Lời mở đầu
Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung
Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước
Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển
14 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò và thách thức trong khai thác tài nguyên biển
Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chungVùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Qua thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước
Việt Nam có đội tàu khai thác biển với khoảng 95 ngàn chiếc, hoạt động ven bờ khoảng 51%, vùng lộng 35% và xa bờ khoảng 14%
Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển Giữa Biển Đông. Tại các vùng biển này hình thành nhiều ngư trường với sản lượng thủy sản lớn, phục vụ các nghề khai thác: nghề lưới rê, nghề câu vàng, nghề lưới kéo đáy đơn... Từ năm 2000-2005, tổng trữ lượng khai thác thủy sản biển đạt khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 triệu tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiện nay tại những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì nhiều lý do mà lượng tàu phát triển một cách tự phát, không theo định hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn tăng bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình quân 23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh bắt: Giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp khai thác mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có xu hướng thấp dần. Công tác kiểm tra, giám sát trên biển chưa được thường xuyên, vì hiện tại số người làm công tác thanh tra chỉ có khoảng 600 người và 30 kiểm soát viên được đào tạo.
Cùng với thực trạng chung cả nước, đã qua và hiện nay, tình hình khai thác trên biển, ven bờ và an ninh trên biển ở Cà Mau chưa có sự quản lý chặt chẽ. Thực trạng ngư dân xâm phạm vùng biển các nước láng giềng ngày càng nhiều, sử dụng phương tiện khai thác không mang tính bảo tồn sinh vật biển, đặc biệt là các nghề: Lưới te, đóng đáy, cào… Dù đã có nhiều dự án, chương trình nhằm hạn chế nạn khai thác ven bờ, nhưng do chưa theo kịp tốc độ phát triển và thiếu quản lý, nên nạn khai thác ven bờ ở vùng biển Tây Nam Bộ diễn ra tràn lan, vượt tầm kiểm soát. Hàng ngàn phương tiện khai thác nhỏ “chà đi, xát lại” đã làm sinh vật biển trên ngư trường Cà Mau đang dần bị tận diệt, vùng sinh sản hải sản đang bị phá vỡ. Dự báo trong tương lai gần, sản lượng hải sản trên vùng biển Cà Mau và các vùng lân cận sẽ giảm dần, không còn là biển bạc.
Từ hiện trạng và thách thức trên, ngành Thủy sản nói triêng và chính quyền các cấp đã có những nỗ lực rất lớn, đề ra những giải pháp, tuy nhiên vẫn còn đó những bất cập cần phải giải quyết. Trong thời gian tới, ngành Thủy sản tập trung chỉ đạo xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện để ngành khai thác thủy sản phát triển ngày càng mạnh và ổn định, tạo thế trận toàn dân gắn với thế trận an ninh trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển, đảo. Quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ: “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển… Có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển… giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”. Hiện nay, ngành Thủy sản đang xây dựng các giải pháp về quản lý; điều chỉnh năng lực tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp; cơ sở hậu cần nghề cá; khoa học - công nghệ; bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong khai thác thủy sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để đạt được kết quả trên, Nhà nước, ngư dân và hậu cần nghề khai thác hải sản phải cùng chung tay, liên kết chặt chẽ hơn nhằm khép kín lộ trình thành một dây chuyền sản xuất, đưa nghề khai thác hải sản trở thành một trong những ngành kinh tế đầu tàu, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Đối với Cà Mau, ngành Thủy sản và chính quyền các cấp đang cố gắng quản lý, khống chế lượng tàu thuyền khai thác ven bờ, phương tiện có công suất nhỏ, nhằm hướng đến chuyển đổi ngành nghề cho đối tượng ngư dân này một cách hợp lý, trong điều kiện khai thác hợp lý.
. Biển cung cấp ngày càng nhiều và đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tôm, cua, sò, mực, rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Ngành thuỷ sản (chủ yếu là hải sản) trong những năm gần đây đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 17,76% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ngành thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, ước đạt 2.024 triệu USD năm 2002, đứng thứ 3 về xuất khẩu của cả nước sau dầu thô và dệt may. Năm 2002, ngành thuỷ sản đã đánh bắt và trồng được 2,57 triệu tấn, trong đó cung cấp cho công nghiệp chế biến khoảng 600 ngàn tấn. Dự báo, đến năm 2010 ngành thuỷ sản có thể khai thác và nuôi trồng được khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó cung cấp khoảng 1 triệu tấn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có thể đại giá trị xuất khẩu từ 4,5 - 5 tỷ USD. Như vậy, phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và công nghiệp nói riêng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao của ven biển nước ta.
