Vấn đề thực hiện quyền tư pháp theo pháp luật Việt Nam

Cơ quan thi hành án với chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định chỉ thi hành các phán quyết của Tòa án, nên mang tính chất hành chính tư pháp. Do đó, hoạt động thi hành án không thuộc phạm vi của quyền tư pháp và cơ quan thi hành án không phải là cơ quan tư pháp. Ngoài ra, hoạt động của tổ chức luật sư, giám định, như tên gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, nhưng các hoạt động này được tiến hành bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài, không được giao thực hiện quyền lực nhà nước, nên không coi là hoạt động thực thi quyền tư pháp. Trong khi đó, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền tư pháp một cách “tuyệt đối” nên tham gia trong mọi lĩnh vực để phân xử đưa ra phán quyết bảo đảm sự công bằng, lẽ phải, bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện đất nước ta đang xây dựng nền tư pháp phụng sự nhân dân, gần nhân dân, đáp ứng những yêu cầu của nhân dân phải giải quyết nhanh chóng những tranh chấp, sự việc phát sinh để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của người dân thì mức độ và phạm vi kiểm sát hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc khác của Tòa án cần được cụ thể hoá bằng văn bản pháp luật.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề thực hiện quyền tư pháp theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 14 1. Quyền tư pháp theo pháp luật Việt Nam Nội dung cơ bản của thuyết tam quyền phân lập là sự phân chia ba nhánh quyền lực, trong đó lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia, thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội. Hành pháp là việc thực hiện luật pháp được thiết lập. Tư pháp là để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và khi xử án chỉ tuân theo pháp luật. Ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp), do ba cơ quan khác nhau nắm giữ để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước. Điển hình như ở Mỹ, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ, Tổng thống nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp. Hoạt động của các cơ quan quyền lực công có sự chuyên môn hóa, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác. Quyền lực giữa các cơ quan này cân bằng nhau, không có loại quyền lực nào vượt trội, lớn hơn quyền lực nào. Các cơ quan quyền lực giám sát, kiềm chế, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không một cơ quan nào có khả năng lạm quyền. Từ nguồn gốc hình thành trong học thuyết tam quyền phân lập thì quyền tư pháp là quyền xét xử, được thực hiện thông qua cơ quan có chức năng xét xử là Tòa án. Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ việc. Quyền tư pháp gắn với Tòa án và chỉ Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng thực hiện quyền tư pháp, vì vậy, Tòa án còn được gọi là cơ quan VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Trần Hồng Tình1 1 Thạc sỹ, Công ty luật Nhân dân Hà Nội Tóm tắt: Quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp được quy định rõ. Tuy nhiên, khái niệm về quyền tư pháp vẫn chưa được định nghĩa hoặc giải thích một cách chính thống. Vì vậy, chúng ta chỉ xác định quyền tư pháp trên cơ sở các quy định hiện hành trong các văn bản luật như Luật Tổ chức Tòa án, các luật về tố tụng. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề về quyền tư pháp theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ khóa: Quyền tư pháp, Hiến pháp, Quốc hội, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra. Nhận bài: 05/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Implementation of judicial authorities under the Law of Vietnam Abstract: That judicial power with legislative and executive powers forms unified power of the State is stipulated in Clause 3 of Article 2 and Clause 1 of Article 102 of the Constitution 2013. It is the first time in the constitutional history in Vietnam, the judicial authority and enforcement of judicial authority are clearly defined. However, the judicial power has not yet been defined or explained orthodoxly. So, the judicial authorities are defined based on the current provisions in the legislation such as the Law on Organization of Courts, the procedural laws. This paper refers to some issues of judicial power under the current laws of Vietnam. Keywords: Judicial power, The Constitution, The National Assembly, The Court, Procuratorate, The Investigation Agency. Received: Oct 05th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 15 tư pháp và chỉ Tòa án mới là cơ quan tư pháp. Đó là quan niệm phổ quát chung nhất được thừa nhận một cách rộng rãi trên thế giới hiện nay. Riêng ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước,Tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”; “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”. Như vậy, Lần đầu trong lịch sử lập hiến ở nước ta, quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp được quy định rõ. Tuy nhiên, khái niệm về quyền tư pháp vẫn chưa được định nghĩa hoặc giải thích một cách chính thống. Quyền tư pháp vì vậy, chúng ta chỉ xác định được trên cơ sở các quy định hiện hành trong các văn bản luật như luật tổ chức Tòa án, các luật về tố tụng. Xoay quanh nội dung cơ bản này, hiện nay có các nhóm quan điểm sau: Một là: Quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án và những hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Theo quan điểm này, quyền tư pháp được thực hiện không chỉ bởi cơ quan xét xử (tòa án), mà