Theo Lời nói đầu của Hiến pháp liên
bang thì nhân dân Đức mong muốn là một
thành viên bình đẳng trong một Liên minh
châu Âu phục vụ hòa bình trên thế giới.
Trước khi đạo luật thứ 38 sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp liên bang ngày 28//12/199247 có
hiệu lực thì Điều 24 Hiến pháp liên bang là
cơ sở pháp lý cho việc hội nhập châu Âu
của nước Đức. Bên cạnh quy định này thì
quy định mới phục vụ việc hội nhập châu
Âu tại Điều 23 Hiến pháp liên bang đã
được thiết lập nhằm bảo đảm cho Hiến
pháp liên bang phù hợp với Hiệp ước về
Liên minh châu Âu. Quy định này được
xem là quy định ủy quyền hội nhập của
nước Đức. Theo đó, Liên bang có thể
chuyển giao chủ quyền cho Liên minh châu
Âu hoặc các tổ chức liên nhà nước khác
thông qua đạo luật. Một đạo luật như vậy
có biểu hiện về mặt nội dung của việc sửa
đổi Hiến pháp liên bang do việc chuyển
giao chủ quyền làm thay đổi trật tự thẩm
quyền hiến định48.
Sự ra đời và phát triển của Liên minh
châu Âu với tư cách là một tổ chức quyền
lực công mới49 độc lập và không phụ thuộc
vào quyền lực nhà nước của từng nước
thành viên đã có những tác động nhất định
đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước Đức, trong đó có nhiệm
vụ kiến tạo của Nhà nước đối với đời sống
kinh tế - xã hội. Với việc chuyển giao chủ
quyền cho Liên minh châu Âu thì cơ quan
lập pháp Đức mất đi một phần thẩm quyền
của mình tương ứng với phạm vi của việc
từ bỏ thực thi chủ quyền. Về nguyên tắc,
pháp luật của Liên minh châu Âu có hiệu
lực áp dụng cao hơn so với pháp luật các
nước thành viên Liên minh châu Âu. Do
đó, pháp luật của Liên minh châu Âu về
nguyên tắc có hiệu lực áp dụng cao hơn so
với các quy định về vai trò kiến tạo của
Nhà nước đã được Hiến pháp và pháp luật
liên bang Đức ghi nhận. Hiệu lực áp dụng
cao hơn của pháp luật của Liên minh châu
Âu làm cho các quy định về vai trò kiến
tạo kinh tế - xã hội của Liên minh châu Âu
về nguyên tắc có hiệu lực áp dụng trực tiếp
ở Đức. Cụ thể là Nhà nước Đức (lập pháp,
hành pháp, tư pháp) không chỉ tôn trọng
vai trò kiến tạo của Nhà nước được ghi
nhận trong Hiến pháp và pháp luật liên
bang Đức mà còn phải tôn trọng cả các quy
định về kinh tế - xã hội của Liên minh châu
Âu như “các quyền tự do xuyên biên giới”50
(grenzüberschreitende Grundfreiheiten) và
các điều kiện cạnh tranh51. Trong những lĩnh
vực kinh tế - xã hội mà ở đó thẩm quyền đã
chuyển giao hoàn toàn cho Liên minh châu
Âu như lĩnh vực tiền tệ thì Nhà nước Đức
(cơ quan lập pháp) không còn phạm vi
thẩm quyền để thực hiện chính sách kinh tế
- xã hội riêng của mình. Trong các lĩnh vực
còn lại thì áp dụng nguyên tắc thứ yếu
(Subsidiaritätsprinzip) và cơ quan lập pháp
Đức còn có thẩm quyền kiến tạo riêng phù
hợp, mặc dù thẩm quyền này bị giới hạn bởi
các quy định của pháp luật của Liên minh
châu Âu. Tuy nhiên, trong trường hợp Liên
minh châu Âu trong một lĩnh vực nhiệm vụ
nhất định mà đã sử dụng hết thẩm quyền lập
pháp của mình, chẳng hạn như trong lĩnh
vực quy định trật tự thị trường, thì cơ quan
lập pháp Đức dường như không còn có thể
tiến hành thêm bất kỳ hoạt động gì. Kể cả
trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền
tuyệt đối của Liên minh châu Âu thì các quy
định trong Hiến pháp liên bang cũng phải
được giải thích mới theo hướng phù hợp với
pháp luật của Liên minh châu Âu52. Trong
việc thực hiện các mục tiêu chính sách kinh
tế của Liên minh châu Âu, CHLB Đức với
tư cách là thành viên của Liên minh châu
Âu phải chấp nhận những ảnh hưởng to lớn
đối với nền kinh tế quốc dân của mình
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước Cộng hòa Liên Bang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
VAI TROÂ KIÏËN TAÅO PHAÁT TRIÏÍN CUÃA
NHAÂ NÛÚÁC CÖÅNG HOAÂ LIÏN BANG ÀÛÁC
Lương Minh Tuân*
* TS. Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp.
Thông tin bài viết:
Từ khoá:
Nhà nước kiến tạo phát triển;
tư tưởng tân tự do, nhà nước
xã hội; cân bằng của toàn bộ
nền kinh tế; các nhiệm vụ
cộng đồng; mục tiêu bảo vệ
môi trường; mục tiêu hội
nhập Liên minh châu Âu.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 24/02/2017
Biên tập: 04/04/2017
Duyệt bài: 11/04/2017
Article Infomation:
Keywords: Tectonic
government for
developments, neo-liberal
ideal, social government,
balance of entire economy,
community tasks,
environmental protection
goal, goal of integration into
the European Union.
