Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động việc làm Việt Nam

Nhìn vào biểu 3.17 ta thấy có tới 56,5 % số lao động được điều tra mới làm việc cho doanh nghiệp chưa đến 5 năm. Trong đó, chủ yếu lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 1 – 2 năm ( chiếm 23.20%). Tỷ trọng lao động có thâm niên làm việc tại từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 16.4%, số làm việc từ 20 – 30 năm chiếm 12.1%, số lao động có thâm niên trên 30 năm chỉ chiếm 3.1%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông số về tuổi đời của người lao động ( đa số dưới 35 tuổi). Đồng thời, nó cũng phản ánh xu hướng chuyển dịch nơi làm việc mà đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh hiện nay. Nguyên nhân còn do các cơ sở SXKD có xu hướng ký kết hợp đồng ngắn hạn đối với người lao động, nếu sau khi hết hạn hợp đồng

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động việc làm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o họ đang xúc tiến lắp đặt các thiết bị máy móc mới, áp dụng công nghệ sản xuất mới, còn đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực thương mại thì có thể là đang tìm kiếm thị trường mới b)Phân tích biến động doanh thu qua các năm 2005 – 2007 phân theo hình thức sở hữu. Biểu 3.2: Xu hướng biến động về doanh thu qua các năm 2005-2007 phân theo hình thức sở hữu. HTSH Doanh thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển về DT (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 DNNN 510408 732852 607968 144 83 HTX 656 1504 2616 228 174 ĐTNN 309596 591955 610547 191 103 DNTN 411144 380138 430902 92 113 Chung 1231804 1706449 1652033 167 97 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Qua số liệu điều tra cho thấy, trong 4 khu vực kinh tế là nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài và tư nhân thì chỉ có khu vực hợp tác xã và khu vực đầu tư nước ngoài là có tốc độ phát triển về doanh thu tăng đều qua các năm. Đáng chú ý nhất là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu của khu vực này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các khu vực kinh tế trên (chỉ sau khu vực nhà nước). Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài với một tiềm lực tài chính vững mạnh và công nghệ hiện đại luôn thu hút những những người lao động có trình độ cao . Vì vậy, trong các năm tiếp theo, khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới là rất lớn. Đối với khu vực nhà nước, trong khi năm 2006 có sự tăng mạnh về doanh thu ( tăng 44%) thì năm 2007 lại giảm đáng kể (giảm 17%). Xu hướng giảm này có thể còn tiếp tục trong các năm tới. Bởi vì hiện nay trong qúa trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số doanh nghiệp tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, thậm chí kinh doanh thua lỗ kéo dài, không còn thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình đó, hiện nay đang diễn ra một loạt các hoạt động sát nhập doanh nghiệp nhà nước, chia, tách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Doanh thu của khu vực tư nhân tăng giảm không đều qua các năm (năm 2006 so với 2005 giảm 8% nhưng đến năm 2007 thì lại tăng13% so với năm 2006) phản ánh thực trạng phát triển không ổn định của khu vực này. Đây là khu vực mà hàng năm xuất hiện thêm rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Do đó, tình trạng tăng giảm doanh thu không ổn định sẽ còn tiếp tục trong các năm tới. 1.2) Xét chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu. Chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Trong những năm gần đây, trước thực trạng hàng hoá nước ngoài thâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đương đầu với bài toán làm thế nào để phát huy thế mạnh sản phẩm của mình không chỉ trong nước mà còn ra thị trường nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nhìn vào tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu trong tổng số doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Biểu 3.3), ta thấy thật đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ này không phải là nhỏ.Có thể thấy, trong các năm từ 2005 đến 2007, doanh thu từ xuất khẩu liên tục tăng, đặc biệt là năm 2005, các CSSXKD trên địa bàn Hà Nội đã khá thành công trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo lĩnh vực hoạt động, các cơ sở công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tương ứng trong các năm 2005, 2006, 2007 là 63.57%, 43%, 49.45%. Điều này rất dễ hiểu bởi từ trước đến nay, không chỉ ở riêng Hà Nội mà đối với cả nước, ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến luôn là ngành dẫn đầu về sản phẩm xuất khẩu. Song tỷ trọng này trong các năm tiếp theo có xu hướng giảm hoặc nếu tăng cũng không nhiều , nhường chỗ cho các lĩnh vực khác đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Biểu 3.3: Doanh thu từ xuất khẩu của các CSSXKD qua các năm 2005-2007. Năm DT từ XK (tr.đ) Tỷ lệ DT từ XK trong tổng doanh thu (%). 2005 554311 45 2006 579169 33.94 2007 703435 42.58 Nguồn:Số liệu phiếu CSSXKD. 1.3) Xét về cơ sở hạ tầng trong các CSSXKD. Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ổn định của sản xuất kinh doanh, do vậy, cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Biểu 3.4: Cơ cấu nhà xưởng chính mà cơ sở đang sử dụng phân theo loại hình sở hữu và theo thời gian xây dựng. Đơn vị: % HTSH Chia theo các năm < 1 năm 1-2 năm 2-5 năm 5-10 năm > 10 năm DNNN 3.7 11.1 18.5 22.2 44.5 HTX 0 14.2 14.2 28.6 42.9 DNTN 2.5 24.30 30.7 20.5 21.8 ĐTNN 0 0 0 57.2 42.8 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD Từ số liệu điều tra cho thấy, hầu hết nhà xưởng chính của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài được xây dựng từ những năm đầu của thập kỷ 90. Riêng đối với các cơ sở tư nhân (kể cả các công ty cổ phẩn)thì nhà xưởng được xây dựng chủ yếu từ 2 đến 5 năm trở lại đây. Đó là thời kỳ nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích, mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế và và tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Điều này chỉ ra xu hướng trong các năm tiếp theo, chi phí về đầu tư như: xây dựng nhà xưởng mới, sửa chữa cải tạo chỗ làm việc sẽ tăng đáng kể ở khu vực nhà nước, hợp tác xã và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 1.4) Về trang thiết bị, máy móc trong các cơ sở. Để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, các cơ sở trước hết phải đảm bảo có máy móc tốt, công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu chế tạo sản phẩm. Đối với các cơ sở SXKD ở Hà Nội, việc sử dụng máy móc thiết bị được thể hiện qua thời gian sử dụng theo biểu sau: Biểu3.5: Cơ cấu trang thiết bị, máy móc theo thời gian sử dụng của loại hình doanh nghiệp. Đơn vị:% HTSH Thời gian sử dụng < 1 năm 1-2 năm 2-5 năm 5-10 năm > 10 năm DNNN 5.49 6.16 41.6 28.17 13 HTX 0 0 32.5 7.5 60 ĐTNN 14.28 39.86 21.42 45.71 14.28 DNTN 46.82 4.28 36.51 14.47 2.97 Chung 5.39 30 36.22 18.72 7.7 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Số liệu điều tra cho thấy, có 36.22% các trang thiết bị máy móc đã được các cơ sở đầu tư mới từ năm 2004 trở lại đây. Ở nước ta, đây là thời điểm bắt đầu của sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì phải có sản phẩm chiếm ưu