Lời mở đầu
Nước Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hun đúc, tạo nên truyền thống đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, xây dựng một nền văn hoá đa dân tộc trong một quốc gia. Đó là nền văn hiến Việt Nam.
Bài này giới thiệu một số vấn đề về thực trạng và những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - thực trạng và giải pháp
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có các dân tộc thiểu số.
- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi rõ “... các dân tộc thiểu số được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ...” đó là sự bảo đảm pháp lý đầy đủ để đồng bào tin tưởng và đi theo chế độ xã hội mới.
2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Đất nước vừa giành được độc lập, thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19-12-1946), nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh chọn vùng Sơn Dương, Định Hóa (là vùng dân tộc thiểu số và miền núi) làm “Thủ Đô” của kháng chiến chống Pháp. Ở những nơi khác, cũng hình thành các vùng căn cứ lớn, nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa phương, từng khu vực là nơi đặt các xưởng quân giới, kho tàng phục vụ cho kháng chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng dân tộc hay được nhắc đến như chiến khu Việt Bắc, chiến khu Đ miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận, chiến khu Mộc Hạ ở Sơn La...
Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng đã bị nhân dân các dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm gương người dân tộc thiểu số dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết như: Bế Văn Đàn, La Văn Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộc Gia Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)...
- Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số ghi rõ: “... đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng ta có Chính sách dân tộc một cách toàn diện. Chính sách đó đã đi vào quần chúng các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức người, sức của góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù thì khiếp đảm, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra rằng phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùng miền núi là vùng chiến lược quan trọng, các dân tộc thiểu số là lực lượng to lớn của cách mạng.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975), chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được khẳng định là một bộ phận khăng khít của chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
- Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của Miền, của Khu, của Tỉnh ủy... đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi để hoạt động, các dân tộc thiểu số đã sát cánh với người Kinh, cống hiến sức lực, xương máu, của cải để góp phần làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận đánh Buôn Ma Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã được tổ chức thực hiện thành công xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả năng cách mạng của mình, hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức người, sức của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con suối, mỗi buôn làng đều đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào về những chiến công và về những con người... mà tiêu biểu là hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là người các dân tộc thiểu số.
Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta, chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau.
4. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước là... “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam... nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc, được cụ thể hóa tại Nghị quyết 22/NQTW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đề ra những chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên chính sách dân tộc thời kỳ 1996 - 2000... “ Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công gnhiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật Dân tộc. Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh”...(1)
Như trên đã dẫn, từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là nhất quán dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “ Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc”. Vậy chúng ta quán triệt tư tưởng chỉ đạo này của Đảng như thế nào?
- Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Bình đẳng về chính trị là sự bình đẳng về quyền làm chủ đất nước. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, trước hết và cụ thể là quyền tham chính của các dân tộc.
Bình đẳng về kinh tế, là sự phát triển về kinh tế đồng đều giữa các dân tộc và các vùng, có thể lấy mục tiêu về bình quân thu nhập tính theo đầu người làm chuẩn, hay nói cách khác, đó là mục tiêu là thước đo để phấn đáu cho sự bình đẳng về kinh tế. Bình đẳng về kinh tế là nội dung rất quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định cho sự bình đẳng về mọi mặt.
Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa trong một nền văn hóa đa dân tộc, không những không làm mất đi bản sắc dân tộc, mà trái lại bản sắc văn hóa của các dân tộc còn được giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc được hưởng thụ văn hóa, dân trí của các dân tộc đều được nâng cao.
- Đoàn kết: Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết, như Bác Hồ nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Kết quả của sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó.
- Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nước có nhiều dân tộc, để tồn tại và phát triển cần có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Dân tộc nào cũng có nhu cầu cần được giúp đỡ và ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ. Giúp đỡ từ hai phía, các dân tộc thiếu số giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc thiểu số giúp đỡ dân tộc đa số và ngược lại, giúp đỡ là hai chiều; ví dụ: người đa số chủ yếu là ở đồng bằng làm ra được nhiều lương thực, nhưng cần có môi trường, cần có rừng và bờ cõi của đất nước được yên ổn, do có người bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần lớn là các dân tộc thiểu số; giúp đỡ nhau bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều phối của Nhà nước.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
Quá trình thực hiện nhất quán chính sách dân tộc của Đảng, đã phát huy được sức mạnh to lớn của đồng bào, góp phần vào thành tựu trong công cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước, nhất là trong những năm thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội VI, VII, và VIII tiếp theo là các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, cụ thể là Nghị quyết số 22 ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII đã khẳng định và cụ thể hóa chính sách dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vùng dân tộc miền núi đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau đều tăng hơn năm trước; đời sống đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi đã có những biến đổi tiến bộ, an ninh chính trị được giữ vững, đoàn kết dân tộc được tăng cường.
A. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNG SAU ĐÂY:
1. Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từ chỗ đều bị áp bức bóc lột dưới sự đô hộ của thực dân đế quốc Pháp, Mỹ..., giữa các dân tộc với nhau có sự mặc cảm, miệt thị, bởi âm mưu chia để trị của thực dân phong kiến, đã trở thành những thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng làm chủ đất nước, quyền làm chủ và quyền bình đẳng dân tộc ngày càng được tôn trọng trên thực tế. Đại biểu đại diện của các dân tộc trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương là cơ quan quyền lực của Nhà nước, ngày càng phát huy vai trò tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được tăng cường, tình hình chính trị ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Quá trình thử thách và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc cũng như xây dựng đất nước đã chứng minh sức mạnh đoàn kết các dân tộc.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng ngày càng nhiều ở vùng dân tộc và miền núi là điều kiện vật chất rất quan trọng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc và sự phát triển đồng đều giữa các vùng:
- Diện tích khai hoang tạo ra ruộng nước, ruộng bậc thang, ruộng cạn, chuyển dần từ du canh, du cư sang xây dựng đồng ruộng theo hướng thâm canh, định canh, được thể hiện rõ từ miền phía Bắc cho tới Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ.
