Ngoài hai loại thị phần nêu trên, còn có
trường hợp doanh nghiệp có thị phần rất
nhỏ. Khi doanh nghiệp có thị phần rất nhỏ,
nó thông thường được suy đoán là không có
vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, tiêu
chí nhận định thị phần rất nhỏ ở các nước là
không giống nhau. Chẳng hạn trong vụ
Alcoa, Tòa án Mỹ cho rằng nếu thị phần nhỏ
hơn 33% thì về cơ bản doanh nghiệp không
có vị trí thống lĩnh thị trường18. Trong một
vụ án khác, Tòa án khu vực (Circuit Court)
số 4 của Mỹ đã đưa ra tiêu chí sức mạnh thị
trường mà nguyên đơn cần phải chứng minh
bị đơn đã cấu thành “ý đồ lũng đoạn” là nếu
thị phần của bị cáo nhỏ hơn 30% thì suy
đoán tất yếu là bác bỏ yêu cầu của nguyên
đơn19. Vào tháng 12/2008, Ủy ban châu Âu
đã ban hành “Hướng dẫn của Ủy ban châu
Âu về việc thi hành một số điểm quan trọng
khi áp dụng Điều 82 của Điều ước đối với
hành vi lạm dụng mang tính bài trừ của các
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh”. Hướng
dẫn này quy định: “thị phần tương đối nhỏ
thông thường là thiếu tính đại diện cho sức
mạnh thị trường đáng kể. Kinh nghiệm chấp
pháp của Ủy ban châu Âu cho thấy, mặc dù
có ngoại lệ nhưng nếu thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường liên quan nhỏ hơn
40% thì doanh nghiệp này (thông thường)
không thể có vị trí thống lĩnh”20. Tuy nhiên,
căn cứ vào Hướng dẫn sáp nhập do Ủy ban
châu Âu ban hành, nếu thị phần của doanh
nghiệp nhỏ hơn 25% thì cơ bản có thể bài
trừ nhận định đối với việc doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với chủ thể
kinh doanh có thị phần vượt quá ngưỡng an
toàn này thì cần tiến hành phân tích các tình
tiết của vụ án, đặc biệt là phải xem xét tới
rào cản gia nhập thị trường và thị phần của
đối thủ cạnh tranh21. Bên cạnh đó, luật cạnh
tranh một số nước đưa ra quy định rõ ràng
hơn về vấn đề này. Ví dụ, Luật Bảo hộ cạnh
tranh của Nga và Luật Chống lũng đoạn của
Trung Quốc đều quy định tiêu chí nhận định
thị phần rất nhỏ là 10%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của thị phần trong việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VAI TROÂ CUÃA THÕ PHÊÌN TRONG VIÏåC XAÁC ÀÕNH
VÕ TRÑ THÖËNG LÔNH THÕ TRÛÚÂNG CUÃA DOANH NGHIÏåP
ĐÀo NGỌC BÁu*
Vũ VăN TấN**
Một trong những nhầm lẫn thường gặp khi nghiên cứu và thực hiện pháp luật
cạnh tranh là cho rằng doanh nghiệp có thị phần lớn thì tất yếu có vị trí thống
lĩnh thị trường. Thực tiễn tư pháp các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
cho thấy, thị phần đóng vai trò quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất
trong việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Thông qua
phân tích một số án lệ điển hình, bài viết chỉ ra rằng, để xác định vị trí thống
lĩnh thị trường của doanh nghiệp, ngoài thị phần còn cần phải tính đến các yếu
tố bổ trợ khác như rào cản gia nhập, hiện trạng cạnh tranh trên thị trường liên
quan; từ đó, đề xuất các bước cần thực hiện khi xác định vị trí thống lĩnh thị
trường của doanh nghiệp.
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
* T S. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
** Công an huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
1 OECD, Glossary of Industrial Organisation Economics and Competition Law, p. 57.
1. Quan hệ giữa thị phần và vị trí thống
lĩnh thị trường
Thị phần (còn được gọi là suất chiếm
hữu thị trường) là tỷ lệ hàng hóa bán ra hoặc
dịch vụ cung cấp của một doanh nghiệp so
với tổng số hàng hóa bán ra hoặc dịch vụ
cung cấp của một thị trường đặc định.
