Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống khmer Nam Bộ

Đến nay, tại vùng đất phương Nam, người Khmer vẫn còn lưu giữ được hai loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của dân tộc, đặc biệt là kịch hát Dù kê, góp phần làm phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc, làm đặc sắc thêm vốn văn hóa dân gian Nam Bộ, đó là một điều vô cùng đáng quý. Do đó, để Rô băm, Dù kê tiếp tục đứng vững được với thời gian, không bị mai một, không bị chìm vào quên lãng, thì ta cần nhanh chóng đào tạo được đội ngũ kế thừa có đủ tâm, đủ lực, để khi Rô băm, Dù kê được ghi tên trong danh sách những Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, thì ta vẫn đủ sức duy trì, giữ mãi được vẻ độc đáo, tính truyền thống của hai loại hình sân khấu dân gian đặc sắc này.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201474 Soá 13, thaùng 3/2014 75 VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG KHMER NAM BỘ Đào Hoàng Nam1 Tóm tắt Rô băm, Dù kê là hai loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc, độc đáo của người Khmer Nam Bộ, vốn có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Khmer vùng đất này. Hiện nay, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác của Việt Nam, Rô băm, Dù kê cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần. Để hai loại hình sân khấu dân gian này đứng vững được với thời gian, giữ gìn được bản sắc dân tộc, thì việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn sâu, thật sự yêu mến, am hiểu, đủ sức để giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc, là điều hết sức cần thiết. Bài viết xin đóng góp một số ý kiến bàn về việc đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật Dù kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ nói chung. Từ khóa: Rô băm; Dù kê; Nghệ thuật Rô băm, Dù kê; Đào tạo nguồn nhân lực cho Rô băm, Dù kê; Sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Abstract Ro bam, Duke – the two special and unique theatre forms of Southern Khmer area – play the important role in Khmer people’s spiritual life. Currently, Ro bam and Du ke are in the same situation as other types of Vietnamese traditional theatre, falled into oblivion. It is essential to educate human resource who is well-trained and be able to reserve, bring into play the nation’s tradition. This article contributes some good ideas for training people who are fond of Duke in particular, Southern Khmer’s traditional theatre in general. Keywords: Ro bam; Duke; Ro bam - Duke Art; Training human resources for Ro bam, Duke; Southern Khmer’s traditional theatre. 1 Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu 1. Đặt vấn đề Rô băm, Dù kê là hai loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc, độc đáo của người Khmer Nam Bộ, kể từ khi ra đời, vốn có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Khmer vùng đất này. Ở những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... nghệ thuật sân khấu Rô băm, Dù kê, từng có thời hoàng kim, phát triển mạnh mẽ, được đông đảo công chúng đón nhận. Đặc biệt, loại hình sân khấu Dù kê còn được nhân dân nước bạn - Campuchia, nhiệt liệt hoan nghênh, khi đoàn Dù kê của Xả Cọn (Sóc Trăng) mạnh dạn sang lưu diễn tại thủ đô Phnôm Pênh vào những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác của Việt Nam như: Tuồng, Chèo, Cải lương... thì Rô băm, Dù kê cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần. Do đó, nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy hai loại hình nghệ thuật này, đặc biệt là Dù kê, đã và đang được triển khai. Chẳng hạn như: Hội thảo về bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1980, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Hội thảo về bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1995, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng; Hội thảo khoa học về “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”, do UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì tổ chức vào tháng 11 – 2013; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê lần thứ I, do tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức vào tháng 11 – 2013, với quy mô toàn quốc; và nhiều bài viết, công trình sưu tầm, khảo cứu, nghiên cứu khoa học xoay quanh lĩnh vực này đã và đang được thực hiện ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Xung quanh những vấn đề cần được khắc phục, giải quyết, để hai loại hình sân khấu dân gian này vẫn đứng vững được với thời gian, giữ gìn được bản sắc dân tộc, chính là vấn đề nguồn nhân lực. Trong điều kiện thiếu thốn nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn sâu, thật sự yêu mến, am hiểu, đủ sức để giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc, thì ta cần có sự đầu tư đúng mức, đúng hướng để giải quyết vấn đề này. Trong khuôn khổ bài viết này, ở góc độ là nhà quản lý giáo dục, chúng tôi xin góp thêm một số ý kiến bàn về việc đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật Dù kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ nói chung. 