Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
Phần mở đầu
Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bảo vệ môi trường không chr là ý thức và trách nhiệm của riêng ai mà nó là của toàn xã hội. Xong bên cạnh đó đã có không ít những thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường bất chấp tất cả để làm những việc có lợi cho mình kể cả việc huỷ hoạ đến môi trường - điều đó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nói đến môi trường thì thực sự là một vấn đề lớn cần quan tâm, vì vậy với tầm hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong trường em chỉ xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề môi trường, nói về hiện trạng nguy cơ xói lở mạnh và nạn ô nhiễm ở hai con sông: sông Sài Gòn và sông Đông Nai.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luận cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót. Em rất mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâm tới vấn đề này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Minh Tuấn giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Triết học đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Nội dung chính 2
I. Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng - hiện thực 2
1. Khái niệm 2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 2
3. Vai trò của các điều kiện khách quan, chủ quan của sự chuyển biến khả năng - hiện thực. 3
II. Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. 3
1. Hiện trạng của 2 con sông 3
2. Những thách thức mà 2 con sông đang phải đối mặt 5
3. Các giải pháp để tránh nguy cơ xói lở và ô nhiễm cho 2 con sông Sài Gòn - Đồng Nai 6
Kết luận 7
Tài liệu tham khảo 8
10 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Môi trường đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bảo vệ môi trường không chr là ý thức và trách nhiệm của riêng ai mà nó là của toàn xã hội. Xong bên cạnh đó đã có không ít những thờ ơ trước vấn đề bảo vệ môi trường bất chấp tất cả để làm những việc có lợi cho mình kể cả việc huỷ hoạ đến môi trường - điều đó đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nói đến môi trường thì thực sự là một vấn đề lớn cần quan tâm, vì vậy với tầm hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong trường em chỉ xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề môi trường, nói về hiện trạng nguy cơ xói lở mạnh và nạn ô nhiễm ở hai con sông: sông Sài Gòn và sông Đông Nai.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong vì mới làm quen với hình thức viết tiểu luận cũng như sự hiểu biết còn rất hạn chế của một sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu trong nhà trường nên bài viết của em không thể tánh được nhiều thiếu xót. Em rất mong sự giúp đỡ, góp ý và dạy bảo của các thầy cô cũng như những người quan tâm tới vấn đề này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Võ Minh Tuấn giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Triết học đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Thị Hương Thanh
Lớp: K808
Nội dung chính
I. Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng - hiện thực
1. Khái niệm
Khả năng là những cái chưa xuất hiện, còn đang tồn tại tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng nhưng khi có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất hiện, sẽ trở thành hiện thực.
Hiện thực là những cải đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thực tế
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời, luôn luôn chuyển hoá và thúc đẩy lẫn nhau. Hiện thứch chuẩn bị cho một khả năng mới sẽ xảy ra, còn khả năng thì có xu hướng trở thành hiện thực. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta, quá trình phát triển chính là quá trình mà trong đó khả năng biến thành hiện thực, còn hiện thực thì vì quá trình phát triển mà nảy sinh những khả năng mới. Khả năng và hiện thực luôn song song và phát triển cùng nhau theo một quy luật nhất định.
VD: Một công ty có sản phẩm với chất lượng tốt mẫu mã đẹp - đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ được tiêu thụ rất nhanh chóng trên thị trường.
Bên cạnh đó, cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật sẽ có thể tồn tại một số khả năng khác nhau chứ không phải chỉ có một khả năng.
VD: Một sinh viên chăm chỉ học tập thì đi thi sẽ đạt kết quả cao nhưng có thể vì một lí do nào đó mà lại bị kết quả thấp - điều đó có thể xảy ra.
Ngoài một số khả năng vốn sẵn có sự vật trong những điều kiện đã có nào đó, khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. Với những sự bổ sung điều kiện mới về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn xuất hiện được sự tác động qua lại của hiện thực cũ với điều kiện vừa mới được bổ sung. Bên cạnh đó thực chất ngay bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi nhưng tăng hoặc giảm đi là tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cu thể. Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thì không chỉ cần một điều kiện mà cũng cần có tập hợp những điều kiện nhất định và cần thiết.
3. Vai trò của các điều kiện khách quan, chủ quan của sự chuyển biến khả năng - hiện thực.
Trong giới tự nhiên, quan hệ khả năng - hiện thực chủ yếu là quá trình khách quan. Ta có thể phân ra thành 3 trường hợp cụ thể.
Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực chỉ có thể là bằng con đường tự nhiên.
Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên nhưng nhờ sự tác động của con người.
Thứ ba: Loại khả năng mà trong điều kiện này nếu không có sự tham gia tác động của con người thì không thể trở thành hiện thực.
Trong các lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng - hiện thực cũng cần có những điều kiện chủ quan đó là hoạt động thực tiễn của con người. Khả năng không thể tự nó trở thành hiện thực nếu không có sự tác động của ngoại cảnh - con người. Trong đời sống xã hội, hoạt động có ý thức của con người đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh, không làm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển khả năng phát triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.
