Vấn đề lý luận về pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XIX

Ngự sử đài có chức Đô đài Ngự sử, Phó Đô Ngự sử, có hệ thống 6 ty Giám sát mười ba xứ thừa tuyên kiêm giám sát một số cơ quan ở trung ương. Bên cạnh đó, Ngự sử còn phối hợp với Lục khoa để giám sát Lục bộ, phối hợp với Hiến ty kiểm soát các xứ. Cơ chế giám sát hoạt động tố tụng, kiểm soát xét xử tuân theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp kiểm soát cấp dưới và được thực hiện theo 3 cấp: nhà vua giám sát các cơ quan trung ương; Ngự sử đài, Đô sát viện giám sát các cơ quan địa phương thuộc tỉnh: phủ, tỉnh, ty; cấp tỉnh giám sát cấp huyện, châu, lộ, trấn. Theo quy định của pháp luật thời Lê: Nếu 3 cấp đều xử như nhau thì đương sự không được khiếu kiện nữa. Nếu quan đã xét xử đúng mà đương sự còn cố phúc tụng hoặc kêu oan thì luật định rõ “tiền tạ lỗi” đương sự phải nộp phạt. Nếu quan xét xử sai nhầm, kết án oan thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường cho các đương sự, đồng thời phải chịu chế tài hình sự và hành chính căn cứ vào mức độ vi phạm. Thời Lê Sơ Lê Thánh Tông, trong QTHL, bổ sung về chế độ soát tù, về thi hành án cuối năm cũng được nhà vua chú trọng, khi đó, chức năng giám sát hành chính tư pháp trong chính thể quân chủ chuyên chế được tăng cường. Đến thời Lê Trịnh việc kiểm soát xét xử đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với “Chế độ loát tụng hàng năm”. Việc kiểm soát theo các cấp hành chính và các vụ việc xử đúng sai, có khiếu nại hoặc không có khiếu nại, về số tiền tạ và tiền phạt được tổng kết theo năm, nhà nước căn cứ vào đó để xếp hạng và thưởng phạt quan chức.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề lý luận về pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 58 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM THẾ KỶ XV - XIX Hà Thị Lan Anh1 Hà Thị Lan Phương2 Tóm tắt: Bài viết đề cập một số vấn đề cơ bản về pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XIX nhằm có những đánh giá sơ bộ về vai trò, bản chất và một số quan điểm chính trị xây dựng, thiết lập nên pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam. Từ khóa: Nhà nước phong kiến; Pháp luật tố tụng. Ngày nhận bài: 10/01/2017 ; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018. Abstract: The article mentions some basic issues about procedural law of Vietnam feudal state from 15th century to 19th century to have general assessment on the role, nature and some political viewpoints building, establishing procedural law of Vietnam feudality Keywords: feudal state; procedural law. Date of receipt: 10/01/2018; Date of revision:18/01/2018 ; Date of approval: 30/01/2018 1. Pháp luật tố tụng dưới góc nhìn lịch sử Lịch sử loài người từ xa xưa đã manh nha hình thành quan niệm cơ bản về hoạt động tố tụng. Khi đó, vai trò quan tòa thường thuộc về các vị thủ lĩnh, các tù trưởng, tộc trưởng, các vị vua chúa ở các thị tộc, bộ lạc của những nhà nước sơ khai. Bước sang thời kỳ cổ trung đại, các nhà nước ở phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, các nhà nước phương Tây như La Mã và vương quốc Franc, các nước Trung Đông, Đông Á, Đông Nam Á dần hình thành nhà nước quân chủ và hệ thống pháp luật thành văn để củng cố quyền lực chuyên chế. Nguyên tắc quyền tối cao thuộc về nhà cầm quyền là các Pharaon, các Calipha, nhà độc tài, các tăng lữ, giáo chủ, nhà vua, vương hầu, lãnh chúa. Họ đồng thời là thủ lĩnh quân sự, quan tòa tối cao, có đặc quyền đẳng cấp quý tộc theo tục cha truyền con nối. Khác với loại hình nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông là nền cộng hòa Hy Lạp và La Mã phương Tây cổ đại. Điển hình là nền Cộng hòa dân chủ chủ nô Athens, nơi mà các công dân có tài sản