Ngày 7/12/2009, ông Lê Trọng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải chủ trì Hội nghị; nhằm đánh giá kết quả thực hiện: nuôi trồng, khai thác, thu mua chế biến và dịch vụ thủy sản trong năm 2009 – Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2010. Đến dự có, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, các ngành chuyên môn của Sở; Chủ tịch UBND các xã – thị trấn. Đồng chí Nguyễn Văn Cách, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Duyên Hải đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Thực hiện kế hoạch năm 2009 trong điều kiện môi trường, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải quyết tâm vượt qua khó khăn; đưa tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 42.210 tấn tôm cá các loại, đạt 106,7% kế hoạch năm. So năm 2008 tăng 8.284 tấn, giá trị sản xuất và dịch vụ thủy sản đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2008. Trong đó: nuôi trồng 16.517 tấn, đạt 74,8% kế hoạch, có 7.060 tấn tôm sú, 6.371 tấn cua…; khai thác 25.693 tấn tôm cá các loại. Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình nuôi trồng, khai thác, thu mua chế biến và dịch vụ của ngành thủy sản trên địa bàn huyện thời gian qua. Qua phân tích cho thấy, trên lĩnh vực sản xuất thủy sản còn nhiều bất cập từ khâu tổ chức sản xuất, phối hợp kiểm tra phòng trừ dịch bệnh, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật đến hạ tậng cơ sở và vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.
Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển
(VFEJ)-Phát triển kinh tế thủy sản đang gây ô nhiễm môi trường biển, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng tại một số khu du lịch sinh thái biển. Trong khi đó, có nơi bãi biển lại trở thành nơi "giải quyết nỗi buồn".
Xả nước thải ra biển
Do thiếu quy hoạch, các doanh nghiệp, cá nhân ở khu du lịch huyện đảo Cát Bà-Hải Phòng đua nhau ra biển quây lồng nuôi cá, đã dẫn đến việc cán bộ quản lý hết sức khó khăn, đặc biệt về lĩnh vực môi trường. Mặc dù chưa có được số liệu quan trắc cụ thể nhưng, chỉ bằng cảm quan, cũng thấy ô nhiễm môi trường biển ở đây đang diễn biến hết sức phức tạp.
Cuối năm 2008 chúng tôi có chuyến ra thăm đảo, tận mắt chứng kiến, mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống vịnh Bến Bèo một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại.
Cá ăn không hết, thức ăn hoặc lọt qua lưới xuống đáy biển, trôi khắp khu vực biển gần đó. Đã vậy, mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng.
Cùng với nghề nuôi, việc khai thác hải sản thiếu khoa học cũng như sự quá tải các phương tiện tàu thuyền hoạt động trong vùng biển cũng là những tác nhân khiến vùng biển Cát Bà không còn trong xanh, thơ mộng, hữu tình như cách đây mấy năm về trước.
Ngư dân ở khu vực vịnh Bến Bèo cho biết, mùa sứa năm 2008, mỗi ngày có đến hàng trăm tàu thuyền ra vào cung ứng sứa nguyên liệu cho xưởng chế biến trên đảo.
Còn phần thân, công nhân quăng luôn xuống biển, khiến vùng biển Cát Bà, nhất là khu vực Bến Bèo nước chuyển màu đen đục, bốc mùi hôi rất khó chịu...ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể du lịch vùng biển Cát Bà.
Nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng ô nhiễm là thức chấp hành kỷ luật của các cá nhân, tổ chức làm kinh tế thủy sản ở biển còn kém. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch biển cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương cũng còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Quy hoạch hạn chế còn do mâu thuẫn lợi ích đa ngành trong một vùng biển quy hoạch.
Cần có sự đồng thuận trong cách quản lý
Để bảo vệ môi trường biển nói chung và một số địa điểm có tên trên nói riêng, trước hết, các cơ quan, ban, ngành, cụ thể là Bộ Tài nguyên&Môi trường và Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cần thống nhất để có được sự đồng thuận trong cách quản lý, những chế tài giữa nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.
Phú Yên: Giải pháp khai thác bền vững vùng đất ngập nước đầm Ô Loan (15:23 14/10/2009)
Môi trường của di tích thắng cảnh Quốc gia đầm Ô Loan, huyện Tuy An (Phú Yên) tiếp tục bị suy thoái do việc khai thác nguồn lợi thủy sản theo kiểu tận thu, tận diệt. Ngoài ra, hầu hết các chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi của hơn 900 hộ dân sống quanh đầm đã làm cho môi trường của đầm càng bị hủy hoại nghiêm trọng.
Trước đây mỗi năm, người dân có thể khai thác trong đầm ít nhất 200 tấn tôm, 150 tấn cá, 20 tấn cua, hàng trăm tấn rau câu; đặc biệt là các loài nhuyễn thể được xem như là đặc sản của Phú Yên như hàu, điệp và sò huyết. Tuy nhiên, nguồn lợi này hầu như còn rất ít. Như sò huyết Ô Loan là một đặc sản rất nổi tiếng trong nước thì nhiều năm qua ít thấy xuất hiện vì lượng khai thác đã giảm đến 95% và có nguy cơ biến mất khỏi đầm...
Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển vùng duyên hải thuộc Đại học Huế cho thấy, trong đầm Ô Loan có 159 loài cá, trong đó có 28 loại được xem là mang lại giá trị kinh tế và sản lượng khai thác khá cao, 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam ở mức sẽ nguy cấp (VU- Vulnerable). Người dân sống quanh đầm khai thác 9 loại nghề, trong đó các nghề trể, xiếc tuy bị cấm từ những năm 1980 nhưng họ vẫn lén lút hoạt động. Ngoài ra, những năm gần đây xuất hiện thêm nghề mới, đó là nghề lưới 3 màn (3 kích thước mắc lưới) và nghề lờ du nhập từ Trung Quốc hoạt động theo kiểu tận thu, tận diệt nên làm thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản.
Theo Trung tâm Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (Đại học Huế) để khai thác hiệu quả kinh tế trong đầm Ô Loan, trước hết tỉnh Phú Yên cần lập lại trật tự mới trong hoạt động khai thác dựa vào cộng đồng. Theo đó, tỉnh Phú Yên không cho người dân đánh bắt liên xã, mà thiết lập địa giới ngư trường theo từng xã và hoạt động khai thác dưới sự quản lý của chính quyền xã đó. Tùy theo loại nghề, những hộ dân sẽ thành lập theo nhóm nghề cụ thể và được chính quyền xã cấp Giấy chứng nhận quyền khai thác thuỷ sản. Mỗi nhóm nghề có Ban quản lý do ngư dân bầu ra; đồng thời đề ra bản nội quy được chính quyền xã chấp nhận. Qua đó, chính quyền từng xã thống kê, kiểm soát được số lượng ngư cụ cũng như hộ khai thác để vận động ngư dân không sử dụng các loại ngư cụ tác động đến nền đáy như giã cào, cào sò, lờ...
Bình Thuận ngăn chặn sử dụng chất nổ khai thác thủy sản
Trước tình trạng ngư dân sử dụng chất nổ khai thác thủy sản, hủy hoại nguồn lợi gia tăng, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển cần chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các đoàn thể chính trị tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Để ngăn chặn có hiệu quả tình hình trên, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển cần chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các đoàn thể chính trị tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân hiểu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là cấm sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản theo Chỉ thị số 01, ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp tàng trữ, mua bán, vận chuyển vật liệu nổ nhằm hạn chế, ngăn chặn việc sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản.
UBND tỉnh giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
Đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh trường hợp còn để xảy ra tình trạng ngư dân, tàu cá thuộc địa phương mình quản lý sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản.
Web.ĐTN: Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các tài nguyên biển. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng ven biển và hải đảo còn thiếu thốn và lạc hậu; sự phát triển kinh tế biển còn yếu kém, phiến diện, sản xuất nhỏ, lạc hậu; tài nguyên biển chưa được khai thác đầy đủ so với tiềm năng, còn bị phá hoại và khai thác quá mức, thường xuyên bị tàu nước ngoài xâm phạm, tranh giành; vấn đề phòng, chống và khắc phục hậu quả của bão lụt, thiên tai từ hướng biển còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết pháp luật về biển nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển của những người tham gia hoạt động khai thác sử dụng, quản lý biển cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường biển.Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam còn chung chung, chưa cụ thể và thiếu thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Cho đến nay, quản lý môi trường biển, ven biển và hải đảo vẫn được rập khuôn theo cách tiếp cận của ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, chưa tính đến đặc điểm về tính chất xuyên biên giới, đa ngành, đa mục đích sử dụng cho nên hiệu quả quản lý yếu kém và bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập.Một nguyên nhân cũng cần phải kể đến là việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT cũng như việc tham gia ký kết và thực thi các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển của chúng ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự được quan tâm, chú trọng.Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các điều ước ở phạm vi thế giới và khu vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển. Các điều ước quốc tế ở lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia bao gồm:Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNLOSC) là bộ luật hoàn chỉnh nhất về biển, dành phần XII qui định việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển , gồm có 11 mục và 46 điều khoản (từ điều 192 đến 237). Việc tham gia vào Công ước này tạo cơ sở pháp lý giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biênr biển chung. Điểm nổi bật của Công ước là xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong việc BVMTB khỏi ô nhiễm;Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78): Ra đời năm 1973, đây là bộ luật chuyên ngành hàng hải của thế giới, đã được thông qua tại Hội nghị quốc tế về ô nhiễm biển. Công ước đưa ra những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu.Ngành thủy sản thế giới đang bị đe dọa
Cập nhật lúc 09:52, Thứ Ba, 15/12/2009 (GMT+7)
,
Thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng hiện tượng biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Thủy sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng - Ảnh: fao
Ngư trường là những nơi đánh bắt thủy sản trên biển. Hiện nay, 90% ngư trường của thế giới nằm ở các khu vực thuộc châu Á và châu Phi. Ngành đánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia nghèo. Tiến sĩ Tim Daw, giảng viên trường đại học East Anglia (Anh quốc) và là đồng tác giả báo cáo mới này của FAO, đã kêu gọi cần xem biến đổi khí hậu như một yếu tố ảnh hưởng tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. “Ngành đánh bắt thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Ước tính khoảng 500 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thủy sản. Ngoài ra, đây là còn là một nguồn thực phẩm rất giàu chất protein cần thiết cho cơ thể chúng ta”, tiến sĩ Tim Daw nói. “Ngành đánh bắt thủy sản thường được hình thành ở những khu vực có các ngành kinh tế khác kém phát triển. Do vậy, bạn thấy ngành đánh bắt thường đóng vai trò mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế ở các khu vực ven biển xa xôi".