Trong cuộc sống của chúng ta, hiện thực và khả năng luôn luôn đi đôi, song hành và tồn tại cùng nhau. Mặc dù thế các điều kiện khách quan, chủ quan cũng đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp tới sự biến đổi của khả năng và hiện thực. Vai trò của điều kiện khách quan, chủ quan là không thể thiếu nếu như muốn thúc đẩy và tồn tại của khả năng và hiện thực.
II. Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
1. Hiện trạng của 2 con sông
Sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đang đứng trước nguy cơ xói lở mạnh.
Như chúng ta đã biết, trên tất cả các con sông từ Bắc vào Nam ở nước ta hiện nay đang có nguy cơ bị khai thác bừa bãi gây ra hiện trạng của 2 con sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh . Chính vì bị khai thác mạnh mẽ về nguồn nước, nguồn cát nên hai con sông đã bị sụt lở và ô nhiễm nghiêm trọng. Như chúng ta đã biết nguồn nước đã bị ô nhiễm thì khó lòng cứu chữa được vì nước là tài sản vô giá.
Trên hạ lưu của sông Sài Gòn hiện đã có khaỏng 33km bị xói lở mạnh kéo dài xã Vĩnh Phú (huyện Thuận An tỉnh Bình Dương) đến mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đoạn từ tỉnh Vĩnh Phú đến chân cầu Sài Gòn dài khoảng 20km đang bị xói lở rất nghiêm trọng kéo dài liên tục trong 3 năm từ 2000 - 2002. Những điểm nóng về xói lở trên đoạn này là địa phận huyện Thuận An (Bình Dương), khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa quận Thủ Đức, quận 2 và quận 12. Theo khảo sát của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoằng thuộc Liên đoàn địa chất thuỷ văn - địa chất công trình Việt Nam thì cách cầu Bình Phước 1,5km về phía thượng lưu bờ trái, từ năm 2000 đến nay đã xói lở dài khoảng 300m, sâu vào bờ 15m. Người dân ở đây hết sức bàng hoảng khi một đoạn bờ dài 100m, sâu vào bờ 15m tại Hiệp Phước (quận 12) bỗng nhiên sụp xuống sông mang theo một dãy nhà kho chứa vôi Tấn Phát hồi tháng 5-2001. Hay vụ xói lở làm mất khu đất rộng gần 200m2 cùng dãy nhà của nhà hàng Hoàng Ty ở Thanh Đa quận Bình Thạnh hồi tháng 7-2001. Và gần hơn nữa là 7-2002, vụ sụt lở một đoạn bờ sông dài trên 200m tại phường 25, quận Bình Thạnhkhiến công ty than Miền Nam thiệt hại mất trên 4000 tấn than… Chỉ trong vòng có hơn 1 năm mà đã có 3 vụ sụt lở nghiêm trọng, làm thiệt hại rất nhiều về của cải vật chất. Đó là chưa kể tới những đoạn sụt lở nhỏ.
Trong khi đó, hiện trạng sụt lở ở sông Đồng Nai cũng đang trong tình trạng báo động. Đoạn từ cầu Đồng Nai tới mũi Nhà Bè những năm gần đây theo báo cáo của Tiến sĩ Hoằng - bờ bị lở mỗi năm trên 2m. Đoạn từ đập Trị An đến cầu Đồng Nai có nhiều công trình xây dựng và hoạt động kinh tế diễn ra khá mạnh, đặc biệt là nạn khai thác cát bừa bãi khiến quá trình xói lở trong thời gian qua ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng. Khu vực cù Lao Rùa Hiệp Hoà, Bà Xê, Bà Xang, Thiện Tân, Hoà An, Biên Hoà, Tây Uyên cũng đang bị xói lở với tốc độ rất lớn - trên 10m/năm.
Ngoài vấn đề sụt lở mạnh ở 2 con sông trên thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện cũng đang là mối đe doạ lớn đối với 2 con sông. Trong một số năm trở lại đây, nguồn nước của con sông đã không còn sạch như xưa mà nó đang ngày một ô nhiễm nặng. Việc sụt lở bờ đã ảnh hưởng khá mạnh tới vấn đề ô nhiễm của nguồn nước như thêm vào đó con người đã không có ý thức bảo vệ mà còn làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Lượng nước thải và phế thải của những nhà dân đã lấy của 2 con sông này làm nơi chứa, cộng thêm nguồn nước thải của một số nhà máy, một số công trình lớn đã dẫn tới việc làm ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề này cần được các cấp các ngành quan tâm nhiều hơn nữa bởi vấn đề ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dan vùng này.
