Thứ nhất, trong việc thu thuế và quản lý thuế. Kinh doanh trên Internet là hoạt động
thương mại điện tử được tiến hành trên mạng Internet. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân khi
tiến hành kinh doanh và có thu nhập đến một ngưỡng nhất định có nghĩa vụ phải nộp thuế
và nhà nước có quyền được thu thuế. Yêu cầu đặt ra cần có phải có đội ngũ cán bộ thuế có
trình độ cao về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết ứng dụng phần mềm để kiểm soát được các
giao địch kinh doanh trên Internet. Theo Điều 2 Luật Quản lý thuế năm 2006 và được sửa
đổi bổ sung năm 2012, 2014, 2016 thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại có
nghĩa vụ nộp thuế không phân biệt giao dịch được thực hiện theo phương thức truyền
thống hay thương mại điện tử. Quy định này phù hợp với chính sách thuế thương mại điện
tử của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đặt ra năm 1999: “Nguyên tắc đánh thuế đối
với thương mại truyền thống phải được áp dụng ngang bằng với thương mại điện tử”. Để
cụ thể hóa việc này nhà nước ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi năm
2013, 2014,2016; Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP về
Luật thuế giá trị gia tăng. Như vậy các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên Internet có
trách nhiệm phải nộp thuế giá trị gia tăng, bên cạnh đó còn phải nộp thuế nhập khẩu, tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu. Mặt khác việc
áp dụng trong pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này vẫn chưa được
kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay các hoạt động kinh doanh trên Internet diễn ra thường xuyên,
phổ biến với hàng chục nghìn tài khoản kinh doanh qua mạng đã được cục thuế địa phương
thông báo và đề nghị nộp thuế nhưng kết quả không như mong đợi. Việc thanh toán bằng
tiền mặt thông qua người vận chuyển hay chuyển khoản giữa người mua và người bán qua
ngân hàng cho đến nay chưa xác định được số tiền thuế phải chi trả. Bên cạnh đó cơ quan
quản lý chưa đưa ra được những quy định phù hợp với hình thức kinh doanh này dẫn đến
việc thu thuế qua mạng xã hội không được thuận lợi [7]. Vì vậy cần có những quy định bắt
buộc các giao dịch kinh doanh trên Internet phải dùng hóa đơn điện tử, đồng thời dữ liệu
hóa đơn điện tử phải được kết nối với dữ liệu bán hàng và dữ liệu kế toán có như vậy mới
kiểm soát được thuế của các chủ thể khi tiến hành kinh doanh. Để kiểm soát được hoạt
động này cần quy định theo hướng các hoạt động mua bán trực tuyến phải thanh toán qua
hệ thống ngân hàng. Quy định này giúp minh bạch hóa các giao dịch và giúp nhà nước
kiểm soát được thuế. Và đây được coi là thông lệ quốc tế và tất yếu khách quan của nền
kinh tế thị trường mà Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh trên mạng Internet trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
139
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC THỰC HIỆN
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRÊN MẠNG INTERNET
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Nguyễn Ngọc Lan
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Internet ngày nay trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại và
trong đời sống của mỗi con người. Với nguồn dữ liệu thông tin khổng lồ, khả năng kết nối
vạn vật và sự tiện dụng vốn có. Internet đã trở thành công cụ tuyệt vời cho mọi sự giao
tiếp, kết nối, là phương tiện học tập, chia sẻ, khai thác thông tin, phát triển kinh tế của xã
hội loài người. Ngày nay, chúng ta đang dịch chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 và trong bối cảnh đó, Internet lại càng trở nên phổ biến, trở thành phương tiện, công
cụ vô cùng quan trọng trong đời sống nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia
có sự phát triển nhanh của Internet và là quốc gia đi đầu về số người dùng mạng xã hội.
Những tiện ích mà Internet đem lại là không thể bàn cãi.
