Từ những phân tích trên ta có thể nói Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu để đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển để từng bước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Những thành tựu và kinh nghiệm mà chúng ta đã đạt được đã tạo tiền đề cho phép Đảng ta quyết định chuyển mọi hoạt động của đất nước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và vựng chắc tiến trên con đường xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó nước ta đang chú trọng đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong trong nền sản xuất kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay( một quy luật tất yếu quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).
31 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội, sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nền sản xuất kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển công cụ lao động kinh nghiệm và kỹ năng lao động; là sự hiểu biết về đối tượng tính năng tác dụng của công cụ lao động , môi trường, sự thành thạo ít hay nhiều trong việc sử dụng công cụ khả năng cải tiến công cụ. Toàn bộ những nhân tố ấy kết hợp trong người lao động làm thành yếu tố người lao động.
Tư liệu sản xuất bao gồm: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động và những phương tiện, vật liệu khác dùng để tăng cường, hỗ trợ cho tác động công cụ lao động lên đối tượng. Tư liệu lao động là vật hay hệ thống những vật được con người đặt giữa mình với đối tượng lao động để truyền những tác động của con người lên đối tượng nhằm biến đổi chúng thành những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Do đó, tư liệu lao động được coi là cánh tay thứ 2 của con người. Nó kéo dài và tăng cường sức mạnh thế giới quan con người Tư liệu lao động do con người sáng tạo ra, trong đó công cụ sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc biến đổi tự nhiên.
Đối tượng lao động là toàn bộ những khách thể tự nhiên hoặc những vật liệu tự nhiên đã được con người làm biến đổi nhưng chưa thành sản phẩm. Những khách thể và vật liệu này có thể biến thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người và sự tác động của con người. Đối tượng lao động mang lại cho con người tư liệu sinh hoạt.
C. Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"
Ngày nay khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tức là trở thành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất. Khác với trước đây việc ứng dụng và sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật ở cách xa sản xuất
Những yếu tố nói trên của lực lượng sản xuất liên hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có ở trong sự kết hợp đó chúng mới là lực lượng sản xuất. Còn trong sự tách rời chúng chỉ là lực lượng sản xuất ở dạng tiềm năng. Trong những yếu tố của lực lượng sản xuất, thì con người lao động giữ vai trò quyết định. Vì con người không những tạo ra lực lượng sản xuất mà còn sử dụng nó lực lượng sản xuất chỉ là sự biểu hiện những năng lực của bản thân con người
1.2. Quan hệ sản xuất được hiểu ra sao:
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, trong quá trình sản xuất con người phải có những quan hệ, con người không thể tách khỏi cộng đồng. Như vậy việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính qui luật rồi. Nhìn tổng thể quan hệ sản xuất gồm ba mặt.
- Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người đối với tư liệu sản xuất, nói cách khác tư liệu sản xuất thuộc về ai.
- Chế độ tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh, tức là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất như phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động quan hệ giữa người quản lý với công nhân.
- Chế độ phân phối sản xuất, sản phẩm tức là quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao phúc lợi người lao động. Đóng góp ngày càng nhiều cho nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất vấn đề quan trọng mà đại hội VI nhấn mạnh là phải tiến hành cả ba mặt đồng bộ: chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối không nên coi trọng một mặt nào cả về mặt lý luận, không nghi ngờ gì rằng: chế độ sở hữu là nền tảng quan hệ sản xuất . Nó là đặc trưng để phân biệt chẳng những các quan hệ sản xuất khác nhau mà còn các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch sử như mức đã nói.
- Thực tế lịch sử cho thấy rõ bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào đều mang một mục đích kinh tế là nhằm bảo đảm cho lực lượng sản xuất có điều kiện tiếp tục phát triển thuận lợi và đời sống vật chất của con người cũng được cải thiện. Đó là tính lịch sử tự nhiên của các quá trình chuyển biến giữa các hình thái kinh tế - xã hội trong quá khứ và cũng là tính lịch sử tự nhiên của thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Và xét riêng trong phạm vi một quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất của sở hữu cũng quyết định tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng khong đối lập mà còn phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của chế độ kinh tế - xã hội mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chưa bao giờ coi hình thái kinh tế - xã hội nào đã tồn tại kể từ trước đến nay là chuẩn nhất. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội cùng với một quan hệ sản xuất thống trị, điển hình còn tồn tại những quan hệ sản xuất phụ thuộc, lỗi thời như là tàn dư của xã hội cũ. Ngay ở cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất cũng không chỉ có một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuần nhất. Tất cả các tình hình trên đều bắt nguồn từ phát triển không đều về lực lượng sản xuất không những giữa các nước khác nhau mà còn giữa các vùng và các ngành khác nhau của một nước. Việc chuyển từ quan hệ sản xuất lỗi thời lên cao hơn như C.Mác nhận xét: "Không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi..." phải có một thời kỳ lịch sử tương đối lâu dài mới có thể tạo ra điều kiện vật chất trên.
II- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mâu thuẫn hay phù hợp.
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1859 C.Mác viết "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất. Những qui luật này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ..." Người ta thường coi tư tưởng này của Mác là tư tưởng về "Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất".
