồm như rừng tên xúm xít, hỏi ra mới biết đó là đoàn
thuyền chở lương chờ gió tại cửa Hội An vậy Chuyến
thuyền ra bãi cát một chốc đã đến chỗ lương thuyền
đậu, neo lại. Hai bên bờ, nhà cửa đông đúc, người đi
đường xôn xao, kẻ gánh người gồng, người ta đã đi chợ
sáng” [3; tr.53].
Đoạn hồi kí cho biết chiếc thuyền của Thích Đại
Sán đang bỏ neo tại “vũng”, tức là Vũng Thùng tại chân
núi Sơn Trà, hữu ngạn sông Hàn. Trong khi đó ở tả
ngạn sông Hàn, đoàn thuyền lương đang chờ gió để
ngược sông Hàn vào sông Cổ Cò đến Hội An. Sau đó
thuyền của nhà sư di chuyển đến tả ngạn sông Hàn neo
vào một chỗ với đoàn thuyền lương. Tại đó, ông đã thấy
phố xá cùng với cảnh sinh hoạt tấp nập của người dân ở
hai bên sông Hàn thời bấy giờ, và “chợ” mà hồi kí nhắc
đến chính là chợ Hàn ở tả ngạn sông.
2.2.2. Dưới triều Nguyễn
Mặc dù trong các thế kỉ XVII – XVIII, chợ Hàn chỉ
đóng vai trò là chợ vệ tinh xung quanh Hội An, tuy nhiên
sang thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn, khi cảng Đà Nẵng là
hải cảng duy nhất được thông thương với bên ngoài đã
vươn lên nắm lấy các hoạt động thương mại thay thế cho
Hội An, chợ Hàn đã phát triển thành chợ đầu mối trong
hoạt động nội thương Đà Nẵng. Tuy về quy mô chợ, chưa
có cứ liệu để chứng minh sự mở rộng như thế nào, nhưng
theo ghi nhận của Haussman đến Đà Nẵng năm 1845 về
khu hoạt động sôi nổi nhất thành phố mà ông từng đến
“ngày hôm sau, khoảng 6 giờ sáng chúng tôi ngược
dòng sông Hàn để thăm thành phố hay làng Đà Nẵng
khu vực đáng kể nhất là khu bán tạp hóa, chính tại nơi
này thủy thủ đoàn các tàu đã mua bán” [3; tr.109]. Như
vậy khu bán tạp hóa, nơi mà các thủy thủ đoàn có thể
mua bán như trên chính là ở tả hữu chợ Hàn. Trong thời
kì này, chợ Hàn lưu thông một lượng hàng hóa không
nhỏ để cung cấp cho các thương thuyền nước ngoài. Ta
phần nào biết được điểu này qua lời của thuyền trưởng
Laplace trên thuyền Favorite đến Đà Nẵng: “tôi đã nói
rằng người Việt Nam ăn khá ít và chỉ sống hàng ngày với
cơm và cá. Cho nên họ rất ngạc nhiên khi thấy một số lớn
heo, bò, vịt và mua hàng ngày ở chợ để nuôi 185 người
Pháp cho vừa miệng.” [3; tr.112]. Chợ Hàn lúc này
được phân thành hai khu vực, khu phố chợ Hàn và khu
chợ Hàn. Khu phố chợ nằm dọc hai bên chợ Hàn, chuyên
mua bán những sản phẩm tiêu dùng hoặc lương thực –
thực phẩm với quy mô lớn. Nơi đây tập trung những của
hàng, cửa hiệu độc lập với tư thương người Hoa và một ít
của người Việt. Những cửa hàng, cửa hiệu này có cấu
trúc giống khu phố Hội An, hay Gia Hội – Huế cùng thời,
“nhà cửa được xây dựng bằng gạch và chỉ cao một tầng:
chúng được thiết trí để các thương gia sử dụng với các
cửa hàng ở đằng trước để bày bán các loại hàng hóa,
phía sau chúng là những kho hàng kín đáo” [3; tr.111].
Còn khu chợ chủ yếu buôn bán lương thực, thực phẩm
hàng ngày cho người dân, tiểu thương ở đây chủ yếu là
người Việt.
Mặc dù thiếu cơ sở để khẳng định chợ Hàn là chợ
lớn nhất Quảng Nam thế kỉ XIX nhưng điều chắc chắn
đây là khu chợ có khối lượng hàng hóa hùng hậu, nhất
là về lương thực, thực phẩm, là nguồn cung cấp chính
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015),45-49
47
cho các đoàn thuyền nước ngoài và các sứ đoàn bang
giao đến cảng Đà Nẵng thời Nguyễn.