được định giá bằng các medin lương thực, họ có quyền tham gia chính quyền, bầu cử và được nói lên tiếng nói của mình. Tổ chức nhà nước thành lập Hội nghị công dân, Hội đồng tướng lĩnh, Hội đồng quan chấp chính, Hội đồng xét xử công khai. Nền dân chủ Athens với cơ chế hội đồng, đề cao quyền công dân trong xã hội thời kỳ cổ đại. Những quy định về tố tụng thời cổ trung đại xuất hiện trong các văn bản pháp luật như bộ luật Hammourabi, Luật Manou, Đỉnh hình, Trúc Hình, Cửu chương luật, trong đó Luật Dracon, Luật La Mã và Luật Salic đã đặt nền tảng giá trị công lý cho con người về tính mạng và quyền tài sản cũng như đảm bảo giá trị của khế ước trong giao dịch dân sự, hợp đồng thương mại và việc phân chia di sản thừa kế trong gia đình. Tố tụng thời trung cổ ở Tây Âu bị chi phối bởi nhiều thế lực cát cứ phân quyền, lãnh địa phong kiến trong đó có sự đối trọng quyền lực về kinh tế chính trị, về tố tụng xét xử giữa nhà vua, nhà thờ, lãnh chúa và thị dân. Trong thời kỳ này, sở hữu lãnh địa của lãnh chúa phong kiến là đặc trưng của nền kinh tế Tây Âu. Các chế tài hình phạt được áp dụng ở Tòa án giáo hội, Tòa án nhà vua và ở các lãnh địa cũng không kém phần man rợ như phanh thây, treo cổ, hỏa thiêu. Nhà nước quân chủ phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam đã hình thành và 1 Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp 2 Giảng viên, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học luật Hà Nội Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 59 phát triển qua hàng nghìn năm. Qua các thời kỳ lịch sử đó, pháp luật tố tụng ra đời, phát triển và đã đạt được nhiều giá trị trong quản lý kinh tế và xã hội. Về khái niệm khi nghiên cứu các hình thức nhà nước phong kiến ở cả phương Tây và phương Đông cho thấy: Nhà nước phong kiến là nhà nước của chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó xác định mối quan hệ giữa giai cấp địa chủ, quý tộc với việc sở hữu ruộng đất, tư liệu sản xuất và tầng lớp nông dân, người làm thuê bằng việc sử dụng đất đai, phương tiện sản xuất tạo ra sản phẩm để đóng thuế hoặc để bán sức lao động. Nghiên cứu pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến cũng xuất phát điểm bắt đầu từ việc nghiên cứu nhà nước và chế độ phong kiến. Vai trò và bản chất pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam về cơ bản thực hiện được những mục tiêu bảo vệ chính thể nhà nước, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, bảo vệ con người về tính mạng, tài sản và danh dự. Pháp luật phong kiến Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp cho lịch sử xây dựng pháp luật trong thế kỷ XV – XIX và cả sau này. 2. Vị trí vai trò của pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam Theo Lời tựa trong Hoàng Việt luật lệ (HVLL), vua Gia Long viết: “Trẫm nghĩ: Thánh nhân cai trị thiên hạ đều dùng luật pháp để xử tội, dùng đạo đức để giáo hóa họ. Hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào”3. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận thấy vai trò rất quan trọng của việc ban hành pháp luật tố tụng trong quản lý nhà nước. Thực tế khách quan trong từng thời kỳ lịch sử cho thấy xã hội ổn định, kinh tế phát triển, chế độ chính trị vững mạnh, kỷ luật nghiêm minh đã chứng minh vai trò của pháp luật tố tụng thời kỳ này. Để đạt được những thành quả trong xây dựng và thực thi pháp luật, pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến mang mục tiêu và ý nghĩa sau: Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu tất yếu trong quản lý xã hội. Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, để xây dựng và phân cấp quyền lực, xây dựng chế tài thông qua công cụ pháp luật, pháp luật tố tụng được ban hành nhằm mục tiêu kiểm soát các bên.Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh một số lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi nền văn hóa, thiết chế chính trị khác nhau thiết lập nên các quy tắc, các thủ tục tố tụng khác nhau. Pháp luật tố tụng thời kỳ này đề cao trách nhiệm công vụ trong quản lý xã hội, khách quan trong việc thiết lập trật tự xã hội và bên cạnh đó, pháp luật tố tụng phong kiến xây dựng cơ chế giám sát hoạt động xét xử, cơ chế giám sát vi phạm pháp luật không chỉ đối với người dân mà với cả các quan lại và có các chế tài áp dụng tương đối cụ thể, khắt khe nhằm hạn chế sự lạm quyền trong hoạt động tố tụng. Thứ hai, phản ánh chế định chính trị, pháp lý của nhà nước phong kiến Để bảo vệ vương quyền và xây dựng một hình thức nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế, buộc nhà nước phong kiến phải sử dụng bộ máy quyền lực pháp trị. Đó là sự kết hợp giữa hệ tư tưởng Nho giáo và Pháp trị. Nhà nước phong kiến xây dựng và thực thi pháp luật trên nền tảng của Nho giáo. Hệ tư tưởng Nho giáo được điều chỉnh bởi pháp luật tạo sự ổn định trật tự xã hội. Hệ tư tưởng Pháp trị đưa xã hội vào vòng kiểm tỏa, buộc các chủ thể phải tuân thủ, không có sự nhượng bộ hoặc thỏa hiệp. Những quy tắc pháp luật được ban hành minh chứng cho phương pháp thống trị của nhà nước phong kiến, trong đó có sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị để thực hiện quyền cai trị tuyệt đối của mình. Thứ ba, pháp luật tố tụng là công cụ xây dựng và củng cố quyền lực quân chủ tập quyền 3 PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm,“Bộ Hoàng Việt luật lệ do Tổng tài Nguyễn Văn Thành tổ chức biên soạn từ năm 1805, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 cho khắc in lần đầu, đến năm 1815 thì ban hành và áp dụng trong cả nước có Lời tựa do vua Gia Long đề.” HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 60 Pháp luật tố tụng thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến tập quyền. Pháp luật tố tụng là phương tiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan hệ cơ bản giữa các chủ thể để nhằm đạt được lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội phong kiến. Đối với nhà nước phong kiến, một mặt pháp luật khẳng định quyền cai trị tối cao của nhà vua. Mặt khác, ban hành các điều luật điều chỉnh trật tự xã hội, nhằm mục đích giúp cơ quan hành chính do quan lại cai quản hết sức phụng sự cho triều đình. Thứ tư, pháp luật tố tụng bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong quá trình tố tụng Quyền của chủ thể trong xã hội phong kiến được pháp luật đảm bảo về người, nhà ở, giấy tờ, đất đai, tài sản, không ai có quyền xâm phạm. Trong tố tụng hình sự, người bị cáo buộc được hưởng quyền xét xử nhanh chóng và bình đẳng trước tòa. Theo quy định pháp luật tố tụng, các cơ quan tố tụng phải khách quan khi tham gia xét xử. Chế tài áp dụng không phải chỉ với người tham gia tố tụng mà còn áp dụng với cả người tiến hành tố tụng. Ở đây, trong quá trình tố tụng, pháp luật quy định người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng thẩm quyền: “Các Nha môn trong ngoài coi việc khám xét, nhận đơn phúc cáo hoặc phúc khiếu, trước tiên phải tra văn án lần trước, chiểu theo văn án đó, luận theo Lệ nào trong lúc tra xét mới được bắt bên bị, không được căn cứ vào lời cáo mà tự tiện gom xét đầu cuối luận bác đi”4 và “các quan xét án, phải theo tờ cáo trạng mà xét hỏi, nếu ra ngoài tờ cáo trạng, tìm việc khác để buộc tội người, thì xử là cố ý bắt tội người.”5 Để bảo vệ quyền của các chủ thể, trong quá trình tố tụng, điều quan trọng là tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng, các bên đều được thể hiện quan điểm của chính mình. Mọi chứng cứ đều được quan tòa xem xét cân nhắc. Dù hoạt động