Vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với phát triển với di sản văn hóa trong chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, xây dựng và ban hành hàng loạt bộ tiêu chí du lịch bền vững cho nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch, lữ hành, v.v. Bộ tiêu chí du lịch bền vững có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch bền vững. Nó đóng vai trò như một tiêu chuẩn để đánh giá và cả vai trò định hướng và dẫn dắt phát triển du lịch bền vững. Bộ tiêu chí du lịch bền vững cần bao gồm những tiêu chí mà doanh nghiệp du lịch lữ hành phải hướng tới và tuân theo. Trong những tiêu chí du lịch bền vững này cần đưa ra một cách chi tiết những quy chuẩn về bảo vệ và tôn trọng di sản văn hóa. Những tiêu chuẩn này là căn cứ để xếp hạng và cũng là căn cứ để kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh và khai thác du lịch. Sau khi bộ tiêu chí du lịch bền vững được ban hành, nhà nước cần tổ chức phổ biến các bộ tiêu chí này đến các đơn vị có liên quan trong đó có các doanh nghiệp du lịch lữ hành để họ nắm rõ và thực hiện. Quan trọng hơn, nhà nước cần làm sao cho các bộ tiêu chí về du lịch bền vững này trở thành “tài liệu gối đầu giường” của các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tài liệu này không những là căn cứ để kiểm tra doanh nghiệp mà còn là tài liệu để các doanh nghiệp tập huấn và xây dựng các chiến lược hành động phù hợp với phát triển du lịch bền vững.

docx10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với phát triển với di sản văn hóa trong chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VỚI DI SẢN VĂN HÓA TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tóm tắt: Khía cạnh di sản văn hóa là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Thế nhưng hiện nay công tác khai thác, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử trong phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa được đảm bảo. Xét từ góc độ vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với phát triển di sản văn hoá trong du lịch, trong năm 2017, các doanh nghiệp du lịch chỉ đóng góp 17% kinh phí tôn tạo di tích lịch sử văn hóa của TP.HCM. Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết này đã đưa ra một số giải pháp liên quan đến vai trò của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khai thác và tôn tạo di sản văn hóa. Từ khóa: Di sản văn hóa, du lịch bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh. Mở đầu Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố trẻ, nhưng có những giá trị di sản văn hóa hết sức độc đáo với đặc trưng kiến trúc - trang trí thể hiện sự giao lưu văn hóa đậm nét. Để phát huy những giá trị này, một vấn đề hết sức quan trọng trong việc khai thác di tích văn hóa vào hoạt động du lịch là phải đi đôi với hoạt động bảo tồn, trùng tu. Thế nhưng, tại TP.HCM, việc trùng tu và bảo tồn các di tích chưa thật sự hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, chỉ có khoảng hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo. Theo Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TP.HCM, vừa qua TP.HCM có hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo, tu sửa cấp thiết bao gồm Mộ và đền thờ ông Phan Công Hớn, Bảo tàng Mỹ thuật, đình Bình Hòa (mộ và đền thờ ông Phạm Văn Chí), Hội quán Nhị Phủ, đình Nam Chơn, lăng Võ Di Nguy, Hội trường Thống Nhất, đền thờ Hùng Vương (trong khuôn viên Thảo Cầm viên), đình Xuân Hòa, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, địa đạo Phú Thọ Hòa, Nhà truyền thống cách mạng người Hoa, Cột cờ Thủ Ngữ, quán Nhan Hương, mộ và đền thờ Phan Chu Trinh, đình Tăng Phú, đình Nhơn Hòa, đình Bình Quới Tây, đình Phú Nhuận, chùa Giác Viên Minh Anh, Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa, vn/tran-tro-quan-ly-khai-thac-di-san-van-hoa-472478.html, 2017. . Trong năm 2017, TP.HCM có hơn 20 di tích được trùng tu, tôn tạo, tu sửa cấp thiết với tổng kinh phí đầu tư 95,9 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là 79,5 tỷ đồng (chiếm 82,9%), nguồn xã hội hóa 16,4 tỷ đồng (17,1%) Theo Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành phố Hồ Chí Minh, 2017. . Với số liệu này, nguồn vốn ngân sách vẫn chiếm đa số trong việc trùng tu, tôn tạo và