cả Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và các cơ quan trợ giúp tư pháp, như: Luật sư, Công chứng, Giám định, Tư vấn pháp luật. Điều đó được khẳng định tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hai là: Quyền tư pháp là quyền mà Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động, theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, bao gồm các thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân , Cơ quan thi hành án đều thực hiện quyền tư pháp theo những mức độ khác nhau. Việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử và chỉ thực hiện khi và chỉ khi xét xử chứ không bao trùm cả chức năng điều tra, chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân chỉ xảy ra khi vụ việc được chuyển đến Tòa án xem xét, giải quyết và hoàn toàn độc lập với hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Do vậy, Quyền tư pháp được hiểu là tập hợp những hoạt động cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng tư pháp, liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, các tranh chấp pháp luật, hướng tới mục đích giải quyết các vụ án, tranh chấp một cách khách quan, đúng đắn và các hoạt động liên quan đến thi hành các phán quyết của Tòa án mà các hoạt động đó thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án. Ba là: Nói đến tư pháp là nói đến lĩnh vực hoạt động xét xử của Tòa án và ngược lại.Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, “Tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật”2. Theo đó, quyền tư pháp trước hết là quyền xét xử, quyền kiểm tra, đánh giá, kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của các quyết định, hành vi tố tụng do các cơ quan tư pháp thực hiện trong suốt quá trình tố tụng và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, chỉ riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) vẫn quy định các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền ban 2 Sách chuyên khảo “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, 2004, trang 11. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 16 hành các quyết định có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, trong đó, đặc biệt là các quyền về tự do thân thể, nhà ở, đồ vật, thư tín, bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét nhà ở. Chẳng hạn, theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015: Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng,Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Tương tự như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 193 BLTTHS năm 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật này, có quyền ra lệnh khám xét (khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện , thu giữ thư tín, điện tín,). Trong khi các quyền này có ảnh hưởng lớn đến quyền con người, quyền công dân, thì lại chưa được Quốc hội giao cho Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp phán quyết hoặc kiểm tra việc ra phán quyết để bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Trên thực tế, quyền tư pháp ở Việt Nam có nghĩa rộng hơn nhiều, xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân3 trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Suốt thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước từ năm 1945, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, ở Việt Nam không có sự phân chia quyền lực, vì vậy quyền tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam có nhiều nét đặc thù so với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật của Việt Nam chính thức xác định khái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, nhưng điều này đã được thể hiện qua chủ trương của Đảng nêu trong các Nghị quyết về cải cách tư pháp và thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùng với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08-NQ/TW) lần đầu tiên tiếp cận khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lối chính sách của Đảng về công tác tư pháp. Theo đó, nội dung của công tác tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết 49-NQ/TW) tiếp tục chỉ ra hệ thống các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án. Ngoài những cơ quan tư pháp kể trên, Nghị quyết 08-NQ/TW đề cập đến hoạt động luật sư, cảnh sát tư pháp, tổ chức giám định, hoạt động công chứng, thống kê tư pháp với tư cách là các hoạt động bổ trợ tư pháp; Nghị quyết số 49- NQ/TW xác định nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp này như một hoạt động quan trọng trong công tác tư pháp và hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp là một khâu quan trọng trong công tác cải cách tư pháp. Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, các cơ quan tư pháp của Việt Nam gồm cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Theo đó công tác tư pháp hay hoạt động tư pháp gồm hoạt động 3 Điều 4 Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp năm 1980, Điều 6 Hiến pháp năm 1992. Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 17 điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án. Nếu ở nhiều nước, “Tư pháp” là xét xử và cơ quan tư pháp là Tòa án thì ở Việt Nam, “Tư pháp” được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động bảo vệ pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án là trung tâm. Ngoài ra, còn có các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá, giám định tư pháp. Sự khác biệt giữa nhận thức, quan niệm về tư pháp của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ sự khác nhau giữa cách thức tổ chức và quản lý xã hội. Nhiều nước trên thế giới tổ chức bộ máy quyền lực để quản lý xã hội theo học thuyết tam quyền phân lập, trong đó có sự phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; các quyền này độc lập, cân bằng, có đối trọng và chế ước lẫn nhau nhằm tránh sự lạm quyền, sự độc quyền và độc tài; bảo đảm sự dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân được thực thi theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Việt Nam không theo học thuyết này mà tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung trong tay nhân dân; nhân dân trao cho người đại diện là các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực ấy là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì không có sự phân chia quyền lực, nên từ góc độ này thì ở Việt Nam không có quyền tư pháp theo nghĩa mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đang quan niệm. Thực tế hiện nay có những cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Rất nhiều vấn đề cần được tiếp tục giải quyết như: Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có nội hàm thế nào? Quyền xét xử được giới hạn đến đâu và có mối liên hệ thế nào với quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án? Những cơ quan được xác định là cơ quan tư pháp (theo chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện qua các nghị quyết của Bộ Chính trị) nay có còn là cơ quan tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013 hay không? Hiện đang có các ý kiến, quan điểm khác nhau, trong đó bao gồm cả cách hiểu điều luật quy định về những vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nhưng điều đó không khẳng định chỉ có Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp hoặc quyền tư pháp ở Việt Nam có nghĩa rất rộng, không phải chỉ là quyền xét xử mà còn những quyền khác như quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án. Thật ra,với đặc điểm tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc tập trung thống nhất thì việc phân định một cách rõ ràng cơ quan tư pháp với các cơ quan khác liên quan đến hoạt động tư pháp, dù chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đã được quy định trong Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật khác, cần thời gian để đạt được sự thống nhất trong nhận thức, trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến tư pháp, phù hợp với tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013, tiếp cận được với quan niệm về quyền tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc hiểu đúng về quyền tư pháp và cơ quan tư pháp trong bối cảnh Hiến pháp mới đã được ban hành không phải chỉ là những vấn đề lý luận mà có tác động trực tiếp tới định hướng cải cách tư pháp và việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. 2. Cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Ở Việt Nam, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia nhưng có sự phân công, phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do vậy, việc quy định quyền tư pháp đã xuất phát từ nguyên tắc đó và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 là phù hợp với đặc thù về thể chế chính trị, thực tế và truyền thống pháp luật của Việt Nam. Như vậy, ở nước ta quyền tư pháp thông qua hoạt động của nhiều cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và thiết chế bổ trợ tư pháp. Quyền tư pháp chỉ là hoạt động xét xử của Tòa án có một số điểm chưa hợp lý sau: Một là, các quan điểm nói trên mới chỉ nói đến chức năng và thẩm quyền xét xử của Tòa án, mà chưa đề cập đến thẩm quyền nhiều mặt HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 18 khác của cơ quan này, bởi lẽ, ở nhiều quốc gia khác, ngoài hoạt động xét xử, Tòa án còn thực hiện nhiều hoạt động khác, như kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các quyết định mà cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn, áp dụng pháp luật. Hai là, nhận thức về quyền tư pháp theo phương diện chủ thể thực thi quyền tư pháp bao gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ phân biệt được rõ ràng chức năng hành pháp và chức năng tư pháp. Các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát về bản chất là cơ quan hành pháp và hoạt động của các cơ quan này sẽ tham gia vào các vụ án hình sự, trong khi đó, các vụ án không phải là hình sự thì theo quy định của pháp luật nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự, nên các cơ quan điều tra sẽ không xuất hiện và chức năng thực hiện quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát lại càng rất mờ nhạt. Ba là, nếu coi chủ thể thực hiện quyền tư pháp không chỉ là các cơ quan nhà nước mà còn cả các tổ chức bổ trợ tư pháp, thì điều này dẫn đến, quyền tư pháp không còn được hiểu đúng theo nghĩa của một nhánh quyền lực trong quyền lực Nhà nước của bộ máy Nhà nước. Theo quy định khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013, như trên đã dẫn, việc cụ thể hóa nội hàm về quyền tư pháp, xác định chính danh Tòa là cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong văn bản pháp luật là điều rất cần thiết, từ đó mới quy định đúng, đủ, chính xác chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án thực hiện có hiệu quả quyền tư pháp, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua nghiên cứu, theo quan điểm của người viết, nội hàm của quyền tư pháp được xác định bao gồm các lĩnh vực sau: Thứ nhất, quyền tư pháp là xét xử và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; áp dụng, kiểm tra, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hạn chế quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định; kiểm