Vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc độ Triết học
Vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc độ Triết họcMỤC LỤC
Lời mở đầu
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh phụ nữ Việt Nam giữ vai trò và vị trí quan trọng. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những trang sách hào hùng của dân tộc mà đâu đó xuất hiện hình ảnh hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ( Nữ vương đầu tiên trong lịch sử) hai bà đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật nhào ách đô hộ của nhà Đông Hán. Và rồi người con gái trẻ tuổi mà kiên cường chị Võ Thị Sáu vẫn còn sống mãi và âm vang bất diệt trong hành khúc ( Mùa Hoa Lê Ki Ma Nở) Không những trong lĩnh vực chính trị mà trong văn trương ngươì phụ nữ cũng góp vai trò đáng kể, không ai là không biết tới nhà thơ nữ Hồ xuân hương được mệnh danh la nữ thi sĩ tài hoa độc đáo hóm hỉnh nhất Đó là những con người trong lịch sử còn những con người thời nay thì sao, người phụ nữ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng: Đồng chí Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thời hiện đại được giữ nhiều chức vụ quan trọng, hiện nay bà là phó chủ tịch hội đồng nhà nước, giáo sư tiến sĩ toán học đầu tiên lại là một người phụ nữ bà Hoàn Xuân Sính ( Giảng viên đại học sư phạm hà nội) và còn nhiều gương mặt tiêu biểu khác nữa. Nhưng những người phụ nữ đã thực sự được phát huy hết vai trò tài năng của mình trong mọi lĩnh vực hay chưa nếu ta nhìn lại trong xã hội xưa và trở lại xã hội Việt Nam hiện đại bây giờ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc độ Triết học”
Để cùng nhau bàn bạc một cách đúng đắn về vấn đề này.
Nội dung
Vị thế người phụ nữ
Mốc lịch sử quan trọng
I.Vai trò người phụ nữ Việt nam xưa dưới góc nhìn triết học
II. Vai trò của người phụ nữ Việt nam hiện đại dưới góc nhìn triết học
Kết bài
10 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc độ Triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh phụ nữ Việt Nam giữ vai trò và vị trí quan trọng. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những trang sách hào hùng của dân tộc mà đâu đó xuất hiện hình ảnh hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ( Nữ vương đầu tiên trong lịch sử) hai bà đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật nhào ách đô hộ của nhà Đông Hán. Và rồi người con gái trẻ tuổi mà kiên cường chị Võ Thị Sáu vẫn còn sống mãi và âm vang bất diệt trong hành khúc ( Mùa Hoa Lê Ki Ma Nở)....Không những trong lĩnh vực chính trị mà trong văn trương ngươì phụ nữ cũng góp vai trò đáng kể, không ai là không biết tới nhà thơ nữ Hồ xuân hương được mệnh danh la nữ thi sĩ tài hoa độc đáo hóm hỉnh nhất.... Đó là những con người trong lịch sử còn những con người thời nay thì sao, người phụ nữ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng: Đồng chí Nguyễn Thị Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thời hiện đại được giữ nhiều chức vụ quan trọng, hiện nay bà là phó chủ tịch hội đồng nhà nước, giáo sư tiến sĩ toán học đầu tiên lại là một người phụ nữ bà Hoàn Xuân Sính ( Giảng viên đại học sư phạm hà nội) và còn nhiều gương mặt tiêu biểu khác nữa. Nhưng những người phụ nữ đã thực sự được phát huy hết vai trò tài năng của mình trong mọi lĩnh vực hay chưa nếu ta nhìn lại trong xã hội xưa và trở lại xã hội Việt Nam hiện đại bây giờ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc độ Triết học”
Để cùng nhau bàn bạc một cách đúng đắn về vấn đề này.
nội dung
Vị thế của người phụ nữ
Thiên chúa đã sáng tạo ra con người, có nam có nữ tuy khác biệt về giới nhưng hoàn toàn bình đẳng về phẩm giá. Có thể nói người phụ nữ luôn luôn đóng vai trò quan trọng chính vì vậy việc giải phóng và phảt triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượngphụ nữ và phát huy sức mạnh, chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên rất quan trọng của đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng xã hội đông đảo, có thế mạnh riêng từ lâu đã trở thành động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ giữ nhiều chức năng tự thân và xã hội- người lao động, người công dân, người mẹ, người vợ trong mỗi gia đình. Vì vậy giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sự nghiệp chủ nghĩa xã hộỉ ở nước ta. Cụ thể đảng và nhà nước đã chăm lo điều kiệnlao động, trình độ văn hóa đời sống vật chất và tinh thần nâng cao vị trí xã hội của người phụ nữ Việt Nam, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ và kiến thức làm giàu chính đáng, phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới ở Việt Nam phụ nữ chiếm 50,8 % dân số. Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình vừa là nhiệm vụ mục tiêu phấn dấu của toàn đảng vừa là đảm bảo quyền bình đẳng của người phụ nữ, cầm mọi sự phân biệt đối sử bất lợi đối với phụ nữ, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong xã hội và gia đình là những vấn đề thuộc chính sách xã hội đang được cộng đồng thế giới quan tâm. Trong xu thế hội nhập và phát triển tư tưởng “ Nam nữ bình quyền” hơn lúc nào hết đang được tôn trọng va thúc đẩy thực hiện ở Việt Nam.