tu sửa di tích lịch sử, văn hóa ở TP.HCM. Vốn xã hội hóa chỉ chiếm 17.1%, và doanh nghiệp du lịch chỉ đóng góp một phần trong tỷ lệ này. Thực trạng này đặt ra câu hỏi, vậy vai trò giữa doanh nghiệp du lịch lữ hành trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa xã hội tại TP.HCM trong quá trình phát triển du lịch như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi dựa trên khung phân tích của Hội đồng Tiêu chí phát triển Du lịch bền vững toàn cầu (2015) để khảo sát về vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Tác giả lựa chọn 20 doanh nghiệp du lịch theo phương pháp phi xác xuất thuận tiện. Các thang đo trong bảng khảo sát được đo lường với 04 mức độ là Rất tốt, tốt, không tốt và rất không tốt. 1. Một số vấn đề lý thuyết về phát triển du lịch bền vững và mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành đối với vấn đề di sản văn hóa 1.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững Du lịch bền vững là vấn đề được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm với một số quan niệm khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương (2014) tiếp cận du lịch bền vững từ ba góc độ: kinh tế, văn hóa, và môi trường. Về kinh tế, du lịch bền vững là phải tạo ra thu nhập cho cộng đồng hướng đến nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi diễn ra du lịch. Về văn hóa là phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa, đảm bảo sự toàn vẹn của các giá trị này trong hoạt động du lịch. Về môi trường, du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Theo đó, phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương Phạm Trung Lương, Phát triển bền vững từ góc độ môi trường, tài liệu Nhân học du lịch, 2014. . Tương tự như vậy, Tổ chức Du lịch thế giới quan niệm: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiến, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc, 2001. . Cùng cách tiếp cận này, Edgell (2006, tr.15) đưa ra khái niệm cụ thể hơn. Theo ông, phát triển du lịch bền vững là phải thân thiện với môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; không được ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và thậm chí là bối cảnh sống của con người; là phải bảo vệ văn hóa, lịch sử, di sản và nghệ thuật của cộng đồng địa phương. Từ ba quan niệm trên về phát triển du lịch bền vững có thể thấy sự tương đồng trong ba quan niệm đó. Đó là đều đề cập đến 02 trụ cột quan trọng của du lịch bền vững là môi trường và văn hóa. Điểm khác biệt duy nhất trong hai khái niệm của Edgell và của Phạm Trung Lương là không đề cập đến khái niệm kinh tế trong du lịch bền vững của mình. Tóm lại, qua phân tích hai khái niệm về du lịch bền vững ở trên, tác giả sử dụng khái niệm du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch thế giới trong bài viết này. 1.2. Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững nhìn từ mối quan hệ của doanh nghiệp lữ hành Một trong ba chân của phát triển du lịch bền vững là những giá trị về văn hóa và xã hội (Hai chân còn lại là vấn đề môi trường và kinh tế trong phát triển du lịch). Điều kiện về văn hóa và xã hội được hiểu là những giá trị văn hóa và xã hội được tích tụ và chắc lọc trong quá trình phát triển của cộng đồng địa phương. Hoạt động du lịch không được “gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi diễn ra hoạt động du lịch” (Nguyễn Mạnh Cường, 2017, tr.27). Du lịch không những góp phần giới thiệu giá trị văn hóa và xã hội đến du khách mà còn phải tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Nội dung về văn hóa xã hội trong phát triển du lịch bền vững được thể hiện ở Bảng sau: Bảng 1. Chỉ số đánh giá yếu tố văn hóa xã hội trong phát triển du lịch bền vững STT Tiêu chí 1 Chỉ số Doxsey 2 Sự xuất hiện các bệnh/dịch bệnh liên quan đến du lịch 3 Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch 4 Hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương 5 Số người ăn xin/tổng số dân cư của địa phương 6 Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch 7 Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới hỏi, phong tục, tập quán,....) được xác định theo phương pháp chuyên gia (trao đổi với các chuyên gia). (Nguồn: Nguyễn Mạnh Cường, 2015, tr. 27) Để đảm bảo được những nội dung về văn hóa xã hội trong Bảng 1 nói trên, không thể không quan tâm đến vai trò của doanh nghiệp du lịch lữ hành. Bởi lẽ đây là những chủ thể trực tiếp nhất tác động đến các giá trị văn hóa xã hội trong quá trình khai thác các sản phẩm du lịch. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành thể hiện ở 04 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là sự tuân thủ các hướng dẫn và quy định liên quan đến văn hóa xã hội tại điểm đến du lịch. Khía cạnh thứ hai là vấn đề kinh doanh các sản phầm đồ cổ và đồ giả cổ. Khía cạnh thứ ba là vấn đề đóng góp cho công tác bảo tồn các giá trị di tích, lịch sử. Khía cạnh thứ tư là việc sử dụng các yếu tố văn hóa xã hội trong quảng bá các sản phẩm du lịch của công ty. Bốn khía cạnh này được xác định dựa trên bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững toàn cầu phiên bản 2.0 của Hội đồng Tiêu chí phát triển Du lịch bền vững toàn cầu. Có thể trình bày 04 khía cạnh vừa nêu ở Bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Các khía cạnh thể hiện vai trò của doanh nghiệp đối với vấn đề văn hóa xã hội trong phát triển du lịch bền vững STT Nội dung 1 Doanh nghiệp tuân thủ các hướng dẫn hoặc quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách và tăng sự ưa thích của du khách. 2 Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép. 3 Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản quan trọng có giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, và có ý nghĩa về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc đi lại của cư dân địa phương. 4 Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóa địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực, các quầy hàng, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cộng đồng địa phương (Nguồn: Hội đồng Tiêu chí phát triển Du lịch bền vững toàn cầu, 2015) Bốn khía cạnh này đều nhấn mạnh đến những vấn đề quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa mà doanh nghiệp phải tuân theo. Phản ánh tương đối đầy đủ từ ứng xử với các di sản văn hóa, mua bán và sử dụng các sản phẩm mô phỏng và các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc thuộc về giá trị di tích văn hóa đến việc đóng góp vào việc bảo tồn các giá trị di tích văn hóa này. 2. Khảo sát vai trò của doanh nghiệp du lịch trong bảo vệ di sản văn hóa để phát triển du lịch bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh Trong hoạt động du lịch, các di sản văn hóa thường là những điểm nhấn của các tour du lịch. Việc khai thác những di sản văn hóa này cần phải làm tăng lợi ích đối với chúng cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực để bảo tồn các di sản này. Tình hình gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với chúng thể hiện ở Bảng 3 như sau: Bảng 3. Kết quả khảo sát vai trò của doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bảo vệ di sản văn hóa STT Nội dung Kết quả khảo sát (%) Rất tốt Tốt Không tốt Rất không tốt 1 Doanh nghiệp tuân thủ các hướng dẫn hoặc quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách và tăng sự ưa thích của du khách. 65.8 34.2 0 0 2 Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được luật pháp quốc gia hoặc quốc tế cho phép. 100 0 0 0 3 Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản quan trọng có giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, và có ý nghĩa về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc đi lại của cư dân địa phương. 25.5 19.7 30.8 26 4 Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóa địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực, các quầy hàng, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cộng đồng địa phương 10 12 50 28 (Nguồn: Khảo sát nhanh của tác giả) Trong 4 tiêu chí trên, tiêu chí 1, 2 và 4 được doanh nghiệp được khảo sát trả lời là thực hiện rất tốt. Tất cả các tiêu chí đều đạt 100% tốt và rất tốt. Ở tiêu chí 1 “Doanh nghiệp tuân thủ các hướng dẫn hoặc quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách và tăng sự ưa thích của du khách”, được doanh nghiệp du lịch lữ hành đánh giá rất tốt. Trong quá trình đưa du khách đến các điểm văn hóa và lịch sử nhạy cảm, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đều lưu ý rất kỹ với du khách những điều nên làm và không