2.2.3. Vai trò chợ Hàn dưới thời thuộc Pháp
Vào năm 1900, chợ Hàn được khởi công xây dựng
lại và khánh thành vào tháng giêng năm 1901. Chợ bấy
giờ gồm 2 dãy nhà song song, có 4 mặt tiền là Avenue
du Musée nay là đường Trần Phú, Quai Courbet nay là
đường Bạch Đằng, Rue de la République nay là đường
Hùng Vương và cuối cùng là Verdun nay là đường Trần
Hưng Đạo. Chợ lợp ngói, tường khá dày Nhờ nằm ở
vị trí đắc địa nên chợ Hàn mỗi năm một đông đúc. Để
kịp thời cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm, thực dân
Pháp tiến hành cho xây dựng nhà ga xe lửa trung
chuyển có tên La gare de Tourane marché, tức ga chợ
Hàn, để vận chuyển hàng hóa các nơi đến chợ và ngược
lại. Bấy giờ, chợ Hàn tọa lạc gần sông Bạch Đằng, hàng
hóa buôn bán khá đa dạng đáp ứng nhu cầu của người
dân địa phương cũng như quân lính và nhân viên toàn
quyền Pháp.
Những giai đoạn sau đó, chợ tiếp tục phát huy vai
trò quan trọng của mình trên tất cả các mặt của đời sống
dân cư và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của
thành phố.
2.2.4. Vai trò của chợ Hàn ngày nay
Cùng với các chợ lớn như chợ Cồn, chợ Hòa Khánh,
chợ Đầu Mối và các siêu thị trong thành phố, chợ Hàn
đóng một vai trò lớn không chỉ trong việc thông thương
và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng mà còn là
điều kiện để phát triển các loại hình du lịch. Bên cạnh đó,
chợ còn góp phần vào xu hướng phát triển bền vững cho
thành phố.
a. Chợ Hàn là điều kiện phát triển du lịch
* Điều kiện phát triển du lịch văn hóa
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chợ thu hút
khách du lịch bởi những đặc tính riêng có của nó so với
các loại tài nguyên du lịch khác. Đến chợ, du khách
được trải nghiệm nhiều loại hình du lịch khác nhau cũng
như khám phá, tìm hiểu được nhiều khía cạnh khác
nhau của vùng đất. Chợ Hàn, theo đó cũng đã trở thành
một loại tài nguyên độc đáo góp phần vào sự phát triển
cho thành phố đang có những bước phát triển mạnh mẽ
về du lịch.
Chợ luôn được xem là bức tranh thu nhỏ của của
một địa phương, đến chợ du khách biết được văn hóa
vùng đất. Tuy nhiên với chợ, du khách không tham quan
một loại hình văn hóa cụ thể mà là sự tổng hợp của
nhiều loại hình du lịch văn hóa khác nhau.
- Loại hình du lịch văn hóa cảm xúc
Du khách có thể trải nghiệm các đặc tính thẩm mỹ
phi vật thể thông qua cách ứng xử của cư dân với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đó là những
thành tố tạo thành cội nguồn văn hóa của vùng đất Đà
Nẵng. Dưới góc nhìn văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên, nghiên cứu chợ Hàn có thể nhận ra kiến trúc ở
đây mang phong cách địa phương rõ rệt. Do đặc điểm
một đô thị thương cảng ven sông, giáp biển trong điều
kiện khí hậu biến động theo mùa nên từ mặt bằng kiến
trúc, kết cấu và trang trí thể hiện tính địa phương như
bao công trình khác của thành phố đã có từ xưa đến nay.
Nền chợ Hàn được xây cao, đối phó với mùa mưa lụt.
Chợ có nhiều cửa, mỗi cửa dẫn ra một hướng và giáp
với những con đường khác nhau để đón gió và tập kết
hàng hóa dễ dàng.
Với môi trường xã hội, trong không gian tưởng
chừng như chỉ có sự mua bán vô tri như chợ người ta còn
nhận ra sự cộng cảm giữa con người với nhau. Đó là sự
giao tiếp không chỉ về mặt thương mại mà còn có sự ấm
áp của tình người. Ở đây, văn hóa ứng xử trong mua bán
được đề cao, người ta dễ dàng tìm thấy những tình cảm
mến khách, gần gũi, chân tình. Khách đến với các gian
hàng đều được tiếp đón nồng hậu, vui vẻ. Đó chính là nét
đẹp trong văn hóa ứng xử của cư dân vùng đất.
