Kiến thức về kỹ thuật thụt tháo Trong nghiên cứu này hiểu biết của thân nhân về mục đích thụt tháo trong điều trị bệnh Hirschsrung sau khi được NVYT hướng dẫn chiếm tỉ lệ khá cao: 80,65% (25/31). So sánh giữa nhóm thân nhân có tờ bướm và không có tờ bướm thì nó chưa có ý nghĩa về mặt thống kê với Pr = 0,056. Tuy nhiên, ở nhóm thân nhân có tờ bướm vẫn hiểu đúng cao hơn với OR = 7,5 (KTC 95%, 0,67 – 377,77) so với nhóm không có tờ bướm. Việc nắm rõ mục đích của việc thụt tháo cũng rất quan trọng vì khi thân nhân bệnh nhi hiểu rõ được điều này họ sẽ thực hiện tốt quá trình thụt tháo cho con họ tại nhà. Tỉ lệ thân nhân nhận biết dung dịch sử dụng trong thụt tháo ở nhóm có tờ bướm cao hơn với OR = 10 (KTC 95%, 0,91 – 489,7800) so với nhóm không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,025. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1994) không được thụt tháo bằng nước thường vì đại tràng sigma phình to và dài hấp thu lại nhiều nước sẽ biến máu thành môi trường nhược trương: bệnh nhi rơi vào tình trạng ngộ độc nước biểu hiện bằng sốt cao co giật, ỉa lỏng và choáng vã mồ hôi lạnh các đầu chi(1). Do đó, thông qua tờ bướm này thân nhân bệnh nhi có thể hiểu và biết cách sử dụng đúng loại dung dịch dùng để thụt tháo. Tỉ lệ hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung dịch để thụt tháo sau khi được NVYT hướng dẫn chiếm tỉ lệ: 70,97% (22/31). Và ở nhóm thân nhân có tờ bướm vẫn hiểu đúng cao hơn với OR = 10 (KTC 95%, 0,45 – 21,95) so với nhóm không có tờ bướm, chưa có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,193. Trong kỹ thuật thụt tháo tính được lượng dung dịch dùng để thụt tháo cho bệnh nhi cũng rất quan trong vì số lượng dung dịch sử dụng phụ thuộc tùy theo từng lứa tuổi. Trong nghiên cứu này, nhóm thân nhân có tờ bướm hiểu và biết cách tính lượng dung dịch cao hơn với OR = 18 (KTC 95%, 1,70 – 843,51) so với nhóm không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,003. Vậy qua tờ bướm thân nhân có thể biết được cách tính lượng dung dịch sử dụng thụt tháo cho con của họ. Nhóm thân nhân có tờ bướm hiểu được biểu hiện của bệnh nhân bị ngộ độc nước cao hơn với OR = 60,67 (KTC 95%, 4,67 – 2752,63) so với nhóm không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,000. Khi thân nhân hiểu và sử dụng đúng loại dung dịch dùng để thụt tháo họ sẽ tránh được những biến chứng có thể xảy ra như: sốt cao co giật, tiêu phân lỏng, choáng, vã mồ hôi, lạnh các đầu chi.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của tờ bướm hướng dẫn trong chăm sóc bệnh nhân bệnh Hirschsprung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 1
1 VAI TRÒ CỦA TỜ BƯỚM HƯỚNG DẪN
TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỆNH HIRSCHSPRUNG
Nguyễn Thị Lan Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm đánh giá vai trò của tờ bướm hướng dẫn trong chăm sóc bệnh nhân bệnh Hirschsprung.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tất cả bệnh nhân nghi ngờ bệnh Hirschsprung
nhập viện tại khoa Ngoại Tổng Hợp – bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 6/2011 đến 6/2012. Xác định tỉ lệ thân nhân
hiểu biết đúng về bệnh Hirschsprung trước và sau khi được nhân viên y tế hướng dẫn – Xác định tỉ lệ thân
nhân biết cách thụt tháo trong chăm sóc bệnh Hirschsprung ở 2 nhóm có tờ bướm và không có tờ bướm. Nhập
liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 - Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 11.
Kết quả: Kiến thức về bệnh Hirschsprung: Bảng Pretest: tỉ lệ đúng ≥ 50% ở mỗi nội dung câu hỏi chiếm tỉ
lệ: 22,22% (2/9) - Bảng Postest: tỉ lệ đúng ≥ 50% ở mỗi nội dung câu hỏi chiếm tỉ lệ: 66,66% (6/9). Kiến thức
về kỹ thuật thụt tháo: Hiểu biết của thân nhân về mục đích thụt tháo trong điều trị bệnh Hirschsrung: Pretest:
70,97% (22/31), Postest: 80,65% (25/31); Pr = 0,37 - Hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung dịch để thụt
tháo: Pretest & Postest đều chiếm tỉ lệ: 70,97% (22/31); Pr = 1,00 - Hiểu biết của thân nhân về những biến
chứng có thể gặp nếu thụt tháo không đúng cách: Pretest: 12,90% (04/31), Postest: 38,71% (12/31); và có ý
nghĩa thống kê với Pr = 0,02.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tờ bướm “Cách nhận biết – Chăm sóc trẻ bệnh Hirschsprung” tỉ lệ
thân nhân hiểu biết về bệnh Hirschsprung còn chưa cao. Tuy nhiên, ở những thân nhân có tờ bướm thì tỉ lệ thân
nhân nhận biết quy trình thụt tháo cao hơn so với nhóm không có tờ bướm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Tờ bướm hướng dẫn, bệnh Hirschsprung, wash out.
ABSTRACT
THE ROLE OF THE BROCHURE IN THE TAKE CARE OF HIRSCHSPRUNG’S PATIENTS
Nguyen Thi Lan Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 1 - 7
Objectives: To evaluate the effect of brochure in the take care of Hirschsprung’s patients.
Methods: We collected all patients with Hirschsprung disease at Children’s Hospital 2 General Surgery
Department from 6/2011 to 6/2012. We use the cross – sectional study to indentify the rate of relations before and
after guided how to take care the patients. After that, we idientify the proportion of relations who know how to
wash - out with and without brochure. We use Epidata 3.1 and Stata 11 to process the datas.
Results: Knowledge of Hirschsprung’s disease: in Pretest tables right more than 50% of all questions is
22.22% (2/9). In Postest table, that rate is 66.66% (6/9). Knowledge of wash - out technique: Knowledge of
relative about the object of wash - out in the treatment Hirschsprung disease: Pretsest is: 70.97% (22/31), Postest
is: 80.65% (25/31), Pr = 0.37 – Knowledge of relations about the use of wash - out solutions: Pretest and Postest
table is: 70.97% (22/31), Pr = 1.00 – Complications of wash - out technique: Pretest table is: 12.9% (4/31), Postest
table is: 38.71% (12/31), Pr = 0,02.
Conclustion: The brochure “How to know and to take care of Hirschsprung’s patients”the proportion of
relations who know exactly is not high. However, the relations with the brochure know more than the ones
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ĐD. Nguyễn Thị Lan Anh, ĐT: 0838295723, Email: lananhvnse@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 2
without it. This is statistical significance.
Key words: Brochure, Hirschsprung’s disease, wash - out.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Hirschsprung được một bác sĩ người
Đan Mạch tên là Harald Hirschprung mô tả đầu
tiên vào năm 1886 nên để tưởng nhớ ông, người
ta lấy bệnh do ông phát hiện đặt thành tên ông.
Bệnh Hirschsprung là một rối loạn bẩm sinh
thường gặp khoảng 1/5000 trẻ sơ sinh, trẻ em trai
nhiều hơn trẻ em gái với tỷ lệ nam/nữ = 4/1, 80-
90% các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ngay
ở thời kì sơ sinh(1,3,2). Bệnh Hirschsprung là một dị
tật đặc trưng bởi tắc ruột hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn do không có tế bào hạch thần kinh ở
đoạn cuối của ống tiêu hoá và lan rộng lên phía
trên ở các mức độ khác nhau. Đoạn vô hạch
thường ở trực tràng và đại tràng xích ma nhưng
có thể lên đến hết đại tràng, một phần ruột non
và thậm chí kéo dài từ trực tràng đến tá tràng(4).