2. Những thách thức mà 2 con sông đang phải đối mặt
Nguyên lý cân bằng của dòng sông là lượng bổ cập bùn cát phải cân bằng với lượng lấy ra. Sông Sài Gòn - Đồng Nai có lượng phù sa lớn nhưng lượng phù sa này đã bị giữ lại một phần lớn trong các lòng hồ như Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận, Đa Mi… thế nên lượng phù sa được bồi đắp cho 2 con sông này là không đáng kể. Trong khi đó việc khai thác cát bừa bãi thì ngày càng tăng dẫn đến việc xói lở bờ càng tăng là không thể tránh khỏi. Vì nguyên lý cân bằng lượng bùn cát sông - mà lại không được bồi đắp nên sông đã phải "chiếm đoạt" đất cát của bờ dẫn đến tình trạng xói lở ngày một tăng. Theo kết quả của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy những khu vực bị xói lở ở sông Sài Gòn - Đồng có cấu trúc môi trường địa chất bất lợi: trên cùng là lớp đất sét dẻo, dày chưa tới 2m, đoạn bờ trái là bùn sét có độ bền rất thấp. Thêm vào nữa là vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại những nơi bị xói lở mạnh cũng nghiêm trọng hơn.
Trên sông Sài Gòn, đoạn bờ trải dài khoảng 250m, cách cầu Bình Phước khoảng 100m về phía thượng lưu và đoạn bờ trái dài khoảng 300m cách cầu Bình Phước về phía thượng lưu có nguy cơ sụt lở mạnh. Cùng đó là đoạn bờ dài trên 1km trên bán đảo Bình Quới Thanh Đa thuộc phường 27, 28 quận Bình Thạnh là nơi tiềm ẩn nguy cơ xói lở nghiêm trọng. Thêm nữa là những nguy cơ xói lở trong thời gian tới ở khu vực đối diện nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy Fatumi, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa thuộc phường 25 - 26 quận Bình Thạnh, kênh Vân Thuật, ngã ba sông Nhà Bè, Phú Xuân.
Hai con sông Sài Gòn - Đồng Nai đang đứng trước những nguy cơ thử thách vô cùng to lớn nhưng việc khai thác cát bừa bãi, việc làm ô nhiễm nguồn nước lại chưa được ngăn chặn triệt để. Với những thách thức như hiện nay thì nhà nước cũng như các cấp, ngành cần quan trâm và có những giải pháp cụ thể nhằm cứu vãn tình trạng hiện thời của 2 con sông Sài Gòn - Đồng Nai.
3. Các giải pháp để tránh nguy cơ xói lở và ô nhiễm cho 2 con sông Sài Gòn - Đồng Nai
Trước tình hình hiện nay của 2 con sông thì cần có những giải pháp cụ thể như sau:
Một là (chủ động) tác động trực tiếp vào dòng chảy, làm thay đổi hướng dòng chảy, giảm cường độ dòng chảy tác động vào lòng dẫn như kè bờ…
Hai là (bị động), tác động vào lòng dẫn làm tăng khả năng bảo vệ của lòng dẫn, trong đó gia cố lòng dẫn như kè áp mái hộ bờ bằng đá xây, lồng đá, rọ đá, bê tông. Trồng cây để giữ bờ, giảm tác động lên bờ bằng cách di dời các công trình, các cơ sở kinh doanh, cơ sowr sản xuất ra xa bờ sông.
Ba là, làm thay đổi dòng chảy của sông để đưa lượng phù sa về sông nhiều hơn nhằm bồi đắp cho sông.
Mặc dù thế, điều cần làm trước tiên và cấp thiết nhất hiện nay là hạn chế tới mức tối đa việc khai thác cát và lượng nước thải ra sông. Có làm tốt hai việc này thì những biện pháp trên mới có thể thực hiện được nhằm cứu vãn một phần nào đó cho 2 con sông, để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về người và của.
Kết luận
Trên đây là một số khái quát về sự sụt lở và ô nhiễm nguồn nước ở 2 con sông Sài Gòn - Đồng Nai ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên đây mới chỉ là 2 trong số rất nhiều con sông cũng đã và đang bị sụt lở và ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà nước ta cũng đã và đang đối mặt với nhiều hậu quả do hiện tượng sụt lở và ô nhiễm dòng nước của những con sông để lại mà không có cách nào cứu chữa. Chính vì thế nhà nước ta cần có những biện pháp cụ thể và kiên quyết với những vấn đề đang xảy ra nhằm khắc phục kịp thời khi còn chưa quá muộn tránh những hậu quả đáng tiếc không nên có. Thêm vào đó, mỗi người nói chung và những người dân ở gần khu vực những con sông đang có nguy cơ sụt lở và ô nhiễm nói riêng cần phải có ý thức và trách nhiệm nhằm tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra cho mình và cho toàn xã hội.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Triết học Mác - Lênin - NXB Chính trị quốc gia năm 1999.
Giáo trình Triết học Mác - Lênin - NXB Chính trị quốc gia năm 2001.
Giáo trình Triết học Mác - Lênin - Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội.
Thời báo kinh tế Sài Gòn - số 3 ra ngày 9/1/2003.
mục lục
Lời cam đoan của sinh viên
- Bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm tài liệu, suy nghĩ và viết ra, không sao chép và không nhờ viết hộ.
- ở bài này chỉ có một phần nhỏ là phần sáng tạo và ý kiến riêng của cá nhân em là ở các giải pháp để tránh nguy cơ thiệt hại cho 2 con sông. Em hy vọng rằng đó cũng chính là ý kiến chung của tất cả mọi nưgời và cũng là mong ước và quyết tâm của toàn xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T066.doc