Vai trò đo độ bảo hòa oxy liên tục theo mạch đập trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

BÀN LUẬN Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là đa ký hô hấp hay đa ký giấc ngủ.Tuy nhiên chi phí thành lập một đơn vị chẩn đoán HCNTKN là khá cao, ngoài nguồn nhân lực còn cần phải trang bị máy đo đa kí hô hấp hoặc máy đo đa kí giấc ngủ, phòng cách âm,. Bệnh nhân muốn được chẩn đoán HCNTKN thì cần phải đăng kí chờ đợi đến lượt để được thực hiện, sau đó phải nhập viện và ngủ một đêm tại bệnh viện với chi phí cao. 100 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu có than phiền về ngủ ngáy và buồn ngủ ngày quá mức đến khám và đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại bệnh viện Chợ rẫy từ tháng 01/2009- 06/2010. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gần tương tự với nghiên cứu của tác giả Vazquez và cộng sự(10) thực hiện tại Canada năm 2000 nhưng cho độ đặc hiệu cao hơn nghiên cứu của tác giả Olson(7) thực hiện tại châu Úc năm 1999 với giá trị ngưỡng ODI =15, và mức độ bệnh trung bình. Nghiên cứu của chúng tôi khi chọn giá trị ngưỡng của CT – 90 =1 để chẩn đoán HCNTKN từ mức độ trung bình thì độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 98% và 60%, gần tương tự như nghiên cứu của tác giả Gyulay [3] có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 93% và 51%, tuy nhiên cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Olson [7] có độ đăc hiệu chỉ là 46%. KẾT LUẬN Đo độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch là một phương pháp rẻ tiền không xâm lấn cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCNTKN. Chỉ số giảm độ bão hòa oxy(ODI) Trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ với giá trị ngưỡng ODI = 6 thì độ nhạy 97,6%, độ đặc hiệu 97,6%. Trong trường hợp bệnh trung bình với giá trị ngưỡng ODI = 16 thì độ nhạy 98,5%, độ đặc hiệu 82,5%. Trong chẩn đoán bệnh nặng với giá trị ngưỡng ODI = 27 thì độ nhạy 97,9%; độ đặc hiệu 80,8%. Tỉ lệ phần trăm thời gian có Spo2 <90% (CT-90): khi chọn ngưỡng CT-90 =1 Trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ thì độ nhạy 90,5%, độ đặc hiệu 86,5%. Trong trường hợp bệnh trung bình thì độ nhạy 97 %, độ đặc hiệu 60%. Trong trường hợp bệnh nặng thì độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 50%.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò đo độ bảo hòa oxy liên tục theo mạch đập trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 86 VAI TRÒ ĐO ĐỘ BẢO HÒA OXY LIÊN TỤC THEO MẠCH ĐẬP TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Nguyễn Thị Hồng Anh*, Trần Văn Ngọc* TÓM TẮT Mở đầu: Hiện nay tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ, tuy nhiên các xét nghiệm này đắt tiền, tốn thời gian và nhân lực. Một số nghiên cứu đề nghị sử dụng máy đo độ bão hòa oxy (SpO2) liên tục ở mao mạch để chẩn đoán HCNTKN, đây là xét nghiệm rẻ tiền, dễ thực hiện và có thể thực hiện đại trà nhiều nơi. Nhiều chỉ số được thu nhận từ máy đo SpO2 liên tục ở mao mạch, trong đó có hai chỉ số được ứng dụng trong chẩn đoán HCNTKN đó là: Tỉ lệ phần trăm thời gian có SpO2 < 90% (CT - 90) và tổng số lần có giảm Spo2 <4% trong mỗi giờ (ODI). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của đo độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch trong chẩn đoán HCNTKN. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang phân tích.Bệnh nhân được chọn khi có than phiền về ngáy và buồn ngủ ngày quá mức, đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2009 đến 06/2010. Kết quả: Tùy thuộc vào giá trị ngưỡng ODI, CT-90 và mức độ bệnh sẽ có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ với giá trị ngưỡng ODI =6 thì độ nhạy 97,6%, độ đặc hiệu 97,6%; trong trường hợp bệnh trung bình thì với giá trị ngưỡng ODI =16 độ nhạy 98,5%, độ đặc hiệu 82,5%; Và để chẩn đoán bệnh nặng với giá trị ngưỡng ODI = 27 độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 