KẾT LUẬN
- 06 yếu tố nguy cơ có tương quan với kết quả
nghe kém đã được xác định qua nghiên cứu bao
gồm: trẻ sinh non dưới 32 tuần, viêm màng não,
dị tật bẩm sinh, cân nặng lúc sanh nhỏ hơn 1500g,
tiền căn sanh ngạt, vàng da bệnh lý.
- Các yếu tố nguy cơ có tính chất định lượng là
tuổi thai và cân nặng lúc sinh có tương quan nghịch
với kết quả nghe kém, tỉ lệ nghe kém càng tăng khi
tuổi thai hoặc cân nặng của trẻ càng giảm.
- Tỉ lệ nghe kém phát hiện bằng TOAEs được
xắp xếp theo thứ tự: tật bẩm sinh 23,1%, viêm
màng não 13,6%, sanh ngạt 11,5%, sinh non
8,8%, nhẹ cân 8,6%, vàng da 3,2%.
- Với giá trị dương tính giả TOAEs là 3,2% -
3,3%, tỉ lệ nghe kém thực sự tính được sau khi
kiểm định bằng ABR là: tật bẩm sinh 22,36%,
viêm màng não 13,7%, sanh ngạt 11,13%, sinh
non 8,52%, nhẹ cân 8,3%, vàng da 3,1%.
Như vậy giá trị nghe kém thực sự chỉ thay đổi
từ 0,1 đến 0,75 sau khi kiểm định lại bằng ABR,
hay nói cách khác giá trị tỉ lệ nghe kém thay đổi
rất nhỏ khi kết luận nghe km bằng TOAEs.
- Xử dụng TOAEs là thử nghiệm đầu tiên và
là phương pháp phù hợp trong qui trình tầm sóat
nghe kém ở trẻ sơ sinh. Qui trình theo thứ tự bao
gồm TOAEs thực hiện 2 lần, kiểm định bằng đo
ABR tự động (AABR – automate ABR) và xác
định ngưỡng nghe bằng đo ABR tòan bộ là phác
đồ hòan thiện trong chẩn đóan nghe kém ở trẻ sơ
sinh bằng các phương tiện khách quan. Qui trình
này có những tiện ích rất lớn như tính tiện dụng,
lợi ích kinh tế, có giá trị chẩn đóan cao và phù
hợp với những cơ sở y tế đầu ngành có mục đích
phát triển các chuyên khoa sâu.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của âm truyền ốc tai kích gợi thoáng qua trong chẩn đoán nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 104
VAI TRÒ CỦA ÂM TRUYỀN ỐC TAI KÍCH GỢI THOÁNG QUA
TRONG CHẨN ĐOÁN NGHE KÉM Ở NHÓM TRẺ SƠ SINH CÓ NGUY CƠ CAO
Phạm Ngọc Chất*, Nguyễn Tuấn Như
**
TÓM TẮT
Mục tiêu: tính tỉ lệ nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bằng TOAEs theo qui trình của nghiên
cứu.
Phương pháp: nghiên cứu thuộc loại mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi
đồng 1 thành phố Hồ chí Minh trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 1 năm
2006). Các nhóm trẻ sơ sinh có 1 trong những yếu tố nguy cơ sau sẽ được nhận vào nghiên cứu: trẻ nhẹ cân
lúc sinh (nhỏ hơn 1500g), trẻ có dị tật bẩm sinh, trẻ có tiền căn sanh ngạt (hay chỉ số Apga thấp), vàng da
hay tăng bilirubin trong máu, trẻ sinh non (dưới 32 tuần) và nhóm trẻ được chuyển đến từ đơn vị chăm sóc
tăng cường sơ sinh. TOAEs được thực hiện 2 lần cách nhau 01 tháng, nếu kết quả dương tính, thử nghiệm
tiếp theo được thực hiện là đo điện thính giác thân não tự động để loại trừ những trường hợp điếc sâu và
sau đó đo điện thính giác để lượng giá ngưỡng nghe.
