KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI
Mặc dù nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm sự hiểu
biết về tiền đề của lòng trung thành điểm đến thông
qua vai trò trung gian của sự thỏa mãn, nhưng nó
cũng có một số hạn chế. Đầu tiên, nghiên cứu này
không kiểm tra tác động của đặc điểm xã hội đến
lòng trung thành, trong khi các nghiên cứu trước chỉ
ra những mối quan hệ ví dụ như giữa tuổi và lòng
trung thành hay giớ i tính và lòng trung thành 4. Thứ
2, sự khác biệt giữa các thị trường du lịch lớn không
được thực hiện, trong khi đây là những thông tin quan
trọng đối với các nhà tiếp thị du lịch để đưa ra những
chiến lược tiếp thị mà thích nghi với các thị trường
mục tiêu khác nhau. Thứ 3, kết quả báo cáo trong
nghiên cứu này chỉ dựa trên dữ liệu thu thập được từ
các du khách quốc tế viếng thăm Nha Trang lần đầu
tiên, do đó không thể loại trừ được một xu hướng
tiềm ẩn về tác động của tìm kiếm sự mới lạ đến sự
thỏa mãn và lòng trung thành. Vì vậy, nghiên cứu
tương lai nhằm vào đáp ứng được những hạn chế này
là cần thiết để làm phong phú thêm những kết quả của
nghiên cứu.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò trung gian của sự hài lòng trong mối quan hệ giữa lòng trung thành với điểm đến du lịch - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị văn hóa
này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát
triển du lịch Nha Trang trong tương lai. Vì vậy, giả
thuyết đầu tiên là:
H1 : Văn hóa và xã hội có ảnh hưởng dương đến sự
hài lòng
Môi trường
Mỗi điểm đến đều có các đặc điểm riêng. Những đặc
điểm địa phương trở thành một lợi thế cho điểm đến,
bởi vì các du khách họ sẵn lòng trả giá cao cho những
dịch vụ này. Hơn nữa, tính bền vững của những đặc
điểm địa phương trở thành một trong những yếu tố
quan trọng nhất của hình ảnhđiểmđến 23. Ryu&Han
(2010) nhấnmạnh rằngmôi trường có ảnh hưởng tích
cực đến sự hài lòng của du khách20.
Nha Trang là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có
vịnh đẹp, có bãi biển đẹp, có thế mạnh về du lịch biển
đảo. Theo ông Lê Văn Hoa – Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch Khánh Hòa cho biết: “ Chúng ta có một hệ
thống biển đảo làm nên những sức hút cho sản phẩm
du lịch mà ai đến Khánh Hòa cũng muốn đến nhiều
lần”. Do đó, giả thuyết thứ 2 của bài báo là:
H2 : Môi trường có ảnh hưởng dương đến sự hài
lòng
Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận
Biehl (1993) 27 nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng cơ bản
cung cấp các dịch vụ công, trong khi Bannock, Bax-
ter & Davis (1992)28 trình bày chi tiết hơn về cơ sở
hạ tầng như đường sá, sân bay, hệ thống nước, đường
sắt, điện thoại và những tiện ích công khác. Khada-
roo & Seetanah (2008) nhấn mạnh rằng trên cơ sở hạ
128
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
tầng du lịch và các yếu tố cổ điển khác, giao thông
là một yếu tố quyết định đến dòng chảy du lịch đến
điểm đến29. Khả năng tiếp cận, một khái niệm được
sử dụng trong một số lĩnh vực khoa học như hoạch
định giao thông, quy hoạch đô thị và địa lý đóng một
vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách30 và
ngành du lịch5.
Khả năng tiếp cận được định nghĩa như “ mức độ mà
các hệ thống sử dụng đất và thông qua đó cho phép
các cá nhân đạt được những hoạt động hay những
điểm đến bằng các phương thức vận chuyển kết hợp
[16, trang 128]. Khả năng tiếp cận có tầm quan trọng
lớn cho cả mặt phát triển khu vực và phúc lợi xã hội.
Geurs & Van Wee (2004) cho rằng khả năng tiếp cận
là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu
du lịch30. Chi & Qu (2008) cũng chứng minh có ảnh
hưởng tích cực của hình ảnh điểm đến (gồm cơ sở hạ
tầng, khả năng tiếp cận và thành phần khác) đến sự
hài lòng5.
KhánhHòa nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận
lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có
nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở
Việt Nam. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh là
một trong số ít sân bay có đường bay lớn và dài ở Việt
Nam hiện nay. Cảng Ba Ngòi sẽ là một trong những
cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng
Nam Trung bộ. Đây là những điều kiện thụân lợi để
phát triển giao thương giữa Khánh Hòa với các vùng
trong nước và quốc tế. Có thể dễ dàng thu hút du
khách quốc tế đến Nha Trang ngày càng đông hơn.
Vậy thì, giả thuyết thứ 3 là:
H3 : Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận có ảnh
hưởng tích cực đến sự hài lòng
Ẩm thực địa phương
Elmont (1995)31 đồng ý rằng dịch vụ ẩm thực là nhân
tố tạo ra công ăn việc làm và thu nhập, nó đóng vai trò
rất quan trọng cho du lịch. Dịch vụ ẩm thực góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của một điểm đến. Vì
vậy, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào
vai trò ẩm thực trong du lịch20,32. Sự không thỏamãn
với dịch vụ ẩm thực có lẽ dẫn đến sự không thỏa mãn
tổng thể về trải nghiệm du lịch và đó sẽ là lý do khiến
du khách không quay trở lại điểm đến đó nữa. Du
khách có thể học hỏi về ẩm thực ở các quốc gia khác
nhau và nếu điểm đến đó có thể cung cấp chất lượng
dịch vụ về ẩm thực tốt hơn thì sự thỏa mãn của du
khách có thể được cải thiện 33. Những mối quan hệ
tích cực nổi bật giữa trải nghiệm ẩm thực và sự thỏa
mãn của du khách được chỉ ra trong các nghiên cứu
trước 20,32. Ryu &Han (2010) cho rằng chất lượng ẩm
thực là thuộc tính quan trọng nhất của sự thỏamãn20.
Riêng Nha Trang có yến, nem nướng Ninh Hòa, bánh
canh, bún cá mà không giống với bất kỳ ở địa phương
nào khác, đã tạo nên hương vị khó quên trong lòng
du khách. Vì vậy, giả thuyết thứ 4 là:
H4: Ẩm thực địa phương có ảnh hưởng tích cực đến
sự hài lòng
Hoạt động giải trí
Nhân tố giải trí trong du lịch được đo lường bằng
nhiều cách khác nhau, bao gồm hoạt động mua sắm,
hoạt động thể thao, cuộc sống về đêm, v.v.34. Littrell,
Paige & Song (2004) chỉ ra rằng du khách bỏ ra số
tiền đáng kể cho mua sắm. Du khách không chỉ dành
thời gian cho hoạt động mua sắm trong suốt chuyến
du lịch của họ, mà còn đầu tư khoảng 1/3 tổng chi
tiêu của họ đểmua sắm35. Ngoài ra, Chi &Qu (2008)
chỉ ra rằng hình ảnh điểm đến (gồm giải trí và các sự
kiện, hoạt động ngoài trời, và hoạt động khác) có ảnh
hưởng tích cực đến sự thỏa mãn5.
Các hoạt động vui chơi giải trí ở Nha Trang phát
triển đa dạng, phong phú. Việc coi trọng khách hàng,
phong cách phục vụ vănminh, lịch sự ngày càng được
chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến
phố chính được đầu tư xây dựng tạo nên bộ mặt đô
thị. Nhờ đó Nha Trang thu hút ngày càng nhiều du
khách trong nước và quốc tế đến tham quan và mua
sắm. Vì vậy, giả thuyết thứ 5 là:
H5: Hoạt động giải trí có ảnh hưởng tích cực đến sự
hài lòng
Mối quan hệ giữa hình ảnh tình cảm và sự
thỏamãn
Những nghiên cứu trước của Assaker & Hallak,
(2013); Assaker và cs. (2015); Prayag & Ryan (2012)
chứng minh rằng hình ảnh điểm đến là tiền đề của sự
thỏa mãn1,3,13. Cụ thể, Banki & cộng sự (2014) chỉ ra
rằng hình ảnh tình cảm có ảnh hưởng tích cực đến sự
thỏa mãn.