Article History:
Received: 24 Feb. 2017
Edited: 04 Apr. 2017
Approved: 11 Apr. 2017
Tóm tắt:
Theo Chalmers Ashby Johnson (1982) thì “nhà nước kiến tạo phát triển là
một mô hình quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang
tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần
kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập
quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô”1. Để cung cấp thêm thông tin nghiên cứu tham
khảo phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước kiến tạo phát triển ở
nước ta, bài viết trình bày, phân tích vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước
Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức). Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
thực hiện tư tưởng tân tự do và mục tiêu Nhà nước xã hội; Vai trò kiến tạo
của Nhà nước nhằm bảo đảm sự phát triển cân bằng của toàn bộ nền kinh tế;
Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ công đồng; Vai
trò kiến tạo của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường; và
Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập vào Liên
minh châu Âu.
Abstract:
According to Chalmers Ashby Johnson (1982), "the tectonic government for
developments is a model of governmental administration, which sets the
development-oriented policies, provides the environment and conditions for
all business sectors taking full potential capacity in a competitive
environment and international integration context; strengthens the
surveillance to determine potential imbalances, ensure macroeconomic
stability". This article, for additional research references for establishment
and improvement of a tectonic government for developments of Vietnam,
provides the desciptions, analysis of the roles of the development tectonics
of the Federal Republic of Germany (FR Germany): The tectonic roles of the
government for neo-liberal ideal and objectives toward a social government;
The tectonic roles of the government for the balanced developments of the
entire economy; The tectonic roles of the government for performance of
community tasks; The tectonic impacts of the government for the
environmental protection goal; and the tectonic roles of the government for
the goal of integration into the European Union.
1 Xem Trường Đại học Ngoại thương, “Nhà nước kiến tạo phát triển Việt Nam, Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, trên
30838.html, cập nhật ngày 6/01/2017.
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Mô hình Nhà nước CHLB Đức hiện
nay được xây dựng trên nền tảng Luật cơ
bản (Hiến pháp liên bang) năm 1949 với
trên 57 lần sửa đổi, bổ sung. Hiến pháp liên
bang tuy không quy định cụ thể về mô hình
kinh tế - xã hội nhưng tại nhiều điều khoản
của nó chứa đựng các quy phạm về các
quyền cơ bản và các nguyên tắc, mục tiêu
nhà nước. Các quy phạm này xác định vai
trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với đời
sống kinh tế - xã hội. Căn cứ vào các quy
phạm này và thực tiễn thi hành Hiến pháp
liên bang, có thể chỉ ra vai trò kiến tạo phát
triển của Nhà nước CHLB Đức như sau:
1. Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
thực hiện tư tưởng tân tự do và mục tiêu
Nhà nước xã hội
1.1. Thời kỳ tân tự do
Ngay sau khi Hiến pháp liên bang
Đức có hiệu lực thì tư tưởng “ordoliberale
Ideen” hay còn được gọi là “neoliberale
Ideen”2 (tạm dịch là tư tưởng về tự do có trật
tự hay tân tự do) ngự trị ở CHLB Đức.
Những người theo tư tưởng này đòi hỏi phải
tạo lập một khung pháp lý nhằm bảo đảm
trật tự cạnh tranh tự do và phòng ngừa bất
kỳ hình thức độc quyền cá nhân hay độc
quyền nhóm trong đời sống kinh tế - xã hội,
không phân biệt độc quyền cá nhân hay độc
quyền tập thể3. Họ tin tưởng rằng, nguyên
tắc thành tích/cống hiến (Leistungsprinzip)
với sự hỗ trợ của các biện pháp, công cụ của
Nhà nước pháp quyền bảo đảm thực hiện
được sự công bằng xã hội. Phù hợp với mô
hình kinh tế thị trường tân tự do thì Luật
Chống hạn chế cạnh tranh liên bang Đức
được ban hành năm 1957. Đây là đạo luật
có các quy định quan trọng về mặt pháp lý
đối với việc xây dựng đời sống kinh tế ở
CHLB Đức.
Những người theo học thuyết chính trị
này cho rằng, việc công nhận, ghi nhận các
quyền con người trong một bản Hiến pháp
thành văn là phương tiện quan trọng nhất cho
sự phát triển xã hội; Hiến pháp cần phải quy
định các giới hạn của quyền lực nhà nước và
sự giám sát, kiểm tra đối với các cơ quan của
Chính phủ4. Học thuyết chính trị này cũng có
ảnh hưởng rất lớn trong việc giải thích các
quy phạm của Hiến pháp liên bang Đức5.
Nhà nước trong thời kỳ này trước hết được
coi là Nhà nước pháp quyền tự do cổ điển
(klassisch-liberaler Rechtsstaat) và có thêm
vai trò của Nhà nước xã hội (Sozialstaat)6.
1.2. Thời kỳ chuyển mạnh sang Nhà
nước xã hội
Từ giữa những năm 60 của thế kỷ thứ
20, sự chuyển dịch sang Nhà nước xã hội
diễn ra mạnh mẽ ở CHLB Đức. Ý thức
chính trị - pháp lý của Liên minh cầm quyền
(Sozialliberale Koalition) được thực hiện
chủ yếu là hướng đến nền kinh tế thị trường
xã hội và ý tưởng Nhà nước xã hội7. Trong
nước công nghiệp phát triển, người ta nhận
ra rằng, chỉ đơn thuần nguyên tắc thành
tích/cống hiến không thể thực hiện được sự
2 Tư tưởng này được hình thành bởi các nhà kinh tế học và luật học tại Trường Freiburg CHLB Đức với tên gọi
“Freiburger Schule” như Walter Eucken, Franz Böhm, Hans Grossmann-Doerth, Leonhard Miksch và những người
khác trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1950.
3 Xem Kriele, ZRP 1974, S. 105.
4 Xem Lütge, Deutsche Sozial- und Wirtschatsgeschichte, S. 361 ff.
5 Xem Würtenberger, Zeitgeist und Recht, S. 107f, 175f.
6 Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, S. 36.