Các mối quan hệ trong sản xuất bao gồm nhiều dạng thức khác nhau mà nhìn một cách tổng quát thì đó là những dạng quan hệ sản xuất và dạng những lực lượng sản xuất từ đó hình thành những mối lien hệ chủ yếu cơ bản là mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nhưng mối liên hệ giữa hai yêu tố cơ bản này là gì? Phù hợp hay không phù hợp. Thống nhất hay mâu thuẫn? Trước hết cần xác định khái niệm phù hợp với các ý nghĩa sau.
- Phù hợp là sự cân bằng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập hay "sự yên tĩnh" giữa các mặt.
- Phù hợp là một xu hướng mà những dao động không cân bằng sẽ đạt tới.
Trong phép biện chứng sự cân bằng chỉ là tạm thời và sự không cân bằng là tuyệt đối. Mâu thuấn đôi khi là động lực của sựphát triển . Ta biết rằng trong phép biện chứng cái tương đối không tách khỏi cái tuyệt đối nghĩa là giữa chúng không có mặt giới hạn xác định. Nếu chúng ta nhìn nhận một cách khác có thể hiểu sự cân bằng như một sự đứng im, còn sự không cân bằng có thể hiểu như sự vận động. Tức sự cân bằng trong sản xuất chỉ là tạm thời còn không cân bằng không phù hợp giữa chúng là tuyệt đối. Chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận tính chân lý vĩnh hằng của sự vận động. Cũng vì vậy chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận, nhận thức được sự phát triển trong mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chừng nào ta thừa nhận tính vĩnh viễn không phù hợp giữa chúng.
Từ những lý luận đó đi đến thực tại nước ta cũng vậy với quá trình phát triển lịch sử lâu dài của mình từ thời kỳ đồ đá đến thời văn minh hiện đại. Nước ta đi từ sự không phù hợp hay sự lạc hậu từ nền văn minh lúa nước. Tuy nhiên quá trình vận động và phát triển của sản xuất là quá trình đi từ sự không phù hợp đến sự phù hợp, nhưng trạng thái phù hợp chỉ là sự tạm thời, ngắn ngủi, ý muốn tạo nên sự phù hợp vĩnh hằng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là trái tự nhiên, là thủ tiêu cái không thủ tiêu được, tức là sự vận động.
Tóm lại, có thể nói thực chất của qui luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là qui luật mâu thuẫn. Sự phù hợp giữa chúng chỉ là một cái trục, chỉ là trạng thái yên tĩnh tạm thời, còn sự vận động, dao động sự mâu thuẫn là vĩnh viễn chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới đủ khả năng vạch ra động lực của sự phát triển mới có thể cho ta hiểu được sự vận động của qui luật kinh tế.
2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở "Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất".
Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự "chủ động" không đồng nghĩa với sự chủ quan tuỳ tiện, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại.
+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất. Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế.
III- NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở khách quan tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
a) Khi phân biệt hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, kết luận về phương pháp luận: khi giai cấp vô sản giành được chính quyền cần có thái độ đối xử khác nhau đối với 2 loại tư hữu của hai loại hình sản xuất hàng hóa trên.
- Đối với tư hữu tư bản chủ nghĩa: Quốc hữu hóa. Nhưng bản thân quá trình quốc hữu hóa có nhiều hình thức và giai đoạn: hoặc bằng tịch thu hoặc bằng hình thức chuộc lại và phải được tiến hành dần dần từng bước một hoặc bằng sự liên kết của Nhà nước với các cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa để hình thành kinh tế tư bản Nhà nước. Vì thế trong một thời gian dài vẫn còn tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
- Đối với tư bản nhỏ của người sản xuất hàng hóa nhỏ thì chỉ có thông qua con đường hợp tác hóa. Để tiến hành hợp tác hóa theo quy luật và nguyên tắc cần phải có thời gian. Do đó trong thời kỳ quá độ còn thành phần cá thể của nông dân và thợ thủ công, tiểu thương là một tất yếu.
b) Các thành phần kinh tế tư nhân do lịch sử để lại: Trong thời kỳ quá độ cần phải được phát triển để sản xuất và đời sống không bị mất mát gián đoạn. Nó phù hợp với lợi ích của người lao động và có vai trò quan trọng trong việc xác lập và phát triển hệ thống kinh tế mới.
c) Để giữ lại được chính quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản cần xây dựng hệ thống kinh tế mới, trước hết là kinh tế quốc doanh làm cơ sở để phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ.
- Xác định bản chất các thành phần kinh tế dựa trên quan hệ sở hữu và tính chất của lao động. Mỗi thành phần kinh tế có nhiều kiểu sản xuất hàng hóa của nó, hợp thành kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Còn gọi là nền kinh tế hàng hóa quá độ, chứ không phải là kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa.
- Nền kinh tế hàng hóa quá độ là nền kinh tế hàng hóa kết hợp những kiểu sản xuất hàng hóa không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
2. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế quá độ ở Việt Nam tại Đại hội Đảng IX có 6 thành phần kinh tế.
2.1.1) Kinh tế Nhà nước: Là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm Nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
- Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì:
+ Nó nắm những ngành, những cơ sở kinh tế then chốt như: công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, bưu điện để đảm bảo cân đối chủ yếu của nền kinh tế là cơ sở để định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Được Nhà nước trực tiếp quản lý và giúp đỡ phát triển.
+ Xu hướng vận động của nó ngày càng được mở rộng và phát triển, tiến tới thống trị trong nền kinh tế.