2. Mấy vấn đề cần chú ý trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer 2.1. Vấn đề nguyên tắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer thì vấn đề đầu tiên cần được chú ý là công tác đào tạo phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, đào tạo phải có tính kế thừa. Kế thừa ở đây thể hiện ở nhiều phương diện, chẳng hạn: Kế thừa những phương thức giảng dạy, truyền nghề đã có trong dân gian; Kế thừa phương thức biên soạn, chuyển thể, sáng tạo những tác phẩm mới để cung cấp nguồn kịch bản cho sân khấu... Tức kế thừa những kinh nghiệm đã có trong dân gian để phục vụ cho công tác đào tạo. Từ đó đúc kết, hệ thống những kinh nghiệm thực tiễn đó, đấy chính là cơ sở để lập ra chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo phù hợp. Sở dĩ phải kế thừa những kinh nghiệm đã có trong dân gian là bởi nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ vốn bắt nguồn từ dân gian, đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức dân gian bao đời nay, gắn chặt với đời sống, tâm tư tình cảm của dân gian, do đó, muốn đào tạo đúng hướng ta buộc phải quay trở lại cái gốc của nó để tìm hiểu, học hỏi, rồi khái quát, nâng chất nâng tầm nó lên trong một chương trình đào tạo chính quy, hiện đại. Thứ hai, đào tạo phải có tính chọn lọc. Tùy vào loại hình đào tạo: chính quy, không chính quy, ngắn hạn, dài hạn..., phải chọn lọc nội dung chương trình, đối tượng người học, đội ngũ người dạy... một cách phù hợp. Phải nhớ rằng đây là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ, mà chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do đó chúng tôi nghĩ rằng không nên đào tạo đại trà, mà phải đào tạo có chọn lọc, phù hợp nhu cầu thực tiễn. Thứ ba, đào tạo phải đảm bảo sát thực tiễn. Chương trình đào tạo, phương thức đào tạo phải đảm bảo học đi đôi với hành, phải đảm bảo nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc, để khi đội ngũ được đào tạo chính quy ra trường phải đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, phải phục vụ được nhân dân, giữ vững được bản sắc sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Thứ tư, đào tạo phải đảm bảo tính đồng bộ. Phải đảm bảo rằng ở những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, có đoàn sân khấu truyền thống Khmer, thì tất cả những nơi đó đều phải được hưởng những chính sách ưu tiên (nếu có) trong đào tạo nguồn nhân lực, để nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ được phát triển đồng đều. Tuyệt đối tránh tình trạng thiếu kế hoạch trong đầu tư cho công tác đào tạo, dễ dẫn đến tình trạng đầu tư cục bộ, hoặc thừa hoặc thiếu, kém hiệu quả. 2.2. Chọn lọc đối tượng người học Đối tượng người học ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đối tượng học để trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp của sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Rô băm, Dù kê, phải đâu một sớm một chiều có thể học được. Nghệ thuật múa trong Rô băm với đặc điểm “đĩnh đạc, trì chí, và mềm mại duyên dáng”, ngày nay đâu dễ người đạt đến trình độ đó. Dù kê, tiếp sau Rô băm, tiếp thu tinh túy của sân khấu Rô băm, tuy dung nạp nhiều hình thức ca múa khác, nhưng Dù kê vẫn giữ được nét truyền thống của sân khấu dân gian Khmer, với nghệ thuật múa đường cong điêu luyện. Vì lẽ đó, không phải ai cũng có thể học để trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp của sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201474 Soá 13, thaùng 3/2014 75 VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG KHMER NAM BỘ Đào Hoàng Nam1 Tóm tắt Rô băm, Dù kê là hai loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc, độc đáo của người Khmer Nam Bộ, vốn có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Khmer vùng đất này. Hiện nay, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác của Việt Nam, Rô băm, Dù kê cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần. Để hai loại hình sân khấu dân gian này đứng vững được với thời gian, giữ gìn được bản sắc dân tộc, thì việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn sâu, thật sự yêu mến, am hiểu, đủ sức để giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc, là điều hết sức cần thiết. Bài viết xin đóng góp một số ý kiến bàn về việc đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật Dù kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ nói chung. Từ khóa: Rô băm; Dù kê; Nghệ thuật Rô băm, Dù kê; Đào tạo nguồn nhân lực cho Rô băm, Dù kê; Sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Abstract Ro bam, Duke – the two special and unique theatre forms of Southern Khmer area – play the important role in Khmer people’s spiritual life. Currently, Ro bam and Du ke are in the same situation as other types of Vietnamese traditional theatre, falled into oblivion. It is essential to educate human resource who is well-trained and be able to reserve, bring into play the nation’s tradition. This article contributes some good ideas for training people who are fond of Duke in particular, Southern Khmer’s traditional theatre in general. Keywords: Ro bam; Duke; Ro bam - Duke Art; Training human resources for Ro bam, Duke; Southern Khmer’s traditional theatre. 1 Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu 1. Đặt vấn đề Rô băm, Dù kê là hai loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc, độc đáo của người Khmer Nam Bộ, kể từ khi ra đời, vốn có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Khmer vùng đất này. Ở những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... nghệ thuật sân khấu Rô băm, Dù kê, từng có thời hoàng kim, phát triển mạnh mẽ, được đông đảo công chúng đón nhận. Đặc biệt, loại hình sân khấu Dù kê còn được nhân dân nước bạn - Campuchia, nhiệt liệt hoan nghênh, khi đoàn Dù kê của Xả Cọn (Sóc Trăng) mạnh dạn sang lưu diễn tại thủ đô Phnôm Pênh vào những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác của Việt Nam như: Tuồng, Chèo, Cải lương... thì Rô băm, Dù kê cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần. Do đó, nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy hai loại hình nghệ thuật này, đặc biệt là Dù kê, đã và đang được triển khai. Chẳng hạn như: Hội thảo về bảo tồn và phát triển nền nghệ thuật truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1980, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Hậu Giang; Hội thảo về bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ năm 1995, do Bộ VHTT tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng; Hội thảo khoa học về “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”, do UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì tổ chức vào tháng 11 – 2013; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê lần thứ I, do tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức vào tháng 11 – 2013, với quy mô toàn quốc; và nhiều bài viết, công trình sưu tầm, khảo cứu, nghiên cứu khoa học xoay quanh lĩnh vực này đã và đang được thực hiện ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Xung quanh những vấn đề cần được khắc phục, giải quyết, để hai loại hình sân khấu dân gian này vẫn đứng vững được với thời gian, giữ gìn được bản sắc dân tộc, chính là vấn đề nguồn nhân lực. Trong điều kiện thiếu thốn nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, có chuyên môn sâu, thật sự yêu mến, am hiểu, đủ sức để giữ gìn và phát huy vốn quý của dân tộc, thì ta cần có sự đầu tư đúng mức, đúng hướng để giải quyết vấn đề này. Trong khuôn khổ bài viết này, ở góc độ là nhà quản lý giáo dục, chúng tôi xin góp thêm một số ý kiến bàn về việc đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật Dù kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ nói chung. 2. Mấy vấn đề cần chú ý trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer 2.1. Vấn đề nguyên tắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer thì vấn đề đầu tiên cần được chú ý là công tác đào tạo phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, đào tạo phải có tính kế thừa. Kế thừa ở đây thể hiện ở nhiều phương diện, chẳng hạn: Kế thừa những phương thức giảng dạy, truyền nghề đã có trong dân gian; Kế thừa phương thức biên soạn, chuyển thể, sáng tạo những tác phẩm mới để cung cấp nguồn kịch bản cho sân khấu... Tức kế thừa những kinh nghiệm đã có trong dân gian để phục vụ cho công tác đào tạo. Từ đó đúc kết, hệ thống những kinh nghiệm thực tiễn đó, đấy chính là cơ sở để lập ra chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo phù hợp. Sở dĩ phải kế thừa những kinh nghiệm đã có trong dân gian là bởi nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ vốn bắt nguồn từ dân gian, đã ăn sâu bén rễ trong tâm thức dân gian bao đời nay, gắn chặt với đời sống, tâm tư tình cảm của dân gian, do đó, muốn đào tạo đúng hướng ta buộc phải quay trở lại cái gốc của nó để tìm hiểu, học hỏi, rồi khái quát, nâng chất nâng tầm nó lên trong một chương trình đào tạo chính quy, hiện đại. Thứ hai, đào tạo phải