Vai trò của pháp luật trong trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bốn là, trong từng thời kỳ cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời đề ra những phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu lực của công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Năm là, cần phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các cơ quan chức năng để phát hiện những sai sót, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm nhằm bảo đảm cho các cơ quan chức năng về văn hóa hoạt động nhịp nhàng theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật đã đề ra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những vi phạm của các cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dù là công dân hay cán bộ, công chức ở bất cứ cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không ai được phép xem thường, xâm hại các giá trị quý báu của văn hóa truyền thống. Vì đó là hệ giá trị thiêng liêng vô giá của dân tộc, bất cứ ai cũng đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ, nếu vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải có phương pháp hoạt động thích hợp, có hiệu quả để nhanh chóng phát hiện, làm sáng tỏ các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm các giá trị văn hóa truyền thống và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng pháp luật. Một trong những yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và đảm bảo vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì phải bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật hoạt động có hiệu quả. Do đó, cần phải cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa trên cả 3 phương diện: thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng xây dựng và phát triển văn hóa. Phải có những giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các giá trị văn hóa của dân tộc đang cần bảo tồn và phát triển.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của pháp luật trong trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Hồ Thanh Hớn* * ThS. Học viện Chính trị khu vực IV. Tóm tắt: Có nhiều phương thức để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong chế độ pháp quyền, pháp luật là phương thức được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Do vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng, bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, coi đó là động lực, là mục tiêu cốt lõi để bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Abstract: There are several methods to preserve and promote the value of traditional culture. However, in the rule of law, the law is used as a popular and effective method. Therefore, it is required to develop and finalize a legal system in general and the law on culture preservation in particular, ensuring the promotion of traditional cultural values as a driving force and a core objective to preserve, develop the Vietnamese culture. Thông tin bài viết: Từ khóa: pháp luật đối với giá trị văn hóa; pháp luật và văn hóa truyền thống; pháp luật với văn hóa; vai trò của pháp luật với văn hóa Lịch sử bài viết: Nhận bài : 13/03/2018 Biên tập : 19/03/2018 Duyệt bài : 22/03/2018 Article Infomation: Keywords: the law to cultural values; the law and traditional culture; law and culture; the role of law to culture Article History: Received : 13 Mar. 2018 Edited : 19 Mar. 2018 Approved : 22 Mar. 2018 VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG TRONG GIỮ GÌN, 1. Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam Văn hóa truyền thống có vai trò to lớn, là động lực của sự phát triển của đất nước. Nghị quyết của Đảng ra khẳng định “văn 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tr. 48 hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội”1. Về phương diện lý luận, vai trò của pháp luật đã được khẳng định. Tuy vậy, NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 7(359) T4/2018 hiện nay vẫn tồn tại những quan điểm không giống nhau về vấn đề này. Có quan điểm coi vai trò và giá trị cao nhất của pháp luật là chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội2. Lại có quan điểm xem xét vai trò của pháp luật trong mối liên hệ, tác động với các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, đạo đức, tư tưởng)3. Có tác giả tiếp cận vai trò của pháp luật thông qua các giá trị xã hội của nó4. Một số khác lại khẳng định, pháp luật có nhiều vai trò trong xã hội và chỉ ra những vai trò cơ bản của nó trong việc thiết lập, củng cố quyền lực nhà nước, là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội, để tạo dựng những quan hệ xã hội mới, tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển5. Mặc dù tiếp cận dưới góc độ khác nhau, các quan niệm trên đây đều thừa nhận vai trò của pháp luật thể hiện dưới các khía cạnh: (i) là phương tiện để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng thành quy tắc, nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể; (ii) bảo đảm cho đường lối của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; (iii) là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, để nhân dân phát huy dân chủ, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo cho các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội được vận hành thông suốt và ổn định. Giá trị văn hóa truyền thống có thể hiểu là những yếu tố thuộc về văn hóa tinh thần, có giá trị bền vững, tốt đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của dân tộc, có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện tại có ý nghĩa trong việc góp phần thúc 2 Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 130 3 PGS. TS. Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.196-201 4 Đào Trí Úc (1993) Những vấn đề cơ bản về pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.31-37 5 Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.336-347 đẩy đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai. Có nhiều phương thức để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa quyền thống. Tuy nhiên, trong chế độ pháp quyềm, pháp luật là phương thức được sử dụng phổ biến và có hiệu quả. Bởi vì pháp luật chứa đựng những giá trị phổ quát, thiết lập khuôn khổ, quy tắc cho hành vi của các chủ thể. Đối với các giá trị văn hóa truyền thống, pháp luật là phương tiện bảo vệ và giữ gìn, phát huy các giá trị đó thông qua việc thể chể hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền và Nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiến bộ thành các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung. Do vậy, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng, trong đó phải bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, coi đó là nguồn cổ vũ, là động lực to lớn, là mục tiêu cốt lõi để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. 