- Hệ thống thủy lợi được phát triển mạnh. Diện tích phần lớn từ chỗ phải nhờ vào nước trời, hoặc những công trình nhỏ, tạm; nay đã hình thành mạng lưới tưới tiêu bằng công trình xây dựng kiên cố như: Việt Bắc 70-80%, Tây Bắc 60%, Tây Nguyên 90% diện tích ruộng có công trình thủy lợi tưới.
- Mạng lưới giao thông đã phát triển khá, tất cả các huyện miền núi đều đã có đường ô tô đi tới. 100% số xã của các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn đã có đường ô tô đi đến các trung tâm xã vào mùa khô, nhiều xã ở Tây Nguyên đã có đường ô tô đến thôn bản; các vùng khác cũng đạt tới 80 đến 90% số xã. Rất nhiều vùng xa, hẻo lánh, nhiều người không hề nghĩ đến hoặc không dám ước mơ đến, nay cũng đã có đường ô tô tới. Thành tựu này có ý nghĩa rất lớn lao đến sự phát triển của các dân tộc, rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc với nhau và giữa miền núi với miền xuôi. Nếu lấy thời gian đi lại làm thước đo khoảng cách thì ngày xưa đi từ Hà Nội đến Lai Châu là hơn 1 tháng, ngày nay chỉ còn là 1 ngày. Đồng Văn, Mèo Vạc chỉ nghe tên đã hình dung đó là một xứ sở rất cao và xa xôi, phải đi hàng tháng trời thì nay khoảng cách cũng chỉ là 1, 2 ngày mà thôi.
- Mạng lưới thông tin, liên lạc phát triển rất nhanh như viễn thông, đường dây điện thoại, đàm thoại dễ dàng đến tất cả các tỉnh và các huyện miền núi và dân tộc, trừ một số huyện mới tách. Nhiều xã của các tỉnh Tây Nguyên và miền núi của miền Trung cũng đã có điện thoại, tất cả các xã của tỉnh Sơn La đã có điện thoại, Sơn la đã tiến kịp miền xuôi về lĩnh vực này, không lâu nữa hầu hết các xã đều có điện thoại, thành tựu này sẽ là một kỳ tích xóa đi một khó khăn lớn nhất của mỉền núi và vùng dân tộc thiểu số về thông tin liên lạc và chứng minh rằng miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc tiến lên có sự phát triển ngang nhau là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
- Mạng lưới điện cũng đã phát triển, nhiều vùng của mọi miền đất nước đã nối vào mạng lưới điện quốc gia, những nơi xa và rất xa như Sín Mần, Đồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ (Lai Châu) cũng đã có điện lưới quốc gia và nhiều địa phương còn phát triển thủy điện nhỏ rất mạnh như huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã có hàng nghìn thủy điện nhỏ loại 1-3 kw. Với sự phát triển đó, nhân dân các dân tộc tin tưởng, điện khí hóa đối với vùng dân tộc thiểu số không phải là không thực hiện được.
3. Đã từng bước hình thành một số vùng sản xuất phát triển tương đối tập trung và theo hướng sản xuất hàng hóa. Như cà phê, cao su, chè ở các tỉnh Tây Nguyên; chè, hồi, quế, cây ăn quả... ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Một số vùng từ chỗ phá rừng làm rẫy đã chuyển sang bảo vệ, tu bổ rừng và trồng rừng có kết quả.
4. Đã vận động định canh, định cư, tương đối ổn định được 2 triệu trong số 3 triệu người còn du canh du cư. Trong đó 30% số hộ đã có đời sống tương đối ổn định, thu nhập vào loại khá, không còn thiếu đói, có nhà cửa khang trang, mua được radio, ti vi, xe máy, thậm chí một số hộ cũng mua được ô tô vận tải và nhiều loại máy cơ giới làm đất xay sát, tưới tiêu... Một số điểm nổi trội như đồng bào ở xã Chư Pơn (Đăk Lăk) cho biết đã xóa được: đói, khổ, uống nước suối, chày giã gạo, mù chữ...; xã Tâm Châu, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng có 1.395 hộ thì loại giầu chiếm trên 20% thu nhập trên 500 triệu đồng/năm/hộ về trồng cà phê, có thêm cà phê, cả xã có 30 xe ô tô tải 306 máy kéo, 120 máy điện thoại, 717 xe gắn máy, bình quân 1,5 hộ có một ti vi, số hộ nghèo chỉ còn khoảng 5%, chúng tỏ vùng dân tộc vẫn có khả năng phát triển và giàu có. Vấn đề này đã xóa đi quan niệm cho rằng dân tộc là đồng nghĩa với nghèo khổ và lạc hậu.
5. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao dân trí trong các dân tộc thiểu số, có bước phát triển rất dài so với trước. Vùng thấp phát triển khá hơn.
- Học sinh phổ thông chiếm từ 15 đến 20% so với dân số, khắp các xã trong tất cả các vùng dân tộc thiểu số đều đã có trường phổ thông cơ sở. Đã hình thành hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú trong tất cả các tỉnh, huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Ba trường dự bị đại học ở ba miền Bắc Trung Nam đào tạo cán bộ cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao và dân tộc ít người. Phần lớn đồng bào Tày, Nùng, Thái, Mường, Chăm, Khơme đã được phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Hầu hết các dân tộc đều có người tốt nghiệp trung học và đại học. Đã có chữ viết của một số dân tộc và tiếng phổ thông là ngôn ngữ quốc gia đã ngày càng phát triển trong các dân tộc. Ngày nay đi tới đâu cũng đã có người biết chữ và tiếng phổ thông.