Ngư dân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH tới sự mưu sinh của mình - Ảnh: research4development
“Những ngư trường nội địa đặc biệt quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực”, tiến sĩ Tim Daw nói. “Những ngư trường này thường ở các sông, hồ lớn hay ở những vùng nông thôn xa xôi”. Mặc dù vậy, ông cũng cho biết các ngư trường rất nhạy cảm đối với vấn đề thay đổi nhiệt độ. “Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi đáng kể lượng mưa hàng năm và làm các dòng sông băng tan chảy nhanh hơn. Do vậy, những thay đổi lớn này có thể khiến lượng nước trong các hồ và dòng sông liên tục bị biến động. Với sự biết đổi bất thường của lượng mưa và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta có thể chứng kiến sự đổ vỡ của các hệ sinh thái thủy sản“, tiến sĩ Tim Daw lo ngại. Trong khi đó, có rất nhiều cảnh báo cấp thiết về biến đổi khí hậu đang được đưa ra, những ảnh hưởng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy ngay lập tức. Báo cáo của FAO cho biết: Những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ tác động tới 25% hệ sinh thái thủy sản nội địa ở châu Phi vào năm 2100. Tiến sĩ Daw nói: “Sẽ có một thách thức to lớn đối với các hệ sinh thái, nên chúng ta cần phải ý thức được những gì chúng ta đang làm sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các thế hệ sau trong tương lai. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời, thì những ảnh hưởng mà chúng ta đã biết được sẽ tác động đến tương lai của chúng ta”.
Môi trường sinh thái biển bị đe dọa trầm trọng nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn những kiểu đánh bắt hải sản bằng các phương tiện trên. Còn trong quán ăn, quán cà phê, nơi đông người... người ta tha hồ thả khói thuốc vô tội vạ. Những người xung quanh họ phải hít thở làn khói thuốc bất đắc dĩ đó. Như vậy là ở đâu, đi đâu, môi trường quanh ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta đang tuyên chiến với cái chết do chính chúng ta gây ra.
Liên tục được mùa tôm.
1. Kinh tế biển được xem là ngành mũi nhọn ở Tam Thanh và một phần của Tam Phú (Tam Kỳ). Riêng Tam Thanh, gần 90% dân số mưu sinh bằng nghề biển. Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Kinh tế Tam Kỳ - Hồ Huy Quỳnh, năm 1997, ở 2 xã vùng đông này, chỉ có khoảng 70 phương tiện đánh bắt trên biển, chủ yếu là tàu thuyền công suất nhỏ (15-25 CV/chiếc). Thời điểm đó, bình quân mỗi năm, sản lượng khai thác đạt 650-700 tấn hải sản các loại, trong đó nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu chiếm chưa đến một phần ba...
Vài năm trở lại đây, ngư dân đã mạnh dạn vay gần 18 tỷ đồng đầu tư cải hoán, đóng mới tàu thuyền, mua sắm ngư cụ và các trang thiết bị hiện đại nhằm kéo dài thời gian sản xuất trên biển. Năm 2000, ông Phạm Văn Nghiệp (thôn Trung Thanh - Tam Thanh) là người đầu tiên bỏ ra hơn 1 tỷ đồng mua một chiếc tàu đánh bắt xa bờ công suất hơn 150CV. Từ ngày có con tàu, chuyến biển nào ông Nghiệp cũng gọi 20 “bạn” đi cùng. Ông cho biết, bình quân mỗi lao động có mức thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng. Riêng ông chủ, hơn 6 năm qua, năm nào cũng thu về 150-200 triệu đồng. Ông Nghiệp bảo, 10 năm trước, có nằm mơ ông cũng không dám nghĩ tới số tiền “khổng lồ” này.