có tính chọn lọc. Tùy vào loại hình đào tạo: chính quy, không chính quy, ngắn hạn, dài hạn..., phải chọn lọc nội dung chương trình, đối tượng người học, đội ngũ người dạy... một cách phù hợp. Phải nhớ rằng đây là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ, mà chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do đó chúng tôi nghĩ rằng không nên đào tạo đại trà, mà phải đào tạo có chọn lọc, phù hợp nhu cầu thực tiễn. Thứ ba, đào tạo phải đảm bảo sát thực tiễn. Chương trình đào tạo, phương thức đào tạo phải đảm bảo học đi đôi với hành, phải đảm bảo nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc, để khi đội ngũ được đào tạo chính quy ra trường phải đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân, phải phục vụ được nhân dân, giữ vững được bản sắc sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Thứ tư, đào tạo phải đảm bảo tính đồng bộ. Phải đảm bảo rằng ở những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, có đoàn sân khấu truyền thống Khmer, thì tất cả những nơi đó đều phải được hưởng những chính sách ưu tiên (nếu có) trong đào tạo nguồn nhân lực, để nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ được phát triển đồng đều. Tuyệt đối tránh tình trạng thiếu kế hoạch trong đầu tư cho công tác đào tạo, dễ dẫn đến tình trạng đầu tư cục bộ, hoặc thừa hoặc thiếu, kém hiệu quả. 2.2. Chọn lọc đối tượng người học Đối tượng người học ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đối tượng học để trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp của sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Rô băm, Dù kê, phải đâu một sớm một chiều có thể học được. Nghệ thuật múa trong Rô băm với đặc điểm “đĩnh đạc, trì chí, và mềm mại duyên dáng”, ngày nay đâu dễ người đạt đến trình độ đó. Dù kê, tiếp sau Rô băm, tiếp thu tinh túy của sân khấu Rô băm, tuy dung nạp nhiều hình thức ca múa khác, nhưng Dù kê vẫn giữ được nét truyền thống của sân khấu dân gian Khmer, với nghệ thuật múa đường cong điêu luyện. Vì lẽ đó, không phải ai cũng có thể học để trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp của sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201476 Soá 13, thaùng 3/2014 77 Cho nên, để tránh đào tạo dàn trải, kém hiệu quả, cần chú ý lựa chọn đối tượng người học, đó phải là những người có năng khiếu, có tâm huyết, có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật sân khấu truyền thống. Và ít ra, cũng phải có một vốn văn hóa nhất định, để đủ sức lĩnh hội, tiếp thu, trân trọng và truyền bá nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trong tình trạng hẫng hụt về đội ngũ kế thừa, lớp thanh thiếu niên Khmer có hứng thú với loại hình nghệ thuật truyền thống này càng lúc càng ít ỏi, cho nên, đã đến lúc phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục truyền thống nghệ thuật, tình yêu nghệ thuật cho lớp người sau. Đồng thời, cần phát hiện và chăm bồi những chồi non có tố chất tốt để phát triển trong tương lai. Học Rô băm, Dù kê, nếu được học từ độ tuổi lên mười, khi đôi bàn tay, bàn chân còn mềm mại, dễ tiếp thu những động tác uốn cong, mềm dẻo, thì khả năng lớn lên trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp là rất cao. 2.3. Chú trọng đội ngũ “Nhà giáo” trong quá trình đào tạo Mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ là để có được đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp, có thể phục vụ được cho sự tồn tại và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo này, phải đảm bảo đào tạo có chọn lọc, có thể ít về số lượng nhưng phải tuyệt đối đảm bảo về chất lượng, mà muốn có được chất lượng, có được trò giỏi, thì phải có thầy hay. Đội ngũ Nhà giáo để giảng dạy trong lĩnh vực này cần được chọn lọc cẩn thận, đó phải là những người có tâm huyết, thật sự am hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của Rô băm, Dù kê, và quan trọng là phải có kinh nghiệm thực thụ trong biểu diễn, đủ sức, đủ tầm để truyền nghề. Vấn đề nan giải ở đây là, tìm những người thầy hội đủ những điều kiện nói trên không nhiều. Theo tài liệu “Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam” do Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), thì tính đến đầu năm 2010, cả Nam Bộ chỉ có 11 nghệ sĩ ưu tú, trong đó có 2 người đã mất, vậy chỉ còn lại 9 người, con số thật quá ít ỏi so với nhu cầu thực tiễn. Như vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng tổ chức được chương trình đào tạo chính quy, và mời những nghệ nhân gạo cội này tham gia đào tạo cho tầng lớp kế thừa. Ngoài ra, ở mỗi tỉnh có đoàn nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer cũng có thể chọn cử những nghệ sĩ đã có những thành tựu nhất định