Thị phần = (Doanh số bán hàng của
doanh nghiệp ÷ Tổng doanh số bán hàng
của thị trường liên quan) x 100%.
Từ công thức trên, có thể thấy thị phần
là sự biểu hiện mức độ lớn nhỏ của một
doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Thị
phần cho chúng ta biết mối quan hệ giữa
một doanh nghiệp với tất cả các doanh
nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, thị phần
còn được gọi là “phương thức xác định quy
mô tương đối của doanh nghiệp trong một
ngành hoặc trong một thị trường”1. Trong vụ
án Hoffmann-La Roche, Tòa án châu Âu đã
chỉ ra: “Mặc dù thị phần tùy theo sự khác
nhau của thị trường mà có những khác biệt,
nhưng trừ những trường hợp đặc thù, thị
phần đặc biệt cao thì không còn nghi ngờ gì
nữa, nó chính là một chứng cứ của vị trí chi
phối thị trường. Nếu một doanh nghiệp trên
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
2 EUGH, 13.2.1979 “Hoffmann-La Roche/Vitamine” Slg.1979, 461, 521 Rn. 41.
3 Vụ án Los Angeles Land Co. v. Brunswick Corp., 6F 3d 1422 (9th Cir. 1993).
4 Vụ án Rebel Oil Co., Inc. v. Atlantic Richfield Co., 51 F.3d 1421, 1439 (9th Cir. 1995).
thị trường liên quan nắm giữ thị phần đặc
biệt cao trong một thời gian dài, thì nó sẽ sử
dụng quy mô sản xuất và tiêu thụ của mình
để trở thành một loại sức mạnh, sức mạnh
này sẽ làm cho nó trở thành một chủ thể
tham gia thị trường hiển hách và làm cho
cách thức hành xử của nó trong một thời
gian tương đối dài không chịu bất kỳ sự hạn
chế nào. Sức mạnh này chính là vị trí thống
lĩnh thị trường. Trong trường hợp này, doanh
nghiệp có thị phần rất nhỏ không thể trong
một thời gian ngắn có thể thỏa mãn được
nhu cầu thị trường như doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh thị trường có thể thỏa mãn”2.
Như vậy, thông thường thị phần càng cao thì
quy mô của doanh nghiệp trên thị trường
liên quan càng lớn, sức mạnh thị trường của
doanh nghiệp cũng càng lớn. Vì vậy, thị
phần và sức mạnh thị trường có quan hệ tỷ
lệ thuận. Tuy nhiên, cần chú ý đây chỉ là
quan hệ giữa sức mạnh thị trường và thị
phần mà không phải là quan hệ giữa sức
mạnh lũng đoạn và thị phần. Sức mạnh thị
trường chỉ được xem là sức mạnh lũng đoạn
(hoặc vị trí thống lĩnh thị trường) nếu doanh
nghiệp có sức mạnh thị trường có khả năng
duy trì việc khống chế các yếu tố cạnh tranh
như giá cả, sản lượng, chất lượng trong một
thời gian đủ dài. Như vậy, doanh nghiệp có
thị phần lớn không chắc chắn sẽ có vị trí
thống lĩnh thị trường, mà nó cần phải có sự
bổ sung của rất nhiều yếu tố khác mới có thể
trở thành chủ thể kinh doanh có sức mạnh
lũng đoạn. Chính vì vậy, thị phần không
phải là điều kiện đủ của vị trí thống lĩnh thị
trường. Nếu một doanh nghiệp có thị phần
lớn nhưng không có rào cản thị trường có
thể dựa vào đó để thực hiện hạn chế cạnh
tranh, thì doanh nghiệp đó sẽ không thể duy
trì được thị phần trong điều kiện có áp lực
to lớn của đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Tòa
án tối cao Mỹ cho rằng: “mặc dù thông
thường thị phần cao có thể chứng minh cho
sự tồn tại của sức mạnh lũng đoạn, nhưng
trong trường hợp thị trường có rào cản gia
nhập thấp và không thể chứng minh được bị
đơn có khả năng khống chế giá hoặc có năng
lực bài trừ cạnh tranh thì không thể chứng
minh được sự tồn tại của sức mạnh lũng
đoạn”3. Ngay cả trong kết cấu thị trường độc
quyền hoàn toàn, doanh nghiệp độc chiếm
cũng không tất yếu có vị trí thống lĩnh thị
trường. Đối với vấn đề này, Tòa án tối cao
Mỹ đã chỉ ra: “nếu như thị trường không có
bất cứ rào cản gia nhập nào thì được xem là
bị đơn nắm giữ 100% thị phần, nhưng cũng
không thể phán đoán nó có vị trí thống lĩnh
thị trường”4. Điều này là vì khi một doanh
nghiệp nâng giá hàng hóa hoặc dịch vụ lên
cao hơn mức giá cạnh tranh thì các đối thủ
cạnh tranh sẽ lập tức gia nhập thị trường,
cung cấp các sản phẩm thay thế, làm cho
doanh nghiệp tại vị mất đi khả năng khống
chế đối với cạnh tranh thị trường. Khi doanh
nghiệp không có khả năng khống chế giá và
khả năng bài trừ hoặc hạn chế cạnh tranh
thì không có vị trí thống lĩnh thị trường.