- Để làm được như vậy phải hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vón hoặc có cổ phần chi phối ở một ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước về thực chất là giải quyết vấn đề sở hữu, theo những hướng sau:
+ Đầu tư có hiệu quả (cả trang bị kĩ thuật, vốn, trình độ quản lý vào những đơn vị kinh tế nắm những mạch máu quan trọng của nền kinh tế.
+ Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn.
+ Giao bán khoán cho thuê các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ.
+ Sáp nhập, giải thể cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện các biện pháp trên (cả nước có khoảng 250 xí nghiệp quốc doanh trung ương, 2041 xí nghiệp quốc doanh địa phương quản lý).
- Về mặt quản lý kinh tế Nhà nước phải phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2) Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung bình đẳng, cùng có lợi.
- Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là chính bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên.
- ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển kinh tế tập thể phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển gắn liền với tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Xu hướng vận động và phát triển của kinh tế tập thể theo hướng hình thành những cơ sở, tổ hợp kinh tế công nông nghiệp để đi lên sản xuất lớn.
2.1.3) Kinh tế cá thể, tiểu chủ
- Kinh tế cá thể: là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ: cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động. Tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn sức lao động tay nghề của từng người trong gia đình. Do đó mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.
- Tuy nhiên cũng cần thấy rằng kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có của nó như: tính manh mún, tự phát, hạn chế về kĩ thuật do đó Nhà nước cần tạo điều kiện và giúp đỡ để họ phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Bởi thành phần kinh tế này có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, dịch vụ, tư liệu sinh hoạt phục vụ cả sản xuất và tiêu dùng.
2.1.4) Kinh tế tư bản tư nhân: Là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lộc sức lao động làm thuê.
- Trong thời kỳ quá độ thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong việc phát triển lực lượng sản xuất, là thành phần rất năng động nhạy bén với thị trường do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế .
- Nó gồm các đơn vị kinh tế phần lớn vốn của tư nhân (cả trong và ngoài nước) đầu tư, hoạt động dưới hình thức xí nghiệp tư doanh, hoặc công ti cổ phần được pháp luật qui định.
- Nhà nước khuyến khích và kiểm soát, tạo điều kiện và môi trường hoặc các đơn vị kinh tế tư bản tư nhân hình thành và phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh và hướng dẫn theo con đường kinh tế tư bản Nhà nước.
- Tuy nhiên đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao. Đầu cơ buôn lậu trốn thuế, làm hàng giả là những hiện tượng thường xuyên hiện đòi hỏi phải tăng cường quản lý đối với thành phần kinh tế này.
- Văn kiện đại hội Đảng lần 9 có viết: khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lí để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước, xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động (Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, nhà xuất bản Chính trị.
2.1.5. Kinh tế tư bản Nhà nước: Là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Các thành phần kinh tế cơ bản tồn tại trên cơ sở 3 loại sở hữu. Ngoài ra còn có những hình thức tổ chức liên kết kinh tế hoạt động không thuộc thành phần kinh tế nào như hình thức kinh tế hỗn hợp nhiều loại sở hữu công ty xí nghiệp cổ phần, liên doanh liên kết hai bên nhiều bên giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Sự chuyển hóa của các thành phần kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức, phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
2.1.6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài (một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong 10 năm qua (1991 - 2000) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh giá trị sản xuất tăng bình quân 22% một năm. Trong 5 năm (1996 - 2000) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỉ USD, chiếm 23% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp trên 10% GDP chung của cả nước.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định "tạo điều kiện để kinh tế có vốn đấu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cải thiện môi trường kinh tế và pháp lí để thu hút vốn đầu tư nước ngoài [Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 9, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 99].
CHƯƠNG II : CƠ SỞ THỰC TIỄN
I- Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất dẫn đến phát triển lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam
ở nước ta trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây, đã có lúc chúng ta tưởng rằng có thể thiết lập được một quan hệ sản xuất cao hơn, đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Song kết quả lại diễn ra trái với mong muốn của chúng ta. đó là lực lượng sản xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, hàng hóa sản xuất rra kém chất lượng, giá thành cao không thể cạnh tranh với hàng ngoại, lại khan hiếm không đủ để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đời sống nhân dân rất khó khăn.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Song, một trong những nguyên nhân quan trọng là do chúng ta đã áp đặt chủ quan một quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất . Trong điều kiện lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém, phổ biến là sản xuất nhỏ nhưng vì muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã nhấn mạnh quá mức quan hệ sở hữu mà chưa chú ý đúng mức tới quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi. Từ đó đã dẫn đến việc mở rộng ồ ạt hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, các thành phần kinh tế khác bị ngăn cấm hoặc
xóa bỏ để chuyển sang kinh tế quốc doanh và tập thể qua các đợt cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Bên cạnh đó, việc duy trì quá lâu cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp và kèm theo nó là sự phân phối bình quân, lợi ích cá nhân chưa được quan tâm đúng mức đã kìm hãm sức sản xuất của xã hội. Các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước chưa được phát huy tác dụng. Động lực sản xuất bị giảm, người lao động xa lánh tư liệu sản xuất, thờ ơ với các kế hoạch của tập thể và Nhà nước.