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các dân tộc được khuyến khích phát triển và hòa hợp trong một nền văn hóa đa dân tộc, đồng thời mỗi dân tộc vẫn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp và bản sắc dân tộc riêng của mình. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã phát triển đến hầu hết các huyện của vùng dân tộc thiểu số, thông tin về những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc ở tất cả mọi miền, kể cả nơi xa và hẻo lánh của đất nước. Thành tựu đó đã phá vỡ sự cách biệt trước đây, có nơi gần như biệt lập với xã hội bên ngoài ở miền núi xa xôi, với các hoạt động của đất nước.
- Mạng lưới y tế, phòng bệnh và chữa bệnh đã phát triển rộng khắp đến huyện và cơ sở, khống chế được các bệnh xã hội không để phát triển thành ổ dịch, đặc biệt là bệnh sốt rét, trước đây đã gây biết bao đau khổ cho đồng bào các dân tộc, ngày nay đã hạn chế đến mức thấp nhất, không để xảy ra dịch. Bệnh phong là một bệnh mà đồng bào rất sợ hãi, có nơi số người mắc bệnh này chiếm đến 40% dân số, ngày nay đã không còn đáng sợ nữa.
6. Tổ chức Đảng, các Đoàn thể và chính quyền ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đã được xây dựng và củng cố. Tổ chức Đảng, Đoàn thể và chính quyền vững mạnh so với trước đều do những cán bộ của địa phương và dân tộc đảm đương, hầu hết các dân tộc đều đã có Đảng viên và cán bộ. Tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, tuy còn phải tiếp tục giáo dục, nhưng đã được giải quyết, không có cơ sở phát triển. Các dân tộc đều có người tham gia lực lượng vũ trang bao gồm cả bộ đội, công an và dân quân tự vệ. Hàng ngũ cán bộ sỹ quan của lực lượng vũ trang nhân dân từ hạ sỹ quan cho đến cấp tướng, trong đó đều là người dân tộc thiểu số.
7. Đã đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số làm nòng cốt và lãnh đạo trong phong trào cách mạng của quần chúng. Đội ngũ cán bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ... là những cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện trong phong trào cách mạng giành độc lập tự do, có lòng yêu nươc, chí căm thù giặc, đầy nghị lực và kiên cường đã góp sức vào thắng lợi của sự nghiệp giải phòng dân tộc và thống nhất đất nước. Cán bộ người dân tộc được đào tạo có hệ thống, có kiến thức ngày một nhiều hơn, hình thành đội ngũ cán bộ bao gồm 126 người có trình độ trên đại học, 11.470 người có trình độ đại học và cao đẳng, 72.642 người có trình độ trung học. Trong số 450 đại biểu Quốc hội khoá X có 78 đại biểu là người dân tộc thiểu số và hơn 70% đại biểu ấy có trình độ đại học. Đội ngũ cán bộ này đang đảm nhiệm các cương vị lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo người dân tộc thiểu số có bước trưởng thành rõ rệt như Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII có 15 đồng chí là người dân tộc thiểu số chiếm 8,82%, 19 đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ chiếm 11,87%. Kết quả về công tác cán bộ nêu trên là một thắng lợi rất to lớn về chính sách dân tộc của Đảng ta.
B. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Bên cạnh những thắng lợi nêu trên, cũng còn những tồn tại như sau:
1. Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến sản xuất ở một số nơi tăng chậm. Do đó tuy đã có sự tiến bộ như trên nhưng bình quân về lương thực và thu nhập vẫn còn rất thấp, đời sống chậm được cải thiện, đặc biệt có nơi chưa có gì thay đổi so với trước. Ví dụ như Cao Bằng, bình quân lương thực đầu người năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg hoặc Yên Bái nếu năm 1997 là 253,4kg thì năm 1998 là 240,2kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng có tình trạng giảm như vậy.
- Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Ví dụ: Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc đầu năm 1999 cho thấy:
Tính theo vùng:
Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay là 18,98% trong khi tỷ lệ đó ở khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ còn 7,22%, tức là khoảng cách giữa hai vùng đã chênh lệch với nhau hơn 2,6 lần. Hoặc như tỉnh Đăk Lăk, năm 1998, mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực I (theo phân khu vực miền núi của Uỷ ban dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu nhập bình quân tại khu vực III chỉ được 1.430.000đ/người. Chênh nhau tới 3,78 lần
Tính theo dân tộc
Theo tài liệu điều tra phân loại giầu, nghèo ở một số điểm cho những chỉ số như sau:
Tỉnh
Dân tộc
Điểm khảo sát
Mức độ giầu nghèo
Khá và giàu
Trung bình
Nghèo
Lai Châu
Kinh
Si La
Xã khu vực I
Xã khu vực III
44,4%
0
51,21%
6,25%
4,5%
93,75%
Hà Giang
Dao
Mông
Xã khu vực I
Xã khu vực III
14,1%
0
46,9%
39,20%
39,0%
51,66%
Ninh Thuận
Chăm
Raglai
Xã khu vực I
Xã khu vực III
4,53%
1,4 khá
39,35%
20,70%
56,12%
77,90%
ĐăkLắk
Ê đê
MNông
Xã khu vực I
Xã khu vực III
52,53%
7,30% khá
32,32%
25,60%
15,15%
67,10%
Hưng yên
Kinh
Xã trung bình
53%,11%
32,39%
14,50%
- Thực hiện cơ chế thị trường, đối với miền núi và vùng cao nảy sinh khó khăn mới như không có thị trường hoặc không cạnh tranh nổi trong điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều nơi làm ra sản phẩm, nhưng lại không có người mua. Do đó khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa. Chẳng hạn lấy thu nhập làm chuẩn, thu nhập chung của cả nước bình quân hơn 200 USD đầu người/năm thì miền núi và vùng dân tộc thiểu số như Hà Giang là 80 USD (1995), đến năm 2000 phấn đấu thu nhập gấp đôi, số này sẽ là 400 và 160 như vậy về tỷ lệ thì như nhau nhưng khoảng cách 160/400 lại rộng hơn so với 80/200.