Người Nha Trang bao đời gắn với đồng ruộng, biển
khơi nên mộc mạc, chân chất. Họ dường như tận
hưởng được không khí êm dịu của núi và biển giao
hòa mà lòng người cũng rất phóng khoáng. Như thể
mọi thứ đã trở thành một nét riêng. Du lịch Nha
Trang, du khách sẽ cảm nhận được tình người đôn
hậu, giản dị, thể hiện sự chu đáo đáng để tin cậy. Dựa
trên những tìm kiếm này, giả thuyết thứ 6 đặt ra là:
H6 : Hình ảnh tình cảm có ảnh hưởng tích cực đến
sự hài lòng
Mốiquanhệgiữa tìmkiếmsựmới lạvàsự hài
lòng
Jang & Feng (2007) thiết lập một mối quan hệ tích
cực giữa tìm kiếm sự mới lạ và ý định quay lại của du
129
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
khách16. Toyama & Yamada (2012) đã chứng minh
ảnh hưởng tích cực của tìm kiếm mới lạ đến sự thỏa
mãn, và kết luận rằng tại một điểm đến nào đó, nếu
du khách cảm thấy ở đấy có sự mới lạ và những trải
nghiệm khi du lịch ở điểm đến đó đã đáp ứng được
hay vượt quá sự mong đợi của họ thì họ sẽ hài lòng2.
Do đó, giả thuyết thứ 7 đưa ra là:
H7 : Tìm kiếm sựmới lạ có ảnh hưởng tích cực đến
sự hài lòng
Mối quan hệ giữa sự thỏamãn và lòng trung
thành điểm đến
Sự thỏa mãn là tiền đề của mua lại hay giới thiệu về
loại sản phẩm hay dịch vụ đó cho người khác, đây là
hai yếu tố chính dẫn đến lòng trung thành18. Theo
Jang & Feng (2007), sự thỏa mãn chỉ là tiền đề cho
ý định quay lại ngắn hạn, chứ không phải là ý định
quay lại dài hạn hay trung hạn2. Những nghiên cứu
gần đây như Assaker & Hallak, (2013); Assaker và
cs. (2015); Chartaya và cs. (2016); Le & cs. (2013);
Prayag & Ryan (2012); Toyama & Yamada (2012); Vo
(2014) đã chứng minh một tác động tích cực của sự
thỏa mãn đến lòng trung thành điểm đến 1–4,6,36,37.
Do đó, dựa trên những cuộc nghiên cứu này, giả
thuyếtH8a vàH8b như sau:
H8a : Sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến ý định
quay lại
H8b : Sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến ý định
giới thiệu cho người khác
Sự hài lòng và vai trò trung gian của nó
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hình ảnh nhận
thức ảnh hưởng đến ý định quay lại và ý định giới
thiệu cho người khác1,5,12. Những nghiên cứu gần
đây cũng nhấn mạnh đến ảnh hưởng tích cực của
hình ảnh tình cảm đến ý định quay lại và ý định giới
thiệu cho người khác12,13. Ngoài ra, các nghiên cứu
trước chỉ ra rằng có một ảnh hưởng trực tiếp và tích
cực của tìm kiếm sự mới lạ đến ý định quay lại và ý
định truyền miệng2,16. Những nghiên cứu này chỉ ra
rằng hình ảnh điểm đến và tìm kiếm sự mới lạ có ảnh
hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn của họ. Từ sự
thỏamãn đó sẽ dẫn đến lòng trung thành của họ. Dựa
trên những cuộc nghiên cứu này và 9 giả thuyết trên,
sáu giả thuyết cuối cùng được đặt ra như sau:
H9a: Sự hài lòng làm trung gian trong mối quan hệ
giữa hình ảnh nhận thức và ý định quay lại
H9b: Sự hài lòng làm trung gian trongmối quan hệ
giữa hình ảnh nhận thức và ý định giới thiệu cho
người khác
H10: Sự hài lòng làm trung gian trongmối quan hệ
giữa hình ảnh tình cảm và ý định quay lại
H10b: Sự hài lòng làm trung gian trong mối quan
hệ giữa hình ảnh tình cảm và ý định giới thiệu cho
người khác
H11a: Sự hài lòng làm trung gian trong mối quan
hệ giữa tìm kiếm sự mới lạ và ý định quay lại
H11b: Sự hài lòng làm trung gian trong mối quan
hệ giữa tìm kiếm sự mới lạ và ý định giới thiệu cho
người khác
Từ các biện luận và giả thuyết được phát triển ở trên,
cũng như các khái niệm đề xuất, mô hình nghiên cứu
được chỉ ra trong Hình 1.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nơi nghiên cứu
Trong thập kỷ qua, ngành du lịch Việt Namđã đạt đến
đỉnh điểm, mặc dù có những biến đổi như dịch SARS
năm 2003, suy thoái kinh tế năm 20096. Lượng du
khách vẫn tăngmạnh, do đó đã thu hút cả đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp nướcngoài6. Ví dụ, năm2018
thị trường du lịch quốc tế Việt nam đã tăng 19,9 % so
với năm 201738. Trong đó, khách quốc tế đến Nha
Trang năm 2018 (hết tháng 10/2018) tăng 41,5% so
với cùng kỳ năm 2017 39.
Chúng tôi chọn điểm đến Nha Trang cho nghiên cứu
này với nhiều lý do. Đầu tiên, Nha Trang là thành phố
biển xinh đẹp, được xác định là một trong 10 điểm
đến chính của Việt Nam. Ngoài ra, Nha Trang là một
trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và có nhiều hòn đảo
hấp dẫn. Các đặc trưng du lịch của Nha Trang chủ
yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như
cảnh quan, không khí trong lành, biển đảo, thực phẩm
tươi sống và các sự kiện văn hóa (như lễ hội biển, lễ
hội tháp bà Ponagar, thi hoa hậu thế giới). Thứ hai,
nghiên cứu này điều tra về lòng trung thành của du
khách quốc tế đếnNhaTrang và rất ít nghiên cứu thực
nghiệm làm về điều này6. Thứ ba, Chính phủ Việt
Nam tiếp tục ưu tiên đầu tư cho sự phát triển du lịch
ở Nha Trang, như mở sân bay quốc tế, đầu tư để phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch, v.v. Vì vậy, kết quả của
nghiên cứu này đóng góp cho ưu tiên phát triển du
lịch. Cuối cùng, Nha Trang như một điểm đến mà
phải đối mặt với vấn đề chính về tỷ lệ du khách quốc
tế quay lại thấp. Thách thức ở đây không chỉ đưa ra các
chiến lược để gia tăng số lượng du kháchmới, mà còn
phải cải thiện sự thỏamãn của du khách để gia tăng sự
quay trở lại hay giới thiệu Việt Nam cho người khác.
Do đó, theo quan điểm của nhà quản lý, kiến thức về
hình ảnh điểm đến, hành vi tìm kiếm sựmới lạ của du
khách quốc tế, sự thỏa mãn và lòng trung thành điểm
đến là yếu tố quan trọng đối với du lịch Nha Trang.
130
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
Hình 1: Mô hình lý thuyết.
