A. PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm ở một vị trí có điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu hàng hóa và thu ngoại tệ cho đất nước. Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó còn một số hạn chế và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu từ Nông nghiệp nói riêng. Đóng góp to lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước thì cần nhắc tới 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: Gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và hạt điều.
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là nước đang phát triển đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ thấp. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Trước kia với chế độ tập trung quan liêu bao cấp, thị trường Việt Nam chỉ gói gọn thị trường trong nước, nền kinh tế đình trệ, dần dần đâm vào khủng hoảng và suy thoái. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đã tìm ra con đường đúng đắn mở rộng thị trường ngoài nước để giao lưu, học hỏi và trao đổi sản phẩm, đẩy mạnh quá trình phát triển của sản xuất. Nông nghiệp không nằm ngoài sự vận động đó. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nổi tiếng trên trường quốc tế vì giá rẻ và sản phẩm thủ công chiếm tỉ trọng lớn, chất dinh dưỡng được đảm bảo, Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế không chỉ gặp những thuận lợi nhất định mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Để nghiên cứu sâu hơn về các mặt hàng nông sản Việt Nam chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm mục đích nhận biết rõ những thuận lợi và khó khăn của các mặt hàng nông sản Việt Nam vốn là thế mạnh của kinh tế cả nước để từ đó Nhà nước và cơ quan chức năng có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng suất cũng như giá trị sản lượng nông sản xuất khẩu thu lại nhiều lợi ích cho đất nước. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn nhóm chúng tôi quyết định làm đề tài này để tìm hiểu sâu thêm và củng cố thêm kiến thức đã thu thập được. Đó là mục đích để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận về công tác xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực để tìm cách hạn chế khó khăn và tận dụng cơ hội để nâng cao giá trị xuất khẩu và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích cơ sở lý luận để làm rõ các quan điểm, nhận định, tiên đoán của các nhà kinh tế về vấn đề xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia nhập WTO.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu.
Đề xuất một số giải pháp và kết luận cần thiết khi thực hiện đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những bài báo, đề tài của các tác giả nói về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam, tập trung nghiên cứu các bài viết về 6 nông sản chủ lực nêu trên.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của 6 mặt hàng nông sản chủ lực: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều của Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, tức từ ngày 7/11/2006.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích
Phương pháp quan sát,
Dựa vào các số liệu thu thập được phân tích vấn đề từ đó tìm ra những kết luận cần thiết để giải quyết vấn đề.
47 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong các giai đoạn để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Sau đây là điển hình cho những thành tựu và khó khăn mà ngành cao su gặp phải:
2.1 Thành tựu
Những thành tựu đạt được của ngành cao su Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
Sau khi gia nhập WTO thị trường của Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều. Sau 2 năm tham gia tổ chức thương mại thế giới cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 45 thị trường, có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, 2009 sản xuất và xuất khẩu cao su có dấu hiệu ngừng trệ tuy nhiên hiện tại ngành cao su đã có dấu hiệu phục hồi và đạt được thành tựu đáng kể:
Cùng thời điểm này năm 2009, do suy thoái kinh tế, các ngành sản xuất nguyên liệu cao su đình đốn, giá mủ cao su xuất khẩu chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Sang đầu năm 2010, giá tăng lên 3.000 USD/tấn và hiện nay tăng lên mức 3.300 USD/tấn, tăng gần 300% so với năm 2009.
Do giá tăng nên hai tháng đầu năm 2010, tuy xuất khẩu cao su của Việt Nam mới đạt hơn 76.300 tấn, giảm 0,1% về lượng nhưng lại tăng 87% (xấp xỉ 192,7 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ.
Sau đây là bảng tổng kết và dự tính hoạt động và khai thác cao su Việt Nam
**2010
*2009
Diện tích (hécta)
715.000
674.200
Sản lượng mủ khô (tấn)
770.000
723.700
Nhập khẩu (tấn)
130.000
144.200
Mục tiêu xuất khẩu (tấn)
750.000
726.000
Tiêu thụ nội địa (tấn)
140.000
120.000
2 tháng đầu năm 2010
2 tháng đầu năm 2009
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
67.800
76.400
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
169.5
103
( nguồn Tổng cục thống kê, các bộ ngành, các thương nhân)
Hiện Việt Nam có trên 500 nhà xuất khẩu cao su, xuất khẩu trên 80% sản lượng. Nước ta cũng nhập cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Geruco là công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước.
70% lượng cao su xuất khẩu của nước ta là sang Trung Quốc, các thị trường xuất khẩu quan trọng khác bao gồm Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Mỹ, Nhật và EU.
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Ngoài những thành tựu đạt được như trên là nhờ một phần lớn bởi khả năng của chúng ta nhưng không thể phủ nhận những điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu cao su sau khi gia nhập WTO. Ví dụ như chúng ta được hưởng lợi từ đãi ngộ của Tối huệ quốc( MFN- qui chế đối xử bình đẳng với các nước khác), thị trường tiêu thị mở rộng do quan hệ ngoại giao,…
Đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì ngành cao su Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, từ giải quyết việc làm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân,…Ví dụ điển hình là trong năm 2009 hàng vạn công nhân của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã vượt khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn giữ được những thành quả đáng tự hào. Phong trào thi đua của Công nhân đã giúp đẩy nhanh sản xuất và nâng cao trình độ người lao động. Nếu như năm 2003 có 42 sáng kiến làm lợi khoảng 7 tỷ đồng thì năm 2008 đã có gần 100 sáng kiến với giá trị làm lợi lên tới 55 tỷ đồng. Tiền lương của công nhân được cải thiện rõ rệt năm 2008 mức lương công nghân đã lên tới 5 triệu đồng/tháng/người.
Ngoài các phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến, luyện tay nghề, thì nhiều phong trào thi đua khác cũng được nhân rộng từ mọi cấp, đơn vị trên cả nước. Đơn cử với việc thành lập Câu lạc bộ 2 tấn, ngành CSVN đã thúc đẩy hàng loạt đơn vị một cuộc “chạy đua” về năng suất sản phẩm. Ban đầu, chỉ có 11 nông trường tham gia đạt 2 tấn/ha; nhưng về sau, có tới 10 Cty đạt 2 tấn/ha ở miền Đông Nam Bộ.
Tiếp theo, một số Cty ở duyên hải miền Trung đạt 1,8 tấn/ha, có 52 nông trường ở Tây Nguyên đạt trên 2 tấn/ha. Đặc biệt, có 11 nông trường liên tục duy trì năng suất 2 tấn/ha từ những ngày chưa thành lập Câu lạc bộ 2 tấn; thậm chí, có nông trường đạt tới con số kỷ lục 2,4 - 2,8 tấn/ha...
Theo công đoàn Cao su Việt Nam, điều quan trọng nhất trong hàng loạt giải pháp “vượt khó” kể trên, là tập đoàn cố gắng giữ mức tiền lương, thu nhập của trên 86.000 CN không bị giảm. Thậm chí, một số Cty có mức lương cao trên 6 triệu đồng/người/tháng như: Tân Biên (6,4 triệu đồng), Dầu Tiếng (6,04 triệu đồng). Một số Cty đạt trên 5 triệu đồng/tháng/người như: Tây Ninh (5,7 triệu đồng), Chư Sê (5,18 triệu đồng), Đồng Phú (5,14 triệu đồng)...