Thực tế phát triển kinh tế ở nước ta gần 40 năm qua đã chứng minh rằng: quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ khi nó trở nên lạc hậu, mà cả khi nó được áp đặt một hình thức đi trước quá xa so với lực lượng sản xuất, một lần nữa quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại thể hiện rõ tính tất yếu và tính phổ biến mạnh mẽ của nó bất chấp cả ý muốn chủ quan của con người. Dù mong muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chúng ta cũng không thể bất chấp quy luật, mà trái lại phải tôn trọng và hành động đúng quy luật khách quan. Đó là một trong những bài học lớn mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ.
Đảng ta đã nhận thức đúng quy luật khách quan nên đã có những đướng lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời. Chỉ thị 100- CT/ TƯ của ban bí thư ngày 13- 1- 1981 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới. Nhưng cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế xã hội là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986.
Với Nghị quyết Đại hội VI, chúng ta đã dứt khoát đoạn tuyệt với cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển dần kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới, động viên mọi người làm giàu trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Đường lối của đảng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân lao đọng hứng khởi hưởng ứng và đã đem lại nguồn sinh khí mới, tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và dần dần đi vào thế ổn định. Sau tám năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: tăng trưởng kinh tế khá, lạm phát được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Sở dĩ có sự chuyển biến đi lên theo hướng vững chắc như vậy chính là nhờ chúng ta đã đổi mới từng bước quan hệ sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, do đó đã giải phóng sức sản xuất của xã hội, khai thác được các tiềm năng cả ở bên trong và bên ngoài, làm cho lực lượng sản xuất nước ta có những bước phát triển nhảy vọt về chất.
Việc giải phóng lực lượng sản xuất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta, bởi vì:
Thứ nhất: nền kinh tế nước ta còn kém phát triển do điểm xuất phát thấp, đang ở trạng thái đan xen nhiều loại hình và thành phần kinh tế ở những trình độ rất khác nhau như phân tán và tập trung, thủ công và hiện đại, lạc hậu và tiên tiến... Trong tình hình đó, nếu không kiến tạo được những hình thức quan hệ sản xuất đa dạng thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế hiện có, chúng ta sẽ không thể khai thác được tiềm năng to lớn của những thành phần kinh tế đó. Vì vậy, thừa nhận sự tồn tại lâu dài và thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là giải pháp quan trọng nhất để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta.
Thứ hai: Khi lực lượng sản xuất được giải phóng sẽ tạo ra động lực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kực hiện có như nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và trí tuệ con người.
Thứ ba: chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng sản xuất được gợi mở, khơi thông, chúng ta mới có thể thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của nước ngoài để tranh thủ vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại và tri thức quản lý kinh nghiệm tiên tiến nhằm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh ế nước ta.
Giải phóng lực lượng sản xuất thực chất là giải tỏa, tháo gỡ những lực lượng cản kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất là hai quá trình diễn ra đồng thời và có tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau.
Quá trình phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên đổi mới quan hệ sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể có, cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới phát triển nhanh chóng và ngày càng mang tính chất quốc tế hóa cao. Do đó giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu hướng vừa cạnh tranh gay gắt vừa giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ... Bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải hòa nhập vào xu thế chung đó. Đối với nước ta, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới là phải thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với tất cả các nước, các khu vực trên thế giới. Để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Một đất nước vừa phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại vừa thừa nhận sự phát triển của thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều đó không phải là một nghịch lý, vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta sẽ sử dụng chủ nghĩa tư bản như thế nào để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất mà vẫn xây dựng được đát nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn bảy mươi năm trước đây, Chính sách kinh tế mới được Lê nin đề ra cùng với sự thừa nhận, “ toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi căn bản”( 12) đã cứu vãn kinh tế nước Nga Xô viết trẻ tuổi khỏi sụp đổ. Đó là quan điểm từ bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, mở rộng trao đổi, thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước theo Lê nin là cao hơn nhiều so với nền sản xuất nhỏ, rằng: “ Chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản, ( nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu tư sản và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”( 13).
Chúng ta sẽ không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nếu không xây dựng nền công nghiệp tiên tiến. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế tiểu nông, con đường phát triển mang tính tự phát sẽ là trải qua chủ nghĩa tư bản, song để tránh cho nhân dân khỏi những đau khổ mà chế độ tư bản chủ nghĩa có thể gây ra, Đảng ta dứt khoát lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như một công cụ hữu hiệu, bắt nhà nước tư bản phải “ cày trên mảnh đất vô sản”, biến thành phần kinh tế tư bản tư nhân thành “ một trợ thủ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội”.
Rõ ràng, công cuộc đổi mới đòi hỏi một tư duy mềm dẻo, năng động và nhạy bén, phải “ vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Lê nin về chính sách kinh tế mới, về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc”( 14).
II-Vai Trũ của QHSX trong việc phỏt triển LLSX
Bằng nhiều con đường khỏc nhau, lõu nay, từ nước ngoài du nhập vào nước ta những ấn phẩm chứa đựng những luận điểm sai trỏi. Một trong những luận điểm đú là: quan hệ sản xuất mà chỳng ta đang xõy dựng chỉ là phương tiện để phỏt triển lực lượng sản xuất. Họ núi rằng, chỳng ta chủ trương xõy dựng quan hệ sản xuất xó hội chủ nghĩa bằng mọi giỏ, nờn lực lượng sản xuất thấp kộm, trỡ trệ.