Phát triển câu hỏi
Câu hỏi được thiết kế dựa trên tổng quan các lý thuyết
trước đó và những đặc tính đặc biệt của điểm đến
Nha Trang. Các câu hỏi được chọn để đo lường
hình ảnh nhận thức của Nha Trang được trích từ các
nghiên cứu trước 5,11 và phù hợp với điểm đến của
Nha Trang. Một thang đo với 25 câu hỏi là đại diện
tốt nhất cho hình ảnh nhận thức của Nha Trang (phụ
lục). Thang đo này được xác nhận của 8 chuyên gia
ngành du lịch (3 giảng viên du lịch, 2 quản lý khách
sạn, 2 giám đốc đại lý điều hành tour và 1 quản lý
phòng xúc tiến du lịchNha Trang) và 2 du khách quốc
tế đã tham quan Nha Trang. Những câu hỏi này được
đo lường dựa trên thang đo Likert 7 điểm, từ 1 = rất
không đồng ý đến 7 = rất đồng ý. Hình ảnh tình cảm
được đo lường theo thang đo lưỡng cực được phát
triển bởi Russell & Pratt (1980) và phần lớn là sử dụng
bởi các nghiên cứu thực nghiệm trước 7,13,34. Thang
đo lưỡng cực 7 điểm bao gồm cực dương và cực âm,
trong đó giá trị cực âm được gán với giá trị nhỏ hơn:
1 = không hài lòng và 7 = hài lòng ; 1 = buồn chán và
7 = thú vị; 1 = ảm đạm và 7 = vui tươi; 1 = buồn phiền
và 7 = thư giãn. Các yếu tố khác (tìm kiếm sự mới lạ,
ý định quay lại và ý định giới thiệu người khác ) và sự
đo lường chi tiết có thể được tìm thấy phần phụ lục.
Hơn nữa, một câu hỏi chọn lọc đảm bảo rằng cuộc
khảo sát dành cho các du khách mà họ có chuyến bay
kéo dài ít nhất 5 tiếng (từ quốc gia của họ đến Việt
Nam) để tham quan Nha Trang. Theo Assaker &Hal-
lak (2013), câu hỏi chọn lọc này nhằmmục đích giảm
sự thiên lệch liên quanđếnhành vi đi du lịch, nó gây ra
bởi những du khách đi du lịch các điểm gần nhà của
họ3. Điều này có thể làm phân tích khó chính xác.
Thứ hai là các câu hỏi khác nhau nhằm phân biệt mục
đích đi du lịch để giải trí với mục đích là đi công tác,
và du khách viếng thăm đầu tiên với những du khách
đã từng viếng thăm lần 2 trở lên. Đối với nghiên cứu
này, chúng tôi chọn những du khách viếng thăm Nha
Trang lần đầu và với mục đích giải trí.
Câu hỏi được chuẩn bị bằng tiếng anh và được kiểm
tra lại với 8 chuyên gia du lịch và 2 du khách quốc tế
như đã đề cập ở trên. Dựa trên sự phản hồi của những
người tham gia, bảng câu hỏi được điều chỉnh lại cho
dễ hiểu hơn.
Thiết kếmẫu và thu thập dữ liệu
Du khách quốc tế từ 18 tuổi trở lên ở tại các khu nghỉ
dưỡng và khách sạnNha Trang được xem là đối tượng
nghiên cứu của bài báo này. Đồng thời, các tiêu chuẩn
liên quan đến thời gian bay (ít nhất là 5 tiếng bay từ
quốc gia của họ đến Việt Nam) cũng được xem xét.
Với hai tiêu chí trên, có 7 quốc gia chính được thu
thập: Úc, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Anh và Mỹ.
Bảng câu hỏi được gửi đến du khách khi họ vừa trả
phòng ở khách sạn, resort, và đang ở phòng đợi máy
bay của sân bay Cam Ranh. Như vậy thông tin thu
thập được đảm bảo rằng những du khách quốc tế này
đã được tha quan Nha Trang. Cách tiếp cận này đảm
bảo rằng họ có thể đánh giá được cuộc tham quan của
họ và có ý kiến về ý định hành vi trong tương lai. Thu
thập dữ liệu được thực hiệ n trong 4 tháng, từ đầu
tháng 5 đến tháng 8/2015. 4 tháng này là thời gian lý
tưởng để du khách đến tham quan Nha Trang. Bảng
câu hỏi đã được kiểm tra tính hợp lệ và gửi đến cho
khách du lịch nếu họ đồng ý tham gia trả lời. Cuối
cùng, có 460 bảng câu hỏi hợp lệ được thu về của du
khách lần đầu tiên viếng thăm Nha Trang với mục
đích giải trí.
131
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Mô tảmẫu
Mẫu được trình bày ở Bảng 1. Du khách quốc tế tham
quan Nha Trang hầu như là người trẻ, có trình độ
học vấn cao. Phần lớn là họ đến từ Nga (22,4%), Úc
(18,9%) vàMỹ (16,4%). Theo cục thống kê thì Nga đại
diện cho thị trường Châu Âu đầu tiên ở Nha Trang.
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
CFA được sử dụng để kiểm tra giá trị hội tụ hợp lý
và giá trị khác biệt giữa các nhân tố. Độ tin cậy tổng
hợp (CR) và phương sai trích (AVE) cho mỗi nhân
tố được tính toán dựa trên hệ số b chuẩn40. Một giá
trị được chấp nhận khi bằng hay lớn hơn 0,7 đối với
CR và 0,5 đối với AVE41,42. Để đánh giá sự phù hợp
của mô hình tổng thể, một số chỉ tiêu như CFI, GFI,
AGFI, NFI, RMSEA, và c2/df được sử dụng. Giá trị >
0,9 đối với các chỉ tiêu NFI, GFI và CFI 42, giá trị của
AGFI 0,8, của RMSEA< 0,08, và giá trị của c2/df <
3 được cho là mô hình phù hợp43. Mô hình cấu trúc
(SEM) được sử dụng để kiểm tra cácmối quan hệ giữa
các nhân tố. Tất cả các phân tích được thực hiện bằng
phần mềm SPSS và AMOS 21.0.
Như trình bày trong Bảng 2, giá trị t đối với các hệ
số b chuẩn được giữ lại đáng kể, xếp từ 5,7 đến 17,5
(p < 0,001). Theo đề nghị của Steenkamp & Van Trijp
(1991), tất cả các mục có hệ số b chuẩn dưới 0,5 thì
loại bỏ khỏi phân tích44. Trong số 25 mục được dùng
để đo lường hình ảnh nhận thức, chỉ có 3mục của văn
hóa và xã hội, 5 chomôi trường, 3 cho cơ sở hạ tầng và
khả năng tiếp cận, 4 cho ẩm thực và 4 cho hoạt động
giải trí là đáp ứng theo yêu cầu. Ngoài ra, cả 4 mục
dùng để đo lường hình ảnh tình cảm và cả 3 mục tìm
kiếm sự mới lạ là được giữ lại. Hơn nữa, 5 mục của
sự thỏa mãn, 4 mục ý định quay lại và 3 mục ý định
giới thiệu người khác được giữ lại cho phân tích tiếp
theo vì hệ số b chuẩn lớn hơn 0,5. Biết rằng tất cả
các mục giữ lại có hệ số b chuẩn bằng hoặc lớn hơn
0,5, giá trị hội tụ của thang đo được thiết lập10. Cụ
thể hơn, RMSEA= 0,058 (<0,08), c2/df = 1,99 (<3) (p
= 0,000), NFI = 0,92 (>0,9), GFI = 0,97 (>0,9), CFI =
0,93 (>0,9), và AGFI = 0,88 (>0,8) chỉ ra rằngmô hình
này là chấp nhận được.
Để kiểm tra giá trị khác biệt, giá trị AVE chomỗi nhân
tố được so sánh với bình phương hệ số tương quan
giữa nhân tố này với nhân tố khác40. Sự thỏa mãn và
ý định giới thiệu người khác là một cặp nhân tố có hệ
số tương quan cao nhất (0,77). Giá trị bình phương
hệ số của cặp nhân tố này là 0,59, nhỏ hơn giá trị AVE
của cả 2 nhân tố này (0,65 và 0,78). Kết quả này chứng
minh rằng bình phương hệ số tương quan củamỗi cặp
nhân tố thấp hơn giá trị AVE của từng nhân tố và tất
Bảng 1: Đặc điểm củamẫu (n = 460)
Các biến Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi (năm)
18-35 368 80
36-55 44 9,6
> 55 48 10,4
Giới tính
Nữ 218 47,4
Nam 242 52,6
Quốc gia
Úc 87 18,9
Pháp 52 11,4
Đức 48 10,4
Nhật 37 8,0
Nga 103 22,4
Anh 57 12,4
Mỹ 76 16,5
Trình độ học vấn
Cấp 2 7 1,5
Cấp 3 82 17,9
Cao đẳng 110 23,9
Đại học 213 46,3
Sau đại học 48 10,4
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác
giả)
cả hệ số tương quan có ý nghĩa tại p < 0,05, chỉ ra giá
trị khác biệt của thang đo (Bảng 3). Yêu cầu giá trị tối
thiểu của AVE là 0,5 (ngoại trừ nhân tố hoạt động giải
trí) và của CR là 0,7 thì thỏamãn với yêu cầu (Bảng 2),
các thang đo (trừ hoạt động giải trí) đáp ứng được cấu
trúc đo lường41.