Ngoài tàu ông Nghiệp, mấy năm nay, ở Tam Thanh, 3 chiếc tàu 100CV của các anh: Huỳnh Văn Sách, Võ Ngọc Tăng, Huỳnh Ngọc Căng cũng giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động tại địa phương. Và mỗi năm, trong 9 tháng biển lặng, một người “đi bạn” kiếm hơn 14 triệu đồng, chủ tàu thì trên dưới 100 triệu đồng/người. Theo Chủ tịch UBND xã Tam Thanh Võ Tấn Dũng, ngoài 4 chiếc tàu công suất lớn nêu trên, tính đến đầu năm 2007, Tam Thanh còn 184 phương tiện đánh bắt hải sản khác (khoảng 10-45 CV/chiếc), tăng hơn 3 lần so với đầu năm 1998. Theo thống kê, năm 2006 vừa qua, tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản của Tam Thanh là 2.200 tấn các loại (trong đó gần một nửa phục vụ chế biến xuất khẩu), tăng 1.600 tấn so với đầu năm 2000.
Tân Phú là thôn duy nhất của xã Tam Phú có nhiều hộ theo nghề biển. Cả làng có gần 30 chiếc tàu, mỗi chiếc phải “nuôi” hơn chục miệng ăn. Trước đây, làng này nghèo rạc. Cuối năm 1999, cứ 2-3 gia đình rủ nhau góp vốn đóng một chiếc tàu và theo đó, đời sống của các ngư dân cũng khá dần lên. Ông Nguyễn Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tam Phú cho biết, nhờ đầu tư đóng mới tàu thuyền và phương tiện đánh bắt mà sản lượng khai thác hải sản hằng năm tăng nhanh. Nếu năm 1997, chỉ 30-50 tấn thì nay đã hơn 240 tấn hải sản các loại. Nhờ vậy, dân Tân Phú đã xóa được đói, giảm được nghèo; nhiều gia đình có mức thu nhập mỗi năm 50-75 triệu đồng, như: Nguyễn Văn Hạnh, Trần Ngọc Hoàng, Võ Văn Bàng, Trần Đình Đức, Lê Hận...
Thời gian qua, mặc dù Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng ngư dân sử dụng phương tiện khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như: chất độc, chất nổ, xung điện... vẫn ngang nhiên diễn ra.
Thanh tra Sở NN&PTNT vừa tổ chức tiêu hủy tang vật bị tịch thu do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bao gồm: 7 kích điện, 5 bình ắc quy, 2 máy định vị và ăng ten, 9 miệng lưới cào và 4 miệng lưới te… Từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra thủy sản đã phát hiện và xử lý 160 vụ vi phạm về bảo vệ nguồn thủy sản.
Thanh tra Sở NN&PTNT cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 140 tàu thuyền thường xuyên đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, xung điện… tập trung chủ yếu ở huyện Tân Thành, xã Long Sơn và khu vực cầu Rạch Bà (TP. Vũng Tàu). Các chủ phương tiện thường giấu thuốc nổ trong những vật dụng chứa nhu yếu phẩm mang theo trên ghe tàu, cá biệt có những trường hợp họ mua ngay ngoài khơi. Do vậy, khi bị phát hiện họ dễ dàng phi tang tang vật ngay trên biển, bỏ chạy và dùng tàu khác đến bắt đàn cá, khiến lực lượng kiểm tra không có chứng cứ buộc tội. Các đối tượng sử dụng kích điện và chất nổ trên sông, rạch vào ban đêm, khi gặp lực lượng thanh tra kiểm tra thì họ cũng vứt luôn tang vật để phi tang.
Sử dụng phương tiện khai thác thủy sản trái phép không những hủy diệt nguồn lợi thủy sản mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của ngư dân. Tuy biết rất rõ về những nguy hại khi sử dụng thuốc nổ, nhưng nhiều ngư dân vẫn cố tình vi phạm. Một ngư dân ở xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu phân bua: “Giá xăng dầu tăng cao, chúng tôi không đủ điều kiện đầu tư cho đánh bắt xa bờ, đành phải đánh bắt gần bờ, trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ thì ngày càng cạn kiệt. Chúng tôi vẫn biết là nguy hiểm, nhưng vì “bát cơm manh áo” nên nhắm mắt làm liều”.
