The mangroves in Dai Hop common (Kien Thuy district, Hai Phong City)
were planted from 1999 - 2000 and about 5 - 6 year old at the surveying time. By the bank of55
670m wide, they are closed to sea dike and composed of two species such as Sonneratia
caseolaris (L.) Engl and Kandelia obovata Shuen Liu & Gong. With density of 1,351 trees/ha
and coverage of 93%, the Sonneratia caseolaris were in average size of 459cm tall and
149.5mm. The corresponding parameters of Kandelia obovata were of 16,100 trees/ha in
density, 92% in coverage, 165.5cm tall and 90.6mm in diameter.
Attacking the studied area on 31st, July 2007, the typhoon No.2 (Washi) created the
wave from 1.0 - 1.2 m high with mean energy of 212.306N/m2 at the seaward edge of
mangrove forest. After passing the forest, the wave height was reduced to 0.2 m - 0.32 m with
mean energy of 9.158 N/m2, and accordingly the reduced coefficient of wave from 75 - 83%,
average of 79%. Besides reducing wave height and energy, mangroves had the role of
preventing the muddy sand ridges which were formed and pushed landwards by storm wave.
These muddy sand ridges were of 35cm high and from 35 – 40 cm wide, penetrated into
mangroves from 55 - 60 m, and disappeared after typhoon from 1.5 - 2.0 months by the wave
and tidal current.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của rừng ngập mặn làm giảm sóng bão tại khu vực Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 1. Tr 43 - 55
VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN LÀM GIẢM SÓNG BÃO TẠI
KHU VỰC ðẠI HỢP (KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG)
VŨ ðOÀN THÁI
ðại học Hải Phòng
Tóm tắt: Rừng ngập mặn tại xã ðại Hợp (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) khi khảo sát có ñộ
tuổi 5- 6 năm, ñược trồng từ 1999 - 2000. Rừng nằm sát ñê biển, có chiều rộng 670m gồm hai
loài bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl) và trang (Kandelia obovata Shuen Liu &
Gong). Cây bần chua có chiều cao trung bình 459 cm; ñường kính thân 149,5 mm; mật ñộ
1351cây/ha và tỷ lệ che phủ là 93%. Cây trang có chiều cao trung bình 165,5 cm; ñường kính
thân 90,6 mm; mật ñộ 16100 cây/ha và ñộ che phủ 92%.
Cơn bão số 2 ngày 31/7/ 2005 ñổ bộ vào khu vực nghiên cứu tạo nên sóng phía trước
khoảng 1,0 - 1,5 m, năng lượng sóng bão trung bình 212.306 N/m2. Sau khi vượt qua rừng
ngập mặn vào sát ñê biển, ñộ cao sóng bão giảm xuống chỉ còn 0,2 m - 0,32 m, năng lượng
sóng trung bình 9.158 N/m2, với hệ số suy giảm sóng 75 - 83%, trung bình 79%. Ngoài tác
ñộng giảm sóng, rừng ngập mặn còn cản các gờ cát bùn do sóng tạo nên và ñẩy vào bờ. Các
gờ cát bùn này rộng 35 - 40 cm, ñộ cao 35cm lấn sâu 55 - 60 m vào trong rừng và biến mất
trong khoảng 1,5 - 2 tháng sau bão do tác ñộng của sóng và dòng triều.
I. MỞ ðẦU
Hải Phòng là thành phố biển, có ñường bờ biển dài 125 km, quanh năm luôn phải
ñối mặt với các tác ñộng tiêu cực của thiên tai như sóng gió lớn, áp thấp nhiệt ñới, bão,
nước dâng trong bão và thuỷ triều dâng cao. Sóng, bão và gió lớn thường gây xói lở bờ
biển, không chỉ trực tiếp làm mất ñất ñai, ñe dọa trực tiếp cuộc sống của dân cư ven biển
và ảnh hưởng ñến các hoạt ñộng kinh tế, mà còn tác ñộng ñến môi trường như làm giảm
diện tích rừng ngập mặn (RNM) (Trần ðức Thạnh và cộng sự, 2000). Thậm chí bão lớn
còn cuốn theo một lượng lớn bùn cát gây sa bồi luồng bến, vùi lấp và làm giảm ña dạng
sinh học vùng triều. Cơn bão như cơn bão số 2 ñổ bộ ngày 31/07/2005 có tên Quốc tế là
Washi ñã làm thiệt hại 218 tỉ ñồng ở Hải Phòng. Riêng huyện Tiên Lãng có gần 1200 ha
nuôi trồng thủy sản bị ngập, gần 1000 tấn thủy sản bị mất trắng. Rừng ngập mặn chắn
sóng phải mất gần hai tháng sau mới phục hồi lại ñược.