thế và thế là hàng loạt các cơ sở đã thay thế máy móc cũ kỹ lạc hậu bằng các máy móc có công nghệ hiện đại hơn . Số trang thiết bị máy móc lắp đặt mới trong năm 2005-2006 chiếm 30% ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân chứng tỏ đây là thời điểm các cơ sở này đang chuẩn bị nội lực để đẩy mạnh sản xuất trong các năm tới. Đây là hai khu vực có tiềm năng phát triển nhất. Trong khi các cơ sở thuốc khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân liên tục thay thế máy móc công nghệ hiện đaị hơn thì ở các cơ sở nhà nước, có tới 41.6% các trang thiết bị máy móc mới được trang bị trong vòng từ 2 –5 năm trở lại đây. Sản phẩm của khu vực nhà nước vì vậy mà thiếu tính cạnh tranh. Điều này càng giải thích vì sao doanh thu của khu vực nhà nước có xu hướng giảm (như đã phân tích). Khu vực hợp tác xã không có đầu tư mới trong khi các máy móc thiết bị đã được sử dụng trên 10 năm chiếm tới 60 %, đối với khu vực này có thể giải thích lý do là vì tính chất công việc ở khu vực này không phức tạp, không yêu cầu đòi hỏi các máy móc thiết bị có công nghệ cao. 2.Phân tích quy mô lao động trong các cơ sở được điều tra tại Hà Nội. Số lao động trong doanh nghiệp là những người thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được doanh nghiệp tiếp nhận quản lý và trả thù lao lao động. Trên thị trường lao động có thể coi số lao động là nhu cầu lao động được thoả mãn. Trên cơ sở số lao động hiện có của doanh nghiệp và nhu cầu thực tế về lao động của doanh nghiệp, ta có thể xác định được số lao động dự kiến tuyển thêm của các doanh nghiệp. Đây là những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược đào tạo nghề . Trên địa bàn Hà Nội, 103 CSSXKD được điều tra theo quy mô có thể chia thành 5 nhóm chính như sau: - Cơ sở có dưới 10 lao động: 36 cơ sở chiếm 35% - Cơ sở có từ 10-20 lao động: 18 cơ sở chiếm 17.5% - Cơ sở có từ 20-50 lao động : 17 cơ sở chiếm 16.5% - Cơ sở có từ 50-100 lao động: 14 cơ sở chiếm 13.6% - Cơ sở có trên 100 lao động: 18 cơ sở chiếm 17.5%. Như vậy có thể thấy, đa số cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội đều là những cơ sở có quy mô nhỏ. Nếu tính số cơ sở có từ 50 lao động trở xuống thì tỷ lệ này chiếm tới 69%. Đây không phải do sự lựa chọn chủ quan của cơ quan điều tra mà phản ánh đúng thực trạng hiện nay không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội mà trên cả nước, đa số các cơ sở đều thuộc loại vừa và nhỏ, quy mô lao động trong các cơ sở vì thế mà cũng không lớn. Nhìn vào số liệu về quy mô lao động qua các năm 2005-2007 (Biểu 3.6) , ta thấy quy mô lao động có xu hướng tăng và tăng rất đều đặn, năm 2006 so với 2005 tăng 11.39%, năm 2007 so với 2006 tăng 10.94%. Điều này chứng tỏ tuy hiện nay đa số các cơ sở vẫn thuộc loại vừa và nhỏ nhưng đã có xu hướng mở rộng sản xuất và tuyển mới lao động. Biểu 3.6:Số lao động của các CSSXKD phân theo hình thức sở hữu Đơn vị: Người Hình thức sở hữu 2005 2006 2007 - Doanh nghiệp nhà nước 2876 3161 3137 - Hợp tác xã 66 67 67 - Đầu tư nước ngoài 2033 2561 3170 - Doanh nghiệp tư nhân 790 776 811 Tổng 5765 6565 7185 (Nguồn: số liệu phiếu CSSXKD). Để đưa ra kế hoạch phân bổ lao động vào các cơ sở sản xuất kinh doanh cho phù hợp, chúng ta cần phải phân tích quy mô lao động ở các cơ sở chi tiết theo các khía cạnh như: lĩnh vực hoạt động, hình thức sở hữu, công việc đang làm, hợp đồng lao động và so sánh với nhu cầu thực tế hiện nay về lao động theo đặc thù của từng loại . a) Phân tích quy mô lao động của các CSSXKD được điều tra tại Hà Nội phân theo hình thức sở hữu. Trong các cơ sở thuộc 4 khu vực nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài thì lao động làm việc trong các cơ sở nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra. Cụ thể, năm 2005 chiếm 49.89%, năm 2006 và 2007 tương ứng là 48.15% và 43.66%. (Biểu 3.7). Điều này phản ánh vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước từ trước tới nay trong nền kinh tế quốc dân. Phần đông người lao động có tâm lý muốn làm việc ở khu vực này vì tính ổn định của nó. Do vậy, số lao động làm việc ở khu vực này liên tục tăng trong các năm qua, năm 2006 tăng 19.99% so với 2005, năm 2007 tăng 10% so với năm 2006. Song, trong những năm gần đây, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước không còn nổi bật như trước nữa, tỷ trọng lao động làm việc trong các cơ sở thuộc khu vực nhà nước tuy cao nhưng lại giảm dần, thay vào đó là xu hướng tăng lao động làm việc trong các cơ sở ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Biểu 3.7:Cơ cấu lao động của các CSSXKD phân theo hình thức sở hữu (Nguồn: số liệu phiếu CSSXKD). Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quy mô lao động trong các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài tăng rõ rệt nhất qua các năm 2005-2006, năm 2006 tăng 12.6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 12.38% so với 2006 (tính từ số liệu của biểu 3.6). Điều này rất phù hợp với xu thế của hiện đại hoá, công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một nhu cầu bức thiết, xu thế sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là khu vực có điều kiện tài chính và công nghệ cao, là nơi lý tưởng để người lao động phát triển khả năng của mình cho nên sẽ thu hút rất nhiều lao động có trình độ cao trong các năm tới. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài năm 2007 lại cao nhất, chiếm 47.2% trong khi năm 2005 và 2006 chỉ đứng ở vị trí thứ 2. Trái lại với các cơ sở nhà nước và đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lao động trong các cơ sở tư nhân và hợp tác xã chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra. Nhưng khác với các hợp tác xã, hầu như không có sự tăng về quy mô lao động, các cơ sở tư nhân đang trong quá trình khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế, tuy có sự thu hẹp lao động vào năm 2006, giảm 1.77% nhưng lại tăng khá vào năm 2007, 10.59%. Tuy xét về quy mô, số lao động trong mỗi cơ sở tư nhân là không nhiều, nhưng với xu hướng gia tăng lớn về mặt số lượng các cơ sở tư nhân trong thời gian tới thì đây cũng là một trong những khu vực có tiềm năng thu hút lao động, giải quyết vấn đề lãng phí nguồn nhân lực. Tóm lại, nhìn vào tốc độ phát triển về quy mô lao động ở các CSSXKD ta thấy quy mô lao động liên tục tăng nhưng tốc độ tăng năm 2007 ở tất cả các khu vực đều nhỏ hơn năm 2005 chứng tỏ nhu cầu về số lượng lao động trong các CSSXKD tại Hà Nội trong các năm tới là không lớn. Chỉ có một vấn đề nổi bật ở đây, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động làm việc trong khu vực quốc doanh và tăng lao động làm việc ngoài khu vực quốc doanh, đặc biệt là khu vực ĐTNN. Phân tích quy mô lao động của các CSSXKD được điều tra tại Hà Nội phân theo lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực hoạt động ở đây được chia theo 4 lĩnh vực là công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Trong đó, số lao động thuộc các cơ sở dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động của các CSSXKD,được điều tra tại Hà Nội, năm 2005 là 34.02%, năm 2006, 2007 tương ứng là 35.38%, 37.20%. Số liệu được tính từ biểu sau: Biểu 3.8: Số lao động của các CSSXKD phân theo lĩnh vực hoạt động và giới tính. Đơn vị: Người