Từ khóa: Internet, quyền tự do kinh doanh, pháp luật về quyền tự do kinh doanh, vai trò
của pháp luật
Nhận bài ngày 14.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.6.2019
Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Lan; Email: ntnlan@hnmu.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Internet ngày nay có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Giống
như nhiều nhân tố khác, Internet cũng có hai mặt, một mặt nó mang lại cho ta những lợi
ích vô cùng to lớn, mặt khác nó lại làm cho xã hội hiện đại trở nên “xấu xa” và nhiều bất
cập. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành công tác đảm bảo quyền tự do
Internet nói chung và đảm bảo quyền tự do kinh doanh trên Internet nói riêng. Những bộ
quy tắc ứng xử trên không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng đang được
nghiên cứu và ban hành, trở thành hành lang pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền
tự do kinh doanh của các chủ thể. Pháp luật điều chỉnh việc thực hiện quyền tự do kinh
doanh trên Internet có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
140
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Internet và quyền tự do kinh doanh trên Internet
Kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục của các chủ thể kinh doanh ở
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ và
phân phối sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Kinh doanh là hoạt động kinh tế cơ
bản của kinh doanh thương mại, là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua,
bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.
Kinh doanh trên Internet là hoạt động kinh doanh của các chủ thể khi tiến hành trao
đổi, mua bán hàng hóa trên mạng Internet. Trên thị trường Internet, người mua tự do tìm
hiểu về giá cả, về chất lượng hàng hóa, tự do so sánh, và tự do lựa chọn dịch vụ, tự do
tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu. Ngược lại, người bán, tự do bán những mặt hàng
được pháp luật cho phép, tự do quảng cáo, tự do tìm kiếm khách hàng, đồng thời, các
doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ một đến một với số lượng khách hàng rất lớn mà
cần nhiều nhân lực và chi phí.
Tự do kinh doanh trên Internet là hoạt động kinh doanh của các chủ thể khi tiến hành
trao đổi, mua bán hàng hóa mà ở đó con người được tự do tiến hành các hoạt động trao đổi,
thông thương với nhau các sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người
tiêu dùng.
Quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam trong những qua đã có sự phát triển đột phá. Các
quy định pháp luật về kinh doanh, tự do kinh doanh, quyền tự do kinh doanh đã được chỉnh
sửa cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong từng thời kì lịch sử. Đặc biệt quyền này
được quy định cụ thể tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh
doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này hàm chứa hai nội
dung quan trọng, đó là: 1/Mọi người có quyền tự do kinh doanh; 2/ Giới hạn của quyền tự
do trong kinh doanh. Từ những quy định đó pháp luật về quyền tự do kinh doanh của các
chủ thể được biểu hiện cụ thể hơn ở Luật doanh nghiệp 2014. Tại Điều 7 Luật này quy
định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm;
có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn
ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề
kinh doanh”. Với quy định này cho phép các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn ngành
nghề kinh doanh, phương thức kinh doanh, địa bàn kinh doanh tùy thuộc vào mong muốn
của chính bản thân doanh nghiệp và do chủ thể kinh doanh toàn quyền quyết định.
Quyền tự do kinh doanh trên Internet là quyền con người cơ bản khi tham gia vào các
hoạt động kinh doanh trên các Website mà ở đó giữa các chủ thể trao đổi, thỏa thuận với
nhau bằng những giao dịch điện tử. Thông qua giao dịch đó các sản phẩm, hàng hóa được
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
141
trao đổi thông thương trên thị trường. Để hoạt động này được thực thi có ý nghĩa cần phải
có một hành lang pháp lý đủ mạnh nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ sở và tin tưởng vào
việc quản lý của nhà nước. Vậy nên việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về
Internet đối với quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
là việc làm quan trọng nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động
kinh doanh an tâm hơn trong các giao dịch.
2.2. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh trên Internet
Quyền tự do kinh doanh ở nước ta gắn liền với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đặt ra
yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế. Để quyền
tự do kinh doanh trên Internet được thực hiện một cách tự giác, đầy đủ và phát huy giá trị
đích thực của nó, đòi hỏi phải có những tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế và pháp luật.
Trong đó, pháp luật đóng vai trò chủ đạo hình thành và đảm bảo quyền tự do kinh doanh.