Việc sử dụng các phương tiện đánh bắt thủy sản trái phép diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. Hàng năm, Thanh tra Sở NN&PTTN có tổ chức tiêu hủy, xử phạt hành chính nhưng mức phạt chưa đủ mạnh để răn đe nên xử phạt xong đâu lại vào đấy. Theo ông Nguyễn Thành Cường, Phó chánh Thanh tra Sở NN&PTNT để giải quyết tốt vấn nạn này, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các phòng nghiệp vụ. Cần tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ, chất nổ công nghiệp, làm tốt công tác truyên truyền trong nhân dân và tăng cường công tác tuần tra kiểm soát; Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ để các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khác có hiệu quả hơn. Đồng thời, cơ quan chức năng cần tăng cường các hình thức và mức phạt mạnh hơn đối với các đối tượng đánh bắt thủy sản trái phép.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (CSGTĐT), Công an tỉnh đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT, Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra, phát hiện 164 trường hợp dùng kích điện đánh bắt thủy hải sản, tịch thu 130 bình ắc qui, 147 bộ kích điện, 289 công cụ vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính hơn 180 triệu đồng. Phòng CSGTĐT cũng đã phát hiện 5 vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nổ, bắt giữ 8 đối tượng, tịch thu 407 kg thuốc nổ, 720 kíp nổ, 3 mét dây cháy chậm…
-Năm 2009, Chi cục Kiểm tra&Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản Thừa Thiên - Huế kết hợp với các đội kiểm tra liên ngành đã thực hiện hàng chục chuyến tuần tra, kiểm soát bờ biển và 30 chuyến tuần tra kiểm soát trên toàn bộ hệ thống các sông ngòi, đầm phá, bắt quả tang và xử lý 42 trường hợp, tịch thu nhiều phương tiện khai thác trái phép. Riêng các chi hội nghề cá cơ sở trong tỉnh cũng đã tham gia tuần tra trên 150 đợt, bắt xử lý 53 trường hợp.
Đánh bắt thủy sản bằng kích điện đang hủy hoại môi trường
Tại Thừa Thiên - Huế, tình trạng dùng xung điện trong khai thác thuỷ, hải sản diễn ra trên diện rộng. Nhiều người dùng xung điện nhỏ gọn, xách tay để dễ len lỏi ở vùng ruộng trũng, khe suối, kênh rạch vào lúc nông nhàn hoặc những lúc vào vụ cấy lúa vụ hè thu.
Đối với vùng đầm phá, sông, suối người dân dùng bộ xung điện đặt trên ghe nhôm có gắn máy đuôi tôm di chuyển trên ngư trường khai thác cả ngày lẫn đến. Những đối tượng này hoạt động tinh vi, có tổ chức, thường đi theo từng nhóm, sẵn sàng dìm xuồng, tẩu tán dụng cụ vi phạm xuống nước hoặc chống nối lực lượng chức năng khi bị truy bắt...
Bên cạnh đó, việc khai thác thuỷ sản bằng hình thức đặt lừ cũng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm gần đây. Lừ có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu chỉ có 30 hộ tham gia khai thác với 100 chiếc lừ, nhưng đến nay đã có 2.399 hộ tham gia khai thác thủy sản bằng lừ, với khoảng 133.988 tay lừ và vẫn tiếp tục tăng lên mỗi ngày.
Việc ngư dân dùng lừ (loại xếp gọn lại được) để đánh bắt cá, tôm thay thế các ngư cụ khác ngày một ồ ạt, thậm chí nhiều người còn dùng mắt lưới nhỏ từ 0,8-1,2cm để làm lừ khiến nguồn lợi thủy sản vốn đã suy giảm ngày càng bị cạn kiệt hơn.
Trước mắt, UBND tỉnh đã nghiêm cấm phát triển việc dùng lừ có mắt lưới nhỏ hơn 2cm, tức khoảng 18mm để khai thác thuỷ sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai...
ND- Mùa mưa đến cũng là lúc các loài tôm, cá cùng nhiều loại thủy hải sản khác sinh sôi, song cũng là dịp hoạt động đánh bắt cá bằng xung điện tại các ao, hồ, sông, suối ở Ninh Bình rầm rộ nhất. Chính họ không hiểu rằng đang góp phần hủy hoại môi trường sống.