132
Tạp chí Phát triển K
hoa học và C
ông nghệ –K
inh tế - Luật và Q
uản lý, 3(2):126- 142
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định củamô hình đo lường
Các nhân tố và các biến Trọng sốnhân tố Thống kêt Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích
Môi trường 0,75 0,50
Sức hấp dẫn của thành phố 0,79 7,2
Bãi biển 0,76 7,1
Phong cảch hữu tình 0,69 6,9
Sạch sẽ 0,61 6,4
Các đảo 0,69 6,8
Ẩm thực 0,85 0,59
Chất lượng thức ăn 0,93 10,3
Tính đa dạng và độc đáo của thức ăn 0,81 9,6
Giá cả 0,65 8,1
Chất lượng nhà hàng và dịch vụ 0,64 7,8
Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận 0,77 0,53
Dễ tiếp cận nơi đến 0,87 9,7
Giao thông công cộng 0,63 9,5
Chất lượng đường sá, sân bay, cửa khẩu 0,66 9,6
Văn hóa và xã hội 0,82 0,61
Sự kiện văn hóa hay lễ hội 0,60 8,5
Tính thân thiện con người 0,84 12,8
Tính hiếu khách 0,82 12,4
Hoạt động giải trí 0,72 0,40
Hoạt động mạo hiểm 0,59 6,1
Câu cá 0,72 7,5
Cuộc sống về đêm 0,63 6,9
Mua sắm 0,57 5,7
Hình ảnh tình cảm 0.88 0.64 0,58
Không vui / vui 0,73 9,8
Buồn chán / thích thú 0,85 11,4
Chán nãn / thú vị 0,89 11,9
Continued on next page
133
Tạp chí Phát triển K
hoa học và C
ông nghệ –K
inh tế - Luật và Q
uản lý, 3(2):126- 142
Table 2 continued
Tẻ nhạt / thư giãn 0,72 9,7
Tìm kiếm sự mới lạ 0,80
Điểm đến này cung cấp một kinh nghiệm khác thường 0,94 10,4
Điểm đến này tạo ra kinh nghiệm mới 0,77 9,1
Điểm đến này tạo ra những khám phá mới 0,52 6,7
Sự hài lòng 0,90 0,65
Tôi thật sự thích chuyến du lịch này 0,86 14,1
Tôi hài lòng với quyết định tham quan Nha Trang 0,79 12,1
Lựa chọn của tôi viếng thăm Nha Trang là một sự lựa chọn
thông minh
0,84 13,8
Những trải nghiệm này thậ t có ý nghĩa với tôi 0,72 11,7
Chuyến đi này tốt hơn những gì tôi mong đợi 0,82 12,5
Ý định quay lại 0,93 0,78
Tôi khao khát quay lại Nha Trang thời gian tới 0,94 15,9
Tôi có kế hoạch quay lại Nha Trang thời gian tới 0,91 14,8
Tôi hy vọng được quay lại Nha Trang thời gian tới 0,94 16,3
Tôi muốn được quay lại Nha Trang thời gian tới 0,67 11,6
Ý định giới thiệu người khác 0,91 0,78
Tôi có ý định giới thiệu Nha Trang cho bạn bè 0,76 12,4
Tôi sẽ giới thiệu tích cực Nha Trang cho bạn bè 0,95 17,5
Tôi sẽ nói tốt về Nha Trang cho bạn bè 0,92 16,7
Chú thích: Tất cả các trọng số nhân tố có ý nghĩa thống kê tại p < 0,001
c2/df = 1,99, p-value = 0,000; NFI = 0,92; GFI = 0,97; CFI = 0,93; AGFI = 0,88; RMSEA = 0,058.
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác giả)
134
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
Môhình cấu trúc và thảo luận
Các giả thuyết được kiểm tra theo mô hình cấu trúc.
Để kiểm tra vai trò trung gian của sự thỏa mãn trong
mối quan hệ nhân quả giữa hình ảnh điểm đến và
lòng trung thành, với tìm kiếm sựmới lạ và lòng trung
thành, dựa vào các nghiên cứu về du lịch trước đây40,
lý thuyết phổ biến của Baron & Kenny (1986) được
áp dụng45. Lý thuyết này được công nhận như là
cách tiếp cận phổ biến nhất để kiểm tra vai trò trung
gian40. Hơn nữa, bản chất của mối quan hệ trung
gian là mối quan hệ nguyên nhân46. Mặc khác, mô
hình trung gian nó không chỉ là mô hình mối quan
hệ thông thường, mà còn là mô hình quan hệ nhân
quả47. Theo Baron & Kenny (1986), để thiết lập vai
trò trung gian, cần phải đáp ứng được 4 điều kiện: (1)
biến độc lập phải có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc;
(2) biến độc lập phải có ảnh hưởng đến biến trung
gian; (3) biến trung gian phải có ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc; (4) khi cả biến độc lập và biến trung gian là
những tiền đề thì biến trung gian phải có ảnh hưởng
đáng kể đến biến phụ thuộc. Nếu những điều kiện này
được thỏamãn, hệ số ảnh hưởng của biến độc lập đến
biến phụ thuộc trong điều kiện 4 phải thấp hơn hệ số
này ở điều kiện 145 . Vai trò trung gian hoàn hảo được
thiết lập khi ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ
thuộc trong điều kiện 1 có ý nghĩa và tác động tương
tự trong điều kiện 4. Nói tóm lại, giả sử rằng cả 4
điều kiện này được thỏa thì vai trò trung gian được
hỗ trợ40,45. Theo mô hình lý thuyết (Hình 1), sự thỏa
mãn được xem là biến trung gian, 5 nhân tố của hình
ảnh nhận thức, hình ảnh tình cảm và tìm kiếm sựmới
lạ là biến độc lậ p, ý định quay lại và ý định giới thiệu
cho người khác là biến phụ thuộc.
Bảng 4, 5 và 6 chỉ ra kết quả của cả 4 bước điều kiện
này. Bước đầu tiên, cả các biến độc lập (trừ hoạt động
giải trí) có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại và ý
định giới thiệu cho người khác (Bảng 4), điều này nó
xác nhận lại kết quả của các nghiên cứu trước 1,2,12,16.
Bước thứ 2 kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập và
biến trung gian. Kết quả bước này chỉ ra rằng hình
ảnh nhận thức (trừ hoạt động giải trí), hình ảnh tình
cảm và tìm kiếm sự mới lạ có ảnh hưởng tích cực đến
sự thỏamãn tại mức độ thấp hơn 5% (Bảng 4). Vì vậy,
từ giả thuyết H1 đến H7 (trừ H5) được xác nhận. Cụ
thể hơn, ẩm thực được tìm thấy có ảnh hưởng đáng
kể đến sự thỏa mãn (b = 0,30, p = 0,010). Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu trước 21. Môi trường ( b =
0,35, p = 0,000 ) và văn hóa xã hội ( b = 0,34, p = 0,010
) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự thỏa mãn. Kết
quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyen
(2013) và Ryu & Han (2010)20,25. Cơ sở hạ tầng và
khả năng tiếp cận có ảnh hưởng dương đến sự thỏa
mãn (b = 0,58, p = 0,040). Các kế t quả này rõ ràng chỉ
ra rằng khía cạnh của hình ảnh điểm đến Nha Trang
là những đặc tính cơ bản bởi sự tuyệt vời về ẩm thực,
về môi trườ ng, sự thân thiện và hiếu khách của người
dân ở đây về các sự kiện văn hóa và dễ tiếp cận. Hình
ảnh tình cảm có tác động tích cực đến sự thỏamãn (b
= 0,32, p = 0,000). Kết quả này tương ứng với những
nghiên cứu trước 13. Thực tế, sự thỏa mãn không chỉ
dựa vào nguồn lực vô hình mà nó còn dựa vào nguồn
hữu hình. Tìm kiếm sự mới lạ có ảnh hưởng tích cực
đến sự thỏa mãn (b = 0,28, p = 0,000). Một mặt, kết
quả này tương ứng với nghiên cứu của Toyama & Ya-
mada ( 2012). Mặc khác, kết quả này cũng xác nhận
rằng du khách luônmuốn trải nghiệm những thứmới
lạ qua chuyến đi của họ. Họ sẽ thấ y thỏa mãn nếu
như nhận thức của họ về sự mới lạ nó đáp ứng được
những mong đợi của họ2. Bước 3, kết quả chỉ ra rằng
sự thỏa mãn có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay
lại (b = 0,40, p = 0,000) và ý định giới thiệu cho người
khác (b = 0,83, p = 0,000) (Bảng 5). Kết quả này hỗ
trợ cho những nghiên cứu trước của Assaker & Hal-
lak, (2013); Chartaya và cs. (2016); Le & cs. (2013);
Prayag & Ryan (2012); Toyama & Yamada (2012); Vo
(2014)1–3,6,36,37 . Vì vậy, giả thuyếtH8a vàH8b được
xác nhận.