Vai trò chắn sóng phòng hộ bảo vệ bờ biển và ñê biển của rừng ngập mặn ñã ñược
khẳng ñịnh qua nhiều nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1993, 2004),
44
Nguyễn Hoàng Trí và cộng sự (2000) v.v. Gần ñây Mazda, Phan Nguyên Hồng và cộng sự
(1997) ñã bước ñầu nghiên cứu tác ñộng sóng biển qua rừng ngập mặn vào bờ ở mức ñộ
sóng trong ñiều kiện bình thường. Tuy nhiên do ñiều kiện khảo sát sóng trong bão hết sức
khó khăn, nên chưa có công trình nào khảo sát và nghiên cứu nào về tác ñộng giảm sóng
của rừng ngập mặn trong ñiều kiện có bão ở Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả
nghiên cứu về quá trình suy giảm sóng bão vào bờ khi ñi qua rừng ngập mặn ðại Hợp
(Kiến Thuỵ, Hải Phòng) trong của cơn bão số 2 ngày 31/7/2005.
II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu
Hình 1: Vị trí ñiểm khảo sát tại khu vực ðại Hợp (Kiến Thuỵ, Hải Phòng)
45
Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm số liệu ño cấu trúc của rừng bần
(Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và trang (Kandelia obovata Sheue, Lin & Yong tại xã
ðại Hợp, Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng trong thời gian từ tháng 5 ñến tháng 8
năm 2004; số liệu quan trắc sóng trong bão ngày 31/07/2005 và các tài liệu khác có liên
quan ñến ñiều kiện sinh thái rừng ngập mặn và ñộng lực bờ khu vực.
2. Phương pháp
a. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Nghiên cứu cấu trúc của rừng dựa trên phương pháp của Braun - Blanquet (1932).
Rừng bần, trang, trang - bần ñược nghiên cứu ở ñộ tuổi 5 - 6 tuổi, nơi có ñộ rộng dải rừng
là 670 m. Tất cả các ô tiêu chuẩn ñược thực hiện dọc theo mặt cắt vuông góc với ñê biển:
rừng bần ño 3 ô. Mỗi 1 ô có diện tích 1500 m2 (25 m x 60 m); rừng trang ño 3 ô. Mỗi 1 ô
có diện tích 100m2 (10 m x 10 m).
ðường kính thân cây bần ñược ño từ mặt bãi ñến ñộ cao 80 cm. ðường kính thân
cây trang ñược ño trên cổ bạnh gốc, vì bạnh gốc là phần phát triển từ trụ mầm, có nhiều lỗ
vỏ và vết nứt có tác dụng trực tiếp nhận không khí ñược xem như là rễ hô hấp của cây.
Theo các quy tắc xác suất thống kê (Phạm Văn Kiều, 1996), ñộ che phủ của cây
ñược xác ñịnh bằng cách ño ñường kính của tán lá lớn nhất và nhỏ nhất. Từ ñường kính
của tán lá, tính ñược tỷ lệ che phủ của tán lá:
L=
S
G Trong ñó:
S: diện tích ñất ñược che phủ, ñơn vị tính là m2.
G: diện tích trên nền ñất.
b. Quan trắc sóng
Trong cơn bão số 2, việc ño sóng ở RNM tại xã ðại Hợp ñược tiến hành tại 2 vị trí:
phía trước RNM khoảng 150m và chân bờ ñê (phía sau RNM). Thời gian ño sóng là từ
10h00 ñến 14h00 với chu kỳ ño lặp lại 15phút. Sóng bão ñược ño bằng máy IVANOP -
H10 kết hợp với cột thuỷ chuẩn (MIA) ñặt tại ñiểm ño cách bờ sóng vỗ ra phía ngoài biển
là 2m.
