Trong quá trình hội nhập, ngành du
lịch Việt Nam cần đầu tư phát triển
những sản phẩm du lịch văn hóa chất
lượng cao để đáp ứng nhu cầu khách du
lịch trong và ngoài nước. Từ những ý
tưởng về sản phẩm du lịch văn hóa chất
lượng cao đã nêu trong bài, chúng tôi hi
vọng sẽ được hiện thực hóa, góp phần
làm phong phú thêm về sản phẩm du lịch
Việt Nam, đồng thời bảo tồn những nét
đẹp của văn hóa dân tộc.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề phát triển du lịch văn hóa chất lượng cao ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Quang Dũng
_____________________________________________________________________________________________________________
81
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
TRƯƠNG QUANG DŨNG*
TÓM TẮT
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, ngành du lịch Việt Nam đang phát
triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, bên
cạnh các sản phẩm du lịch đại trà hiện đang đóng vai trò chủ lực như nghỉ ngơi giải trí,
tham quan thắng cảnh, lễ hội thì cũng cần những sản phẩm có chất lượng cao. Bài viết
này giới thiệu một số sản phẩm “du lịch văn hóa chất lượng cao” với mong muốn góp
phần làm cho du lịch nước ta ngày càng phong phú, hiện đại hơn.
Từ khóa: sản phẩm du lịch, du lịch văn hóa, du lịch đại trà.
ABSTRACT
Developing high quality cultural tourism in Vietnam
Along with the integration with the world economy, our country's tourism industry is
growing rapidly. However, to meet the increasingly diverse needs of tourists, besides the
mass tourism products that currently play a leading role such as recreation, sightseeing,
attending festivals... high quality products are required, too. This article introduces some
“high quality cultural tourism” products in hope of helping to enrich and modernize the
country’s tourism.
Keywords: tourism product, cultural tourism, mass tourism.
* TS, Trường Đại học Công nghệ TPHCM
1. Đặt vấn đề
Sản phẩm du lịch, cũng như những
sản phẩm thương mại khác, không ngừng
thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu
cầu con người. Hiện nay ở Việt Nam,
những sản phẩm du lịch đại trà (nghỉ
ngơi giải trí, tham quan thắng cảnh, lễ
hội) vẫn đóng vai trò chủ lực, nhưng số
lượng du khách đòi hỏi sản phẩm chất
lượng cao ngày càng tăng [2]. Những cơ
sở kinh doanh du lịch, các ngành chức
năng liên quan, các cơ sở đào tạo nhân
lực cần phải nghiên cứu xem xét vấn đề
này một cách khoa học và toàn diện.
2. Nội dung
Trong bài viết này, chúng tôi tìm
hiểu về nội dung của “du lịch văn hóa
chất lượng cao” có nội dung như thế nào.
Về mặt lịch sử, du lịch văn hóa là cội
nguồn của du lịch. Ở châu Âu thời cổ và
trung cận đại, người ta đi du lịch để khám
phá: thăm các vùng đất mới, xem cách
sống của người nước ngoài, tìm hiểu lịch
sử, nghệ thuật, lối sống của người dân
nước khác [2] Sau này, du lịch đại trà
(du lịch theo mùa như đi tắm biển, tắm
suối nước nóng) và du lịch giải trí (các
khu vui chơi kiểu Disneyland) xuất hiện
làm mờ nhạt dần ý nghĩa của cội nguồn
đó. Ngày nay, nhu cầu du lịch đa dạng
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
82
hơn và một số người có xu hướng quay
về với những hình thức du kịch văn hóa
nhưng với chất lượng cao hơn [1]. Cộng
đồng châu Âu có hẳn một cơ quan
chuyên nghiên cứu và đề xuất những
chính sách mới về du lịch. Hiện nay, một
trong những mối quan tâm của cộng đồng
này là du lịch văn hóa chất lượng cao.
Theo những nghiên cứu của Cộng đồng
châu Âu thì sản phẩm du lịch văn hóa
chất lượng cao vẫn phải đảm bảo những
điều kiện như sản phẩm đại trà, tức là đầy
đủ về cơ sở hạ tầng (khách sạn, nhà hàng,
xe cộ đi lại), đội ngũ hướng dẫn và đội
ngũ chăm lo các dịch vụ cần thiết khác.
Nhưng khác với sản phẩm thông thường,
du lịch văn hóa chất lượng cao đòi hỏi
phải có những nhân tố sau:
(i) Hàm lượng trí tuệ cao: Du lịch văn
hóa chất lượng cao có bản sắc văn hóa
sâu đậm hơn bình thường nên việc thiết
kế sản phẩm này cần sự đầu tư trí tuệ
đáng kể [3]. Chẳng hạn, nếu sản phẩm
thuộc loại tìm hiểu lịch sử thì nó phải
được các chuyên gia về sử tham gia dàn
dựng, sản phẩm thuộc về văn học thì cần
có chuyên gia bảo tàng và các nhà nghiên
cứu văn học tham gia thiết kế.
(ii) Đội ngũ hướng dẫn, phục vụ du
lịch phải có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và tay nghề cao. Chẳng hạn, muốn
đảm nhiệm việc tổ chức một hội thảo
quốc tế về một vấn đề khoa học thì đội
ngũ phục vụ phải thành thạo ngoại ngữ
và biết cách liên kết với các nhà khoa học
hay một trường đại học nào đó để lập các
chương trình và thực hiện hội thảo.
(iii) Du lịch văn hóa chất lượng cao
không thể do một đơn vị riêng lẻ đảm
nhiệm mà phải là sự hợp tác thường
xuyên giữa nhiều đơn vị, nhiều cơ quan
chức năng, nhiều cơ sở văn hóa, giáo
dục.... Chẳng hạn trong lộ trình nhà văn
Marguerite Duras từ Thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) đi Sa Đéc, một chương
trình đầy đủ phải có những khâu như sau:
- Giới thiệu nhà văn M. Duras do
một cơ sở Pháp ngữ đảm nhiệm tại một
địa điểm ở TPHCM.
- Đơn vị du lịch đưa khách về Sa Đéc
(phương tiện đi lại, lưu trú).
- Trường Tiểu học Sa Đéc giới thiệu
về nhà văn, hướng dẫn khách thăm nhà
cũ, trường cũ của nhà văn.
- Ban phụ trách ngôi nhà “Người
tình” đón tiếp khách và giới thiệu gia
đình “Người tình”.
- Tổ Văn học của Sở Văn hóa Thông
tin hay Sở Giáo dục và Đào tạo sở tại
giới thiệu về các tác phẩm của M. Duras.
- Đơn vị phát hành sách địa phương
giới thiệu và bày bán những tác phẩm của
nhà văn.
- Khi trở lại TPHCM, khách sẽ được
mời đi thăm trường quốc tế Pháp mang
tên Marguerite Duras (từ năm học 2011-
2012), trước đó có tên là Colette.
(iv) Sản phẩm du lịch phải đa dạng.
Như trường hợp của Marguerite Duras
nói trên, lộ trình du lịch không chỉ gói
gọn vào việc thăm Trường Tiểu học Sa
Đéc, mà bao gồm cả việc thăm nhiều nơi
liên quan cũng như nghe thuyết trình về
nhà văn và mua sách báo tại chỗ.
2.1. Phát triển du lịch văn hóa chất
lượng cao ở một số nước
Cũng theo Cộng đồng châu Âu, các
loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Quang Dũng
_____________________________________________________________________________________________________________
83
bao gồm các hình thức: cơ sở văn hóa
khoa học tổng hợp, điểm văn hóa chuyên
sâu và mạng lưới các lộ trình văn hóa.
Các minh họa sau đây đều lấy từ kinh
nghiệm của châu Âu.
Về các cơ sở văn hóa - khoa học
tổng hợp, thí dụ nổi bật là Trung tâm
khoa học La Villette ở Paris. Đó là nơi du
khách tìm hiểu về những thành tựu khoa
học mới và tự mình tham gia vào những
hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Nói
chung, bất kì nước nào cũng có một hay
nhiều cơ sở văn hóa - khoa học để du
khách đến tìm cơ hội nâng cao hiểu biết
về văn hóa - khoa học của mình.
Về các điểm văn hóa chuyên sâu,
châu Âu là nơi tập trung nhiều thành tựu
đáng kể do nền văn hóa lâu đời của họ và
các điểm này làm nổi bật bản sắc văn hóa
của từng quốc gia riêng biệt. Những ví dụ
về lĩnh vực này rất nhiều và đa dạng.