Kết quả của bước thứ 4 chỉ ra rằng sự hài lòng có
ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại (b = 0,28, p =
0,002) và ý định giới thiệu cho người khác (b = 0,78, p
= 0,000) (Bảng 6). Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến độc
lập trên biến phụ thuộc trong Bảng 4 vẫn được giữ lại
trong Bảng 6. Theo đó, kết quả thiết lập vai trò trung
gian một phần của sự thỏa mãn trong mối quan hệ
giữa hình ảnh điểm đến (trừ hoạt động giải trí), hình
ảnh tình cảm, tìm kiếm sựmới lạ và l ò ng trung thành
điểm đến. Những kết quả này xác nhận các giả thuyết
H9a và H9b (trừ hoạt động giải trí) và các giả thuyết
H10a, H10b. Ngoài ra, các kết quả ban đầu (c2/df
= 2,03, p = 0,000, NFI = 0,92, CFI = 0,91, GFI = 0,95,
AGFI = 0,86, RMSEA= 0,058) chỉ ra mô hình này là
phù hợp (Bảng 6 ). Tác động tổng t hể và gián tiếp
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc được chỉ ra ở
Bảng 7.
CFA và SEM chỉ ra rằng thang đo đối với nhân tố hoạt
độ ng giải trí không có ý nghĩa trong hình ảnh nhận
thức ở Nha Trang (Bảng 2), và nhân tố này không có
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn (Bảng 4). Những kết quả
này có thể được giải thích bởi thực tế là nghiên cứu
này dựa trên du khách đường dài và lần đầu tiên tham
quan Nha Trang, với mục đích là để khám phá và trải
nghiệm chân trờimới. Điều này có thể được giải thích
bởi tác động tích cực của tìm kiếm sự mới lạ đến sự
134
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
B
ản
g
3:
G
iá
tr
ịt
ru
n
g
b
ìn
h
,đ
ộ
lệ
ch
ch
u
ẩn
,A
V
E
và
m
ối
tư
ơ
n
g
q
u
an
g
iữ
a
cá
c
n
h
ân
tố
Cá
cn
hâ
n
tố
Tr
un
g
bì
nh
SD
AV
E
H
ệs
ố
tư
ơn
gq
ua
n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1.
VH
và
XH
5,1
1,2
2
0,6
1
_
0,2
2
0,4
2
0,2
5
0,4
2
0,0
3
0,2
0
0,2
0
0,0
5
0,1
3
2.
M
ôi
trư
ờn
g
5,2
1,1
3
0,5
0
0,4
7
_
0,3
0
0,2
3
0,3
8
0,0
2
0,2
8
0,3
1
0,0
9
0,2
4
3.
C ơ
sở
hạ
th
ần
g
&
kh
ả
nă
ng
t/c
ận
4,8
1,2
6
0,5
6
0,6
5
0,5
5
_
0,3
6
0,3
7
0,1
3
0,2
3
0,2
8
0,0
1
0,1
8
4.
Ẩm
th
ực
5,3
1,2
3
0,5
9
0,5
0
0,4
8
0,6
0
_
0,3
1
0,0
2
0,0
9
0,2
1
0,0
3
0,1
0
5.
H
oạ
t
độ
ng
gi
ải
trí
4,8
1,1
7
0,4
0
0,6
5
0,6
2
0,6
1
0,5
6
_
0,0
3
0,2
2
0,2
4
0,0
5
0,1
0
6.
H
ìn
h
ản
h
tìn
h
cả
m
5,5
1,2
1
0,6
4
0,4
5
0,5
3
0,4
8
0,3
1
0,4
7
_
0,0
3
0,3
7
0,1
5
0,3
1
7.
Tì
m
ki
ếm
sự
m
ới
lạ
6,2
1,1
9
0,5
8
0,1
6
0,1
4
0,3
6
0,1
5
0,1
7
0,1
6
_
0,1
3
0,0
2
0,0
4
8.
Sự
th
ỏa
m
ãn
5,4
1,2
1
0,6
5
0,4
5
0,5
6
0,5
3
0,4
6
0,4
9
0,3
6
0,6
1
_
0,1
1
0,5
9
9.
YĐ
qu
ay
lại
5,1
1,3
9
0,7
8
0,2
2
0,3
0
0,1
1
0,1
7
0,2
2
0,1
5
0,3
9
0,3
3
_
0,1
5
10
.
YĐ
gi
ới
th
iệu
ng
ườ
i
kh
ác
5,6
1,2
6
0,7
8
0,3
6
0,4
9
0,4
3
0,3
2
0,3
2
0,2
1
0,5
6
0,7
7
0,3
9
_
(N
gu
ồn
:t
ừ
kế
tq
uả
th
u
th
ập
và
ph
ân
tíc
h
củ
at
ác
gi
ả)
136
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
Bảng 4: Tác động của hình ảnh điểm đế n, tìm kiếm sựmới lạ đến sự hài lòng và lòng trung thành điểm đến
Các nhân
tố
YĐ quay lại YĐ giới thiệu người khác Sự hài lòng
b t-value Sig. b t-value Sig. b t-value Sig.
VH và XH 0,41 1,82 0,07 0,81 1,84 0,06 0,34 1,68 0,09
Môi trường 0,83 2,99 0,02 0,46 2,23 0,03 0,35 2,34 0,02
Cơ sở hạ
thầng &
khả năng
t/cận
0,67 1,89 0,06 0,31 1,87 0,06 0,58 1,90 0,08
Ẩm thực 0,34 3,82 0,01 0,47 1,79 0,07 0,30 1,67 0,09
Hoạt động
giải trí
0,34 0,46 0,65 0,08 0,39 0,69 0,13 0,98 0,32
Hình ảnh
tình cảm
0,40 1,98 0,05 0,30 1,91 0,06 0,32 3,10 0,002
Tìm kiếm
sự mới lạ
0,59 2,42 0,04 0,37 1,96 0,05 0,28 2,26 0,02
R2 77% 46% 59%
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác giả)
Bảng 5: Tác động của sự thỏamãn đến lòng trung thành điểm đến
Các nhân tố Ý định quay lại YĐ giới thiệu người khác
b t-value Sig. B t-value Sig.
Sự hài lòng 0,40 4,97 0,000 0,83 12,89 0,000
R2 16% 69%
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác giả)
thỏa mãn. Do đó, du khách muốn tận dụng tối đa
những nguồn lực du lịch tại điểm đến như Nha Trang
hơn là tham gia các hoạt động thông thường nhưmua
sắm mà họ có thể thấy được ở bất cứ nơi đâu. Điều
này có nghĩa là nhân tố hoạt động giải trí đối với du
khách, nó không thú vị với họ trong suốt thời gian lưu
trú cũng như nó không phải là tiêu chí để chọn điểm
đến Nha Trang. Nhìn chung, kết quả này phù hợp với
một số giả thuyết được đưa ra trước đó, do đó nó có
cơ sở để đưa ra những đóng góp về lý thuyết và quản
lý.