2. Thực trạng vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam Có thể khẳng định, trong những năm qua ở nước ta, công tác xây dụng pháp luật đã tạo dựng đươc khung pháp luật quan trọng nhằm bảo đảm cho việc cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý vững chắc để mọi chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội. Pháp luật cũng quy định một hệ thống NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 7(359) T4/2018 các hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và các biện pháp chế tài khi có hành vi vi phạm các hoạt động về văn hóa. Trong các lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, dân sự đều có hệ thống các chế tài nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống và xử lý các hành vi vi phạm. Nhìn chung, pháp luật đã phát huy tốt vai trò là công cụ hữu hiệu cho Nhà nước thực hiện các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cùng với các quy định về khen thưởng, là các chế tài để xử lý những hành vi vi phạm. Luật Di sản văn hóa năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu về giáo dục mọi người ý thức bảo vệ và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tiến trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 xác định rõ các hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn hóa gồm: cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của dân tộc; lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc... Pháp luật đã góp phần định hình những hành vi tích cực, làm xuất hiện nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong xã hội, khích lệ mọi người noi theo. Nhìn chung, pháp luật đã phát huy vai trò trong việc giáo dục, nâng cao ý thức trong các tầng lớp dân cư, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội và đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đánh giá một cách tổng quan, từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “về chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, pháp luật đã thể hiện tốt vai trò trong việc tạo lập khung pháp lý cho các chủ thể trong các hoạt động văn hóa. Những quy định kịp thời về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đã tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo vệ và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các hoạt động văn hóa của mình. Tuy nhiên, vai trò tạo lập các khung pháp lý cho các chủ thể trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa hiện nay còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định: - Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chưa thật rõ ràng, cụ thể. Luật Di sản văn hóa chỉ quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể. Trong khi đó, các di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị cơ bản tạo nên cốt cách và làm nên bản sắc, giá trị của văn hóa truyền thống thì ít được đề cập; - Chưa có quy định cụ thể về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản thế giới được UNESCO công nhận nhằm bảo đảm sự tương thích với các nguyên tắc của UNESCO và hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam; - Nhiều hoạt động phát huy giá trị văn hóa đã và đang triển khai trong thực tiễn nhưng chưa có căn cứ pháp lý cụ thể để thực thi có hiệu quả trong từng lĩnh vực như: giáo dục đào tạo, y tế, kinh tế, xã hội; - Quy định về khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc bảo vệ và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là vật thể không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay; - Biện pháp chế tài xử lý vi phạm hành chính trong việc bảo vệ và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống không đủ nghiêm khắc để trừng trị và răn đe các hành vi vi phạm; các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Mức độ xử lý chưa nghiêm, chỉ đang dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính; NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 7(359) T4/2018 Có thể nói rằng, các quy định hiện hành của pháp luật chưa ngang tầm với những đòi hỏi cấp bách và lâu dài của cuộc sống, với sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước nói chung và chiến lược “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nói riêng mà Đảng đã đề ra. Thực trạng đó dẫn đến một thực tế hiện nay là một bộ phận dân cư có thái độ thờ ơ, lãnh đạm với sự hiện diện của pháp luật và không thấy được vai trò của nó trong đời sống xã hội. Thái độ đó bắt nguồn từ chỗ có người chưa ý thức được một cách tự giác những lợi ích thiết thực mà pháp luật có thể đem tới cho họ. Điều đáng lo ngại hiện nay là một bộ phận công dân có thái độ xem thường pháp luật. Biểu hiện dễ nhận thấy của thái độ này là rất đa dạng được thể hiện trong đời sống hằng ngày như tâm lý nhàm chán, phủ định pháp luật, không lo sợ khi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, thái độ xem thường các giá trị quý báu của dân tộc, sùng ngoại, phủ nhận lịch sử, phủ nhận thành quả của cách mạng ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội hiện nay, nhất là ở các đô thị lớn. Điều đáng lo ngại là hiện tượng này lại xuất hiện ở cả bộ phận trí thức trong xã hội. Những hạn chế, bất cập trên đã phần nào hạn chế vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta thời gian qua. Do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, qua đó góp phần giáo dục nâng cao ý thức con người trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 3. Kiến nghị các giải pháp đảm bảo vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xây dựng, hệ thống hóa, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời kế thừa và phát triển các giá trị pháp lý truyền thống của dân tộc trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Trong xây dựng pháp luật về các vấn đề văn hóa hiện nay, cần tránh hai khuynh hướng: chủ quan nóng vội muốn có ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để dẫn đến tình trạng pháp luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, không đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng ở đó các giá trị văn hóa truyền thống được bảo đảm giữ gìn và phát triển. Mặt khác, cũng cần tránh khuynh hướng không nhận thức đúng vai trò tích cực của pháp luật dẫn đến tình trạng chờ đợi, chậm chạp hoặc muốn dùng các biện pháp khác để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà không cần đến pháp luật. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh công tác hệ thống hóa pháp luật, đặc biệt công tác hệ thống hóa phải được tiến hành thật khoa học để hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta về văn hóa, kết hợp với việc tuyền truyền, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống để nâng cao ý thức pháp luật cũng như ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong nhân dân Trước hết, cần đặc biệt chú trọng giáo dục về ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong các trường học, ở các bậc học. Cần phối hợp với cơ quan giáo dục về chương trình giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống ở học đường hiện nay, đặc biệt là đối với các bậc học phổ thông. Việc giáo dục về ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống phải được cải tiến về nội dung và phương pháp giảng dạy. Cần tránh việc giảng dạy một chiều hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch về việc đưa các nội dung giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống vào trường học. Phải coi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 7(359) T4/2018 là một nội dung của giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh việc giáo dục các giá trị của văn hóa truyền thống thì cần phải biết “gạn đục, khơi trong” để các thế hệ mai sau thấy được các giá trị đích thực của văn hóa truyền thống trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong lịch sử và hiện tại, đồng thời cần kết hợp với việc giáo dục ở họ các giá trị tích cực của cuộc sống hiện đại như tôn trọng pháp luật, kỷ cương, kỷ luật, lao động cần cù nhưng biết sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong cuộc sống. Các Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp cần phối hợp xây dựng chương trình giáo dục pháp luật ở các cấp học để đảm bảo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Cần ủng hộ các hình thức sinh hoạt tự nguyện trong nhân dân, phải đảm bảo và phát huy vai trò tích cực của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội nghề nghiệp như Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đặc biệt là Hội Di sản văn hóa Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức cho các hội viên và đông đảo nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan đến công tác giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật với việc giáo dục, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng đồng dân cư. Chú trọng các sản phẩm văn hóa dân gian mang đậm truyền thống dân tộc như tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đó như là liều thuốc tinh thần giúp cho người ta hăng hái tìm về các giá trị văn hóa mang đậm tính nhân văn của dân tộc; các hoạt động về nguồn cũng cần phát huy, phải xem đó như một trong các hoạt động chủ yếu nhằm phổ biến, tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân cư, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, dân trí thấp. Những giá trị, chuẩn mực của văn hóa truyền thống đó phải trở thành phẩm chất của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Tất cả các loại hình văn hóa truyền thống, thông qua sự chọn lọc, phát huy và biết cách truyền bá sinh động, đa dạng sẽ tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ trên. Thứ ba, tăng cường công tác tổ chức thực hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa. Đây là một giải pháp lớn gồm nhiều hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, bảo đảm phát huy vai trò trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay, cụ thể: Một là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để bảo đảm khi pháp luật được ban hành thì các quy phạm pháp luật phù hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tối đa vai trò giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở pháp luật được giữ gìn tốt hơn, phát huy được các giá trị tốt đẹp của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững. Hai là, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu về việc chấp hành pháp luật trong giữ gìn, phát huy bản giá trị hóa truyền thống trong cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa những tri thức pháp lý; những giá trị bền vững của văn hóa dân tộc, nâng cao kỹ năng ở họ trong việc tiến hành thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ba là, phải chú trọng việc kiện toàn các cơ quan làm công tác pháp luật về văn hóa, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ở các cơ quan này. Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 7(359) T4/2018 hiện, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan đó. Tiến tới hình thành một cơ quan chuyên nghiên cứu xây dựng pháp luật về văn hóa truyền thống để giúp việc, tham mưu cho các cơ quan chức năng quản lý cũng như ban hành pháp luật hiệu quả hơn. Bốn là, trong từng thời kỳ cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời đề ra những phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu lực của công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Năm là, cần phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các cơ quan chức năng để phát hiện những sai sót, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm nhằm bảo đảm cho các cơ quan chức năng về văn hóa hoạt động nhịp nhàng theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của pháp luật đã đề ra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những vi phạm của các cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dù là công dân hay cán bộ, công chức ở bất cứ cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không ai được phép xem thường, xâm hại các giá trị quý báu của văn hóa truyền thống. Vì đó là hệ giá trị thiêng liêng vô giá của dân tộc, bất cứ ai cũng đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ, nếu vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải có phương pháp hoạt động thích hợp, có hiệu quả để nhanh chóng phát hiện, làm sáng tỏ các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm các giá trị văn hóa truyền thống và áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng pháp luật. Một trong những yêu cầu đặt ra là muốn củng cố và đảm bảo vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì phải bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức thực hiện pháp luật hoạt động có hiệu quả. Do đó, cần phải cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa trên cả 3 phương diện: thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng xây dựng và phát triển văn hóa. Phải có những giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các giá trị văn hóa của dân tộc đang cần bảo tồn và phát triển. Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối lãnh đạo của Đảng với phương châm là linh hồn của pháp luật và nó phải hóa thân vào pháp luật. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng chính là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thông qua đường lối về giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đảng cần định hướng chung và các cấp ủy địa phương, cơ sở cần định hướng các chuyên đề cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn về công tác văn hóa của từng địa phương, từng vùng, miền khác nhau. Phải chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đến các giá trị văn hóa truyền thống. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cơ sở Đảng và đảng viên. (Xem tiếp trang 64) NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 7(359) T4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_phap_luat_trong_trong_giu_gin_phat_huy_gia_tri_v.pdf
Tài liệu liên quan