Kết quả: có 632 trường hợp được thu nhận trong nghiên cứu. Giá trị dương tính giả của TOAEs trong
khoảng từ 3,2 đến 3,3%. tỉ lệ nghe kém trong nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao là 22,36% ở nhóm trẻ có tật
bẩm sinh, 13,7% ở nhóm viêm màng não, 11,13% ở nhóm sanh ngạt, 8,3% ở nhóm sinh non, 8,3% ở nhóm
nhẹ cân và 3,1% ở nhóm tăng bilirubin trong máu.
Kết luận: kết quả dương tính của TOAEs có giá trị cao trong chẩn đóan nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh
có nguy cơ cao. Tỉ lệ nghe kém đặc biệt cao trong nhóm trẻ có tật bẩm sinh và sanh ngạt.
SUMMARY
THE DIAGNOSTIC ROLE OF TRANSIENTS OTOACOUSTIC EMISSIONS
IN HIGH RISK NEWBORN GROUP
Pham Ngoc Chat, Nguyen Tuan Nhu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 103 – 107
Objective: to evaluate incidence of hearing loss in high risk newborn by transients otoacoustic
emissions (TOAEs) in diagnostic process of research.
Method: cross – sectional study in consecutive newborns at Children’s hospital no1, HoChiMinh city,
Viet nam, in 6 months (from july 2005 to january 2006). The newborn have one or more high risks such as
low birthweight (below 1500g), malformations, low apgar score, hyperbilirubinaemia, bacterial meningitis,
less gestation (below 32 weeks) and come from Neonatal Intensive Care Unite. Two negative TOAEs
measurements between 1 month were followed by Automate Auditory Branstem Response to eliminate
profound hearing loss and Auditory Brainstem Response to evaluate hearing threshold.
Results: there was 632 cases received, false positive of TOAEs was 3.2% - 3.3%. hearing loss
incidences were 22.36%, 13.7%, 11.13%, 8.52%, 8.3%, 3.1% in malformations, meningitis, low apgar
score, less gestation, low birthweight and hyperbilirubinaemia.
Conclusions: Positive TOAEs was a good method for hearing loss diagnostic in high-risk newborn.
Malformations and meningitis groups had very high incidences of hearing loss.
* Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược - Tp. Hồ Chí Minh
** Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Nhi đồng 1 - Tp. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Tai Mũi Họng 105
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ điếc
ở trẻ em dao động trong khoảng từ 1,5 đến 6 phần
nghìn trẻ sinh sống
1,24,7,8)
. Nhưng đây cũng chỉ là
phần nổi của tảng băng chìm, vì những số liệu trên
thường thống kê từ những chương trình tầm sóat điếc
ở trẻ sơ sinh, hoặc số liệu những trẻ điếc nặng và
điếc sâu. Trong khi đó những trẻ có vấn đề nghe
kém nhẹ và trung bình thường bị bỏ qua
(5,6109)
. Chính
sự chẩn đoán muộn và những trường hợp bị bỏ sót
này sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề trong tương
lai của trẻ vì ngòai nghe kém bẩm sinh trẻ còn bị
chậm phát triển tâm thần, làm cho mức độ tàn tật
càng trầm trọng hơn. Những thử nghiệm để phát
hiện nghe kém ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh là những
thử nghiệm đặc biệt mang tính khách quan vì trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ không chủ động hợp tác được. Trong
năm 2004 vừa qua, được sự hỗ trợ của tổ chức
Danida - Đan Mạch và chính phủ Nhật Bản, khoa
TMH Bệnh viện Nhi đồng 1 được trang bi tương đối
đầy đủ các phương tiện tầm sóat và xác định mức độ
nghe kém từ trẻ sơ sinh đến trẻ lớn đó là các phương
tiện khảo sát sức nghe khách quan. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố
nguy cơ và kết quả âm truyền ốc tai kích gợi
thoáng qua ở nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao.
2. Xác định tỉ lệ nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh
có nguy cơ cao có kiểm chứng bằng ABR.
3. Đề xuất qui trình khảo sát nghe kém ở trẻ
sơ sinh có nguy cơ cao trong bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiền cứu loạt ca.