tố tụng thời kỳ này tuy có tính áp đặt nhưng vấn đề quan trọng là các điều luật đều quy định một cách rõ ràng và công bằng trong xét xử, chứng cứ về nhân chứng, vật chứng đều được đặt lên hàng đầu. Pháp luật tố tụng thời kỳ này đã đạt được những yêu cầu này. Thứ năm, thể hiện giá trị đạo đức nhân văn Tuy bản chất là nhà nước tập quyền, quyền tối thượng thuộc về nhà vua. Nhà nước luôn bảo đảm quyền và lợi ích của hoàng tộc nhưng khi xây dựng Bộ luật tố tụng để điều chỉnh các hoạt động của xã hội thì các giá trị đạo đức đều được đặt ra rất rõ ràng, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật thời kỳ này đảm bảo và đề cao Pháp trị kết hợp Đức trị, trên cơ sở tôn trọng hương ước lệ làng, phong tục, tập quán, thực hiện kết hợp lợi ích của cá nhân với cộng đồng. Thứ sáu, đạt thành tựu quan trọng trong quá trình lập pháp của nhà nước phong kiến Việt Nam Nghiên cứu pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến thời kỳ từ thế kỷ XV – XIX, chủ yếu thông qua ba bộ luật cơ bản là Quốc triều hình luật (QTHL), Quốc triều khám tụng điều lệ (QTKTĐL) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL), cho thấy, trong quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật tố tụng, nhà nước phong kiến đã đạt được những thành tựu cơ bản. Pháp luật tố tụng thời kỳ trước đó và ngay cả thời kỳ sau đó có nhiều điểm tiến bộ cần kế thừa. Các Bộ luật này đều có cơ cấu ngắn gọn, chỉ gồm có một Bộ nhưng chứa đựng các điều luật cụ thể, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực từ hình án đến dân án. Kết cấu nội dung điều chỉnh không tách rời việc quản lý hành chính và hoạt động tố tụng, văn bản pháp luật kỳ này được quy định trong điều luật dẫn chiếu từ những quy định cụ thể để đảm bảo rằng việc xét xử công bằng, đúng quy định. Người dân dù ở trình độ nào, đẳng cấp nào cũng có thể hiểu và có ý thức tuân thủ pháp luật. Khi xét xử, các quan án cũng dễ chiểu theo điều luật ra phán quyết mà không sợ vi phạm pháp luật dẫn đến bị kết tội. 4 Quốc triều Khám tụng điều lệ, Thông lệ về khám tụng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, Mục 23,Sđd. 5 Quốc triều Hình luật, NXB Pháp lý, 1991, Chương Đoán ngục, Lệ 670. Sđd. Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 61 Mặc dù vậy, khi xây dựng Bộ luật, để hoạt động tố tụng cũng như quản lý bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương được đồng nhất, hoạt động xét xử nhằm đưa ra phán quyết cho mỗi vụ án, pháp luật tố tụng còn được quy định thống nhất cơ chế kiểm soát soát tụng theo cấp và được giao cho cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thi hành. Nói chung, pháp luật tố tụng giữ một vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước thời kỳ này, vai trò còn quan trọng hơn nữa bởi cấu trúc trong một điều luật bao chứa cả quyền và nghĩa vụ, nội dung điều chỉnh cụ thể nhằm phòng ngừa sai lệch trong xét xử và ra phán quyết. 3. Bản chất của pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến Việt Nam Khi nghiên cứu về bản chất của nhà nước và pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam, cần nghiên cứu nền móng hệ tư tưởng của nhà nước phong kiến để hình thành nên chế độ quân chủ tập quyền, từ đó áp dụng trong việc xây dựng Bộ luật tố tụng, công cụ cai trị và quản lý xã hội. 3.1. Quan điểm chính trị về xây dựng pháp luật của nhà nước phong kiến Trường phái tư tưởng thiết lập nên nhà nước trong thời kỳ phong kiến được quy định thông qua chủ yếu hai học thuyết hệ tư tưởng đạo đức về Nho giáo và hệ tư tưởng Pháp trị của trường phái pháp gia. Một là, nhà nước phong kiến theo quan điểm hệ tư tưởng Nho giáo, lấy việc cai trị và quản lý xã hội bằng niềm tin đạo đức, lễ nghĩa, nhân trí đức của quan chức. Thông qua mô phỏng