Rào cản gia nhập trực tiếp ảnh hưởng đến
việc duy trì thị phần của doanh nghiệp, từ
đó rào cản được xem là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định vị trí thống
lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Trong
vụ án Microsoft, Tòa án Liên bang Mỹ
cho rằng công ty Microsoft có sức mạnh
lũng đoạn bởi ba lý do sau: (i) công ty
Microsoft chiếm thị phần cực lớn (hơn
95%) và có sự ổn định trên thị trường hệ
điều hành máy tính cá nhân toàn cầu, (ii)
thị phần của công ty Microsoft nhận được
sự bảo hộ gia nhập ngành rất cao, (iii) do có
rào cản gia nhập ngành sản phẩm phần mềm
rất cao đó nên người tiêu dùng thiếu đi sự
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
5 Nhật báo pháp chế, Trung Quốc, số ngày 8/11/1999.
6 Kết cấu thị trường này hiện nay có một số tài liệu gọi là “độc quyền nhóm”. Theo chúng tôi, việc gọi như vậy dễ gây hiểu
lầm rằng một nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau để hình thành độc quyền. Về bản chất, đây là kết cấu thị trường chỉ
có vài doanh nghiệp lớn cùng kinh doanh. Ví dụ, thị trường viễn thông nước ta hiện nay có các doanh nghiệp như Vina-
phone, Mobifone, Viettel, Vietnam Mobile, giữa các doanh nghiệp này không hề tồn tại liên minh độc quyền, thay vào đó
họ vẫn cạnh tranh với nhau. Theo nghĩa Hán - Việt, “quả” có nghĩa là một vài, “quả đầu” nghĩa là “một vài doanh nghiệp
có tính chất đầu sỏ” cùng cạnh tranh.
7 Vụ án Virgin/British Airways (COMP/34.780).
8 Vụ án United Brands v. Commission, Case 27/76 [1978] ECR 207: 1 CMLR 429.
lựa chọn sản phẩm thay thế5. Rào cản gia
nhập thị trường càng cao, ảnh hưởng đối với
đối thủ cạnh tranh càng lớn sẽ làm cho sức
mạnh thị trường của doanh nghiệp tại vị
càng mạnh. Độ mạnh yếu của sức mạnh thị
trường của doanh nghiệp sẽ quyết định
doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị
trường hay không.
Vị trí thống lĩnh thị trường còn phụ
thuộc vào hiện trạng cạnh tranh trên thị
trường liên quan. Ví dụ, trong kết cấu thị
trường quả đầu (oligopoly)6, khi một doanh
nghiệp có thị phần tương đối lớn nhưng do
sự khác biệt giữa thị phần của nó với các đối
thủ cạnh tranh là không lớn, nên trong nhiều
trường hợp, không có bất cứ doanh nghiệp
nào được xem là có vị trí thống lĩnh thị
trường. Ví dụ, hiện nay thị trường thông tin
di động ở Việt Nam có một số doanh nghiệp
lớn cùng cạnh tranh như Vinaphone, Viettel,
Vietnam Mobile và Mobifone. Tuy nhiên,
do các doanh nghiệp này không có sự khác
biệt lớn về thị phần, thay vào đó, thị phần
gần như chia đều cho các doanh nghiệp đã
dẫn đến giữa các doanh nghiệp này tồn tại
sự cạnh tranh khốc liệt, làm cho không
doanh nghiệp nào có thể dựa vào thị phần
mà trở thành chủ thể kinh doanh có vị trí
thống lĩnh thị trường.
Mặt khác, doanh nghiệp có thị phần nhỏ
cũng có thể có vị trí thống lĩnh thị trường.
Thực tiễn tư pháp cho thấy, nếu thị phần của
một doanh nghiệp không quá lớn nhưng thị
phần của các đối thủ cạnh tranh khác cũng
đặc biệt phân tán thì doanh nghiệp này cũng
có thể trở thành chủ thể có vị trí thống lĩnh
thị trường. Chẳng hạn, trong vụ án
Virgin/British Airways năm 2000, mặc dù
Công ty hàng không Anh chỉ chiếm thị phần
là 39,7%, nhưng do đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của nó là công ty Virgin chỉ chiếm
5,5% thị phần nên Ủy ban châu Âu đã nhận
định Công ty hàng không Anh có vị trí thống
lĩnh thị trường7. Một ví dụ khác là vụ án
United Brands năm 1978, mặc dù Công ty
United Brands chỉ chiếm thị phần vào
khoảng 40% đến 45% trên thị trường liên
quan của bốn nước thành viên của Liên
minh châu Âu nhưng thị phần này lại đạt
mức cao gấp đôi thị phần của đối thủ cạnh
tranh lớn nhất, do đó Tòa án châu Âu cho
rằng Công ty United Brands có vị trí thống
lĩnh thị trường8. Như vậy, một doanh
nghiệp không có thị phần lớn trên một thị
trường nhất định cũng có thể có sức mạnh
lũng đoạn.
Ngoài ra, vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp có thị phần nhỏ cũng có thể
đến từ việc nắm giữ bằng phát minh sáng
chế. Trên thực tế, quyền phát minh sáng chế
với đặc tính bài trừ rất dễ mang lại cho
người sở hữu vị trí thống lĩnh thị trường
ngay cả khi người sở hữu không nắm giữ thị
phần lớn. Người nắm bằng phát minh sáng
chế trong một khoảng thời gian và ở một
phạm vi nhất định có vị trí độc quyền đối
với phát minh hoặc kỹ thuật mới, nếu như
không được phép của chủ sở hữu, người
khác sẽ không được sử dụng phát minh,
sáng chế này. Vì vậy, chủ sở hữu quyền phát
minh, sáng chế có ưu thế thị trường trên thị
trường liên quan, đạt được năng lực khống
chế các yếu tố cạnh tranh như giá cả, sản
lượng, cũng có nghĩa là doanh nghiệp
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
9 Trịnh Á Bình (chủ biên), Nghiên cứu vấn đề công ty xuyên quốc gia lạm dụng vị trí chi phối thị trường ở Trung Quốc và
quy chế nó, Nxb. Khoa học kinh tế, Trung Quốc, 2009, tr. 9.
10 Vụ án United States v. Aluminum Co. of America (Alcoa), 148 F. 2d 416 424 (1945).
nắm giữ quyền phát minh, sáng chế có sức
mạnh thị trường. Khi không có các nhân tố
bổ trợ như sản phẩm thay thế, sức mạnh thị
trường sẽ trở thành sức mạnh lũng đoạn.
Như vậy, đối với quan hệ giữa vị trí
thống lĩnh thị trường và thị phần thì mức cao
thấp của thị phần là một trong những tiền đề
quan trọng nhưng không phải là điều kiện
đủ để cấu thành vị trí thống lĩnh thị trường.
Ngoài ra, thị phần có phải là điều kiện cần
để cấu thành vị trí thống lĩnh thị trường hay
không cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Nếu xem thị phần lớn là điều kiện cần của
vị trí thống lĩnh thị trường, thì trong tất cả
các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, doanh nghiệp có hành vi lạm dụng
phải là doanh nghiệp có thị phần lớn. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, trong
nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh có thể
thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường mà không phụ thuộc vào mức độ
lớn nhỏ của thị phần mà nó nắm giữ. Ví dụ,
trên thị trường bán lẻ có kết cấu cạnh tranh
độc quyền, có rất nhiều doanh nghiệp như
Walmart, Carrefour, Auchan cạnh tranh với
nhau, mặc dù không thể phủ nhận rằng các
tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia này có quy
mô rất lớn, song cho đến nay, không có bất
cứ nhà bán lẻ nào trong phạm vi một quốc
gia hoặc trên phạm vi toàn cầu có được vị
trí độc chiếm hoặc “quả chiếm” theo đúng
nghĩa của luật chống lũng đoạn, mà thực
chất chúng đều có thị phần không quá lớn9.
Tuy nhiên, dựa vào ưu thế trên các phương
diện như quy mô, nguồn vốn, kỹ thuật tiên
tiến, từ góc độ quan hệ theo chiều dọc giữa
nhà bán lẻ và nhà cung ứng, doanh nghiệp
bán lẻ có ưu thế kinh tế rất rõ ràng và thường
lợi dụng để thực hiện các hành vi lạm dụng
sức mạnh lũng đoạn, như khống chế giá mua
sản phẩm, thu phí gia nhập thị trường rất cao
đối với nhà cung ứng, nợ tiền hàng nhà cung
ứng, đối đãi kỳ thị Như vậy, doanh nghiệp
bán lẻ quy mô lớn có thể thực hiện hành vi
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ngay cả
khi thị phần của nó là tương đối nhỏ. Điều
đó cho thấy, thị phần không phải là điều kiện
tất yếu của vị trí thống lĩnh thị trường.
2. Sử dụng yếu tố thị phần để xác định vị
trí thống lĩnh thị trường của doanh
nghiệp
Mặc dù thị phần không phải là tiêu chí
duy nhất để nhận định vị trí thống lĩnh thị
trường, song giữa thị phần và sức mạnh thị
trường (không phải sức mạnh lũng đoạn) có
quan hệ mật thiết, tức là thị phần càng lớn
thì sức mạnh thị trường cũng càng lớn. Về
mặt lý luận, sức mạnh lũng đoạn (cũng được
gọi là vị trí thống lĩnh thị trường) là một loại
sức mạnh thị trường đáng kể. Tuy nhiên,
điều quan trọng nhất là thị phần của doanh
nghiệp đạt đến mức độ bao nhiêu thì doanh
nghiệp sẽ có vị trí thống lĩnh thị trường? Về
mặt lý luận, doanh nghiệp nắm giữ thị phần
tương đối nhỏ cũng vẫn tồn tại năng lực
khống chế đối với các yếu tố cạnh tranh thị
trường như giá cả và sản lượng Từ trước
đến nay, các phán quyết của tòa án đều
không đưa ra tiêu chí nhận định thống nhất.
Ví dụ, trong vụ án Alcoa năm 1945, thẩm
phán Billings Learned Hand cho rằng: “nếu
thị phần của chủ thể kinh doanh trên thị
trường liên quan đạt tới 90% thì Tòa án sẽ
tương đối nhất trí cho rằng doanh nghiệp đó
có sức mạnh lũng đoạn; nếu thị phần đạt tới
66%, thì doanh nghiệp đó có khả năng có sức
mạnh lũng đoạn, nếu thị phần nhỏ hơn 33%
thì cơ bản doanh nghiệp đó không có sức
mạnh lũng đoạn”10. Trong vụ án Grinnell
năm 1966, Tòa án cho rằng, Công ty Grinnell
chiếm 87% thị phần, vì vậy trên thị trường
liên quan nó được coi là có sức mạnh lũng
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
11 Vụ án United States v. United Shoes Machinery Corp., 110 F. Supp. 295 (D. Mass. 1953), aff’d per curiam, 347 U.S. 521
(1954).
12 European Commission, Antitrust: Guidance on Commission enforcement priorities in applying Article 82 exclusionary con-
duct by dominant firms-frequently asked questions, DEMO/08/761. Brussel, 3rd December 2008.
13 Phillip E. Areeda, Herbert Hovenkamp, Antitrust Law, 801, at 319 (2nd ed. 2002).
đoạn. Trong vụ án United Shoes, Tòa án cho
rằng: “United Shoes có sức mạnh lũng đoạn,
khi thị phần của nó đạt 75%”11.
Để tiện cho việc nhận định liệu doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay
không, cơ quan chống lũng đoạn thường
phân thị phần thành ba loại, bao gồm thị
phần tương đối lớn, thị phần tương đối nhỏ
và thị phần cực nhỏ. Nếu một doanh nghiệp
có thị phần tương đối lớn thì cơ quan quản
lý và cơ quan tư pháp sẽ nhận định doanh
nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị trường mà
không cần phải xem xét các nhân tố liên
quan khác. Nhận định này dựa trên nguyên
tắc về quan hệ tỷ lệ thuận giữa thị phần và
sức mạnh thị trường, từ đó mà có thể giảm
thiểu tính phức tạp của việc nhận định vị trí
thống lĩnh thị trường. Mặc dù vậy, để đảm
bảo việc nhận định được chính xác, đôi khi
cơ quan chống lũng đoạn còn yêu cầu doanh
nghiệp bị cáo buộc phải có khả năng duy trì
thị phần tương đối lớn đó trong một khoảng
thời gian đủ dài, nếu không, không thể nhận
định doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị
trường. Ví dụ, trong “Báo cáo năm 2008”,
Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ ra: “Thông thường
khi một doanh nghiệp có thị phần vượt quá
2/3 và duy trì nó trong một thời gian đủ dài,
đồng thời vị trí thống lĩnh thị trường này
không thể bị mất đi trong một tương lai
không xa và trong trường hợp không có
phản chứng cứ mang tính thuyết phục thì Bộ
Tư pháp sẽ giả định rằng doanh nghiệp này
có sức mạnh lũng đoạn”12. Vấn đề là thời
gian đủ dài là bao lâu? Có học giả cho rằng,
mặc dù không thể tuyệt đối hóa, nhưng
trong điều kiện thị trường được xác định
một cách hợp lý và được bảo đảm bởi rào
cản gia nhập đầy đủ, nếu trước khi tiến hành
tố tụng bị đơn nắm giữ 70% hoặc 75% thị
phần tới 5 năm, thì việc giả định doanh
nghiệp này có sức mạnh thị trường đáng kể
là điều hợp lý13. Có thể thấy, yêu cầu về thời
gian đủ dài có nghĩa là trên thị trường phải
tồn tại rào cản thị trường, từ đó mà doanh
nghiệp có thị phần tương đối lớn có thể dựa
vào rào cản để duy trì trạng thái thị trường
hiện có và mưu cầu lợi nhuận lũng đoạn.
Dựa vào thị phần tương đối lớn làm tiêu
chí suy đoán khiến cho việc phán đoán
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không
trở nên đơn giản hơn, nhưng không có nghĩa
là tuyệt đối hóa tiêu chí này. Do doanh
nghiệp có thị phần tương đối lớn không tất
yếu có vị trí thống lĩnh thị trường nên nếu
bị đơn có thể đưa ra phản chứng đánh đổ sự
suy đoán của cơ quan quản lý và cơ quan tư
pháp thì có thể đi đến kết luận rằng doanh
nghiệp đó không có vị trí thống lĩnh thị
trường. Vì vậy, ngưỡng thị phần tương đối
lớn được gọi là tiêu chí suy đoán. Trên thực
tế, cho dù là các nền kinh tế phát triển như
Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hay là
các quốc gia đang phát triển thì trong thực
tiễn lập pháp, hành pháp và tư pháp đều áp
dụng tiêu chí suy đoán, nhưng tiêu chí suy
đoán được pháp luật các nước quy định hoặc
tòa án sử dụng không hoàn toàn giống nhau.
Nước Mỹ từ trước đến nay chưa từng có tiêu
chuẩn cố định về thị phần tương đối lớn, mà
toà án chủ yếu dựa vào tình tiết của từng vụ
án để phán đoán. Tuy nhiên, thông thường
một doanh nghiệp chỉ được xem là có thị
phần tương đối lớn nếu nó chiếm 2/3
(khoảng 66%) thị phần trở lên. Đối với Liên
minh châu Âu, tòa án thường cho rằng, khi
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
14 Ngô Quảng Hải, Quy chế luật chống lũng đoạn trong thực hiện quyền phát minh, sáng chế, Nxb. Quyền sở hữu trí tuệ,
Trung Quốc, 2012, tr. 100.
15 Lưu Kế Phong, Luật chống lũng đoạn, Nxb. Đại học Chính pháp Trung Quốc, Bắc Kinh, 2012, tr. 196.
16 Vụ án United States v. Dentsply International Inc., 399 F.3d 181 (3d Cir. 2005).
17 Vụ án Dimmitt Agri Industries, Inc. v. CPC International, Inc., 679 F.2d 516 (5th Cir. 1982).
một doanh nghiệp chiếm 50% thị phần trở
lên thì cho thấy (hoặc có thể suy đoán rằng)
doanh nghiệp này có vị trí thống lĩnh14. Đối
với những quốc gia thuộc hệ thống luật
thành văn, tiêu chuẩn thị phần suy đoán
được pháp luật quy định phụ thuộc vào đặc
điểm của từng quốc gia. Ví dụ, Điều 19 Luật
Chống lũng đoạn của Trung Quốc quy định:
“Nếu thuộc về một trong các trường hợp sau
đây thì có thể suy đoán chủ thể kinh doanh
có vị trí thống lĩnh thị trường: thị phần trên
thị trường liên quan của một chủ thể kinh
doanh đạt tới ½ (50%); thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan của hai chủ thể kinh
doanh đạt tới 2/3; thị phần kết hợp trên thị
trường liên quan của ba chủ thể kinh doanh
đạt tới ¾”. Theo quy định tại Điều 11 Luật
Cạnh tranh của Việt Nam, nếu một doanh
nghiệp trên thị trường liên quan chiếm từ
30% thị phần trở lên thì doanh nghiệp này
được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường.
Đối với các nước thành viên của Liên minh
châu Âu, mỗi quốc gia cũng có tiêu chuẩn
suy đoán của riêng mình nhưng mức thị
phần bình quân chủ yếu là 40%15.
Khi thị phần của doanh nghiệp nằm
giữa mức rất nhỏ và tương đối lớn thì được
xem là thị phần tương đối nhỏ. Như trên đã
phân tích, vị trí thống lĩnh thị trường không
có nghĩa là doanh nghiệp này có quy mô lớn.
Ngược lại, doanh nghiệp có quy mô nhỏ
(hoặc doanh nghiệp có thị phần tương đối
nhỏ) vẫn có thể có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có khả năng khống chế đối với
các nhân tố cạnh tranh như giá cả và sản
lượng. Trong trường hợp này, việc thiết lập
vị trí thống lĩnh thị trường chủ yếu dựa vào
các nhân tố ngoài thị phần như rào cản thị
trường, trạng thái cạnh tranh thị trường, tính
phụ thuộc giữa các chủ thể giao dịch, sự tồn
tại của quyền phát minh, sáng chế Chính
vì vậy, khi phán đoán doanh nghiệp có thị
phần tương đối nhỏ có vị trí thống lĩnh thị
trường hay không, cơ quan chấp pháp chống
lũng đoạn thường dựa vào thị phần làm tiêu
chuẩn nhận định. Để có thể đưa ra kết luận
chính xác, họ sẽ kết hợp thị phần với các
nhân tố liên quan khác như rào cản gia nhập,
thị phần của các đối thủ cạnh tranh khác,
tính phụ thuộc giữa các đối tác giao dịch, từ
đó mới có thể nhận định vị trí thị trường của
một doanh nghiệp. Trong vụ án Densply
năm 2005, Tòa án Mỹ đã chỉ ra: “Trong
trường hợp không xem xét các yếu tố liên
quan khác (như rào cản gia nhập thị
trường) nếu thị phần của doanh nghiệp
đương sự không vượt quá 55% thì không thể
truy xét trách nhiệm của việc tham gia lũng
đoạn hóa”16. Trong một vụ án khác, Tòa án
cho rằng nếu như thị phần của chủ thể kinh
doanh thấp hơn 50% thì không đủ để nhận
định nó có sức mạnh thị trường17. So với
trường hợp thị phần tương đối lớn, việc
nhận định doanh nghiệp có thị phần tương
đối nhỏ có vị trí thống lĩnh thị trường hay
không phức tạp hơn nhiều. Đó là vì lúc này,
thị phần không còn là tiêu chí để suy đoán
mà chỉ là tiêu chuẩn tương đối để đo lường
(hoặc để nhận định) doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường hay không. Vì vậy, cơ
quan chấp pháp chống lũng đoạn cần phải
xem xét các nhân tố khác nữa mới có thể
đưa ra kết luận về trạng thái thị trường của
doanh nghiệp. Điều cần chú ý là ngưỡng thị
phần tương đối nhỏ trong từng vụ án khác
nhau là khác nhau, nó phụ thuộc vào các
nhân tố như kết cấu thị trường của từng
quốc gia và đặc điểm của từng ngành, từng
lĩnh vực.
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 21(325) T11/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
18 Vụ án United States v. Aluminum Co. of America (Alcoa), 148 F. 2d 416 424 (1945).
19 Vụ án M&M Medical Supplies and Service v. Pleasant Valley Hospital, 981 F.2d 160 (4th Cir. 1992).
20 European Commission, Antitrust: Guidance on Commission enforcement priorities in applying Article 82 exclusionary con-
duct by dominant firms-frequently asked questions, DEMO/08/761. Brussel, 3rd December 2008.
21 Tài Long, Nghiên cứu quy chế lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh, 2012,
tr. 125.
Ngoài hai loại thị phần nêu trên, còn có
trường hợp doanh nghiệp có thị phần rất
nhỏ. Khi doanh nghiệp có thị phần rất nhỏ,
nó thông thường được suy đoán là không có
vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, tiêu
chí nhận định thị phần rất nhỏ ở các nước là
không giống nhau. Chẳng hạn trong vụ
Alcoa, Tòa án Mỹ cho rằng nếu thị phần nhỏ
hơn 33% thì về cơ bản doanh nghiệp không
có vị trí thống lĩnh thị trường18. Trong một
vụ án khác, Tòa án khu vực (Circuit Court)
số 4 của Mỹ đã đưa ra tiêu chí sức mạnh thị
trường mà nguyên đơn cần phải chứng minh
bị đơn đã cấu thành “ý đồ lũng đoạn” là nếu
thị phần của bị cáo nhỏ hơn 30% thì suy
đoán tất yếu là bác bỏ yêu cầu của nguyên
đơn19. Vào tháng 12/2008, Ủy ban châu Âu
đã ban hành “Hướng dẫn của Ủy ban châu
Âu về việc thi hành một số điểm quan trọng
khi áp dụng Điều 82 của Điều ước đối với
hành vi lạm dụng mang tính bài trừ của các
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh”. Hướng
dẫn này quy định: “thị phần tương đối nhỏ
thông thường là thiếu tính đại diện cho sức
mạnh thị trường đáng kể. Kinh nghiệm chấp
pháp của Ủy ban châu Âu cho thấy, mặc dù
có ngoại lệ nhưng nếu thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường liên quan nhỏ hơn
40% thì doanh nghiệp này (thông thường)
không thể có vị trí thống lĩnh”20. Tuy nhiên,
căn cứ vào Hướng dẫn sáp nhập do Ủy ban
châu Âu ban hành, nếu thị phần của doanh
nghiệp nhỏ hơn 25% thì cơ bản có thể bài
trừ nhận định đối với việc doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với chủ thể
kinh doanh có thị phần vượt quá ngưỡng an
toàn này thì cần tiến hành phân tích các tình
tiết của vụ án, đặc biệt là phải xem xét tới
rào cản gia nhập thị trường và thị phần của
đối thủ cạnh tranh21. Bên cạnh đó, luật cạnh
tranh một số nước đưa ra quy định rõ ràng
hơn về vấn đề này. Ví dụ, Luật Bảo hộ cạnh
tranh của Nga và Luật Chống lũng đoạn của
Trung Quốc đều quy định tiêu chí nhận định
thị phần rất nhỏ là 10%. Trên thực tế,
ngưỡng thị phần phụ thuộc vào các yếu tố
như đặc điểm của từng thời kỳ, từng ngành,
mức độ tập trung thị trường và tình tiết của
từng vụ án. Nếu những nhân tố này có thay
đổi thì tiêu chí nhận định ngưỡng thị phần
cũng sẽ thay đổi theo. Cách thức sử dụng
yếu tố thị phần để xác định vị trí thống lĩnh
thị trường của doanh nghiệp được mô tả qua
sơ đồ sau:
(Xem tiếp trang 64)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_thi_phan_trong_viec_xac_dinh_vi_tri_thong_linh_t.pdf