Lĩnh vực hoạt động Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TS Nữ TS Nữ TS Nữ Công nghiệp 1829 687 2071 771 2248 794 Xây dựng 983 381 1120 425 1205 435 Thương mại 992 342 1051 348 1059 332 Dịch vụ 1961 754 2323 905 2673 981 Tổng 5765 2164 6565 2447 7185 2542 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Xu hướng trong các năm tiếp theo, số lao động làm việc trong ngành dịch vụ sẽ tăng cao bởi vì ở Hà Nội hiện nay, đây là ngành đang phát triển với tốc độ cao nhất, các ngành dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, bưu điện hiện nay đang phát triển như vũ bão (thể hiện ở doanh thu cuả khu vực dịch vụ là cao nhất, như đã phân tích ở phẩn trên). Số lao động tập trung trong lĩnh vực công nghiệp cũng không phải là ít, chiếm 31.72% năm 2005, 31.54% năm 2006, 31.28% năm 2007 trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra. Xu hướng các năm tới tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực này sẽ giảm và có xu hướng chuyển sang ngành dịch vụ. Nhưng tốc độ giảm sẽ rất chậm bởi vì hiện nay, trong điều kiện của thiết bị khoa học công nghệ, của quốc tế hoá đời sống kinh tế, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Đất nước ta chỉ có thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Chính vì vậy, ngành công nghiệp vẫn đòi hỏi các CSSXKD thuộc lĩnh vực này, không chỉ tại Hà Nội phải duy trì đội ngũ lao động lớn cả về quy mô và chất lượng. Số lao động trong hai ngành thương mại và xây dựng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra, khoảng xấp xỉ trên dưới 16-17%, tốc độ tăng về số lượng lao động cũng thấp chứng tỏ ở hai khu vực này trong các năm 2005-2007 ít có sự biến động về số lượng lao động. Nhìn chung, mỗi lĩnh vực hoạt động có đặc thù phát triển riêng,có ngành đòi hỏi nhu cầu lao động nhiều, như ngành công nghiệp, dịch vụ, có ngành đòi hỏi nhu cầu lao động ít như ngành thương mại. Số liệu điều tra cho thấy xu hướng cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch theo hướng tăng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, giảm lao động trong ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng. Tuy nhiên, nhà nước ta phải có chính sách phân bổ lao động hợp lý cho các khu vực, nhất là đối với Hà Nội,thường xuyên tồn tại tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu lao động . Phân tích quy mô lao động của các CSSXKD được điều tra tại Hà Nội phân theo hình thức hợp đồng lao động. Việc tuyển dụng lao động vào doanh nghiệp hiện nay không còn thực hiện dưới hình thức quyết định hành chính, không còn là việc tuyển vào “biên chế” như trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mà được thực hiện dưới hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuỳ vào mục đích sử dụng lao động mà mỗi cơ sở có các hình thức ký kết khác nhau đối với các đối tượng lao động khác nhau, bao gồm các hình thức được thể hiện trong bảng sau: Biểu 3.9: Số lao động của các CSSXKD phân theo hình thức hợp đồng lao động và giới tính. Đơn vị: Người HTHĐLĐ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TS Nữ TS Nữ TS Nữ - HĐ không xác định thời hạn (trọn giờ) 3664 1403 4159 1563 4475 1601 - HĐ không xác định thời hạn (không trọn giờ) 309 119 346 128 361 128 - Hợp đồng 1-3 năm 712 263 832 313 956 339 - Hợp đồng 1 năm 817 289 942 342 1078 369 - Hợp đồng dưới 1 năm 207 67 230 76 258 80 - Loại hình khác 55 24 56 25 56 25 Tổng 5765 2164 6565 2447 7185 2542 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Quan sát các cơ sở sản xuất kinh doanh ta thấy số lao động làm việc trọn giờ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động