7 Xem Würtenberger, Zeitgeist und Recht, S. 175.
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
công bằng xã hội. Vì vậy, nguyên tắc thị
trường tự do cần phải có sự gắn kết với
nguyên tắc điều tiết công bằng xã hội
(Sozialer Ausgleich)8. “Xã hội” ở đây theo
nghĩa hẹp được hiểu “là sự điều tiết, giúp đỡ
và hỗ trợ đối với những bộ phận người dân
yếu thế về kinh tế, chỉnh sửa những bất công
bằng do cạnh tranh tạo ra và bảo đảm sự
bình đẳng về cơ hội” và theo nghĩa rộng
cũng có thể được hiểu là “nhiệm vụ to lớn
của Nhà nước là phải chăm lo tình trạng
công bằng và sự phát triển công bằng của xã
hội và của các thành viên xã hội”9. Ở đây,
Nhà nước hành động không còn với tư cách
là Nhà nước tự do cổ điển mà là Nhà nước
xã hội và Nhà nước kiến tạo10. Nhà nước
phải tạo ra và bảo đảm các điều kiện cần
thiết cho sự tự do của mỗi cá nhân, vì sự tự
do của các cá nhân trong một xã hội công
nghiệp bị phụ thuộc vào các điều kiện nhà
nước và xã hội mà mỗi cá nhân không thể
tự bảo đảm cho mình các điều kiện này11.
Sự phát triển trong ý thức chính trị - pháp
lý này đã có những tác động rất lớn đến việc
giải thích các quy định của Hiến pháp liên
bang về các mục tiêu, nguyên tắc (nhất là
nguyên tắc nhà nước xã hội), các quyền cơ
bản (nhất là các quyền cơ bản về kinh tế
như quyền tự do nghề nghiệp, quyền sở
hữu, quyền tự do hiệp hội, quyền tự do hành
động chung)12.
Trong Bản án13 của mình ngày
18/7/1967, Toà án hiến pháp liên bang đã chỉ
ra nghĩa vụ của Nhà nước được rút ra từ
nguyên tắc Nhà nước xã hội (khoản 1 Điều
20 và khoản 1 Điều 28 Hiến pháp liên bang)
là phải chăm lo cho một trật tự xã hội công
bằng thông qua hoạt động điều tiết sự khác
biệt xã hội (Ausgleich der sozialen
Gegensätze). Nội dung cốt lõi của nguyên
tắc Nhà nước xã hội có thể rút ra ít nhất là
việc bảo đảm mức chuẩn tổi thiểu mà Nhà
nước phải bảo đảm cho sự tồn tại phẩm giá
của con người14.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch mạnh
sang Nhà nước xã hội còn được thể hiện
trong việc giải thích các quy định của Hiến
pháp liên bang về các quyền cơ bản. Theo
truyền thống trước đây, các quyền cơ bản có
chức năng tự vệ thông qua việc giới hạn
quyền lực nhà nước để bảo vệ sự tự chủ của
công dân thì nay được bổ sung thêm chức
năng đòi hỏi Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
xã hội và kiến tạo15. Bởi vì, với sự thay đổi
của các quan hệ xã hội thì sự nguy hại đối
với các quyền tự do cơ bản và khả năng thực
hiện các quyền này đã có sự thay đổi. Trong
khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1
Hiến pháp liên bang thì phẩm giá của con
người là bất khả xâm phạm; tôn trọng và bảo
vệ nó là trách nhiệm của tất cả các nhánh
quyền lực nhà nước. Điều này đòi hỏi nghĩa
vụ của Nhà nước là phải bảo đảm mức
chuẩn tối thiểu về an sinh xã hội16. Điều đó
có nghĩa là Nhà nước phải bảo đảm cho mỗi
cá nhân có được nguồn lực tài chính cần
8 Müller-Armack, Wirtschaftsordnung und Wirtschaftspolitik, S. 243.
9 Karpen, Soziale Marktwirtschaft und Grundgesetz, S. 29.
10 Hesse, Grundzüge des Verfassungsrechts der Bundesrepublik Deutschland, Rn. 212.
11 Pieroth/Schlink, Grundrechte, Rn. 85.
12 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, S.
55 ff.
13 Phán quyết của Toà án hiến pháp liên bang - BVerfGE 22, 180.
14 Xem Würtenberger, Staatsrechtliche Probleme politischer Planung, S. 409.
15 Xem Würtenberger, Zeitgeist und Recht, S. 175 f.
16 Xem Würtenberger, Staatsrechtliche Probleme politischer Planung, S. 410.
58
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
thiết để có thể sống với tư cách là con người
có phẩm giá17. Cơ quan lập pháp liên bang
cũng đã ban hành nhiều đạo luật xã hội18 để
thực hiện ý tưởng nhà nước xã hội.
2. Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
bảo đảm sự phát triển cân bằng của toàn
bộ nền kinh tế
Đầu những năm 60 của thế kỷ thứ 20,
vì lý do trước hết là sự suy thoái kinh tế nên
đã xuất hiện đòi hỏi đối với việc lập và thực
hiện kế hoạch ngân sách, kế hoạch tài chính,
kế toán và kiểm toán của các cơ quan công
quyền (kinh tế ngân sách) là phải góp phần
vào việc phòng ngừa suy thoái kinh tế, tác
động ngược lại với chu kỳ tăng trưởng và
suy thoái kinh tế. Đòi hỏi này dựa trên nhận
thức có được từ cuộc khủng hoảng kinh tế
những năm 30 của thế kỷ thứ 20 với những
hậu quả chính trị và xã hội thảm khốc rằng,
không có thể đạt được tất cả các mục tiêu
kinh tế - chính trị quan trọng bởi sự tự điều
tiết của thị trường và sự tác động có kế
hoạch của Nhà nước vào sự phát triển của
toàn bộ nền kinh tế có thể là cần thiết19
nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu khủng
hoảng kinh tế. Nhằm mục đích này, theo
quan điểm không phải là không có tranh cãi
của học thuyết kinh tế Keynes thì sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế cần thiết phải
được điều tiết thông qua việc tác động vào
kinh tế vĩ mô20.