THẢO LUẬN VỀ NHỮNGĐÓNGGÓP
CỦANGHIÊN CỨU
Vềmặt lý thuyế t
Kết quả nghiên cứu này đóng góp cho những lý thuyết
về lòng trung thành điểm đến theo nhiều cách. Đầu
tiên, về đo lường hình ảnh nhận thức, kết quả xác
nhận khái niệm của các nghiên cứu trước 1,5 trong đó
việc chọn các thuộc tính trong việc thiết kế thang đo
hình ảnh điểm đến phụ thuộc chủ yếu vào sự hấp dẫn
và vị trí của mỗi điểm đến. Thứ 2, nghiên cứu này
xác nhận lại một phần kết quả của nghiên cứu trước
về vai trò trung gian của sự hài lòng giữa hình ảnh
nhận thức, hình ảnh tình cảm và lòng trung thành
điểm đến 1,5. Nghiên cứu này muốn nhấn mạnh rằng
hình ảnh điểm đến, nó không chỉ có hình ảnh nhận
thức mà còn có hình ảnh tình cảm. Nghiên cứu này
phát triển một sự tranh luận vững chắc được hổ trợ
bởi bằng chứng thực nghiệm để kêu gọi các nghiên
cứu du lịch trong tương lai xem xét không chỉ có hình
ảnh nhận thứcmà còn hình ảnh tình cảm như các cấu
trúc riêng lẻ trong việc tìm hiểu tác động của chúng
đối với sự hài lòng và lòng trung thành điểm đến.
Cụ thể hơn, các nhân tố văn hóa& xã hội, môi trường,
cơ sở hạ tầng, ẩm thực ở địa phươngNhaTrang có ảnh
hưởng tích cực đến sự hài lòng cũng như lòng trung
thành của du khách quốc tế. Điều này khẳng định
lại các nghiên cứu trước như của các tác giả Nguyen
(2013), Ryu & Han (2010), Roozbeh (2013) 20,25,32.
Riêng yếu tố hoạt động giải trí lại không có ý nghĩa
137
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
Bảng 6: Hình ảnh điểm đến, tìm kiếm sựmới lạ và sự thỏamãn xem như tiền đề của lòng trung thành
Các nhân
tố
YĐ quay lại YĐ giới thiệu người khác Sự thỏa mãn
b t-
value
Sig. b t-value Sig. b t-value Sig.
VH và XH 0,13 2,06 0,004 0,10 2,22 0,030 0,15 1,97 0,050
Môi
trường
0,29 2,21 0,030 0,38 2,61 0,009 0,31 3,48 0,000
Cơ sở hạ
tầng& khả
năng t/cận
0,17 3,33 0,000 0,13 2,33 0,020 0,13 1,88 0,050
Ẩm thực 0,15 2,71 0,007 0,22 2,30 0,023 0,21 3,04 0,002
Hoạt động
giải trí
0,09 1,37 0,170 0,07 1,44 0,150 0,07 1,08 0,210
Hình ảnh
tình cảm
0,30 4,10 0,000 0,17 3,17 0,002 0,30 5,52 0,000
Tìm kiếm
sự mới lạ
0,22 2,87 0,004 0,37 2,59 0,010 0,23 3,31 0,000
Sự thỏa
mãn
0,28 3,05 0,002 0,78 7,53 0,000 - - -
R2 31% 65% 42%
c2/df = 2,03, p-value = 0,000, NFI = 0,92, CFI = 0,95, AGFI = 0,86, GFI = 0,95, RMSEA = 0,058.
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác giả)
Bảng 7: Tác động tổng thể và gián tiếp
Các nhân tố Sự hài lòng YĐ quay lại YĐ giới thiệu người khác
VH và XH 0,15 0,17 (0,04) 0,22 (0,12)
Môi trường 0,31 0,38 (0,09) 0,62 (0,24)
Cơ sở hạ tầng & khả năng t/cận 0,13 0,21 (0,04) 0,23 (0,10)
Ẩm thực 0,21 0,21 (0,06) 0,38 (0,16)
Hoạt động giải trí Không ý nghĩa Không ý nghĩa Không ý nghĩa
Hình ảnh tình cảm 0,30 0,38 (0,08) 0,40 (0,23)
Tìm kiếm sự mới lạ 0,23 0,28 (0,06) 0,55 (0,18)
(Nguồn: từ kết quả thu thập và phân tích của tác giả)
thống kê trong mối quan hệ này. Trong nghiên cứu
thực nghiệm, du khách quốc tế phàn nàn rằng hiện
tượng cướp giật vẫn còn xảy ra, người bán rong vẫn
chèo kéo và bán giá cao hơn so với khách Việt. Sản
phẩm du lịch vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được
nhu cầu của du khách quốc tế. Qua đây, nhà quản trị
du lịch Nha Trang cần đào tạo ra một đội tự vệ nói
lưu loát tiếng Anh để có thể giải quyết nhanh chóng
những phàn nàn của du khách quốc tế và đảm bảo an
toàn cho họ trong khu vực du lịch.
Đối với các mối quan hệ giữa tìm kiếm sự mới lạ, sự
hài lòng và lòng trung thành điểm đến, nghiên cứu
này chỉ ra vai trò trung gian của sự thỏa mãn giữa
tìm kiếm sự mới lạ và lòng trung thành. Về mặt lý
thuyết, trong những nghiên cứu trước đây, khái niệm
tìm kiếm sự mới lạ được chú trọng như một tiền đề
ảnh hưởng dương trực tiếp đến ý định quay lại2,6,16
hay ý định giới thiệu người khác2,6. Ngoài ra, với
nghiên cứu của Toyama & Yamada (2012), tìm kiếm
sự mới lạ có ảnh hưởng dương, trực tiếp và cả gián
tiếp (thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng ) đến
138
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
lòng trung thành2. Cụ thể, nhận thức về tìm kiếm sự
mới lạ của du khách quốc tế đếnNha Trang có thể góp
phần làm tăng sự hài lòng của du khách, qua đó làm
tăng lòng trung thành điểm đến.
Vềmặt quản lý
Nghiên cứu này chỉ ra rằng văn hóa – xã hội, môi
trường, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận, và ẩm thực
là 4 yếu tố quan trọng tác động đến sự thỏa mãn và
lòng trung thành. Do đó, chú trọng vào việc tham gia
của người dân để nâng cao hình ảnh điểm đến, khả
năng tiếp cận, sức hấp dẫn từ thiên nhiên và văn hóa,
cũng như ẩm thực địa phương chắc chắn sẽ làm gia
tăng sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách.
Đối với yếu tố văn hóa và xã hội, Nha Trang được xem
là một điểm đến thân thiện và hiếu khách, đóng góp
của cư dân trong các dự án du lịch khác nhau dường
như có ý nghĩa rất lớn. Cư dân có thể tham gia vào
những chương trình khuyến khích điểm đến. Một
mặt, tổ chức tiếp thị điểm đến (DMO) có thể thiết
kế các thông báo khuyếnmãi làm nổi bật lên sự vui vẻ
và các nét đặc trưng của người dân địa phương. Mặc
khác, để giúp cho cư dân chào đón du khách tốt hơn,
DMO có thể mời họ tham gia những buổi huấn luyện
về văn hóa của thị trường du lịch, các dịch vụ du lịch
hiện có do các chuyên gia du lịch đề xuất, v.v. DMO
cũng có thể cung cấp cho cư dân những ngày khám
phá các điểm đến du lịch.
Đối với yếu tốmôi trường, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên cần được quảng bá rộng rãi cho du khách như
c ác chuyến tham quan để khám phá thiên nhiên (du
lịch biển đảo). Tuy nhiên, chính quyền địa phương
và các nhà hoạch định du lịch cần đảm bảo rằng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là lợi thế cạnh
tranh của điểm đến. Giáo dục du lịch và công dân
đối với việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch là rất cần
thiết. Việc hỗ trợ thông tin trên các điểm du lịch để
giúp du khách cũng như cư dân nhận thức được tầm
quan trọng của họ trong việc phát triển điểm đến du
lịch làmột giải pháp hiệu quả. Các nhà hoạch định du
lịch cũng có thể cung cấp cho cư dânmột số hoạt động
giải trí liên quan đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên du
lịch.