Vì thế hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng cao (về cơ cấu, nội dung và cơ chế điều
chỉnh) nhằm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và đồng bộ với những yêu cầu của quyền tự do
kinh doanh và sẽ là sự đảm bảo pháp lý vững chắc cho quyền tự do kinh doanh trên
Internet trở nên sống động và thiết thực đối với đời sống kinh tế của đất nước [1]. Để
quyền tự do kinh doanh trên Internet được thực hiện chủ động cần đảm bảo các điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, về vốn, tài sản. Đây là khoản thu nhập hợp pháp của các nhà kinh doanh,
các doanh nghiệp phải bảo đảm an toàn và vận hành hoạt động này một cách trôi chảy
trong sự tồn tại lâu dài và phát triển. Vốn, đầu tư vốn là vấn đề quan trọng, vấn đề sống
còn của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp trường
vốn tức là doanh nghiệp có đủ khả năng để mở rộng địa bàn kinh doanh, mở rộng các hàng
hóa, sản phẩm, từ đó quyền kinh doanh của các chủ thể kinh doanh ngày càng được pháp
luật đảm bảo.
Thứ hai, về ngành nghề kinh doanh. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh các nhà đầu
tư phải được quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo khả năng và sở
thích của mình. Các nhà kinh doanh phải là “những nhân vật trung tâm” trên thị trường và
họ được tự do “biểu diễn” một cách sáng tạo để tự quyết định đối với những vấn đề phát
sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Tự do hợp đồng, tự do lựa chọn bạn hàng,
tự do hợp tác kinh tế, tự do cạnh tranh theo pháp luật.
Thứ ba, sự bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể kinh doanh. Việc đảm bảo sự
bình đẳng cho các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh góp phần làm cho các chủ
thể yên tâm đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng vào quá trình sản xuất, từ đó giúp hoạt động kinh
doanh ngày một phát triển và việc tự do kinh doanh trên Internet được thực hiện đa dạng,
phong phú trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
142
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thứ tư, chế tài nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm trong kinh doanh (chế tài
hình sự, chế tài hành chính, chế tài tài sản), từ đó đòi hỏi các chủ thể tiến hành hoạt động
kinh doanh phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, phải có cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có hiệu lực và hiệu
quả. Quá trình kinh doanh không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm. Cần có những biện
pháp, cơ chế giải quyết mang tính đồng bộ, phù hợp với pháp luật và môi trường kinh
doanh để tránh bỏ lọt những hành vi vi phạm và xử lý oan sai những chủ thể kinh doanh.
Các điều kiện kinh doanh trên phải được phản ánh và thể hiện một cách đầy đủ, đồng
bộ, kịp thời, cụ thể và minh bạch trong hệ thống pháp luật kinh doanh, nhất là đối với hoạt
động kinh doanh trên Internet. Việc đảm bảo được quyền tự do kinh doanh trên Internet
một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các chủ thể kinh doanh, tạo hành lang
pháp lý quan trọng trong quá trình điều chỉnh các hành vi kinh doanh trên mạng Internet.
2.3. Internet với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh
và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay
2.3.1. Internet với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ thể
Ngày nay, Internet là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi con người trong
thời đại công nghệ thông tin ngày một phát triển. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống
khiến đời sống của con người ngày một tiện dụng, phát triển thịnh vượng hơn. Theo thống
kê, số lượng người dùng Internet đạt số lượng 1 tỷ vào 2005, tăng lên 2 tỷ người dùng
internet vào năm 2010 và đạt được 3 tỷ người trong năm 2014. Đến quý II năm 2008 với
4.087 tỷ người dùng Internet, chiếm 54% so với tổng dân số toàn cầu là 7.615 tỷ người. Tại
Việt Nam, sau 2 năm khởi đầu 1996 & 1997 với lượng ít ỏi người sử dụng, số lượng người
dùng Internet tại Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt giai đoạn
2012-2013, số lượng người dùng tăng trưởng mạnh nhất, với 28% tăng trưởng năm 2013
nhiều hơn so với năm trước. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2011
chỉ ra rằng, với tỷ lệ 42%, Internet đã trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ
biến nhất tại Việt Nam, vượt qua radio với 23% và báo giấy 40%. Đọc tin tức trên mạng là
hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp sau là truy cập vào các cổng thông tin
điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia [2]. Tính đến 2018, số lượng người dùng ở Việt
Nam là 64 triệu người theo báo cáo của We Are Social và 55 triệu người theo báo cáo của
Stalista [3]. Ghi nhận việc sử dụng Internet, ngày 5/7/2017, Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết ghi nhận rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng
lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể
hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
143
Với lượng người truy cập và sử dụng mạng Internet ngày một tăng như vậy, không chỉ
cho chúng ta thấy sự phát triển của công nghệ, mà còn khẳng định đây là “mảnh đất” kinh
doanh đầy tiềm năng cho các nhà kinh tế. Internet đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích
trong việc phát triển kinh tế. Cụ thể:
Một là, Internet hỗ trợ kiếm tiền trực tuyến đăng bán sản phẩm trên Internet, chỉ cần
thiết lập một tài khoản bán hàng online, nhà cung cấp có thể đăng tải, cung cấp hình ảnh
sản phẩm của mình đến với khách hàng mà không phải trưng bày, tạo gian hàng, hay chi
phí mặt bằng để mở gian hàng; tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho các nhà cung cấp.