hình tượng của các bậc thánh nhân, quân tử, từ đó đề ra các thuyết về đạo đức, lấy các hình mẫu tượng trưng, xây dựng hệ thống cai trị dựa trên các quy tắc đạo đức theo chế độ quân chủ cầm quyền. Nho giáo được đề cập đến trong Tứ thư Ngũ kinh: Đó là tiêu chuẩn tài đức của người làm vua quan, chế độ bổng lộc trong khoa cử, trách nhiệm của vua quan với dân, với đồng liêu, đồng môn, đưa ra chế độ giám sát, khảo xét và xử phạt nghiêm minh đối với những vi phạm của quan chức. “Quan chức phải kính cẩn đối với chức vụ, thận trọng khi ra mệnh lệnh. Lệnh đã ban phải nghiêm túc thi hành. Lấy công bỏ tư thì dân chúng đều tin phục. Đạo làm vua trước phải thành kính chăm lo cho dân chúng, sau hãy tra xét những kẻ tham nhũng, những kẻ giết người tàn bạo. Làm vua phải giữ gìn phép tắc, cẩn trọng hình ngục, giữ đạo trung chính”6 Hai là, quan điểm quản lý nhà nước theo hệ tư tưởng Pháp trị của nhà nước phong kiến thì thuyết cai trị được thể hiện từ hệ tư tưởng lập pháp của các bậc tiền nhân, nói chung đều không đặt niềm tin vào tính đạo đức của quan chức. Pháp trị chỉ tin vào pháp luật (dựa trên tội danh và hình phạt) để xây dựng chế tài, trong đó áp dụng biện pháp bổ nhiệm, thưởng phạt và trừng trị nghiêm khắc, những tiêu chí đó được coi trọng nhất. Các học thuyết Tôn quân quyền của Nho gia (Nhân trị, Lễ trị, Đức trị) và Pháp gia (Pháp trị, Thế trị, Thuật trị) cho dù hình thức ban hành và vận dụng có khác nhau nhưng về cơ bản, bản chất quản lý nhà nước đều là một, trong đó Đức trị và Pháp trị hỗ trợ bổ sung cho nhau, nếu đức trị là tính chất và mục tiêu của nền chính trị thì pháp trị là phương tiện thực hiện các mục tiêu đó. Bản chất pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến Việt Nam về cơ bản là Pháp trị. 3.2. Bản chất của pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến Bản chất pháp trị của pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến gồm đầy đủ các tố chất của một bộ quy tắc pháp luật trong quản lý nhà nước. Giá trị tối cao của pháp luật tố tụng là công cụ tư pháp không trùng với bất cứ công cụ quản lý nhà nước nào. Nhà nước phong kiến, nhất là thời kỳ từ thế kỷ XV – XIX đã thành công trong xây dựng ban hành và thực thi pháp luật tố tụng. Nghiên cứu bản chất pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến cho thấy đặc trưng pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến được hiểu thông qua khái niệm cơ bản về pháp luật tố tụng. 6 Kinh thư (2004), Nxb Văn hóa Thông tin, tr. 350, 351. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 62 Khái niệm pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến: là công cụ chuyên chế có tính quyền lực, đảm bảo tính răn đe nhằm bảo toàn quyền tối cao của nhà vua, tạo ranh giới pháp lý buộc các chủ thể phải tuân thủ tuyệt đối. Pháp luật tố tụng phổ cập toàn dân dưới hình thức ban hành Bộ luật, được quy định thống nhất và nhất quán thi hành. Tìm hiểu bản chất của pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến, về cơ bản căn cứ vào nội dung quy định của các điều luật, khái niệm về bản chất của pháp luật tố tụng, để từ đó đánh giá đúng thực chất công cụ chuyên chế mang tính quyền lực này. Thứ nhất, tính bảo toàn quyền lực Theo tác giả, nhà nước phong kiến duy trì chế độ quân chủ. Chế độ quân chủ là hệ thống chính trị trong đó tất cả quyền lực được nhà vua nắm giữ ở một vị trí tối cao trong một quốc gia hoặc vương quốc. Nhà vua là người thống lĩnh và có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về mọi vấn đề liên quan đến nhà nước đó. Trong chế độ quân chủ, quyền lực tối cao của nhà vua được trao lại theo nguyên tắc “cha truyền con nối”. Trật tự quyền lực chỉ bị phá vỡ và xóa bỏ khi nhà vua bị lật đổ, truất ngôi hoặc bị một hình thức