Đối với ẩm thực địa phương, giữ gìn văn hóa ẩm thực
là cần thiết hơn bao giờ hết để thu hút du khách tiềm
năng. Ví dụ, DMO có thể quảng bá các tour du lịch
liê n quan đến việc khám phá văn hóa ẩm thực địa
phương trong sự hợp tác với cư dân địa phương. Nấu
nướng và ăn uống tại nhà của cư dân có thể là một
dịch vụ thú vị. Tổ chức các buổi lễ ẩm thực cũng có thể
là một sự chọn lựa đầy hứa hẹn. Ẩm thực địa phương
được xem như một sản phẩm du lịch đặc biệt để gia
tăng tính cạnh tranh của điểm đến.
Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận cũng như hình
ảnh tình cảm cũng được nhấn mạnh trong chiến dịch
truyề n thông. Sự thuận tiện, dễ dàng đến Nha Trang,
giao thông công cộng thuận lợi cũng như các khía
cạnh tình cảm như sự phấn khởi, thư gi ã n nên được
đưa ra.
Nhìn chung, tiếp thị và quản lý của điểm đến cần tính
tới mục tiêu chiến lược của tất cả các bên liê n quan
và tính bền vững của nguồn tài nguyên địa phương.
Theo Buhalis (2000), những điểm đến phải phân biệt
được sản phẩm của họ và thiết lập quan hệ hợp tác
giữa khu vực công và tư nhân ở địa phương để đảm
bảo sự phối hợp trong điều khoản đưa ra. Đối với
điểm đến, tính độc đáo của sản phẩm góp phần cải
thiện chất lượng điểm đến, qua đó củng cố ý định
quay lại và giới thiệu người khác của du khách6. Một
điểm đến được xem là độc đáo cũng có thể góp phần
làm thỏa mãn tính tò mò tìm kiếm cái mới của du
khách tiềm năng.
Hơn nữa, tìm kiếm sự mới lạ có ảnh hưởng mạnh
trong việc hình thành lòng trung thành của du khách.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhà quản lý sẽ đảm bảo
rằng điểm đến của họ cung cấp những thứ mới cho
thị trường mục tiêu. Theo đề cập ở trên, phát triển
những tính hấp dẫn du lịch mới hay các sự kiện là
cần thiết. Nói cách khác, nó đưa ra ý nghĩa mới cho
điểm đến2. Những nỗ lực nên được hướng đến thị
trườngmục tiêu dựa vào các chiến dịch truyền thông.
Các nhà tiếp thị điểm đến cũng có thể khuyến khích
ý kiến của các nhà lãnh đạo và du khách để tham gia
thảo luận liên quan đến cái mới lạ mà điểm đến cung
cấp để phát triển giao tiếp truyền miệng tích cực.
Cuối cùng, từ góc độ tiếp thị, một mặt, những sản
phẩm du lịch hiện có nên thường xuyên thay đổi,
vì nhu cầu của du khách thường thay đổi qua thời
gian. Vì vậy, các nhà hoạch định du lịch và nhà tiếp
thị nên liê n tục thích ứng hay phát triển sản phẩm
cho phù hợp với nhu cầu biến đổi của khách hàng để
tăng cường hình ảnh và lòng trung thành điểm đến.
Ekinci, Sirakaya-Turk & Preciado (2013) lưu ý rằng
thông tin cập nhật về nhu cầu của du khách sẽ xác
định liệu có hay khôngmột trải nghiệm điểm đến phù
hợp với nhu cầu của họ để tăng sự thỏa mãn của du
khách48. Mặt khác, sử dụng nguồn lực địa phương để
tạo ra những sản phẩmđộc đáo cho phép điểm đến có
tính cạnh tranh hơn.
KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH
HƯỚNGNGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI
Mặc dù nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm sự hiểu
biết về tiền đề của lòng trung thành điểm đến thông
qua vai trò trung gian của sự thỏa mãn, nhưng nó
139
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
cũng có một số hạn chế. Đầu tiên, nghiên cứu này
không kiểm tra tác động của đặc điểm xã hội đến
lòng trung thành, trong khi các nghiên cứu trước chỉ
ra những mối quan hệ ví dụ như giữa tuổi và lòng
trung thành hay giớ i tính và lòng trung thành 4. Thứ
2, sự khác biệt giữa các thị trường du lịch lớn không
được thực hiện, trong khi đây là những thông tin quan
trọng đối với các nhà tiếp thị du lịch để đưa ra những
chiến lược tiếp thị mà thích nghi với các thị trường
mục tiêu khác nhau. Thứ 3, kết quả báo cáo trong
nghiên cứu này chỉ dựa trên dữ liệu thu thập được từ
các du khách quốc tế viếng thăm Nha Trang lần đầu
tiên, do đó không thể loại trừ được một xu hướng
tiềm ẩn về tác động của tìm kiếm sự mới lạ đến sự
thỏa mãn và lòng trung thành. Vì vậy, nghiên cứu
tương lai nhằm vào đáp ứng được những hạn chế này
là cần thiết để làmphong phú thêmnhững kết quả của
nghiên cứu.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
SARS: Hội chứng hô hấp cấp tính nặng - Severe acute
respiratory syndrome
CFA: Phân tích nhân tố khẳng định
DMO: Tổ chức quản lý điểm đến
EDP: Mô hình xác định sự kỳ vọng
CR: Độ tin cậy tổng hợp
AVE: Phương sai trích
GFI: đo độ phù hợp tuyệt đối của mô hình cấu trúc và
mô hình đo lường với bộ dữ liệu khảo sát
CFI: Chỉ số so sánh cố định
AGFI: Điều chỉnh giá trị GFI theo bậc tự do trongmô
hình
NFI: đo sự khác biệt phân bố chuẩn của c2 giữa mô
hình độc lập
RMSEA: xác định mức độ phù hợp của mô hình so
với tổng thể
SEM: Mô hình cấu trúc
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin camđoan rằng không có bất kỳ xung
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
TrầnThịÁi Cẩm tham gia vào việc đưa ra ý tưởng viết
bài, đi thu thập dữ liệu và viết bản thảo. NinhThịKim
Anh đã đóng góp giải thích dữ liệu và kiểm tra lại bài
viết.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Prayag G, Ryan C. Antecedents of tourists loyalty to Mauri-
tius: The role and influence of destination image, place at-
tachment, personal involvement, and satisfaction. Journal of
Travel Research. 2012;51(3):342–356.
2. ToyamaM,YamadaY. The relationships among tourist novelty,
familiarity, satisfaction, and destination loyalty: Beyond the
novelty-familiarity continuum. Journal of Marketing Studies.
2012;4(6):1–9.
3. Assaker G, Hallak R. Moderating effects of tourists novelty-
seeking tendencies on destination image, visitor satisfaction,
and short- and long-term revisit intentions. Journal of Travel
Research. 2013;20(10):1–14.
4. Assaker G, Hallak R, Assaf AG, Assas T. Validating a structural
model of destination image, satisfaction, and loyalty across
gender and age: Multigroup analysis with PLS-SEM. Tourism
Analysis. 2015;20(6):577–91.
5. Chi C, Q G, Qu H. Examining the structural relationship of des-
tination image, tourist satisfaction anddestination loyalty: An
integrated approach. Tourism Management. 2008;29(4):624–
660.
6. Le CC, Pham HC, Lai PH. The roles of variety-seeking in the
satisfaction-destination intentional loyalty relationship: An
empirical test of Vietnamese citizens visits to beach cities.
Journal of Economics and Development. 2013;15(2):19–37.
7. Crompton JL. Motivations for pleasure vacation. Annals of
Tourism Research. 1979;6(4):408–432.
8. Lee TH, Crompton J. Measuring novelty seeking in tourism.
Annals of Tourism Research. 1992;19(4):732–51.
9. Woodside AG, Lysonski S. A general model of traveler desti-
nation choice. Journal of Travel Research. 1989;17(4):8–14.