Luận điểm đú lõu ngày cũng dần dần “thấm” vào một số người. Gần đõy, trong một số hội thảo khoa học, đõu đú cũng cú người tung ra luận điểm đú. Cú người tuy khụng trực diện nờu lờn quan hệ sản xuất chỉ là phương tiện, nhưng nội dung trỡnh bày lại khụng khỏc gỡ lắm so với luận điểm đú. Những ý kiến khụng đồng tỡnh với họ, theo chỳng tụi, tuy cú nhiều, nhưng chưa được luận giải một cỏch rừ ràng và đầy đủ. Trong khi đú, tỏc động tiờu cực của luận điểm sai trỏi này trong xó hội chỳng ta ngày càng nhiều.
Như chỳng ta đó biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là hỡnh thức xó hội của sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ thỳc đẩy lực lượng sản xuất phỏt triển khi quan hệ sản xuất phự hợp với tớnh chất và trỡnh độ của lực lượng sản xuất.
Vỡ vậy, khụng thể bằng mọi giỏ xõy dựng quan hệ sản xuất mới bất chấp tỡnh trạng thấp kộm của lực lượng sản xuất. Trước đõy, chỳng ta thường đặt nhiệm vụ ngắn hạn cho việc hoàn thành những nhiệm vụ dài hạn của việc xõy dựng quan hệ sản xuất, như cải tạo xó hội chủ nghĩa trong nụng nghiệp, tiểu thủ cụng nghiệp, thương nghiệp,.., hoặc đưa quy mụ và tớnh chất của đơn vị kinh tế tập thể và quốc doanh lờn bậc cao. Những việc làm đú thường được một số nhà lý luận lỳc đú giải thớch rằng: “Xõy dựng quan hệ sản xuất mới để mở đường cho lực lượng sản xuất phỏt triển”. Đến Đại hội lần thứ VI của Đảng, với tư duy mới, chỳng ta nhận ra rằng, quan hệ sản xuất là vật cản của lực lượng sản xuất khụng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất đi sau mà cũn cả trong trường hợp vượt lờn trước, tỏch rời lực lượng sản xuất. Nguyờn lý quan hệ sản xuất phải phự hợp với tớnh chất và trỡnh độ của lực lượng sản xuất bao giờ cũng đỳng trờn mỗi bước phỏt triển. Chớnh vỡ vậy, từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, chỳng ta luụn luụn cố gắng thiết lập sự đồng bộ giữa cỏc yếu tố trong quan hệ sản xuất, trong lực lượng sản xuất và giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Điển hỡnh nhất là những sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất nụng nghiệp. Cơ chế “khoỏn 100” và “khoỏn 10” đó làm cho quan hệ sản xuất phự hợp với lực lượng sản xuất, thỳc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của nền nụng nghiệp nước ta. Trong kinh tế nhà nước, ở tất cả cỏc ngành nghề, từ trờn 12.000 doanh nghiệp, nay sắp xếp lại cũn 4.000 doanh nghiệp. Một lộ trỡnh thay đổi, điều chỉnh đó được vạch ra liờn quan đến doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho số lượng tuyệt đối của chỳng giảm hơn nữa, nhưng hiệu quả kinh doanh và tớnh cạnh tranh của chỳng thỡ tăng lờn. Với cỏc hỡnh thức đa dạng của quan hệ sản xuất đó thiết lập trong khu vực kinh tế nhà nước như cổ phần hoỏ; giao, bỏn, khoỏn, cho thuờ; cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn; cụng ty mẹ, cụng ty con; tập đoàn kinh tế,... đó đem lại cho khu vực kinh tế này một luồng sinh khớ mới, sống động, nhờ đú mà lực lượng sản xuất của khu vực kinh tế nhà nước sẽ khụng ngừng tăng lờn.
Chỳng ta đều biết, mỗi hỡnh thỏi kinh tế - xó hội cú một kiểu quan hệ sản xuất thống trị. Gắn liền với nú cú một giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất đú; giai cấp này đứng ở vị trớ trung tõm của quyền lực chớnh trị, phải bảo vệ và phỏt triển quan hệ sản xuất đú – cỏi mà từ ban đầu cũn non yếu về số lượng và chất lượng, tiến tới định hỡnh như một yếu tố nền tảng, chi phối nền sản xuất. Nú trở thành cốt lừi cơ sở hạ tầng của kiến trỳc thượng tầng, của chế độ chớnh trị - xó hội. Giai cấp cụng nhõn Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo khụng thể là một ngoại lệ, nờn cũng phải xõy dựng, bảo vệ và phỏt triển quan hệ sản xuất do mỡnh đại diện – quan hệ sản xuất xó hội chủ nghĩa. Quyền lực về chớnh trị nếu khụng dựa trờn một quan hệ kinh tế vững chắc thỡ khụng thể được bảo đảm lõu dài.
Ngay cả cỏc học giả tư sản cũng khụng bao giờ ngõy thơ trong việc xem xột quan hệ sản xuất, cụ thể là khụng bao giờ coi quan hệ sở hữu tư nhõn tư bản chủ nghĩa chỉ là phương tiện đơn thuần để phỏt triển lực lượng sản xuất. Họ ra sức quảng bỏ và bảo vệ quan hệ sở hữu đú, thậm chớ luật hoỏ nú như một nguyờn tắc thiờng liờng, bất khả xõm phạm. Về vấn đề này, quan điểm của giai cấp tư sản và cỏc nhà lý luận của họ là kiờn định, khụng thay đổi từ trước tới nay.