cùng tham gia vào công tác đào tạo. 2.4. Một số vấn đề khác 2.4.1. Chú ý đa dạng hóa các loại hình đào tạo Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chất lượng, điều kiện, hoàn cảnh... của nguồn nhân lực, mục tiêu của chương trình đào tạo, ta sẽ có những loại hình đào tạo phù hợp, để đảm bảo cho tất cả những ai có niềm đam mê, có năng khiếu, đều được đào tạo để trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Chẳng hạn: Đối với những thiếu niên từ sớm đã bộc lộ năng khiếu, ta cần ngay lập tức có kế hoạch chăm bồi, có thể đưa vào sinh hoạt trong những nơi có biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống, cho được tham gia tập luyện những động tác cơ bản, sau đó khi lớn lên sẽ cho theo học những chương trình đào tạo chính quy, tập trung, có thể ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, để được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Đối với những nghệ sĩ đã có được chút vốn liếng trong nghề, tức đã được tham gia biểu diễn, có chút ít kinh nghiệm, ta có thể tổ chức những khóa đào tạo có thời hạn khoảng 1 – 2 năm. Trong thời gian đó họ sẽ được học tập trung, được bổ túc vốn văn hóa cần thiết, và học theo chương trình đào tạo chính quy để nâng cao hiểu biết về nghề, nâng cao kỹ năng diễn xuất. Với đối tượng là những nghệ sĩ lâu năm trong nghề, có thể tổ chức những khóa tập huấn ngắn hạn, mục đích của những đợt tập huấn này là để họ có điều kiện được cập nhật kiến thức về nghề, nắm được tình hình chung về nghề, họ vừa học nhưng đồng thời cũng vừa trao truyền cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong nghề. Đấy là dịp để họ giao lưu, học hỏi, cập nhật kiến thức, đồng thời cũng là dịp để họ truyền cho nhau ngọn lửa đam mê với nghề. 2.4.2. Quan tâm đến đặc trưng của nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer trong quá trình đào tạo Quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ từ khâu tuyển sinh đầu vào đến chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra,... tất cả đều phải đặc biệt lưu ý đến đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Thứ nhất, người ta vẫn thường gọi đây là nghệ thuật của đường cong. Tư thế múa của đôi bàn tay phải cong vút, uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng với chuyển động mềm mại của toàn thân. Do đó khi tuyển sinh đầu vào, cần tuyển những đối tượng có đủ tố chất, năng khiếu để thực hiện những điệu múa cổ điển, có tính quy phạm. Thứ hai, vì tính chất phức tạp, độc đáo của loại hình nghệ thuật này, nên chương trình đào tạo phải giáo dục được tính kiên nhẫn, trì chí, để học viên có đủ sức, đủ tinh thần để theo đuổi việc học, theo nghề, tận tâm với nghề. Thứ ba, vì Dù kê sẵn sàng dung nạp nhiều hình thức nghệ thuật, luôn cải biến để phù hợp thị hiếu thẩm mỹ của khán giả, nên người ta ví Dù kê như “một tờ giấy thấm” có thể hút lấy tất cả các tinh hoa của các loại hình nghệ thuật khác, hoặc như “một lò lửa” mà trong đó người ta chụm đủ các thứ củi. Do đó, chương trình đào tạo phải có khả năng huấn luyện cho người nghệ sĩ có đủ trình độ để họ có thể biết “gạn đục, khơi trong”, lọc lấy những phần tinh hoa mà tiếp nhận, cải biến cho phù hợp; đồng thời bỏ đi những phần không hay, để loại hình nghệ thuật này vừa có thể giao lưu, tiếp biến, vừa không bị lai căng, mất gốc, không bị đánh mất nét bản sắc, độc đáo của nó. 2.4.3. Quan tâm đến đối tượng “Người thưởng thức” Công chúng, người thưởng thức nghệ thuật Rô băm, Dù kê, cũng nên được quan tâm đúng mức, bởi đây cũng chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào việc bảo tồn, phát huy hai loại hình nghệ thuật độc đáo này. Người thưởng thức, đặc biệt là người “biết thưởng thức” Rô băm, Dù kê hiện nay không nhiều, nhất là giới trẻ. Do đó, đối với những người “biết thưởng thức”, ta cần đặc biệt quan tâm để có kế hoạch thu hút đầu vào đối với đối tượng này, để họ từ người “biết thưởng thức” trở thành người được phát hiện, được đào tạo, và khi được đào tạo xong, đến phiên mình, họ sẽ truyền lửa cho thế hệ sau cùng tiếp bước. Với đối tượng này, khi họ được phát hiện, cần quan tâm đến trình độ văn hóa của họ, sự hiểu biết của họ, vốn học vấn của họ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cách hiểu, cách biểu diễn của họ sau khi được đào tạo. Do đó, cần chú ý bổ sung, làm đầy vốn văn hóa của họ, nếu trình độ văn hóa của họ còn thấp, để họ có cách hiểu sâu sắc, có ý thức, có sự sáng tạo đúng đắn, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. 