2. Bộ phận đồng bào còn sống du canh, du cư là bộ phận dân cư nghèo khổ nhất, còn hơn 1 triệu người và xu hướng du cư lại tiếp tục tăng lên. Mấy năm gần đây rộ lên làn sóng chuyển cư từ phía Bắc vào phía Nam, không theo kế hoạch chúng ta gọi là di cư tự do đã gây không ít khó khăn cho địa phương nơi dân đi cũng như địa phương nơi dân đến.
Tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá, mấy năm qua rừng tự nhiên bị suy giảm về diện tích là 143.714 ha, bình quân mỗi năm thiệt hại hơn 23.952ha, nhiều địa phương cho rằng số rừng bị phá chắc chắn còn cao hơn số này tới 4 lần. Số rừng trồng mới không bù được số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích được che phủ bình quân cả nước chỉ còn 28,2%, có nơi còn thấp như Cao Bằng 12%...
3. Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ của đồng bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so với đồng bằng.
- Phát triển giáo dục phổ thông ở vùng cao còn rất khó khăn. Học sinh lớn tuổi bỏ học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít hoc sinh; tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù chữ và không biết tiếng phổ thông đến 80-90%.
- Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn rất thấp, một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, cúng bái, mê tín, theo "Vàng chứ" còn tồn tại và có nơi tăng lên.
- Cơ sở y tế xã còn yếu, có nơi không có người làm việc hoặc có cán bộ y tế nhưng không có thuốc. Bệnh sốt rét vẫn còn là mối đe doạ đến tính mạng của đồng bào, bệnh bướu cổ còn phổ biến ở nhiều vùng. Số bệnh nhân phong và lao còn lớn, nhất là ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt có xóm, làng 40% người mắc bệnh này. Đại bộ phận vùng dân tộc thiểu số thiếu nước sạch, đặc biệt một số vùng thiếu cả nguồn nước vì đã không còn nguồn sinh thuỷ là rừng như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Lục Khu, Hà Quảng (Cao Bằng)...
4. Việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
- Trừ một số tỉnh có đội ngũ cán bộ dân tộc tương đối đồng đều về cơ cấu lãnh đạo, chuyên môn và quản lý kinh tế - xã hội, còn nói chung nhiều tỉnh miền núi mới chỉ có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý phần lớn là từ nơi khác đến.
- Giáo viên và cán bộ y tế phần lớn là ở xuôi lên, ví dụ như huyện Tủa Chùa trên 80% dân số là người Mông nhưng mới có 4 giáo viên là người Mông trong tổng số hơn 300 giáo viên của huyện.
- Một số địa phương do cơ cấu dân số thay đổi nên việc sử dụng cán bộ dân tộc đã không được chú ý như trước, dẫn đến sự băn khoăn của đồng bào đó là điều thực tế đã diễn ra ở một số nơi.
- Tỷ lệ cán bộ được đào tạo có trình độ đại học và trên đại học không những đã quá thấp mà sự chênh lệch còn quá lớn như Tày là 1,8%, Nùng 0,7%, Thái 0,3%, Mường 0,7%, Dao 0,1%, Mông 0,06%... (so với dân số). Việc thực hiện một số chính sách còn bị lệch lạc và tiêu cực như cử tuyển, dân tộc nội trú và thi cử, nếu những tiêu cực không được khắc phục thì tác dụng sẽ ngược lại với mục đích tốt đẹp của những chủ trương chính sách đó.
5. Do những tồn tại trên, nên mặc cảm giữa các dân tộc chưa được xoá bỏ triệt để, từng nơi, từng lúc việc đoàn kết dân tộc lại phát sinh vấn đề mới, nếu không xử lý tốt dễ làm phức tạp vấn đề. Cơ cấu dân số ở miền núi đã và sẽ còn thay đổi như ở Tây Nguyên trước năm 1975, cư dân dân tộc thiểu số là chủ yếu thì ngay nay đã trở thành số ít, từ đó phản ánh vào sự cấu tạo trong bộ máy nhà nước như có nhiều địa phương đại biểu HĐND trước đây hầu hết là người dân tộc thiểu số, nay chỉ còn một vài người; cơ cấu cán bộ chủ chốt ở xã, huyện cũng có thay đổi tương tự, một vài nơi chưa nhận thức được vấn đề cốt lõi của chính sách dân tộc là tuy cơ cấu dân số có thay đổi nhưng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Đó là những vấn đề lớn, cần có sự quan tâm thích đáng trong chính sách dân tộc vì nó không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà nó còn có ý nghĩa quốc tế.
6. Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý là:
- Tình hình di biến động dân cư tương đối lớn, hàng chục vạn người thuộc nhiều dân tộc di cư từ vùng cao xuống vùng thấp, từ phía Đông sang phía Tây, từ phía Bắc vào phía Nam. Dòng di cư này vẫn còn đang tiếp diễn. Việc di dân có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là vùng cao thiếu đất sản xuất và đất đai đã bạc màu, đời sống khó khăn, cần phải đi đến chỗ có điều kiện sinh sống tốt hơn.
- Tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các địa phương, phần lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo luật tục chứ không theo luật pháp. Số đồng bào du canh, du cư không có đất đai ổn định để sản xuất, đồng bào Khơme Nam Bộ có đến 6% số hộ không có đất sản xuất (gọi là trắng tay) do nghèo đói đã cầm cố, sang nhượng hết.
- Một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc như "Vàng Chứ" phát sinh ở một số vùng của đồng bào Mông và một số dân tộc khác, nếu không ngăn chặn sẽ có thể phá vỡ sự bền vững của văn hoá Mông.
- Một số tệ nạn xã hội như, nghiện hút, uống nhiều rượu, cờ bạc... vẫn còn tồn tại và một số nơi có chiều hướng tăng lên. Diện tích trồng thuốc phiện tuy đã bị đẩy lùi đáng kể, từ 20.000 ha xuống còn khoảng 200 ha (1998), nhưng vấn đề này không đơn giản, nếu chủ quan sẽ rất có thể phát triển trở lại rất nhanh.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1. Quan điểm:
- Quán triệt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế để nâng mức sống của các dân tộc, có sự phát triển ngang nhau là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước, bảo đảm cho đất nước ổn định và phát triển.
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc coi đây là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung của cả nước, trước hết là bản thân đảng bộ, chính quyền, nhân dân miền núi và dân tộc thiểu số phải vươn lên tự lực, tự cường, chống tư tưởng tự ty, ỷ lại.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng, gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết những nhu cầu bức xúc về mặt xã hội ở miền núi và vùng dân tộc.
2. Mục tiêu:
a. Mục tiêu chiến lược (mục tiêu lâu dài):
Về mục tiêu chiến lược cần phải quán triệt và bám sát theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội do Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là:
- "Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ"(1) trong đó cốt lõi của vấn đề là phấn đấu cho sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Muốn vậy cần phát huy nội lực của mỗi dân tộc, nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc trên cơ sở ngày càng hoà nhập, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Mục tiêu cụ thể (trước mắt)
- Ổn định và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân các dân tộc. Xoá được nạn đói, giảm số hộ nghèo xuống dưới mức 30%. Giảm bớt khoảng cách chênh lệch nghèo đói giữa các vùng và các dân tộc. Thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân giữa các dân tộc và các vùng và sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - văn hoá nói chung.
- Về bảo vệ sức khoẻ, thực hiện được 100% số xã có trạm y tế, có đủ cán bộ và đủ thuốc chữa bệnh. Khống chế bệnh sốt rét không để xảy ra dịch, chống bướu cổ, loại bỏ tình trạng thiếu i ốt vào năm 2000. Tất cả các bệnh nhân phong được phát hiện và chữa trị. Cơ bản có đủ nước uống và nước sạch cho nhân dân.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, nâng cao thêm một bước trình độ văn hoá và đời sống tinh thần, bảo tồn và phát triển văn hoá, văn nghệ tốt đep, thanh toán nạn mù chữ, đưa thông tin bằng sóng phát thanh và truyền hình đến hầu hết các vùng của đất nước, góp phần vào nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc.
- Cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư.
- Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu cán bộ dân tộc, trước hết là đối với cấp cơ sở và huyện.
- Trên cơ sở đó, củng cố và tăng thêm lòng tin của các dân tộc đối với chính sách của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc được tăng cường. Giữ vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
3. Nhiệm vụ và những giải pháp lớn
a. Về nhiệm vụ
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Công nghiệp.
Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, sắp xếp lại và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, phát triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống. Xây dựng các cơ sở vật liệu xây dựng, đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác khoáng sản.
Hoàn thành đúng tiến độ các công trình thuỷ điện đang xây dựng và chuẩn bị các công trình mới ở Sơn La, Sông Gâm, Tây Nguyên... Phát triển công nghiệp miền núi phải bám sát theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sản xuất có thiết bị tiên tiến, không lạc hậu, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh được với cơ chế thị trường hiệnnay.
Nông - Lâm nghiệp:
- Giải quyết lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, không phải sản xuất lương thực tự túc hoặc với bất cứ giá nào. Vùng có điều kiện vẫn tiếp tục mở rộng diện tích, tạo ra đất đai ổn định để làm lương thực không du canh du cư. Thâm canh, tăng năng xuất bằng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thuỷ lợi, đồng thời giao lưu với các vùng, bảo đảm an toàn lương thực.
- Rừng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sinh thái, môi trường, trước mắt cần thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đóng cửa rừng, đồng thời khoanh nuôi, trồng mới để đến năm 2010 đưa độ che phủ lên trên 43%, hình thành một hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dùng, rừng sản xuất... đảm bảo an ninh môi trường cho đất nước và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc đóng cửa rừng chỉ là một biện pháp hành chính, có tính chất tình thế, phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để người dân sống trên vùng này làm giàu bằng phát triển rừng.
- Về phát triển cây công nghiệp dài ngày đưa diện tích từ 179 nghìn ha năm 1994 lên gấp đôi vào năm 2000 và những năm sau.
- Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
- Gắn phát triển nông - lâm nghiệp với công tác định canh định cư, tiếp tục đầu tư theo dự án sớm hoàn thành công tác định canh định cư trong cả nước.
Kết cấu hạn tầng và dịch vụ:
- Về giao thông, đầu tư nâng cấp các đường quốc lộ, tuyến đường đến các huyện xã vùng cao. Đến năm 2005 hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Xây dựng đường Trường Sơn (Xa lộ Bắc - Nam) sẽ có ý nghĩa làm thay đổi vùng kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
- Về năng lượng, năm 2000 - 2005, 100% số huyện lỵ có điện, từ 80 - 90% số xã có điện (điện lưới quốc gia và thuỷ điện) và 100% số xã có điện vào trước năm 2010.