Quần thể nghiên cứu
Số trẻ sơ sinh trong nhóm bệnh lý nguy cơ
nhập khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành
phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng, từ tháng 9 năm
2005 đến tháng 2 năm 2006.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào một số yếu tố có
tính giá trị cao và số liệu thu thập được tương đối
chính xác:
– Tiền căn sinh non dưới 32 tuần.
– Trẻ có những bất thường vùng đầu cổ: tai
nhỏ, dò tai cổ.
– Cân nặng lúc sinh < 1 500gram
– Có tiền căn sinh ngạt Apgar 0-3 trong 1’, 0-
6 trong 5’
– Tăng bilirubin máu gây vàng da bệnh lý.
– Trẻ có nhập NICU trong 48 giờ với chế độ
chăm sóc hộ lý cấp 1 (chăm sóc đặc biệt)
– Viêm màng não.
Tiến hành nghiêncứu
TOAEs được thực hiện 2 lần cách nhau 01 tháng,
nếu kết quả dương tính, thử nghiệm tiếp theo được
thực hiện là đo điện thính giác thân não tự động để
loại trừ những trường hợp điếc sâu và sau đó đo điện
thính giác để lượng giá ngưỡng nghe.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tổng số bệnh sơ sinh thu nhận được trong 6
tháng với tiêu chuẩn nhận bệnh được thiết kế theo
đề cương nghiên cứu ban đầu là 632 trường hợp.
Trong đó số bệnh sơ sinh nam là 383 trường hợp
(60,6%) và số bệnh nhi nữ là 249 trường hợp
(39,4%). Nhóm tuổi thai dưới 32 tuần là 82 trường
hợp (13%). Cân nặng lúc sanh nhỏ hơn 1500g có
54 trường hợp (2,54%) và dưới 2500g là 212
(27,54%). Chỉ số Apgar thấp là 56 trường hợp
(20,1%), dữ liệu Apgar thu nhận trong nghiên cứu
này chỉ có 128 trường hợp. Số trường hợp có tật
bẩm sinh là 39 (6,17%). Hơn phân nữa số bệnh
nhi trong nhóm nghiên cứu được chuyển đến từ
NICU 371 trường hợp (58,7%).
Kết quả TOAEs
Bảng 1:
Tai phải Tai trái
Pass 598 (94,62%) 599 (94,8%)
Refer 34 (5,38%) 33 (5,2%)
Mức độ nghe kém
Bảng 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 106
Mức độ
nghe kém
Tai Phải Tai trái
Số trường hợp Tỉ lệ Số trường hợp Tỉ lệ
0 – 25 db 0 0 0 0
26 – 40 db 1 2,9 2 5,9
41 – 55 db 8 23,5 5 14,7
56 – 70 db 5 14,7 8 23,5
71 – 90 db 9 26,5 7 20,6
> 90 db 11 32,4 12 35,3
Khi xét ngưỡng nghe kém từ 40db trở lên (theo
định nghĩa ngưỡng nghe kém từ 40dB trở lên là có
bệnh lý nghe kém), trong 31 trường hợp TOAEs tai
trái âm tính chỉ có 1 trường hợp nghe kém dưới 40dB
và trong 30 trường hợp TOAEs tai phải âm tính chỉ
có 1 trường hợp nghe kém dưới 40dB. Như vậy trong
chẩn đóan bệnh nghe kém thì kết quả TOAEs đúng
từ 96,7% đến 96,8%, Có nghĩa giá trị dương tính giả
khi TOAEs trả lời “theo dõi nghe kém” hay “Refer”
từ 3,2% đến 3,3%.
Tương quan giữa nghe kém và các yếu tố
nguy cơ
Sau khi thực hiện các test thống kê, tương
quan giữa nghe kém và các yếu tố nguy cơ được
xác định bao gồm: sinh non, viêm màng não, nhẹ
cân, sinh ngạt và dị tật bẩm sinh.