2.4.4. Chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo Một điều quyết định rất lớn đến sự thành công của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ là chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo. Từ lâu, Rô băm, Dù kê được hình thành và phát triển trong dân gian, tồn tại trong dân gian cho đến ngày nay, có thời kỳ phát triển rực rỡ, cũng có lúc tồn tại âm thầm, dai dẳng... Phần lớn đều là nhờ vào sức dân, lòng dân, tình yêu thương máu thịt của dân đối với nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc họ. Thế nhưng ngày nay, khi công nghệ thông tin đã mang các loại hình giải trí “đến tận giường ngủ” của con người, thì Rô băm, Dù kê muốn tồn tại được phải có chính sách bảo tồn và phát triển, trong đó có chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo. Phải chăm lo đến lợi ích chính đáng cho người nghệ sĩ, những người đi “giữ lửa truyền thống”, phải thực hiện những việc làm có ích để cổ vũ tinh thần họ, để họ yên tâm học tập, Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201476 Soá 13, thaùng 3/2014 77 Cho nên, để tránh đào tạo dàn trải, kém hiệu quả, cần chú ý lựa chọn đối tượng người học, đó phải là những người có năng khiếu, có tâm huyết, có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật sân khấu truyền thống. Và ít ra, cũng phải có một vốn văn hóa nhất định, để đủ sức lĩnh hội, tiếp thu, trân trọng và truyền bá nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, trong tình trạng hẫng hụt về đội ngũ kế thừa, lớp thanh thiếu niên Khmer có hứng thú với loại hình nghệ thuật truyền thống này càng lúc càng ít ỏi, cho nên, đã đến lúc phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục truyền thống nghệ thuật, tình yêu nghệ thuật cho lớp người sau. Đồng thời, cần phát hiện và chăm bồi những chồi non có tố chất tốt để phát triển trong tương lai. Học Rô băm, Dù kê, nếu được học từ độ tuổi lên mười, khi đôi bàn tay, bàn chân còn mềm mại, dễ tiếp thu những động tác uốn cong, mềm dẻo, thì khả năng lớn lên trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp là rất cao. 2.3. Chú trọng đội ngũ “Nhà giáo” trong quá trình đào tạo Mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ là để có được đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp, có thể phục vụ được cho sự tồn tại và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo này, phải đảm bảo đào tạo có chọn lọc, có thể ít về số lượng nhưng phải tuyệt đối đảm bảo về chất lượng, mà muốn có được chất lượng, có được trò giỏi, thì phải có thầy hay. Đội ngũ Nhà giáo để giảng dạy trong lĩnh vực này cần được chọn lọc cẩn thận, đó phải là những người có tâm huyết, thật sự am hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của Rô băm, Dù kê, và quan trọng là phải có kinh nghiệm thực thụ trong biểu diễn, đủ sức, đủ tầm để truyền nghề. Vấn đề nan giải ở đây là, tìm những người thầy hội đủ những điều kiện nói trên không nhiều. Theo tài liệu “Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam” do Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên), thì tính đến đầu năm 2010, cả Nam Bộ chỉ có 11 nghệ sĩ ưu tú, trong đó có 2 người đã mất, vậy chỉ còn lại 9 người, con số thật quá ít ỏi so với nhu cầu thực tiễn. Như vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng tổ chức được chương trình đào tạo chính quy, và mời những nghệ nhân gạo cội này tham gia đào tạo cho tầng lớp kế thừa. Ngoài ra, ở mỗi tỉnh có đoàn nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer cũng có thể chọn cử những nghệ sĩ đã có những thành tựu nhất định cùng tham gia vào công tác đào tạo. 2.4. Một số vấn đề khác 2.4.1. Chú ý đa dạng hóa các loại hình đào tạo Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chất lượng, điều kiện, hoàn cảnh... của nguồn nhân lực, mục tiêu của chương trình đào tạo, ta sẽ có những loại hình đào tạo phù hợp, để đảm bảo cho tất cả những ai có niềm đam mê, có năng khiếu, đều được đào tạo để trở thành những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Chẳng hạn: Đối với những thiếu niên từ sớm đã bộc lộ năng khiếu, ta cần ngay lập tức có kế hoạch chăm bồi, có thể đưa vào sinh hoạt trong những nơi có biểu diễn nghệ thuật sân khấu truyền thống, cho được tham gia tập luyện những động tác cơ bản, sau đó khi lớn lên sẽ cho theo học những chương trình đào tạo chính quy, tập trung, có thể ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, để được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Đối với những nghệ sĩ đã có được chút vốn liếng trong nghề, tức đã được tham gia biểu diễn, có chút ít kinh nghiệm, ta có thể tổ chức những khóa đào tạo có thời hạn khoảng 1 – 2 năm. Trong thời gian đó họ sẽ được học tập trung, được bổ túc vốn văn hóa cần thiết, và học theo chương trình đào tạo chính quy để nâng cao hiểu biết về nghề, nâng cao kỹ năng diễn xuất. Với đối tượng là những nghệ sĩ lâu năm trong nghề, có thể tổ chức những khóa tập huấn ngắn hạn, mục đích của những đợt tập huấn này là để họ có điều kiện được cập nhật kiến thức về nghề, nắm được tình hình chung về nghề, họ vừa học nhưng đồng thời cũng vừa trao truyền cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong nghề. Đấy là dịp để họ giao lưu, học hỏi, cập nhật kiến thức, đồng thời cũng là dịp để họ truyền cho nhau ngọn lửa đam mê với nghề. 2.4.2. Quan tâm đến đặc trưng của nghệ thuật sân khấu truyền thống Khmer trong quá trình đào tạo Quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ từ khâu tuyển sinh đầu vào đến chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra,... tất cả đều phải đặc biệt lưu ý đến đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Thứ nhất, người ta vẫn thường gọi đây là nghệ thuật của đường cong. Tư thế múa của đôi bàn tay phải cong vút, uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng với chuyển động mềm mại của toàn thân. Do đó khi tuyển sinh đầu vào, cần tuyển những đối tượng có đủ tố chất, năng khiếu để thực hiện những điệu múa cổ điển, có tính quy phạm. Thứ hai, vì tính chất phức tạp, độc đáo của loại hình nghệ thuật này, nên chương trình đào tạo phải giáo dục được tính kiên nhẫn, trì chí, để học viên có đủ sức, đủ tinh thần để theo đuổi việc học, theo nghề, tận tâm với nghề. Thứ ba, vì Dù kê sẵn sàng dung nạp nhiều hình thức nghệ thuật, luôn cải biến để phù hợp thị hiếu thẩm mỹ của khán giả, nên người ta ví Dù kê như “một tờ giấy thấm” có thể hút lấy tất cả các tinh hoa của các loại hình nghệ thuật khác, hoặc như “một lò lửa” mà trong đó người ta chụm đủ các thứ củi. Do đó, chương trình đào tạo phải có khả năng huấn luyện cho người nghệ sĩ có đủ trình độ để họ có thể biết “gạn đục, khơi trong”, lọc lấy những phần tinh hoa mà tiếp nhận, cải biến cho phù hợp; đồng thời bỏ đi những phần không hay, để loại hình nghệ thuật này vừa có thể giao lưu, tiếp biến, vừa không bị lai căng, mất gốc, không bị đánh mất nét bản sắc, độc đáo của nó. 2.4.3. Quan tâm đến đối tượng “Người thưởng thức” Công chúng, người thưởng thức nghệ thuật Rô băm, Dù kê, cũng nên được quan tâm đúng mức, bởi đây cũng chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào việc bảo tồn, phát huy hai loại hình nghệ thuật độc đáo này. Người thưởng thức, đặc biệt là người “biết thưởng thức” Rô băm, Dù kê hiện nay không nhiều, nhất là giới trẻ. Do đó, đối với những người “biết thưởng thức”, ta cần đặc biệt quan tâm để có kế hoạch thu hút đầu vào đối với đối tượng này, để họ từ người “biết thưởng thức” trở thành người được phát hiện, được đào tạo, và khi được đào tạo xong, đến phiên mình, họ sẽ truyền lửa cho thế hệ sau cùng tiếp bước. Với đối tượng này, khi họ được phát hiện, cần quan tâm đến trình độ văn hóa của họ, sự hiểu biết của họ, vốn học vấn của họ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cách hiểu, cách biểu diễn của họ sau khi được đào tạo. Do đó, cần chú ý bổ sung, làm đầy vốn văn hóa của họ, nếu trình độ văn hóa của họ còn thấp, để họ có cách hiểu sâu sắc, có ý thức, có sự sáng tạo đúng đắn, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. 2.4.4. Chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo Một điều quyết định rất lớn đến sự thành công của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ là chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo. Từ lâu, Rô băm, Dù kê được hình thành và phát triển trong dân gian, tồn tại trong dân gian cho đến ngày nay, có thời kỳ phát triển rực rỡ, cũng có lúc tồn tại âm thầm, dai dẳng... Phần lớn đều là nhờ vào sức dân, lòng dân, tình yêu thương máu thịt của dân đối với nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc họ. Thế nhưng ngày nay, khi công nghệ thông tin đã mang các loại hình giải trí “đến tận giường ngủ” của con người, thì Rô băm, Dù kê muốn tồn tại được phải có chính sách bảo tồn và phát triển, trong đó có chính sách về đào tạo và sử dụng đội ngũ được đào tạo. Phải chăm lo đến lợi ích chính đáng cho người nghệ sĩ, những người đi “giữ lửa truyền thống”, phải thực hiện những việc làm có ích để cổ vũ tinh thần họ, để họ yên tâm học tập, Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201478 Soá 13, thaùng 3/2014 79 yên tâm theo nghề, cống hiến hết mình vì sự tồn tại và phát triển của nền nghệ thuật dân tộc. 3. Kết luận Đến nay, tại vùng đất phương Nam, người Khmer vẫn còn lưu giữ được hai loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của dân tộc, đặc biệt là kịch hát Dù kê, góp phần làm phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc, làm đặc sắc thêm vốn văn hóa dân gian Nam Bộ, đó là một điều vô cùng đáng quý. Do đó, để Rô băm, Dù kê tiếp tục đứng vững được với thời gian, không bị mai một, không bị chìm vào quên lãng, thì ta cần nhanh chóng đào tạo được đội ngũ kế thừa có đủ tâm, đủ lực, để khi Rô băm, Dù kê được ghi tên trong danh sách những Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, thì ta vẫn đủ sức duy trì, giữ mãi được vẻ độc đáo, tính truyền thống của hai loại hình sân khấu dân gian đặc sắc này. Tài liệu tham khảo Đàm Văn Hiển, Trần Văn Bổn, Lê Hàm. 2012. Sân khấu dân gia. NXB Văn hóa dân tộc. Đào Huy Quyền, Sơn Ngọc Hoàng, Ngô Khị. 2007. Nhạc khí dân tộc Khmer Sóc Trăng. Nxb Tổng hợp Tp. HCM. Lê Huy Hoàng. 