- Về thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, tu sửa và kiên cố hoá các công trình hiện có, bảo đảm trước tiên cho các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp tập trung, cung cấp nước cho công nghiệp và đô thị. Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn để đảm bảo đến năm 2005 có 80% số dân được dùng nước sạch.
- Xây dựng và phát triển đô thị, thị trấn nhất là vùng sâu, vùng xa cần nhanh chóng phát triển những trung tâm cụm xã để thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất hàng hoá phát triển. Phá thế tự cấp, tự túc, hình thành các điểm thương mại cấp vùng, thị xã, huyện và cụm xã. Chuyển dịch cơ cấu dân cư hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có một số dân tộc chỉ làm nông nghiệp tự cấp tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và cung cấp hàng hoá trong vùng. Phấn đấu xuất khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 20-30%.
- Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử của các vùng trong nước để phát triển du lịch, đồng thời phải có biện pháp để ngăn chặn những tiêu cực do du lịch gây ra và giữ vững được bản sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế.
- Thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình phát triển thông tin liên lạc đến năm 2000-2005 sẽ phủ sóng phát thanh và truyền hình hầu hết các vùng miền núi và dân tộc thiểu số, trên 90% số xã có trạm điện thoại và nhà bưu điện văn hoá xã.
- Phát triển mạnh mạng lưới y tế xã,thôn... bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, có đủ thầy thuốc, có cơ sở dược, bảo đảm cung cấp các loại thuốc thông thường, có phương tiện khám và chữa các loại bệnh thông thường cho nhân dân, kể cả những xã vùng sâu, vùng xa.
- Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi, mở rộng các hình thức giáo dục. Củng cố hoàn thiện hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú từ xã lên đến trường dự bị đại học ở Trung ương. Có cơ chế chính sách sao cho người nghèo cũng đi thi đại học được, việc cử tuyển vào trường dân tộc nội trú và đại học, cao đẳng phải đúng đối tượng theo quy định của chính sách dân tộc và Luật Giáo dục.
b. Những giải pháp chủ yếu:
1. Về địa bàn
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, cần chỉ đạo và đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Miền núi, bao gồm các tỉnh miền núi, tỉnh có miền núi và vùng dân tộc (ở đồng bằng) có số dân khoảng 22.600.000 người. Hiện nay phân thành ba khu vực theo trình độ phát triển để chỉ đạo và có giải pháp thích hợp đối với từng khu vực (1).
Khu vực I:
Gồm các trung tâm đô thị, thị trấn và khu vực công nghiệp, hiện nay có số dân trên 6,4 triệu người chiếm khoảng 28% dân số của toàn 3 khu vực. Cơ chế đầu tư chủ yếu ở vùng này là huy động nguồn lực từ trong cộng đồng và vốn vay, tạo nên thị trường trong vùng và làm đầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng khác trong cả nước; phát triển với nhịp độ cao hơn mức bình quân cả nước để thúc đẩy sự phát triển của vùng và kích thích, lôi cuốn các vùng khác phát triển theo.
Khu vực II:
Gồm các xã còn khó khăn, chưa phát triển bằng khu vực I là vùng tiếp giáp giữa khu vực I với khu vực III là những vùng sâu, vùng xa, vùng cao; vùng này có số dân trên 9,6 triệu người chiếm 43% dân số của toàn 3 khu vực. GDP bình quân đầu người ở khu vực này năm 1994 bằng 70% mức trung bình của cả nước. Mật độ đường giao thông còn rất thấp, mới có 0,18km/km2
Cơ chế đầu tư đối với khu vực này là có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn từ cộng đồng và vốn tín dụng.
Xóa được đói, giảm được nghèo xuống dưới mức 15% vào năm 2000 và thực hiện 100% định canh, định cư.
Khu vực III:
Là khu vực khó khăn nhất, có số dân trên 6,5 triệu người, chiếm 29% dân số của toàn 3 khu vực, đây là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết cấu hạ tầng chưa có gì đáng kể, điều kiện sống và dịch vụ cực kỳ khó khăn, đất nông nghiệp thiếu, phần lớn sản xuất nông nghiệp độc canh cây lương thực trên nương rẫy, chưa có điều kiện tiến lên sản xuất hàng hóa; GDP bình quân đầu người năm 1994 chỉ bằng 31% mức trung bình trong cả nước, mật độ giao thông chỉ có 0,09km/km2, còn 464 xã chưa có đường đến trung tâm xã.
Để cho nhân dân các xã dân tộc ở khu vực này thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc và miền núi, ngày 31-7-1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa nhằm “ Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng” [1].
Chương trình 135 được thực hiện theo 2 giai đoạn với mục tiêu cụ thể như sau:
a. Giai đoạn 1998-2000:
- Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo.
Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hóa thông tin.
b. Giai đoạn từ 2001-2005
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biêt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005.
- Bảo đảm cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường nhựa đến tất cả các huyện, nâng cấp đường đến trung tâm xã, có đường ôtô đến tất cả các xã và có đường dân sinh tốt hơn đến các thôn bản, thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa ở vùng này.
Chương trình 135 phải bao gồm toàn bộ các chương trình đang thực hiện ở khu vực III như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn; không phân tán thành nhiều chương trình như hiện nay, vì có sự chồng chéo, lãng phí, nhiều cửa và dễ thất thoát. Phấn đấu đến hết thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ xóa bỏ nghèo đói, xóa bỏ du canh du cư, xóa bỏ đặc biệt khó khăn, xóa bỏ một bước quan trọng về khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các dân tộc.