Trước hết, đó là những bảo tàng lưu giữ
những công trình của các nhà văn, nhà
nghệ thuật tên tuổi như Bảo tàng Monet
về hội họa hay Bảo tàng Balzac ở Quận
16, Paris. Du khách hiện đại rất quan tâm
đến những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ
mà họ yêu thích. Thậm chí những nhân
vật hoàn toàn hư cấu như Nàng Tiên Cá,
Sherlock Holmes, Maigret, Don
Quichotte, Hamlet đều phải có “bảo
tàng” riêng cho họ và đông đảo du khách
sẵn sàng viếng thăm, nghiên cứu. Ở Đan
Mạch, tượng Nàng Tiên Cá là nơi không
thể thiếu đối với du khách thăm đất nước
này. Tượng đài đó gắn liền với nhà văn
Andersen, tác giả những chuyện cổ tích
nổi tiếng thế giới. Ở London, ngôi nhà
phố Baker của Sherlock Holmes được
xây dựng theo đòi hỏi của du khách, vì
họ muốn chiêm ngưỡng “một cách vật
chất” nhà thám tử huyền thoại chứ không
chịu dừng lại ở chỗ đọc sách thuần tuý. Ở
Paris, người ta cũng phải bố trí một
phòng làm việc cho viên thanh tra cảnh
sát Maigret, nhân vật hư cấu của nhà văn
G. Simenon, người Bỉ nói tiếng Pháp.
Ở Trung Quốc, hai bài thơ Đường
nổi tiếng “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu
và “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế
cũng đã làm cho ngành du lịch tạo ra hai
điểm du lịch văn hóa độc đáo: Lầu Hoàng
Hạc ở Vũ Xương và bến Phong Kiều ở
Giang Tô. Du khách đến lầu Hoàng Hạc
để thưởng thức âm hưởng của bài thơ,
cũng như đến bến Phong Kiều ngủ lại để
về khuya nghe tiếng chuông chùa Hàn
Sơn ở ngoại thành Cô Tô.
Về mạng lưới các lộ trình văn hóa,
ở Trung Quốc cũng rõ nét các lột trình
nổi tiếng như “Con đường tơ lụa” nối liền
các xứ sở Trung Cận Đông thời xưa với
Trung Quốc hay “Hành trình của Đường
Tăng đi Tây Thiên lấy kinh” dựa theo tác
phẩm Tây Du Kí. Ở châu Âu, gần đây
người ta khôi phục một số lộ trình nổi
tiếng ngày xưa như “Lộ trình hành hương
về Santiago de Compostela” (một thành
phố ở Tây Ban Nha). Các tín đồ Ki tô
giáo châu Âu hành hương về Santiago để
viếng mộ Thánh Jacques ở nhà thờ lớn
trong vùng. Người ta cũng tạo dựng
nhiều lộ trình văn hóa - lịch sử khác như
“Lộ trình người Celtes” (bộ lạc Celtes
xâm chiếm vùng Nam châu Âu hay “Lộ
trình người Viking”, đường xâm nhập
người Bắc Âu xuống phía Nam. Cũng có
những lộ trình về ngôn ngữ như “Lộ trình
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
84
tiếng Tây Ban Nha” và lộ trình về văn
học như Le Cid. Le Cid là câu chuyện
Tây Ban Nha được nhà văn Pháp Pierre
Corneille (1606-1664) dàn dựng thành
kịch thơ và được cụ Ưng Bình Thúc Giạ
Thị dịch sang tiếng Việt với tên “Tuồng
Lôi Xích”. Lộ trình vạch lại những tuyến
đường mà nhân vật chính câu chuyện đã
đi qua. Rõ ràng mạng lưới các lộ trình
văn hóa phải được thiết kế và xây dựng
một cách công phu với sự hợp đồng của
nhiều đơn vị liên quan đến du lịch.
Nói chung, những hình thức du lịch
văn hóa chất lượng cao không thu lợi
ngay như kiểu đại trà. Trong thời gian
đầu việc thua lỗ thường xảy ra. Vì vậy,
nhà nước hay các quỹ xã hội cần hỗ trợ
trong một thời gian. Ý nghĩa của các loại
hình này có hai mặt, mặt kinh tế (lợi
nhuận) và mặt văn hóa (bảo tốn bản sắc
văn hóa quốc gia).
2.2. Phát triển du lịch văn hóa chất
lượng cao ở Việt Nam
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay,
các loại hình du lịch văn hóa chất lượng
cao nói trên cần được quan tâm xây
dựng. Cần phấn đấu để trong một thời
gian ngắn, ngành du lịch có đủ các loại
hình đó và mỗi loại hình hoạt động một
cách vững chắc.
Về loại hình thứ nhất, tức là các cơ
sở văn hóa có hệ thống, ta có thể liên
tưởng đến những hình thức đã hình thành
ít lâu ở nước ta.
- Làng dân tộc học. Sáng kiến này đã
mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội được xây
dựng công phu nhưng du khách chỉ đến
tham quan một cách đại thể chứ không
tìm hiểu được sâu sắc đời sống thực tế
các sắc tộc. Làng dân tộc học đã giới
thiệu tỉ mỉ đời sống đó và du khách có
thời gian tham gia vào những công việc
cụ thể.
- Học làm nông dân, ngư dân. Sáng
kiến này ở Hội An cũng mang lại kết quả
khả quan. Khách nước ngoài muốn khám
phá những cách làm ăn của các dân tộc
khác. Họ rất thích thú khi được hướng
dẫn cày ruộng, đập lúa, xây các cây
rơm Họ cũng thích thú khi được tham
gia đánh cá với ngư dân ven biển.
Về các điểm văn hóa chuyên sâu,
gợi sự liên tưởng đến các bảo tàng đủ loại
lưu trữ các truyền thống văn chương,
nghệ thuật, bách nghệ. Linh mục Nguyễn
Đình Thi, hội trưởng Hội Huynh Đệ Việt
Nam ở Paris, đã xây dựng ở Hương Sơn,
Hà Tĩnh một bảo tàng nông cụ có tầm cỡ
đáng kể. Du khách đến tham quan bảo
tàng này sẽ biết được người Việt dùng
những công cụ gì trong việc khai thác
nông nghiệp: cày, bừa, cối giã gạo...
Những bảo tàng ngành nghề như vậy cần
được phát triển. Riêng về văn học, những
điểm văn hóa sẽ rất đa dạng và sẽ đóng
góp lớn cho việc đề cao di sản văn hóa
dân tộc. Chẳng hạn ở sông Như Nguyệt
(Sông Cầu hay sông Cà Lồ hiện nay), cần
có bảo tàng Lý Thường Kiệt để tôn vinh
bài thơ tứ tuyệt “Nam quốc sơn hà”
được coi như tuyên ngôn độc lập của
nước ta ở đời Lý. Lịch sử ghi rằng bài thơ
được ngâm vang trong đêm, khích lệ
tướng sĩ nước Việt tiến lên đánh bại quân
xâm lược Tống. Du khách có thể nghỉ
qua đêm bên sông Như Nguyệt để nghe
âm vang bài thơ lúc đêm khuya (Tương
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Quang Dũng
_____________________________________________________________________________________________________________
85
tự như trường hợp bài thơ Phong Kiều dạ
bạc của Trương Kế đời Đường).
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác rất
ít nhưng những bài thơ của bà đều bất hủ
(Thăng Long thành hoài cổ, Qua Đèo
Ngang). Thiết nghĩ, dưới chân Đèo
Ngang ở Quảng Bình hiện nay nên có
một bảo tàng nhỏ vinh danh bài thơ “Qua
Đèo Ngang” của bà. Du khách dừng chân
nghe ngâm thơ và tưởng tượng ra cảnh bà
Huyện đi qua đây ngày xưa đã cảm tác
như thế nào.
Về các mạng lộ trình văn hóa - lịch
sử, nước ta vốn có nhiều tiềm năng xây
dựng và khai thác. Sau đây là một số ý
tưởng đề xuất:
- Lộ trình Trường Sơn: Lộ trình xuất
phát từ lịch sử “Đường mòn Hồ Chí
Minh” chạy xuyên suốt Việt Nam. Lộ
trình du lịch này sẽ được nhiều người
quan tâm mà trước hết là các cựu chiến
binh Mĩ cũng như Việt, các nhà nghiên
cứu sử học và quân sự, các chính khách,
nhà ngoại giao.... Con đường Hồ Chí
Minh hiện đại sẽ thuận tiện cho việc thực
hiện lộ trình.
- Lộ trình văn hóa Viễn Đông: Đây là
con đường di sản văn hóa Phương Đông,
bắt nguồn từ Văn Miếu Hà Nội, Hoàng
Thành Thăng Long, qua Thành Nhà Hồ ở
Thanh Hóa đến Khu di tích Huế. Du
khách có thể làm quen với văn hóa cổ
Việt Nam từ các bia của Văn Miếu và các
lăng tẩm ở Huế. Cần đưa vào lộ trình này
những đình miếu tiêu biểu như Đình làng
Đình Bảng, Miếu Hai Bà Trưng Lộ
trình này có thể bao gồm Trường Viễn
Đông Bác cổ của Pháp ở Hà nội và Viện
Hán Nôm của Việt Nam.