Tương tự, việc mua hàng cũng trở nên đơn giản hơn đối với người tiêu dùng thông thái.
Người tiêu dùng chỉ việc ngồi nhà, bật máy tính có kết nối internet là có thể tìm đến những
trang web của nhà cung cấp, hay những trang web bán hàng online, người tiêu dùng cũng
sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức của mình khi lựa chọn một món hàng phù hợp nhu
cầu. chỉ cần cú “click” chuột là có thể mua được hàng và giao hàng đến tận nhà. Hay có thể
đặt được một chuyến du lịch cho bản thân.
Hai là, nhờ Internet, có thể liên kết với nhiều khách hàng từ những địa điểm khác nhau
mà không cần điện thoại hay gặp trực tiếp nhờ các ứng dụng facebook, zalo, skype Việc
giao dịch, mua bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhờ internet mà người mua,
người bán sẽ không phải gặp nhau trực tiếp để xác lập giao dịch, tiết kiệm được rất nhiều
chi phí và thời gian đi lại cũng như chuẩn bị. Thanh toán trực tuyến và các giao dịch tài
chính cũng được thực hiện bởi Internet. Việc thanh toán được đảm bảo an toàn trở nên dễ
dàng, nhanh chóng và ít thủ thục rắc rối.
Ba là, hoạt động Internet không chỉ phục vụ hoạt động mua bán, trao đổi trong kinh
doanh, mà trong quá trình điều hành, vận hành doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn.
Việc quản lý có thể thông qua hệ thống thư điện tử (e-mail); các nhà tuyển dụng cũng có
thể thông qua internet để tìm kiếm nhân sự cho công ty mình
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, nếu coi Inetrnet là một ngành thì có thể gọi Internet
là một ngành “xương sống” của nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo nghiên cứu của Viện
nghiên cứu McKinsey toàn cầu tại 13 quốc gia chiếm hơn 70% tổng GDP toàn cầu, bao
gồm các nước G8, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thụy Điển và Hàn Quốc, cho thấy
các hoạt động qua mạng Internet chiếm phần đáng kể và ngày càng tăng trong GDP. Trong
giai đoạn từ 1995 đến 2009, Internet chiếm 10% tổng GDP trong 5 năm cuối cùng của giai
đoạn trên, đóng góp vào tăng trưởng GDP của các nước này đã tăng gấp đôi, tới 21%.
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tham gia tăng trưởng nhanh nhất trong chuỗi cung
ứng toàn cầu trên Internet [4].
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới. Theo nghiên
cứu của Google và Temasek Holdings, Kinh tế Internet ở Việt Nam được dự đoán tăng
144
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
trưởng với tốc độ CAGR (Compounded Annual Growth rate - Tốc độ tăng trưởng hàng
năm kép là một thuật ngữ kinh doanh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên hóa
trơn tru trong một thời kỳ nhất định) là 25% trong giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2025, từ
3 tỷ USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2018 và tới 33 tỷ USD vào năm 2025. Tốc độ tăng
trưởng này có được là nhờ số lượng người dùng Internet ngày càng tăng, nhiều lĩnh vực
tăng mạnh như thương mại điện tử năm 2018 tăng gần gấp đôi so với năm trước, trong khi
quảng cáo trực tuyến và trò chơi tăng 50% [5].