Phân tích tương quan chỉ số nguy cơ
nghe kém
Khảo sát chỉ số nguy cơ (OR – odd ratio) của
các yếu tố nguy cơ với bệnh lý nghe kém, kết quả
thống kê cho thấy chỉ số OR có ý nghĩa (p<0,05)
trong các nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, chỉ số
Apgar thấp và các bệnh lý nhập viện bao gồm
vàng da, viêm phổi, viêm màng não. Cũng cần
lưu ý khi khảo sát chỉ số OR, khoảng tin cậy 95%
càng lớn thì ý nghĩa nguy cơ càng thấp, vì vậy
trong các nhóm yếu tố nguy cơ kể trên, chỉ có
nhóm vàng da và cân nặng thai là có tương quan
nguy cơ mạnh, kế đến là sinh non dưới 37 tuần,
chỉ số Apgar sau 1 phút và viêm màng não. Yếu
tố Apgar sau 5 phút và bệnh lý viêm phổi có
tương quan nguy cơ với nghe kém yếu nhất.
BÀN LUẬN
Giá trị của TOAEs trong tầm sốt nghe kém
ở trẻ sơ sinh
Cường độ âm kích thích dùng trong nghiên
cứu tương đối phù hợp với các nghiên cứu trên thế
giới cũng như giá trị dương tính giả tính được của
nghiên cứu (3,2 – 3,3%) cũng gần giống với các
nghiên cứu
16,18,3)
:
- Veronica Smyth, thực hiện tại Úc năm 1999
là 5%.
- Peter M Wakin, thực hiện tại Anh năm 2001
là # 3%.
- De Capua B là 4%
Phác đồ hướng dẫn qui trình phát hiện và can
thiệp sớm nghe kém ở trẻ em của các Hiệp hội
nghe kém trẻ em Hoa Kỳ năm 2005 cũng lưu ý
vấn đề này.
Các yếu tố nguy cơ
Bảng 3: Tóm tắt yếu tố nguy cơ một số nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ Veronica Smyth
(n = 435)
Mark Flynn
(n = 130)
Bv NĐ 1
(n = 632)
Bất thường sọ mặt 7,6% 3,6% 0,47%
Nhẹ cân 56,8% 3,04% 27,54%
Vàng da 4,2% 1,45 53,8%
Viêm màng não 0,8% 0,7% 0,3%
Apgar thấp 16,9% 4,89% 14,84%
Thở máy 1,7% 2,86%
Tật bẩm sinh 4,2% 4,57% 6,33%
Sinh non 3,46% 34,5%
NICU 3,46% 58,7%
Trong hai nhóm này nổi bật phù hợp là tình
trạng nhẹ cân và chỉ số Apgar thấp, tuy nhiên tỉ lệ
của nhóm nhẹ cân trong kết quả của Verotica
18)
tương đối cao hơn là do mẫu nghiên cứu trên nhóm
trẻ sinh non mà mối tương quan giữa sinh non và nhẹ
cân là tương quan khá mạnh. Ngay trong nghiên cứu
tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho kết quả tương tự,
tuy rằng quần thể nghiên cứu là trên nhóm trẻ sơ
sinh có các yếu tố nguy cơ chung.
Một nhóm đặt biệt nổi trội trong nhóm nghiên
cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 là nhóm bệnh lý
vàng da, nhất là nhóm bệnh lý kết hợp với vàng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Tai Mũi Họng 107
da. tuy nhiên đây cũng là khiếm khuyết của
nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 là chưa phân
biệt rõ giữa vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý và
vàng da có bilirubin trong máu tăng đến mức phải
thay máu (tỉ lệ này trong phần điều trị bằng thay
máu trong nhóm nghiên cứu rất thấp chỉ có
18/632 trường hợp, chiếm tỉ lệ 2,8%). Vì vậy nếu
lấy tỉ lệ vàng da đến mức phải thay máu là 2,8%
thì cho thấy có sự phù hợp với nhóm nghiên cứu
của Veronica.
