Vấn đề giáo dục người chưa thành niên phạm tội

Bẩy là, nhà nước có chính sách tạo việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng gia đình bởi lẽ gia đình chính là tế bào của xã hội. Giáo dục trong gia đình chính là giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất đối với mỗi con người. Đồng thời, ở mỗi địa phương cần đẩy lùi những tụ điểm xấu của xã hội, có môi trường cho trẻ được tham gia vui chơi, học tập sinh hoạt tập thể lành mạnh Tám là, nhà nước cần có chính sách quản lý hệ thống thông tin mạng internet tốt vì người chưa thành niên hiện nay là đối tượng thường tiếp xúc sớm, nhanh với các thông tin văn hóa phẩm độc hại. Chín là, nên chăng cần phải nghiên cứu đề xuất thành lập tòa án riêng đối với người chưa thành niên phạm tội như ý kiến đề xuất của một số nhà khoa học pháp lý hiện nay. Mục tiêu của nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, các biện pháp cưỡng chế hình sự, mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị, mà còn nhằm mục đích giáo dục người phạm tội, giúp họ nhận ra sai lầm và tạo cho họ cơ hội để sửa chữa, sớm tái hòa nhập với cộng đồng xã hội. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ, khi họ là người bị hại và cả khi họ là chủ thể của tội phạm. Chính sách hình sự của nhà nước ta hiện nay thể hiện rõ quan điểm nhất quán, đồng thời cũng phù hợp với công ước quốc tế của liên hợp quốc về quyền người chưa thành niên năm 1989 mà Việt Nam là thành viên.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề giáo dục người chưa thành niên phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 18 1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Theo Điều 1, Công ước quốc tế về quyền người chưa thành niên được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 quy định: “trong phạm vi công ước này, người chưa thành niên có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với người chưa thành niên có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về quyền người chưa thành niên (united nations convention on the rights of the child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (united nations standard minimum rules for the administration of juvenile justice /beijing rules) ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (united nations guidelines for the prevention of juvenile delinquency/ riyadh guidelines) ngày 14/12/1990 thì người chưa thành niên (child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (young persons) bao gồm người chưa thành niên, người chưa thành niên và thanh niên. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2014, Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật dân sự năm 2015, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể. Kế thừa các quy định trước đây của Bộ luật hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 12 ) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 (khoản 3 Điều 1) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó: (i) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; (ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, Tóm tắt: Trong những năm gần đây, các vụ án do người chưa thành niên phạm tội thực hiện đã tăng lên về số lượng và có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích về nguyên nhân phạm tội của đối tượng này nhằm tìm ra các biện pháp để hạn chế tình trạng này. Bài viết phân tích khái niệm người chưa thành niên phạm tội, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Từ khóa: Người chưa thành niên phạm tội, biện pháp giáo dục, phòng ngừa. Nhận bài: 11/06/2018; Hoàn thành biên tập:13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018 Abstract: Recently, the number of cases caused by the juvenile offenders increases and it is more and more complicated. From the fact that it is needed to make researches, analyses on the cause of committing crimes to find solutions to this issue. The article analyzes concept of the juvenile offender to find causes and suggest education measures to prevent the juveniles from committing crimes. Keywords:Juvenile offenders, education measure, prevention. Date of receipt: 11/06/2018; Date of revision:13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Nguyễn Cao Khương1 1 Học viện cảnh sát nhân dân Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 19 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”. Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thể người có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015: “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” (khoản 1 Điều 91) và “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa” (khoản 6 Điều 91) Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện (phát sinh) khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây: Một là, có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện. Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm. Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm: tội phạm do người chưa thành niên gây ra là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người dưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi của mình theo phán xét của cơ quan tiến hành tố tụng. Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên phạm tội nhưng hai khái niệm đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên) thực hiện hành vi phạm tội, còn khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện bởi một dạng chủ thể đặc biệt (người chưa thành niên). 2. Nguyên nhân và biện pháp giáo dục nhằm phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển nên tâm tư và tình cảm của người chưa thành niên thường không ổn định, nhạy cảm và khó kiểm soát. Nói cách khác là người chưa thành niên nặng về cảm tính, yếu về lý trí. Trong một nhóm hội tụ với nhau thì mỗi em có một hoàn cảnh riêng khác nhau, có đời sống tâm lý phức tạp không cân bằng. Vì vậy, khi gặp kích thích, người chưa thành niên dễ nảy sinh những tiêu cực, thái quá và lệch chuẩn. Điển hình là các vụ bạo lực học đường hay những vụ án mạng xảy ra như: ghen tuông, thất tình, trả thùdo người chưa thành niên gây ra trong thời gian vừa qua. Ở độ tuổi người chưa thành niên luôn muốn thể hiện bản lĩnh và tính cách độc lập của mình, trong khi về mặt tư duy của người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ khả năng tự phê phán và đặc biệt là ý thức pháp luật chưa cao, không thấy được đầy đủ hậu quả pháp lý cũng như mức độ nghiêm trọng do hành vi của mình gây ra. Người chưa thành niên luôn muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình và có xu hướng gần gũi với bạn bè cùng lứa hơn là gắn bó với gia đình và chịu ảnh hưởng tác động rất lớn từ phía bạn bè. Điều nghiêm trọng là một số bạn bè của người chưa thành niên lại có những sở thích tiêu cực, do đó dần tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, rồi cùng nhau dẫn đến con đường phạm tội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội chính là do tác động từ môi trường sống gần nhất và chịu ảnh hưởng lớn nhất là gia đình. Nếu người chưa thành niên được sống trong môi trường yêu thương, tôn trọng thì sẽ học được cách yêu thương tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Ngược lại, nếu ngay từ nhỏ người chưa thành niên không cảm nhận thấy sự yêu thương, tôn trọng, cảm thấy mình không có giá trị với bản thân và người khác, sống trong một gia đình mà có bố hoặc mẹ vi phạm pháp luật như có người buôn bán bất hợp pháp chiếm gần 52%; có người phạm tội chiếm HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 20 40%; có bố, mẹ hoặc cả bố mẹ nghiện ma túy; nhiều trường hợp không ở cùng với bố mẹ đẻ mà sống cùng với ông bà, anh chị em ruột, hoặc sống lang thang... thì rất có thể sẽ sẵn sàng làm người khác bị tổn thương. Một số gia đình không phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của con như bỏ học, lang thang, tiêu sài quá mức, tụ tập, chơi bời với các phần tử xấuhoặc khi phát hiện không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời dẫn đến việc người chưa thành niên ngày càng lún sâu vào con đường vi phạm. Tuy có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các chương trình tuyên truyền về đạo đức, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhưng chưa có chương trình cụ thể đi vào trọng tâm là giáo dục ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật nhất là tuyên truyền về phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật phổ biến. Việc trang bị về những kiến thức kỹ năng sống cho người chưa thành niên cũng chưa được đầy đủ. Từ đó dẫn đến người chưa thành niên dễ bị lôi kéo vào những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Điều quan trọng nhất là nhà trường chưa có những biện pháp hữu hiệu để kèm cặp, giúp đỡ người chưa thành niên học sinh cá biệt. Bên cạnh đó, mối quan hệ gữa gia đình và nhà trường còn bị buông lỏng, không thường xuyên. Vì vậy, người chưa thành niên có quá trình vi phạm, diễn biến trong một thời gian dài, thậm chí bỏ học, lang thang, kết bạn với các phần tử xấu hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi game online, chat mà nhà trường và gia đình không hay biết hoặc không có biện pháp hữu hiệu phối hợp, ngăn chặn. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo người chưa thành niên vào con đường vi phạm pháp luật hoặc có hành vi xâm hại người chưa thành niên. Tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong thời gian qua còn xuất phát từ những thiếu sót của chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội: đó là có nơi chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng ngừa mà coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. Công tác quản lý của các ngành chức năng đối với hoạt động kinh doanh giải trí tại các quán cafe giải khát, karaoke, internet, nhà hàng chưa chặt chẽ, hiệu quả, đã khiến cho các cơ sở này thành nơi tụ tập của người chưa thành niên có điều kiện, hư hỏng, trốn học, lang thangtừ đó vi phạm pháp luật; công tác đấu tranh chống tội phạm còn bộc lộ nhiều sơ hở yếu kém như: công tác đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội chưa thường xuyên triệt để, một số các hoạt động còn mang tính hình thức, sáo rỗng, chưa phù hợp và không tiếp cận được với người chưa thành niên hoặc là làm cho có làm. Vì vậy, còn tồn tại nhiều loại tệ nạn, nhất là mại dâm, ma túytừ đó tác động ảnh hưởng xấu đến người chưa thành niên. Vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên phạm tội thì cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau đây: Một là, việc chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên trở thành công dân tốt, không vi phạm pháp luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của mọi cơ quan, tổ chức, mọi cấp, mọi ngành. Cần có kế hoạch xây dựng và thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo người chưa thành niên đều có điều kiện ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành, trên cơ sở đó triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện xã hội của tội phạm nói chung và tội phạm người chưa thành niên nói riêng. Làm tốt công tác quản lý và loại trừ các văn hóa phẩm đồi trụy với lối sống thực dụng để tránh làm tác động xấu đến người chưa thành niên, quản lý chặt chẽ các điểm giải trí có tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các cơ sở vi phạm để góp phần làm giảm yếu tố tiêu cực. Lành mạnh hóa môi trường xã hội, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên lang thang, “đi bụi”, tụ tập ở các cơ sở này thành các băng, nhóm vi phạm pháp luật. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông qua việc xây dựng và tổ chức những phong trào hoạt động thiết thực để hướng người chưa thành niên tham gia và tiếp cận vào những hoạt động, sinh hoạt về nét đẹp truyền thống, tránh xa những thói hư tật xấu, những cám dỗ trong xã hội, không tham gia vào những hoạt động phạm pháp. Để làm tốt công tác này thì cần phải có sự tham gia và phối hợp của gia đình, nhà trường, các sở, ban ngành và các tổ chức xã hội làm cầu nối cho việc tuyên truyền, giáo dục, giúp người chưa thành niên có những kiến thức về kỹ năng sống, về giới tính Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 21 để giúp người chưa thành niên tránh bị các đối tượng xấu lôi kéothường xuyên tiến hành công tác vận động, giáo dục cá biệt đối với những người chưa thành niên có những biểu hiện vi phạm. Đồng thời có chính sách giáo dục thanh thiếu niên thông qua nhiều kênh thông tin đại chúng; xét xử công khai đối với những vụ án lớn có tính chất nổi cộm, qua đó tăng cường tính chất giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Việt Nam đã tham gia vào công ước quốc tế bảo vệ quyền người chưa thành niên, do đó giải pháp để ngăn ngừa, phòng chống tội phạm đối với trẻ vị thành niên không phải bằng cách tăng hình phạt, mà chính là sự quản lý, giáo dục và các chính sách dành cho người chưa thành niên. Khi xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội cần có sự tham gia của hội thẩm là cán bộ đoàn, cán bộ hội hoặc là giáo viên lâu năm có sự hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên, để có phán quyết một cách công minh, bình đẳng. Ba là, phát huy vai trò của gia đình trong quản lý và giáo dục người chưa thành niên chưa thành niên. Mỗi gia đình phải thật sự là tổ ấm, là chỗ dựa đầu tiên cho người chưa thành niên lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật hay sa vào tệ nạn xã hội. Các bậc cha mẹ cũng cần phải được trang bị những tri thức, kiến thức về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội để có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái; điều quan trọng nhất là phải thực sự quan tâm đến con cái, dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, đúng để hướng người chưa thành niên vào hoạt động tích cực, lành mạnh. Thường xuyên kiểm tra các hoạt động hằng ngày của người chưa thành niên để phát hiện các dấu hiệu bất bình thường và có thể kịp thời uốn nắn, sửa chữa những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để người chưa thành niên bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực dẫn đến phạm tội. Bốn là, giữa nhà trường và gia đình cần phải tăng cường phối hợp trong việc quản lý, giáo dục và phòng chống vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên. Về phía nhà trường cần quản lý chặt chẽ người chưa thành niên trong thời gian người chưa thành niên học ở trường cũng như phối hợp với gia đình để giám sát, nắm tình hình hoạt động của người chưa thành niên trong các buổi ngoại khóa; bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực nhà trường, phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường do các học sinh gây ra trong thời gian vừa qua; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để trao đổi thông tin về quá trình học tập và rèn luyện cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để kịp thời phối hợp giáo dục và uốn nắn. Ngược lại, các bậc phụ huynh cũng cần phải quan tâm, nắm bắt những suy nghĩ và hành động, các mối quan hệ của con em mình, kịp thời đề nghị với nhà trường để có biện pháp tác động cần thiết. Năm là, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng công an cơ sở trong phòng ngừa người chưa thành niên chưa thành niên phạm tội. Nắm tình hình để phát hiện kịp thời các trường hợp người chưa thành niên có khả năng, điều kiện và biểu hiện vi phạm pháp luật; các trường hợp tụ tập thành băng, nhómtừ đó có biện pháp xử lý, ngăn chặn, nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cá biệt đối với các trường hợp người chưa thành niên đã có tiền án, tiền sự hoặc đang có biểu hiện nghi vấn vi phạm pháp luật, tham