2.3.2. Vai trò của pháp luật đối với quyền tự do kinh doanh trên Internet
Trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet trong sự phát triển kinh tế, quyền tự do
kinh doanh trên Internet là vấn đề được quan tâm và chú trọng. Một nền kinh tế có mở cửa
hay không, có phát triển hay không một phần phụ thuộc vào hoạt động thực hiện tự do kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp, cũng như chính sách của nhà nước và pháp luật trong việc
mở cửa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Quyền tự do kinh doanh
của các chủ thể được quy định trên một số phương diện sau:
- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Ngày nay, hầu hết tất cả các ngành nghề thương mại đều sử dụng internet là công cụ
truyền thông và bán hàng hữu hiệu. Theo khảo sát mới đây của Hội Doanh nghiệp Hàng
Việt Nam chất lượng cao, cách đây 1 năm mua sắm online mới chỉ chiếm 0,9%, thì chỉ sau
một năm, kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng
gấp ba lần (2,7%) [6]. Với nhu cầu mua sắm online ngày càng gia tăng, các chủ thể kinh
doanh không thể bỏ lỡ việc phục vụ nhu cầu thiết yếu này của người tiêu dùng. Mỗi chủ
thể kinh doanh đều có hệ thống website - hệ thống các trang thông tin điện tử riêng của
mình, thông qua các website, chủ thể kinh doanh có thể giới thiệu sản phẩm đa dạng của
mình. Hệ thống internet không giới hạn việc chủ thể kinh doanh phải kinh doanh gì, hay
điều kiện kinh doanh sản phẩm như thế nào. Hệ thống internet rất mở trong việc đăng tải
thông tin về sản phẩm cũng như ngành nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Hiện nay,
trên hệ thống Internet có đa dạng các ngành nghề kinh doanh, như kinh doanh mặt hàng
tiêu dùng của Lazada, Sendo, Shopee, Amazone; hay như trong lĩnh vực giao thông vận
tải, đặt một chuyến xe taxi hay xe máy để di chuyển thì tiện ích hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, việc tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh vẫn phải theo khuôn khổ của
pháp luật. Theo Luật an ninh mạng, tại khoản 1 Điều 19 quy định về hành vi vi phạm pháp
luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là: “Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng
hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật”. Tại Điều 3, Thông tư số
47/2014/BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý website thương
mại điện tử thì các mặt hàng sau đây thuộc danh mục cấm: i/ Súng săn và đạn súng săn, vũ
khí thể thao, công cụ hỗ trợ; ii/ Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
145
iii/ Rượu các loại; iv/ Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các
bộ phận của chúng đã được chế biến; v/ Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy
định của pháp luật. Có thể nói pháp luật là công cụ quan trọng trong việc điều tiết các hàng
hóa kinh doanh, là cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh
doanh và là công cụ hỗ trợ trong việc xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh
của các chủ thể.
- Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh, loại hình tổ chức kinh tế
Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ quy định về
thương mại điện tử thì các chủ thể kinh doanh thương mại điện tử bao gồm: i/ Thương
nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; ii/ Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; iii/ Thương
nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi
nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam. Hiện nay, hoạt
động thương mại điện tử không giới hạn mô hình hay loại hình tổ chức kinh doanh, chủ thể
kinh doanh rất đa dạng. Khi đó, các chủ thể kinh doanh sẽ căn cứ vào nhu cầu, mục đích,
vốn để lựa chọn loại hình hay mô hình kinh doanh phù hợp, từ đó thực hiện tổ chức hoạt
động kinh doanh theo mô hình hay loại hình mà mình lựa chọn theo quy định của
pháp luật.
Sau khi đảm bảo điều kiện về đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể tiến hành
hoạt động kinh doanh online thông qua website bán hàng. Điều kiện để thiết lập website
thương mại điện tử bán hàng là phải có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy
định về quản lý thông tin trên Internet; phải thông báo với Bộ Công thương về việc thiết
lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định. Đối với cá nhân thì cá nhân đã
được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân mới được thiết lập website thương mại điện tử bán
hàng. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ của sàn giao dịch thương mại điện tử, cần phải
lưu ý rằng sàn giao dịch điện tử đó phải được đăng ký với Bộ Công thương.
- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn
Trong kinh doanh quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn là một
trong quyền kinh doanh được pháp luật cho phép. Trong quá trình kinh doanh Inetrnet hỗ
trợ đắc lực cho các chủ thể trong việc huy động vốn kinh doanh của mình. Thông qua các
công ty tài chính, hay các dịch vụ của Ngân hàng, các chủ thể có thể dễ dàng tìm kiếm,
cũng như lựa chọn cách thức huy động vốn phù hợp và đúng pháp luật. Việc thực hiện huy
động vốn còn được thể thông qua việc phát hành cổ phiếu, cổ phần của mình trên hệ thống
online một cách nhanh chóng và tiện lợi. Đặc biệt, hệ thống quản hành chính cũng đang
dần tiến tới số hóa, do vậy hoạt động đăng ký kinh doanh, cũng như thay đổi thông tin của
doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
146
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Quyền tự do kí kết hợp đồng
Trong thương mại điện tử, việc giao kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu trước đây, khi giao kết hợp đồng, các bên phải tốn nhiều công sức, tiền bạc, thời gian
để có được cuộc gặp với đối tác, thì nay, các bên chỉ cần trao đổi thỏa thuận qua email, qua
fax hay phát triển hơn là chỉ cần qua một cú “click” chuột xác nhận mua bán là giao dịch
đã được xác lập. Giao dịch thành công khi người mua hàng nhận được hàng, hóa đơn tiền
hàng và thanh toán cho nhà cung cấp. về phía nhà cung cấp, sẽ xác minh giao dịch mua
bán này thông qua phiếu xuất kho, vận đơn hoặc ghi nhận hệ thống về việc khách hàng đã
nhận được sản phẩm tất cả những hóa đơn, vận đơn hay phiếu xuất kho được nêu trong ví
dụ trên, trong thương mại điện tử được gọi là chứng từ điện tử, có giá trị như bản gốc, xác
nhận hoạt động giao dịch điện tử. Hoạt động giao dịch được thể hiện đa dạng dưới mọi
hình thức theo quy định của pháp luật, cụ thể việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử
được quuy định tại chương II, Nghị định 52/2013. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức
văn bản hoặc hình thức xác nhận thông qua chứng từ; Hay phổ biến hơn là sử dụng chức
năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp
Internet xuất hiện, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều
vấn đề cần được tháo gỡ. Điển hình là vấn đề về giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh. Trong mối quan hệ nào cũng vậy, không thể tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn
giữa các chủ thể trong quan hệ đó, và việc giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào, bằng cách
nào cho thỏa đáng cũng là bài toán đặt ra đối với các bên tham gia, các nhà làm luật và các
bên liên quan. Hiện nay có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đang được áp dụng
để giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng phương thức
giải quyết tranh chấp nào không chỉ phụ thuộc vào thẩm quyền xử lý, mà còn phụ thuộc
vào sự phù hợp của phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên lựa chọn.
Hoạt động thương mại nói chung, các bên chủ thể đã có quyền tự do lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp, trước, hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Việc lựa chọn sẽ do ý chỉ
chủ quan của các bên, sự thống nhất ý chí chủ quan và được các bên chủ thể cũng như các
bên liên quan ghi nhận. các phương thức gaiir quyết tranh chấp rất đa dạng, bao gồm các
phương thức thay thế (ADR - Alternative Dispute Resolution) như hòa giải, thương lượng;
bên cạnh đó còn có các phương thức giải quyết như Trọng tài, Tòa án.
- Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
“Mảnh đất” Internet là mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng cho những chủ thể kinh doanh
biết khai thác nó. Tuy nhiên, đó cũng là nơi các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh với
nhau để có được thị phần ổn định, vị trí ổn định trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh
và mạnh như ngày nay. Về mọi khía cạnh kinh doanh, các chủ thể đều được pháp luật bảo
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
147
vệ nhằm hướng tới cạnh tranh lành mạnh. Trong Hiệp định GATS (hiệp định thương mại
hàng hóa của WTO - tổ chức thương mại thế giới), Điều VIII buộc quốc gia thành viên
không được để cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ độc quyền lạm dụng vị trí độc
quyền, Điều IX yêu cầu quốc gia thành viên phải thừa nhận một số hành vi của doanh
nghiệp là hạn chế cạnh tranh, cần có sự tham vấn, hợp tác giữa các quốc gia nhằm mục
đích loại bỏ các hành vi đó. Hay như Theo quy định tại Điều 39 và Điều 44 Luật Cạnh
tranh, cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác, đưa ra thông tin không trung thực,
gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cũng vậy, các chủ thể kinh doanh đều
được đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của mình, thông qua hoạt động đăng ký tên miền,
cũng như hoạt động đăng ký nhãn hiệu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mỗi chủ thể kinh
doanh. Việc quản lý tên miền của các chủ thể kinh doanh, không chỉ là hoạt động quản lý
của nhà nước, mà đó còn là cách thức đảm bảo tự do cạnh tranh của các chủ thể, tránh
trường hợp tên miền dễ gây nhầm lẫn, hoặc bị đánh cắp gây thiệt hại không nhỏ trong việc
cạnh tranh thương hiệu.