80,8%.Khi chọn giá trị ngưỡng CT-90 =1, trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ thì độ nhạy 90,5%, độ đặc hiệu 86,5%; trong trường hợp bệnh trung bình thì độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 60%; trong trường hợp bệnh nặng thì độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 50%. Kết luận: Đo độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch là xét nghiệm rẻ tiền không xâm lấn cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCNTKN. Từ khóa: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch. ABSTRACT ROLE OF CONTINUOUS PULSE OXIMETRY IN THE DIAGNOSIS OF SLEEP APNEA SYNDROME Nguyen Thi Hong Anh, Tran Van Ngoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 86 - 90 Background: Actually, the “gold standard” for definitive diagnosis of sleep apnea syndrome (SAS) is polysomnography or polygraphy. However, these means of diagnosis have their limitations: they are expensive, time consuming and labor intensive. Several studies have suggested that pulse oximetry is a useful tool in the diagnosis of sleep apnea syndrome, because it is inexpensive, easily done and could potentially meet the large demand for diagnostic testing in the community. Several indexes derived from pulse oximetry but only two important factors have been used to diagnose of SAS: oxygen desaturation index (ODI) and cumulative time spent below at 90% (CT-90). Objective: Determining the value of using pulse oximetry in the diagnosis of sleep apnea syndrome. Methods: Cross sectional study on patients consulting for snoring or troubles of sleep, having diagnosed by polysomnography or polygraphy (from 01/2009-06/2010) in Cho ray hospital. * Khoa hô hấp, BVCR, ** Bộ môn Nội –ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Hồng Anh ĐT: 0988518818 Email: nthonganh@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 87 Results: Dependent on the cut off value of ODI, CT-90 and diseased level, there would be different sensitivities and specificities. The sensitivity and the specificity of ODI =6 for the diagnosis of mild SAS were 97.6% and 97.6%. The sensitivity and the specificity of ODI =16 for the diagnosis of moderate SAS were 98.5% and 82.5%. The sensitivity and the specificity of ODI =27 for the diagnosis of severe SAS were 97.9 % and 80.8%.With the cut off value of CT-90 = 1, the sensitivity and the specificity for the diagnosis of mild SAS were 90.5% and 86.5%, the sensitivity and the specificity for the diagnosis of moderate SAS were 97% and 60%, the sensitivity and the specificity for the diagnosis of severe SAS were 100% and 50%. Conclusion: Pulse oximetry is cheap, noninvasive, and has a high sensitivity and a high specificity in the diagnosis of sleep apnea syndrome. Key words: sleep apnea syndrome(SAS), oxygen desaturation index (ODI). MỞ ĐẦU Hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là ngưng hô hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ, từ đó gây giảm oxy trong máu(2). HCNTKN nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều hậu quả cho người bệnh. Ước lượng tỉ lệ bệnh HCNTKN do tắc nghẽn trên người lớn là 3% - 7% ở nam và 2% - 5% ở nữ(8). Tại châu Á, tỉ lệ này ở nam và nữ trung niên lần lượt là 4,1% - 7,5% và 2,1% - 3,2%(4). Một số nghiên cứu cho thấy người châu Á ít béo phì hơn người châu Âu, nhưng độ nặng của HCNTKN do tắc nghẽn ở người châu Á lại tương tự như ở người châu Âu(6). Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm HCNTKN ở người Việt Nam là một vấn đề cấp thiết. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán HCNTKN là đa kí hô hấp hay đa kí giấc ngủ. Tuy nhiên chi phí thành lập một đơn vị chẩn đoán HCNTKN là khá cao, ngoài nguồn nhân lực còn cần phải trang bị máy đo đa kí hô hấp hoặc máy đo đa kí giấc ngủ, phòng cách âm,.... Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có bệnh viện Chợ Rẫy là có đơn vị chẩn đoán HCNTKN mà thôi. Bệnh nhân muốn được chẩn đoán HCNTKN thì cần phải đăng kí chờ đợi đến lượt để được thực hiện, sau đó phải nhập viện và ngủ một đêm tại bệnh viện với chi phí cao. Vì vậy, việc tìm kiếm một phương pháp chẩn đoán HCNTKN với chi phí thấp, bệnh nhân không cần ngủ một đêm tại bệnh viện và có thể thực hiện đại trà nhiều nơi là một câu hỏi được đặt ra. Một số nghiên cứu có đề cập đến việc sử dụng các thông số của độ bão hòa oxy qua mạch đập (SpO2) liên tục ở mao mạch, trong đó có hai chỉ số được ứng dụng trong chẩn đoán HCNTKN đó là: Tỉ lệ phần trăm thời gian có SpO2 < 90% (CT - 90) và tổng số lần có giảm Sp02 <4% một giờ (ODI)(1,3,5,7,9,10). Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu về vai trò của đo độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 100 bệnh nhân có than phiền về ngủ ngáy và buồn ngủ ngày quá mức đến khám và đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2009- 06/2010. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang phân tích. Số liệu được được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giá trị của ODI trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ nhẹ Diện tích dưới đường cong: 0,99. Với giá trị ngưỡng ODI = 6, độ nhạy là 97,6%, độ đặc hiệu là 97,6%, giá trị tiên đoán dương là 98,8%, giá trị tiên đoán âm là 87,5%. Giá trị của ODI trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ trung bình Diện tích dưới đường cong là: 0,958. Với giá trị ngưỡng ODI = 16, độ nhạy là 98,5 %, độ đặc hiệu là 82,5%, giá trị tiên đoán dương là 91,66%, giá trị tiên đoán âm là 92,8%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 88 ROC Curve 1 - dô chuy ên 1.00.75.50.250.00 dô n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 ROC Curve 1 - dô chuy ên 1.00.75.50.250.00 dô n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 Hình 1: Đường cong ROC của ODI trong chẩn đoán HCNTKN mức độ nhẹ. Hình 2: Đường cong ROC của ODI trong chẩn đoán HCNTKN mức độ trung bình Giá trị của ODI trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ nặng Với giá trị ngưỡng ODI = 27, độ nhạy là 97,9%, độ đặc hiệu là 80,8%, giá trị tiên đoán dương là 97,9%, giá trị tiên đoán âm là 97,6%. Giá trị của CT – 90 trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ nhẹ Diện tích dưới đường cong là: 0,954. Với giá trị ngưỡng CT – 90 = 1, độ nhạy là 90,5%, độ đặc hiệu là 86,5%, giá trị tiên đoán dương là 96,38%, giá trị tiên đoán âm là 70,58%. ROC Curve 1 - dô chuy en 1.00.75.50.250.00 dô n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 ROC Curve 1 - do chuy en 1.00.75.50.250.00 do n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 Hình 3: Đường cong ROC của ODI trong chẩn đoán HCNTKN mức độ nặng. Hình 4: Đường cong ROC của CT – 90 trong chẩn đoán HCNTKN mức độ nhẹ. Giá trị của CT – 90 trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ trung bình Diện tích dưới đường cong là: 0,887. Với giá trị ngưỡng CT - 90 = 1, độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 60%, giá trị tiên đoán dương là 81,92%, giá trị tiên đoán âm 100%. Giá trị của CT – 90 trong chẩn đoán HCNTKN từ mức độ nặng Với giá trị ngưỡng CT - 90 = 1, độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 50%, giá trị tiên đoán dương là 57,83%, giá trị tiên đoán âm là 100%. Độ đặc hiệu Đ ộ N h ạ y Độ đặc hiệu Đ ộ N h ạ y Đ ộ N h ạ y Đ ộ N h ạ y Độ đặc hiệu Độ đặc hiệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 89 ROC Curve 1 - do chuy en 1.00.75.50.250.00 do n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 Hình 5: Đường cong ROC của CT - 90 trong chẩn đoán HCNTKN mức độ trung bình. ROC Curve 1 - do chuy en 1.00.75.50.250.00 do n ha y 1.00 .75 .50 .25 0.00 Hình 6: Đường cong ROC của CT - 90 trong chẩn đoán HCNTKN mức độ nặng. BÀN LUẬN Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là đa ký hô hấp hay đa ký giấc ngủ.Tuy nhiên chi phí thành lập một đơn vị chẩn đoán HCNTKN là khá cao, ngoài nguồn nhân lực còn cần phải trang bị máy đo đa kí hô hấp hoặc máy đo đa kí giấc ngủ, phòng cách âm,..... Bệnh nhân muốn được chẩn đoán HCNTKN thì cần phải đăng kí chờ đợi đến lượt để được thực hiện, sau đó phải nhập viện và ngủ một đêm tại bệnh viện với chi phí cao. 100 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu có than phiền về ngủ ngáy và buồn ngủ ngày quá mức đến khám và đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại bệnh viện Chợ rẫy từ tháng 01/2009- 06/2010. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gần tương tự với nghiên cứu của tác giả Vazquez và cộng sự(10) thực hiện tại Canada năm 2000 nhưng cho độ đặc hiệu cao hơn nghiên cứu của tác giả Olson(7) thực hiện tại châu Úc năm 1999 với giá trị ngưỡng ODI =15, và mức độ bệnh trung bình. Nghiên cứu của chúng tôi khi chọn giá trị ngưỡng của CT – 90 =1 để chẩn đoán HCNTKN từ mức độ trung bình thì độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 98% và 60%, gần tương tự như nghiên cứu của tác giả Gyulay [3] có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 93% và 51%, tuy nhiên cho kết quả cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Olson [7] có độ đăc hiệu chỉ là 46%. KẾT LUẬN Đo độ bão hòa oxy liên tục ở mao mạch là một phương pháp rẻ tiền không xâm lấn cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCNTKN. Chỉ số giảm độ bão hòa oxy(ODI) Trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ với giá trị ngưỡng ODI = 6 thì độ nhạy 97,6%, độ đặc hiệu 97,6%. Trong trường hợp bệnh trung bình với giá trị ngưỡng ODI = 16 thì độ nhạy 98,5%, độ đặc hiệu 82,5%. Trong chẩn đoán bệnh nặng với giá trị ngưỡng ODI = 27 thì độ nhạy 97,9%; độ đặc hiệu 80,8%. Tỉ lệ phần trăm thời gian có Spo2 <90% (CT-90): khi chọn ngưỡng CT-90 =1 Trong trường hợp chẩn đoán bệnh nhẹ thì độ nhạy 90,5%, độ đặc hiệu 86,5%. Trong trường hợp bệnh trung bình thì độ nhạy 97 %, độ đặc hiệu 60%. Trong trường hợp bệnh nặng thì độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 50%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiner E., Signes-Costa J., Arrriero J. M., et al (1999), “Nocturnal oximetry for the diagnosis of the sleep apnea hypopnea syndrome: a method to reduce the number of polysomnographies”, Thorax, 54: pp. 968-971. 2. Chiong T. L. (2008), Sleepiness Medicine: Essentials and Review, Oxford university Press, New York, pp. 1-227. Độ đặc hiệu Đ ộ n h ạ y Độ đặc hiệu Đ ộ n h ạ y Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 90 3. Gyulay S., Olsen L.G., Hensley M.J., King M.T., Murree A.K., Sauders N.A., (1993), “Acomparison of clinical assessment and home oximetry in the diagnosis of the obstructive sleep apnoea”, Am Rev Respir Dis., 147: 50-53. 4. Lam B., Lam D.C.L., Ip M.S.M. (2007) “Obstructive sleep apnoea in Asia”, Int. J. Tuberc. Lung Dis., 11: pp. 2-11 5. Liang Lin Chen, Chinson Yeh, Wen Yen-Chen, et al, (2009), “Comparison of the Indices of Oxyhemoglobin Saturation by Pulse Oximetry in Obstructive Sleep Apnea hyponea Syndrome”, CHEST, 135: pp. 86-93. 6. McNicholas W.T. (2008), “ Diagnosis of Obstructive Sleep Apnea in Adults”, Proc Am Thorac Soc, 5: pp.154 - 160. 7. Olson L.G., Ambrobetti A., Gyulay S.G., (1999), “Prediction of sleep –disordered breathing by unattended overnight oximetry”, Journal Sleep Res, 8: pp. 51-55. 8. Punjabi N.M., (2008), “The Epidemiology of Adult Obstructive Sleep Apnea”, Proc Am Thorac Soc, 5: pp. 136-143. 9. Sano K., Nakano H., Ohnishi Y., et al, (1998), “Screening of sleep apnea –hypopnea syndrome by home pulse oximetry”, Nihon Kokyuki Gakkai, 36: pp. 948-952. 10. Vazquez J.C., Tsai W.H., Flemons W.W., et al (2000), “Automated analysis of digital oximetry in the diagnosis of obstructive sleep apnea”, Thorax, 55: 302 – 307.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_do_do_bao_hoa_oxy_lien_tuc_theo_mach_dap_trong_chan.pdf
Tài liệu liên quan