trong các cơ sở được điều tra, chiếm 63.55% vào năm 2005, 63.35% năm 2006 và 62.28% năm 2007. Điều này rất dễ giải thích bởi ta đã biết, số lao động trong khu vực nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, đa số các lao động này đã được tuyển vào biên chế trước đây nay chuyển sang hình thức hợp đồng lao động thì thường được áp dụng hình thức hợp đồng này. Loại hợp đồng này thường được áp dụng ký kết đối với các công việc có tính chất thường xuyên, ổn định. Người lao động luôn muốn được ký kết hợp đồng lao động theo hình thức này. Có tới gần 80 % người lao động làm việc trong các cơ sở nhà nước được ký kết loại hợp đồng này điều này giải thích tại sao lao động trong khu vực nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, cùng với xu hướng chuyển dịch lao động ra ngoài khu vực quốc doanh thì xu hướng ký kết hợp đồng lao động trọn giờ tuy vẫn chiếm đa số nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng số lao động cũng giảm dần. Nguyên nhân là do từ phía các cơ sở SXKD, trong cơ chế thị trường hiện nay, họ cần một đội ngũ lao động làm việc hiệu quả. Vì vậy các cơ sở đều có xu hướng ký kết các hợp đồng ngán hạn để kiểm nghiệm trước về trình độ của người lao động. Loại hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm và 1 năm hiện nay đang có xu hướng được sử dụng nhiều, đặc biệt ở các khu vực ngoài quốc doanh như khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân. Tỷ trọng lao động được ký kết loại hợp đồng này trong tổng số lao động ỏ các cơ sở được điều tra khá cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể số liệu được tính toán từ biểu 3.8 cho thấy tỷ trọng lao động phân theo HTHĐLĐ (%) như sau: Loại hợp đồng 2005 2006 2007 Hợp đồng 1-3 năm: 12.35 12.67 13.60 Hợp đồng 1 năm: 14.17 14.35 15 Đây là một chiến lược sử dụng lao động có hiệu quả của các cơ sở. Điều này sẽ thúc đẩy người lao động làm việc thực thụ bằng chính khả năng của họ và họ sẽ không ngừng cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Số lao động được ký kết hợp đồng dưới một năm không nhiều (biểu 3.9) và xu hướng cũng không tăng vì loại hợp đồng này thường được ký kết cho những công việc có tính chất tạm thời mà thời gian hoàn thành trong một vài ngày, một vài tuần hoặc dưới 1 năm. Người lao động tâm lý thường không muốn làm những công việc này. Phân tích quy mô lao động của các CSSXKD được điều tra tại Hà Nội phân theo công việc đang làm. Biểu 3.10: Số lao động, tỷ trọng lao động của các CSSXKD khu vực chính thức theo hình thức sở hữu và công việc đang làm. Đơn vị: Người Đơn vị: % Công việc đang làm DNNN HTX ĐTNN DNTN Tổng Chung DNNN HTX ĐTNN DNTN QL cấp cao 51 7 137 13 208 2.89 1.63 10.4 4.32 1.60 Nghiên cứu - phát triển 69 1 62 38 170 2.37 2.20 1.49 1.96 4.69 TK sản phẩm & quá trình SX 231 1 27 21 280 3.90 7.36 1.49 0.85 2.59 SX, lắp ráp, gia công SP 1713 27 1513 418 3671 51.09 54.61 40.3 47.73 51.54 Phân xưởng cơ khí 18 0 74 0 92 1.28 0.57 0.00 2.33 0.00 Bảo dưỡng, sửa chữa 14 13 65 16 108 1.50 0.45 19.4 2.05 1.97 Kho 63 1 48 19 131 1.82 2.01 1.49 1.51 2.34 QL chất lượng 189 0 110 37 336 4.68 6.02 0.00 3.47 4.56 Tài chính, kế toán 147 6 258 80 491 6.83 4.69 8.96 8.14 9.86 Hành chính, quản trị 160 1 161 38 360 5.01 5.10 1.49 5.08 4.69 Kế hoạch 113 0 25 2 140 1.95 3.60 0.00 0.79 0.25 LD tiền lương, đào tạo 37 0 9 8 54 0.75 1.18 0.00 0.28 0.99 Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ 179 8 268 57 512 7.13 5.71 11.9 8.45 7.03 Vận tải, giao hàng 37 0 355 60 452 6.29 1.18 0.00 11.2 7.40 Khác 116 2 58 4 180 2.51 3.70 2.99 1.83 0.49 Tổng 3137 67 3170 811 7185 100 100 100 100 100 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Nếu xét theo công việc đang làm, nhìn vào số liệu điều tra (Biểu 3.10) ta thấy tính cho năm 2001, có 3671 trong tổng số 7185 người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, lắp giáp và gia công sản phẩm, chiếm 51.09% .Tỷ lệ này chiếm ưu thế trong tất cả các loại hình sở hữu cho thấy hiện nay trên địa bàn Hà Nội, lao động trực tiếp vẫn chiếm một tỷ lớn. Song, nếu liên hệ với thực trạng đào tạo lao động hiện nay ở Hà Nội và tỷ trọng lao động đáng kể, gần 5 –7 % ,trong các lĩnh vực như tài chính, kế toán, hành chính quản trị, vận tải giao hàng, tiêu thụ sản phẩm thì ta thấy xu hướng tỷ trọng lao động làm công việc sản xuất lắp giáp và gia công sản phẩm sẽ giảm xuống, thay vào đó là sự tăng lên về tỷ trọng lao động gián tiếp. Kết quả điều tra cho thấy một bức tranh khá tương phản về cơ cấu lao động giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Rõ nhất là ở khu vực hợp tác xã có 10.44% lao động là quản lý, trong khi đó chỉ có 1.49% lao động nghiên cứu phát triển và 1.49 % lao động thiết kế sản phẩm và sản xuất. Nguyên nhân là do ở các Hợp tác xã, chủ yếu có quy mô nhỏ nên thông thường, người làm công tác quản lý phải kiêm nhiều việc mà ở đây lại chỉ có thể thống kê được theo công việc chủ yếu. Trong khi ở khu vực nhà nước, số lao động làm công việc thiết kế sản phẩm cao gấp gần 5 lần số lao động quản lý cấp cao thì ở khu vực đầu tư nước ngoài, lại hoàn toàn ngược lại ( Biểu 3.9). Điều này cho thấy các cơ sở thuộc khu vực nhà nước đang đẩy mạnh việc cải tiến sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới vì trong những năm gần đây, sản phẩm của khu vực nhà nước đang mất dần tính cạnh tranh. Trong khi đó các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và cần có đội ngũ quản lý giỏi nhiều hơn. Tóm lại, cơ cấu lao động theo công việc đang làm hay theo nghề ở Hà Nội có xu hướng tăng lao động trí óc và giảm lao động chân tay. Đây là xu hướng tất yếu không chỉ ở các đô thị mà còn ở cả khu vực nông thôn Tuy vậy, để tránh tính trạng “thừa thẫy thiếu thợ”, nhà nước ta nên lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho người lao động làm công việc lao động trực tiếp. 3.Phân tích quy mô lao động nữ trong các cơ sở SXKD được điều tra tại Hà Nội. Qua số liệu từ các biểu đã phân tích ở phần trước, ta thấy, quy mô lao động nữ cũng tăng dần qua các năm 2005-2007. Song tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra lại có xu hướng giảm dần, năm 2005, tỷ lệ lao động nữ chiếm 37.54% , năm 2006 còn 37.27% và năm 2007 giảm trông thấy, 35.38%. Rõ ràng từ trước đến nay, các cơ sở vẫn thiên về sử dụng lao động nam và trong các năm tới, với xu hướng này thì tỷ lệ lao động nữ sẽ còn giảm nữa. Để thấy rõ hơn vấn đề, ta xem xét vai trò của lao động nữ trong các cơ sở thuộc các khu vực kinh tế khác nhau Biểu 3.11: Số lao động nữ và tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động ở các cơ sở được điều tra qua các năm 1999-2001 phân theo hình thức sở hữu. HTSH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nữ (người) Tỷ trọng LĐ nữ (%) Nữ (người) Tỷ trọng LĐ nữ (%) Nữ (người) Tỷ trọng LĐ nữ (%) DNNN 1133 39.4 1173 37.1 1122 35.8 HTX 37 56.1 39 58.2 39 58.2 ĐTNN 816 40.1 1068 41.7 1224 38.6 DNTN 178 22.5 167 21.5 157 19.4 Tổng 2164 37.6 2447 37.3 2542 35.4 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Số liệu điều tra cho thấy, nhìn chung trong các cơ sở thuộc khu vực nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài, tỷ trọng lao động nữ dao động trong khoảng từ 20 – 40 % trong khi ở khu vực hợp tác xã, tỷ trọng lao