Viết bình luậnLưu bài này
Những ngày này đi qua vùng đồng trũng hay bờ sông ở một số huyện, xã trong tỉnh Ninh Bình, dễ dàng nhìn thấy ba, bốn thậm chí hàng chục người dàn hàng ngang đánh bắt cá bằng xung điện. Thấy chúng tôi tò mò, anh Hoàng Văn Tân, xã Khánh Phú (Yên Khánh) cho biết: "Bây giờ ít người đánh bắt cá bằng hình thức chài lưới, hay câu nữa bởi hiệu quả thấp. Dùng xung điện bắt thủy hải sản vừa nhanh lại được nhiều". Theo anh Tân giải thích, thiết bị này khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, có loại từ 12 đến 16 "con sò" (bóng công suất điện tử nhằm kích điện thế từ điện áp thấp lên điện áp cao), có bán kính hoạt động từ 8 đến 10m tùy vào mục đích sử dụng. Cũng có loại dùng bình ắc-quy 24V, để kích điện lên điện thế 220V thì phạm vi hủy diệt càng rộng hơn. Với cách làm này, một đêm mỗi người có thể đánh được hàng chục cân tôm, cá. Nơi nhiều người đánh bắt cá, tôm là những cánh đồng trũng, ven sông, hồ, hay vùng cửa sông. Đánh cá bằng xung điện khá đơn giản, chỉ cần buộc hai cực điện vào hai đầu sào rồi đưa xuống nước với một khoảng cách nhất định dòng điện sẽ từ nguồn phóng qua nước. Bị" dính điện" những con cá, con tôm chỉ còn biết chết lịm để người đánh dùng vợt bắt. Ngược lên các huyện vùng trũng như Gia Viễn, Nho Quan, tình trạng đánh bắt thủy, hải sản bằng xung điện đã trở thành khá phổ biến. Nhiều đêm, ánh đèn xung điện sáng trắng đồng, nhất là vào những đêm trời mưa, tôm cá từ ao, đầm hay các khu nuôi thả vượt ra theo dòng chảy. Sau mỗi đợt dùng xung điện bắt thủy sản, cánh đồng hay khúc sông trở thành vùng chết bởi sự hủy diệt không còn cá nhỏ. Mặc dù được cảnh báo, nhắc nhở nhiều lần nhưng tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện ở Ninh Bình chưa chấm dứt, nhiều người vẫn hoạt động lén lút, nhất là vào ban đêm. Trong ba năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hơn 40 đợt kiểm tra hơn 500 phương tiện, cảnh báo 268 phương tiện sử dụng xung điện khai thác thủy sản, lập biên bản 70 phương tiện, tịch thu 48 xung điện xách tay, 12 te, lưới điện, phạt tiền gần 14 triệu đồng; phát hiện và xử lý 149 vụ đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, truy đuổi 143 vụ và thu giữ hai kg thuốc nổ, 66 kíp nổ, 2m dây cháy chậm vô chủ; vận động 200 hộ cam kết từ bỏ sử dụng xung điện, chất nổ, hóa chất độc để khai thác thủy sản. Các huyện, thành phố, thị xã tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản trên phạm vi địa bàn quản lý, kể cả trên các sông và vùng nội đồng. Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Đàn Viết Nhi cho biết, từ năm 2006 đến nay đã phát hiện gần 90 vụ sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản, tịch thu 82 bộ dụng cụ. Còn đồng chí Trương Công Hòa, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn nói: Lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở cơ sở quá mỏng, mặt khác chưa có chế tài đủ mạnh để xử phạt, nghiêm cấm. Nghị định số 128/2005/NĐ -CP ngày 11-10-2008 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể đối với hành vi sử dụng xung điện không giao thẩm quyền xử phạt hành chính cho chính quyền các cấp, các ngành mà dừng ở biện pháp tịch thu phương tiện khiến việc quản lý tại cơ sở khó khăn hơn. Trong khi nhận thức của nông dân chỉ nghiêng về khai thác mà không quan tâm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản. Các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương phối hợp thiếu chặt chẽ, không thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản tại cơ sở, việc thống kê, phát hiện xử lý tổ chức, cá nhân dùng xung điện đánh bắt thủy hải sản còn ở mức độ khiêm tốn. Nguyên nhân chính của tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản là do người dân chưa hiểu tác hại trong việc hủy hoại môi trường nước khiến các loại thủy hải sản bị tiêu diệt tận gốc, không phát triển được. Nhiều người biết, nhưng vì lợi ích trước mắt nên vẫn đánh bắt, bất chấp chính quyền địa phương và luật pháp quy định. Chính vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại khi sử dụng xung điện bắt thủy hải sản, cần vận động nhân dân, nhất là những hộ ký cam kết không sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản. Đồng thời, thành lập tổ, đội hoặc nhóm thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm vi phạm. Các huyện, thị xã, thành phố và ngành chức năng trong tỉnh Ninh Bình cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát bờ vùng, ao đầm, nhất là vào mùa nước, mùa cá sinh sản. Nhà nước sớm điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý đánh bắt thủy sản bằng xung điện như: Bổ sung hành vi, vi phạm và mức xử phạt đối với sử dụng xung điện cầm tay, giao thẩm quyền xử phạt cho các cấp xã, huyện, tỉnh, thủ trưởng các ngành. Hiện nay, tổ chức thanh tra chuyên ngành thủy sản chưa thành lập, chủ yếu là kiêm nhiệm, nên ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, tiếp tục tổ chức giao khoán mặt nước, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác ven bờ, vùng nội đồng, tạo việc làm để giảm số người khai thác ven bờ, vùng nội đồng. Cần xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều đề tài, dự án bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.. Duy Kiên
Đã từ lâu, con người đã bắt đầu ý thức được rằng đại dương không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Nhưng những số liệu trong Bản báo cáo vừa qua của tổ chức FAO (1) lại cho chúng ta thấy điều ngược lại, dù có đánh bắt cá “điên cuồng” thì trong khẩu phần ăn của mình “chúng ta vẫn có cá”. FAO hiện là cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc phụ trách mảng lương thực và nông phẩm. Trong tài liệu gần đây nhất mang tên "Tình trạng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản”, tổ chức FAO đã tiết lộ rằng hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản đã góp phần đưa sản lượng thuỷ hải sản lên mức kỷ lục trong năm 2006 với 110 triệu tấn làm thực phẩm. Và đây cũng là lần đầu tiên, chúng ta đã tiêu thụ gần hết sản phẩm của ngành công nghiệp thuỷ hải sản và công nghiệp đánh bắt…
New Scientist khá hân hoan với tin vui này khi đưa lên trang đầu nhật báo của mình dòng tin: “Sản lượng cá vượt quá dân số thế giới”, điều này từ lâu đã là điều đương nhiên vì về mặt lý thuyết mỗi người có 16,7 kg cá trong khẩu phần ăn mỗi năm, và con người làm sao có thể ăn hết chúng trong một lần!