Phương pháp tính suy giảm sóng qua rừng ngập mặn ñược dựa theo Massel S.
(1999):
- Hệ số suy giảm của ñộ cao sóng ñược tính theo công thức: S L
S
H H
R
H
−
=
46
Trong ñó:
HS: ðộ cao của sóng trước rừng (ðiểm thả phao).
HL: ðộ cao của sóng tại ñiểm gần sát bờ.
- Năng lượng sóng ñược tính theo công thức : E = LgH 2
8
1 ρ
Trong ñó:
g: gia tốc trọng trường.
ρ : là tỉ trọng của nước.
H: ñộ cao sóng.
L: ñộ dài bước sóng.
c. Khảo sát gờ bùn cát
Sau bão khi nước rút qua rừng, tiến hành ño ñộ cao của gờ cát bùn do sóng vun tụ
và bị rừng ngăn cản lại tại bìa rừng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Cấu trúc của rừng
a. Thành phần loài và phân bố
Rừng trang - bần với ñộ tuổi 5 - 6 tuổi, chiều rộng 670 m ở phía ngoài ñê xóm ðông
Tác, xã ðại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng, nằm sát ngoài ñê, cạnh cửa sông Văn Úc,
ñược trồng từ các năm 1999 - 2000. Dải ngoài cùng của rừng là rừng cây bần chua
(Sonneratia caseolaris) ñược trồng năm 2000 rộng 200 m. Tiếp theo về phía lục ñịa là dải
rừng trồng thuần cây trang (Kandelia obovata), rộng 200 m ñược trồng trong các năm
1999 - 2000. Dải rừng sát ñê hỗn hợp bần trồng xen với trang, có chiều rộng 270 m.
b. Cấu trúc phân tầng
Từ số liệu ño dạc của thân cây ngập mặn, quần xã thực vật ở ñây ñược chia thành 2
tầng như sau:
Tầng 1: Tầng cây có chiều cao từ 4,03 m - 4,59 m.
Tầng 2: Tầng có cây cao từ 1,63 m - 1,66 m.
47
Tại thời ñiểm khảo sát, tầng cây tái sinh hầu như chưa có mặt. Ngoài ra, trên nền sàn
rừng khu vực trồng bần có rễ bần chiều cao trung bình 32 cm, với mật ñộ 98 rễ/m2.
Hình 2: Rừng bần - trang tại ðại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng
c. Mật ñộ, số lượng và kích thước cây rừng
Dải rừng phía biển là rừng bần thuần loài, cây bần cách ñều nhau do khi trồng qui
ñịnh. Trong một ô tiêu chuẩn 25 m x 60 m có 203 cây, vì vậy mật ñộ cây của dải rừng này
là 1351 cây/ha (bảng 1). Tầng tán cách gốc cây từ dưới mặt ñất lên ñồng ñều khoảng 70 -
90cm. Tại khu vực này, tốc ñộ tăng trưởng của cây khá lớn so với các khu vực lân cận.
Rừng tương ñối ñồng ñều về về kích thước thân và chiều cao thân cây: ñường kính thân
tập trung hơn trong khoảng 100 - 150 mm và chiều cao cây ưu thế trong nhóm 400 – 500
cm (bảng 2).