Thực chất của quyền bình đẳng là việc thừa nhận các quyền con người của phụ nữ và hưởng các quyền trong mọi lĩnh vực: Dân sự chính trị, kinh tế xã hội. Quan điểm đường lối của đảng đó là những chủ trương bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ thể hiện ở chỉ thị 44- CT/TW ngày 7/6/1984 của ban bí thư trung ương đảng khoá V về “ Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”. Chỉ thị số 28- CT/TW ngày 29/9/1993 của ban bí thư TW đảng khoá VII về “ Thực hiện nghị quyết bộ chính trị : đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”
Mốc lịch sử quan trọng
Trên thế giới này người phụ nữ được coi là “ Sản phẩm tuyệt vời” mà thượng đế đã tạo ra cho họ. Kể từ ngày 8/3/1899 đó là ngày đấu tranh đòi quyền tự do của nữ công nhân mỹ và đó cũng là đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử giải phóng phụnữ trên toàn thế giới. Mục đích của cuộc đấu tranh này là đòi quyền lợi của người phụ nữ, trẻ em mà họ được thiên chúa công nhận, Chính vì vậy ngày 8-3 hàng năm là ngày hội lớn của các bà các mẹ và tất cả các chị em phụ nữ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Và dường như từ đó người phụ nữ đã dần dần tự khảng định mình hơn nhất là phụ nữ việt nam hiện đại ngày nay.
I . Vai trò phụ nữ Việt Nam xưa dưới góc độ triết học
Họ còn nhiều thiệt thòi, bị chịu ảnh hưởng của xã hội lạc hậu và cổ hủ lúc bấy giờ. Người phụ nữ bao giờ cũng thua thiệt người đàn ông ngay từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành xây dựng gia đình họ không có một chút quyền tự do lựa chọn. Và khi trở thành người vợ, người mẹ, họ bị xã hội nhìn với cách nhìn hết sức hạn hẹp. Vai trò chính của người phụ nữ là chăm sóc chồng con, cơm nứoc và phục vụ trung thành tuyệt đối trong gia đình chồng, thậm chí người phụ nữ không có quyền tham gia bàn bạc công việc cùng chồng cũng như gia đình chồng và cả xã hội. Một điều hết sức vô lý xã hội cũ là người phụ nữ không có quyền bình đẳng, không được học hành mà chỉ có nam giới có quyền tới trường học chữ. Những người phụ nữ được học hành thì không được xã hội coi trọng và càng không được giao tiếp nhiều ngoài xã hội nên nó đã làm cho vai trò người phụ nữ Việt Nam xưa bị hạ thấp một cách trầm trọng. Theo quan điểm triết học cái gì cũng có nguyên nhân và kết quả của nó. Theo tôi những điều nói trên đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó.
Nguyên nhân khách quan:
Vai trò của người phụ nữ Việt Nam xưa bị phủ nhận một cách nghiêm trọng, nó như ăn sâu vào xã hộilúc bấy giờ. Có lẽ do sống trong môi trường xã hội như vậy tất nhiên người phụ nữ phải cam chịu và tuân theo xã hội đó. Một xã hôi không có công bằng được coi là chuẩn mực thì lẽ nào người phụ nữ lại dám chống lại tiêu chuẩn đạo đức “ Mẫu mực” như vậy!
Mặt khác đất nước ta trải qua bao nhiêu năm ách no lệ lạc hậu dốt nát lại càng dốt nát hơn. Hơn nữa Việt Nam ta bị ảnh hưởng rất nhiều nền văn hóa phương đông đặc biệt là Trung quốc, một nước được coi là có nền phong kiến lâu dài và nho giáo, khổng giáo nặng nề nên nhiều quan niệm còn mang đậm đà màu sắc, định kiến về giới đã thấm sâu vào tiềm thức các thế hệ và chậm thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Nhất là quan niệm “ nam ngoại nữ nội”, “ chồng chúa vợ tôi” thuyết tam tòng “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Phong tục tâp quán lạc hậu hủ tục như tảo hôn... các quan niệm và tập tục mang tính thiên kiến về giới đã dẫn tới thái độ và hành vi thiếu văn hoá như coi thường phụ nữ, thiếu quan tâm chăm sóc phụ nữ thậm chí ngược đãi phụ nữ. Trong gia đình, phụ nữ ít nhiều bị dàng buộc bởi các tập tục truyền thốngvà gia phong,tốn nhiều thời gian, công sức trong việc nội trợ ít có thời gian ngoài xã hội.
Nguyên nhân chủ quan
Một phần do ý thức người phụnữ lúc bấygiờ họ chưa dám lên tiếng đòi quyền bình đẳng đòi hỏi quyền lẽ ra mà mình phải được hưởng. Đa số họ đều có ý nghĩ là cam chịu vì ít được học hành, tầm hiêủ biết còn hạn chế . Họ luôn có ý nghĩ tự ty, mặc cảm, ăn phận không có ý trí tiến thủ thậm trí không dám đòi quyền bình đẳng. Tuynhiên cũng có số ít chị em đứng dậy đấu tranh song còn mỏng manh yếu ớt .
II. Vai trò người phụ nữ Việt Nam hiện đại dưới góc nhìn triết học.
Theo quan niệm triết học con người cũng là vật thể tồn tại trong xã hội rộng lớn. Nó tồn tại và phát triẻn song song với ý thức của con người do vậy triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn, nguồn gốc từ thực tế xã hội. Mọi nguyên nhân đều có kết quả của nó có sự tác động lẫn nhau giữa các mẳt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó và nó sẽ tạo ra kết quả đó là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra. Khác với người phụ nữ xưa, phụ nữ Việt Nam hiện đại có cách nhìn khácvà ngày càng đóng vai trò quan trọng không những trong gia đình mà còn ngoài xã hội. Đặc biệt người phụ nữ ngoài việc đảm nhiệm vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình mà họ còn tham gia rất nhiều hoạt động ngoài xã hội có hiệu quả.
Vận dụng cặp phạm trù tất nhiên- ngẫu nhiên trong vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại
Người phụ nữ hiện đại tất nhiên ngày càng được tham gia nhiều hoạt động xã hội. Điều đó dễ dàng nhận thấyquyền bình đẳng của người phụ nữ ngày càng được nhận thức đầy đủ như phụ nữ được quan tâm bảo vệ chăm sóc sức khỏe đảm bảo cho người mẹ có một sinh lực dồi dào và chăm sóc tốt con cái. Trong giáo dục phụ nữ được bình đẳng về cơ hội, điềukiện học tập được hưởng học bổng và các trợ cấp khác. Trong lĩnh vực việc làm phụ nữ được bình đẳng trong việc thi tuyển, chọn nghề và hưởng lương. Phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế chiếm 49.52% năm 1999, thu nhập bình quân của lao động nữ bằng 86% lao động nam. Trong chính trị và cộng đồng người phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị và cộng đồng, tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội ngày càng tăng , số phụ nữ trong các cấp uỷ đảng cũng được chú trọng: Trong nhiệm kỳ 2002-2005 TW là 8,3%, tỉnh và thành phố là 11,32% , quận huyện 12,89% . ỏ Việt Nam hiện có khoảng 200 tổ chức và tổ chức phi chính phủ được thành lập hội liên hiệp phụ nữ có hơn 11 triệu hội viên. Phụ nữ đóng vải trò quan trọng trong mặt trận tổ quốc Việt nam, hội cựu chiến binh .....phụ nữ có quyền bình đẳng tham gia các hoạt động trên diễn đàn quốc tế : Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là thành viên của liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN , liên đoàn dân chủ thế giới . Phụ nữ hoạt động trên diễn đàn quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Cặp phạm trù nhân quả
Nguyên nhân khách quan
Xã hội ngày càng tôn trọng người có tàI vì vậy chị em phụ nữ hoàn toàn có quỳên phát huy hết khả năng của mình và đã đóng góp nhiều vai tro quan trọng trong xã hội và nắm chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Dần dần người phụ nữ là đối tượng Nhà nước quan tâm nhiều hơn, họ được quyền tự do bình đẳng ngang hàng với nam giới, có quyền lên tiếng nói của mình. Người phụ nữ trong những năm qua phát huy truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang đã đoàn kết đổi mới sáng tạo trong lao động, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá. Phụ nữ việt nam chiếm hơn 50% dân số và đã có những cống hiến quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam, mọi tiến bộ xã hội hiện nay đều có sự tham gia tích cực của phụ nữ. Phát huy truyền thống tốt đẹp của giới mình,phụ nữ luôn xứng đáng với lời khen ngợi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhận thức sâu sắc về vai trò của phụ nữ, ngay từ ngày đầu thành lập Đảng ta đã chủ trương “nam nữ bình quyền”. ĐIũu đó dã được thể chế hoá trong toàn bộ hệ thống pháp luât, chính sách nhằm phát huy cao độ tiềm năng to lớn của chị em trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, dặc biệt trong lĩnh vực quản lí Nhà nước.
