Vai trò của hệ thông chính trị cơ sở trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam

1. Kết luận Truyền thông chính sách phát triển du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện chính phát triển du lịch trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống chính trị cấp cơ sở là một mắt xích quan trọng trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch bởi hệ thống này tiếp xúc, tương tác trực tiếp với người dân. Chính vì vậy, hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thây, hệ thống chính trị cấp cơ sở đã tham gia vào công tác tuyên truyẽn chính sách phát triển du lịch, nhưng vai trò này không đổng nhất giữa các địa phương và giữa các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ít có thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của xâ và người có thông tin thì nhận đầy đủ thông tin theo nhu cấu của họ. Nguyên nhân tình trạng này tập trung vào các yếu tố như nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, thiểu kinh phí và hạ tầng thông tin, sự quan tâm của người dân tới chính sách du lịch. Tuy vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở vẫn đóng một vai trò quan trọng trong truyển thông chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, cần nâng cao hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong truyền thông chính sách phát triển du lịch bằng những giải pháp đổng bộ và kịp thời để nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch.

docx11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của hệ thông chính trị cơ sở trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của hệ thông chính trị cơ sở trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ờ tỉnh Quảng Nam Hồ Việt Hạnh Lê Ván Hà Nguyễn Danh Cường Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Email liên hệ: danhcuong18@gmail.com Tóm tắt: Bài báo này tập trung đánh giá vai trò của hệ thống chính trị cơ sở (HTCTCS) tỉnh Quảng Nam trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch thông qua điều tra, đo lường hiểu biết của người dân về một số chính sách phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy HTCTCS tỉnh Quảng Nam đã có vai trò quan trọng trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch và góp phẩn vào phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhất là ở các xã miển núi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của HTCTCS trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: Vai trò, hệ thống chính trị cơ sở, phát triển, du lịch, Quảng Nam The role of the grassroots political system in disseminating and propagating tourism development policies in Quang Nam province Abstract: This paper focuses on assessing the role of Quang Nam's grassroots political system in disseminating and propagating tourism development policies by measuring people's understanding of some tourism development policies. Results show that the grassroots political system in Quang Nam plays an important role in disseminating and propagating tourism development policies, contributing to local tourism development. However, this role is quite dim with certain limitations, especially in mountainous communes. From the research results, the paper argues that it is necessary to further improve the role of the grassroots political system in Quang Nam province in disseminating and propagating tourism development policies, and proposes 6 basic solutions to further enhance this substantial role. Key word: Role, grassroots political system, development, tourism, Quang Nam Ngày nhận bài: 10/06/2020 Ngày duyệt đăng: 15/08/2020 Đặt vấn đề Trên thế giới, nghiên cứu truyền thông chính sách đã được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị (HTCT) hay vai trò của chính quyển địa phương trong truyền thông chính sách nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng là không nhỉẽu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cấp cơ sở (thôn, xã) là cấp có vai trò quan trọng, cấp hành động và tồ chức trỉển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cấp cơ sở cũng là địa bàn CƯ trú của nhân dân, là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh sống và làm ăn của nhân dân lao động (Võ Khánh Vinh, 2014). HTCTCS có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách công nhưng ở một số địa phương, vai trò này còn yếu, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đạt chuẩn còn thấp, năng lực, trình độ còn hạn chế, nhất là cán bộ chuyên trách làm công tác chính sách còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ đặt ra (Nguyễn Văn Anh, 2016; Nguyễn Vãn Dững, 2018; Võ Tất Thu, 2019). Quảng Nam là địa phương có nhiều tiểm năng phát triển du lịch. Trong những nàm qua, tỉnh Quảng Nam cũng đạt được nhiều thành công trong khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách phát triển du lịch cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách này đến toàn thể người dân. Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và phân định rõ vai trò, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong thực thi chính sách, HTCTCS được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng và chủ động hơn trong thực thi chính sách. Nghiên cứu này góp phẩn làm rõ thực trạng vai trò của HTCTCS ở tỉnh Quảng Nam trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch, từ đó để xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của HTCTCS tỉnh Quảng Nam trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch nói riêng và nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện chính sách nói chung. Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Để đánh giá vai trò của HTCTCS trong phổ biên, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu này khảo sát sự hiểu biết của người dân và cán bộ trong HTCTCS về các chính sách phát triển du lịch của Trung ương và tỉnh Quảng Nam. Dữ liệu được thu thập qua bảng hỏi bán cấu trúc, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu người dân, những người kinh doanh dịch vụ du lịch và cán bộ cấp xã, thôn, cán bộ thuộc tổ chức chính trị xã hội cơ sở. Điểm khảo sát được chọn ở 5 xã dựa trên trình độ phát triển du lịch từ thấp, trung bình đến tốt: Xã sông Kôn (huyện Đông Giang); xã cẩm Hà, xã Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), xã Duy Phú (huyện Duy Xuyên) và phường Minh An (thành phố Hội An). Quy mô mẫu phỏng vấn là 100 người dân và 50 cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở (UBND, HĐND, MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân). Vai trò của hệ thống chính trị cơsởtrong phổ biến, tuyên truyền chính sách du lịch Phổ biến, tuyên truyền chính sách quy hoạch du lịch Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy mức độ hiểu biết về chính sách quy hoạch du lịch là khá thấp. Tẩn suất trả lời "có biết" về chính sách quy hoạch chủ yếu thuộc phường Minh An (thành phố Hội An), xã Duy Phú (huyện Duy Xuyên), là những điểm đến được đầu tưvà thu hút nhiều khách du lịch. Trong khi đó, khoảng gần một nửa số người dân ở những điểm khảo sát còn lại trả lời "không biết" về thông tin quy hoạch của xã, của huyện. Bốn lý do có thể lý giải vì sao có nhiều người dân trả lời không biết thông tin về quy hoạch du lịch: Thứ nhất, một số người dân cho rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm về nội dung quy hoạch phát triển du lịch. Thứ hai, một số người dân gập khó khăn khi tiếp cận với thông tin quy hoạch du lịch do không biết chữ. Thứ ba, một sổ địa phương cũng chưa xây dựng được quy hoạch. Thứ tư, phương thức truyền thông chưa phù hợp với từng đối tượng dân cư. Các lý do nêu trên phản ánh rõ nét thực trạng ở nhiểu huyện miển núi thuộc tỉnh Quảng Nam như Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My, người dân địa phương được phỏng vân cho biết, phương thức phổ biên thông tin chính sách du lịch qua hệ thống loa truyền thanh xã, thôn đôi khi không hữu ích vì quá nhiều thông tin được phổ biến và hạ tầng thông tin của các địa phương không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Vì thế, nếu các thông tin chính sách quy hoạch du lịch được phổ biến qua loa phát thanh, có thể người dân cũng không ghi nhớ hết thông tin. Bảng 1. Sô' lượng người dân trả lời biết/không biết quy hoạch du lịch Có Không Tổng Địa điểm