Trong Báo cáo kinh tế năm 1964 của
Chính phủ liên bang, khả năng “mở rộng
công cụ chính sách kinh tế” của ngân sách
công đã được chấp thuận về mặt nguyên tắc
và một kế hoạch mở rộng công cụ chính
sách kinh tế cũng như chính sách tài chính
ngược chu kỳ đã được xây dựng21. Tình hình
tăng trưởng kinh tế năm 1963 và 1964 đã
làm cho giá cả tăng cao ở hầu hết các nước
thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu
(EWG). Ngày 14/4/1964, Hội đồng của
EWG đã khuyến nghị các nước thành viên
đưa ra các biện pháp mạnh nhằm tái thiết lập
sự cân bằng về phát triển kinh tế. Do “nhập
khẩu lạm phát” nên giá cả ở Đức năm 1964
cũng đã tăng rất cao. Năm 1965, tình hình
kinh tế Đức cho thấy, do việc đẩy mạnh
nhập khẩu nên cán cân thương mại của Đức
thâm hụt ở mức 40 triệu DM. Ngân sách
công đã được mở rộng mạnh mẽ mặc dù
nguồn thu ngân sách đã bị thu hẹp. Điều đó
đã dẫn đến suy nghĩ về việc bổ sung nguyên
tắc “Cân bằng của toàn bộ nền kinh tế” vào
Hiến pháp liên bang22.
Ngày 20/3/1964, Ủy ban chuyên gia
về cải cách tài chính đã được thành lập ở
Đức. Ủy ban đã đưa ra đề xuất về kế hoạch
tài chính trung hạn, các biện pháp chính sách
tài khóa ngược chu kỳ và đối với chính sách
cho vay. Ủy ban đã khuyến nghị trước hết là
việc sửa đổi Điều 109 Hiến pháp liên bang
nhằm tạo ra khả năng xây dựng kế hoạch tài
chính nhiều năm cho các cơ quan công
17 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, S.
58.
18 Một hệ thống an sinh xã hội đã được pháp luật điều chỉnh. Trong lĩnh vực an sinh xã hội, có rất nhiều hình thức khác
nhau về chăm lo cuộc sống tối thiểu như thông qua bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp. Xem
Lương Minh Tuân (chủ biên), Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền CHLB Đức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008, tr. 20-22.
19 Xem Zuck, Wirtschatsverfassung und Stabilitätsgesetz, S. 61.
20 Stober, Handbuch des Wirtschaftsverwaltungs- und Umweltrechts, S. 260.
21 Xem Zuck, Wirtschatsverfassung und Stabilitätsgesetz, S. 63.
22 Xem Würtenberger, Staatsrechtliche Probleme politischer Planung, S. 116.
59
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
quyền và tạo cơ sở cho việc ban hành văn
bản pháp luật về mức giới hạn và loại hình
nợ công trong trường hợp có sự nguy hiểm
cho sự cân bằng của toàn bộ nền kinh tế.
Với đạo luật thứ 15 về sửa đổi Hiến
pháp liên bang23 ngày 8/6/1967, nguyên tắc
“Cân bằng của toàn bộ nền kinh tế” đã được
ghi nhận tại khoản 2 Điều 109 Hiến pháp
liên bang. Theo đó, “Liên bang và các bang
chịu trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu cân
bằng của toàn bộ nền kinh tế đối với kinh tế
ngân sách (Haushaltswirtschaft – việc lập và
thực hiện kế hoạch ngân sách, kế hoạch tài
chính, kế toán và kiểm toán) của mình”.
Nguyên tắc “Cân bằng của toàn bộ nền kinh
tế” dựa trên ý tưởng về chính sách kinh tế
ngược chu kỳ do John Meynard Keynes
nghĩ ra24.
Khái niệm “Cân bằng của toàn bộ nền
kinh tế” được ghi nhận tại khoản 2 Điều 109
Hiến pháp liên bang và cũng được sử dụng
ở các điều khoản khác (khoản 4 Điều 109,
khoản 4 Điều 104a và khoản 1 Điều 115)
của Hiến pháp liên bang. Đây là khái niệm
mở và không được định nghĩa trong Hiến
pháp liên bang. Nội dung của khái niệm này
phần nào đã được quy định cụ thể trong Luật
về Thúc đẩy bình ổn và tăng trưởng ngày
8/6/1967 (StWG). Theo quy định tại câu 2
Điều 1 Luật này thì “Đối với các biện pháp
chính sách tài chính và kinh tế của mình,
Liên bang và các Bang phải quan tâm đến
yêu cầu về sự cân bằng của toàn bộ nền kinh
tế. Các biện pháp phải được ban hành sao
cho trong khuôn khổ của nền kinh tế, nó
đồng thời góp phần vào việc bình ổn giá cả
(Stabilität des Preisniveaus), mức độ cao về
việc làm (Hoher Beschäftigungsstand) và
cân bằng kinh tế đối ngoại (außen-
wirtschaftliches Gleichgewicht) với tăng
trưởng kinh tế phù hợp và liên tục (stetiges
und angemessenes Wirtschaftswachstum)”.
Điều luật này chưa giải thích “Cân bằng của
toàn bộ nền kinh tế” đầy đủ và cụ thể mà chỉ
mô tả các yếu tố cơ bản về cân bằng của
toàn bộ nền kinh tế. Các yếu tố cơ bản này
được coi là các bộ phận cấu thành mục tiêu
cân bằng của toàn bộ nền kinh tế (các yếu tố
cấu thành mục tiêu). Qua việc hiện thực hóa
các yếu tố cấu thành mục tiêu “cân bằng của
toàn bộ nền kinh tế”, nhất là việc bình ổn giá
cả và mức độ cao về việc làm, Nhà nước
trước tiên đã tạo ra các điều kiện kinh tế cho
việc thực hiện các quyền cơ bản về việc làm
và sở hữu.