- Lộ trình văn hóa Nam Á: Đây là
con đường di sản văn hóa Chămpa bắt
đầu từ Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng; Thánh
Địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Chàm ở
Phan Rang cho đến các làng mạc Chăm ở
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Lộ trình giới
thiệu cho du khách về kiến trúc, phong
tục tập quán, chữ viết, văn học, lịch sử
dân tộc Chăm rải rác ở Việt Nam. Có thể
đưa vào đây những ngành nghề thủ công
nổi bật của người Chăm.
Về sắc thái tôn giáo, có thể nghĩ
đến hai lộ trình quan trọng:
- Lộ trình Thiên Chúa giáo khởi đầu
từ Bùi Chu - Phát Diệm, qua các họ đạo
lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, đến
thánh địa La Vang ở Quảng Trị và các tu
viện ở Đà Lạt, cuối cùng là Bảo tàng
Alexandre de Rhodes ở TPHCM. Lộ
trình này giới thiệu sự hình thành chữ
quốc ngữ, những tài liệu quý hiếm đầu
tiên như các loại tự điển La tinh - Việt,
Việt - Bồ Đào Nha và các sách kinh
thời kì mới có quốc ngữ. Lộ trình cũng
bao gồm Bảo tàng Cadière ở Huế và các
cuộc hành hương về thăm Đức Mẹ ở La
Vang.
- Lộ trình Phật giáo khởi sự từ các
chùa cổ nhất ở miền Bắc, qua các địa
điểm chủ yếu trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam. Những khâu quan trọng trong lộ
trình này là Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh,
nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và Bảo
tàng Bồ tát Thích Quảng Đức ở phía
Nam.
Về văn học nghệ thuật, có thể hiện
thực hóa các ý tưởng sau:
- Lộ trình Marguerite Duras, như đã
bàn ở phần đầu bài viết, lộ trình văn học
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
86
này sẽ hấp dẫn những người sử dụng
Pháp ngữ và giới sinh viên, học sinh.
Khởi đầu lộ trình là nghe nói chuyện về
nhà văn Pháp từng sống thời thơ ấu ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đó lả
chuyến đi về Sa Đéc thăm trường cũ của
bà và nhà của “Người tình”. Trở lại
TPHCM, du khách đến thăm trường quốc
tế Pháp M. Duras ở Quận 9.
- Lộ trình Hàn Mặc Tử: Lộ trình này
trải dài từ Quy Nhơn đến Huế, những nơi
mà nhà thơ đã từng sống và sáng tác
những bài thơ nổi tiếng, trong đó có bài
“Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Lộ trình “Tây tiến” dựa trên bài thơ
của Quang Dũng trong thời kì chống
Pháp. Lộ trình này dành cho giới trẻ
muốn phiêu lưu, sống lại những ngày
gian khổ của cuộc kháng chiến chống
Pháp lần thứ nhất. Những chàng trai đô
thị, hình ảnh của những chàng trai Hà
Nội năm 1947, rời thành phố lên rừng lập
căn cứ kháng chiến. Đây là lộ trình của
ước mơ thời trai trẻ.
3. Kết luận
Trong quá trình hội nhập, ngành du
lịch Việt Nam cần đầu tư phát triển
những sản phẩm du lịch văn hóa chất
lượng cao để đáp ứng nhu cầu khách du
lịch trong và ngoài nước. Từ những ý
tưởng về sản phẩm du lịch văn hóa chất
lượng cao đã nêu trong bài, chúng tôi hi
vọng sẽ được hiện thực hóa, góp phần
làm phong phú thêm về sản phẩm du lịch
Việt Nam, đồng thời bảo tồn những nét
đẹp của văn hóa dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh Quang (8-6-2004), “Du lịch văn hóa – xu thế mới của Việt Nam?”,
2. Dương Văn Sáu (2013), ‘“Văn hóa du lịch”, sản phẩm của văn hóa Việt Nam trong
tiến trình hội nhập’, Tạp chí Văn hóa và Du lịch, (4).
3. Bùi Thanh Thủy (2009), “Về nội hàm văn hóa du lịch”, Tạp chí Du lịch, tháng 12-
2009.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 13-5-2014; ngày phản biện đánh giá: 26-5-2014;
ngày chấp nhận đăng: 17-7-2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_095.pdf