Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam

Thứ hai, sử dụng các khoản vốn vay, đặc biệt là các khoản vay ưu đãi để khuyến khích đầu tư, cung cấp những dịch vụ công có chất lượng cao hơn, giúp cho người nghèo và các nhóm yếu thế tiếp cận, hưởng lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo đầu tư tăng trưởng kinh tế tạo thu nhập của người nghèo tăng nhiều hơn, người nghèo được hưởng nhiều hơn những dịch vụ công nhằm góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đó, người nghèo và nhóm người nghèo dễ bị tổn thương cũng cần được tạo cơ hội tham gia, chủ động đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương mình. Thứ ba, phân phối nợ công đang diễn ra sự bất bình đẳng giữa các vùng miền, do đó, các hoạt động đầu tư công cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công, cải thiện môi trường, cuộc sống của người dân. Cân đối các khoản giải ngân ODA cũng cần hướng đến các tỉnh vùng sâu, xa, vùng khó khăn. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư, đặc biệt là các khoản vốn vay một cách hợp lý, ưu tiên đối với địa phương, vùng miền gặp nhiều khó khăn , hướng đến người nghèo, đảm bảo gánh nặng nợ không còn là nỗi lo của mỗi người dân. Thứ tư, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những khu vực kém phát triển và đối với người nghèo. Điều này có thể thực hiện thông qua nhiều kênh như thực hiện các chương trình trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, các trợ giúp về dạy nghề, tạo việc làm, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, đồng thời, thực hiện các ưu đãi về y tế, giáo dục, văn hoá, nhà ở Do vậy, trong quá trình tăng trưởng kinh tế, cần kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong đó trọng tâm là xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng thu nhập.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 216- Tháng 5. 2020 Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam Lê Thị Diệu Huyền Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 13/12/2019 Ngày nhận bản sửa: 10/01/2020 Ngày duyệt đăng: 05/02/2020 Những năm qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nợ công của các quốc gia thông qua đẩy mạnh việc vay nợ nhằm thực hiện đầu tư bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc gia tăng nợ công không được kiểm soát có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo và gia tăng bất bình đẳng. Trong nghiên cứu của Oxfarm (2017) đã chỉ ra con số, 8 tỷ phú đã sở hữu khối tài sản tương đương với một nửa người nghèo trên thế giới (khoảng 3,6 tỷ người). Lý do được đề cập ở đây chính sự phát triển của kinh tế đem lại lợi ích cho những người giàu nhất, bộ phận còn lại của xã hội, đặc biệt là những người nghèo dường như lại không được hưởng lợi. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018, hệ số GINI của Việt Nam đã đạt mức khoảng 0,4. Điều đáng lo ngại là bất bình đẳng thu nhập tăng trong hai thập kỷ qua và số người giàu đang chiếm phần thu nhập quá lớn. Gánh nặng nợ công càng gia tăng trên vai người dân trong khi đó xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo càng trở nên trầm trọng. Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và bất bình đẳng thu nhập, từ đó phân tích các khía cạnh tác động của nợ công đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất quản lý nợ công gắn với tăng trưởng kinh tế - xã hội, vay nợ công phải Public debt and Income inequality: From theory to pratice in Vietnam Abstract: Over the past few years, there has been a dramatic increase in public debt of countries. However, uncontrolled increase in public debt may cause poverty and income inequality. In Vietnam, income inequality has increased over the past two decades when the burden of public debt has been increasing on the shoulders of each people. The paper shows the relationship between public debt and income inequality, then analyzing the impact of public debt on income inequality in Vietnam. Therefore, management of public debt need to associate with socio-economic growth, public debt must be used to invest to stimulate economic growth, loans must to be used efficiently and coordinating in policy to distribute public resources towards the