48
Bảng 1: Mật ñộ và kích thước cây ở dải rừng bần ở phía biển
Các chỉ tiêu Bần (Sonneratia caseolaris )
Số lượng cây/1 ô nghiên cứu 203
Số lượng cây/ha 1351
ðường kính thân lớn nhất( mm) 200
ðường kính thân trung bình (mm) 149,5
Chiều cao thân lớn nhất ( cm) 520
Chiều cao thân trung bình (cm) 459,01
Bảng 2: Phân bố ñường kính và chiều cao thân cây trong ô tiêu chuẩn
ở dải rừng bần phía biển
Phân nhóm Số lượng cây %
ðường kính thân
(mm)
100 - 150 114 56,16
> 150 89 43,84
Chiều cao thân cây (cm)
< 300 3 1,5
300 - 399 15 7,5
400 - 500 172 86,0
> 500 13 6,5
Dải rừng thuần trang nằm sát phía trong rừng bần có mật ñộ 0,7 m x 0,70 m, tán lá
phát triển tốt ñều và phân cành cách gốc cây từ mặt bãi từ khoảng 40 cm trở lên. Trong một
ô tiêu chuẩn có 161 cây, mật ñộ của dải rừng là 16100 cây/ha. ðường kính thân lớn nhất là
121 mm, tập trung trong khoảng 80 - 100 mm và trung bình là 9,06 cm. Chiều cao thân cây
chủ yếu dưới 180 cm, cao nhất là 185 cm và trung bình là 165,4 cm (bảng 3 và 4).
49
Bảng 3: Mật ñộ và kích thước cây ở dải rừng trang nằm giữa
Các chỉ tiêu Trang (Kandelia obovata)
Số lượng cây/1 ô nghiên cứu 161
Số lượng cây/ha 16100
ðường kính thân lớn nhất (mm) 121
ðường kính thân trung bình (mm) 90,6
Chiều cao thân lớn nhất (cm) 185
Chiều cao thân trung bình (cm) 165,4
Bảng 4: Phân nhóm ñường kính và chiều cao các cây
trong ô tiêu chuẩn ở rừng trang rộng 670m tại xã ðại Hợp-Kiến Thuỵ
Phân nhóm Số lượng cây %
ðường kính thân
(mm)
dưới 65 6 3,8
65-79 22 13,92
80-100 122 77,22
trên 100 22 13,92
Chiều cao thân cây (cm)
dưới 180 156 98,73
180-189 5 3,16
Tại dải rừng hỗn hợp bần - trang ở phía giáp ñê biển, cây bần có chiều cao (lớn nhất
410 cm, trung bình 403 cm), cao hơn hẳn so với cây trang (cao nhất 190 cm, trung bình
162,5 cm). Tuy nhiên, số lưọng cây trang lại chiếm ñại ña số với tỷ lệ 95,6%, còn bần chỉ
chiếm 4,4% (bảng 5).
Như vậy cùng trồng gần như một thời ñiểm (bần trồng sau trang 5 tháng) song chiều
cao và ñường kính cây bần lại lớn hơn so với cây trang theo tỷ lệ chiều cao bần/trang là
410 cm/190 cm. ðường kính thân bần/trang là 156 mm/91 mm. Nguyên nhân chính là do
sự khác nhau về ñặc ñiểm và tốc ñộ sinh trưởng của hai loài và một phần do ñặc ñiểm môi
trường và thổ nhưỡng vùng cửa sông phù hợp cho sự phát triển của cây bần hơn so với
cây trang.
50
Bảng 5: Mật ñộ và kích thước cây ở dải rừng hỗn hợp bần - trang ở phía giáp ñê biển
Các chỉ tiêu Bần Trang Tổng số
Số cây/ô nghiên cứu theo trang 6,13 144 150,13
Tỷ lệ % 4,4 95,6 100,00
Số lượng cây/ha 613 14400 15013
ðường kính thân lớn nhất (mm) 156 91 -
ðường kính thân trung bình (mm) 110,85 76,54 -
Chiều cao cây lớn nhất( cm) 410 190 -
Chiều cao cây trung bình (cm) 403 162,5 -
d. Mức ñộ che phủ tán lá của rừng
Dải rừng bần phía biển ñộ rộng 200 m có mật ñộ 3 m x 3 m/cây, khoảng cách ñồng
ñều và tỉ lệ che phủ ñạt 93%. Dải rừng trang nằm giữa có mật ñộ 0,7 m x 0,7 m/cây, cũng
có khoảng cách khá ñồng ñều, rừng chưa khép tán và tỉ lệ che phủ ñạt 92%. Tại dải rừng
hỗn hợp bần trang nằm sát ñê biển, mật ñộ cây là 0,7 m x 0,7 m, khoảng cách các cây khá
ñều, rừng chưa khép tán và tỉ lệ che phủ ñạt 90%.