Theo thống kê mới nhất thực trạng xuất nhập khẩu sản phẩm của cao su Việt Nam 4 tháng đầu năm có sự chuyển biến rõ rệt.
Tháng
Xuất khẩu
Nhập khẩu
ngàn USD
So 2009 (%)
ngàn USD
So 2009 (%)
1
19.040
155,2
24.380
103,0
2
12.654
28,2
17.999
22,7
3
23.457
117,4
22.466
18,1
4
22.880
103,7
22.479
0,9
Tổng cộng
78.031
98,3
87.325
28,5
4T 2009
39.353
62.973
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp
Vỏ xe là mặt hàng chủ lực trong các sản phẩm cao su xuất cũng như nhập. Kim ngạch xuất khẩu vỏ xe trong 4 tháng đầu năm đạt 64,6 triệu USD, chiếm khoảng 82,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su. Xuất khẩu vỏ xe có mức tăng trưởng khá, tăng 43,1 % về trị giá, tăng 19,9% về số lượng và tăng 19,3% về giá so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị xuất khẩu là vỏ xe tải (62,5%), kế đến là vỏ xe máy 2 bánh (20,2%), vỏ xe đạp (8,1%), vỏ xe công nghiệp (6,3%). Đặc biệt vỏ xe ô-tô tuy giá trị xuất khẩu còn ít nhưng đáng khích lệ vì cùng kỳ năm 2009 không xuất khẩu được.
Trong 4 tháng đầu năm 2010, vỏ xe Việt Nam được xuất trên 102 thị trường. Hoa Kỳ có thị phần dẫn đầu, chiếm 25,7% với những sản phẩm chính là vỏ xe tải,vỏ xe công nghiệp, vỏ xe đặc ruột, kế đến là Malaysia (7 %), Ai Cập (6,6%), Brazil (4,8%) và Cambodia (4,4%).
Những công ty dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu lốp xe là Cty TNHH Lốp xe Kumho Việt Nam (45,1%), Casumina (11,9%), Cty Cao su Kenda Việt Nam (11,8%), Cty TNHH Công nghiệp Cao su Chính Tân (4,9%), Cty CP Cao su Đà Nẵng (4,7%), Cty TNHH Săm lốp Liên Phúc (4,6%).
Thị trường của vỏ xe Việt Nam xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2010
Thị trường
Ngàn USD
Thị phần %
Các sản phẩm chính được xuất khẩu
Hoa Kỳ
16.640
25,7
Vỏ xe tải, xe công nghiệp, vỏ xe đặc ruột
Malaysia
4.523
7,0
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe con, xe công nghiệp, OTR
Ai Cập
4.261
6,6
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, ruột vỏ xe
Brazil
3.130
4,8
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe đạp
Cambodia
2.859
4,4
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe đạp, xe nông nghiệp, OTR
Đài Loan
2.049
3,2
Vỏ xe máy 2 bánh, xe công nghiệp, OTR, xe đạp
Singapore
1.990
3,1
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh
Vương quốc Á Rập
1.851
2,9
Vỏ xe tải, xe máy 2 bánh, xe công nghiệp, ruột vỏ xe
Úc
1.418
2,2
Vỏ xe tải, công nghiệp, xe máy 2 bánh, xe nông nghiệp
Việt Nam
1.352
2,1
Vỏ xe máy 2 bánh, xe tải, ruột vỏ xe, xe công nghiệp, OTR
Nhật Bản
1.260
1,9
Vỏ xe công nghiệp, ruột vỏ xe, xe con, xe nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục hải quan, Hiệp hội cao su Việt Nam tổng hợp.
2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành Cao su Việt Nam gặp không ít khó khăn thách thức khi tham gia hội nhập.
Đầu tiên là vấn đề về vốn cung cấp để sản xuất cao su Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 5 thế giới vì thế việc đầu tư vốn để sản xuất cao su rất cần thiết. Trong những năm vừa qua nhà nước đã đâu tư cho nông nghiệp nói chung và ngành cao su nói riêng rất nhiều ưu đãi lớn tuy nhiên sự đầu tư đó vẫn chưa cân xứng với những gì mà ngành cao su đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Việc đẩy nhanh hoạt động thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là việc làm cần thiết. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới các nước đã tăng dần tỉ lệ đầu tư vốn vào Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, ngành cao su Việt Nam đang rất cần sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.
“Nhiều công ty cao su của Việt Nam đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào ngành cao su Việt Nam thông qua việc tham gia cổ phần tại các doanh nghiệp, như Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty Cao su Đồng Phú (DRC), Công ty Cao su Hòa Bình (HRC)...” Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng, việc Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với sản phẩm lốp ô tô của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cao su của Việt Nam, bởi hiện nay, sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là khó khăn thách thức đối với ngành cao su Việt Nam hiện nay.
Ngoài những khó khăn về vốn ngành cao su Việt Nam thì vấn đề đầu ra cho sản phẩm cao su cũng gặp nhiều khó khăn. Sau khi gia nhập WTO thì việc nhập khẩu vào các thị trường phải tuân thủ những điều kiện hay gọi là rào cản qui định của tổ chức. Việt Nam là nước đang phát triển nên việc tiếng nói trên trường quốc tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn.Các nước cạnh tranh xuất khẩu 1 mặt hàng chung vào 1 thị trường nào đó thì Việt Nam luôn gặp những rào cản về kỹ thuật hoặc những rào cản về giá cả. Việc giảm sút tỷ lệ xuất khẩu các loại nông sản trong một số giai đoạn qua là do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp và Việt Nam chưa tìm được giải pháp để chiếm lĩnh thị trường lâu dài và bền vững.
Một khó khăn nữa đối với ngành cao su Việt nam là vấn đề lao động, ngành này sử dụng quá nhiều lao động chân tay và công việc rất vất vả. Đây là khó khăn thách thức với ngành cao su nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Lao động trong ngành cao su chủ yếu là trình độ thấp ko được đào tạo bài bản mà chủ yếu qua kinh nghiệm.
Ngành cao su và chế biến các sản phẩm từ cao su có thể áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại Tuy nhiên Việt Nam luôn đi chậm hơn so với các nước phát triển đến tận mấy chục năm. Vì vậy thực trạng về khoa học công nghệ với ngành cao su là một khó khăn lớn của ngành này.
Tiếp theo khó khăn trên thì một rào cản hữu hình cũng là khó khăn để phát triển ngành cao su Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều qui định của nhà nước để phát triển ngành cao su tuy nhiên những chính sách đó thực hiện không đạt được hiệu quả rõ rệt. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu cao su thì cần có những biện pháp phát triển sản xuất cao su trong nước và những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu.
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu cao su Việt Nam: Giá cả các mặt hàng thiết yếu với nền kinh tế ( như dầu thô) biến động không ngừng và rất khó lường đã đẩy giá các mặt hàng liên quan biến động theo dẫn đến lạm phát, phá sản, khủng hoảng kinh tế Dẫn tới ảnh hưởng tới ngành cao su. Đồng đô la mất giá do nền kinh tế Mỹ suy thoái và chính sách của Mỹ để giải quyết vấn đề thâm hụt thwowgn mại dẫn đến giá trị thanh toán nhập khẩu dựa vào đồng đô la chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt khi thị trường mở thì khả năng cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu trong vùng ( Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia) sẽ càng khốc liệt hơn.