tra, kết luận tính hợp pháp và có căn cứ của các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng. Thứ hai, xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người; quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật. Thứ ba, quyết định, giám sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; Thứ tư, trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; Thứ năm, quyền kiểm soát việc thực hiện các hoạt động tư pháp. Hiến pháp đã xác định Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thì trong quá trình thực hiện quyền tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, các hoạt động của cơ quan, tổ chức tiến hành tố tụng hoặc hỗ trợ cho tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp đều phải chịu sự kiểm soát tư pháp của Toà án. Từ những phân tích nội hàm quyền tư pháp nêu trên, theo quan điểm của người viết, quyền tư pháp được hiểu: Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước giao cho tòa án thực hiện, bao gồm trước hết là quyền xét xử và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; áp dụng, kiểm tra, hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hạn chế quyền con người, quyền công dân; áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật; quyết định, giám sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật; kiểm soát hoạt động tư pháp, hoạt động của cơ quan hành pháp theo cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước và các quyền khác bảo đảm để Tòa án thực thi quyền lực tư pháp theo quy định của pháp luật. Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo vệ pháp luật có trách nhiệm duy trì, bảo vệ công lý và trật tự pháp luật, trong đó, Tòa án với chức năng hiến định là xét xử với vai trò trung tâm và thể hiện rõ nét nhất Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 19 các đặc tính của quyền tư pháp. Hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp, bởi suy cho cùng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát về bản chất thuộc cơ quan hành pháp, nên việc sắp xếp các cơ quan này vào hệ thống các cơ quan tư pháp là không hợp lý, hơn nữa, theo khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Kiểm sát hoạt động tư pháp mà thực chất là kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, là hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, xuất phát từ nguyên tắc độc lập xét xử. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014: “ Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.” Vấn đề đặt ra, kiểm soát quyền lực tư pháp thực hiện như thế nào là hợp lý? Cách giải thích phù hợp với Hiến pháp hiện nay là quyền kiểm soát hoạt động xét xử, được Quốc hội giao cho Viện kiểm sát với vai trò công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, trong đó có quyền lực tư pháp. Mà nếu như vậy, Viện kiểm sát phải độc lập với hoạt động xét xử, hoạt động tố tụng thì mới có thể kiểm sát hoạt động xét xử, kiểm sát hoạt động tố tụng, nghĩa là Viện kiểm sát phải đứng ngoài tư pháp, không phải là cơ quan tư pháp. Mặt khác, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát xuất hiện trong quan hệ tố tụng trong từng lĩnh vực là khác nhau, cụ thể, trong quan hệ tố tụng hình sự thì luôn luôn có sự tham gia của các cơ quan này theo thẩm quyền pháp luật quy định, nhưng với lĩnh vực dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại. Cơ quan điều tra không tham gia, còn Viện kiểm sát chỉ tham gia với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc thực hiện chức năng công tố với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp chưa rõ ràng, nghĩa là lúc nào thì Viên kiểm sát thực hiện quyền công tố, khi nào thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án. Cơ quan thi hành án với chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định chỉ thi hành các phán quyết của Tòa án, nên mang tính chất hành chính tư pháp. Do đó, hoạt động thi hành án không thuộc phạm vi của quyền tư pháp và cơ quan thi hành án không phải là cơ quan tư pháp. Ngoài ra, hoạt động của tổ chức luật sư, giám định, như tên gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, nhưng các hoạt động này được tiến hành bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài, không được giao thực hiện quyền lực nhà nước, nên không coi là hoạt động thực thi quyền tư pháp. Trong khi đó, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền tư pháp một cách “tuyệt đối” nên tham gia trong mọi lĩnh vực để phân xử đưa ra phán quyết bảo đảm sự công bằng, lẽ phải, bảo vệ công lý theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện đất nước ta đang xây dựng nền tư pháp phụng sự nhân dân, gần nhân dân, đáp ứng những yêu cầu của nhân dân phải giải quyết nhanh chóng những tranh chấp, sự việc phát sinh để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của người dân thì mức độ và phạm vi kiểm sát hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc khác của Tòa án cần được cụ thể hoá bằng văn bản pháp luật./. Tài liệu tham khảo Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013. Nguyễn Đăng Dung, Sách chuyên khảo “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, 2004. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 1Thạc sỹ, Công ty luật Nhân dân Hà Nội 2 Sách chuyên khảo “Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, 2004, trang 11. 3 Điều 4 Hiến pháp năm 1959, Điều 6 Hiến pháp năm 1980, Điều 6 Hiến pháp năm 1992.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_de_thuc_hien_quyen_tu_phap_theo_phap_luat_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan