Phát triển xã hội không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà phải nâng cao được hiệu quả phục vụ con người. Mọi mục tiêu của các hoạt động kinh tế vẫn là nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những đòi hỏi, yêu cầu của con người.
Kinh tế tăng trưởng kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện. Nhờ có ngoại thương mà mỗi năm tạo thêm được hàng triệu việc làm cho nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế do ngoại thương mang lại, khả năng giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới ngày càng được mở rộng. Mỗi quốc gia mỗi vùng miền có cơ hội tiếp cận với những nền văn hoá mới đồng thời giới thiệu được những nét đặc sắc của quốc gia, dân tộc mình cho thế giới. Sự giao lưu giữa các nền văn hoá làm cho nhận thức của con người tăng lên, các nhu cầu được đáp ứng một cách đầy đủ hơn, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.
Một nền kinh tế mở sẽ thu hút được lượng viện trợ nước ngoài, các chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, tạo ra cơ hội đạt được bình đẳng giới. Đây là hoạt động rất thiết thực góp phần vào phát triển xã hội.
Như vậy ngoại thương tác động tích cực đến cả mặt kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Ngoại thương cung cấp những trợ lực vô giá đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới, ngày nay tất cả các nước đều coi trọng phát triển ngoại thương.
101 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 người (VD: Seaspromex, Cafatex, Kim Anh, Camimex, Agifish, APT) đa số các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản có quy mô dưới 1000 lao động (chiếm 74,9%). Doanh thu và giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản kết quả khảo sát:
Bảng 6: Doanh thu và xuất khẩu thủy sản năm 2001
Doanh thu (tỷ VND)
Xuất khẩu (triệu USD)
Số DN
%
Số DN
%
<100
63
47,7
<5
55
41,7
101 – 200
29
21,9
5 – 10
37
28,0
201 – 500
25
18,9
10 – 20
22
16,7
501 – 1000
10
7,5
20 – 30
9
6,8
>1000
5
4,0
>30
9
6,8
Tổng số
132
100
Tổng số
132
100
Như vậy đa số các doanh nghiệp xuất chế biến và xuất khẩu thuỷ sản có doanh thu dưới 500 tỷ VND và kim ngạch xuất khẩu dưới 20 triệu USD.
4.2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua
Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu hay chính là tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tăng dần qua các năm
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1991-2002
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(Triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
239,1
285,4
307,3
427,2
551,2
621,4
696,5
776,4
858,7
971,0
1475,0
1777,6
2014,0
119,4
107,7
139,1
129,0
112,7
112,1
111,5
110,6
113,1
151,9
120,5
113,3
Nguồn : Bộ thuỷ sản và tổng cục thống kê
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng lên nhanh chóng. Bình quân hàng năm giai đoạn 1991 – 1995 tăng 28%, 1995 – 1998 là 18,7% và giai đoạn 1998 – 2000 là 28,5%.
Năm 2002 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2014 triệu USD, tăng 13,3% so với năm 2001. Năm 2003 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2216 triệu USD, năm 2004 đạt 2350 triệu USD.
4.3 Tình hình giá cả
Năm
Sản lượng
(tấn)
Kim ngạch (triệu USD)
Giá xuất khẩu bình quân (USD/kg)
Mức độ tăng trưởng
Tuyệt đối
Tương đối
1995
127.700
550
4,3
1996
150.500
670
4,45
0,15
3,48
1997
187.850
776
4,13
-0,32
-7,2
1998
209.630
858,6
4,09
-0,04
0,96
1999
235.000
971,1
4,13
0,04
0,97
2000
291.923
1478,6
5,06
0,93
22,51
2001
358.833
1777,486
4,55
-0,51
-10,08
2002
444.043
2022,281
4,5542
0
0
Nguyên nhân của sự giảm sút giá năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên quy mô toàn cầu đặc biệt là khu vực Đông Nam á đã ảnh hưởng sức mua nguyên liệu và giá xuất khẩu thuỷ sản trung bình. Cuộc khủng hoảng này tiếp tục ảnh hưởng đến năm 1998 làm cho giá xuất khẩu trung bình giảm 0,04 USD/kg. Năm 1999, tình hình kinh tế ở một số nước nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam phục hồi nhưng chưa cao. Năm 2000 giá trung bình xuất khẩu thuỷ sản là 5,06 USD/kg hay 22,51% năm 2002. Ta nhận thấy giá mặt hàng tôm đông lạnh trong những năm qua tăng đáng kể, năm 1995 giá tôm xuất khẩu bình quân chỉ đạt 5,05 USD/kg, tăng liên tục 5,92 USD/kg (năm 1997); 6,84 USD/kg (năm 1999) và 9,8 USD/kg (năm 2000) góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam . Về mặt hàng đông lạnh, giá xuất khẩu trung bình tương đối ổn định ở mức gần 3 USD/kg. Mặt hàng mực khô biến động hơn các mặt hàng khác, năm 1995 giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng này chỉ đạt 7,5 USD/kg và 9,3 USD/kg năm 1999 nhưng năm 2000 giá lại giảm xuống. Nguyên nhân là do trình độ chế biến của nước ta ngày càng được nâng cao góp phần làm tăng chất lượng cũng như giá cả hàng thuỷ sản xuất khẩu . Bên cạnh đó trong những năm gần đây, giá một số loại mặt hàng tăng còn do sự tăng giá quốc tế mặt hàng tôm. Tuy nhiên giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn bình quân thế giới, lý do
Chất lượng đầu vào chưa tốt, tỉ lệ loại I rất ít, tiến trình từ khai thác đến chế biến còn chậm.
Công nghệ lạc hậu, kiểu dáng không hấp dẫn .
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp.
Tiếp thị kém, không chủ động trên thương trường, còn bị thương nhân nước ngoài ép giá.
4.4 Nhu cầu vốn phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010
Nhu cầu vốn phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2001-2005
STT
Hạng mục
Nguồn vốn ( tỷ đồng )
Tổng
Ngân sách
Tín dụng
Huy động
Chương trình xuất khẩu thuỷ sản
616,50
28,50
375,00
213,00
1
Nhập khẩu công nghệ mới và xúc tiến thương mại
67,50
7,50
45,00
15,00
2
Xây dựng hệ thống thông tin và bảo hiểm xuất khẩu
21,00
21,00
3
Nâng cấp nhà máy chế biến hiện có
300,00
180,00
120,00
4
Đầu tư xây dựng nhà máy mới
168,00
120,00
48,00
5
XD cơ sở nước đá tại các trung tâm khai thác
60,00
30,00
30,00
6
Đầu tư cho phát triển công nghệ chế biến
Nhu cầu vốn phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2006-2010
STT
Hạng mục
Nguồn vốn ( tỷ đồng )
Tổng
Ngân sách
Tín dụng
Huy động
Chương trình xuất khẩu thuỷ sản
1.763,50
26,50
735,00
35,00
1
Nhập khẩu công nghệ mới và xúc tiến thương mại
157,50
17,50
105,00
35,00
2
Xây dựng hệ thống thông tin và bảo hiểm xuất khẩu
9,00
9,00
3
Nâng cấp nhà máy chế biến hiện có
700,00
4
Đầu tư xây dựng nhà máy mới
252,00
5
XD cơ sở nước đá tại các trung tâm khai thác
60,00
6
Đầu tư cho phát triển công nghệ chế biến
585,00
4.5 Diễn biến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2004 và 3 tháng đầu năm 2005
Công ty Liên doanh chế biến thuỷ sản Minh Hải ( Minh Hai Nigico) 9 tháng đầu năm 2004 xuất khẩu trên 2.000 tấn sản phẩm tôm, mực tinh chế, đạt trên 12 triệu USD, tăng 9% so với năm 2003, trong đó tôm đông chiếm 80% tổng giá trị. Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật, Châu Âu, năm nay công ty mở rộng thêm thị trường Trung Quốc.
9 tháng đầu năm, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản miền Trung ( Seaprodex Đà Nẵng ) xuất khẩu 8.083 tấn thuỷ sản , trị giá 31.212 triệu USD, trong đó cá đông lạnh xuất sang 20 thị trường đạt giá trị cao nhất 18.194 triệu USD chiếm 58,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là tôm đông lạnh xuất sang trên 10 thị trường đạt 7.986 triệu USD chiếm 25,5% tổng giá trị. Riêng tháng 8 công ty đã xuất khẩu 1.095 tấn thuỷ sản, trị giá 4.893 triệu USD, trong đó mực đông lạnh đạt giá trị 193.107 USD.
Xí nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản Sa Đéc ( Docifish ) 9 tháng đầu năm xuất khẩu 632 tấn thuỷ sản trị giá 2 triệu USD, trong đó 590 tấn cá tra, basa phi lê. Các sản phẩm từ cá rô phi xuất khẩu đạt giá trị 30.000 USD. Thị trường Châu Âu chiếm trên 40% giá trị, còn lại là các thị trường Canada, Mêhico, úc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.
Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Phước Cơ ( Vimexco ) 10 tháng đầu năm xuất khẩu 3,3 triệu USD các sản phẩm mực, bạch tuộc, cá biển, , trong đó mực ,bạch tuộc chiếm 80% giá trị xuất khẩu . Thị trường Châu Âu chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu của xí nghiệp.
Cá tra, ba sa chiếm trên 75% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng đầu năm của Công ty nông súc sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ ( Cataco ), 25% còn lại là giá trị xuất khẩu từ tôm và các loại sản phẩm thuỷ sản khác. Tổng khối lượng xuất khẩu đạt 11.000 tấn, trị giá 39,717 triệu USD, tăng 69% về khối lượng và 47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2003. Thị trường Mỹ đứng đầu với giá trị xuất khẩu 14 triệu USD, HongKong 13 triệu USD tiếp theo là thị trường Thuỵ Sỹ, Canada.
Công ty TNHH Đại Thuận (Tashun Co)năm 2004 xuất khẩu 576,6 tấn thuỷ sản , doanh số 31,5 tỷ đồng, tăng hơn 100% về lượng và hơn 46% về giá trị so với 2003. Thị trường Nhật Bản dẫn đầu tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Doanh số kinh doanh các mặt hàng khô và tẩm gia vị của công ty tại thị trường trong nước đạt 14 tỷ đồng.
Tháng 12/2004, Công ty cổ phần thuỷ sản Cà Mau ( Seaprimexco Việt Nam ) đã xuất khẩu 459 tấn tôm đông lạnh, trị giá 4,453 triệu USD, đưa khối lượng tôm xuất khẩu cả năm lên 4,746 tấn, trị giá 42,369 triệu USD.
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang ( Kisimex ) trong tháng 1/2005 đã thu mua 3,909 tấn cá biển. Cũng trong tháng này công tu xuất khẩu 1,497 tấn thuỷ sản , trị giá 3,436 triệu USD trong đó xuất khẩu trực tiếp 1,483 tấn , trị giá 3,352 triệu USD. Mỹ là thị trường đạt giá trị cao nhất 941.000 USD, chiếm 28% tỷ trọng xuất khẩu. Trong những năm qua công ty đã tích cực mở thêm nhiều thị trường mới và hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên gần 30 thị trường thế giới.
Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex Seafood) 2 tháng đầu năm 2005 xuất khẩu 5,7 triệu USD tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước, riêng cá tra/ba sa phi lê đầu năm đã xuất khẩu được 700.000 USD. Dự kiến cả năm 2005 công ty sẽ xuất khẩu đạt 35 triệu USD, trong đó thuỷ sản 10 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 2 tháng đầu năm 2005 của công ty TNHH chế biến thuỷ sản và XNK Phú Cường đạt 6,05 triệu USD trong đó tháng 2 xuất khẩu 3,2 triệu USD. Năm nay công ty dự tính xuất khẩu 50 triệu USD hàng thuỷ sản , trong đó xuất khẩu trực tiếp 35 triệu USD. Các mặt hàng của công ty hiện đã có mặt tại các thị trường Nhật Bản , Mỹ ,Hongkong, Châu Âu, úc , Thái Lan.
II. Những kết luận rút ra từ thực trạng xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua
1. Hiệu quả kinh tế do xuất khẩu thuỷ sản mang lại
1.1 Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế
Thuỷ sản là một bộ phận quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam với giá trị lớn, hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao hơn so với các mặt hàng nông sản khác. Tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản bình quân năm ở giai đoạn 1990 – 2001 là 4,94%/năm. Do vậy vai trò của thuỷ sản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng thể hiện ở mức đóng góp vào GDP.
Mức đóng góp của thuỷ sản vào GDP
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng GDP
75514
80826
93073
101723
108356
114412
%
100
100
100
100
100
100
GDP thủy sản
4771
10130
11598
12651
16906
16645
%
13
12,6
12,6
12,5
13,7
14,6
Đơn vị: Tỷ đồng
Xuất khẩu thủy sản mang lại cho nước ta nguồn thu ngoại tệ lớn và khá ổn định, tăng dần theo các năm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng ngành thuỷ sản thời kỳ 1995-2001 đã chậm hơn so với thời kỳ 1991-1995, cần có sự chú ý thích đáng trong việc tăng đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư, xác định các bước đi thích hợp để giữ được tốc độ tăng trưởng của ngành một cách bền vững.
1.2 Xuất khẩu thuỷ sản tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mặc dù có tiềm năng lớn và được đầu tư phát triển liên tục từ thập niên 60, nhưng ở giai đoạn cuối thập niên 70 ngành thuỷ sản Việt Nam liên tục thua lỗ và tiến tới bờ vực phá sản, nguyên nhân cơ bản là ngành được vận hành theo cơ chế bao cấp. Trong bối cảnh đó một cơ chế quản lý mới ra đời, cơ chế “ Tự cân đối , tự trang trải “. Đơn vị trực tiếp thực hiện mô hình theo cơ chế này là Công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (SEAPRODEX VIETNAM), hiện nay là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam . Thời gian cơ chế này phát huy tác dụng là suốt thập niên 80, cơ chế này được đánh giá không khác gì khoán 10 trong nghiệp nhưng được vận hành sớm hơn và trôi chảy hơn vì tác động và ảnh hưởng của nó rất mau lẹ và rõ ràng. Những thay đổi rõ rệt và toàn diện ở các vùng biển như cơ sở hạ tầng : trường học, bệnh xá, điện nước ..; hay thu nhập người lao động đã làm thay đổi cuộc sống ngư dân.
Sang thập niên 90 cơ chế quản lý trong ngành tiếp tục thay đổi theo hướng đa dạng hơn các loại hình xí nghiệp. Hình thành một hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản rộng lớn khắp cả nước, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia. Trong bối cảnh đó với việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào lĩnh vực thuỷ sản , đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Họ tham gia cả trong khai thác , nuôi trồng , chế biến , xuất khẩu thuỷ sản và dịch vụ hậu cần:
Trong khai thác , tư nhân bỏ vốn sắm thuyền, thuê bạn nghề đi khai thác, số chủ thuyền có vốn lớn, khai thác ở những vùng biển xa ngày càng tăng.
Trong nuôi trồng họ bổ vốn thuê đất và mặt nước xây dựng những khu nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn. Thuê lao động, kinh doanh theo quy trình công nghệ kỹ thuật mới. Vốn và doanh thu ngày một tăng.
Trong chế biến xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân lớn, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tới hàng chục tỷ đồng.
Trong thương mại thuỷ sản thị trường nguyên liệu trở nên sôi động với sự tham gia đông đảo của các chủ vựa với cơ chế ứng trước vốn cho các tàu khai thác và mua toàn bộ sản phẩm khi thuyền về
Sự thay đổi trong cơ cấu của ngành thuỷ sản làm chuyển dịch cơ cấu toàn nền kinh tế theo hướng tích cực.
*Tác động đến nông nghiệp:
Về cơ sở vật chất hạ tầng, ngành thuỷ sản ngành thuỷ sản gắn liền với ngành nông nghiệp về sử dụng diện tích đất và hệ thống thuỷ lợi. Về mặt hiệu quả kinh tế , hiệu quả sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản cao hơn so với trồng cây lương thực. Vì vậy Chính phủ đã có nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, làm một hướng mở thuận lợi trong sử dụng diện tích đất cho thuỷ sản phát triển. Hơn nữa với vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và xuất khẩu thu ngoại tệ của ngành thuỷ sản , Chính phủ đã có những chú ý trong việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản .
Là một bộ phận trực tiếp của nông nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản lấy nguyên liệu trực tiếp từ quá trình khai thác và nuôi trồng , thông qua chế biến để có sản phẩm xuất khẩu . Thu hút được một lực lượng đông đảo lao động nông nghiệp sang khai thác và nuôi trồng thuỷ sản . Góp phần làm cân đối lao động trong nông nghiệp. Tạo cho ngành nông nghiệp có cơ cấu cân đối và hợp lý giữa cây và con. Thuỷ sản góp phần làm tăng tỉ lệ vật nuôi giảm tỉ lệ cây trồng, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá.
*Tác động đến công nghiệp.
Ngành thuỷ sản phát triển, đặc biệt là xuất khẩu phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng và công nghệ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tác động đến trình độ công nghệ của đất nước. Ngành công nghiệp cơ khí đóng sửa tàu thuyền cũng phát triển mạnh mẽ do đòi hỏi đánh bắt xa bờ ngày càng tăng.
*Tác động đến dịch vụ
Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho ngành và xuất khẩu như : xây dựng các cảng cá, bến cá ở ven biển . Hệ thống hạ tầng dịch vụ trên các bến cảng cá như cung cấp xăng dầu, nước đá bảo quản. Phát triển dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Giao thông vận tải , cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu được nâng cấp và xây dựng mới.
2. Hiệu quả xã hội do xuất khẩu thuỷ sản mang lại
Việt Nam với nền văn minh lúa nước lâu đời đồng nghĩa với lực lượng lao động lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy từ rất lâu trong nông nghiệp luôn tồn tại tỷ lệ thất nghiệp trá hình khá cao. Xuất khẩu thủy sản phát triển với nhu cầu về nguồn nguyên liệu nuôi trồng và đánh bắt ngày càng tăng đã làm giảm lượng thất nghiệp trá hình đáng kể, đã kéo được người nông dân ra khỏi những phương thức sản xuất truyền thống lạc hậu, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản với hiệu quả kinh tế cao. Một lượng lớn lao động khác được thu hút vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Thực tế những năm gần đây cho thấy lực lượng lao động trong ngành thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng đặc biệt trong hai lĩnh vực nuôi trồng và chế biến.
Tốc độ tăng trưởng lao động ngành thủy sản Việt Nam 1995 – 2002
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số lao động (nghìn người)
462,9
509,8
558,4
602,4
659,2
719,4
785,1
856,8
Tốc độ tăng trưởng (%)
100
110,1
109,5
107,8
109,4
109,1
109,1
109,13
(Nguồn: Số liệu thống kê nông – lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1975 – 2000 và Niên giám thống kê.)
Như vậy ngành thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở cả 3 lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến.
- Nhờ phát triển thuỷ sản đời sống của các hộ gia đình ngày một khá lên, có nhiều hộ đã làm giàu nhờ con cá con tôm với mô hình chăn nuôi rất đơn giản. Theo số liệu điều tra của Bộ thuỷ sản, ở nông thôn số hộ làm thuỷ sản có thu nhập cao hơn hẳn so với số hộ không làm thuỷ sản.
Thu nhập bình quân 1 hộ
Hộ có làm thuỷ sản
Hộ không làm thuỷ sản
Chênh lệch
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
2273000
1470000
3140000
1550000
1208000
2075000
723000
262000
1065000
Đơn vị tính: Đồng
- Một tác động có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc là chương trình “Đưa con cá lên với bản làng” của Bộ Thuỷ sản. Trước đây ở hầu hết các phiên chợ ở vùng cao đều không có cá. Mấy năm nay nhờ chương trình này mà dân bản đã bước đầu thử nghiệm nuôi cá, đã có những ao thu được hàng tạ cá. Dù rất hiếm hoi song bước đầu đã le lói những hy vọng cho nghề nuôi thuỷ sản trong các bản làng nơi suốt sâu đèo cao. Có kết quả này do mấy năm gần đây ngành thuỷ sản chú trọng phát triển nuôi thủy sản ở các vùng núi phía Bắc nhằm cải thiện đời sống cho bà con bản làng và xa hơn nữa là tạo thành những vùng sản xuất thủy sản hàng hoá để không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn để xuất sang các tỉnh bên Lào, Trung Quốc giáp biên giới với nước ta. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng những gì mà ngành thuỷ sản đã làm được có ý nghĩa rất lớn: giảm dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, đảm bảo tốt hơn khẩu phần dinh dưỡng cho bà con miền núi, từng bước góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
- Thông qua xuất khẩu thuỷ sản, cụ thể là hoạt động nuôi trồng và khai thác để cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, tổng nguồn lực về vốn, lao động, khả năng của nhân dân được huy động. Với những mô hình trang trại, những mô hình doanh nghiệp tư nhân đã phát huy tối đa năng lực của nhân dân. Đây là tác động rất to lớn, đóng vai trò động lực cơ bản cho nền kinh tế phát triển vì nguồn lực con người luôn luôn là yếu tố quyết định.
- Xuất khẩu thuỷ sản còn tăng cường cơ hội cho Việt Nam được giao lưu với các nền kinh tế, các nền văn hoá mới trên thế giới, từ đó mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp trong nước có thể xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Với một cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản hợp lý, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao có thể nâng tầm của Việt Nam trên thị trường thế giới, làm cho tiếng nói của Việt Nam có trọng lượng hơn từ đó mới đề xuất được các ý kiến có lợi cho nền kinh tế của nước ta.
3. Những tồn tại trong xuất khẩu thuỷ sản
- Yêu cầu khắt khe của dư lượng khánh sinh và các điều kiện vệ sinh khác ở thị trường EU và Bắc Mỹ đã và đang tạo ra độ rủi ro cao đối với nuôi trồng và chế biến sản phẩm thuỷ sản .
- Sự việc của vụ kiện bán phá giá cá tra, ba sa cũng như mối đe doạ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đang đe doạ sức cạnh tranh, hiệu quả tính bền vững của các sản phẩm vào thị trường này, một thị trường lớn nhất hiện nay chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu .
- Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng, tôm là sản phẩm chủ lực chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu , cộng với cơ cấu giá trị vào các thị trường chưa đủ mức hài hoà, tạo rủi ro cao khi có biến động về sức mua giá cả hoặc gặp các rào cản đơn phương quá lớn.
- Giữa sản xuất , chế biến với nuôi trồng khai thác vẫn chưa có sự ăn khớp trong cung ứng nguyên liệu cả về mặt số lượng và chất lượng, trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất , lại được nối với nhau bằng phương thức thương mại nội địa thô sơ, truyền thống. Giá thành sản phẩm còn cao làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh cũng như động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng giá trị. Nhìn chung cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta là đầy triển vọng. Để nắm bắt được cơ hội và biến nó thành hiện thực đòi hỏi ngành thuỷ sản phải có những nỗ lực phấn đấu vượt qua thử thách của xu thế hội nhập quốc tế và các quan hệ thương mại mới để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất thuỷ sản xuất khẩu ở nước ta thành ngành kinh tế mũi nhọn.
III. Nhìn lại hoạt động của ngành thuỷ sản năm 2004
Trước khi sang chương III là : “ Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 “ với những thực trạng xuất khẩu những năm qua,chúng ta hãy nhìn lại những hoạt động của ngành thuỷ sản trong năm gần đây nhất : năm 2004.
1. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2004
Hiện nay thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, 11 tháng đầu năm 2004 giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 2,166 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2004 đạt khoảng 2,35 tỷ USD chỉ thực hiện được 90,4% so với mục tiêu 2,6 tỷ USD của cả năm.
Do tác động của vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002-2003 và vụ kiện tôm cùng với nỗ lực phát triển thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đã thay đổi về thứ hạng các thị trường chính, đi đôi với tăng trưởng một số thị trường mới.
Nhật Bản: gián tiếp được hưởng lợi từ những vụ kiện thương mại, thể hiện rõ nhất là thị trường tôm. 11 tháng đầu năm 2004 , Nhật Bản là nhà nhập khẩu hàng đầu của thuỷ sản Việt Nam với khối lượng 106.600 tấn trị giá trên 680 triệu USD, chiếm 31,4 % tổng giá trị, tăng 26% so với năm 2003. Thị trường Nhật thể hiện rõ ưu thế hàng đầu của mặt hàng tôm Việt Nam trong bối cảnh các nước bị kiện tập trung bán hàng vào Nhật trong sự cạnh tranh gay gắt. Tiếp đến là nhóm sản phẩm cá, đáng lưu ý là xuất khẩu cá của Việt Nam sang Nhật giảm 3%. Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt gần 6,4 USD / kg.
Mỹ: từ vị trí số một giai đoạn 2001-2003 , năm 2004 Mỹ đã xuống vị trí thứ hai sau Nhật Bản, với tổng khối lượng nhập khẩu 11 tháng đầu năm đạt trên 79.000 tấn , trị giá 522,54 triệu USD, chiếm 24,1% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh nhất là tôm, cá tra, basa. Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường lớn và quan trọng với thuỷ sản Việt Nam . Đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 6,6 USD/kg cao nhất so với tất cả các thị trường nhập khẩu khác.
EU: năm 2004 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ và đầy ý nghĩa của EU với Việt Nam trong bối cảnh hậu vụ kiện cá tra, cá ba sa và tôm. Sức tăng mạnh mẽ của mặt hàng cá đông lạnh đóng góp chính trong sự phát triển đó, tiếp đến là mặt hàng tôm. 11 tháng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này đạt trên 67.000 tấn , trị giá 215 triệu USD, chiếm 10% tổng giá trị. Đánh chú ý trong khối EU , Anh và Bỉ là điểm sáng về tôm, Tây Ban Nha với Đức là cá philê đông lạnh và Italia với nhuyễn thể chân đầu. Đơn giá xuất khẩu bình quân gần 3,2 USD/kg cao hơn so với 3,09 USD/kg năm 2003.
ASEAN: đứng đầu về mức tăng trưởng trong năm 2004, đạt trên 38.000 tấn, trị giá 153 triệu USD. Từ năm 2003 trở về trước thị trường này chỉ chiêm chưa đến 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam , năm nay đã vượt lên so với thị trường Trung Quốc – Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhóm thị trường ASEAN là những đối tác quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản vừa và nhỏ của Việt Nam với cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng. Nhóm sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh sang thị trường này là tôm, tiếp đó là cá và hàng khô. Đơn giá bình quân đạt gần 4 USD/kg cao hơn nhiều so với mức 2,56 USD/kg năm 2003, chủ yếu do mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng lớn hơn trong toàn bộ khối lượng hàng xuất khẩu .
Trung Quốc và Hong Kong: Năm 2004 là năm thứ 3 liên tục giảm mạnh, hiện chỉ chiếm 5,4% tổng giá trị xuất khẩu . Trở ngại chính của các thị trường này là phương thức thanh toán không an toàn cho các nhà xuất khẩu , khối lượng hàng tiêu thụ không ổn định và chính sánh nhập khẩu cũng như quản lý chất lượng hay thay đổi. Bên cạnh đó , Trung Quốc có sản lượng nuôi tôm tăng mạnh vì vậy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ngày càng giảm. Đơn giá xuất khẩu bình quân 2,72 USD/kg thấp hơn nhiều so với năm 2003 do khối lượng xuất khẩu nhuyễn thể tăng mạnh và tôm giảm.
Đài Loan và Hàn Quốc: là hai thị trường luôn duy trì khối lượng nhập khẩu ổn định từ 90-125 triệu USD. Năm 2004 hai thị trường này đều tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam . Riêng Hàn Quốc tăng tương đối mạnh mặt hàng cá đông lạnh. Giống như ASEAN hai thị trường này nhập khẩu khá nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam với phẩm cấp không quá cao, quy mô lô hàng vừa phải.
Chất lượng thuỷ sản xuất khẩu : Sau EU và Mỹ đưa ra quy định chặt chẽ về dư lượng hoá chất và chống khủng bố sinh học vào các năm 2002-2004, hầu hết các thị trường nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới đều đưa ra các quy định mới chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản yêu cầu ghi nhãn và không cho phép sử dụng 38 phụ gia trong thực phẩm. Đài Loan tăng cường kiểm soát xuất khẩu . Đức tăng cường kiểm tra các sản phẩm có sử dụng CO; Anh đối với dư lượng green malachite. Malaysia và Trung Quốc đều yêu cầu thuỷ sản nhập khẩu phải có chứng nhận chất lượng. Hàn Quốc áp dụng luật ghi nhãn đối với thuỷ sản sống nhập khẩu. Hong Kong ban hành GMP áp dụng với việc nhập khẩu và bán thuỷ sản sống. Nhiều nước đã ký hiệp định song phương về kiểm soát chất lượng hàng thuỷ sản . Hết tháng 10/2004 đã có 10 lô hàng thuỷ sản Việt Nam bị EU cảnh báo trên mạng với lỗi là bị nhiễm green malachite, mesophilesKhối lượng hàng xuất sang Mỹ có tỷ trọng lớn nên số sản phẩm bị FDA cảnh báo khá cao, có tháng lên đến 40 mặt hàng, chủ yếu là nhiễm khuẩn (Salmonella). Nhìn chung tính về số lượng và tỉ lệ hàng xuất, các lô hàng bị cảnh báo giảm chưa đáng kể. Đến hết năm 2004 trong tổng số 405 cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô công suất đã có 236 doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm;153 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu sang EU; 229 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc..
Dự báo tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản năm 2005: trong năm 2005 sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản vẫn có nhiều triển vọng vì
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục được mở rộng, sản lượng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu tăng mạnh, nhất là sản lượng cá tra.
Trước mắt Mỹ có khả năng tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam do mức thuế không quá cao.
Sau vụ kiện tôm, nhiều nước bị kiện đã và sẽ bị ảnh hưởng mạnh, sẽ tính toán đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với các nước có dân số đông như Trung Quốc và ấn Độ, như vậy có thể giảm phần nào áp lực thị trường đối với con tôm. Bên cạnh đó thị trường ASEAN có dấu hiệu ngày càng tăng dần.
Thách thức lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam là phải tìm và thực hiện các biện pháp phát triển bền vững, trong khi vẫn phải tăng cường năng lực đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới. Đã đến lúc cần thay đổi căn bản phương thức tổ chức và quản lý sản xuất cũng như xuất khẩu thuỷ sản để tạo ra sự thay đổi thực sự về chất của quá trình phát triển.
2. Xu hướng thị trường năm 2005
1, Tỉ giá hối đoái sẽ thu hút sự quan tâm của mọi người :Năm 2004 các công ty thuỷ sản trên thế giới đều gặp phải mối đe doạ: tỷ giá hối đoái luôn ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính. Việc đồng USD giảm giá 40% so với đồng EURO kể từ năm 2002 và đạt mức thấp nhất kể từ khi tổng thống Bush tái đắc cử đang làm cho thị trường thế giới lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thuỷ sản . Đồng USD tiếp tục suy yếu sẽ gây ra sức ép lớn đối với giá thuỷ sản của Mỹ do nước này nhập khẩu đến 80% lượng thuỷ sản tiêu thụ.
2, Nhu cầu thuỷ sản tiếp tục tăng : Nhu cầu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản trên thế giới tiếp tục tăng mạnh kéo theo giá thuỷ sản và thuỷ sản có vỏ tăng trong những năm tới. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người trên thế giới cũng tăng . Viện nghiên cứu Chính sách Lương thức quốc tế (IFPRI) dự báo năm 2020 có thể đạt 17,1 kg. Muốn vậy sản lượng thuỷ sản cả đánh bắt và nuôi trồng phải tăng thêm 32 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Mỹ tăng từ 15,6 pao năm 2002 lên 16,3 pao năm 2003 trong đó tôm tiếp tục đứng đầu danh sách thuỷ sản được ưa chuộng nhất.
3, Khả năng truy suất mang tầm quan trọng mới: nếu các nhà cung cấp thuỷ sản không biết nguồn gốc và phương thức đánh bắt của sản phẩm của họ, người tiêu dùng sẽ không mua những sản phẩm đó. Việc biết rõ nguồn gốc thuỷ sản cũng quan trọng như giá bán sản phẩm. Khả năng truy suất là một trong những vấn đề chủ yếu mà các nhà sản xuất và thương mại thực phẩm phải chú trọng đến trong năm 2005. Những năm gần đây, mối quan tâm về tình trạng nhiễm bẩn ở thuỷ sản tăng mạnh so với nhiều sản phẩm thực phẩm khác, sản phẩm thuỷ sản thường có xu hướng phải chịu trách nhiệm về những vấn đề an toàn thực phẩm.
4, Xu hướng “sản xuất thuỷ sản bền vững” tiếp tục tăng : “ sản xuất thuỷ sản bền vững “ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của thương mại thuỷ sản và khái niệm bền vững sẽ vươn lên một tầm cao mới trong năm 2005. Năm 2005 cũng sẽ chứng kiến sự phát triển hơn nữa của thuỷ sản sinh thái, khả năng truy suất và các gọi là hình thức khác của cái gọi là “ thuỷ sản xanh “.
5, Sức ép về giá đối với các nhà cung cấp thuỷ sản : Giá nguyên liệu tăng đang thực sự gây khó khăn cho các nhà sản xuất thuỷ sản . Bên cạnh đó , sức ép về giá trong lĩnh vực bán lẻ cũng tăng do cuộc chiến về giá giữa các nhà bán lẻ và sự gia tăng thị phần của các nhà bán hạ giá. Trong năm 2005 các nhà sản xuất sẽ chịu sức ép từ hai phía.
6, Tiếp tục các cuộc chiến về thương mại thuỷ sản : Các cuộc tranh chấp thương mại thuỷ sản trong năm 2005 cũng như các năm tới sẽ còn tiếp tục. Sản phẩm thuỷ sản nuôi nhất là từ Châu á sẽ tiếp tục xâm nhập thị trường Mỹ và Châu Âu , nhưng các nhà xuất khẩu phải cố gắng đảm bảo vệ sinh an toàn và ghi nhãn hợp lý. Các thị trường chủ yếu Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhập khẩu thuỷ sản nếu muốn đáp ứng nhu cầu. Kết quả thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường này tiếp tục tăng và các cuộc chiến thương mại thuỷ sản sẽ vẫn còn tiếp tục.
7, Ngành thuỷ sản chịu sức ép của các phương tiện thông tin đại chúng :
Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin bất lợi về ngành thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản . Ngành thuỷ sản cần tìm cách đưa những thông điệp của ngành đến công chúng và người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn nhằm chống lại những thông tin bất lợi trên các phương tiện thông tin do các tổ chức môi trường và các tổ chức khác đưa ra.
8, Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm lành mạnh : Các công ty thuỷ sản không cung cấp sản phẩm lành mạnh có thể bị mất thị phần khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm này. Hầu như các nước đã thảo luận các vấn đề liên quan đến thực phẩm và đây chính là cơ hội cho ngành thuỷ sản khi các chuyên gia dinh dưỡng và người tiêu dùng coi thuỷ sản là loại thực phẩm lành mạnh thay thế.
9, Giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đên hoạt động sản xuất : Giá nhiên liệu tâng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp thuỷ sản vì nó ảnh hưởng đến mọi chi phí vận chuyển đường hàng không, đường biển, đến chi phí nguyên liệu bao gói khiến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến toàn ngành thuỷ sản . Tuy nhiên ngành thuỷ sản không thể bắt người tiêu dùng phải chịu hậu quả vì thị trường có mức giá của nó và luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt.
10, Xu hướng “ cá lớn nuốt cá bé “ tiếp tục diễn ra : năm 2005 xu hướng mua lại, sáp nhập hoặc bị mua lại của các doanh nghiệp hoặc các tập đoàn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù năm 2004 , ngành đã chứng kiến một số hoạt động mua lại lớn nhất từ trước đến nay nhưng những mảng thị trường thuỷ sản vẫn chưa thống nhất. Việc sáp nhập và mua lại trong ngành thuỷ sản trên phạm vi toàn cầu sẽ quan trọng hơn các ngành khác do phần lớn thuỷ sản tiêu thụ tại Mỹ được nhập khẩu và người kiểm soát được nguồn nguyên liệu sẽ thắng trong cuộc chạy đua.
Chương III
Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
I. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010
1. Quan điểm về xuất khẩu thuỷ sản
Trên tinh thần quán triệt đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra tới năm 2010, đảm bảo ngành thuỷ sản hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2005-2010 cả về số lượng và chất lượng , xuất khẩu thuỷ sản cần phát triển theo những quan điểm sau đây:
Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một. Đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường chính yếu là các nước có nền kinh tế phát triển cao, mở rộng các thị trường mới tiềm năng, đồng thời coi thị trường trong nước là một thị phần đang phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng.
Phát triển xuất khẩu thuỷ sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, cải thiện đời sống ngư dân , thay đổi bộ mặt các vùng kinh tế biển và ven biển theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh.
Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay chủ yếu vẫn mang nặng tính chất công nghiệp khai thác nguyên liệu và nông nghiệp, phải có những bước chuyển đổi sang một ngành công nghiệp chế biến , chế tác có trình độ chuyên môn hóa, hợp tác hoá , liên hợp hoá ở trình độ cao, đưa ngành thuỷ sản cũng như xuất khẩu thuỷ sản ngày càng phát triển tới năm 2010.
Xuất khẩu và chế biến thuỷ sản phải lấy chỉ tiêu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là chỉ tiêu hàng đầu, quyết định với sự tồn tại và khả năng duy trì thị trường thuỷ sản Việt Nam.
Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản phải gắn bó mật thiết với khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong đó lấy nuôi trồng làm nòng cốt.
Với tình hình cạnh tranh thương mại trên thế giới ngày càng phức tạp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm giúp đỡ lớn của Nhà nước về mọi mặt.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mọi thành phần kinh tế , lâý kinh tế Nhà nước làm chủ đạo cho quá trình phát triển , kinh tế tư nhân là lực lượng cơ bản, áp dụng những công nghệ thích hợp với trình độ của quan hệ sản xuất ấy nhằm tạo nhiều việc làm , tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.
2. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới
2.1 Tiến hành hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu , phát triển thương mại và các doanh nghiệp
- Hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động chuyển đổi cơ cấu thương mại và doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh cao và có tác dụng lớn trong việc kích thích phát triển.
- Thiết lập một thể chế để tạo ra sự công bằng và thuận lợi cho phép thu hút đầu tư vào ngành thuỷ sản .
- Xây dựng một hệ thống mua bán sản phẩm từ các bến cảng các đến các thị trường bán buôn , lẻ.
- Hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản .
Chiến lược thương mại thuỷ sản là khu vực hoá và toàn cầu hoá, lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho xuất khẩu đồng thời quan tâm phát triển thị trường trong nước. Tăng cường cả hai quá trình xuất khẩu và nhập khẩu, liên kết và hỗ trợ các phân ngành khai thác – nuôi trồng – chế biến thông qua các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản và nhập “ công nghệ nguồn “ , vật tư , thiết bị phục vụ nghề cá để luôn giữ được lợi thế so sánh, giữ vững vai trò là mũi nhọn trong phát triển kinh tế thuỷ sản . Mở rộng thị trường trong nước, tăng mức lưu chuyển hàng thuỷ sản lên các vùng cao , vùng xa thông qua các chính sách hỗ trợ thương mại, các đại lý , mạng lưới cửa hàng bán các loại sản phẩm đơn giản, dễ bảo quản, thời gian sử dụng dài ngày. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tiêu thụ hàng thuỷ sản thông qua quảng cáo, bảo đảm chất lượng, mẫu mã đẹp, hợp khẩu vị và giá cả phù hợp , cạnh tranh có hiệu quả với hàng thuỷ sản ngoại nhập. Mở rộng và đa dạng hoá các thị trường ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh sản xuất – tiêu thụ với công ty nước ngoài. Tạo các chính sách mới hỗ trợ xuất khẩu . Hỗ trợ các phân ngành khai thác , nuôi trồng , chế biến thuỷ sản về vốn, định hướng sản xuất để tạo thêm nguồn hàng, tạo thế ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu . Tăng cường cả xuất và nhập khẩu để tạo thêm nguồn nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phục vụ đắc lực cho các phân ngành. Đào tạo và nâng cao năng lực các bộ làm thương mại, tăng cường khả năng thông tin thương mại, tiếp thị cả thị trường trong và ngoài nước.
2.2 Sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản
Mức tiêu thụ nguyên liệu trong nước sẽ giảm dần về tỉ trọng, từ 77,2% ( năm 1995 ) xuống 48% ( năm 2000 ) bình quân tiêu thụ nguyên liệu thuỷ sản theo đầu người năm 2010 là 24,4 kg/người/năm . Mức tăng trung bình của nguyên liệu dành cho chế biến xuất khẩu trong cùng giai đoạn là 5,3%/ năm ( lượng nguyên liệu dành cho chế biến xuất khẩu sẽ vào khoảng 2 triệu tấn vào năm 2010 ). Với quan điểm lấy xuất khẩu làm mũi nhọn do đó những mặt hàng có giá trị thương mại cao như tôm , mực sẽ xuất 80-85% , các đặc sản quý như yến sào, vây bóng cá sẽ xuất 1005.
2.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu
Đa dạng hoá thị trường, củng cố vị trí ở những thị trường quen thuộc, mở rộng thị trường mới, tạo mới quan hệ bạn hàng chiều sâu , giảm bớt thị trường trung gian. Thường xuyên điều chỉnh để không lệ thuộc hoặc tập trung quá mức vào một thị trường.
Chọn lọc thị trường trọng điểm trên hai tiêu chuẩn cơ bản : có nhu cầu nhập thuỷ sản nhiều, có nền công nghệ cao. Các thị trường trọng điểm là : Nhật, Mỹ , Trung Quốc và EU. Hướng chuyển đổi : tăng tốc độ nhưng giảm bớt tỷ trọng ở thị trường Nhật, phát triển mạnh thị trường Bắc Mỹ và đứng chân ở thị trường EU, Châu á sẽ tăng mạnh ở thị trường Trung Quốc.
2.4 Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và tăng giá xuất khẩu
Giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô xuống 46% (2010) so với 85% (1995). Tăng lượng hàng có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lên 30% năm 2010 so với 8% năm 1995, tăng sản lượng đồ hộp lên 3% năm 2010 so với 1% năm 2000 và hàng tươi sống cao cấp lên 24% (2010) bằng các giải pháp nâng cao chất lượng và chủng loại nguyên liệu cho chế biến để tăng giá bán bình quân từ 4,3 USD/kg (1995) lên 8-9 USD/kg (2010). Tổng lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng không nhiều nhưng phải phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm làm tăng nhanh giá trị của sản phẩm xuất khẩu , có như vậy mới đạt được mục tiêu.
2.5 Cán cân thương mại
Thương mại thuỷ sản Việt Nam hiện đang xuất siêu, cần thúc đẩy tiến trình nhập khẩu các công nghệ, thiết bị hiện đại kể cả các bằng phát minh sáng chế từ những nước có tiềm năng công nghiệp nghề các như Bắc Mỹ , Nhật , EU để tạo sức mạnh cho các phân ngành. Tạo điều kiện để nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến tái xuất từ các nước trong vùng hoặc từ các liên doanh khai thác hải sản với nước ngoài nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản .
2.6 Những hoạt động hỗ trợ
Từng bước tiến hành tự do hoá mậu dịch để chuẩn bị hội nhập. Thương mại thuỷ sản cần có sự hỗ trợ bằng chính sách hối đoái, các chính sách công cộng hướng vào trợ giúp các nhà xuất khẩu có triển vọng các khoản chi lớn ban đầu có liên quan đến việc tham gia vào thị trường nước ngoài, các nhà xuất khẩu được quyền tiếp cận với các mặt hàng theo giá quốc tế . Các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.
3 Mục tiêu
3.1 Mục tiêu về kim ngạch
Những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua( vào năm 2010 thuỷ sản đạt sản lượng 3-3,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD ). Những chỉ tiêu điều chỉnh kế hoạch 5 năm ( 2001-2005 ) của Quốc hội ( xuất khẩu đạt 3-3,5 tỷ USD vào năm 2005 ), mục tiêu phấn đấu của ngành đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5-5 tỷ USD vào năm 2010. Đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước từ 18 – 20kg/người/năm đến năm 2005 và từ 20 – 22kg/người/năm vào năm 2010.
3.2 Mục tiêu về quy mô, cơ cấu thị trường
Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản
(Dự kiến tỉ lệ % theo giá trị xuất khẩu)
Thị trường
Năm
2000
2005
2010
Nhật
Mỹ
Liên minh EU
Châu á (trừ Nhật)
Thị trường khác
32
20
5
28
15
24
30
6
28
12
25
30
6
28
11
Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ngàng thuỷ sản đến 2010
3.3 Mục tiêu về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Nhóm sản phẩm
Các chỉ tiêu
2000
2005
2010
Sản phẩm tôm
Sản lượng (T)
Giá trị ( triệu USD )
Tỷ trọng giá trị (%)
90.000
650
44,0
180.000
1.900
51
240.000
2.550
50,0
Sản phẩm cá
Sản lượng (T)
Giá trị ( triệu USD )
Tỷ trọng giá trị (%)
96.000
430
28,0
200.000
800
22,0
340.000
1.250
26,0
Mực và bạch tuộc
Sản lượng (T)
Giá trị ( triệu USD )
Tỷ trọng giá trị (%)
45.000
140
9,0
50.000
300
10,0
50.000
350
7,0
Nhuyễn thế khác (chân bụng)
Sản lượng (T)
Giá trị ( triệu USD )
Tỷ trọng giá trị (%)
16.000
61
4,0
200.000
300
8,0
400.000
600
12,0
Thuỷ sản khác
Sản lượng (T)
Giá trị ( triệu USD )
Tỷ trọng giá trị (%)
45.000
219
15
50.000
200
6,0
60.000
250
5,0
Tổng cộng
292.000
1.500
680.000
3.500
1.090.000
5.000
Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ngành thuỷ sản đến 2010
II. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010
1. Giải pháp vốn đầu tư
Xuất khẩu thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn. Lượng vốn đầu tư cho ngành trong quá khứ còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành vì vậy cần có những chính sách để huy động được vốn trong dân và thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
* Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước gồm có vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng và vốn huy động từ dân và doanh nghiệp. Để huy động được nguồn vốn này cần:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này cơ bản bằng chế độ ưu đãi về thuế.
- Nhà nước cần tiếp tục ưu tiên, ưu đãi cho các khu vực gặp nhiều khó khăn: ven biển, hải đảo, vùng biên giới song song với đầu tư trọng điểm nghề cá ở khu vực phía Nam. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến bảo lãnh tín dụng.
* Nguồn vốn nước ngoài
Gồm có vốn vay ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lượng vốn này trong tương lai có thể tăng thêm nhờ vào nỗ lực đàm phán của chính phủ Việt Nam và cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng để thu hút lượng vốn này.
Vốn đầu tư cho phát triển xuất khẩu thủy sản cần mang tính đồng bộ, đầu tư từ cơ sở hạ tầng, dây chuyền công nghệ, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản đến nguồn lao động trong ngành.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản: Cảng biển, chợ cá, thuỷ lợi
+ Đầu tư về công nghệ, không chỉ trong chế biến hàng xuất khẩu mà phải đầu tư ngay từ con giống. Chú ý cả các phương án dự phòng và chữa bệnh cho giống nuôi.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo kỹ thuật, công nghệ mới kể cả nhập khẩu công nghệ cao, bí quyết công nghệ và thuê chuyên gia giỏi
+ Đầu tư cho giáo dục kiến thức, kỹ năng cho lao động trong ngành.
+ Đầu tư cho công tác xúc tiến thị trường
2. Giải pháp về công nghệ
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, công nghệ là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng của hàng xuất khẩu. Thực tế công nghệ Việt Nam đòi hỏi cần phải có sự đổi mới để thuỷ sản xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
* Đối với lĩnh vực khai thác
- Tiến hành lựa chọn, xác định công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cá đáy, nhuyễn thể ở độ sâu 20 – 30 m.
- Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, bao gồm kỹ thuật sử dụng ánh sáng để thu được hiệu quả khai thác cao.
- Nâng cấp năng lực nghiên cứu công nghệ khai thác cho các đơn vị có liên quan.
* Đối với lĩnh vực nuôi trồng
- Dựa trên đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng mặt nước, phải xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô nuôi phù hợp theo hướng bảo đảm năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài.
- Đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao: tôm sú, tôm càng xanh, cá lóc, cá basa, cá tra
- Đẩy nhanh các tiến bộ KHKT của thế giới và khu vực vào áp dụng thí điểm rồi nhân ra diện rộng. Song song với phát triển công nghệ sản xuất giống của các đối tượng nuôi truyền thống, nhập các đối tượng giống mới để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chú ý công tác kiểm dịch.
* Đối với lĩnh vực chế biến
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến với công nghệ tiên tiến, nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, phấn đấu 100% các doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm vào năm 2005
- Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu. Mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển. Nâng tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 30% năm 2000 lên 40–45% năm 2005 và 60-65% năm 2010.
- Tăng cường mối liên hệ giữa các nhà chế biến và các vùng nguyên liệu, chú ý công nghệ bao gói phải được đầu tư đúng mức vì hình thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Nâng cấp công tác quản lý, hoàn thiện năng lực hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, học công nghệ và tìm kiếm thị trường.
3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Đứng trước sự yếu kém của nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thuỷ sản, nhằm đáp ứng cho ngành một lực lượng lao động có đủ năng lực chuyên môn nhất là trong các lĩnh vực như tạo giống, kỹ thuật khai thác và chế biến thuỷ sản, giải quyết công ăn việc làm cho các hộ dân ven biển cần có hệ thống giải pháp đồng bộ đào tạo lao động từ trong nuôi trồng đến chế biến thuỷ sản.
*Trong nuôi trồng thuỷ sản
- Có các hình thức đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tài liệu, trường lớp (mở các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn) cung cấp thông tin kỹ thuật nuôi trồng cho các hộ dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản.
- Cung cấp nguồn giống có chất lượng đảm bảo cho các đơn vị nuôi trồng, đồng nghĩa với phát triển các trung tâm nghiên cứu giống với đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nâng cao năng lực kiểm định các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ trong nuôi trồng để đảm bảo chất lượng nguyên liệu sơ chế đạt các tiêu chuẩn chung của thế giới.
- Đưa kiến thức nuôi trồng thuỷ sản vào trong các chương trình đào tạo phổ cập đặc biệt có ý nghĩa với bà con ở vùng sâu vùng xa, mở ra con đường cho các hộ dân nâng cao thu nhập thông qua nuôi trồng thuỷ sản.
* Trong khai thác thuỷ sản
- Nâng cao trình độ cho các các hộ dân làm nghề biển cả về kiến thức đánh bắt cá, kiến thức để giữ cá được tươi lâu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đánh bắt
- Nâng cấp và đóng mới hệ thống tàu thuyền, tạo điều kiện để lao động sử dụng tối đa năng suất hoạt động của tàu thuyền, tiến tới giảm dần đánh bắt gần bờ, đào tạo kỹ thuật, chuyên môn cho các đội tàu đánh bắt xa bờ.
* Trong chế biến thủy sản
- Đào tạo nghề cho các lao động mới ra nhập ngành, nâng cao tay nghề cho những lao động đã hoạt động trong ngành. Chú ý đến điều kiện vệ sinh lao động đối với lao động, nhất là lao động nữ.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiền lương cho lao động trong ngành trên nguyên tắc gắn khối lượng với chất lượng công việc, thưởng phạt công minh đối với người lao động.
- Tăng cường hợp tác đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Tập huấn cho cán bộ quản lý về luật lệ cũng như môi trường pháp lý của các thị trường nhập khẩu.
- Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ đại học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển. Học tập kinh nghiệm của những nước phát triển nghề cá cũng là hướng đi có hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản.
4. Giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu.
* Đa dạng hoá nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm xuất khẩu
Xuất khẩu thủy sản chỉ thu được hiệu quả cao nếu có nguồn cung nguyên liệu ổn định cả về chất lượng và số lượng. Vì vậy có thể nói nguồn cung nguyên liệu quyết định đến quy mô và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Với các nhóm sản phẩm xuất khẩu cụ thể:
- Tôm: Tôm sú là loại có giá trị xuất khẩu cao nhất, cần mở rộng diện tích nuôi trồng và tăng tỷ trọng tôm sú trong cơ cấu tôm xuất khẩu. Ngoài ra còn các loại tôm khác cũng cần phát triển.
- Cá: Nâng dần tỷ trọng các loại cá có thể nuôi trồng trên diện rộng: cá tra, cá basa giảm tỷ trọng các loại cá qua đánh bắt mới có.
- Mực và bạch tuộc: Cần giảm tỷ trọng hàng khô, nâng tỷ trọng hàng tươi, cách chế biến: cắt miếng, đông lạnh tẩm bột hay gia vị
Chú ý khâu đóng gói bao bì, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ hàng hoá. Công nghệ đóng gói phải hiện đại, sản phẩm phải hấp dẫn.
* Giảm giá thành tới mức tối ưu để có lợi thế cạnh tranh
- Công nghệ được đầu tư đổi mới để có thể đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh hao hụt tới mức tối ưu trong chế biến, tiết kiệm nguồn nguyên liệu để có thể giảm giá thành sản phẩm.
- Nâng cao độ tinh chế của sản phẩm, chú ý các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô.
* Tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Trong tương lai, thị trường trong nước là một thị trường đầy tiềm năng vì thu nhập của nhân dân đang được cải thiện đáng kể. Thị trường nội địa rất rộng lớn với sức tiêu thụ lớn.
- Tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống với yêu cầu đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu và đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường nhập khẩu.
- Mở rộng các mối quan hệ với thị trường quốc tế, tìm cách tiếp cận với các kênh phân phối, bán lẻ tới các siêu thị, đại lý của các nước khác để đưa sản phẩm của Việt Nam tới được tay người tiêu dùng, khi đó mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
5. Các cơ chế chính sách hỗ trợ
- Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu thuỷ sản: Hệ thống cảng biển, hệ thống chợ đầu mối Tạo điều kiện giao thông thuận tiện từ vùng nguyên liệu tới các nhà máy chế biến
- Hệ thống thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan cần được cải tiến. Với cơ chế qua quá nhiều cửa, cần quá nhiều con dấu, thủ tục quá rườm rà và cứng nhắc hàng xuất khẩu mới có thể ra được thị trường nước ngoài đã gây những cản trở không nhỏ cho xuất khẩu Việt Nam.
Thuế nhập khẩu các đầu vào cho xuất khẩu còn bị đánh quá cao (30- 40%). Với mức thuế này, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh bằng giá.
Các thủ tục hoàn thuế mở tờ khai phải được nhanh chóng, tiện lợi tránh gây phiền hà, nông dân và ngư dân cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản không thể có hoá đơn theo đúng yêu cầu của các cơ quan hoàn thuế. Thời gian hoàn thuế cần được rút ngắn lại tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất.
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3060.doc