Trên đây không phải là toàn bộ những khó khăn ảnh hưởng tới xuất khẩu cao su Việt Nam nhưng đó là điển hình để từ đó chúng ta tìm biện pháp thích hợp để phát triển ngành cao su đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
2.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam
Để phát triển cao su Việt Nam trong tương lai cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đầu tư vốn sản xuất thúc đẩy phát triển trồng và khai thác cây cao su hiệu quả.
Giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng cao su đăc biệt là công tác giống.
Giải pháp về thị trường xuất khẩu cao su trên thế giới. Cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa: Tình hình cung cầu cao su thế giới. Làm tốt công tác dự báo sự biến động cung cầu để có thể có cơ hội tốt để phát triển.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biển thành phẩm từ cao su vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su ở dạng thô. Cần hoàn thiện hệ thống chế biến mủ cao su phát triển các xưởng sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp nâng cao giá trị xuất khẩu.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đẻ phát triển ngành cao su. Đặc biệt đầu tư để tiếp cận với công nghệ hiện đại, công tác quản lý tiên tiến để sản phẩm tạo ra có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện nay Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su nhiều nhất của Việt Nam tuy nhiên thị trường xuất khẩu này chủ yếu là thị trường tiểu ngạch vì thế định hướng chuyển sang buôn bán cao su chính ngạch để giảm bớt rủi ro trong thanh toán. Để thực hiện mục tiêu này thì cần mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su, tận dụng khả năng thích ứng nhanh cạnh tranh năng động của các doanh nghiệp. Cần đa dạng hóa sản phẩm cần được triển khai.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng trong xuất khẩu. Chú trọng áp dụng các dạng trợ cấp cho phép của WTO và AFTA ( dạng trợ cấp “màu xanh lá cây”) ( Nguyễn Hữu Khải, 2004)
Cần có sự qui hoạch cụ thể của các địa phương để khống chế sự phát triển tự phát và tăng nhanh diện tích trồng cao su.
3. Hạt tiêu
3.1. Thành tựu
Hạt tiêu đen là mặt hàng mới có mặt trong các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau đây là một số thành tựu đạt được của mặt hàng này sau khi gia nhập WTO.
**2010
*2009
Diện tích (hécta)
50.500
50.500
Sản lượng (tấn)
100.000
105.600
Mục têu xuất khẩu
100.000
136.500
2 tháng đầu năm 2010
2 tháng đầu năm 2009
Khối lượng xuất khẩu (tấn)
13.500
15.400
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
42
39
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu và sản xuất hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, với doanh số bán năm 2009 chiếm một nửa tổng mậu dịch tiêu toàn cầu. Nước ta còn mua hạt tiêu từ Campuchia sau đó tái xuất khẩu.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện chiếm 97,8% tổng sản lượng tiêu cả nước.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của nước ta đứng đầu là châu Á, chiếm 42% tổng xuất khẩu, tiếp đến là EU với 37,5%, châu Phi 10,5% và Mỹ 10%.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thị trường hồ tiêu đang có nhiều thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh và giá hạt tiêu xuất khẩu cũng tăng ở mức cao.Riêng trong tháng 2/2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 9.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 28 triệu USD, nâng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm lên 17.000 tấn. Do giá xuất cao nên dù sản lượng hạt tiêu xuất khẩu chỉ tăng khoảng 10% nhưng giá trị kim ngạch tăng ở mức cao 33% so với cùng kỳ năm 2009.Niên vụ 2009-2010, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến giảm mạnh do ảnh hưởng thiên tai (cơn bão số 9 và số 11 năm 2009 gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng trồng hồ tiêu với dự kiến sản lượng sẽ sụt giảm khoảng 15%). Tuy nhiên, nhờ đầu tư chăm sóc, phục hồi, thời vụ thu hoạch hồ tiêu đã bắt đầu và dự kiến sản lượng chỉ sụt giảm khoảng 5-7%. Dự kiến, nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn 100.000 tấn, tương đương năm 2009.Giá tiêu xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng vì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, do thời tiết và sâu bệnh, sản lượng hạt tiêu của các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Indonesia được dự báo sẽ giảm mạnh. Hiện tại Mỹ và Đức là những thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu của Việt Nam.Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu đẩy mạnh việc gia tăng xuất khẩu hạt tiêu trắng nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu (hạt tiêu trắng có giá xuất cao hơn khoảng 30% so với hạt tiêu đen). Trong những năm qua, sản lượng hạt tiêu trắng mới chiếm chưa đến 20% tổng sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước./.
Giá hạt tiêu thế giới
Loại hạt tiêu đen
31/08/2009
Chênh lệch so với cuối tháng 7
Ấn Độ, USD/tấn (c&f)
3150
+ 300 USD/tấn
MG1Asta, USD/tấn
3.200-3250
+ 450 USD/tấn
Asta của Lampong , USD/tấn ( C&F New Oóc)
3150
+ 450 USD/tấn
Asta của Việt Nam , USD/tấn (FOB)
3100
+ 375 USD/tấn
550 GL của Việt Nam , USD/tấn (FOB)
2700
+175 USD/tấn
500 GL của Vietnam , USD/tấn (FOB)
2850
+457USD/tấn
Asta của Brazil , USD/tấn, (FOB)
2850-2900
+350 USD/tấn
Muntok trắng, USD/tấn (C&F New Oóc)
4200-4250
+100 USD/tấn
Vietnam trắng, USD/tấn (C&F New Oóc)
4200-4250
+500 USD/tấn
Sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2009 và dự báo 2010. Đơn vị: Tấn
Nước
Năm 2009
Năm 2010
(dự báo)
Thế giới
281.974
290.742
Việt Nam
95.000
90.000 - 95.000
Ấn Độ
50.000
Braxin
35.000
35.000
Indonesia
25.000
Malaysia
22.000
Sri Lanka
15.600
(Nguồn: Reuters, Business Lines)
Theo số liệu thống kê, tháng 3 năm 2010 cả nước đã xuất khẩu 14.244 tấn hạt tiêu, trị giá 41,93 triệu USD, tăng 126,38% về lượng và 114,77% về kim ngạch so với tháng 2/2010; (tăng 24,35% về lượng và tăng 60,44% về kim ngạch so với tháng 3/2009). Tính chung quí I/2010 xuất khẩu 28.057 tấn hạt tiêu, trị giá 84,9 triệu USD, tăng 5,09% về lượng và tăng 30,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2009.
Quí I/2010 chỉ có 2 thị trường xuất khẩu hạt tiêu đạt trên 10 triệu USD, đó là: Hoa Kỳ 14,3 triệu USD và Đức 12,73 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu quí I/2010 sang hầu hết các thị trường đều đạt kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2009, dẫn đầu về mức tăngtrưởng là thị trường Australia (+277,8%); tiếp đến thị trường Ấn Độ (+259,1%); Đức (+133,4%); Canada (+121,7%)… Ngược lại cũng còn một số thị trường bị sụt giả kim ngạch là: Singapore (-67,99%); Tây Ban Nha (-53,82%); Ai Cập (-44,45%); Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (-40,56%); Nhật Bản (-31,51%); Italia (-10,5%); Philippines (-10,38%); Nam Phi (-4,54%).