Trong 3 nghiên cứu kể trên, chỉ có nghiên cứu
tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có tỉ lệ số trẻ có tiền
căn điều trị tại đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) cao,
trong khi đó tỉ lệ này chỉ khoảng 3.46% ở nghiên
cứu Mark Flynn13 vì trong quần thể mẫu nghiên
cứu này chỉ có 30 trường hợp là trẻ có nguy cơ.
Trong khi đó nghiên cứu cuả Veronica
18)
không
đề cập đến nhóm này là vì nghiên cứu này được
thực hiện tại khoa hồi sức sơ sinh.
Bên cạnh đó, một số tác giả như De Capua B3
trong nghiên cứu tầm sóat nghe kém ở trẻ sơ sinh
bằng TOAEs tại Italia năm 2003 trên 532 trẻ sơ
sinh được chọn mẫu ngẫu nhiên cũng nhận thấy
các yếu tố nguy cơ gần giống với những kết quả
kể trên, tuy nhiên tác giả còn tính được chỉ số
nguy cơ và ghi nhận các chỉ số như số ngày thở
máy (14,8, p<0,000001), chỉ số Apgar (5,8;
p=0,0006), số ngày xử dụng thuốc gây ngộ độc tai
(4,5, p=0,009) là những chỉ số càng tăng (đối với
số ngày thở máy hoặc dùng thuốc gây ngộ độc tai)
hoặc càng giảm (với chỉ số Apgar) thì nguy cơ
gây nghe kém càng cao.
KẾT LUẬN
- 06 yếu tố nguy cơ có tương quan với kết quả
nghe kém đã được xác định qua nghiên cứu bao
gồm: trẻ sinh non dưới 32 tuần, viêm màng não,
dị tật bẩm sinh, cân nặng lúc sanh nhỏ hơn 1500g,
tiền căn sanh ngạt, vàng da bệnh lý.
- Các yếu tố nguy cơ có tính chất định lượng là
tuổi thai và cân nặng lúc sinh có tương quan nghịch
với kết quả nghe kém, tỉ lệ nghe kém càng tăng khi
tuổi thai hoặc cân nặng của trẻ càng giảm.
- Tỉ lệ nghe kém phát hiện bằng TOAEs được
xắp xếp theo thứ tự: tật bẩm sinh 23,1%, viêm
màng não 13,6%, sanh ngạt 11,5%, sinh non
8,8%, nhẹ cân 8,6%, vàng da 3,2%.
- Với giá trị dương tính giả TOAEs là 3,2% -
3,3%, tỉ lệ nghe kém thực sự tính được sau khi
kiểm định bằng ABR là: tật bẩm sinh 22,36%,
viêm màng não 13,7%, sanh ngạt 11,13%, sinh
non 8,52%, nhẹ cân 8,3%, vàng da 3,1%.
Như vậy giá trị nghe kém thực sự chỉ thay đổi
từ 0,1 đến 0,75 sau khi kiểm định lại bằng ABR,
hay nói cách khác giá trị tỉ lệ nghe kém thay đổi
rất nhỏ khi kết luận nghe km bằng TOAEs.
- Xử dụng TOAEs là thử nghiệm đầu tiên và
là phương pháp phù hợp trong qui trình tầm sóat
nghe kém ở trẻ sơ sinh. Qui trình theo thứ tự bao
gồm TOAEs thực hiện 2 lần, kiểm định bằng đo
ABR tự động (AABR – automate ABR) và xác
định ngưỡng nghe bằng đo ABR tòan bộ là phác
đồ hòan thiện trong chẩn đóan nghe kém ở trẻ sơ
sinh bằng các phương tiện khách quan. Qui trình
này có những tiện ích rất lớn như tính tiện dụng,
lợi ích kinh tế, có giá trị chẩn đóan cao và phù
hợp với những cơ sở y tế đầu ngành có mục đích
phát triển các chuyên khoa sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbey L. Berg, Lynn G. Spivak, Albert L. Mehl, Jack L.
Paradise, (1999), “Universal newborn hearing screening:
should we leap before we look?”, Pediatrics, 104, 351 – 354.