2. Thực hiện tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo:
Mục tiêu của chương trình này là xóa đói, nghèo, xóa được du canh, du cư, góp phần triệt tiêu tình trạng đặc biệt khó khăn. Đối tượng của chương trình là diện đói nghèo của cả ba khu vực, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực III.
3. Về chính sách đầu tư:
Vốn ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư tập trung chủ yếu vào xây dựng giao thông, điện, thủy lợi, nước sạch, trạm y tế, bệnh viện, trường học, chợ, tùy tính chất mức độ quy mô của công trình mà có sự đóng góp của nhân dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Vốn tín dụng tập trung hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, xóa đói, giảm nghèo. Vay vốn với lãi xuất thấp. Riêng đối tượng nghèo đói cho vay phải có một cơ chế chính sách đặc biệt, nên cho vay không có lãi, nếu do ngân hàng cho vay thì phần lãi xuất do ngân sách nhà nước đảm nhiệm, hoặc có thể có một quỹ tín dụng giao thẳng cho ban chủ nhiệm chương trình quản lý cho vay theo nguyên tắc bảo toàn vốn. Bỏ thể chấp mà bằng nguyên tắc tự nguyện và tín chấp, tín chấp là cơ quan đoàn thể quần chúng hoặc giám đốc dự án đứng ra vay cho dân để tổ chức thực hiện theo các chương trình dự án.
- Về đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, tập trung đầu tư chủ yếu cho khoanh nuôi, chỉ cần khoanh nuôi, không phát, không đốt trong thời gian 5-10 năm sẽ thành rừng, đầu tư cho khoanh nuôi bằng đầu tư cho trồng mới và chăm sóc rừng trồng, rừng tự nhiên giao cho đại bộ phận cho hộ gia đình quản lý được hưởng toàn bộ khối lượng tăng trưởng của rừng so với thời điểm được giao. Có như vậy mới gắn liền lợi ích của rừng với người làm rừng và nhân dân làm nghề rừng cũng có điều kiện làm giàu bằng nghề rừng. Nếu muốn được rừng mà không có chính sách cho người, thì người sẽ không chịu bó tay, rừng sẽ bị phá hoặc người sẽ chạy đi nơi khác. Đi đôi với chính sách đầu tư đó, hạn chế dân số tự nhiên và cơ học đến vùng này để không tăng thêm áp lực về lương thực và chất đốt.
4. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì cán bộ là quyết định, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đề ra là rất đúng đắn. Vấn đề cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ do Đại hội đảng đề ra.
- Có quy hoạch đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số từ cơ sở cho đến trung ương, nghĩa là đề ra được nhu cần từng loại cán bộ trong từng thời kỳ theo mục tiêu, chiến lược cán bộ chung của cả nước và của các dân tộc được đào tạo sử dụng tương ứng với tỷ lệ dân số của dân tộc đó.
- Trên cơ sở quy hoạch đó, củng cố, phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú xã lên đến Trung ương làm nhiệm vụ bồi dưỡng con em người dân tộc có đủ trình độ kiến thức để thi vào đại học. Cấp xã đào tạo trình độ cấp I, huyện cấp II, tỉnh cấp III và trường dự bị đại học ở Trung ương, bồi dưỡng nâng cao trình độ để thi vào đại học. Hệ thống trường này phải được tiế tục củng cố hoàn thiện thêm cơ sở vật chất và chính sách chỉ đạo tuyển sinh chặt chẽ, theo dân tộc và địa bàn cụ thể, tránh tình trạng có dân tộc cán bộ đã nhiều, nhưng học sinh, sinh viên vẫn chiếm đa số là không hợp lý. Chủ trương cử tuyển vào đại học và cao đẳng chỉ là giải pháp tình thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có hiệu quả để tiến tới bỏ hệ cử tuyển hiện nay, học sinh học lên các cấp đều phải thi, có đạt trình độ thì mới cho lên. Có vậy mới đào tạo được nhân tài, nhà nước có chế độ, chính sách, tạo điều kiện để học sinh học giỏi thi đỗ chứ không phải châm chước hoặc cho thêm điềm để học lên cấp cao.
- Có chính sách thu hút và hưởng thụ thích đáng theo nguyên tắc phân phối theo lao động về tiền lương cho cán bộ công tác ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Chúng ta ra sức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người xuất thân ở vùng này, đồng thời cũng rất cần thiết có cán bộ từ nơi khác đến phục vụ lâu dài đồng bào các dân tộc. Do đó cần có hệ số lương theo như phân chia 3 khu vực hiện nay, có thể là công tác ở khu vực I hệ số lương bằng 1,1 lần, khu vực II là 1,5 khu vực III là 2 lần nghĩa là lên công tác ở khu vực III thì lương gấp đôi so với mức lương chung. Ngoài ra chúng ta cũng nên nghiên cứu từng bước và đến lúc nào đó sẽ có sự điều chuyển cán bộ giữa các vùng và các dân tộc. Cán bộ người miền núi, người dân tộc thiểu số có thể xuống công tác ở đồng bằng và ven biển, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ chúg ta đã làm như vậy. Cán bộ chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, sỹ quan đến cấp tướng, tư lệnh sư đoàn, quân khu chỉ huy các mặt trận chẳng phải đã có người dân tộc thiểu số đó sao, hoặc thời Pháp cũng có những người là dân tộc thiểu số xuống làm quan ở đồng bằng. Nếu như thực hiện từng bước cho đến khi xoá bỏ sự ngăn cách về cơ cấu dân tộc thì chính là lúc chúng ta đã thực hiện được sự bình đẳng, đoàn kết dân tộc một cách thực sự theo đúng nghĩa của nó.