2.4. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh
doanh trên Internet
Thứ nhất, trong việc thu thuế và quản lý thuế. Kinh doanh trên Internet là hoạt động
thương mại điện tử được tiến hành trên mạng Internet. Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân khi
tiến hành kinh doanh và có thu nhập đến một ngưỡng nhất định có nghĩa vụ phải nộp thuế
và nhà nước có quyền được thu thuế. Yêu cầu đặt ra cần có phải có đội ngũ cán bộ thuế có
trình độ cao về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết ứng dụng phần mềm để kiểm soát được các
giao địch kinh doanh trên Internet. Theo Điều 2 Luật Quản lý thuế năm 2006 và được sửa
đổi bổ sung năm 2012, 2014, 2016 thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại có
nghĩa vụ nộp thuế không phân biệt giao dịch được thực hiện theo phương thức truyền
thống hay thương mại điện tử. Quy định này phù hợp với chính sách thuế thương mại điện
tử của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đặt ra năm 1999: “Nguyên tắc đánh thuế đối
với thương mại truyền thống phải được áp dụng ngang bằng với thương mại điện tử”. Để
cụ thể hóa việc này nhà nước ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi năm
2013, 2014,2016; Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP về
Luật thuế giá trị gia tăng. Như vậy các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên Internet có
trách nhiệm phải nộp thuế giá trị gia tăng, bên cạnh đó còn phải nộp thuế nhập khẩu, tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu. Mặt khác việc
áp dụng trong pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này vẫn chưa được
kiểm soát chặt chẽ. Hiện nay các hoạt động kinh doanh trên Internet diễn ra thường xuyên,
148
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
phổ biến với hàng chục nghìn tài khoản kinh doanh qua mạng đã được cục thuế địa phương
thông báo và đề nghị nộp thuế nhưng kết quả không như mong đợi. Việc thanh toán bằng
tiền mặt thông qua người vận chuyển hay chuyển khoản giữa người mua và người bán qua
ngân hàng cho đến nay chưa xác định được số tiền thuế phải chi trả. Bên cạnh đó cơ quan
quản lý chưa đưa ra được những quy định phù hợp với hình thức kinh doanh này dẫn đến
việc thu thuế qua mạng xã hội không được thuận lợi [7]. Vì vậy cần có những quy định bắt
buộc các giao dịch kinh doanh trên Internet phải dùng hóa đơn điện tử, đồng thời dữ liệu
hóa đơn điện tử phải được kết nối với dữ liệu bán hàng và dữ liệu kế toán có như vậy mới
kiểm soát được thuế của các chủ thể khi tiến hành kinh doanh. Để kiểm soát được hoạt
động này cần quy định theo hướng các hoạt động mua bán trực tuyến phải thanh toán qua
hệ thống ngân hàng. Quy định này giúp minh bạch hóa các giao dịch và giúp nhà nước
kiểm soát được thuế. Và đây được coi là thông lệ quốc tế và tất yếu khách quan của nền
kinh tế thị trường mà Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi.
Thứ hai, sự cạnh tranh không công bằng. Hiện nay việc kinh doanh trực tuyến có sức
thu hút rất lớn đối với cả người mua và người bán dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ. Việc
pháp luật cho phép các chủ thể có quyền được tự do kinh doanh dẫn đến thị trường kinh
doanh trên Internet sôi động hẳn lên trong thời gian qua [8]. Các nhà đầu tư cung cấp các
sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên thực tế hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất
hiện nhiều dẫn đến không tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó dẫn đến việc các chủ
thể rất khó đứng vững và phát triển trên thị trường. Vậy nên, cần có một hành lang pháp
luật đủ mạnh để tạo sức răn đe đối với các chủ thể kinh doanh trên Internet khi không tuân
thủ hoặc thực hiện những giao dịch vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Quy định đó
nhằm điều tiết hành vi của các chủ thể góp phần hạn chế các hành vi vi phạm. Để làm được
điều đó nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt hành chính hoặc hình sự nhằm răn đe và
ngăn chặn hành vi phạm tội khi kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu
mã, chủng loại
Thứ ba, rủi ro về dữ liệu khi kinh doanh trên Internet. Theo con số thống kê, Việt Nam
là quốc gia xếp thứ 101/193 quốc gia trên thế giới về việc bị lộ các thông tin trên Internet
[9]. Điều đó cho thấy việc tiến hành kinh doanh và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của
các chủ thể chưa được đảm bảo. Cần thiết phải có chế tài để ngăn chặn các trường hợp lấy
cắp thông tin trên Internet mà chưa được sự cho phép và đồng ý của các chủ thể kinh
doanh. Mặt khác, cần có một công nghệ tiên tiến hơn để quản lý các thông tin đối với các
chủ thể kinh doanh. Có như vậy, mới tạo niềm tin tuyệt đối cho các chủ thể kinh doanh.