-Du lịch văn hóa ẩm thực
Du lịch văn hóa ẩm thực là sản phẩm được xây dựng
trên cơ sở khai thác những nét tinh hoa ẩm thực đặc trưng
của vùng hoặc quốc gia tạo cho khách cơ hội nghiên cứu,
thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống. Đối với
du lịch Đà Nẵng, ẩm thực thật sự đã chiếm một vị trí
đáng kể góp phần định hình và làm đa dạng bản sắc văn
hóa địa phương. Chợ Hàn được nhiều du khách lựa chọn
để thưởng thức những đặc sản vùng, trong đó có nhiều
món ăn được ưa thích như bún chả cá, mỳ Quảng...
* Điều kiện phát triển du lịch mua sắm
Chợ Hàn hội tụ đủ các yếu tố để phát triển du lịch
mua sắm. Vào những ngày thường, khách đến với chợ
Hàn ngoài tham quan tìm hiểu còn đặc biệt thích thú với
các sản phẩm ở chợ, nguyên nhân chính là do hàng hóa
chợ phong phú và giá thành rẻ.
Đến chợ sẽ dễ dàng nhận thấy các khu vực mà
khách du lịch ưa thích và tập trung đông là khu bán thực
phẩm, hàng lưu niệm, quần áo, vải... Với mặt hàng ăn
uống, du khách ưa chuộng các loại bánh được chế biến
sẵn, có thể để được lâu. Các loại thực phẩm khô như
mực, bò, cá hoặc đôi khi lại là một loại mắm đặc sản
của vùng được du khách đặc biệt ưa thích.
b. Chợ góp phần phát triển bền vững
Trong xu hướng phát triển bền vững, chợ Hàn có
nhiều khả năng, lợi thế tham gia.
Ngô Thị Hường
48
* Bảo tồn văn hóa
Với vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa, chợ đóng vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành các tập quán,
phong tục, nếp sống của cộng đồng dân cư. Đối với cá
nhân mỗi cư dân đến chợ, ngoài mục đích mua bán, trao
đổi còn có nhu cầu tiếp xúc giao lưu. Chợ chính là nơi
giúp con người xóa đi khoảng cách, tạo tính công bằng
vì ở chợ không có giàu nghèo, không có đẳng cấp, chỉ
có mối quan hệ giữa người mua và người bán. Qua đó,
con người cũng gần gũi về tình cảm, tăng tình đoàn kết
hữu nghị của cư dân trong một địa phương.
Ngoài ra, chợ giúp mỗi cá nhân nâng cao văn hóa
ứng xử của mình với môi trường xã hội. Ứng xử có văn
hóa giúp gia tăng lượng khách và tạo thu nhập cho tiểu
thương. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử
thì mỗi người sẽ hình thành thói quen văn hóa giao tiếp,
ứng xử văn minh lịch sự, dần tạo được cho chính họ một
thói quen tốt, một lối sống lành mạnh, tiến bộ.
Đối với cộng đồng, chợ có vai trò cố kết con người.
Từ xưa đã có sự cố kết của thương nhân thành các
phường hội, có trách nhiệm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong môi trường chợ, người buôn bán gắn kết nhau
trong kinh doanh tạo nên mối quan hệ cộng đồng bền
chặt. Bên cạnh đó, đối với khách du lịch trong và ngoài
nước, văn hóa ứng xử tốt sẽ xích gần khoảng cách vùng
miền, quốc gia, tạo nên một cộng đồng sinh hoạt hòa
bình, hữu nghị.
Du lịch bền vững đòi hỏi yếu tố truyền thống được
bảo tồn, đời sống cư dân không mất đi bản sắc vốn có.
Chính những giá trị đối với chủ thể văn hóa đã giúp
không gian văn hóa chợ luôn bảo tồn được những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, dân tộc. Ở
đó, con người được sinh hoạt văn hóa theo đúng nghĩa
và tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng
đất mình đang sống.
*Tăng trưởng kinh tế
Cùng với các chợ và cửa hàng trên địa bàn thành phố,
chợ Hàn đóng một vai trò lớn trong việc thông thương và
phân phối hàng hóa sỉ và lẻ đến người tiêu dùng.
Các khoản thu tại chợ đóng góp một phần không nhỏ
vào ngân sách của thành phố. Đây là các nguồn thu chủ
yếu là từ thuế kinh doanh buôn bán tại chợ, lệ phí chỗ ngồi
và tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Trong những năm gần
đây, đóng góp của chợ Hàn vào GDP của thành phố đều có
sự gia tăng.