5. Thực hiện chính sách mở cửa:
Hội nhập với thế giới bên ngoài thì việc thực hiện chính sách dân tộc, có nhiều phức tạp, sự biến đổi của các nước láng giềng và trên thế giới không thể không ảnh hưởng, tác độc đến các dân tộc nước ta và ngược lại, trong khi đó nguy cơ về diễn biến hòa bình, các thế lực phản động bên ngoài luôn luôn tìm kẽ hở để kích động dân tộc hòng gây mất ổn định. Nhưng không phải vì vậy mà ta đóng cửa và không cho nước ngoài vào đầu tư, phát triển lên miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Xuất phát từ quan điểm đường lối chính sách dân tộc và qua thử thách trong các thời kỳ cách mạng, chứng tỏ nhân dân các dân tộc ta bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng tin tưởng, trung thành và đi theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bác Hồ đề ra.
Vì vậy nên có sự quan hệ về công tác dân tộc trong khu vực và thế giới , như liên Hợp quốc có diễn đàn chống phân biệt đối xử, bảo vệ lợi ích của các dân tộc thiểu số, tổ chức và diễn đàn này và nhiều tổ chức khoa học trên thế giới hoàn toàn không có gì mâu thuẫn với chính sách dân tộc của ta, qua các diễn đàn đó chúng ta nói lên được chính sách dân tộc rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên do lợi ích và mưu đồ của mỗi tổ chức và thế lực phản động họ dùng vấn đề này để chống phá ta thì chúng ta phải có đối sách thích hợp để không mất cảnh giác.
6. Xây dựng Luật Dân tộc:
Nước ta là một nước có nhiều dân tộc. Theo đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền. Do đó trong giai đoạn này cần thiết phải thể chế những tư tưởng quan điểm chính sách dân tộc của Đảng thành luật pháp của Nhà nước, làm cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các dân tộc trong tình hình mới. Nội dung của Luật sẽ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng, quyền và nghĩa vụ của các dân tộc (về thành phần dân tộc, quyền tham gia quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa) và quản lý nhà nước vê dân tộc.
- Tiếp tục hoàn thiện và thể chế hóa đường lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào các dự án Luật mà Quốc hội đã và sẽ thông qua.
7. Đổi mới về công tác dân tộc và miền núi.
Quốc hội có Hội đồng dân tộc của Quốc hội, thực hiện chức năng xây dựng luật, giám sát và tăng cường hiệu lực của giám sát đối với các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương, về việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nướcvề dân tộc và miền núi, để cơ quan này thực sự giữ được vị trí quan trọng của nó cần có chế tài để mọi tổ chức và cá nhân thực hiện những kiến nghị chính đáng của cơ quan Quốc hội về lĩnh vực dân tộc, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của các thành viên Hội đồng dân tộc để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân và Quốc hội giao cho như luật định.
- Uỷ ban dân tộc và miền núi của Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về dân tộc và trực tiếp quản lý một số chương trình dự án. Cơ quan dân tộc của Chính phủ cần tập chung chủ yếu vào việc xây dựng chính sách và giúp Chính phủ kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách dân tộc.
- Các ngành ở Trung ương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, có chủ trương, biện pháp chỉ đạo quản lý toàn ngành về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Những ngành có liên quan nhiều đến vấn đề dân tộc có thể tổ chức ra một vụ như Bộ Văn hóa có Vụ dân tộc v.v...
- Tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các địa phương nên phân ra làm hai loại: đối với tỉnh được công nhận là miền núi, đại bộ phận dân cư là dân tộc và tỉnh đồng bằng có vùng dân tộc thiểu số từ 10 ngàn người trở lên thì có Ban dân tộc; loại tỉnh có cả đồng bằng và miền núi, có cả dân tộc thiểu số thì có Ban dân tộc và miền núi.
- Tổ chức quản lý chỉ đạo các chương trình cụ thể xuyên suốt từ Trung ương xuống đến cơ sở. Quản lý và đầu tư theo dự án, theo địa chỉ trên cơ sở cơ chế chính sách đầu tư thống nhất và cụ thể, chống kiểu ban ơn, xin, cho. Chống tham nhũng, thất thoát, nhiều thủ tục phiền hà... Cơ quan ở Trung ương chủ yếu là quản lý chính sách, mục tiêu đối tượng, còn quyết định cụ thể làm gì, ở đâu, các gì trước, cái gì sau là do địa phương quyết định. Có cơ chế cụ thể thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả các chương trình dự án đó phải công bố công khai cho nhân dân biết để nhân dân làm có thu nhập ngay từ lúc xây dựng công trình và nhân dân kiểm tra, giám sát.
8. Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi, chính sách dân tộc
Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, các cơ quan của nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các Ban của Đảng ở Trung ương và địa phương để làm tốt công tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài của nước ta.
KẾT LUẬN
Thực trạng tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đồng thời nhà nước ta đang huy động mọi nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc phát triển nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng: dân tộc là vấn đề chiến lược lớn, là vấn đề rất dễ nhạy cảm. Hơn nữa, tính chất quan trọng của nó không phải chỉ là nhất thời mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài.
Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là sức mạnh và điều kiện đảm bảo an ninh và phát triển bền vững của một nước có nhiều dân tộc như nước ta.
1 Theo Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi công nhận 3 khu vực miền núi và vùng dân tộc năm 1996.
[1] Trích QĐ 135/1998/QĐ-TTG ngày 31/7/1998 về chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miềnnúi và vùng sâu vùng xa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluan_7162.doc