điểu tra Xã Duy Phú 17 9 26 Xã Tam Thanh 4 12 16 Xã Cẩm Hà 9 10 19 Xã Sông Kôn 9 17 26 Phường Minh An 12 1 13 Tổng 51 49 100 Nguồn: Kết quả điểu tra của ISSCR 2019 Kết quả khảo sát cán bộ thuộc các tổ chức chính trị xã hội trong truyền thông vể chính sách quy hoạch du lịch chỉ cho thấy chỉ có 15/50 (chiếm 30%) cán bộ được tham vấn ý kiến cho rằng tổ chức của họ thường xuyên thực hiện công tác phổ biến quy hoạch du lịch, trong khi đó có 29/50 (chiếm 58%) cán bộ trả lời công tác phổ biến quy hoạch du lịch được thực hiện không thường xuyên, 6% cho rằng tổ chức của mình không thực hiện phổ biến, tuyên truyền quy hoạch du lịch và 6% cán bộ không biết tổ chức của mình có thực hiện phổ biến, tuyên truyền về quy hoạch du lịch. Nghiên cứu thực tiễn ở những điểm được khảo sát cho thấy, có hiện tượng người dân đâ quên các thông tin này hoặc do tẩn suất tuyên truyền không thường xuyên hoặc họ không quan tâm đến hoặc hệ thống chính quyển cơ sở chưa tuyên truyền, phổ biến quy hoạch du lịch. Biểu đổ 1. Mức độ phổ biến quy hoạch du lịch s Không HThỉnh thoảng 0Thường xuyên B Không áp dụng Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển sản phẩm du lịch So với công tác phổ biến, tuyên truyền quy hoạch du lịch, công tác phổ biến, tuyên truỵển thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch được thực hiện khá tích cực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 69% (69/100 người) người dân được hỏi trả lời có biết và được phổ biến thông tin vể chính sách phát triển các sản phẩm du lịch, 31% (31/100 người) cho rằng họ không biết về chính sách phát triển sản phẩm du lịch (Bảng 2). số người dân trả lời không biết hoặc chưa được phổ biến về chính sách phát triển sản phẩm du lịch tập trung chủ yếu tập trung ở xã Tam Thanh, xã Duy Phú và xã Sông Kôn. Trong đó, xã Sông Kôn là xã miền núi, nhưng đã xây dựng và phát triển 2 làng du lịch sinh thái cộng đổng (làng Đhrôổng và làng Bhơhôổng). Ngược lại, xã Duy Phú là xâ vùng đổng bằng và nằm trong không gian liền kể với khu di sản văn hóa thê' giới thánh địa Mỹ Sơn, nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi cho phát triển du lịch cộng đổng gắn kết với di sản này. Bảng 2. Sô lượng người dân trả lời biết/không biết chính sách phát triển sản phẩm du lịch Có Không Tổng Địa điểm điều tra Xã Duy Phú 15 11 26 Xã Tam Thanh 10 6 16 Xã Cẩm Hà 15 4 19 Xã Sông Kôn 17 9 26 Phường Minh An 12 1 13 Tổng 69 31 100 Nguồn: Kết quả điều tro của ISSCR 2019 Kết quả trên cũng hoàn toàn tương đồng với kết quả phân tích số liệu điều tra mức độ thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyển thực hiện chính sách phát triển du lịch của các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trên biểu đồ 2. Hầu hết các tổ chức nằm trong hệ thống chính trị cơ sở ở 05 điểm khảo sát đều tham gia vào công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, mức độ phổ biến có sự khác biệt giữa các nhóm cán bộ, trong có hơn 52% (26/50) cán bộ cấp cơ sở trả lời mức độ thỉnh thoảng, 38% (19/50) cán bộ trả lời là thường xuyên và 0,4% cán bộ trả lời là không (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2. Mức độ phổ biến, tuyên truyển sản phẩm du lịch của HTCTCS S3 Không sThỉnh thoảng QThường xuyên OKhôngápdụng Trên thực tế, vai trò truyển thông chính sách sản phẩm du lịch thường tập trung vào UBND xã hơn là các tổ chức chính trị - xã hội khác (Đảng ủy xã, HĐND xã, MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến bình). UBND xâ với vai trò phổ biên, tuyên truyền thông qua 1 hoặc 2 cán bộ phụ trách văn hóa - thông tin của xâ hoặc giao trực tiếp cho các cán bộ thôn phổ biên tới người dân thông qua các buổi họp thôn và phổ biên trên hệ thống phát thanh chung của mỗi thôn. Hiện nay, trong chính sách phát du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam có ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch như hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch tại điểm du lịch, hỗ trợ phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch,... Tuy vậy, thực tế cho thấy việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch nói riêng đối với các vùng miển núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì phát triển du lịch có thể sẽ làm thay đổi thói quen và tập quán sản xuất, thay đổi các hoạt động sính kế của người dân. Chính vì vậy, công tác phổ biến, tuyên truyển thực hiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch cẩn thực hiện thường xuyên, có kê hoạch, nội dung và phương thức truyền thông đa dạng, phù hợp với từng đổi tượng chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển hạ tâng du lịch Hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Phát triển hạ tầng du lịch thường do nhà nước hoặc các doanh nghiệp đảm nhận.Tuy nhiên, trong các loại hình du lịch dựa vào cộng đổng, người dân có thể tham gia vào phát triển cơ sở hạ tắng như phát triển cơ sở lưu trú hoặc cơ sở dịch vụ (ăn, uống, trài nghiệm văn hóa),.... Chính vì lý do nêu trên, công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện phát triển hạ tầng du lịch của hệ thống chính trị cấp cơ sở là rất quan trọng để chính sách phát triển du lịch phát huy hiệu quả tốt nhất. Bảng 3. Sô' lượng người dân trả lời biết/không biết chính sách hạ tầng du lịch Có Không Tổng Địa điểm điều tra Xã Duy Phú 11 15 26 Xã Tam Thanh 4 12 16 Xã Cẩm Hà 13 6 19 Xã Sông Kôn 9 17 26 Phường Minh An 12 1 13 Tổng 49 51 100 Nguồn: Kết quả điều tra của ISSCR 2019 Nhìn chung, HTCTCS cấp cơ sở đã tham gia vào công tác phổ biến, tuyên truyền vận động người dân về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đặc biệt, ở những địa phương có sức thu hút khách du lịch như cẩm Hà, Minh An,... số lượng người dân biết đến chính sách phát triển hạ tầng du lịch trong số người được phỏng vấn điều tra lãn lượt là 68% (13/19 người) và 92% (12/13 người) (bảng 3). Ngược lại, tại các điểm du lịch mới ở xã Sông Kôn, tỷ lệ người dân biết đến chính sách này chỉ đạt 42,3% (11/26 người), xã Tam Thanh chỉ đạt 25% (4/26 người). Nếu xét trên tổng số mẫu khảo sát, tỷ lệ người dân trả lời biết chính sách phát triển hạ tẩng du lịch chỉ đạt 49% (tức là dưới 50% số người được hỏi biết về chính sách này). Trong khi đó, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định hỗ trợ phát triển du lịch miền núi, du lịch hải đảo, trong đó có các chính sách hỗ trợ đắu tư hạ tẩng tại các điểm du lịch. Ngoài ra, giống như hoạt động phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách quy hoạch và phát triển sản phẩm du lịch, kết quả phân tích từ số liệu điếu tra cán bộ cấp cơ sở tại 05 điểm nghiên cứu cho kết quả tương tự, có 52% số cán bộ được hỏi trả lời tẩn suất phổ biến, tuyên truyển là thỉnh thoảng và 38% trả lời là thường xuyên (biểu đổ 3). Biểu đổ 3. Mức độ phổ biên, tuyên truyền vể hạ tầng du lịch sKhông sThỉnh thoảng nThường xuyên s Không áp dụng Nguồn: Kết quả điểu tra của /SSCR 2019 Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đến Quản lý điểm đến du lịch là một trong những chính sách đòi hỏi tính hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết chung về các chính sách pháp luật du lịch cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch tại cơ sở. Kết quả điều tra tại 5 điểm khảo sát đã ghi nhận những tín hiệu tích cực qua sự phản ánh của người dân vể sự tham gia tích cực của hệ thống chính quyền cấp cở sở trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đến (bảo đảm an ninh trật tự, quản lý giá cả, thân thiện, vệ sinh môi trường). Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy, có 74% người dân biết đến chính sách quản lý điểm đến, trong khi chỉ có 26% trả lời không biết chính sách này. Nêu so sánh giữa các điểm điểu tra, phường Minh An là địa phương có tỷ lệ người dân trả lời biết thòng tin về chính sách quản lý điểm đến cao nhất hơn 92% (12/13 người được hỏi) trả lời biết thông tin vể chính sách này, trong khi ở xã miền núi như xã sông Kôn, tỷ lệ người trả lời biết chính sách quản lý điểm đến là 61,5%. Bảng 4. Sô lượng người dán biết, không biết chính sách quản lý điểm đến Có Không Tổng Địa điểm điều tra Xã Duy Phú 19 7 26 Xã Tam Thanh 12 4 16 Xã Cẩm Hà 15 4 19 Xã Sông Kôn 16 10 26 Phường Minh An 12 1 13 Tổng 74 26 100 Nhìn chung, so với các chính sách khác, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đến