10. Zhang H, Fu X, Cai LA, Lu L. Destination image and tourist
loyalty: Ameta-analysis. TourismManagement. 2014;40:213–
236.
11. Beerli A,Martin JD. Factors influencing destination image. An-
nals of Tourism Research. 2004;31(3):657–81.
12. Chew E, Jahari SA. Destination image as a mediator between
perceived risks and revisit intention: A case of post-disaster
Japan. Tourism Management. 2014;40:382–93.
13. BankiMB, Ismail HN, Dalil M, KawuA. Moderating role of affec-
tive destination image on the relationship between tourists
satisfaction and behavioural intention: Evidence fromObudu
Mountain Resort. Journal of Environment and Earth Science.
2014;4(4):47–60.
14. Bearden WO, Teel JE. Selected determinants of consumer
satisfaction and complaint reports. Journal of Marketing Re-
search. 1983;20:21–29.
15. Oliver RL. A cognitive model of the antecedents and conse-
quences of satisfaction decisions. Journal of Marketing Re-
search. 1980;17:460–69.
16. Jang S, Feng R. Temporal destination revisit intention: The
effects of novelty seeking and satisfaction. Tourism Manage-
ment. 2007;28(2):580–90.
17. Pearson PH. Relationship between global and specified mea-
sures of novelty seeking. Journal of Consulting and Clinical
Psychology. 1970;34(2):199–204.
18. Anderson EW, Sullivan MW. The antecedents and conse-
quences of customer satisfaction for firms. Marketing Science.
1993;12(2):125–168.
19. Oliver RL. Whence consumer loyalty? Journal of Marketing.
1999;63:33–44.
20. Ryu K, Han H. Influence of the quality of food, service, and
physical environment on customer satisfaction and behav-
ioral intention in quick-casual restaurants: Moderating role of
perceived price. Journal of Hospitality & Tourism Research.
2010;34(3):310–339.
21. Yoon Y, Uysal M. An examination of the effects of motivation
and satisfaction on destination loyalty: A structural model.
Tourism Management. 2005;26(1):45–56.
22. Yu H, Littrell MA. Product and process orientations to tourism
shopping. Journal of Travel Research. 2003;42(2):140–150.
23. Marketing the competitive destination of the future. Tourism
Management. 2000;21(1):97–116.
24. Truong TH, King B. An evaluation of satisfaction levels among
Chinese tourists in Vietnam. International Journal of Tourism
Research. 2009;11(6):521–556.
25. Nguyen QV. Destination culture and its influence on tourist
motivation and tourist satisfaction of homestay visit. Jour-
nal of the Faculty of Economics and Administrative Sciences.
2013;3(2):199–222.
140
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(2):126- 142
26. Mcintosh RW, Goeldner CR, Ritchie J. Tourism: Principles,
practices, philosophies. New York, NY: John Wiley & Sons;
1995.
27. Biehl D. The role of infrastructure in regional development.
Mannheim, Germany; 1993.
28. Bannock G, Baxter RE, Davis E. The penguin dictionary of eco-
nomics. London, UK: Penguin Books; 1992. 5th ed.
29. Khadaroo J, Seetanah B. The role of transport infrastructure
in international tourism development: A gravity model ap-
proach. Tourism Management. 2008;29(5):831–840.
30. Geurs KT, Wee BV. Accessibility evaluation of land-use and
transport strategies: review and research directions. Journal
of Transport Geography. 2004;12(2):127–167.
31. Elmont S. Tourism and food service: Two sides of the same
coin. Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly.
1995;31(6):57–63.
32. Roozbeh BH, Ng SI, Boo HC. Effect of food experience on
overall satisfaction: Comparison between first-time and re-
peat visitors toMalaysia. International Food Research Journal.
2013;20(1):141–187.
33. Quan S, Wang N. Towards a structural model of the tourist
experience: An illustration from food experiences in tourism.
Tourism Management. 2004;25(3):297–305.
34. Belk RW, Costa JA. International tourism: An assessment and
overview. Journal of Macromarketing. 1995;15(2):33–49.
35. Littrell MA, Paige RC, Song K. Senior travelers: Tourism activ-
ities and shopping behaviors. Journal of Vacation Marketing.
2004;10(4):348–62.
36. Chartaya N, Ba D, Donyaprueth K, K. Determinants of desti-
nation loyalty and the mediating role of tourist satisfaction.
Tourism Analysis. 2016;21(2):221–257.
37. Destination loyalty as a consequence of satisfaction and
switching barriers. Tourism Analysis. 2014;19(3):287–300.
38. Theo tổng cục thống kê Việt Nam. 2019;Available from:
https://nhandan.com.vn/du-lich/item/40706602-dong-luc-va-
ky-vong-moi-cua-nganh-du-lich-viet-nam.html.
39. Theo tổng cục du lịch Khánh Hòa. 2019;Available from: http:
//vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/27708.
40. Hosany S, WithamM. Dimensions of cruisers experiences, sat-
isfaction, and intention to recommend. Journal of Travel Re-
search. 2010;49(3):351–64.
41. Fornell C, Larcker DF. Evaluating structural equitymodelswith
unobservable variables and measurement error. Journal of
Marketing Research. 1981;18(1):39–50.
42. Jfjr H, Anderson RE, Tatham RL, WC B. Multivariate data analy-
sis with readings;editors. Multivariate data analysis with read-
ings, 5th ed., Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1998.
43. Hu L, Bentler PM. Cut-off criteria for fit indexes in covariance
structure analysis: Conventional criteria versus new alterna-
tives. Structural Equation Modelling. 1999;11(3):1–55.
44. Steenkamp JB, Trijp HV. The use of LISREL in validating mar-
keting constructs. International Journal of Research in Mar-
keting. 1991;8(4):283–99.
45. Baron RM, Kenny DA. The moderatormediator variable dis-
tinction in social psychological research: Conceptual, strate-
gic, and statistical considerations. Journal of Personality and
Social Psychology. 1986;51(6):1173–82.
46. James LR, Mulaik SA, Brett JM. A tale of two methods. Orga-
nizational Research Methods. 2006;9(2):233–277.
47. PardoA, RomanM. Reflections on the Baron andKennymodel
of statistical mediation. Anales de Psicologa. 2013;29(2):614–
637.
48. Ekinci Y, Sirakaya-Turk E, Preciado S. Symbolic consumption
of tourism destination brands. Journal of Business Research.
2013;66(6):711–729.
141
Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 3(2):126- 142
Original Research
Nha Trang University
Correspondence
Tran Thi CamAi, Nha Trang University
Email: camtta@ntu.edu.vn
History
Received: 04-12-2018
Accepted: 03-04-2019
Published: 28-06-2019
DOI :
https://doi.org/10.32508/stdjelm.v3i2.550
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Themediating role of tourist satisfaction in loyalty to a
destination: the case of Nha Trang city
Tran Thi CamAi*, Ninh Thi Kim Anh
ABSTRACT
This study examines themediating role of satisfaction about cognitive image, effective image, nov-
elty seeking in the loyalty of international tourists to Nha Trang City. The models employed in this
research are developed fromprevious studies in the fields ofMarketing and Tourism. The Confirma-
tory Factor Analysis and Structural EquationModel are used to analyze data collected from a survey
on international tourists visiting Nha Trang City, Khanh Hoa, Viet Nam. The results indicate that four
dimensions of cognitive image (cultural and social; environmental; infrastructure and accessibility;
and local food factors), effective image, and novelty seeking are important premises and directly
correlate with the satisfaction and destination loyalty. In particular, environmental factor exerts the
strongest impact on the return and recommendation intentions, of which the satisfaction serves as
a bridge between the destination image (cognitive and effective), novelty seeking, and destination
loyalty. The results provide theoretical and practical implications for stakeholders in Nha Trang City
as well as for further research.
Key words: Cognitive image, affective image, novelty seeking, satisfaction, destination loyalty
Cite this article : Ai T T C, Anh N T K. Themediating role of tourist satisfaction in loyalty to a destina-
tion: the case of Nha Trang city. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 3(2):126-142.
142
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_trung_gian_cua_su_hai_long_trong_moi_quan_he_giua_lo.pdf