Để làm rõ mục tiêu “cân bằng của
toàn bộ nền kinh tế” thì cần phải làm rõ các
yếu tố cấu thành mục tiêu: bình ổn giá cả,
mức độ cao về việc làm, cân bằng kinh tế
đối ngoại và tăng trưởng kinh tế phù hợp và
liên tục.
a) Yếu tố “bình ổn giá cả” là nhằm
bảo đảm rằng, Nhà nước khi áp dụng các
biện pháp chính sách kinh tế và tài chính
phải quan tâm góp phần giảm thiểu việc gia
tăng lạm phát25. Điều này không có nghĩa là
sự bình ổn của từng giá cả đơn lẻ mà là sự
bình ổn giá cả của toàn bộ nền kinh tế. Việc
hiện thực hóa yếu tố cấu thành mục tiêu này
trước hết nhằm bảo vệ có hiệu quả việc bảo
đảm quyền sở hữu được quy định tại khoản
1 Điều 14 Hiến pháp liên bang.
b) Yếu tố “mức độ cao về việc làm”
23 BGBl. I 581.
24 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”,
S. 79.
25 Xem Stober, Handbuch des Wirtschaftsverwaltungs- und Umweltrechts, S. 264f.
60
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
26 Xem Stober, Tlđd, tr. 265.
27 Xem Vogel/Wiebel, in: Dolzer, Kommentar zum Bonner Grundgesetz, Art. 109 GG, Rn. 114.
28 Xem Stober, Tlđd, tr. 263.
29 Xem Maunz, in: Maunz/Dürig, Grundgesetz-Kommentar, Art. 109 GG, Rn. 39.
30 Klein, in: Schmidt-Bleibtreu/Klein, Kommentar zum Grundgesetz, Vorbem. Art 91a GG, Rn. 1.
nhằm bảo đảm rằng, Nhà nước khi áp dụng
các biện pháp chính sách kinh tế và tài chính
phải quan tâm góp phần phòng ngừa thất
nghiệp. Điều đó không có nghĩa là tất cả
những người có khả năng lao động đều có
việc làm mà chỉ đòi hỏi một tỷ lệ thất nghiệp
thấp trong tương quan giữa số lượng người
có việc làm và số lượng người thất nghiệp
trong xã hội. Thông qua việc hiện thực hóa
yếu tố này, Nhà nước tạo ra các điều kiện
thực tế cho việc thực hiện quyền tự do nghề
nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 12
Hiến pháp liên bang.
c) Yếu tố “cân bằng kinh tế đối
ngoại” có nghĩa là Nhà nước phải quan tâm
bảo đảm cân bằng giữa việc xuất khẩu và
nhập khẩu trên các lĩnh vực hàng hóa, vốn
và dịch vụ. Yếu tố cơ bản này được đưa ra
nhằm đảm bảo để các lợi ích của việc phân
công lao động quốc tế về lâu dài có thể được
tận dụng một cách đầy đủ nhất.
d) Yếu tố “tăng trưởng kinh tế phù
hợp và liên tục” nhằm bảo đảm rằng, chính
sách kinh tế của Nhà nước phải nhằm gia
tăng tổng sản lượng quốc gia (Bruttosozial-
produkt) một cách phù hợp và liên tục26.
“Tăng trưởng kinh tế phù hợp và liên tục”
không có nghĩa là tăng trưởng kinh tế bằng
mọi giá mà tăng trưởng kinh tế phải được
xem xét, tính toán trong tương quan với các
yếu tố khác cấu thành của mục tiêu “Cân
bằng của toàn bộ nền kinh tế” đã được quy
định tại câu 2 Điều 1 Luật về Thúc đẩy bình
ổn và tăng trưởng đã nêu ở trên. Việc hiện
thực hóa yếu tố cấu thành mục tiêu này góp
phần thực hiện trách nhiệm xã hội của Nhà
nước. Bởi vì, qua đó, Nhà nước tạo lập các
điều kiện kinh tế cần thiết để giải quyết các
nhiệm vụ xã hội.
Theo nhận thức chung27 thì bốn yếu tố
cấu thành của mục tiêu “cân bằng của toàn
bộ nền kinh tế” là cùng mức độ ưu tiên. Sự
cân bằng của toàn bộ nền kinh tế được xem
là tồn tại, nếu tất cả bốn yếu tố cấu thành
mục tiêu được hiện thực hóa ở mức độ cao
nhất có thể theo nghĩa không có yếu tố nào
trong bốn yếu tố này được quan tâm quá
mức (đặc biệt ưu tiên) hoặc bị lãng quên28.
Việc quan tâm đến sự cân bằng của
toàn bộ nền kinh tế được coi là một nghĩa
vụ pháp lý và được pháp luật hiến pháp trực
tiếp quy định. Cụ thể là nghĩa vụ của Liên
bang và các Bang quan tâm đến sự cân bằng
của toàn bộ nền kinh tế được ghi nhận tại
khoản 2 Điều 109 Hiến pháp liên bang.
Trước hết, đây là nghĩa vụ của tất cả các cơ
quan của Liên bang và các Bang, nhất là
Chính phủ liên bang và các Chính phủ bang
cũng như Nghị viện liên bang và các Nghị
viện bang. Các cơ quan này phải có trách
nhiệm chính đối với kinh tế ngân sách29.
Liên bang và các Bang tự chịu trách nhiệm
về việc thực hiện nghĩa vụ này của mình.
3. Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
thực hiện các nhiệm vụ cộng đồng
Trong những năm 60 của thế kỷ thứ
20, một cuộc thảo luận về việc phân định
nhiệm vụ giữa Liên bang và các Bang cũng
đã diễn ra nhằm bổ sung quy định về sự hợp
tác của Liên bang và các Bang trong các lĩnh
vực nhất định30. Cuộc thảo luận này đã dẫn
đến việc ban hành Luật thứ 21 sửa đổi Hiến
61
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
pháp liên bang vào ngày 12/5/196931, theo
đó các nhiệm vụ cộng đồng đã được bổ sung
và ghi nhận tại Điều 91a Hiến pháp liên
bang. Quy định này của Hiến pháp liên bang
đã được sửa đổi cụ thể bởi Luật thứ 27 sửa
đổi Hiến pháp liên bang vào ngày
31/7/197032. Theo quy định tại khoản 1 Điều
91a Hiến pháp liên bang thì nhiệm vụ cộng
đồng được hiểu là việc Liên bang tham gia
vào việc thực hiện các nhiệm vụ của các
Bang trong một số lĩnh vực nhất định, nếu
các nhiệm vụ này là có ý nghĩa đối với toàn
thể cộng đồng và việc tham gia của Liên
bang là cần thiết nhằm cải thiện đời sống
(Gemeinschaftsaufgaben). Các lĩnh vực này
bao gồm: 1) Làm tốt hơn cơ cấu kinh tế khu
vực, vùng; 2) Làm tốt hơn cơ cấu nông
nghiệp và bảo vệ bờ biển. Các nhiệm vụ
cộng đồng cũng như chi tiết về việc điều
phối được quy định bởi một đạo luật liên
bang với sự đồng ý của Hội đồng liên bang.
Liên bang tài trợ một nửa kinh phí cho mỗi
bang trong các trường hợp làm tốt hơn cơ
cấu kinh tế khu vực, vùng. Trong các trường
hợp làm tốt hơn cơ cấu nông nghiệp và bảo
vệ bờ biển thì Liên bang tài trợ ít nhất là một
nửa kinh phí; sự tham gia đóng góp phải
được quy định thống nhất cho các Bang.
Việc cung cấp kinh phí được dự trù trong
các kế hoạch ngân sách của Liên bang và
của các Bang33.
Các nhiệm vụ cộng đồng được quy
định tại Điều 91a Hiến pháp liên bang được
coi là các yếu tố kiến tạo, yếu tố kế hoạch34.
Nó chứa đựng một nhiệm vụ hiến định đối
với Liên bang và các Bang là phải hợp tác
nếu có đủ các điều kiện được quy định tại
khoản 1 Điều 91a Hiến pháp liên bang35.
Đây vừa được coi là quyền và nghĩa vụ của
Liên bang và đồng thời cũng là quyền và
nghĩa vụ tương ứng của các Bang. Qua việc
thực hiện các nhiệm vụ cộng đồng, Nhà
nước tạo ra các điều kiện thực tế cho việc
thực hiện các quyền tự do cơ bản, nhất là
quyền tự do nghề nghiệp được quy định tại
khoản 1 Điều 12 Hiến pháp liên bang.
4. Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ thứ
20, công chúng đã nhận thức được cuộc
khủng hoảng môi trường. Trong khi đó,
Hiến pháp liên bang trong danh mục các nội
dung lập pháp của Điều 74 và Điều 75 chỉ
chứa đựng một số khía cạnh của vấn đề bảo
vệ môi trường36. Cho đến tháng 10 năm
1994, một nghĩa vụ bảo vệ môi trường của
Nhà nước chưa được Hiến pháp liên bang
ghi nhận cụ thể. Sự thiếu hụt pháp lý này đã
dẫn đến cuộc thảo luận kéo dài về việc bổ
sung quyền cơ bản về môi trường và ngoài
ra còn thảo luận về việc liệu có thể rút ra yêu
cầu bảo vệ môi trường sống tối thiểu từ các
quyền cơ bản và nếu có thì trong chừng mực
nào? Bên cạnh đó, từ rất sớm cũng đã có đòi
31 BGBl. I S. 359.
32 BGBl. I S. 1161.
33 Khoản 3 Điều 91a Hiến pháp liên bang.
34 Trước đây, yếu tố kế hoạch đã được quy định tại khoản 3 Điều 109 Hiến pháp liên bang, nhưng nó không có tính chất
quy phạm và chỉ là khung kế hoạch hợp tác giữa Liên bang và các Bang.
35 Klein, in: Schmidt-Bleibtreu/Klein, Kommentar zum Grundgesetz, Vorbem. Art 91a GG, Rn. 3.
36 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”,
S. 110.
62
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
37 Klein, ebenda, m. w. Nachw.
38 BT-Drucksache, 8/1978, S. 579.
39 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, S.
111, m. w. Nachw.
40 Zur Sachverständigenanhörung des Rechtsausschusses vom 14. 10. 1987, ZRP 1987, S. 454 f.
41 Klein, in: Schmidt-Bleibtreu/Klein, Kommentar zum Grundgesetz, Art 20a GG, Rn. 7 m. w. Nachw.
42 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, S.
114, m. w. Nachw.
43 Xem Stober, Tlđd, tr. 281-282.
hỏi chính trị về việc quy định “bảo vệ môi
trường” là một mục tiêu của Nhà nước37.
Trong báo cáo nhận xét về môi trường
năm 1978 của mình, Hội đồng chuyên gia
về vấn đề môi trường đã khuyến nghị phải
quy định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của
Nhà nước trong Hiến pháp liên bang38. Năm
1981, Ủy ban chuyên gia “Các quy định
mục tiêu nhà nước/Các nhiệm vụ lập pháp”
được thành lập. Năm 1983, Ủy ban này đã
lên tiếng ủng hộ việc bổ sung quy định về
“bảo vệ môi trường” vào Hiến pháp liên
bang39. Trong cuộc họp tham vấn chuyên gia
của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội liên
bang ngày 14//10/1987, đa số các chuyên
gia tán thành quan điểm cho rằng, bảo vệ
môi trường cần phải được quy định bổ sung
vào Hiến pháp liên bang dưới hình thức là
“mục tiêu của Nhà nước”40.