của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam có những dâu hiệu rất tích cực và hiệu quả. Thực tiễn và các nội dung trong các báo cáo của một số tổ chức, đoàn thể tại 5 điểm nghiên cứu cho thấy tình trạng đeo bám, ép khách, không niêm yết giá giảm đáng kể, an ninh trật tự tại các điểm đến du lịch được quản lý tốt. Biểu đổ 4. Mức độ phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đến E Kh ồng s Thỉnh th 0 ảng 0 Thư ờng xuy ên B Kh ông áp dụng Nguồn: Kết quả điều tra của ISSCR 2019 Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phát hiện một số hạn chế trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đển từ phản ánh của các cán bộ trong hộ thống chính trị cấp cơ sở, đó là có sự không đồng nhất trong việc thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyến chính sách quản lý điểm đến giữa các địa phương cũng như giữa các tổ chức chính trị khác nhau. Các cán bộ thuộc tổ chức chính trị cấp cơ sở nhưĐảng ủy xã, HĐNDxã, UBND xã và MTTQ nắm rõ thông tin vể mức độ phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý điểm đến hơn so với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Nhận xét chung về vai trò của HTCTCS tỉnh Quảng Nam trong phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch Thời gian qua, hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Quảng Nam đóng vai trò khá quan trọng trong phổ biến, tuyên truyển chính sách phát triển du lịch, đậc biệt là các chính sách liên quan tới quản lý tài nguyên môi trường, quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Nhờ sự tham gia phổ biển, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch của hệ thống trị cấp cơ sở, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng khá thành công thương hiệu du lịch với các điểm đến dí sản nổi tiếng thế giới như Hội An, Cù Lao Chàm và Thánh Địa Mỹ Sơn. Đây là những thành tựu quan trọng chung của toàn tỉnh nhưng cũng có sự đóng góp lớn của HTCTCS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số hạn chế trong phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển du lịch của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Quảng Nam. Bảng 5 cho thấy, có 16% cán bộ đánh giá mức độ khó khăn trong phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển du lịch ở mức cao và rất cao, nhưng lại có đến hơn 70% cán bộ đánh giá ở mức trung bình (xem biểu đổ 5). Đồng thời, như đã phân tích ở trên, một số tổ chức chính trị xã hội cơ sở (Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân) chưa tham gia thường xuyên vào phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu người dân và cán bộ cho thấy, những khó khăn không chỉ liên quan tới kinh phí, cơ sở hạ tãng, trình độ nhận thức của người dân, mà còn liên quan cả đến những yếu tố con người, như chưa nhận thức đắỵ đủ và sự thiếu quan tâm của HTCTCS đối với du lịch và phát triển du lịch, thiêu trình độ chuyên môn hoặc không được đào tạo kỹ năng liên quan tới du lịch và truyền thông chính sách du lịch. Biểu đổ 5. Mức độ khó khăn trong phổ biên, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch Nguỗn: Kết quả điểu tra của ISSCR 2019 Một sô' giải pháp nâng cao vai trò của HTCTCS trong phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển du lịch 5.7. Nâng cao nhận thức cho đội ngủ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở về truyền thông chính sách phát triển du lịch Nhận thức của cán bộ xã về truyển thông chính sách du lịch, vai trò của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở là yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyển chính sách phát triển du [ịch. Nểu cán bộ không nhận thức đẩy đủ, đúng đắn về du lịch và vai trò du lịch đối với phát triển kinh tế địa phương thì họ sẽ không chủ động trong công tác truyền thông chính sách du lịch. Ngược lại, nếu cán bộ cơ sở có nhận thức đẩy đủ hơn về du lịch và vai trò của họ trong truyền thông chính sách phát triển du lịch thì công tác truyền thông chính sách du lịch sê không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, vai trò, mục đích của phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch cho đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống chính trị cấp cơ sở là giải pháp quan trọng hàng đẳu trong các giải pháp nâng cao vai trò của HTCTCS. Bởi lẽ, khi nhận thức đội ngũ cán bộ trong HTCTCS đã thấm nhuẩn, tưtưởng thông suốt, hiểu tường tận từng vấn để trong phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch cũng như mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chính của địa phương, họ sẽ dần chuyển các nhận thức, ý thức đó thành các hành động cụ thể và chuyển tải tốt nhất mục tiêu, nội dung của các chính sách phát triển du lịch đến với người dân. 5.2. Đào tạo, bổi dưỡng chuyên môn về du lịch cho đội ngũ cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở Năng lực và các kỹ năng liên quan tới phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch là một trong số các điểm yếu của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện vai trò phổ biến, tuyên truyền chính sách du lịch. Khác với các chính sách phát triển kinh tê' khác, phát triển du lịch là lĩnh vực tương đối mới đối với nhiều địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam. Du lịch là lĩnh vực tương đối khó, liên quan tới nhiểu chủ thể khác nhau. Do đó, chính quyển tỉnh, huyện cấn giúp chính quyển cấp cơ sở xây dựng năng lực và tăng cường các kênh thông tin để đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có thể học hỏi lẫn nhau và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương có thành tựu tốt trong phát triển du lịch. Thực tê cho thấy, hiện nay ở cấp xâ chỉ có một cán bộ chuyên trách chung vể văn hóa - xã hội, không có cán bộ chuyên trách về du lịch. Bên cạnh đó, các cán bộ này không có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành du lịch cũng như không có chuyên môn về thông tin và truyền thông chính sách. Nhiệm vụ truyển thông chính sách có thể được giao cho bất kỳ cán bộ nào theo quyết định của ủy ban nhân dân xã. Đối với các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Việc thiêu kỹ năng, thiếu cán bộ chuyên trách về truyền thông chính sách du lịch là khâu yếu kém trong công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch. Điểu này dẫn tới, các tổ chức chính trị xã hội giảm đi tính thu hút, hấp dẫn đối với nhân dân trong phát triển hoạt động du lịch. Thực tế nêu trên càng trở nên khó khăn hơn khi các địa phương đang tiến hành tinh giàn biên chế ở cấp xã theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị và cải cách hành chính. Tuy nhiên, đào tạo, bổi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cùng với giải pháp áp dụng các tiến bộ công nghệ hoặc phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội trong công tác truyền thông chính sách du lịch sẽ là phương cách có thể giúp giải quyết tất cả các khó khăn liên quan tới con người và vân đề tài chính, Nếu các kỹ năng về chuyên môn và công nghệ truyền thông chính sách hiện đại được nâng cao hơn sẽ giúp đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cải thiện hiệu quả truyền thông chính sách tới người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào các kỹ năng, phương pháp và công nghệ truyền thông hiện đại để đội ngũ cán bộ câp cơ sở tinh thông về nghiệp vụ và tinh thông chính sách. 5.3 Nâng cao nhận thức vờ tăng cường khả năng tiếp cận của người dân vể chính sách phát triển du lịch Khi nói tới cơ sở không chỉ nói tới chính quyển cấp cơ sở, mà còn để cập tới vai trò chủ thể là người dân và hình thức tổ chức các hoạt động của cộng đồng, các mối quan hệ xã hội, là đối tượng hưởng lợi và tham gia vào thực thi chính sách phát triển du lịch. Cơ sở là nơi thể hiện ý thức và năng lực làm chủ của nhân dân bằng cả phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Theo phân cấp quản lý hành chính ở nước ta, cấp cơ sở là cấp cuối cùng nhưng lại là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất. Cơ sở là nơi thấp nhất nhưng lại là tầng sâu nhất mà sự vận hành của thể chế chính trị từ vĩ mô (Trung ương) phải tác động tới, là địa chỉ quan trọng nhất mà mọi chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phải đi đến. Do đó, phải bằng mọi cách tổ chức, tuyên truyền, vận động làm cho dân hiểu, dân tin, dân thực hiện và hưởng lợi từ chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, truyền thông chính sách công có tính tương tác hai chiều giữa chủ thể truyền thông (các cơ quan nhà nước) và công chúng (người dân, doanh nghiệp). Vì thế, nâng cao nhận thức truyền thông chính sách không chỉ tập trung vào chủ thể truyền thông chính sách, mà còn phải tập trung vào nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của đối tượng truyền thông chính sách công trước những vấn đề phát triển của đất nước và địa phương nơi sinh sống. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch cẩn nâng cao nhận thức, khơi gợi động cơ, tính chủ động của người dân trong tiếp cận thòng tin chính sách phát triển du lịch. Chúng tôi cho rằng, đây là giải pháp quan trọng cần được thực hiện trong giai đoạn hiện nay.Tất nhiên, trong công tác này đòi hỏi phải vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước để đảm bảo mọi người dân đều được biết vể những quyến, trách nhiệm của mình, trong đó tiếp cập thông tin chính sách du lịch là một trong các quyền của người dân và đòi hỏi hệ thống chính quyển cấp cơ sở phải thực hiện quyển này bằng cách cung cẩp tin phù hợp đến với người dân thòng qua các kênh thông tin mà người dân mong muốn và tôn trọng ý kiến của nhân dân. Đổi mới hình thức và nội dung phổ biến, tuyên truyền Phổ biến, tuyên truyển chính sách hiện nay ở nước ta đã chuyển từ hình thức một chiểu (nhà nước cung cấp thông tin và người dân tiếp nhận thông tin của nhà nước không có phản hổi lại) sang phương thức tương tác hai chiều (nhà nước với công dân, công dân với nhà nước - nhà nước cung cấp thòng tin cho người dân và người dân có thể phản hồi lại các thông tin chính sách của nhà nước hoặc đòi hỏi nhà nước phải giải trình vể thông tin chính sách). Dạng thức truyền thông chính sách công mớỉ này là một quá trình trao đổi thông điệp từ chủ thể truyền thông (Các cơ quan của Nhà nước) tới đối tượng tiếp nhận (Còng chúng hay người dân, doanh nghiệp) qua các kênh truyền thông khác nhau với mục đích tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vì của đối tượng tiếp nhận, góp phẩn vào phát triển xâ hội. Trong truyển thông chính sách công, mỗi lĩnh vực chính sách hàm chứa các nội dung, mục tiêu và đối tượng khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành truyền thông chính sách cẩn phải lựa chọn các phương pháp, hình thức phổ biển, tuyên truyền chính xác và hợp lý nhất có thể với từng đối tượng. Do đó, cũng có thể nói rằng nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, tuyên truyền ảnh hưởng nhiều đến hiệu quà của công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách, gián tiếp ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò truyền thông chính sách của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở. Với đặc điểm đa dạng về văn hóa, xã hội, trình độ dân trí và xu hướng xã hội hóa thông tin - truyền thông số, các tổ chức chính trị xã hội ở tỉnh Quảng Nam thì đổi mới về nội dung, hình thức và phương thức phổ biến, tuyên truyền chính sách du lịch theo hướng đa dạng, hiện đại và phù hợp với từng đối tượng dân cư, từng địa bàn là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách du lịch nhằm cung cấp tốt nhất thông tin chính sách du lịch tới người dân. Trong đó, đổi mới nội dung truyền thông chính sách du lịch đặc biệt chú trọng tới ngôn ngữ sử dụng trong truyền thông du lịch cần phải đáp ứng sự quan tâm và nguyện vọng của người dân địa phương. Bên cạnh đó, cẩn xác định đúng nội dung, nhiệm vụ, phương pháp và hình thức phổ biến thực hiện chính sách. Nội dung phổ biến, tuyên truyền chính sách du lịch cẩn tập trung vào: mục tiêu, giải pháp, thể chế, phạm vi đối tượng, tính chất, quy mô, tẩm quan trọng của chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng thụ hưởng chính sách của cán bộ có trách nhiệm tổ chức và của toàn dân trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch. Tàng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩu tư kinh phí trong công tác phổ biến, tuyên truyền Đổi mới về nội dung, phương thức và hình thức truyền thông chính sách gắn với hiện đại hóa công