nên làm. Bởi nếu không làm như vậy, doanh nghiệp sẽ khó có thể làm ăn tiếp được. Ở tiêu chí thứ 2, “Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được luật pháp quốc gia hoặc quốc tế cho phép”, doanh nghiệp trả lời rằng họ thực hiện rất tốt vấn đề này. Riêng tiêu chí 2 được doanh nghiệp đánh giá tốt. Có thể lý giải điều này bởi tiêu chí này không liên quan gì đến doanh nghiệp trong hoạt động khai thác các điểm du lịch. Việc buôn bán các sản phẩm, hàng hóa do các đơn vị kinh doanh khác ở điểm đến thực hiện chứ các doanh nghiệp lữ hành không có liên quan. Cho nên việc tuân thủ các điều kiện về kinh doanh thì chắc chắn là đạt 100% rất tốt. Ở tiêu chí thứ 3, “Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản quan trọng có giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, và có ý nghĩa về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc đi lại của cư dân địa phương”, doanh nghiệp tự đánh giá là chưa thể hiện tốt trách nhiệm của họ. Hơn 50% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ thực hiện chưa tốt và rất chưa tốt việc đóng góp vào quá trình bảo tồn di sản văn hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa thấy được một cơ chế rõ ràng để thể hiện trách nhiệm của họ. Ở tiêu chí thứ tư, kết quả nghiên cứu còn cho thấy các doanh nghiệp ra sức tận dụng và khai thác triệt để những yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóa địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực, các quầy hàng, đồng thời tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các cộng đồng địa phương. Nó là cách để các doanh nghiệp thu hút khách du lịch tốt nhất. Còn vấn đề bản quyền thì trên thực tế các doanh nghiệp chưa được ai nhắc đến bao giờ. Chỉ có 22% cho rằng việc sử dụng các yếu tố về nghệ thuật, kiến trúc hoặc di sản văn hóa của địa phương có tính đến vấn đề bản quyền, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng. 3. Giải pháp liên quan đến phát huy vai trò của doanh nghiệp du lịch trong bảo vệ di sản văn hóa để phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh Bảo vệ di sản văn hóa là một trong hai trụ cột quan trọng của phát triển du lịch bền vững. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần phải thể hiện vai trò của họ đối với vấn đề này, thế nhưng, trên thực tế vai trò của doanh nghiệp chưa được thể hiện một cách rõ nét. Doanh nghiệp du lịch lữ hành còn nặng về “quan hệ mua - bán” trong việc khai thác các giá trị di sản văn hóa trong các tour du lịch. Họ trả tiền khi dẫn du khách đến tham quan là những gì mà họ làm. Cho nên, cần phải có những biện pháp, cách thức phù hợp để các doanh nghiệp thể hiện tốt hơn nữa vai trò của mình đối với việc bảo tồn di sản văn hóa và môi trường trong hoạt động của họ. Theo đó, trong thời gian tới, nhà nước cần tập trung vào ba giải pháp quan trọng dưới đây: Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp du lịch lữ hành về vai trò và giá trị của di sản văn hóa trong du lịch. Đây là một bước rất quan trọng làm nền tảng phát huy hiệu quả của các giải pháp tiếp theo. Một khi nhận thức của các doanh nghiệp được tăng lên, tốt hơn, định hướng khai thác các sản phẩm này trong hoạt động du lịch của họ cũng phù hợp hơn với định hướng bảo vệ, khai thác và tôn tạo di sản văn hóa xã hội của điểm đến du lịch. Không những vậy, khi nhận thức tốt, các doanh nghiệp sẽ tham gia tích cực, năng động và hiệu quả hơn trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa xã hội. Để làm được điều này, nhà nước nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo về di sản văn hóa xã hội trong du lịch với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp lữ hành để họ hiểu hơn về vấn đề này. Nhà nước còn có thể tổ chức ký kết các thỏa ước với lãnh đạo các doanh nghiệp về khai thác, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Với sự xuất hiện của các thỏa ước này, các doanh nghiệp du lịch lữ hành sẽ nhìn nhận lại mối quan hệ của họ, cũng như nâng cao nhận thức của họ hơn trong khai thác các giá trị di sản văn hóa. Các thỏa ước này cần được phổ biến rộng rãi tới các nhân viên đang làm việc để họ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của họ cũng như về những quy định về di sản văn hóa được ghi nhận trong thỏa ước. Thứ hai, là xây dựng quỹ bảo vệ di sản văn hóa ở những nơi có du lịch. Các doanh nghiệp có nhiệm vụ đóng góp quỹ này khi họ đến khai thác các điểm đến. Quỹ này được dùng vào mục đích trùng tu, tôn tạo các di tích. Liên quan đến vấn đề Quỹ, nhà nước, mà cụ thể là TP.HCM cần ban hành những quy định liên quan đến quản lý và sử dụng quỹ một cách công khai, minh bạch và đặc thù. Theo đó, trước hết, TP.HCM cần làm việc với các doanh nghiệp du lịch lữ hành để thảo luận về mức độ đóng góp quỹ này từ phía nhà nước và từ phía các doanh nghiệp. Sau khi đã thống nhất mức đóng góp. Lãnh đạo Thành phố chủ trì thành lập quỹ với quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể và đúng quy định của pháp luật về quản lý quỹ. Hàng năm, nhà nước cần công khai minh bạch tới các doanh nghiệp du lịch lữ hành về quỹ. Công khai minh bạch quỹ là cách thức để đảm bảo rằng quỹ sử dụng phù hợp, đúng mục đích và hiệu quả. Không những vậy, cần khẳng định quyền kiểm soát quỹ của doanh nghiệp du lịch lữ hành để họ có thể tham gia và thực hiện quyền kiểm soát quỹ của họ. Quy định này còn giúp cho doanh nghiệp tin tưởng hơn vào quá trình quản lý quỹ của nhà nước, từ đó thực hiện trách nhiệm đóng góp tích cực và hiệu quả hơn. Thứ ba, xây dựng và ban hành hàng loạt bộ tiêu chí du lịch bền vững cho nhà hàng, khách sạn, các công ty du lịch, lữ hành, v.v. Bộ tiêu chí du lịch bền vững có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch bền vững. Nó đóng vai trò như một tiêu chuẩn để đánh giá và cả vai trò định hướng và dẫn dắt phát triển du lịch bền vững. Bộ tiêu chí du lịch bền vững cần bao gồm những tiêu chí mà doanh nghiệp du lịch lữ hành phải hướng tới và tuân theo. Trong những tiêu chí du lịch bền vững này cần đưa ra một cách chi tiết những quy chuẩn về bảo vệ và tôn trọng di sản văn hóa. Những tiêu chuẩn này là căn cứ để xếp hạng và cũng là căn cứ để kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh và khai thác du lịch. Sau khi bộ tiêu chí du lịch bền vững được ban hành, nhà nước cần tổ chức phổ biến các bộ tiêu chí này đến các đơn vị có liên quan trong đó có các doanh nghiệp du lịch lữ hành để họ nắm rõ và thực hiện. Quan trọng hơn, nhà nước cần làm sao cho các bộ tiêu chí về du lịch bền vững này trở thành “tài liệu gối đầu giường” của các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tài liệu này không những là căn cứ để kiểm tra doanh nghiệp mà còn là tài liệu để các doanh nghiệp tập huấn và xây dựng các chiến lược hành động phù hợp với phát triển du lịch bền vững. Kết luận Doanh nghiệp du lịch lữ hành là chủ thể quan trọng trong khai thác các điểm đến du lịch. Thế nhưng chính doanh nghiệp du lịch lữ hành lại là đối tượng chưa hiểu rõ, đầy đủ và thể hiện đúng mối quan hệ của họ đối với vấn đề di sản văn hóa xã hội trong khai thác du lịch. Từ phía nhà nước, hoàn toàn chưa có những quy định bài bản và cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ của doanh nghiệp du lịch lữ hành trong việc tôn tạo, trùng tu và bảo tồn các di sản văn hóa. Trong thời gian tới cần thực hiện nhiều biện pháp để doanh nghiệp du lịch lữ hành thể hiện tốt hơn nữa vai trò của họ trong vấn đề khai thác, tôn tạo và bảo tồn các giá trị di tích lịch sử văn hóa. Tài liệu tham khảo 1. Minh Anh, Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa, vn/tran-tro-quan-ly-khai-thac-di-san-van-hoa-472478.html, 2017. 2. Nguyễn Mạnh Cường, Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2015. 3. Nguyễn Thị Hậu, Bản sắc văn hóa của đô thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, 2015. 4. Edgell, David L, Managing Sustainable Tourism: A Legacy for the Future, New York: Haworth Press, 2006. 5. GSCT Council (Hội đồng Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu), Đề xuất phiên bản 2.0 về Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, https://www.gstcouncil. org/wp.../Vietnamese-GSTC-H-TOv2.pdf, 2015. 6. Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiến, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc, 2001. 7. Phạm Trung Lương, Phát triển bền vững từ góc độ môi trường, tài liệu Nhân học du lịch, 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvai_tro_cua_doanh_nghiep_du_lich_doi_voi_phat_trien_voi_di_s.docx
Tài liệu liên quan