nhà nước khác thay thế. Nhà vua ban hành pháp luật để bảo vệ uy quyền và pháp luật tố tụng là một trong những công cụ hữu hiệu đó. Ở Việt Nam, chế độ phong kiến đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. So với các triều đại trước đó, pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến từ thế kỷ XV – XIX đã đạt những thành tựu cơ bản, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, quản lý hầu hết mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Bản chất pháp luật tố tụng đó là kết hợp giữa pháp luật và phong tục, tập quán, đạo đức, từ đó tạo ra các quy tắc xã hội điều chỉnh hoạt động của các chủ thể nhằm duy trì quyền lực hoàng gia và ổn định trật tự xã hội. Thứ hai, tính răn đe Chế độ phong kiến xây dựng và ban hành các Bộ luật với chế tài trong các điều khoản được ví về mức độ trừng phạt tàn bạo như thời trung cổ ở Châu Âu. Xuất phát bởi quyền tối thượng thuộc về nhà vua, để bảo vệ nhà nước và quyền lực chính trị của mình, ngoài các cuộc chinh phạt đẫm máu xâm chiếm các vùng đất mới, còn thiết lập cơ cấu hình ngục với những hình phạt tàn bạo theo kiểu thời trung cổ. Tuy nhiên, mối quan hệ của nhà nước và người dân được duy trì bởi quyền lợi chung nên có sự bảo vệ và tôn trọng, pháp luật tố tụng là công cụ để bảo vệ quyền lợi chung đó. Chỉ khi chủ thể có hành vi vi phạm các quy định pháp luật mới phải chịu chế tài hình phạt. Thứ ba, tạo ranh giới pháp lý Xã hội phong kiến đã đạt được những bước phát triển nhất định về kinh tế, xã hội. Sự thay đổi kinh tế, văn hoá, xã hội buộc con người trong xã hội đó cũng thay đổi theo. Pháp luật cần phải điều chỉnh cho phù hợp nhằm mục đích giảm thiểu những rủi ro trong quản lý nhà nước. Theo tác giả, khi pháp luật ban hành, các thiết chế tư pháp được thiết lập buộc mọi chủ thể trong xã hội đó phải tuân thủ tuyệt đối. Ranh giới pháp luật thiết lập có hai yếu tố cấu thành. Đó là các quy tắc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Yếu tố thứ hai là khi vượt qua ranh giới của sự cho phép, tức là vượt qua những điều mà pháp luật không cấm, thì lập tức sẽ được điều chỉnh bởi các chế tài. Pháp luật tố tụng thực hiện kiểm soát các hành vi của mọi chủ thể các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Thứ tư, phổ cập toàn dân Pháp luật tố tụng ban hành để bảo vệ quyền lợi ích của giai cấp thống trị. Những quy định của pháp luật đều được điều chỉnh và thực thi bởi bộ máy công quyền. Nhưng trong xã hội mà quyền lực chính trị mang tính tập quyền, pháp luật chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, cho nên, để chung hòa lợi ích phải có sự đồng thuận của cả cộng đồng, vì thế, các quy phạm pháp luật ban hành nhằm điều chỉnh mọi đối tượng trong xã hội.Tính khách quan của pháp luật tố tụng sẽ tạo cân bằng cán cân quyền lực. Thành công của nhà nước phong kiến trong quản lý hành chính chính là ban hành được Bộ luật mà điều chỉnh được Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 63 mọi đối tượng trong xã hội, theo đó, “Quan vi phạm thì cũng bị xử như thứ dân”. Thứ năm, thống nhất và nhất quán thi hành Việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhà nước phong kiến nhất quán trong quy trình lập pháp và quá trình thực thi, kiểm soát pháp luật bằng hoạt động soát tụng được thực hiện hàng năm nhằm rà soát mọi hoạt động của cơ quan hành pháp để đảm bảo tính công bằng và nhất quán trong quá trình tố tụng. Cơ quan thi hành pháp luật bằng chế tài xử phạt thông qua các biện pháp trừng phạt được áp dụng theo quy định của các quy phạm pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng các khung hình phạt được quy định rõ và rất cụ thể trong Bộ luật. Khi xét xử, việc cân nhắc mức độ và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tương