Đáng chú ý nhất trong tháng 3/2010 là kim ngạch xuất sang Singapore, mặc dù chỉ đạt 0,6 triệu USD, nhưng tăng mạnh tới 1.720,6% so với tháng 2/2010. Ngoài ra, còn rất nhiều thị trường có mức tăng mạnh kim ngạch so với tháng 2/2010 là: Thổ Nhĩ Kỳ (+497,94%); Pakistan (+414,27%); Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (+317,47%); Ai Cập (+295,07%); Malaysia (+258,16%); Australia (+255,84%); Ba Lan (+254,36%); Hà Lan (+189,51%); Ấn Độ (+178,86%); Hoa Kỳ (+147,61%); Italia (+115,49%).
Với những thành tựu trên có thể khẳng định hạt tiêu là một nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế khá phát triển họ sẽ chế biến và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng, chính vì thế hồ tiêu Việt Nam chưa có thương hiệu cụ thể dẫn tới giá trị sản phẩm không cao. Theo Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội HTVN (VPA) cũng công nhận sản phẩm HTVN vào thị trường EU hầu hết phải qua kênh trung gian. Thị trường phân phối trung gian là kênh phân phối giữ vị trí quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với các đầu cung ứng từ các nước sản xuất và xuất khẩu cũng như là các kênh phân phối tiếp theo, đặc biệt trong việc kiểm soát giá cả. Ông Trịnh Khắc Lý, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPA cho rằng, HTVN phải xuất qua trung gian bởi khâu chế biến quá yếu kém, chất lượng không đảm bảo, tạp chất nhiều, độ ẩm thường cao hơn mức cho phép. Những nhà buôn lớn của thế giới đã mua tiêu Việt Nam với giá rẻ, đem chế biến lại và xuất bán cho người tiêu dùng với thương hiệu của họ.
Đạt được những thành tựu như trên tuy nhiên Hồ tiêu Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế lớn: thương hiệu HTVN vẫn chưa có mặt trên thị trường thế giới; tiêu Việt Nam xuất ra thế giới luôn chịu giá thấp hơn so với các nước khác; chưa xây dựng được quy trình sản xuất tiêu trắng - một mặt hàng đang có giá hiện nay...
3.3 Giải pháp
Đầu tư cơ sở vật chất để chế biến thành phẩm hồ tiêu đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Đẩy nhanh quá trình xây dựng và củng cố thương hiệu đến sản phẩm hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế
Làm tốt công tác dự báo cung cầu trên thị trường quốc tế để tận dụng thời cơ thúc đẩy xuất khẩu.
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện công tác quản lý và qui hoạch vùng sản xuất chuyên môn hóa với giá trị lợi nhuận cao.
Nhà nước cần có chính sách thích hợp để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và bảo vệ hợp pháp mặt hàng này khi tham gia vào thị trường quốc tế.
4. Hạt điều
4.1 Thành tựu sau gia nhập WTO
Năm 2007
Năm 2007, tiếp tục lần thứ hai Việt Nam đứng số 1 thế giới về XK hạt điều, đồng thời đạt mức cao kỷ lục về số lượng cũng như trị giá. Cả năm, nước ta xuất khẩu được 151,73 ngàn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá so với năm 2006; tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005.
Với lượng điều xuất khẩu trong năm 2007, nước tiếp tục chiếm trên 50 lượng điều xuất khẩu trên thế giới. Trong đó, tháng 12/2007, lượng điều xuất khẩu của nước ta đạt 13,8 ngàn tấn với trị giá 66,27 triệu USD, tăng 0,87% về lượng và tăng 9,73% về trị giá so với tháng 11/2007; tăng 21,66% về lượng và tăng 51,56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006. Theo kế hoạch, lượng điều xuất khẩu của nước ta trong năm 2008 ước đạt 160 ngàn tấn tăng 5,45% so với năm 2007.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2007, hạt điều của nước ta được xuất khẩu sang 78 Quốc Gia, tăng 10 Quốc Gia so với năm 2006. Trong năm 2007, lượng điều xuất khẩu của nước ta giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm và tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, tăng mạnh nhất vào tháng 7,8 - đây cũng là hai tháng có lượng xuất khẩu cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
Tham khảo thị trường xuất khẩu hạt điều trong năm 2007
(Lượng: tấn; Trị giá: 1.000 USD)
Thị trường
Năm 2007
So năm 2006 (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Mỹ
52.983
211.516
27,38
26,79
Hà Lan
22.677
93.339
77,59
64,99
Trung Quốc
26.072
89.105
-7,81
-5,7
Australia
11.982
52.154
-10,23
-8,11
Anh
8.417
40.459
49,45
57,06
Nga
5.136
24.418
15,81
34,63
Canada
4.923
23.824
23,63
50,03
Đức
5.678
22.330
260,73
225
Tây Ban Nha
1.597
12.826
39,97
140,75
Thái Lan
1.631
11.392
98,65
228
New Zealand
1.510
10.658
31,65
126,41
Đài Loan
1.037
9.909
4,02
131,74
Hy Lạp
539
8.613
156,86
720,94
Hồng Kông
662
7.968
21,95
195,49
Nhật Bản
902
7.946
8,57
143,92
Na Uy
779
7.901
58,31
258,34
Malaysia
345
7.319
57,39
681,9
Singapore
304
7.237
-9,92
362,01
Ukraina
720
6.815
31,58
347,47
Nam Phi
630
6.658
53,24
352,23
Ả Rập Xê út
302
5.924
-49,5
181,85
Pháp
426
5.848
29,87
311,35
Italy
993
5.394
-38,97
19,19
Latvia
398
4.876
109,34
512,65
UAE
780
3.493
74,45
44,43
Nguồn:
Nhìn chung, trong năm 2007 xuất khẩu hạt điều của nước ta tăng mạnh sang hầu hết các thị trường so với năm 2006. Trong đó, Mỹ vần là nhà tiêu thụ số một của nước ta. Tuy nhiên, xuất khẩu hạt điều năm nay tới một số thị trường như Trung Quốc, Australia lại giảm.
Năm 2008
Năm 2008, hạt Điều Việt Nam được xuất khẩu đi 87 thị trường và vùng lãnh thổ, giảm 7 thị trường so với năm 2007. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm 27% thị tổng thị phần xuất khẩu Điều, tiếp đến là Trung Quốc (18%), và Hà Lan (16,6%).
Biểu: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Điều của Việt Nam, 2007 (%).
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Nếu xét về khu vực, Bắc Mỹ và Nam Mỹ là thị trường nhập khẩu chủ chốt của Việt Nam với 34% thị phần, ổn định từ năm 2007 đến 2008. Trong khi đó, thị phần của Châu Âu tăng đáng kể với 3% (30% năm 2007 lên 33% năm 2008) còn nhập khẩu của Châu Úc có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng: Lượng và kim ngạch xuất khấu Điều của Việt Nam sang 10 thị trường chính năm 2008
Nguồn: Tống Cục Hải quan Việt Nam
Trong năm 2008, xuất khấu sang 10 thị trường này đều tăng trưởng trên 30% về giá trị, trong đó vượt trội nhất là Canada với tỉ lệ tăng trưởng 130%; 3 thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan có thể coi là những thị trường cốt yếu nhất của hạt điều Việt Nam khi chiếm tới 62% tống lượng và 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008.
Năm 2009
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hạt điều năm 2009 đạt 177.154tấn, trị giá 846,7 triệu USD (tăng 7,15% về lượng nhưng giảm 7,06% về trị giá so cùng kỳ 2008).
Năm 2009, hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu sang 24 thị trường chính; nhưng phần lớn là sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan; trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt cao nhất, với 53.195tấn, trị giá hơn 255,2 triệu USD (chiếm 30,03% về lượng và chiếm 30,14% kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước). Sau đó là các thị trường Trung Quốc chiếm 20,96% kim ngạch, Hà Lan chiếm 14,64%.Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang các thị trưòng đa số giảm so với cùng kỳ năm 2008, nhưng có một số thị trờng đạt kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ, dẫn đầu là kim ngạch xuất sang Philippines đạt gần 3,9 triệu USD, tăng 76,97% so cùng kỳ. Tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đạt hơn 9,34 triệu USD, tăng 58,98%; Đài Loan tăng 45,82%; Singapore tăng 40,41%; Malaysia tăng 29%; Italia tăng 28,53%; Trung quốc tăng 10,46%. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Hồng Kông năm 2009 chỉ đạt 526.371 USD, giảm mạnh nhất so với cùng kỳ, giảm tới 86,95%; Xếp thứ 2 về mức độ sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu sang Thuỵ Sĩ giảm 80,26%; sang Bỉ giảm 61,67%; LB Nga giảm 45,02%. Năm 2009 Việt Nam thêm một thị trường mới xuất khẩu điều là thị trường Pakistan với kim ngạch gần 4,62 triệu USD, nhưng giảm mất 18 thị trường so với năm 2008; trong đó có 1 số thị trường đạt kim ngạch cao năm 2008 đó là Newzealand 6,8 triệu USD; Bungari gần 5,9 triệu USD; Hồng Kông 4 triệu USD; Latvia 2,9 triệu USD; Ả Rập Xê ut hơn 2 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ 2 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu hạt điều năm 2009
Thị trường
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Tăng, giảm kim ngạch so năm 2008(%)
Tổng cộng
177.154
846.682.672
-7,06
Hoa Kỳ
53.195
255.224.122
-4,67
Trung quốc
38.548
177.476.333
+10,46
Hà Lan
24.312
123.929.316
-18,79
Australia
11.867
58.383.037
-13,48
Anh
6.985
34.477.266
-30,00
Canada
4.427
22.499.882
-36,47
LB Nga
4.218
19.787.710
-45,02
Đức
2.327
11.270.594
-2,85
Thái Lan
2.147
10.034.087
-1,35
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
2.103
9.341.723
+58,98
Đài Loan
1.292
7.298.346
+45,82
Tây Ban Nha
1.156
6.327.777
-41,42
Italia
1.448
5.314.484
+28,53
Pakistan
853
4.619.175
Singapore
1.013
4.503.588
+40,41
Nauy
783
4.248.047
-29,74
Philippines
991
3.896.792
+76,97
Nhật Bản
870
3.879.162
-43,37
Ucraina
737
2.945.298
-19,12
Hy Lạp
492
2.776.427
-21,25
Malaysia
563
2.607.570
+29,00
Bỉ
383
2.194.600
-61,67
Hồng Kông
937
526.371
-86,95
Thuỵ Sĩ
84
404.520
-80,26
(Theo Vinanet)
2 tháng đầu năm 2010:
Theo báo cáo thống kê, xuất khẩu hạt điều tháng 2/2010 đạt 7.404 tấn, trị giá 37,64triệu USD (giảm 11,46 % về trị giá so cùng kỳ 2009). Tính chung 2 tháng đầu năm xuất khẩu 20.285 tấn hạt điều, trị giá 107,22 triệu USD, tăng 15,65% về kim ngạch socùng kỳ 2009.
Có 6 thị trường đạt kim ngạch lớn trên 1 triệu USD là: Hoa Kỳ 8,79 triệu USD; Trung quốc 7,3 triệu USD; Hà Lan 4,7 triệu USD, Australia 3 triệu USD; Nga 2,9 triệu USD; Anh 1,4 triệu USD.
So với tháng 2/2009, hầu hết kimngạch xuất khẩu sang các thị trường đều có mức tăng trưởng dương; đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng rất mạnh 419,3%, tiếp theo là xuất sang Ucraina tăng 39,92%; Tây Ban Nha tăng 37,19%; Nauy tăng36,99%. Chỉ có 6 thị trường bị giảm kim ngạch so với cùng kỳ tháng 2/2009 đó là: Malaysia giảm 55,3%; Hồng Kông giảm 54,65%; Đài Loan giảm 51,2%; Philippines giảm 43,57%; Hoa Kỳ giảm 27,01%; Canada giảm 4,35%.
Thị trường chính xuất khẩu hạt điều tháng 2/2010
ĐVT: USD
Thị trường
Tháng 2
2 tháng
Tăng, giảm T2/2010 so T2/2009(%)
Tổng cộng
37.641.377
107.220.504
-11,46
Hoa Kỳ
8.794.991
27.320.847
-27,01
Trung quốc
7.299.427
19.810.554
-32,1
Hà Lan
4.694.647
12.654.359
+0,81
Australia
3.048.183
8.939.266
+18,14
Nga
2.913.499
6.356.119
+419,3
Anh
1.395.906
3.907.518
+28,87
Đức
827.873
1.685.021
+31,19
Thái Lan
809.271
2.443.651
+23,53
Canada
627.691
4.023.599
-4,35
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
566.337
1.789.659
+24,82
Tây Ban Nha
485.447
1.264.626
+37,19
Nauy
270.900
745.850
+36,99
Italia
251.699
789.526
+21,82
Ucraina
243.250
740.936
+39,92
Hồng Kông
231.220
1.390.813
-54,65
Philippines
207.051
628.658
-43,57
Nhật Bản
96.309
332.266
+18,37
Đài Loan
86.647
971.673
-51,2
Thuỵ Sĩ
70.560
174.860
Malaysia
55.445
331.727
-55,3
Hy Lạp
0
217.631
0
Pakistan
0
639.324
0
Singapore
0
72.900
0
Theo Vinanet
Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ USD. Và hiện Việt Nam có trên 450.000ha điều, trên 200 nhà máy chế biến và xuất khẩu nhân điều với hơn 200.000 công nhân và khoảng 800.000 người dân tham gia trồng điều. Với sản lượng và kim ngạch như dự đoán, ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới.