Điều này dẫn tới đoạn ruột phía trên dãn to,
thành dày (phình đại tràng) trong khi đoạn phía
dưới có kích thước nhỏ hơn bình thường. Biến
chứng quan trọng nhất là tắc ruột và viêm ruột
cấp tính. Chẩn đoán xác định bệnh
Hirschsprung dựa vào hình ảnh mô bệnh học.
Đây là một bệnh lý ngoại khoa chiếm tỷ lệ hàng
đầu(5).
Ở Việt Nam bệnh Hirschsprung thường được
chẩn đoán và điều trị muộn. Bệnh nhân bị nghi
ngờ có bệnh Hirschsprung thường được theo dõi
và thụt tháo khoảng 1-2 tháng, sau đó mới đánh
giá lại và đưa đến hướng điều trị tiếp theo.
Việc thụt tháo là bắt buộc và trong khoảng
thời gian khá dài tại nhà nên thân nhân bệnh nhi
phải được hướng dẫn cách thụt tháo tại bệnh
viện.
Nhưng, trên thực tế thân nhân bệnh nhi sau
khi đã được hướng dẫn kỹ về cách thụt tháo
nhưng do họ chưa nhận thức được các biến chứng
có thể xảy ra nếu không tuân thủ đúng quy trình
thụt tháo như các biến chứng: viêm ruột, thủng
ruột, nhiễm khuẩn huyết việc thụt tháo tại nhà
không đạt hiệu quả.
Do đó, chúng tôi đã thiết kế ra tờ bướm
“Cách nhận biết – Chăm sóc trẻ bệnh
Hirschsprung nhằm giúp thân nhân có thể hiểu
biết rõ hơn về bệnh Hirschsprung cũng như về kỹ
thuật thụt tháo sau khi họ đã được nhân viên y tế
hướng dẫn tại bệnh viện.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ thân nhân hiểu biết đúng về
bệnh Hirschsprung trước và sau khi hướng dẫn.
Xác định tỉ lệ thân nhân hiểu biết về bệnh
Hirschsprung ở 2 nhóm có tờ bướm và không có
tờ bướm.
Xác định tỉ lệ thân nhân biết cách thụt tháo
trong chăm sóc bệnh Hirschsrpung ở 2 nhóm có
tờ bướm và không có tờ bướm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 31 bệnh nhi nghi ngờ bệnh
Hirschsprung nhập viện tại khoa Ngoại Tổng
Hợp - bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Phân bệnh nhi thành 2 nhóm bằng cách bốc
thăm ngẫu nhiên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 3
Pre-test (theo mẫu).
Nhóm 1: Hướng dẫn cách thụt tháo tại phòng
thụt tháo trong 3 ngày.
Nhóm 2: Phát tờ bướm và hướng dẫn cách
thụt tháo tại phòng thụt tháo trong 3 ngày.
Post-test (theo mẫu).
Cho bệnh nhi xuất viện, tái khám mỗi tuần,
phát hiện các biến chứng và xác định chẩn đoán.
Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu nghiên cứu thu được sẽ
được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử
lý số liệu bằng phần mềm Stata 11.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ thân nhân hiểu đúng về bệnh Hirschsprung trước và sau khi hướng dẫn
Bảng 1. Kiến thức về bệnh Hirschsprung
Đúng Sai Nội dung
Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ
Pre - test
Bệnh Hirschsprung là gì ? 16 51,61 15 48,39
Nếu bệnh Hirschusprung không được điều trị 17 54,84 14 45,16
Đoạn ruột không có hạch 3 9,68 28 90,32
Về tính di truyền của bệnh Hirschsrung 3 9,68 28 90,32
Bệnh Hirschsrung thường gặp ở trẻ sơ sinh 8 25,81 23 74,19
Các triệu chứng của bệnh Hirschsrung 6 19,35 25 80,65
Biến chứng của bệnh Hirschsrung 13 41,94 18 58,06
Biết về các cận làm sàng bác sĩ làm để chẩn đoán 5 16,13 26 83,87
Hiểu biết của thân nhân về tuổi thường gặp của bệnh Hirschsrung. 1 3,23 30 96,77
Post - test
Hiểu về nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng vô hạch 4 12,90 27 87,10
Biết bệnh Hirschsrung còn có tên gọi khác là bệnh phình đại tràng vô hạch 26 83,87 5 16,13
Hiểu đây là một bệnh bẩm sinh 20 64,52 11 35,48
Thân nhân hiểu đây là một bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát
hiện và điều trị kịp thời 26 83,87 5 16,13
Nhận biết được dấu hiệu đặc trưng của bệnh Hirschsrung 1 3,23 30 96,77
Nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh Hirschsrung 15 48,39 16 51,61
Nhận biết về lứa tuổi hay gặp của bệnh Hirschsrung 23 74,19 8 25,81
HIểu đúng về các biến chứng của bệnh Hirschsrung nếu không được điều trị 17 54,84 14 45,16
Hiểu biết về các cận lâm sàng các bác sĩ làm để chẩn đoán bệnh Hirschsrung 24 77,42 7 22,58
* Nhận xét: Bảng Pretest: tỉ lệ đúng ≥ 50% ở
mỗi nội dung câu hỏi chiếm tỉ lệ: 22,22% (2/9).
Bảng Postest: tỉ lệ đúng ≥ 50% ở mỗi nội
dung câu hỏi chiếm tỉ lệ: 66,66% (6/9).
Qua đó, chúng ta nhận thấy sau khi được
NVYT hướng dẫn và thông qua tờ bướm thân
nhân bệnh nhi đã hiểu rõ hơn về bệnh
Hirschsrung.
Bảng 2. Kiến thức về kỹ thuật thụt tháo
Tờ bướm Nội dung Đánh giá
Đúng Sai
Tổng P OR KTC (95%)
Post 25 6 31 Hiểu biết của thân nhân về mục đích thụt
tháo trong điều trị bệnh Hirschsrung Pre 22 9 31
0,37 1,70 0,45 – 6,77
Post 22 9 31 Hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung
dịch để thụt tháo Pre 22 9 31
1,00 1,00
0,29 – 3,45
Post 12 19 31 Hiểu biết của thân nhân về những biến chứng
có thể gặp nếu thụt tháo không đúng cách Pre 4 27 31
0,02 4,26 1,05 – 20,49
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 4
* Nhận xét: Hiểu biết của thân nhân về mục đích
thụt tháo trong điều trị bệnh Hirschsrung: Pretest:
70,97% (22/31), Postest: 80,65% (25/31); về mặt ý
nghĩa thống kê chưa có ý nghĩa với Pr = 0,37. Tuy
nhiên, ở nhóm thân nhân sau khi được NVYT
hướng dẫn nhận biết cao hơn với OR = 1,70 (KTC
= 95%, 0,45 – 6,77) so với nhóm thân nhân trước
khi hướng dẫn.
Hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung dịch
để thụt tháo: Pretest & Postest điều chiếm tỉ lệ:
70,97% (22/31), chưa có ý nghĩa thống kê với Pr =
1,00. Và ở nhóm thân nhân sau khi được NVYT
hướng dẫn nhận biết cao hơn với OR = 1,00 (KTC
= 95%, 0,29 – 3,45) so với nhóm thân nhân trước
khi hướng dẫn.
Hiểu biết của thân nhân về những biến chứng có
thể gặp nếu thụt tháo không đúng cách: Pretest:
12,90% (04/31), Postest: 38,71% (12/31); Có ý
nghĩa thống kê với Pr = 0,02. Và ở nhóm thân
nhân sau khi được NVYT hướng dẫn nhận biết
cao hơn với OR = 4,26 (KTC = 95%, 1,05 – 20,49)
so với nhóm thân nhân trước khi hướng dẫn.