đồng với hành vi phạm tội. Mọi hoạt động tố tụng đều được dự liệu một cách chi tiết cụ thể và nhất quán khi áp dụng pháp luật. Pháp luật còn đưa các chế tài nhằm hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật của các quan lại được pháp luật trao quyền tố tụng. Tất cả mọi hoạt động của quy trình tố tụng đều được quy định thống nhất bằng các điều luật. Bản chất của pháp luật tố tụng nhà nước phong kiến được xây dựng bởi các quyền cũng như nghĩa vụ. Nhà nước quản lý xã hội bằng quy định về trật tự pháp lý, mặc dù khoa học kỹ thật chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu phát canh nông, lâm, ngư nghiệp theo tiêu chí tự cấp tự túc, nhưng những quy định đó là một trong những thẩm quyền mà không có cơ cấu quyền lực nào có được. Cũng từ đặc trưng đó, nhà nước phong kiến thiết lập nên pháp luật tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích của giai cấp mình, xây dựng và thúc đẩy xã hội phát triển. 4. Chính thể nhà nước quân chủ phong kiến thiết lập nên pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam Về cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính tư pháp thời quân chủ phong kiến được thiết kế và vận hành đồng bộ trong một hệ thống quản lý trên mọi lĩnh vực kể cả an ninh và quốc phòng. Việc xây dựng và điều hành cơ cấu hành chính cũng đồng thời điều hành hoạt động của cơ quan tố tụng. Cơ cấu này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Ưu điểm cơ bản là tạo nên sự vận hành thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của bộ máy nhà nước cả về hành pháp và tư pháp. Từ mục tiêu, nguyên lý, quy tắc vận hành sao cho hiệu quả và đồng thời xử lý vi phạm thành một thể thống nhất. Quyền lực tập trung tạo nên sức mạnh của chính quyền, cho phép giải quyết đối với mọi tình huống. Nhược điểm là xuất phát từ chính thể mang tính tập quyền, mọi quyết định trong hoạt động xét xử đều nằm trong thẩm quyền của người đứng đầu, đồng thời thống lĩnh chính quyền, quyền hành lớn nên không tránh khỏi mang tính chuyên chế. Do bản chất tập quyền, quyền quyết định tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp đều thuộc về nhà vua nên cơ cấu hành chính xét xử đều do nhà vua và quan lại quyết định. Trong cơ cấu các cơ quan tố tụng, mối quan hệ giữa các cơ quan xét xử ở trung ương và địa phương theo nguyên tắc cấp trên kiểm soát cấp dưới, cấp dưới tuân thủ phục tùng cấp trên. Việc thực thi các bản án có hiệu lực pháp luật được áp dụng thi hành và dưới sự giám sát của các cơ quan tra soát có thẩm quyền. Trong hoạt động tố tụng thì vấn đề nhân sự lựa chọn quan lại thực hiện tiến hành các hoạt động tố tụng rất quan trọng và pháp luật thời kỳ này cũng đã có những quy định cụ thể rõ ràng thông qua việc tuyển bổ, khảo khóa, giám sát và thưởng phạt theo quy định. Về quy định tuyển bổ, khảo khóa, giám sát và xử phạt quan xét xử thời Lê sơ, Lê Trịnh và nhà Nguyễn. Thứ nhất, về tuyển bổ các các chức danh trong cơ quan xét xử Trong chính thể quân chủ tập quyền, các chức danh trong bộ máy hành chính đồng thời đảm nhiệm chức năng xét xử. Quy trình và chế độ tuyển bổ bao gồm các chế độ như: Nhiệm tử theo chế độ tập ấm, ấm sung kiểu cha truyền con nối; Bảo cử theo đề cử, tiến cử có sự bảo đảm HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 64 vào các chức vụ hoặc tiến cử lên vua; Khoa cử theo quy định tuyển qua tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Đình hoặc nhà vua ban quan tước thông qua chính sách “Nạp tiền thóc”. Chế độ khoa cử PKVN đã được quy định từ thời Lý Trần, sang thời Lê Nguyễn đã ban hành những quy định rất chặt chẽ. Thời Lê Thánh Tông, các văn bản sắc, lệnh, chỉ đều quy định về việc tuyển bổ quan chức. Đối với quan xét xử, thông lệ phải là người đỗ đạt trong các kỳ khoa bảng, sau khi trải nghiệm công việc quản lý tại các Nha môn từ 6 đến 9 năm, phải qua các kỳ sơ khảo, tái khảo và thông khảo mới được bổ làm quan xét xử các cấp từ địa phương đến trung ương. Các chức vụ ở cơ quan xét xử trung ương, chức Hiến ty, Án sát, Giám sát Ngự sử, các xứ thừa tuyên và các tỉnh đều do nhà vua trực tiếp lựa chọn và bổ dụng. Nhìn chung, trong thời phong kiến quan xét xử là những người có nhiều kinh nghiệm quản lý về hành chính, quân sự, tư pháp. Thời Lê Thánh Tông quy định ít nhất phải qua 2 kỳ khảo khóa là 6 năm làm quản lý hành chính. Thứ hai, về khảo khóa, khảo xét quan lại Thời nhà Lê, Nguyễn theo định kỳ: 1 năm (hàng năm để kịp thời xếp hạng và thăng giáng, gồm 4 hạng: ưu, bình, thứ, liệt), 3 năm kỳ sơ khảo, 6 năm kỳ tái khảo, 9 năm kỳ thông khảo. Một trong các tiêu chuẩn xếp hạng là việc xét xử các vụ án không trái quy định của Bộ luật, không bị kháng cáo phúc thẩm nhiều lần, không có oan sai, bên cạnh các tiêu chuẩn về quản lý và thực thi mệnh lệnh hành chính công vụ. Việc bổ nhiệm căn cứ vào khảo khóa định kỳ hàng năm và theo nhiệm kỳ sơ, tái, thông khảo để thực hiện sàng lọc quan lại. Thứ ba, về giám sát hoạt động tố tụng Trong hệ thống cơ quan giám sát tố tụng triều Lê, Nguyễn thì Ngự sử đài, Đô sát viện là cơ quan giám sát quan chức hoạt động trong bộ máy nhà nước, trong đó có chức quan Gián nghị đại phu là chức quan luôn ở bên cạnh và được phép can gián nhà vua. Thời Lê, cơ quan và chức danh Ngự sử được đề cao. Lê Thánh Tông đã lập một hệ thống cơ quan “đàn hặc bách quan” để thực hiện phối hợp nhiều chiều từ trung ương đến địa phương. Ngự sử đài có chức Đô đài Ngự sử, Phó Đô Ngự sử, có hệ thống 6 ty Giám sát mười ba xứ thừa tuyên kiêm giám sát một số cơ quan ở trung ương. Bên cạnh đó, Ngự sử còn phối hợp với Lục khoa để giám sát Lục bộ, phối hợp với Hiến ty kiểm soát các xứ. Cơ chế giám sát hoạt động tố tụng, kiểm soát xét xử tuân theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp kiểm soát cấp dưới và được thực hiện theo 3 cấp: nhà vua giám sát các cơ quan trung ương; Ngự sử đài, Đô sát viện giám sát các cơ quan địa phương thuộc tỉnh: phủ, tỉnh, ty; cấp tỉnh giám sát cấp huyện, châu, lộ, trấn. Theo quy định của pháp luật thời Lê: Nếu 3 cấp đều xử như nhau thì đương sự không được khiếu kiện nữa. Nếu quan đã xét xử đúng mà đương sự còn cố phúc tụng hoặc kêu oan thì luật định rõ “tiền tạ lỗi” đương sự phải nộp phạt. Nếu quan xét xử sai nhầm, kết án oan thì phải tự chịu trách nhiệm bồi thường cho các đương sự, đồng thời phải chịu chế tài hình sự và hành chính căn cứ vào mức độ vi phạm. Thời Lê Sơ Lê Thánh Tông, trong QTHL, bổ sung về chế độ soát tù, về thi hành án cuối năm cũng được nhà vua chú trọng, khi đó, chức năng giám sát hành chính tư pháp trong chính thể quân chủ chuyên chế được tăng cường. Đến thời Lê Trịnh việc kiểm soát xét xử đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với “Chế độ loát tụng hàng năm”. Việc kiểm soát theo các cấp hành chính và các vụ việc xử đúng sai, có khiếu nại hoặc không có khiếu nại, về số tiền tạ và tiền phạt được tổng kết theo năm, nhà nước căn cứ vào đó để xếp hạng và thưởng phạt quan chức. Thứ tư, về thưởng phạt quan chức Quy định pháp luật về thưởng phạt quan lại xét xử thường được kiểm soát theo chế độ công vụ. Trong trường hợp cá biệt nhà vua sẽ trực tiếp ban lệnh thưởng đối với quan lại có công. Thông lệ là thưởng tiền, vàng bạc, vinh hàm, chức vụ, bổng lộc, gia nô, đất đai, nhà ở. Pháp luật phong kiến rất chú trọng các chế tài phạt đối với quan lại. Hình phạt được quy định rất rõ trong các Bộ luật. (Xem tiếp trang 70)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_ly_luan_ve_phap_luat_to_tung_cua_nha_nuoc_phong_kien.pdf
Tài liệu liên quan