Bảng 1. Đóng góp của chợ Hàn vào GDP thành phố
Năm Đóng góp vào GDP thành phố
(Đơn vị: Đồng)
2010 3.400.000.000
2011 4.107.084.000
2012 4.700.016.000
2013 6.700.000.000
(Nguồn: Ban Quản lý chợ Hàn)
Thông qua bảng số liệu ta thấy đóng góp GDP hằng
năm đều có sự tăng trưởng tốt. Năm 2011 tăng 120.80%
(707.084.000Đ) so với năm 2010; năm 2012 tăng
114.44% (592.932.000Đ) so với năm 2011; năm 2013
tăng 142.55% (1.999.984.000Đ) so với năm 2012. Mặc
dù tình hình kinh tế những năm gần đây có nhiều khó
khăn hơn trước nhưng với sức tăng về đóng góp GDP
hằng năm cho thấy chợ Hàn là một trong nhưng nơi có
lượng kinh doanh tốt và đạt hiệu quả. Có thể nói, chợ
Hàn đóng vai trò không nhỏ của thương mại thành phố
hiện nay.
Ngoài ra, các công việc buôn bán ở chợ không cần
bằng cấp, nhờ đó, tạo công ăn việc làm ổn định cho
nhiều người không có trình độ học vấn cao. Tại chợ,
việc buôn bán kinh doanh cũng không quy định độ tuổi
về hưu vì thế còn góp phần tạo công ăn việc làm cho
những người lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, đủ sức
kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý chợ,
hiện nay chợ có tổng số 771 hộ kinh doanh buôn bán,
trong đó có 586 hộ kinh doanh cố định và 185 lưu động.
Trong đó, chưa kể những hộ kinh doanh lớn trong chợ
thường có từ 1 đến 2 hoặc 3 người phụ giúp buôn bán.
Do đó, có thể thấy chợ góp phần rất lớn vào việc tạo
công ăn việc làm cho người lao động.
Chính những yếu tố về mặt kinh tế kết hợp với văn
hóa, môi trường được phát huy một cách tối đa giá trị
của mình đã giúp chợ Hàn góp phần không nhỏ vào xu
hướng phát triển bền vững cho địa phương.
3. Kết luận
Chợ Hàn ra đời cùng với sự thành lập làng của cư
dân. Qua những thăng trầm của thời gian, lịch sử chợ
gắn với sự thịnh suy của cảng thị Đà Nẵng và đã thể
hiện những vai trò nhất định từ khi ra đời cho đến hiện
nay. Vai trò chợ không chỉ được thể hiện trên bình diện
kinh tế, trên lĩnh vực đời sống mà còn trong đời sống
văn hóa của cư dân vùng đất. Ngày nay, nhờ vị trí đẹp
và mang đậm nét đặc trưng của người dân thành phố,
chợ Hàn đã phát huy được nhiều khả năng và thế mạnh,
không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán
điển hình mà còn là điểm thu hút khách đến du lịch Đà
Nẵng tham quan, mua sắm.
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015),45-49
49
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Quản lí chợ Hàn (2014), Báo cáo thống kê
chợ Hàn qua các năm.
[2] Phạm Hữu Đăng Đạt (2014), “Chợ Hàn xưa”, Tạp
chí Văn hóa – Du lịch Đà Nẵng, số 26, trang 45-
48.
[3] Nguyên Ngọc (2004), Tìm hiểu mảnh đất và con
người xứ Quảng, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[4] Lưu Trang (2005), Phố cảng Đà Nẵng (1500 –
1862), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[5] Tủ sách Viện Khảo cổ Bộ Quốc gia giáo dục,
Hồng Đức bản đồ, Sài Gòn, 1962.
THE ROLE OF HAN MARKET IN THE PAST AND AT PRESENT
Abstract: In the world as well as in Vietnam, markets always play an important role in all aspects of people's lives. For the
residents of Da Nang, besides other big markets, Han market contributes significantly to the development of the city. Such
contribution is not only recognized at present but was also shaped under the Nguyen lords and kings. If its former role was mainly
limited to trade and the collection of goods from merchant ships, Han market has now prevailed over the function of commodity
exchange, becoming a facilitator for tourism development. Coming to Han market, visitors can experience a wide variety of tourism,
discover and explore many different aspects of the land that are not always available in other tourist places.
Key words: Han market; Da Nang; tourism; role; economy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cho_han_xua_va_nay.pdf