4.2 Khó khăn, hạn chế xuất khẩu hạt điều
Thứ nhất,không chủ động nguyên liệu. Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu không những không ổn định mà còn sụt giảm. Diện tích trồng điều của cả nước lại có xu hướng “co” lại. Như so sánh số liệu của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhân điều 2008 của cả nước đạt 920 triệu USD với sản lượng 167.000 tấn điều nhân; năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi 7,2% chỉ đạt 847 triệu USD, dù giá trị giảm nhưng sản lượng tăng lên thêm 7,1% với 177.000 tấn nhân điều. Theo đánh giá và thống kê của các nhà chuyên môn, trong niên vụ 2007-2008 cả nước có 421.498 ha cây điều, tổng sản lượng thu được 350.000 tấn điều thô; sang niên vụ 2008-2009 diện tích trồng điều bị thu hẹp lại 2.000 ha, còn có 398.000 ha và sản lượng hạt cũng giảm đáng kể chỉ còn 293.000 tấn. Năm 2009, năng suất thu được chỉ còn 8,6 tạ/ha, trong khi ở năm 2005 còn đạt ở mức 10,6 tạ/ha
Hiện nay, sản lượng điều thô trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến trong nước. Năm 2009, Việt Nam đã phải nhập khẩu thêm 300.000 tấn điều thô. Trong năm 2010 này, lượng nguyên liệu ngành điều nhập khẩu phải hơn năm 2009, để hướng đến kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.
Thứ hai, Chế biến - xuất khẩu hạt điều: Phát triển thiếu bền vững. Theo báo cáo của sở NNPTNT các địa phương, diện tích trồng điều niên vụ 2007-2008 là 421.498 ha; trong đó, diện tích thu hoạch khoảng 320.000 ha. So với niên vụ 2006-2007, diện tích cây điều đã giảm 15.502 ha. Năm 2007 và 2008, diện tích trồng điều giảm 17.046 ha, nhưng điều tra thực tế, diện tích điều giảm ít nhất phải gấp hơn 2 lần so với số thống kê. Giảm nhiều nhất là ở các tỉnh: Khánh Hoà (4.100 ha), Bình Định (3.000 ha), Đắc Lắc (2.900 ha)...Sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng. Thí dụ: Năm 2006, sản lượng 340.000 tấn, năm 2007 là 400.000 tấn, nhưng năm 2008 giảm còn 350.000 tấn.
Năng suất điều lại tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân trồng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật. Năng suất năm 2005 đạt 1,06 tấn/ha, năm 2006 giảm còn 0,9 tấn/ha, năm 2007: 1,03 tấn/ha và năm 2008 là 1,10 tấn/ha.
Trong lúc đó, tổ chức chế biến lại hết sức manh mún và tự phát. Năng suất lao động được cải thiện, nhưng còn thấp; sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Ước tính cả nước có trên 200 DN chế biến hạt điều, nhưng mới chỉ có... 20 DN đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Toàn quốc có 203 DN tham gia XK điều, nhưng các DN XK có quy mô, kim ngạch XK từ 5 triệu USD trở lên, chỉ có 38 DN. Nhiều DN tổ chức XK không có nhà máy chế biến, khi thuận lợi tham gia, khi khó khăn thì bỏ.
4.3 Giải pháp
4.3.1 Về sản xuất
Mỗi địa phương trồng điều cần rà soát lại quy hoạch theo hướng ổn định vùng sản xuất tập trung để đầu tư thâm canh.
Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương và các cơ quan nghiên cứu thực hiện việc rà soát, kiểm tra lại các dòng điều mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây (tại nơi sản xuất giống và cả nơi trồng trong dân) để xác định những dòng điều tốt để có chủ trương nhân giống.
Các địa phương tiến hành kiểm định các vườn giống điều đầu dòng đã đầu tư trước đây và tổ chức kiểm tra quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống điều trên địa bàn. Cần có chính sách hỗ trợ giống mới cho nông dân đối với các trường hợp cải tạo vườn điều (ghép giống mới) và trồng mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét việc triển khai xây dựng Dự án giống điều có sự liên kết giữa cơ quan Trung ương và các địa phương/doanh nghiệp để thực hiện việc nhân giống điều (giao Cục Trồng trọt đề xuất).
Khuyến khích và hướng dẫn nông dân trồng xen ca cao trong vườn điều ở những nơi có điều kiện để giúp tăng thu nhập cho người trồng.
Tiến hành nghiên cứu khả năng sử dụng phụ phẩm của quả điều và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.
Thực hiện chương trình khuyến nông đối với cây điều. Các địa phương cần chú ý áp dụng chính sách đặc biệt hỗ trợ khuyến nông ở địa bàn khó khăn, ở các huyện nghèo. Giao Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam nghiên cứu khả năng thành lập Trung tâm nghiên cứu điều đặt tại Bình Phước (đất đai, đầu tư xây dựng, nhân lực...), trình Bộ.
4.3.2 Tiêu thụ, xuất khẩu
Việc bảo đảm tiêu thụ hết hạt điều thô sản xuất trong nước là ưu tiên hàng đầu để giữ vững sản xuất điều trong nước lâu dài, sau đó tùy nhu cầu của thị trường thế giới mới nhập khẩu hạt điều thô để chế biến xuất khẩu.
Về xây dựng thương hiệu điều Việt Nam: trước mắt Hiệp hội Điều Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước để xúc tiến xây dựng thương hiệu điều Bình Phước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ Hiệp hội Điều tổ chức Festival Điều Việt Nam.
Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú ý thị trường Trung Quốc, thông tin tuyên truyền để tiếp thị sản phẩm điều đối với thị trường trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoan nghênh nỗ lực của Hiệp hội Điều Việt Nam trong phát triển ngành điều thời gian qua và đề nghị Hiệp hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan của Bộ cũng như đề xuất các sáng kiến về cơ chế, chính sách, đặt hàng nhu cầu về nghiên cứu khoa học, sản xuất thử và chuyển giao công nghệ...
4.3.3 Ngoài hai phương pháp trên ngành điều,và các cơ quan chức năng Việt Nam còn phải làm tốt nhiệm vụ sau:
Cắt giảm thuế nhập khẩu đối với điều thô, tập trung vào qui hoạch và cải tạo lại vườn điều, tăng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích những nơi có điều kiện, thay thế giống điều cũ bằng các giống mới cao sản và chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho nghành chế biến trong nước .
5. Cà phê và chè
Thực trạng xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam sau gia nhập WTO
5.1 Thực trạng sản xuất chè và cà phê của Việt Nam
5.1.1 Diện tích
Năm
Chè
Cà phê
2000
87.7
561.9
2001
98.3
565.3
2002
109.3
522.2
2003
116.3
510.2
2004
120.8
496.8
2005
122.5
497.4
2006
122.9
497.0
2007
126.2
509.3
Sơ bộ 2008
129.3
530.9
Theo số liệu của tổng cục thống kê(đơn vị:nghìn ha)
5.1.2 Năng suất
Năm
Chè
(búptươi)
Cà phê
(nhân)
2000
314.7
802.5
2001
340.1
840.6
2002
423.6
699.5
2003
448.6
793.7
2004
513.8
836.0
2005
570.0
752.1
2006
648.9
985.3
2007
705.9
915.8
Sơ bộ 2008
760.5
1055.8
Theo số liệu của tổng cục thống kê(đơn vị:nghìn tấn)
5.1.3 Thực trạng thu mua và chế biến xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam
Các nhà máy, cơ sở chế biến ùn ùn mọc lên, trong khi vùng chè nguyên liệu không đáp ứng nổi, dẫn tới tranh cướp nguyên liệu kéo dài. Thậm chí, chè bị hái non khi không đủ tiêu chuẩn. Tình trạng này đã kéo dài mà ngành chè vẫn bế tắc, chưa thoát ra được.
Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, tại 20 tỉnh vùng chè tập trung của cả nước có 240 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng công suất trên 3.100 tấn búp tươi/ngày (600.000 tấn búp tươi/năm). Tuy nhiên, với sản lượng chè búp tươi như năm ngoái thì mới đáp ứng được 88% nhu cầu nguyên liệu chè búp của các cơ sở chế biến công nghiệp.
Đó là chưa kể, hàng trăm cơ sở chế biến chè thủ công, bán công nghiệp cũng tham gia thu mua nguyên liệu để sơ chế và nhiều cơ sở đấu trộn ướp hương đóng gói chè
có quá nhiều nhà máy chế biến chè được cấp phép, dẫn đến tình trạng có những vùng nguyên liệu chỉ đủ cung cấp cho một nhà máy, nhưng có tới 7-8 nhà máy tranh mua nguyên liệu, gây lãng phí công sức tiền của nhân dân, đồng thời tạo ra nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Cả nước hiện có 690 nhà máy chế biến chè, chưa kể hàng vạn lò thủ công chế biến chè. Trong khi với diện tích trồng chè 131 nghìn ha, chúng ta chỉ cần khoảng 200 nhà máy chế biến. Các nhà máy thiếu nguyên liệu để sản xuất nên dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong thu mua, bất chấp phẩm cấp của sản phẩm, đó chính là nguyên nhân đưa đến chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến uy tín của chè Việt Nam.
-Theo Bộ NN-PTNT, tại các tỉnh vùng chè miền núi phía Bắc, sự phát triển quá nhiều cơ sở chế biến không cân đối với nguyên liệu gây nên tình trạng tranh chấp nguyên liệu khá gay gắt trong nhiều năm qua, đặc biệt ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang... Phú Thọ có 75 cơ sở chế biến. Song, riêng nhu cầu nguyên liệu tại chỗ của các Công ty chè Phú Bền, Phú Đa và của tư nhân đã lên tới 175.000 tấn chè búp tươi/năm. Trong khi đó, sản lượng chè búp năm 2005 mới đạt 63.700 tấn, chỉ đáp ứng được 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến trên địa bàn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm cà phê (CAFECONTROL), chất lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ hạt đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “vơ tuốt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%
5.1.4 Kim ngạch xuất khẩu chè và cà phê
Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 03 tháng đầu năm 2010
Tên hàng
ĐVT
Sơ bộ 03 tháng
Lượng
Trị giá (1000 USD)
Cà phê
tấn
345230
482605
Chè
tấn
25848
35609
Hai mặt hàng xuất khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ 03 tháng đầu năm 2010
Mặt hàng
Trị giá (1000USD)
Sơ bộ 03 tháng
Lượng
Trị giá (1000USD)
Cà phê
Tấn
Trong đó :
Ai-cập
"
3773
5057
Ấn Độ
"
7002
9301
Vương quốc Anh
"
11657
15438
Ba Lan
"
1733
2176
Bỉ
"
15027
20742
Bồ Đào Nha
"
2643
3777
Ca-na-đa
"
576
813
Đan Mạch
"
339
443
Đức
"
48281
67861
Hà Lan
7197
10305
Hàn Quốc
"
7545
10599
Mỹ
"
39629
60356
Hy Lạp
"
805
1133
In-đô-nê-xia
"
9561
13256
I-ta-li-a
"
21759
30080
Ma-lai-xi-a
"
6124
8489
Mê-hi-cô
2110
2691
Nam Phi
"
4601
5830
Liên bang Nga
"
9906
13431
Nhật Bản
"
16818
26205
Ô-xtrây-li-a
"
4865
6624
Pháp
"
3394
4640
Phi-li-pin
"
4384
5533
Xin-ga-po
"
1775
2447
Tây Ban Nha
"
18
24594
Thái Lan
"
1421
2035
Thuỵ Sĩ
"
6586
8827
CHND Trung Hoa
"
6149
8400
chè
Tấn
Trong đó :
Ấn Độ
"
1814
2168
A-rập Xê-út
"
349
711
Ba Lan
"
753
898
Tiểu VQ A-rập Thống nhất
1155
2216
Đài Loan
"
3130
3649
Đức
"
1014
1447
Mỹ
"
1328
1490
In-đô-nê-xia
"
1283
1292
Liên bang Nga
"
5270
7094
Pa-ki-xtan
2714
3951
Phi-li-pin
"
359
955
CHND Trung Hoa
"
1237
1539
5.1.5 Giá chè và cà phê xuất khẩu
Hiện nay, chúng ta đang đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè và có tới 110 nước biết đến sản phẩm này của Việt Nam. Tuy nhiên, tại buổi họp báo hội nghị Xúc tiến Đầu tư và thương mại ngành chè năm 2009, Hiệp hội Chè cho biết, giá chè của Việt Nam chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới, 98% lượng chè xuất khẩu là ở dạng nguyên liệu thô.
Theo tiến sĩ Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, hiện nay, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn. Chưa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với giá khoảng 9.800 USD/tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu chè tháng 3/2010 đạt 7.000 tấn, kim ngạch 9 triệu USD, đưa lượng chè xuất khẩu cả quý 1 lên 24.000 tấn, kim ngạch 33 triệu USD. Chè là một trong số hiếm hoi các mặt hàng nông sản tăng cả lượng (6,28%) và giá trị (tăng 14,61%) so với cùng kỳ năm trước.Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm đã tăng 93 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2009.
Cà phê:giá cả lên xuống thất thường
5.1.6 Thị trường xuất khẩu của chè và cà phê
Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý 1, Nga đã vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất 3,4 nghìn tấn chè sang thị trường Nga với trị giá hơn 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ hai với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với tháng đầu năm 2010.
Trong tháng 2/2010 xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc ả rập Thống nhất chỉ đạt 354 tấn chè các loại, trị giá 704,2 nghìn USD, giảm 17,59% về trị giá và 20,81% về lượng so với tháng 1/2010. Nhưng nếu so sánh 2 tháng đầu năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá, với 801 tấn chè các loại, trị giá 1,55 triệu USD, tăng 4.527,64% về trị giá và 2.706,71% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
5.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam
5.2.1 Khó khăn
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu chè nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn do cả Liên minh châu âu (EU) và Nhật Bản đều sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Cụ thể, việc giám sát hàng hoá nhập khẩu ở EU sẽ bao gồm trên 200 sản phẩm, bắt đầu từ 1.9.2008, tăng so với chỉ 100 sản phẩm hiện nay. Ngoài ra, EU sẽ cấm bán 320 loại thuốc trừ sâu có các thành phần hoá chất trong khu vực đồng Euro, và chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm chè có dư lượng endosulfan dưới 0,01 mg/kg so với 30 mg/kg trước đây. Cùng với EU, từ tháng 5.2009, Nhật Bản cũng sẽ thực hiện Luật An toàn thực phẩm, đặt ra những quy định về dư lượng hoá chất với 144 mặt hàng, so với 83 mặt hàng hiện nay. Trong khi đó, tình trạng mất VSATTP trong chế biến chè nguyên liệu ở nước ta chưa được khắc phục. Đợt kiểm tra mới đây nhất tại Phú Thọ, vựa chè miền Bắc nước ta cho thấy, có tới 35/63 cơ sở sản xuất chè chưa có nhà xưởng chế biến đạt tiêu chuẩn, 15-20% số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ, liều lượng, chuẩn mực quy định. Tình trạng các nhà máy chế biến chè mini mọc lên khắp nơi, tranh mua, tranh bán nguyên liệu bất chấp phẩm cấp khiến công tác kiểm soát chất lượng càng khó khăn.