2. Mức ñộ giảm sóng bão khi qua rừng ngập mặn và sự hình thành các gờ cát
Hình 3: Mực nước dâng do bão số 2 ngày 31/7/2005 tại khu vực ðại Hợp
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
0
:0
0
2
:0
0
4
:0
0
6
:0
0
8
:0
0
1
0
:0
0
1
2
:0
0
1
4
:0
0
1
6
:0
0
1
8
:0
0
2
0
:0
0
2
2
:0
0
thêi gian
h(cm)
mùc n−íc trong b·o
mùc n−íc b×nh th−êng dù b¸o
51
Hình 4: Sóng vỗ bờ ðồ Sơn trong cơn bão số 2 - 2005 ñổ bộ vào Hải Phòng
Khu vực bờ biển Bàng La - ðại Hợp suốt thời gian dài 1930 - 1990 bị xói lở mạnh
và rất mạnh với tốc ñộ trung bình 11 - 13 m/năm trên chiều dài 7,2 - 7,5 km. Bắt ñầu từ
khảng năm 1990 trở về sau, bờ và bãi triều ổn ñịnh và chuyển dần sang bồi tụ. Mặc dù
vậy, khi có bão, bờ ñê Bàng La vẫn là nơi xung yếu và có khả năng bị vỡ sạt khi có bão,
triều cường ((Trần ðức Thạnh và cộng sự, 2000). Chính sự phát triển của rừng ngập mặn
trồng ñã góp phần quan trọng bảo vệ và ổn ñịnh ñê ke khu vực này.
Cơn bão số 2 ngày 31/7/2005 ñổ bộ vào ven biển Hải Phòng trong khoảng thời gian
từ 8h ñến 13h với hướng gió thay ñổi liên tục. ðộ cao sóng gần Hòn Dáu lớn nhất là 3,6m.
Mực nước thực tế dâng cao nhất là 4,26m lúc 11h30 phút (trạm KTTV Hòn Dáu), trong
khi dự báo thuỷ triều mực nước cường là 2,9m (Bộ tư lệnh Hải quân, 2005; Trung tâm khí
tượng thuỷ văn biển, 2005) (hình 3).
a. Tác ñộng giảm ñộ cao sóng của rừng ngập mặn tại ðại Hợp
ðộ cao sóng bão phía trước rừng quan trắc ñược có giá trị lớn nhất 1,5 m, nhỏ nhất
1,0 m và trung bình 1,3 m. Sau khi vuợt qua dải rừng rộng 670m, ñộ cao sóng ñã giảm
xuống ñáng kể với giá trị lớn nhất 0,32m, nhỏ nhất 0,23 m và trung bình 0,27 m. Hệ số
suy giảm ñộ cao sóng trung bình trong thời gian quan trắc qua dải rừng này lớn nhất 83%,
nhỏ 75% và trung bình 79% (bảng 6). ðộ cao sóng trước rừng càng lớn thì hệ số suy giảm
52
ñộ cao sóng qua rừng càng lớn. Trong ñiều kiện không có rừng ngập mặn che chắn, sóng
vỗ bờ rất mạnh và gây phá hỷ bờ biển nghiêm trọng nhiều nơi tại Hải Phòng (hình 4).