Tỉ lệ thân nhân hiểu biết về bệnh Hirschsprung ở nhóm có tờ bướm và không có tờ bướm
Bảng 3. Tỉ lệ thân nhân hiểu biết về bệnh Hirschsprung ở nhóm có tờ bướm và không có tờ bướm.
Tờ bướm
Không Có
Tổng
Nội dung Đánh giá
15 16 31
P OR KTC (95%)
Sai 14 13 27
Hiểu về nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng vô hạch
Đúng 1 3 4
0,316 3,23 0,22 – 181,48
Sai 3 2 5 Biết bệnh Hirschsrung còn có tên gọi khác là bệnh phình
đại tràng vô hạch Đúng 12 14 26
0,570 1,75 0,17 – 23,84
Sai 6 5 11
Hiểu đây là một bệnh bẩm sinh
Đúng 9 11 20
0,611 1,47 0,26 – 8,31
Sai 3 2 5 Thân nhân hiểu đây là một bệnh có thể nguy hiểm đến
tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời Đúng 12 14 26
0,570 1,75 0,167 – 23,84
Sai 14 16 30
Nhận biết được dấu hiệu đặc trưng của bệnh Hirschsrung
Đúng 1 0 1
0,294 0
Sai 11 5 16 Nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh
Hirschsrung Đúng 4 11 15
0,019 6,05 1,03 – 38,59
Sai 4 4 8
Nhận biết về lứa tuổi hay gặp của bệnh Hirschsrung
Đúng 11 12 23
0,916 1,1 0,16 – 7,44
Sai 8 6 14 Hiểu đúng về các biến chứng của bệnh Hirschsrung nếu
không được điều trị Đúng 7 10 17
0,376 1,9 0,37 – 10,09
Sai 4 3 7 Hiểu biết về các cận lâm sàng các bác sĩ làm để chẩn
đoán bệnh Hirschsrung Đúng 11 13 24
0,598
* Nhận xét: Ở phần Nhận biết các triệu chứng
thường gặp của bệnh Hirschsrung thì nhóm thân
nhân có tờ bướm nhận biết cao hơn với OR = 6,05
(KTC 95%, 1,03 – 38,59) so với nhóm không có tờ
bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,019.
Tỉ lệ thân nhân biết cách thụt tháo trong chăm sóc bệnh Hirschsrpung ở nhóm có tờ bướm
và không có tờ bướm
Bảng 4. Tỉ lệ thân nhân biết cách thụt tháo trong chăm sóc bệnh Hirschsrpung ở nhóm có tờ bướm và không có
tờ bướm.
Tờ bướm
Không Có
Tổng
Nội dung Đánh giá
15 16 31
P OR KTC (95%)
Mục đích của việc thụt tháo Sai 5 1 6 0,056 7,5 0,67 – 377,77
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 5
Tờ bướm
Không Có
Tổng
Nội dung Đánh giá
15 16 31
P OR KTC (95%)
Đúng 10 15 21
Sai 10 7 17
Các chất bôi trơn sử dụng trong thụt tháo
Đúng 5 9 14
0,200 2,57 0,48 – 14,26
Sai 6 1 7
Dung dịch dùng để thụt tháo
Đúng 9 15 24
0,025 10 0,91 – 489,78
Sai 6 3 9
Hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung dịch để thụt tháo
Đúng 9 13 22
0,193 10 0,45 – 21,95
Sai 14 7 21
Cách tính lượng dung dịch dùng để thụt tháo
Đúng 1 9 10
0,003 18 1,70 – 843,51
Sai 14 3 17
Biểu hiện của bệnh nhân bị ngộ độc nước
Đúng 1 13 14
0,000 60,67 4,67 – 2752,63
Sai 11 8 19
Hiểu về các biến chứng nếu thụt tháo không đúng cách
Đúng 4 8 12
0,183 2,75 0,49 – 16,72
* Nhận xét: Nhóm thân nhân có tờ bướm
nhận biết được Dung dịch dùng để thụt tháo cao
hơn so với nhóm thân nhân không có tờ bướm
với OR = 10 (KTC 95%, 0,91 – 489,78) và có ý
nghĩa thống kê với Pr = 0,025.
Về cách tính lượng dung dịch dùng để thụt tháo:
ở nhóm thân nhân có tờ bướm nhận biết cao
hơn với OR = 18 (KTC 95%, 1,70 – 843,51) so với
nhóm không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê
với Pr = 0,003.
Nhóm thân nhân có tờ bướm nhận biết được
Biểu hiện của bệnh nhân bị ngộ độc nước nhận biết
cao hơn với OR = 60,67 (KTC 95%, 4,67 –
2752,63) so với nhóm thân nhân không có tờ
bướm và có ý nghĩa thống kê với P = 0,000.
BÀN LUẬN
Kiến thức về bệnh Hirschsrung
Kết quả nghiên cứu cho thấy
Tỉ lệ thân nhân hiểu về nguyên nhân gây bệnh
phình đại tràng vô hạch còn hơi thấp với tỉ lệ:
12,90%. So sánh giữa nhóm thân nhân có tờ
bướm và nhóm không có tờ bướm nó chưa có ý
nghĩa về mặt thống kê với Pr = 0,316; Tuy nhiên,
ở nhóm thân nhân có tờ bướm hiểu nhận biết
cao hơn với OR = 3,23 (KTC 95%, 0,22 – 181,48)
so với nhóm không có tờ bướm. Vậy, thông qua
tờ bướm “Cách nhận biết – Chăm sóc trẻ bệnh
Hirschsprung” có được một số thân nhân bệnh
nhi hiểu về nguyên nhân của bệnh Hirschsrung.
Tỉ lệ thân nhân hiểu đây là một bệnh có thể nguy
hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời chiếm tỉ lệ khá cao: 83,87%. Và ở
nhóm thân nhân có tờ bướm nhận biết cao hơn
với OR = 1,75 (KTC 95%, 0,167 – 23,84) so với
nhóm không có tờ bướm, nhưng về mặt ý nghĩa
thông kê vẫn chưa có ý nghĩa với Pr = 0,570.
Điều này cũng khá quan trọng vì khi thân nhân
hiểu được tính nguy hiểm của bệnh thì từ đó họ
sẽ quan tâm nhiều hơn đến các triệu chứng của
bệnh Hirschsrung và sẽ đưa bé đến khám và
điều trị sớm.
Nhận biết các triệu chứng thường gặp của bệnh
Hirschsrung trong nghiên cứu này có ý nghĩa về
mặt thống kê với Pr = 0,019. Bệnh Hirschsrung là
một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Khi thân
nhân đưa con đi khám bệnh và được bác sĩ báo
và giải thích con họ mắc bệnh Hirschsrung thì
đa số thân nhân chưa hiểu rõ về bệnh này. Do
đó, khi thân nhân nắm rõ được các triệu chứng
của bệnh Hirschsrung họ sẽ đưa bé đến điều trị
sớm và kịp thời.
Tuy nhiên, hiểu đúng về các biến chứng của
bệnh Hirschsrung nếu không được điều trị cũng khá
quan trọng vì nếu thân nhân bệnh nhi phát hiện
các triệu chứng trễ mới đưa bé đến khám và
điều trị thì có thể bệnh sẽ diễn tiến nặng và dẫn
đến các biến chứng như: viêm ruột, thủng ruột,
tắc ruột sẽ gây khó khăn hơn trong việc chẩn
đoán và điều trị bệnh. Trong nghiên cứu này tỉ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 6
lệ thân nhân hiểu đúng về các biến chứng chiếm
tỉ lệ: 54,84% và chưa có ý nghĩa thống kê Pr =
0,376. Thân nhân bệnh nhi chưa quan tâm nhiều
đến các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, ở
nhóm thân nhân có tờ bướm nhận biết cao hơn
với OR = 1,9 (KTC 95%, 0,37 -10,09) so với nhóm
không có tờ bướm.