Người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quy định về tiêu chuẩn quốc tế, từ đó bị động, thậm chí để mất cơ hội bán sản phẩm đúng lúc với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị, nhất là hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá sản. Chất lượng cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về kích cỡ hạt, thành phần... ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép giá. Trình độ sản xuất còn thấp, manh mún và chưa theo hướng sản xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị sản xuất cũng như thiếu gắn kết giữa nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu, vì vậy, khi có thay đổi bất lợi xảy ra, các bên liên quan đều không sẵn sàng vào cuộc, lại càng không thể hỗ trợ, bảo vệ nhau, gây thiệt hại về kinh tế và mất uy tín với bạn hàng.
Sự hội nhập làm gia tăng cơ hội giao thương cũng dẫn đến việc DN trong nước bị DN nước ngoài chiếm dụng tài sản trí tuệ, bị vi phạm về mẫu mã, thương hiệu. Đã có một số nhãn hiệu cà phê Việt Nam bị chiếm dụng, thậm chí đã xảy ra khiếu kiện ở tòa án kinh tế. Hiệp hội Cà phê Việt Nam luôn kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cà phê Việt Nam. Hiệp hội đề nghị các cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin, pháp lý kịp thời, lồng ghép với hoạt động xúc tiến thương mại, tư vấn về kỹ thuật và nghiệp vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hộ trồng cà phê cũng như DN chế biến - xuất khẩu cũng đề nghị Bộ Công thương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan bảo vệ pháp luật làm tốt công tác quản lý thị trường, nhất là bảo vệ DN trước vấn nạn chiếm dụng thương hiệu. Về phần mình, từng đơn vị cần đầu tư thỏa đáng đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, xây dựng và có biện pháp bảo vệ thương hiệu…
5.2.2 Thuận lợi
Điều kiện đất đai thích hợp nên cây chè được trồng rải rác ở hầu hết các địa phương
Vùng chè miền núi: Gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, giống chè được trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm 25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc.
Vùng chè trung du: gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái và một phần của Hoàng Liên Sơn (Yên Bái cũ). Là vùng sản xuất chè chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè xanh để tiêu dùng và xuất khẩu.
Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai - Công Tum. Vùng nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) là vùng cao nguyên nhiệt đới, độ cao 800 - 1.500 m, thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam và Trung du
Việt Nam có khi hậu nhiệt đới nên chè và cà phê có hương vị rất đặc biệt hấp dẫn được người uống
Cùng với những ưu thế sẵn có của chè và cà phê Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu 2 mặt hàng này. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới.
5.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè và cà phê của Việt Nam trong những năm tới
5.3.1 Đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu chè và cà phê
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 83/2010/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mua cà phê tạm trữ.
Doanh nghiệp được giao nhiệm vụ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010, được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng với mức 6%/năm.
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 83/2010/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, thời gian được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng là thời gian tạm trữ thực tế tính từ thời điểm doanh nghiệp mua cà phê đến thời điểm bán cà phê tạm trữ, nhưng không quá thời hạn ngày 15/10/2010.
Mức giá để tính hỗ trợ là giá mua cà phê thực tế theo giá thị trường (không có thuế giá trị gia tăng).
Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hoá đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do doanh nghiệp xuất trình.
5.3.2 Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội chè cà phê-ca cao Việt Nam
Năm 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã “bắt tay” nhau để thành lập câu lạc bộ nhằm nâng giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trên thế giới.
Những doanh nghiệp có lượng cà phê xuất khẩu từ 10.000 tấn/năm trở lên liên tục trong vòng 3 năm, sẽ được tham gia câu lạc bộ.
“Câu lạc bộ sẽ là nơi để doanh nghiệp trao đổi thông tin về diễn biến thị trường, sản lượng cà phê trong nước và thế giới, tiến độ xuất nhập khẩu và phương thức bán hàng, giá bán, mức độ trừ lùi; đồng thời thảo luận mức giá thu mua cà phê nguyên liệu trong nước, chất lượng cà phê nông dân bán ra cũng như xuất khẩu… để có những quyết định chính xác hơn”
5.3.3 Nâng cao vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Ông Ranjit Dasagupta –Tổng giám đốc Công ty TNHH chè Phú Bền (Phú Thọ) đưa ra giải pháp nhằm giải quyết thực trạng này là ở mỗi xã trồng chè nên thành lập “Hội những người trồng chè quy mô nhỏ” để tập hợp sản phẩm bán cho các nhà máy lớn. Như vậy mới tránh được tình trạng chè bị đấu trộn trước khi bán cho nhà máy và dễ dàng kiểm soát chất lượng. Với cách thức này thương lái thu mua trung gian sẽ bị loại trừ và người trồng chè sẽ được hưởng mức thu nhập công bằng cho sản phẩm của họ.
-mặc dù niên vụ cà phê 2008-2009, Việt Nam vẫn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu với sản lượng 1,1 triệu tấn, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới. Thực tế này xuất phát từ việc các doanh nghiệp trong nước chưa có sự phối hợp tốt. Theo ông Nam, từ những đánh giá thị trường không đúng, các doanh nghiệp ký hợp đồng ồ ạt, thậm chí có khi sản lượng cà phê trên hợp đồng cao hơn cả sản lượng cà phê thực tế. Thiệt hại từ những hoạt động kinh doanh này trong 8 tháng đầu năm ước tính lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Hiện nay, Cà phê Việt Nam đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Vì vậy, người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam.
Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao hàm lượng chế biến trong cà phê xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng đồng thời cũng là hình thức khuyếch trương cho thương hiệu cà phê của Việt Nam.
C. KẾT LUẬN
Qua bài phân tích và thu thập số liệu ở trên chúng ta đã phần nào hiểu và nắm rõ tình hình phát triển của 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và từ đó có thể hiểu về thị trường xuất khẩu của các mặt hàng này, có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm căn cứ để đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này ra thị trường quốc tế.
Nhóm sinh viên thực hiện do trình độ có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Mục tài liệu tham khảo
Bài giảng của các thầy cô giáo trong khoa Bất động sản và kinh tế tài nguyên.
Trang web của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trang web của tổng cục thống kê.
Trang web của hiệp hội cao su, cà phê, hạt tiêu,…
Đề tài: Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế_ Trần Đức Viên, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội
Một số bài báo của một số trang web về kinh tế và xuất nhập khẩu:
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 2.doc