Bảng 6: ðộ cao sóng và hệ số suy giảm ñộ cao sóng RNM tại xã ðại Hợp (cơn bão số 2
ngày 31/7/2005)
Thời gian
ðộ cao sóng (m) Hệ số suy giảm
ñộ cao sóng (%) Trước rừng Sau rừng
10:00:00 1,0 0,25 75
10:30:00 1,2 0,28 77
10:45:00 1,2 0,3 75
11:00:00 1,3 0,3 77
11:30:00 1,35 0,32 76
11:45:00 1,35 0,25 81
12:00:00 1,4 0,28 80
12:15:00 1,35 0,26 81
12:30:00 1,2 0,27 78
12:45:00 1,3 0,25 81
13:00:00 1,5 0,25 83
13:30:00 1,4 0,27 81
13:45:00 1,35 0,23 83
14:00:00 1,3 0,23 82
T.bình 1,30 0,27 79
Theo khảo sát và tính toán của Mazda và cộng sự (1997) trong ñiều kiện thời tiết
bình thường, ở Thái Thụy, Thái Bình sóng có chu kỳ 5 - 8 giây khi vượt qua dải RNM
rộng 100 m, khi vào sát bờ ñộ cao giảm 20%. Sóng có ñộ cao 1 m khi vượt qua dải RNM
6 năm tuổi, rộng 1,5 km khi vào ñến bờ chỉ còn ñộ cao 0,05 m. So sánh một cách tương
ñối kết quả khảo sát và tính toán của chúng tôi với kết quả của các tác giả nói trên, có thể
nói rằng trong cùng một ñiều kiện tương tự nhau, hệ số giảm sóng của rừng ngập mặn
trong ñiều kiện sóng bão lớn hơn ñiều kiện sóng bình thường nhiều.
53
Bên cạnh suy giảm ñộ cao sóng, năng lượng sóng qua rừng ngập mặn cũng suy giảm
nhiều lần. Kết quả tính năng lượng trung bình sóng trong cơn bão số 2 khi qua dải rừng
ngập mặn như sau: trước rừng sóng cao H = 1,3 m; năng lượng sóng E = 212.306 N/m2 ;
sau rừng sóng cao H = 0,27 m; năng lượng sóng E = 9.158 N/m2.
b. Cát tạo thành gờ cát bùn do tác dụng của rừng chắn.
Ngoài vai trò ngăn cản làm giảm ñộ cao sóng và năng lượng sóng phá hủy bờ, RNM ở
ñây còn có tác dụng là cản không cho lượng bùn cát dồn mạnh vào bờ gây lấp cây cối, làm
giảm ñộ tàn phá của bão và những tác ñộng môi trường sau khi hết bão.
Sau khi bão tan, chúng tôi ñã tiến hành ño ñược ñộ cao lượng cát bùn tạo thành gờ
cát bùn tại rừng bần ngoài cùng với chiều sâu vào rừng là 55 m - 58 m. Tại ñây sóng ñã
dồn tụ tạo thành 2 - 3 gờ cát bùn chạy song song với ñường bờ, mỗi gờ rộng chừng 35 -
40 cm, ñộ cao tới 35cm. Rễ thở của cây bần khu vực này bị vùi lấp gần hết. Theo dõi tiếp
tục hơn 1,5 tháng sau, chúng tôi thấy những gờ cát bùn này bị nước triều lên xuống bào
mòn và làm tan hết. Cát bùn của các gờ ñược sóng xô dải tràn ñều khắp nền rừng và dấu
vết gờ cát bùn chỉ còn lại mờ nhạt. Do tác ñộng của các gờ cát bùn, khu vực RNM bị tổn
thương là dải rộng 55 - 60 m tính từ bìa ngoài rừng, ñặc biệt 15 - 20 m sát bìa rừng và chỉ
sau gần 2 tháng sau bão mới dần trở về ñược gần với trạng thái ban ñầu.
IV. KẾT LUẬN
Nhờ có dải rừng ngập mặn bần - trang rộng 670m có ñộ tuổi khoảng 5 - 6 năm tại
khu vực ðại Hợp (Kiến Thuỵ, Hải Phòng), ño ñộ cao của sóng trong cơn bão số 2 ngày
31/7/2005 có ñộ cao 1,0 - 1,5 m trước rừng bị giảm xuống chỉ còn 0,2 m - 0,32 m sau rừng
sát ñê biển với hệ số suy giảm 75 - 83%, trung bình 79%. Tương ứng, năng lượng sóng
trước rừng trung bình 212.306 N/m2 ứng với ñộ cao sóng trung bình 1,3 m chỉ còn 9.158
N/m2 sau rừng ứng với ñộ cao sóng trung bình 0,27 m. So sánh với một số ít kết quả khảo
sát ñã có, có thể thấy hệ số giảm sóng của rừng ngập mặn trong ñiều kiện sóng bão lớn
hơn ñiều kiện sóng bình thường nhiều.