2. Abdullah A, Long CW, Saim L, Mukari SZ, (2005), “
Sensitivity and specificity of portable transient otoacoustic
emission (TOAEs) in newborn hearing screening”, Medical
journal of Malaysia, (60), 21-7.
3. De Capua B, De Felice C, Costantini D, Dagnoli F, Passali D,
2003, “Newborn hearing screening by transient evoked
otoacoustic emissions: analysis of response as a funtion of
rick factors”, Acta otohrinolaryngology of italia, (23), 16 – 20.
4. Finitzo T, Albright K, O’neal J, (1998), “The newborn with
hearing loss: detection in the nursery”, pediatrics, (102), 1452 –
60.
5. Helen D Bailey, Carol Bower, Jay Krishnaswamy and Harvey
L Coates, (2002) “Newborn hearing screening in western
australia”, Medical journal of Autralia, (177), 180 – 185.
6. Jakubikova J, Kabatova Z, M, (2003). “Identification of hearing
loss in newborns by transient otoacoustic emissions”,
International journal of pediatric otorhinolaryngology, (67), 15–
18.
7. Jennifer Sokol, Martyne Hyde.(2002) “Hearing screening”,
Pediatric in review, (23), 155-162.
8. Kathleen Campbell, (1998), “Pediatric audiology”, Essential
audiology for physicians, Singular publishing group, 37-47
9. Khairi MD, Din S, Shahid H, Normastura AR, (2005), “
Hearing screening of infants in neonatal unit, hospital
universiti Sains Malaysia using transient evoked otoacoustic
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 108
emissions”, Journal of laryngology and otolaryngology, (119),
678-83.
10. Korres S, Nikolopoulos TP, Komkotou V, Balatsouras B,
Kandiloros D, Constantinou D, Ferekidis E, (2005), “
Newborn hearing screening: effectiveness, importance of
high-risk factors, and characteristics of infants in the neonatal
intensive care unit and well-baby nursery”, Otolaryngology
and neurotology, (26),1186-90.
11. Lin HC, Shu MT, Lee KS, Ho GM, Fu TY, Bruna S, Lin
G.(2005) “Comparison of hearing screening programs
between one step with transient evoked otoacoustic emissions
(teoae) and two steps with teoae and automated auditory
brainstem response”, Laryngoscope, (115), 1957-62.
12. Linda J. Hood. (1998), “Testing infants and children with
physiological mearues”, Clinical applications of the auditory
brainstem response.Singular publishing group, 125-142.
13. Mark Flynn, Nicola Austin, Traci Schmidtke Flynn, Rodney
Ford, Liz Buckland, (2004), “ Universal newborn hearing
screening introduced to nicu infants in canterbury province,
New Zealand”, Journal of the New Zealand medical
association, (117), 1206.
14. Natacha T. Uchôa, Renato S. Procianoy, Luiz Lavinsky,
Pricila Sleife, (2003), “Prevalence of hearing loss in very low
birth weight neonates”, Journal de pediatria, (79), 123 – 128.
15. Norton SJ, Gorga MP, Widen JE, FolsomRC, Sininger Y,
(2000), “Identification of neonatal hearing impairment:
evaluation of transent evoked otoacoustic emission, distortion
product otoacoustic emission and auditory brain stem
response test performance”, Ear and Hearing, (21), 508 – 28.
16. Peter M. Watkin, (2001) “Neonatal screening for hearing
impairment”, Semin neonatal, (6), 501 – 509.
17. Ryan B. Gregg, Lori S. Wiorek, Joan C. Arvedson,
(2004),”Pediatric audiology: a review”, Pediatric in review,
(25), 224-234.
18. Veronica Smyth. (1999) “Otoacoustic emission criteria for
neonatal hearing screening”, International journal of pediatric
otolaryngology, (48), 9 – 15.
19. Yvonne S. Sininger, Carolina Abdala. (1998) “Otoacoustic
emissions for the study of auditory funtion in infants anh
children”, Otoacoustic emissions-basic science and clinical
application, singular publishing group, 85-103.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_am_truyen_oc_tai_kich_goi_thoang_qua_trong_chan.pdf