millennium goal of eradicating poverty and social equality. Keywords: Public debt, Income inequality, Economic growth Huyen Thi Dieu Le Email: huyenltd@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 được sử dụng để đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế, sử dụng vốn vay hiệu quả, phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách nhằm phân phối nguồn lực công hướng tới mục tiêu thiên niên kỉ là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Từ khóa: Nợ công, bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế. 1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công và bất bình đẳng thu nhập Nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy vấn đề bất bình đẳng và nợ công có những mối quan hệ cụ thể khác nhau, các nghiên cứu đều cho thấy các kênh truyền dẫn tác động của nợ công đến bất bình đẳng thu nhập thông qua tăng trưởng kinh tế, giá tài sản, lãi suất, chi tiêu công, thuế... Một số nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng gia tăng, nợ công có thể làm trầm trọng hơn vấn đề này. Nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc gia Mỹ (NBER, 2014) đối với 44 quốc gia, đã kết luận rằng tăng trưởng kinh tế sẽ giảm trung bình 4% khi nợ công vượt ngưỡng 90% GDP; về mặt xã hội, khủng hoảng nợ công gây ra thất nghiệp, bất ổn và bất bình đẳng. Điều này cho thấy, gia tăng nợ công khiến tăng trưởng kinh tế giảm, gia tăng bất ổn, thất nghiệp tăng sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Nghiên cứu của Victor Amourreux (2014) đưa ra kết luận rằng cuộc khủng hoảng nợ công tại Anh vào thế kỉ thứ 19 đã dẫn đến việc tài sản được chuyển từ tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình sang tầng lớp có thu nhập cao do Chính phủ tăng thuế nhằm tạo nguồn thu để trả nợ. Bên cạnh đó, để giải quyết gánh nặng nợ, Chính phủ phải cắt giảm ngân sách hỗ trợ cho các chương trình xã hội như giáo dục, y tế, làm giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ công của người có thu nhập thấp, khiến bất bình đẳng gia tăng. Ngoài ra, nghiên cứu của Domaski và cộng sự (2016) phát hiện sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình tại các nước phát triển bằng cách xem xét tác động của vay nợ lên giá tài sản và nợ của hộ gia đình, nghĩa là tác động của nợ lên bất bình đẳng ảnh hưởng thông qua chính sách tiền tệ như lãi suất và giá tài sản, điều này đồng nghĩa với mức lãi suất thấp và tăng giá trái phiếu Chính phủ là nhân tố gia tăng bất bình đẳng. Trong nghiên cứu của Azzimonti và cộng sự (2012) cũng phân tích mối quan hệ giữa nợ công, hội nhập tài chính quốc tế và bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia OECD cho thấy Chính phủ có xu hướng duy trì nợ công cao khi thị trường tài chính hội nhập quốc tế sâu hơn và bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Cùng với kết quả đó, nghiên cứu của Chatzouz (2014) và Floden (2011) phân tích ở một số quốc gia khi thị trường tài chính chưa phát triển thì việc gia tăng nợ Chính phủ tác động thông qua nhiều yếu tố, trong đó nhấn mạnh về tác động tổng thể. Ông cho rằng, khi Chính phủ sử dụng thuế để trả nợ sẽ ảnh hưởng tới hành vi tiết kiệm của người nghèo, có nghĩa là điều chỉnh nợ có thể ảnh hưởng tới thu nhập và tiết kiệm của người nghèo, vấn đề liên quan tới tái phân phối các khoản nợ. Một số nghiên cứu khác cho thấy những tác động ngược chiều về việc gia tăng bất bình đẳng thu nhập có thể ảnh hưởng đến LÊ THỊ DIỆU HUYỀN 23Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng mức nợ công thông qua kênh tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Tibi (2015) cho thấy bất bình đẳng thu nhập có tác động dương đến mức nợ công của quốc gia ở hầu hết các quốc gia ngoại trừ các quốc gia ở Châu Âu và các nước phát triển. Ngược lại, quy mô nợ công cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa đến vấn đề phân phối thu nhập. Kết quả này làm nảy sinh câu hỏi về khả năng kiểm soát nợ của Chính phủ để giảm bất bình đẳng thu nhập. Trong nghiên cứu của Aksman (2017) cũng xem xét tác động của đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập lên nợ công ở các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhất định giữa cả đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập với tỷ lệ nợ công/GDP. Cùng với đó, Hoàng Thủy Yến (2015) nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng chỉ ra một số nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập như đặc trưng của nhóm dân số, sự khác biệt về địa lý, sự khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các vùng, những thay đổi trong mô hình sản xuất, từ công việc, tay nghề thấp đến công việc có kỹ năng cao. Do vậy, bất bình đẳng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xem xét liệu có tác động đến vấn đề nợ công ra sao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Trong nghiên cứu của Lê Quốc Hội (2008) cho thấy bất bình đẳng thu nhập có thể xuất phát từ cơ cấu kinh tế, tức là phân bổ thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ công quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả nợ. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (2003) về các nguyên nhân của nghèo đói và bất bình đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) cho thấy, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế của TP. HCM cũng đã tác động tiêu cực đến người nghèo. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành nông lâm thủy sản của thành phố thấp. Tăng trưởng kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo trên diện rộng nhưng cải thiện tình trạng thu nhập của người nghèo lại phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng kinh tế. Người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn người nghèo và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành. Một số nghiên cứu cho thấy những tác động chưa rõ ràng của nợ công đến bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu của Sigrid và cộng sự (2017) cho rằng tác động của nợ công đến chênh lệch giầu nghèo phụ thuộc nhiều vào mức độ chênh lệch giầu nghèo. Nếu mức chênh lệch giàu nghèo càng lớn thì nợ công có tác động mạnh đến phân hóa giàu nghèo trong dài hạn, đối với mức chênh lệch giàu nghèo chưa rõ rệt thì nợ công có mức độ tác động ít hơn. Nghiên cứu ở các quốc gia Nam Á, Akram (2016) đã chỉ ra mặc dù nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng nợ công nước ngoài không có tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, nợ công trong nước thì có mối quan hệ dương với hệ số GINI, do đó nợ trong nước tác động xấu đến người nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Salti (2011) tại 109 quốc gia trong giai đoạn 1990- 2007 cho thấy nợ công trong nước đã tác động đến việc phân phối thu nhập và từ đó càng làm gia tăng gánh nặng nợ đối với người nghèo. Các nghiên cứu cho thấy vấn đề bất bình đẳng và nợ công có những mối quan hệ Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh truyền dẫn như tăng trưởng kinh tế, thuế, chi tiêu công, lãi suất, giá tài sản...Vì thế, với qui mô và tốc độ gia tăng nợ công lớn, không kiểm soát một cách chặt chẽ, cũng như việc phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong phân bổ nguồn lực công không nhịp nhàng có thể khiến gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. 2. Nợ công và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam Qui mô và tốc độ tăng giảm nợ công có xu hướng tương đồng với sự gia tăng và cải thiện về bất bình đẳng thu nhập Sau khi Luật Quản lý nợ công lần đầu tiên tại Việt Nam được thông qua và có hiệu lực năm 2010, nợ công có xu hướng ngày càng tăng nhanh cả về qui mô và tốc độ và có xu hướng chững lại trong 2 năm trở lại đây. Từ năm 2010, nợ công Việt Nam ở mức 56,3% GDP, tăng liên tục tới 63,7% năm 2016 và có xu hướng giảm dần trong hai năm trở lại đây và ở mức 58,4% GDP năm 2018. Trong khi đó, dư nợ Chính phủ năm 2010 ở mức 44,6% GDP tăng tới 52,7 năm 2016 và giảm xuống 50% năm 2018 và dư nợ nước ngoài của quốc gia tăng nhanh từ 42,2% GDP năm 2010 lên tới 46% GDP năm 2018, tiến sát mức trần mà Quốc hội cho phép. Tốc độ tăng nợ công trung bình cả giai đoạn khoảng 15- 17%, mặc dù tốc độ tăng nợ trong hai năm trở lại đây đã giảm. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu The Global Debt Clock, tỷ lệ nợ công trên đầu người tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng liên tiếp từ mức khoảng 15 triệu đồng/người năm 2010 lên mức khoảng 32 triệu đồng/người năm 2018. Trong khi đó, bất bình đẳng của Việt Nam cũng có xu hướng tăng giảm cùng với nợ công. Hệ số GINI theo thu nhập gia tăng từ 0,42 năm 2012 lên 0,43 năm 2016 và sau đó giảm xuống còn 0,42 năm 2018. Điều này cho thấy, có sự tương đồng trong toàn giai đoạn khi nợ công có xu hướng giảm xuống thì hệ số GINI cũng có giảm xuống trong hai năm trở lại đây. Mặc dù mức giảm không nhiều nhưng cũng khẳng định mức nợ công đang được điều chỉnh giảm và xu hướng bất bình đẳng thu nhập cũng đang được dần cải thiện, cho thấy những dấu hiệu khả quan về mức độ bình đẳng thu nhập. So sánh với một số quốc gia Châu Á cho thấy, hệ số GINI của Việt Nam đứng ở mức trung bình, cao nhất là Trung Quốc Hình 1. Tình hình nợ công Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5,6,7,8- Bộ Tài chính, 2018* là số ước tính LÊ THỊ DIỆU HUYỀN 25Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng với hệ số GINI là 0,51 và thấp nhất là Lào với hệ số GINI là 0,36. Theo Cornia và Court (2001), hệ số GINI nằm trong khoảng 0,30- 0,45 là phạm vi bất bình đẳng thu nhập trong vùng khá an toàn. Với ngưỡng này, mức độ bất bình đẳng thu nhập là chấp nhận được để đánh đổi đạt mức tăng trưởng kinh tế cao. Dựa trên số liệu GINI thực tế, có thể thấy rằng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam vẫn nằm trong vùng an toàn nhưng có xu hướng tăng lên nếu không kiểm soát tốt. Hiệu quả sử dụng các khoản nợ, cấu trúc nợ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán nợ có những tác động không nhỏ tới kích thích đầu tư và cải thiện mức thu nhập cho người dân Trong tổng đầu tư vốn của Nhà nước vẫn chủ yếu từ ngân sách (Hình 3) nhưng cũng có xu hướng giảm dần thay thế bằng nguồn vốn vay. Theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2010- 2018, ICOR của Việt Nam giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016- 2018, hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,2 của giai đoạn 2010- 2015. Kết quả này cho thấy việc vay nợ tập trung đầu tư phát triển kinh tế, mặc dù có sự cải thiện về hiệu quả đầu tư nhưng hiệu quả sử dụng nợ công ở Việt Nam chưa cao. Bên cạnh đó, một số dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, dự án được Chính phủ bảo lãnh khó khăn trong trả nợ. Tình trạng số dự án được phê duyệt nhiều, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, giải ngân vốn vay vẫn còn chậm trễ, các dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ... còn nhiều. Điều này cùng với thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư lớn. Một số dự án đầu tư không trả được nợ, phải tái cơ cấu nợ khiến gia tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bản tin nợ công của Bộ Tài Chính, cấu trúc nợ công Việt Nam chủ yếu vẫn là nợ Chính phủ (trung bình khoảng 70% tổng nợ công), nợ của Chính phủ bảo lãnh chủ yếu là nợ của doanh nghiệp, của các tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước và khoản vay nước ngoài chiếm khoảng 17%, nợ của Chính quyền địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 3%. Trong quá trình cơ Hình 2. Hệ số GINI của Việt Nam giai đoạn 2008- 2018 Nguồn: Tổng hợp từ Wealth Distribution and Income Inequality by Country (2018) Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 cấu lại danh mục nợ theo hướng an toàn nhưng nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, trong đó vay ODA và các khoản vay ưu đãi chiếm trên 90% danh mục nợ vay nước ngoài, ODA chiếm khoảng 75%. Nếu trước năm 2010, thời gian trả nợ trung bình đối với các khoản vay ODA (bao gồm cả giai đoạn gia hạn) là 30- 40 năm với mức lãi suất khoảng 0,7- 0,8%/ năm. Đến giai đoạn sau 2010, thời gian trả nợ giảm xuống còn 10- 20 năm và mức lãi suất tối thiểu là 2%/năm. Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách không có sự biến động quá lớn, nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, các chỉ tiêu vẫn ở trong phạm vi kiểm soát và giới hạn được duyệt là 25% theo quy định của Quốc hội. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ có xu hướng ngày càng tăng cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối, điều này gây áp lực đối với việc sắp xếp nguồn để trả nợ của ngân sách, khả năng cân đối nguồn bố trí chi trả nợ hàng năm chưa tương xứng với nghĩa vụ trả nợ đến hạn, vay đảo nợ tăng nhanh với khối lượng lớn trong nhiều năm, tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ nếu không được kiểm soát tốt. Hình 3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của khu vực Nhà nước giai đoạn 2010- 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê 2018* là số ước tính Hình 4. Cơ cấu nợ công Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp từ Bản tin nợ công số 5,6,7,8- Bộ Tài chính 2018* là số liệu ước tính LÊ THỊ DIỆU HUYỀN 27Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Hơn nữa, từ tháng 7/2017, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, không còn là nước có thu nhập thấp nên sẽ không được vay theo điều kiện ODA mà tiến tới vay theo điều kiện thị trường, áp lực gia tăng trả nợ càng cao. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế ngày càng lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng phúc lợi xã hội nhằm cải thiện đời sống của người dân. Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, thực tế hiện nay ở Việt Nam, mức độ bất bình đẳng về thu nhập ở hai khu vực thành thị và nông thôn rất khác nhau. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thành thị năm 2010 mới chỉ là 2.130 nghìn đồng, sau đó tăng lên đến 5.523 nghìn đồng năm 2018, trong khi đó khu vực nông thôn tương ứng là 762 nghìn đồng năm 2010 và 2.940 nghìn đồng năm 2018 (Hình 5). Từ năm 2016 xu hướng về mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng dần được cải thiện giữa khu vực thành thị và nông thôn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội, thu nhập và mức sống của quốc gia. Tuy nhiên, nếu như trước đây, bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị thường cao hơn nông thôn thì sau năm 2010, bất bình đẳng thu nhập ở thành thị có xu hướng giảm nhưng vẫn tăng nhanh hơn ở khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, cần lựa chọn và chuẩn bị các dự án đầu tư công đem lại hiệu quả để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản nợ, cấu trúc nợ công an toàn sẽ đảm bảo nguồn thanh toán chi trả nợ, sẽ góp phần thực hiện đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Khi các khoản nợ không được chi trả, việc Chính phủ dự kiến tăng thuế, cùng với quá trình đô thị hoá nhanh chóng dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới liên quan đến bất bình đẳng như nông dân mất việc làm, di cư lao động từ nông thôn ra thành thị Cùng với đó các khoản chi tiêu công tăng lên nhưng chưa thực sự giúp cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ công với chất lượng tốt, điều này khiến phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bất bình đẳng gia tăng, đòi hỏi nhà nước cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ đến năng cao hiệu quả sử dụng vốn vay mà không làm gia tăng gánh nặng nợ đối với người dân. Phân bổ nguồn vốn vay đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa các vùng lãnh thổ, địa phương, vùng miền Hình 5. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo khu vực thành thị- nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 Đơn vị: nghìn đồng Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động thương binh xã hội 2018* là số liệu sơ bộ Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 Theo báo cáo của Chính phủ năm 2018, việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải, phát sinh những rủi ro từ các dự án sử dụng vốn dẫn đến không trả được nợ, Chính phủ phải trả nợ thay, thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ, chưa gắn trách nhiệm vay và trả nợ với việc phân bổ, sử dụng nợ công... Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Tại nhiều địa phương cho thấy, dự án có quy mô nhỏ lẻ, không mang tính đồng bộ, chưa gắn kết với quy hoạch tổng thể, kế hoạch, phân bổ vốn vay nhiều trường hợp chưa sát với nhu cầu thực tế, chất lượng kém. Tính đồng bộ, kết nối của một số dự án chưa được chú trọng, chưa có sức lan tỏa và kết nối vùng, miền. Điều này dẫn tới chênh lệch về thu nhập giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ, giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trong các công ty nước ngoài và lao động khu vực trong nước. Nếu so sánh khoảng cách chi tiêu, thu nhập của người giàu và người nghèo được đại diện bởi nhóm 20% những người giàu nhất và 20% những người nghèo nhất ở Việt Nam, sự chênh lệch này đã và đang gia tăng liên tục và đáng kể. Sự chênh lệch về thu nhập tuyệt đối ở Việt Nam đang tăng lên nhanh, tuy nhiên hiện tượng bất bình đẳng ở Việt Nam không phải là hiện tượng người giàu giàu lên, người nghèo nghèo đi mà là người giàu giàu nhanh hơn người nghèo. Thực tế cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đã tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, nếu năm 2010 cả nước có 14,2% số hộ nghèo nhưng đến 2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 5,4%. Trong khi đó, khu vực thành thị có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và năm 2018 chỉ ở mức 1,88% thì ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này vẫn là 6,9%, chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị khá lớn. Điều này cho thấy, tăng thu nhập của người dân chưa bền vững, có nghĩa là thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhưng khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, vay nợ để thực hiện đầu tư đã tạo ra những thuận lợi cho một số vùng, một số ngành và một số bộ phận dân cư trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc định hướng chiến lược ưu tiên của Chính phủ đối với những địa phương nghèo vẫn chưa rõ ràng, có thể tạo ra những lỗ hổng khiến cho chênh lệch ngày càng lớn. 3. Một số khuyến nghị Vay nợ để đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng xa hơn là mở rộng khả năng tiếp cận cho người nghèo hưởng lợi từ tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Bảng 1. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị, nông thôn của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 Đơn vị tính: % Năm 2010 2012 2014 2016 2018* Cả nước 14,2 11,1 8,4 5,8 5,4 Thành thị 6,9 4,3 3 2 1,88 Nông thôn 17,4 14,1 10,8 7,5 6,9 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động thương binh xã hội 2018* là số liệu sơ bộ LÊ THỊ DIỆU HUYỀN 29Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Do vậy, khi vay nợ công và thực hiện phân phối tốt hơn nguồn lực công nhằm giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội, cần tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, quản lý nợ công gắn với kết hợp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng trong xã hội. Mô hình này xuất phát từ nhu cầu tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, vay nợ là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc gia tăng nợ công phải được kiểm soát và phân bổ vốn vay một cách hợp lý. Trong mô hình này cần phát huy vai trò của khu vực Nhà nước trong vấn đề định hướng và chiến lược ưu tiên rõ ràng trong phân bổ vốn vay, chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực, dự án đầu tư công trong nước không đáp ứng được hoặc khu vực tư nhân không có động lực đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần nhà nước đầu tư để kiểm soát. Còn các ngành, lĩnh vực khác để tư nhân đầu tư hoặc phối hợp công tư nhằm mở rộng sự tham gia của các bên vào chiến lược xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Thứ hai, sử dụng các khoản vốn vay, đặc biệt là các khoản vay ưu đãi để khuyến khích đầu tư, cung cấp những dịch vụ công có chất lượng cao hơn, giúp cho người nghèo và các nhóm yếu thế tiếp cận, hưởng lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo đầu tư tăng trưởng kinh tế tạo thu nhập của người nghèo tăng nhiều hơn, người nghèo được hưởng nhiều hơn những dịch vụ công nhằm góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đó, người nghèo và nhóm người nghèo dễ bị tổn thương cũng cần được tạo cơ hội tham gia, chủ động đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương mình. Thứ ba, phân phối nợ công đang diễn ra sự bất bình đẳng giữa các vùng miền, do đó, các hoạt động đầu tư công cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công, cải thiện môi trường, cuộc sống của người dân. Cân đối các khoản giải ngân ODA cũng cần hướng đến các tỉnh vùng sâu, xa, vùng khó khăn. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư, đặc biệt là các khoản vốn vay một cách hợp lý, ưu tiên đối với địa phương, vùng miền gặp nhiều khó khăn , hướng đến người nghèo, đảm bảo gánh nặng nợ không còn là nỗi lo của mỗi người dân. Thứ tư, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những khu vực kém phát triển và đối với người nghèo. Điều này có thể thực hiện thông qua nhiều kênh như thực hiện các chương trình trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, các trợ giúp về dạy nghề, tạo việc làm, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, đồng thời, thực hiện các ưu đãi về y tế, giáo dục, văn hoá, nhà ở Do vậy, trong quá trình tăng trưởng kinh tế, cần kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong đó trọng tâm là xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng thu nhập. Thứ năm, phối kết hợp công cụ chính sách pháp luật, quy hoạch, chính sách phân phối cùng với tài khóa và tiền tệ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, bảo đảm công bằng xã hội. Chính vì vậy, từ nghiên cứu lý thuyết cho đến cơ sở thực tiễn tại Việt Nam cho thấy gia tăng nợ công, sử dụng các khoản nợ không hiệu quả có những tác động không nhỏ tới kích thích đầu tư và cải thiện mức thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, phân bổ vốn vay không phù hợp, không trả được nợ có thể khiến tình trạng chênh lệch về thu Vấn đề nợ công và bất bình đẳng thu nhập: Lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 nhập giữa các địa phương và gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Qua đó, đề xuất quản lý nợ công gắn với tăng trưởng kinh tế, vay nợ công phải được sử dụng để đầu tư, phân bổ và sử dụng vốn vay hiệu quả, phối hợp trong điều hành chính sách nhằm phân phối nguồn lực công hướng tới mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội ■ Tài liệu tham khảo 1. Aksman, E. (2017). Do Poverty and Income Inequality Affect Public Debt? Gospodarka Narodowa, (6), 79-93. 2. Akram, N. (2016). Public debt and pro-poor economic growth evidence from South Asian countries. Economic research- Ekonomska istraživanja, 29(1), 746-757. 3. Azzimonti, M., De Francisco, E., & Quadrini, V. (2012). Financial globalization, inequality, and the rising public debt. American Economic Review, 104(8), 2267-2302. 4. Bộ Tài chính, Bản tin Nợ công số 5,6,7,8, năm 2016, 2017, 2018, 2019. 5. Chính phủ (2018), Quyết định số 195/BC-CP ngày 17/5/2018 về báo cáo sử dụng vốn vay và quản lý nợ công năm 2017 và kế hoạch năm 2018. 6. Chatzouz, M. (2014). Government Debt and Wealth Inequality: Theory and Insights from Altruism. 7. Cornia and Court (2001), Inequality, Growth and Poverty in the Era of Liberlization and Globalization”, UNU-WIDER, No. 4. Helsinki: United Nations University. 8. Domanski, M. Scatigna, A, Zabai (2016), Wealth inequality and monetary policy. 9. Floden, M. (2001). The effectiveness of government debt and transfers as insurance. Journal of Monetary Economics, 48(1), 81-108. 10. Hoàng Thủy Yến (2015), tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Luận án tiến sĩ. 11. Lê Quốc Hội (2008), The Linkages between Growth, Poverty and Inequality in Vietnam: An Empirical. 12. Nguyễn Thị Hằng (2003), Các nguyên nhân của nghèo đói và bất bình đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ. 13. Oxfarm (2017), Báo cáo bất bình đẳng, Báo cáo Nghiên cứu chính sách 12/1/2017. 14. Salti, N. (2015), Income inequality and the composition of public debt. Journal of Economic Studies, 42(5), 821-837. 15. Sigrid Röhrs, S., & Winter, C. (2017). Reducing government debt in the presence of inequality. Journal of Economic Dynamics and Control, 82, 1-20. 16. Tibi (2015), National debt and income inequality. 17. Victor Amourreux (2014), Public debt and its unequalizing effects, Master thesis disertation. 18. https://www.gso.gov.vn 19. 20. https://www.gfmag.com/global-data/economic-data/wealth-distribution-income-inequality 21. https://www-cdn.oxfam.org/s3fs-public/file_attachments/bp-economy-for-99-percent-160117-en.pdf 22. https://admin.nber.org/xsearch?q=public+debt+and+inequality+2014&whichsearch=ftpub&restrict_papers=yes&fullr esults=1&datefilter=&b=search+again

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_no_cong_va_bat_binh_dang_thu_nhap_ly_thuyet_den_thuc.pdf
Tài liệu liên quan