Sóng ñã vun tụ tạo nên các gờ bùn cát chạy song song với ñường bờ lấn từ bìa ngoài
rừng vào sâu trong rừng 55 - 60 m thì bị RNM cản lại. Nhờ ñó, bùn cát không bị tràn vào
bờ ñể gây nên một số tác ñộng tiêu cực về môi trường. Do tác ñộng của thuỷ triều và sóng
xô, trong vòng 1,5 tháng sau bão, các gờ cát này biến mất.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braun - Blanquet J., 1932. Plant Sociology: the study of plant communities. Mc
Graw - Hill, New York, 439P.
2. Bộ tư lệnh Hải quân, 2005. Bảng thuỷ triều. Tập 1, NXB Quân ñội nhân dân.
3. Trung tâm khí tượng thuỷ văn biển, 2005. Bảng thuỷ triều. NXB Thống kê, Hà
Nội.
4. Phan Nguyen Hong, Hoang Thị San, 1993. Mangroves of Vietnam. IUCN,
Bangkok, Thailand, 173p.
5. Phan Nguyên Hồng (chủ biển), 2004. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển
ñồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 337 trang.
6. Mazda, Y. Hong P.N. et al, 1997. Mangroves as a coastal protection from waves
in the Tong King delta, Vietnam. Mangroves and salt marshes, 1. Kluwer Academic
Publisher. Printed in the Nertherlands: 127-135.
7. Massel S., 1999. Surface wave propagation in mangrove forests. Fluid Dyanmics
Research. 24: 219-249.
8. Trần ðức Thạnh, Nguyễn ðức Cự và nnk, 2000. Nghiên cứu dự báo, phòng
chống sạt lở bờ biển Bắc bộ từ Quảng Ninh ñến Thanh Hóa. Báo cáo tổng kết dự án
cấp Nhà nước KHCN - 5A. Lưu trữ tại Trung tâm TT KHCNQG, Hà Nội.
9. Phạm Văn Kiều, 1996. Lý thuyết xác suất thống kê toán học. Trường ðHSP,
ðHQG Hà Nội: 217-225.
10. Nguyen Hoang Tri, Nguyen Huu Tho, 2000. Community participation in
rehabilitation, conservation and management of mangroves in the Red River Delta.
In Proc. Workshop: Management and Sustainable use of Natural Resources and
Environment in Coastal Wetlands. Hanoi 1-3 Nov. 1999: 208-216.
THE ROLE OF MANGROVES FOR REDUCING HIGH WAVES DURING
TYPHOON IN DAI HOP (KIEN THUY, HAI PHONG)
VU DOAN THAI
Summary: The mangroves in Dai Hop common (Kien Thuy district, Hai Phong City)
were planted from 1999 - 2000 and about 5 - 6 year old at the surveying time. By the bank of
55
670m wide, they are closed to sea dike and composed of two species such as Sonneratia
caseolaris (L.) Engl and Kandelia obovata Shuen Liu & Gong. With density of 1,351 trees/ha
and coverage of 93%, the Sonneratia caseolaris were in average size of 459cm tall and
149.5mm. The corresponding parameters of Kandelia obovata were of 16,100 trees/ha in
density, 92% in coverage, 165.5cm tall and 90.6mm in diameter.
Attacking the studied area on 31st, July 2007, the typhoon No.2 (Washi) created the
wave from 1.0 - 1.2 m high with mean energy of 212.306N/m2 at the seaward edge of
mangrove forest. After passing the forest, the wave height was reduced to 0.2 m - 0.32 m with
mean energy of 9.158 N/m2, and accordingly the reduced coefficient of wave from 75 - 83%,
average of 79%. Besides reducing wave height and energy, mangroves had the role of
preventing the muddy sand ridges which were formed and pushed landwards by storm wave.
These muddy sand ridges were of 35cm high and from 35 – 40 cm wide, penetrated into
mangroves from 55 - 60 m, and disappeared after typhoon from 1.5 - 2.0 months by the wave
and tidal current.
Ngày nhận bài: 05 - 02 - 2011
Người nhận xét: PGS. TS. Trần ðức Thạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 365_908_1_pb_0453_2079482.pdf