gia hoạt động tệ nạn xã hộitrong trường hợp phát hiện vi phạm, cần xác định cơ bản không phải áp dụng các hình phạt nghiêm khắc, mà quan trọng là có biện pháp giáo dục, giúp đỡ để giúp người chưa thành niên nhận ra và sữa chữa sai lầm. Chủ trì phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức như: tổ dân phố, hội phụ nữ, cơ sở đoàn thanh niên xã, phường, dòng họ, dòng tộc để kèm cặp, giáo dục người chưa thành niên, lôi cuốn người chưa thành niên vào các hoạt động bổ ích tại cộng đồng. Sáu là, phải xây dựng hệ thống giáo dục pháp luật tốt, trong đó giáo dục của các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể và gia đình đóng vai trò cốt lõi. Lứa tuổi chưa thành niên cần có sự quan tâm cả về mặt vật chất và tinh thần, có sự giáo dục đầy đủ, qua đó hạn chế tội phạm do người chưa thành niên phạm tội thực hiện. Ở tuyến cơ sở xã, phường, thôn, bản cần có đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, công tác xã hội tìm hiểu và quan tâm tới những gia đình và thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, các gia đình có xung đột, mâu HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 22 thuẫn đã diễn ra lâu ngày nhưng chưa thể giải quyết được. Các tổ chức đoàn thể và xã hội này cần phải tiếp cận, tìm cách hạn chế, ngăn chặn xu hướng thiếu tích cực xảy ra. Đồng thời giáo dục người chưa thành niên hướng người chưa thành niên thành người có ích cho xã hội. Điều này rất cần có sự chung tay phối hợp chặt chẽ giữa ba mắt xích quan trọng gồm: gia đình, nhà trường và xã hội. Bẩy là, nhà nước có chính sách tạo việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng gia đình bởi lẽ gia đình chính là tế bào của xã hội. Giáo dục trong gia đình chính là giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất đối với mỗi con người. Đồng thời, ở mỗi địa phương cần đẩy lùi những tụ điểm xấu của xã hội, có môi trường cho trẻ được tham gia vui chơi, học tập sinh hoạt tập thể lành mạnh Tám là, nhà nước cần có chính sách quản lý hệ thống thông tin mạng internet tốt vì người chưa thành niên hiện nay là đối tượng thường tiếp xúc sớm, nhanh với các thông tin văn hóa phẩm độc hại. Chín là, nên chăng cần phải nghiên cứu đề xuất thành lập tòa án riêng đối với người chưa thành niên phạm tội như ý kiến đề xuất của một số nhà khoa học pháp lý hiện nay. Mục tiêu của nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, các biện pháp cưỡng chế hình sự, mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị, mà còn nhằm mục đích giáo dục người phạm tội, giúp họ nhận ra sai lầm và tạo cho họ cơ hội để sửa chữa, sớm tái hòa nhập với cộng đồng xã hội. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ, khi họ là người bị hại và cả khi họ là chủ thể của tội phạm. Chính sách hình sự của nhà nước ta hiện nay thể hiện rõ quan điểm nhất quán, đồng thời cũng phù hợp với công ước quốc tế của liên hợp quốc về quyền người chưa thành niên năm 1989 mà Việt Nam là thành viên./. PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2 TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI NGUYÊN TẮC... (Tiếp theo trang 13) Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất, theo đó cần nghiên cứu, sửa đổi quy định về cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo hướng không cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân. Cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ được cấp 01 loại Phiếu lý lịch tư pháp – Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đồng thời để bảo đảm tính minh bạch và quyền dân chủ của công dân, nghiên cứu, bổ sung quy định về việc cá nhân có quyền biết về lý lịch tư pháp của mình (lý lịch tư pháp đầy đủ) thông qua việc xem, đọc trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền về lý lịch tư pháp. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật của một số nước, ví dụ như pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: cá nhân đủ 14 tuổi có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ của bản thân. Nhưng cá nhân chỉ được phép xem thông tin của mình tại Cơ quan đăng ký Trung ương hoặc tại Tòa án cấp huyện được chỉ định mà tại đó người yêu cầu có thể trực tiếp đọc thông tin hoặc cơ quan quản lý trại giam nếu người đó đang bị bắt giữ hoặc cơ quan đại diện của Cộng hòa liên bang Đức ở nước ngoài do người có yêu cầu chỉ định nếu người có đơn yêu cầu sống ngoài phạm vi có hiệu lực của luật này (Điều 42 Luật BZRG)19./. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo số 173/BC-BTP của Bộ Tư pháp ngày 20/6/2017 tổng kết 06 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp. 2. Báo cáo ngày 26/7/2017 của Bộ Tư pháp Tổng thuật pháp luật nước ngoài về lý lịch tư pháp. 3. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2005. 4. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia, Bộ Tư pháp “Phiếu lý lịch tư pháp và vấn đề quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay”, số chuyên đề “Lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2012. 19 Xem Báo cáo ngày 26/7/2017 của Bộ Tư pháp Tổng thuật pháp luật nước ngoài về lý lịch tư pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_giao_duc_nguoi_chua_thanh_nien_pham_toi.pdf
Tài liệu liên quan