nghệ thông tin truyền thông là yếu tố có tính quyết định nâng cao hiệu quả, vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, công nghệ truyền thông hiện đại đòi hỏi kinh phí lớn mới đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông chính sách hiện đại cũng đòi hỏi kinh phí cho các hoạt động tổ chức nội dung, công việc liên quan tới công tác truyền thông. Thực tế cho thấy nhiều xã ở khu vực miền núi ở Tây Giang, Đông Giang,... chưa được đẩu tư xây dựng trang thông tin điện tử. Do đó, đầu tư một cách đồng bộ cơ sở vật chất, công nghệ thông tin liên quan tới truyền thông chính sách cho cấp xã như hệ thống thông tin truyền thanh cấp xã, trang thông tin điện tử của xã và các phương tiện truyền thông khác là một trong những giải pháp cấp thiết và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến tuyên truyền chính sách nói chung và chính sách phát triển du lịch đối với hệ thống chính trị cơ sở hiện nay ở tỉnh Quảng Nam. Kết luận Truyền thông chính sách phát triển du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện chính phát triển du lịch trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống chính trị cấp cơ sở là một mắt xích quan trọng trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch bởi hệ thống này tiếp xúc, tương tác trực tiếp với người dân. Chính vì vậy, hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thây, hệ thống chính trị cấp cơ sở đã tham gia vào công tác tuyên truyẽn chính sách phát triển du lịch, nhưng vai trò này không đổng nhất giữa các địa phương và giữa các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ít có thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của xâ và người có thông tin thì nhận đầy đủ thông tin theo nhu cấu của họ. Nguyên nhân tình trạng này tập trung vào các yếu tố như nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, thiểu kinh phí và hạ tầng thông tin, sự quan tâm của người dân tới chính sách du lịch. Tuy vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở vẫn đóng một vai trò quan trọng trong truyển thông chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, cần nâng cao hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong truyền thông chính sách phát triển du lịch bằng những giải pháp đổng bộ và kịp thời để nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch. Tài liệu tham khảo HĐND tỉnh Quảng Nam. (2018). Nghị quyểt số 47/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của HĐND tỉnh Quảng Nam về qui định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đển năm 2025. HĐND tỉnh Quảng Nam. (2019). Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2019 vể việc triển khai thực hiện nghị quyết số 47/201/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về qui định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Nguyễn Tiến Toàn. (2018). Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Hà Nội trong tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới. Tọp chí Giáo dục lý luận, 279, 72-78. Hà Nội. Nguyễn Văn Anh. (2012). Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tạp chíThơnh niên, 7,8-9. Hà Nội. Nguyễn Văn Dững. (2018). Một số vấn đề về truyền thông chính sách công ở Việt Nam hiện nay. Tọp chí Lý luận chính trị, 2,65-72. Hà Nội. Tạ Huy Du. (2016). Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn tỉnh Tây Bắc hiện nay. Tọp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, 65’76. Hà Nội. Tỉnh ủy Quảng Nam. (2016). Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2016 của tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đển năm 2020, định hướng đến năm 2025. UBND tỉnh Quảng Nam. (2018). Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 30tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/ NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Văn Tất Thu. (2019). Vai trò của phổ biến, tuyên truyền chính sách trong tổ cức thực hiện chính sách công. Tạp chí Quản lý Nhà nước. Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvai_tro_cua_he_thong_chinh_tri_co_so_trong_pho_bien_tuyen_tr.docx
  • pdf50851_dieu_van_ban_154745_1_10_20200922_0381 (1)_2307961.pdf
Tài liệu liên quan