Quy luật phủ định của phủ định
Là sự phát triển dường như quay trở lạI cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Người phụ nữ hiện đạI Việt nam cũng vậy. Nếu như xã hội xưa họ chỉ có quyền hạn trong gia đình là người vợ, người mẹ thì bây giơ trong xã hội hiện đạI người phụ nữ có thể vừa đảm nhận trách nhiệm của người mẹ trong gia đình tức là họ đã có sự kế thừa cáI cũ, kế thừa nét đẹp truyền thống: người vợ đảm đang, con dâu thảo. Họ cũng đã phát huy được cái vốn có của mình là ngày càng tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, cống hiến cho xã hội nhiều thành quả hơn. Như vậy người phụ nữ Việt Nam hiện đạI dã có sự kế thừa và phát huy hàI hoà giữa hai vai trò và trách nhiệm của họ. Theo con số thống kê người phụ nữ đI làm thêm ở các nước phương Tây đang gia tăng một cách đáng kể và rất nhiều người trong số họ đã tự khẳng định mình băng chính năng lực và nhiệt huyết. Việc ra ngoàI và làm công tác xã hội dường như đã phủ định vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình nhưng nó lạI là đòn bẩy tạo nên sự thành công của người phụ nữ. Bởi lẽ có làm tót vai trò người mẹ trong gia đình thì họ mới yên tâm có thời gian công tac ngoàI xã hội. Bạn có biết đến tên tiến sĩ toán học trẻ nhất là một người phụ nữ không? Chị Lê hồng Vân đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán – lí tạI hội nghị lớn, giáo sư tiến sĩ toán đầu tiên cùng lạI là một người phụ nữ bà Hoàng Xuân Sính “giảng viên đạI học sư phạm Hà Nội” …. Và còn bao người phụ nữ Việt nam hiện đạI khác đáng để chúng ta tự hào. Như vậy phụ nữ Việt nam hiên đạI ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong xã hội hiện đạI và là đIều mà chúng ta nên tự hào về người phụ nữ Việt nam hiện đại.
Kết luận
Như vậy dưới cách nhìn góc độ triết hoc người phụ nữ Việt nam hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Một người phụ nữ hiện đại thành đạt không chỉ làm tốt vai trò người mẹ mà họ còn phải phấn đấu bằng hết năng lực của mình đóng góp cho xã hội. Tôi thiết nghĩ xã hội ngày nay cần phải có hay nói đúng hơn là cần thiết những mẫu người phụ nữ như vậy. Điều đó chứng tỏ phụ nữ Việt Nam có đủ tài đức tham gia quản lí lãnh đạo và thực tế họ đã giành được sự tin tưởng của Đảng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và phát triển toàn diện người phụ nữ. Dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học về phụ nữ, năng lực thực tế để phân công trao nhiệm vụ phù hợp với mối người, mỗi tổ chức, khai thác triệt để nguồn nội lực dồi dào của lực lượng phụ nữ góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta là mục tiêu vươn tới của toàn dân tộc trong thế kỉ 21.
Là sinh viên năm thứ nhất nên bài tiểu luận của em có nhiều sai sót. Em xin sự góp ý của các thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tàI liệu tham khảo
Sách triết học Mác- LêNin
Sách thương mại (số 9/2004)
Sách giáo dục thời đại ( TH001/CN13)
Thông tin từ Internet
Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
Vị thế người phụ nữ ..................................................................................... 2
Mốc lịch sử quan trọng................................................................................ 3
I.Vai trò người phụ nữ Việt nam xưa dưới góc nhìn triết học....................... 3
II. Vai trò của người phụ nữ Việt nam hiện đại dưới góc nhìn triết học....... 4
Kết bài 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60219.DOC