Hàm lượng Protein chứa trong cá không giống nhau. Tổ chức FAO nhấn mạnh rằng, nếu không tính Trung Quốc, quốc gia đứng đầu về ngành công nghiệp thuỷ hải sản( đóng góp 34 trong số 52 triệu tấn cá)(2), trong thực tế mỗi người dân trên thế giới có 13,6 kg cá trong khẩu phần ăn mỗi năm. Còn ở Trung Quốc, tổng cung là hơn 29 kg một người dân! Gần một nửa số cá mà chúng ta tiêu thụ là còn tươi sống. Một phần tư là cá đông lạnh và số còn lại được sử dụng làm đồ hộp hay thịt hun khói(3).
Tất nhiên, số cá đánh bắt được không phải chỉ dùng để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của con người. Các sản phẩm này cũng được chế biến thành dầu ăn và bột, đặc biệt được sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi! Nhu cầu này cũng cần tổng cộng hơn 33 triệu tấn và số này được lấy chủ yếu trong đại dương. Bên cạnh đó, con người cũng đang tiêu thụ trực tiếp 110 triệu tấn.
Nhưng chính vì vậy nên tình trạng của ngày công nghiệp đánh bắt và thuỷ hải sản hiện nay không hề sáng sủa chút nào. Trong khi trữ lượng cá đánh bắt đang chững lại thì tổ chức FAO lại tiết lộ 80% sản lượng đánh bắt đã đạt tới thậm chí vượt quá mức tái sinh tối đa. Tức là 20% còn lại thực sự là phần đánh bắt vượt mức. Ngoài ra, hiện tượng biến chất nước ngọt cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới ngành thuỷ hải sản vì sản phẩm của ngành này phần lớn được nuôi ở các vùng nước ngọt: trong 20 năm, sản lượng thuỷ hải sản ở các vùng nước ngọt đã tăng từ 4 lên 26 triệu tấn! Người nuôi trồng thuỷ hải sản còn là nạn nhân của hiện tượng giá dầu dao động mạnh và giá bột cá tăng dù họ vẫn đang cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm thực phẩm làm từ thuỷ hải sản của mình.
Tổ chức FAO không tìm cách trả lời câu hỏi gai góc về ảnh hưởng của nuôi trồng thuỷ hải sản tới trữ lượng cá tự nhiên. Đã từ lâu, trong ngành đánh bắt luôn có thói quen không dùng một lượng sản phẩm nhất định làm thực phẩm.Và con người ta không biết liệu đó có phải là hậu quả của việc đa dạng hoá chế độ dinh dưỡng trong nuôi trồng thuỷ hải sản hay không hoặc liệu con người có giảm phần cá làm nguyên liệu chế biến mà mình không ăn để nguỵ trang cho tình hình phát triển của ngành công nghiệp thuỷ hải sản khi ngành này bị tác động.
Ngược lại, tổ chức Liên Hợp Quốc cũng đưa ra cảnh báo về nạn đánh bắt quá mức(4)và khẳng định các tàu đánh cá cần cắt giảm quy mô đánh bắt và thời gian sử dụng tàu, đồng thời ưu tiên sử dụng các công cụ có hiệu quả hơn. Thật vậy, hiện nay để đánh bắt một tấn cá thì cần lượng chất đốt nhiều hơn. Tổ chức FAO cũng nhấn mạnh rằng công nghiệp đánh bắt không phải là một ngành sinh lời, do đó các quốc gia buộc phải viện trợ hàng loạt cho các hoạt động này. Một vòng xoáy địa ngục: chi phí cho tàu đánh bắt quy mô rất lớn càng nhiều, và hệ số đánh bắt ở mỗi thuỷ thủ và mỗi tàu càng giảm, và trợ cấp càng cao thì…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_va_thach_thuc_trong_khai_thac_tai_nguyen_bien_3465.doc