Kiến thức về bệnh Hirschsrung trong
nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều kết quả Pr >
0,05 có thể là do các yếu tố như:
Tờ bườm “Cách nhận biết – Chăm sóc trẻ
bệnh Hirschsprung” phần nội dung trình bày
phần bệnh học: Nguyên nhân gây bệnh, triệu
chứng bệnh và các biến chứng của bệnh còn quá
tóm tắt. Do đó, có thể thân nhân bệnh nhi chưa
hiểu rõ được.
Liên quan đến trình độ hiểu biết của
thân nhân bệnh nhi
Bệnh Hirschsprung là một bệnh lý ngoại
khoa chiếm tỷ lệ hàng đầu. Do đó, khi thân
nhân hiểu được tính nguy hiểm của bệnh, cũng
như nắm rõ các triệu chứng đặc trưng của bệnh
và nhận biết được các biến chứng của bệnh nếu
bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp
thời. Họ sẽ phối hợp tốt với bác sĩ trong việc
phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh. Từ đó,
chúng ta có thể giảm thiểu được các biến chứng
muộn do bệnh gây ra như: Viêm ruột cấp tính,
tắc ruộtCần thiết kế một tờ bướm riêng cho
phần bệnh học.
Kiến thức về kỹ thuật thụt tháo
Trong nghiên cứu này hiểu biết của thân nhân
về mục đích thụt tháo trong điều trị bệnh
Hirschsrung sau khi được NVYT hướng dẫn
chiếm tỉ lệ khá cao: 80,65% (25/31). So sánh giữa
nhóm thân nhân có tờ bướm và không có tờ
bướm thì nó chưa có ý nghĩa về mặt thống kê
với Pr = 0,056. Tuy nhiên, ở nhóm thân nhân có
tờ bướm vẫn hiểu đúng cao hơn với OR = 7,5
(KTC 95%, 0,67 – 377,77) so với nhóm không có
tờ bướm. Việc nắm rõ mục đích của việc thụt
tháo cũng rất quan trọng vì khi thân nhân bệnh
nhi hiểu rõ được điều này họ sẽ thực hiện tốt
quá trình thụt tháo cho con họ tại nhà.
Tỉ lệ thân nhân nhận biết dung dịch sử dụng
trong thụt tháo ở nhóm có tờ bướm cao hơn với
OR = 10 (KTC 95%, 0,91 – 489,7800) so với nhóm
không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr
= 0,025. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức
(1994) không được thụt tháo bằng nước thường
vì đại tràng sigma phình to và dài hấp thu lại
nhiều nước sẽ biến máu thành môi trường
nhược trương: bệnh nhi rơi vào tình trạng ngộ
độc nước biểu hiện bằng sốt cao co giật, ỉa lỏng
và choáng vã mồ hôi lạnh các đầu chi(1). Do đó,
thông qua tờ bướm này thân nhân bệnh nhi có
thể hiểu và biết cách sử dụng đúng loại dung
dịch dùng để thụt tháo.
Tỉ lệ hiểu biết của thân nhân về cách dùng dung
dịch để thụt tháo sau khi được NVYT hướng dẫn
chiếm tỉ lệ: 70,97% (22/31). Và ở nhóm thân nhân
có tờ bướm vẫn hiểu đúng cao hơn với OR = 10
(KTC 95%, 0,45 – 21,95) so với nhóm không có tờ
bướm, chưa có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,193.
Trong kỹ thuật thụt tháo tính được lượng
dung dịch dùng để thụt tháo cho bệnh nhi cũng rất
quan trong vì số lượng dung dịch sử dụng phụ
thuộc tùy theo từng lứa tuổi. Trong nghiên cứu
này, nhóm thân nhân có tờ bướm hiểu và biết
cách tính lượng dung dịch cao hơn với OR = 18
(KTC 95%, 1,70 – 843,51) so với nhóm không có
tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr = 0,003.
Vậy qua tờ bướm thân nhân có thể biết được
cách tính lượng dung dịch sử dụng thụt tháo
cho con của họ.
Nhóm thân nhân có tờ bướm hiểu được biểu
hiện của bệnh nhân bị ngộ độc nước cao hơn với OR
= 60,67 (KTC 95%, 4,67 – 2752,63) so với nhóm
không có tờ bướm và có ý nghĩa thống kê với Pr
= 0,000. Khi thân nhân hiểu và sử dụng đúng
loại dung dịch dùng để thụt tháo họ sẽ tránh
được những biến chứng có thể xảy ra như: sốt
cao co giật, tiêu phân lỏng, choáng, vã mồ hôi,
lạnh các đầu chi.
Trong nghiên cứu này, hiểu về các biến chứng
nếu thụt tháo không đúng cách sau khi được NVYT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 7
hướng dẫn chiếm tỉ lệ tương đối ít: 38,71%
(12/31) và ý nghĩa thống kê với Pr = 0,02. Khi
thụt tháo không đúng cách có thể đưa đến các
biến chứng như: viêm ruột, thủng ruột, nhiễm
khuẩn huyết. Điều này rất quan trọng, thân
nhân nhận biết được các biến chứng có thể xảy
ra cho con của họ. Từ đó, thân nhân sẽ tuân thủ
và làm đúng quy trình thụt tháo theo sự hướng
dẫn của nhân viên y tế. Nhưng, khi so sánh giữa
nhóm thân nhân có tờ bướm và không có tờ
bướm thì nó chưa có ý nghĩa về mặt thống kê
với Pr = 0,183; Tuy nhiên, nhóm thân nhân có tờ
bướm nhận biết cao hơn với OR = 2,75 (KTC
95%, 0,49 – 16,72). Vì vậy, tờ bướm cần trình bày
thêm nội dung các biến chứng của việc thụt tháo
không đúng cách.
Kiến thức về kỹ thuật thụt tháo trong nghiên
cứu của chúng tôi còn nhiều kết quả Pr > 0,05 có
thể là do các yếu tố như:
Mục đích của việc thụt tháo cũng như các
chất bôi trơn sử dụng trong thụt tháo chưa được
thân nhân bệnh nhi quan tâm nhiều đến.
Liên quan đến trình độ hiểu biết của thân
nhân bệnh nhi.
Tờ bườm “Cách nhận biết – Chăm sóc trẻ
bệnh Hirschsprung” còn thiếu phần trình bày về
các biến chứng do thụt tháo sai qui trình.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tờ bướm “Cách
nhận biết – Chăm sóc trẻ bệnh Hirschsprung” tỉ
lệ thân nhân hiểu biết về bệnh Hirschsprung còn
chưa cao. Tuy nhiên, ở những thân nhân có tờ
bướm thì tỉ lệ thân nhân nhận biết quy trình thụt
tháo cao hơn so với nhóm không có tờ bướm và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elhalaby (2004). “Transanal one-stage endorectal pull-through
for Hirschsprung's disease: a multicenter study”. J Pediatr Surg;
39 (3):345-51.
2. Kaymakcioglu N (2005). “Role of anorectal myectomy in the
treatment of short segm ent Hirschsprung's disease in young
adults”. Int Surg; 90(2):109-12.
3. Nguyễn Sào Trung (2000). “Bệnh Hischprung, bênh học các
tạng và hệ thống”- Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 226.
4. Nguyễn Văn Đức (1994). “Bệnh Hirschsprung” (hay “Phình to
đại tràng bẩm sinh do vô hạch”), sách Phẫu Thuật Bụng Ngoại
Nhi, Chương 21: 189 – 212.
5. Phạm Nguyên Cương (2007). “Vai trò của sinh thiết tức thì
trong phẫu thuật Soave xuyên hậu môn tại bệnh viện Trung
Ương Huế” - Y Hoc TP. Ho Chi Minh, Tập 11, Phụ bản số 3: 101
- 105.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_vai_tro_cua_to_buom_huong_dan_trong_cham_soc_benh_nhan_ben.pdf