Trong quá trình tái thống nhất nước
Đức, một Ủy ban chung về sửa đổi Hiến
pháp liên bang được Quốc hội liên bang và
Hội đồng liên bang thành lập để chuẩn bị
cho việc sửa đổi Hiến pháp liên bang. Các
mục tiêu của Nhà nước là các nội dung thảo
luận trọng tâm trong công việc của Ủy ban
này. Ủy ban chung về sửa đổi Hiến pháp liên
bang khuyến nghị bổ sung quy định “bảo vệ
môi trường là mục tiêu của Nhà nước” vào
Hiến pháp liên bang41.
Với việc ban hành Luật sửa đổi Hiến
pháp liên bang ngày 27//10/1994 thì mục
tiêu của Nhà nước “bảo vệ môi trường” đã
được bổ sung và ghi nhận tại Điều 20a Hiến
pháp liên bang, theo đó, “Nhà nước với
trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai bảo
vệ các điều kiện sống cơ bản tự nhiên và
động vật trong khuôn khổ của trật tự hiến
pháp thông qua lập pháp và theo quy định
của luật và lẽ phải thông qua hành pháp và
tư pháp”. Quy định này mô tả một chương
trình hành động nhất định của Nhà nước và
là các quy phạm chỉ đạo định hướng cho các
hoạt động của Nhà nước cũng như cho việc
giải thích các đạo luật và các văn bản pháp
luật khác42. Mục tiêu của Nhà nước “bảo vệ
môi trường” không phải là một chương trình
đơn thuần thiếu tính quy phạm và cũng
không phải là một nhiệm vụ lập pháp chỉ
đơn thuần trao cho cơ quan lập pháp nghĩa
vụ ban hành các quy định cụ thể, mà nó là
pháp luật có hiệu lực trực tiếp. Do đó, mục
tiêu này cũng có thể được nói đến là
“nguyên tắc bảo vệ môi trường”43. Mặc dù
mục tiêu của Nhà nước “bảo vệ môi trường”
không được quy định cụ thể về mặt nội
dung, nhưng nó là chỉ thị định hướng có tính
quy phạm hiến định cho các hoạt động của
Nhà nước. Nhiệm vụ to lớn của Nhà nước
được rút ra từ mục tiêu của Nhà nước “bảo
vệ môi trường” là phải quan tâm bảo vệ môi
trường, kể cả trong việc kiến tạo đời sống
kinh tế - xã hội cũng phải quan tâm bảo vệ
các điều kiện sống cơ bản tự nhiên.
Mục tiêu của Nhà nước “bảo vệ môi
trường” với tư cách là một yếu tố kế hoạch
63
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
hiến định44 đã mở ra cho Nhà nước về mặt
pháp luật hiến pháp rất nhiều khả năng tác
động đến đời sống kinh tế - xã hội, nhất là
những tác động kiến tạo kế hoạch dài hạn
dưới hình thức điều tiết vĩ mô từ các lý do
môi trường45. Mục tiêu của Nhà nước “bảo
vệ môi trường” trước hết được xác định là
nhiệm vụ kiến tạo đối với cơ quan lập pháp,
nhiệm vụ kiến tạo và hành động đối với cơ
quan hành pháp và đồng thời rất có ý nghĩa
đối với cơ quan thực thi quyền tư pháp với
tư cách là cơ quan kiểm soát hoạt động của
các cơ quan nhà nước khác về sự phù hợp
với luật và lẽ phải46.
5. Vai trò kiến tạo của Nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu hội nhập vào liên
minh châu Âu
Theo Lời nói đầu của Hiến pháp liên
bang thì nhân dân Đức mong muốn là một
thành viên bình đẳng trong một Liên minh
châu Âu phục vụ hòa bình trên thế giới.
Trước khi đạo luật thứ 38 sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp liên bang ngày 28//12/199247 có
hiệu lực thì Điều 24 Hiến pháp liên bang là
cơ sở pháp lý cho việc hội nhập châu Âu
của nước Đức. Bên cạnh quy định này thì
quy định mới phục vụ việc hội nhập châu
Âu tại Điều 23 Hiến pháp liên bang đã
được thiết lập nhằm bảo đảm cho Hiến
pháp liên bang phù hợp với Hiệp ước về
Liên minh châu Âu. Quy định này được
xem là quy định ủy quyền hội nhập của
nước Đức. Theo đó, Liên bang có thể
chuyển giao chủ quyền cho Liên minh châu
Âu hoặc các tổ chức liên nhà nước khác
thông qua đạo luật. Một đạo luật như vậy
có biểu hiện về mặt nội dung của việc sửa
đổi Hiến pháp liên bang do việc chuyển
giao chủ quyền làm thay đổi trật tự thẩm
quyền hiến định48.