Cú một số người lập luận rằng quan hệ sản xuất là phương tiện nờn bất cứ phương tiện nào phỏt triển được lực lượng sản xuất thỡ đều được coi trọng và ra sức sử dụng. Mục tiờu cuối cựng phải là phỏt triển sản xuất. Cho nờn, việc sử dụng loại hỡnh quan hệ sản xuất nào là khụng quan trọng; kinh tế xó hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản tư nhõn, kinh tế cỏ thể, kinh tế cú vốn đầu tư nước ngoài,.., đều như nhau cả.
Dĩ nhiờn, chỳng ta sử dụng tất cả những thành phần kinh tế cú lợi cho sự phỏt triển của đất nước, nhưng khụng thể khụng vun đắp cho thành phần kinh tế tạo thành nền tảng và đúng vai trũ chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Trong “Bỏo cỏo về dự thảo Hiến phỏp sửa đổi” thỏng 12-1959, Chủ tịch Hồ Chớ Minh núi: “Kinh tế quốc doanh là hỡnh thức sở hữu của toàn dõn, nú lónh đạo nền kinh tế quốc dõn và Nhà nước phải đảm bảo cho nú phỏt triển ưu tiờn”.
Chỉ cú điều là, ngày nay chỳng ta khụng quay trở lại chế độ bao cấp tràn lan như trước đõy, bởi nú vừa làm yếu kinh tế quốc doanh, vừa cú hại cho cả nền kinh tế, mà trong trường hợp thật cần thiết, chỳng ta ưu đói kinh tế quốc doanh cú điều kiện và cú thời hạn để sớm làm cho nú đứng vững trờn đụi chõn của mỡnh.
Một số người khỏc cho rằng, khụng nờn phõn chia nền kinh tế theo tiờu chớ quan hệ sản xuất mà lõu nay vẫn làm, như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cỏ thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhõn, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cú vốn đầu tư nước ngoài. Theo họ, cỏch phõn chia đú dẫn đến việc phõn biệt đối xử giữa cỏc thành phần kinh tế trong và ngoài nhà nước, khụng cú lợi cho việc phỏt huy tiềm năng của cỏc thành phần kinh tế khỏc. Thay vỡ phõn chia theo tiờu chớ quan hệ sản xuất, nờn phõn chia nền kinh tế theo tiờu chớ nhỏ, vừa và lớn. Họ cho rằng, chỉ bằng cỏch xoỏ bỏ mọi dấu hiệu quan hệ xó hội của sản xuất thỡ mới cú sự bỡnh đẳng giữa cỏc thành phần kinh tế.
Xin nhắc lại rằng, cỏch phõn chia nền kinh tế theo tiờu chớ quan hệ sản xuất khụng phải là mới. V.I.Lờnin đó ỏp dụng cỏch phõn chia đú từ năm 1921, trong tỏc phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chớ Minh đó cho rằng, nền kinh tế nước ta cú cỏc loại sở hữu sau:
- Sở hữu nhà nước, tức là sở hữu của toàn dõn.
- Sở hữu của hợp tỏc xó, tức là sở hữu tập thể của nhõn dõn lao động.
- Sở hữu của người lao động riờng lẻ.
- Một ớt tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Trong nghiờn cứu, khụng nờn gũ ộp khi phõn chia nền kinh tế vào một cỏch thức nào đú, mà cú nhiều cỏch phõn chia, xuất phỏt từ mục đớch, ý định của người nghiờn cứu.
Nếu muốn biết tương quan giữa cỏc thành phần kinh tế thỡ phải phõn chia chỳng theo tiờu chớ quan hệ sản xuất. Nếu muốn biết quy mụ của cỏc doanh nghiệp thỡ phải phõn chia chỳng theo tiờu chớ doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Và để phự hợp với mục đớch nghiờn cứu khỏc, cũng cú thể phõn chia chỳng theo trỡnh độ cụng nghệ, theo khu vực địa lý, theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế,... Rừ ràng, cỏch phõn chia này khụng loại trừ cỏch phõn chia kia. Mỗi cỏch phõn chia cú nhiệm vụ tỡm hiểu một mặt của vấn đề và chỳng thường bổ sung cho nhau. Cho nờn, cuộc tranh luận về phõn chia nền kinh tế theo cỏch nào, theo quan hệ sản xuất hay theo quy mụ doanh nghiệp, đều là vụ nghĩa.
Như vậy, lập luận về phõn chia nền kinh tế theo quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến việc phõn biệt đối xử giữa cỏc thành phần kinh tế trong và ngoài nhà nước là hoàn toàn khụng đỳng. Nếu cú sự phõn biệt đú thỡ nguyờn nhõn khụng phải là ở sự phõn chia. Cần thấy rằng, lónh đạo và quản lý một nền kinh tế mà khụng biết tương quan giữa cỏc thành phần kinh tế thỡ sẽ dẫn đến sự thiờn lệch trong quỏ trỡnh phỏt triển. Chỳng ta cần biết được điều đú để điều chỉnh cơ cấu giữa cỏc thành phần kinh tế cho phự hợp với đường lối, chủ trương của chỳng ta, khụng để cho cỏc thành phần kinh tế phỏt triển tự phỏt hoặc phỏt triển một cỏch vụ căn cứ, dự đú là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể hay kinh tế tư nhõn. Nếu tỷ trọng kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dõn quỏ cao, nhưng hiệu quả kinh tế kộm, hoặc ngược lại, kinh tế tư nhõn cú tiềm năng lớn, nhưng chưa được phỏt huy, tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dõn quỏ thấp, thỡ cũng cần phải điểu chỉnh bằng chớnh sỏch, giải phỏp phự hợp.