2001. Xây dựng chính sách xã hội tạo sự công bằng, bình đẳng trong việc phát huy nguồn lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay. Triết học. số 9. tr. 5-8. Phạm Minh Hạc. 2001. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia. Phạm Thị Phương Hạnh (Chủ biên). 2011. Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật. HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ CỦA NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ Nguyễn Thị Tâm Anh1 Tóm tắt Bài viết giới thiệu diện mạo cơ bản của một hình thức sân khấu đặc trưng cho cư dân Khmer ở Nam Bộ qua những chuyến điền dã mà chúng tôi đã có dịp thu thập được, đó chính là sân khấu Dù kê, trong đó chú trọng đến hình tượng Chằn trong loại hình nghệ thuật này. Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đã dung nạp những yếu tố khác vào trong nó một cách hòa hợp và nhuần nhuyễn. Loại hình này là kết quả giao lưu văn hóa của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Nam Bộ. Từ khóa: Dù kê, Khmer Nam Bộ, hình tượng Chằn (Yeak). Abstract This paper is to introduce a basic appearance of a distinctive form of the Southern Khmer people through our fieldtrip. That is “Du ke” on which Yeak figuration is mainly focused. “Du ke” receives other factors harmoniously and smoothly. This type of theatre results from cultural exchanges among various ethnic groups living in the southern land. Keywords: Du ke, the Southern Khmer, Yeak figuration. 1 Thạc sĩ, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á, Trường ĐH Mở Tp. HCM. 1. Đặt vấn đề Dân tộc Khmer vốn có một nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phong phú. Qua bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc và cũng chính là những biến động trong lịch sử nghệ thuật, dân tộc Khmer đã đã có một số loại hình nghệ thuật dần bị mai một, thậm chí mất hẳn. Sân khấu của người Khmer ở Nam Bộ nói chung khá đa dạng, từ các loại hình diễn xướng dân gian đến Rô băm, Dù kê và Yì kê Trong đó, Rô băm và Dù kê là hai loại hình sân khấu tiêu biểu, vẫn được bảo tồn lưu giữ trong cộng đồng cư dân Khmer Nam Bộ cho đến ngày nay. Loại hình Yì kê là loại hình nghệ thuật độc đáo ở vùng Bảy Núi – An Giang. Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu diện mạo cơ bản của một hình thức sân khấu đặc trưng cho cư dân Khmer ở Nam Bộ qua những chuyến điền dã mà chúng tôi đã có dịp thu thập được, đó chính là sân khấu Dù kê. 2. Sân khấu Dù kê – Loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam Bộ 2.1. Về nguồn gốc Về nguồn gốc, có thể nói Dù kê là sản phẩm của người Khmer sinh sống, cư trú trên vùng Tây Nam Bộ. Đó là những con người lao động bình thường nhưng khát khao sáng tạo. Do nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, cư dân Khmer sau những ngày lao động cực nhọc trên ruộng rẫy đã tìm cách thư giãn bằng âm nhạc. Ban đầu, chỉ dưới các hình thức đơn giản, thô sơ, sử dụng cây cối làm phông nền cùng vài nhạc cụ mà quây quần bên nhau. Nguồn gốc của loại hình này đến nay vẫn chưa có những chứng cứ xác thực. Một số nghệ sĩ ở Sóc Trăng cho rằng người khai sinh ra Dù kê là ông Lý Cọn (còn có tên là Lý Cuông), quê gốc ở xã An Ninh, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ông đã cho rước thầy Soun ở Trà Vinh về dạy hát tập tuồng, thời gian này vào khoảng năm 1921. Đoàn Dù kê của ông được thành lập mang tên Tự lập ban sân khấu sơn thủy2. Tuy nhiên, sự hình thành của loại hình này phải kể từ sau năm 1930, khoảng thời gian này có ba gánh hát lớn: Nhật Nguyệt Quang, Tự lập ban và Tự lập thành. Ba gánh hát cạnh tranh nhau và phát triển Dù kê lên những bước mới. Khi sang biểu diễn tại Campuchia, do sự kết hợp của sân khấu Rô băm truyền thống cùng những môn nghệ thuật có mặt trên vùng đất Nam Bộ như Cải lương 2 Theo Ngô Hồng Khanh, “Từ Cải lương Nam Bộ đến sân khấu Dù kê Bassắc” in trong Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ, Sở VHTT Sóc Trăng, 1998, trang 21 – 30.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_dao_tao_nguon_nhan_luc_cho_san_khau_truyen_thong_khme.pdf