Sự ra đời và phát triển của Liên minh
châu Âu với tư cách là một tổ chức quyền
lực công mới49 độc lập và không phụ thuộc
vào quyền lực nhà nước của từng nước
thành viên đã có những tác động nhất định
đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước Đức, trong đó có nhiệm
vụ kiến tạo của Nhà nước đối với đời sống
kinh tế - xã hội. Với việc chuyển giao chủ
quyền cho Liên minh châu Âu thì cơ quan
lập pháp Đức mất đi một phần thẩm quyền
của mình tương ứng với phạm vi của việc
từ bỏ thực thi chủ quyền. Về nguyên tắc,
pháp luật của Liên minh châu Âu có hiệu
lực áp dụng cao hơn so với pháp luật các
nước thành viên Liên minh châu Âu. Do
đó, pháp luật của Liên minh châu Âu về
nguyên tắc có hiệu lực áp dụng cao hơn so
với các quy định về vai trò kiến tạo của
Nhà nước đã được Hiến pháp và pháp luật
liên bang Đức ghi nhận. Hiệu lực áp dụng
cao hơn của pháp luật của Liên minh châu
Âu làm cho các quy định về vai trò kiến
tạo kinh tế - xã hội của Liên minh châu Âu
về nguyên tắc có hiệu lực áp dụng trực tiếp
ở Đức. Cụ thể là Nhà nước Đức (lập pháp,
hành pháp, tư pháp) không chỉ tôn trọng
vai trò kiến tạo của Nhà nước được ghi
44 Xem Würtenberger, Staatsrechtliche Probleme politischer Planung, S. 103ff.
45 Xem Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”,
S. 125, m. w. Nachw.
46 Xem Lương Minh Tuân, Tlđd, tr. 122-125.
47 BGBl. I S. 2086.
48 Xem phán quyết của Tòa án hiến pháp liên bang - BverfGE 58, 1, 36.
49 Liên minh châu Âu không phải là một nhà nước và cũng không phải là một nhà nước liên bang.
64
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 09(337) T5/2017
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
nhận trong Hiến pháp và pháp luật liên
bang Đức mà còn phải tôn trọng cả các quy
định về kinh tế - xã hội của Liên minh châu
Âu như “các quyền tự do xuyên biên giới”50
(grenzüberschreitende Grundfreiheiten) và
các điều kiện cạnh tranh51. Trong những lĩnh
vực kinh tế - xã hội mà ở đó thẩm quyền đã
chuyển giao hoàn toàn cho Liên minh châu
Âu như lĩnh vực tiền tệ thì Nhà nước Đức
(cơ quan lập pháp) không còn phạm vi
thẩm quyền để thực hiện chính sách kinh tế
- xã hội riêng của mình. Trong các lĩnh vực
còn lại thì áp dụng nguyên tắc thứ yếu
(Subsidiaritätsprinzip) và cơ quan lập pháp
Đức còn có thẩm quyền kiến tạo riêng phù
hợp, mặc dù thẩm quyền này bị giới hạn bởi
các quy định của pháp luật của Liên minh
châu Âu. Tuy nhiên, trong trường hợp Liên
minh châu Âu trong một lĩnh vực nhiệm vụ
nhất định mà đã sử dụng hết thẩm quyền lập
pháp của mình, chẳng hạn như trong lĩnh
vực quy định trật tự thị trường, thì cơ quan
lập pháp Đức dường như không còn có thể
tiến hành thêm bất kỳ hoạt động gì. Kể cả
trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền
tuyệt đối của Liên minh châu Âu thì các quy
định trong Hiến pháp liên bang cũng phải
được giải thích mới theo hướng phù hợp với
pháp luật của Liên minh châu Âu52. Trong
việc thực hiện các mục tiêu chính sách kinh
tế của Liên minh châu Âu, CHLB Đức với
tư cách là thành viên của Liên minh châu
Âu phải chấp nhận những ảnh hưởng to lớn
đối với nền kinh tế quốc dân của mình n
50 Tự do giao thương hàng hóa; tự do giao thương dịch vụ; tự do kinh doanh (thành lập doanh nghiệp, lựa chọn nơi đặt
trụ sở, chi nhánh doanh nghiệp, hành nghề, ), tự do đi lại của người lao động; tự do giao thương thanh toán và vốn.
51 Xem Lương Minh Tuân, Tlđd, tr. 122-125.
52 Xem Lương Minh Tuân, Tlđd, tr. 167.
TàI lIệu THAM KHảo
1 Dolzer, Rudolf, Kommentar zum Bonner Grundgesetz, Bd. 1; Bd. 7; Bd. 8, Stand Mai 1990.
2 Hesse, Konrad, Grundzüge des Verfassungsrechts der Bundesrepublik Deutschland, 20. Aufl., Heidelberg, 1995.
3 Karpen, Ulrich, Soziale Marktwirtschaft und Grundgesetz, Baden-Baden, 1990.
4 Lương Minh Tuân, Wirtschaftsverfassungsrecht im Wandel: Zugleich ein Beitrag zum Verfassungswandel”, Peter
Lang GmBH, Europäische Verlag der Wissenschaften, Frankfurt am Main, Berlin, Bern, Neu York, Paris, Wien, 1999.
5 Lương Minh Tuân (chủ biên), Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền CHLB Đức, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội - 2008.
6 Lütge, Friedrich, Deutsche Sozial- und Wirtschatsgeschichte, 2. Aufl., Berlin, 1960.
7 Maunz, Theodor/Dürig, Günter, Grundgesetz, Stand November 1997 (Loseblatt-Kommentar).
8 Müller-Armack, Alfed, Wirtschaftsordnung und Wirtschaftspolitik, Freiburg, 1966.
9 Pieroth, Bodo/Schlink, Bernhard, Grundrechte – Staatsrecht II, 13. Aufl., Heidelberg, 1997.
10 Trường Đại học Ngoại thương, “Nhà nước kiến tạo phát triển Việt Nam, Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Hà
Nội, 2013, trên
hoan-thien-30838.html, cập nhật ngày 12/01/2017.
11 Schmidt-Bleibtreu, Bruno/Klein, Franz, Kommentar zum Grundgesetz, 8. Aufl., Neuwied 1995.
12 Stober, Rolf, Handbuch des Wirtschaftsverwaltungs- und Umweltrechts, Stuttgart.
13 Würtenberger, Thomas, Staatsrechtliche Probleme politischer Planung, Berlin, 1979.
14 Würtenberger, Thomas, Zeitgeist und Recht, 2. Aufl., Tübingen, 1991.
15 Zuck, Rüdiger, Wirtschatsverfassung und Stabilitätsgesetz, Müchen, 1975.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_kien_tao_phat_trien_cua_nha_nuoc_cong_hoa_lien_bang.pdf