Cú một số người hoàn toàn phủ định quan hệ sản xuất. Họ cho rằng, trong kinh tế tri thức, với những nhà mỏy tự động hoỏ, những rụ bốt chấp hành vụ điều kiện sự điều hành của con người, đẳng cấp trớ tuệ lónh đạo xó hội và quỏ trỡnh sản xuất, quan hệ sản xuất ở đõy chỉ cú thể là quan hệ giữa con người và mỏy múc. Luận điểm này khụng đỳng vỡ xem xột quan hệ giữa con người và mỏy múc chỉ thuần tuý về mặt kỹ thuật và giới hạn trong một nhà mỏy. Quan hệ sản xuất khụng phải là quan hệ trực tiếp giữa người và vật, mà là quan hệ giữa người và người với vật. Vỡ vậy, dự trong hỡnh thỏi kinh tế - xó hội nào, thỡ quan hệ sản xuất vẫn tồn tại một cỏch khỏch quan, dự nền sản xuất nằm ở trỡnh độ kỹ thuật nào.
Thực tiễn gần 20 năm đổi mới, kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, đó chứng minh một cỏch thuyết phục rằng, quan hệ sản xuất xó hội chủ nghĩa ngày càng đúng vai trũ quan trọng trong việc thỳc đẩy lực lượng sản xuất phỏt triển. Sự kết hợp hài hoà giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa là mục tiờu và động lực của nền sản xuất trong chế độ chỳng ta.
III- Những thành tựu Việt Nam đã đạt được
Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta đã trải qua không ít những khó khăn và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt tạo đà thúc đẩy sự phát triển của những giai đoạn kế tiếp.
Cụ thể là chúng ta đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hoàn thành xuất sắc, vượt nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm; trong 5 năm từ 1991- 1995, nhịp độ tăng bình quân về tổng sản phẩm quốc nội( GDP) đạt 8,2%( vượt kế hoạch là 5,5- 6% và hơn hẳn kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là 3,9%); nhịp độ tăng bình quân về sản xuất công nghiệp là 3,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, kim ngạch xuất khẩu là 20%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi thu được những tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến năm 1995 là 29,1%; tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%; vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, đến năm 1995 lên 27,4% GDP; bắt đầu có tích lũy nội bộ nền kinh tế. Nguồn vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiếp nhận từ nước ngoài tăng nhanh; viện trợ ODA năm 1991 là 180 triệu đô la, năm 1996( do có lệnh bỏ cấm vận đối với Việt Nam của Mỹ) nên tổng viện trợ ODA từ năm 1991- 1995 vốn cam kết là 9,058 tỷ đô; vốn đầu tư nước ngoài FDI năm 1991 là 0,62 tỷ đô( vốn thực hiện) với 364 dự án, năm 1996 là 2,5 tỷ đô( vốn thực hiện) với 362 dự án. Lạm phát đã giảm xuống một cách thần kỳ, từ 67,1% năm 1991 xuống còn 5,2% năm1993, 14,4% năm 1994 và 12,3% trong 10 tháng đầu năm 1995. Hoạt động khoa học công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường . Ngày càng có thêm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất đời sống, trong đó có một số công nghệ tiên tiến được tiếp thu từ nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN đang từng bước được tiếp tục xây dựng. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với lực lượng sản xuất.
Về mặt xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Các mặt y tế, giáo dục, bảo hiểm cho nhân dân được triển khai thực hiện cơ bản, mức thu nhập bình quân của người dân cũng được nâng lên( xấp xỉ 200 đô la/năm). Nước ta hiện nay có chỉ số phát triển con người( HDI) là 0,539 xếp thứ 120/174 nước; chỉ số tuổi thọ là 0,67; chỉ số kiến thức là 0,78; chỉ số GDP/người là 0,17. Trong khi đó chỉ số HDI của Hàn Quốc là 1,882; của Trung quốc 0,594. Song song với trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hóa cũng được nâng lên. Người lao động được phát huy hết khả năng tích cực của mình.
Chúng ta giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Về mặt chính trị, chúng ta tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ. Về quan hệ đối ngoại, với chủ trương muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta đã đặt được quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê thì chỉ số ghi nhận quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là 55,1%( thuộc vào diện trung bình trên thế giới).
Vào năm 1998, vượt lên những khó khăn và thách thức lớn do thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Châu á giảm, sức mua của nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước chững lại, thiếu vốn và công nghệ hiện đại, sản xuất công nghiệp nước ta vẫn đứng vững, tiếp tục tăng trưởng và phát triển với nhịp độ khá. So với năm 1997, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp nước ta tăng khoảng 12% đạt kế hoạch điều chỉnh cua quốc hội và tiếp tục đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng trong các ngành xuất khẩu và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tổng GDP cả nước tăng từ 31,8% năm 1997 lên 33,2% năm 1998( theo giá so sánh năm 1994), là thành tựu nổi bật, khẳng định xu thế đi lên đầy triển vọng của sản xuất công nghiệp của nước ta.
Trong khó khăn chung, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ được vai tò chủ đạo của toàn bộ ngành công nghiệp xét trên cả hai yếu tố quy mô và tốc độ. Đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất( 46,7%) lại bao gồm toàn bộ ngành công nghiệp then chốt của toàn bộ nền kinh tế và đuy trì được nhịp độ tăng trưởng cao 8,7%. Năm 1998, tỷ trọng của công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 65,45 tổng giá trị sản xuất của công nghiệp quốc doanh nói chung. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 6,3%. Các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn trong giá trị sản xuất ngoài quốc doanh tăng trưởng khoảng 4,5%. Khu vực công nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài tuy chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á, khu vực này vẫn đạt kết quả khả quan: phát triển toàn diện và giữ vững tốc độ tăng trưởng cao so với các năm trước: 1998 tăng 1,6% so với năm 1997. Không chỉ bổ sung nguồn vốn, trang bị kỹ thuật và công nghệ mới, khu vực này còn hình thành một số ngành công nghiệp mới kỹ thuật cao làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới: hàng loạt sản phẩm mới của các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, sản xuất đồ điện cao cấp, thiết bị bưu điện viễn thông... đạt tiêu chuẩn quốc tế và được xuất khẩu sang thị trường thế giới.
IV- Những kiến nghị, đề xuất
Xuất phát từ thực tế và những nhu cầu đòi hỏi mang tính cấp thiết của sinh viên, em chỉ dám đưa ra một kiến nghị nhỏ nhưng nó thực sự quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Đó chính là việc quan tâm nhiều hơn nữa đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của sinh viên. Trước hết em phải nói đến cuộc sống tinh thần của sinh viên. Một con người được tạo nên tất yếu phải đủ cả hai yếu tố trí và lực. Như một câu ngạn ngữ đã nói: “ Có sức khỏe thì chưa chắc anh đã có thể làm được tất cả nhưng để có tất cả anh phải có sức khỏe”. Vậy nên việc lo cho đời sống tinh thần của sinh viên là hết sức cần thiết. Em thiết nghĩ cần phải trang bị thêm nữa những khu vui chơi giải trí cho học sinh, sinh viên, để sau những giờ học tập căng thẳng, sinh viên chúng em có những chỗ để có thể nghỉ ngơi một cách bổ ích. Hơn thế nữa, chúng ta cần trang bị một cách đầy đủ những phương tiện như ti vi, máy vi tính... để sinh viên có thể được cập nhật những thông tin mới nhất, những kiến thức mới nhất trên thế giới. Bên cạnh đào tạo một đội ngũ trẻ khỏe về thể chất, họ còn phải “khỏe” về kiến thức. Muốn vậy, chúng ta không phải chỉ trang bị cho thế hệ trẻ không chỉ những kiến thức mang tính bắt buộc ở trường mà còn phải trang bị những kiến thức nâng cao, đòi hỏi sự năng động sáng tạo của mỗi người sinh viên, bằng cách tăng thêm số đầu sách ở thư viện, tạo nên những buổi bàn luận về phương pháp học tập để giúp nhau cùng tiến bộ...
Tuy nhiên chúng ta không nên hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta. Như câu nói bất hủ của Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Chúng ta là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta không nên quên nhiệm vụ cao cả của chúng ta là phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp. Chúng ta phải luôn trau dồi kiến thức, nắm bắt được những kiến thức mới mẻ để có thể hòa nhập với những nước có nền công nghiệp cao, tiên tiến trên thế giới. Em tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, thế hệ trẻ, thế hệ sinh viên sẽ làm rạng danh cho Tổ quốc
C- Kết luận
Từ những phân tích trên ta có thể nói Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu để đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp phát triển để từng bước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Những thành tựu và kinh nghiệm mà chúng ta đã đạt được đã tạo tiền đề cho phép Đảng ta quyết định chuyển mọi hoạt động của đất nước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và vựng chắc tiến trên con đường xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó nước ta đang chú trọng đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong trong nền sản xuất kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay( một quy luật tất yếu quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).
Là một sinh viên và sau này sẽ là một cử nhân kinh tế, chúng ta cần phải thấy rõ vai trò của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển kinh tế, có như vậy chúng ta mới có thể đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các quốc gia trên thế gới.
Bài tiểu luận này là một số những hiểu biết của em về vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam thu được trong quá trình học tập và tham khảo tài liệu. Tuy em đã hết sức cố gắng vận dụng hiểu biết và phát huy năng lực của mình để hoàn thành bài viết song vẫn không tránh khỏi mhững thiếu sót, sai lầm và rất nhiều điểm hạn chế.
Em cũng mong được cụ cho ý kiến đánh giá và nhận xét để có thể viết tốt hơn trong các bài tiểu luận sắp tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cụ.
E- Tài liệu tham khảo
1- Giáo trình “ Triết học Mác- Lê Nin”.
2- “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực ”.
3- “ Một số vấn đề triết học Mác- Lê Nin về công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.
4- Tạp chí triết học.
5- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX.
6- Giáo trình “ Kinh tế chính trị”.
7- Tạp chí cộng sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8975.doc