Hơn nữa, cần thiết lập một đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh – kiểm tra đối với
những hành vi, chủ thể có dấu hiệu xâm phạm đến các thông tin của các doanh nghiệp
kinh doanh.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019
149
Thứ tư, về tiêu chuẩn công nghiệp. Hiện nay việc kinh doanh trên Internet đang gặp
một số cản trở về phát triển của mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoặc chưa tạo điều
kiện thuận lợi như đăng kí website thương mại điện tử, mua tên miền, thuê máy chủ hay
như là sự chậm trễ về dịch vụ chứng thực điện tử, thanh toán điện tử. Sự thiếu đồng bộ về
tiêu chuẩn công nghiệp trên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trao đổi thông
tin đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng như thanh toán hàng hóa. Do đó cần ban
hành các tiêu chuẩn về công nghiệp một cách cụ thể, rõ ràng và có hướng dẫn thực hiện
giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện cũng như quản lý về kinh doanh
trên mạng Internet. Có như vậy quyền đảm bảo về tự do kinh doanh của các chủ thể mới
được phát huy, thị trường kinh doanh mới ngày càng được mở rộng.
3. KẾT LUẬN
Internet đem đến nhiều lợi ích đối với hoạt động kinh doanh nói chung và quyền tự do
kinh doanh nói riêng. Internet phần nào thúc đẩy sự phát triển quyền tự do kinh doanh của
các chủ thể kinh doanh trong xã hội kinh tế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo cho
quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, cần có những biện pháp, những chế
định cũng như xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện hơn, tránh việc lạm dụng internet của
những đối tượng xấu, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và sự phát
triển kinh tế quốc gia và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Ngọc Cương (2013), “Báo cáo Luật doanh nghiệp với việc bảo đảm tự do kinh doanh ở
nước ta”, Tạp chí Luật học số 5/2013.
2. https://www.google.com.
3. Https://www.dammio.com/2018/05/22/bieu-do-nguoi-dung-internet-viet-nam
4.
29901.html?mobile=true, truy cập ngày 29/4/2019.
5.
2019031606500560p4c145.news, truy cập ngày 29/4/2019.
6.
mot-nam-qua-5201830115852146.htm, truy cập ngày 29/4/2019.
7. Nguyễn Thị Lan Hương (2015), Pháp luật thuế - Lí luận, lịch sử, thực trạng và so sánh, - Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao - Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Phạm vi và giới hạn
của tự do Internet, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Kim, Byung-Keun (2005), Internationalising the Internet the Co-evolution of influence and
Technology, - Edward Elgar, ISBN 1845426754, p.51-55.
150
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THE ROLE OF LAWS IN THE IMPLEMENTATION OF THE
RIGHT TO FREE BUSINESS IN THE INTERNET NETWORK IN
THE CURRENT ECONOMIC MARKET BACKGROUND
Abstract: Today's Internet has become an integral part of modern society and in every
person's life. With huge data resources, the ability to connect everything and the inherent
convenience. The Internet has become a great tool for all communication and connection,
a means of learning, sharing, exploiting information and economic development of
human society. Today, we are shifting to the 4.0 industrial revolution and in that context,
the Internet has become more and more popular, an important means and tool in human
life. Vietnam is one of the countries with the rapid development of the Internet and the
leading country in terms of the number of people using social networks. The utilities that
the Internet offers are indisputable.
Keywords: Internet, freedom of business, law on freedom of business, role of law.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_phap_luat_trong_viec_thuc_hien_quyen_tu_do_kinh.pdf