động nữ là khá cao. Điều này có thể giải thích do ở khu vực hợp tác xã, các thành viên có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ cho nên các cơ sở ở khu vực này ít tiến hành các hoạt động tuyển dụng lao động mà nếu có thì cũng không yêu cầu khắt khe như ở các khu vực khác. Hiện nay ở Hà Nội, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt yêu cầu rất cao trong vấn đề tuyển dụng lao động, họ cần một sự ổn định về số lượng và chất lượng lao động mà vì thế đối với lao động nữ có rất nhiều trở ngại như vấn đề sức khoẻ, gia đình và con cái Có thể thấy hiện nay nguồn lao động nữ đang gia tăng cả về số lượng và chất lượng, đây là xu thế tất yếu của thời đại bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn lao động dồi dào này có nguy cơ bị lãng phí vì các cơ sở SXKD có xu hướng sử dụng lao động nam là chủ yếu. Mặc dù nếu xét về trình độ thì không thể khẳng định được là lao động nam cao hơn lao động nữ bởi vì ở khu vực nước ngoài, là khu vực có đặc điểm chỉ quan tâm đến hiệu quả lao động, tỷ trọng lao động nữ cũng không phải là thấp(Biểu 3.11).Để cải thiện tình hình đó, nhà nước ta đã đưa ra các chính sách về lao động nữ mà chủ yếu được áp dụng trong khu vực nhà nước. 4. Phân tích chất lượng lao động trong các CSSXKD được điều tra trên địa bàn Hà Nội. Chất lượng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội được đánh giá thông qua phân tích 3 chỉ tiêu cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, theo trình độ học vấn và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phân tích cơ cấu lao động theo nhóm tuổi. Số liệu ở đây được tổng hợp từ phiếu điều tra người lao động chứ không phải từ phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo phương án điều tra, những người lao động này có trình độ chuyên môn kỹ thuật thuộc các cấp C, D, E , F như đã giới thiệu. Đây là những đối tượng có triển vọng tham gia các khoá học nghề.Việc chọn người lao động để điều tra được thực hiện theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên. Biểu 3.12: Cơ cấu lao động phân theo giới và nhóm tuổi Nhóm tuổi Nam Nữ Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 15-24 tuổi 68 13.4 53 20.8 25-34 tuổi 228 44.6 102 40.0 35-44 tuổi 140 27.4 61 24.0 45-54 tuỏi 63 12.4 37 14.5 Trên 54 tuổi 11 2.2 2 0.7 Tổng số 511 100 255 100 Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động. Có thể thấy qua phương pháp chọn ngẫu nhiên thì người lao động được điều tra chủ yếu thuộc nhóm từ 25 – 34 tuổi chiếm 44.6% đối với nam và 40% đối với nữ). Số lao động là nam giới cao gấp hai lần so với lao động nữ. Số lao động từ 55 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp và chủ yếu là nam giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao Động. Không có người nào dưới 15 tuổi.Tỷ trọng lao động thuộc nhóm từ 45 – 54 tuổi cũng rất thấp ( chỉ chiếm 12.4 % đối với nam và 14.5 % đối với nữ). Nếu chia số lao động thành 3 nhóm là lao động trẻ ( 15-34 tuổi), lao động trung niên (35-54 tuổi), lao động cao tuổi (trên 54 tuổi) thì ta thấy, lực lượng lao động trẻ hiện nay đang chiếm ưu thế, tính chung cho cả nam và nữ thì tỷ lệ này chiếm 58.88% trong tổng số lao động được điều tra. Điều này chỉ ra một xu hướng rõ rệt là trong các năm tới, lực lượng lao động trung niên sẽ gia tăng nhanh. Nếu như trong một vài năm gần đây, lao động trẻ đang được chú trọng khai thác sử dụng thì trong các năm tới nhu cầu về lao động trẻ sẽ giảm dần. Với sự áp đảo về quy mô của nhóm lao động trẻ và lao động trung niên, nhóm lao động cao tuổi có xu hướng giảm mạnh trong các năm tới, hiện nay, tính chung cho cả nam và nữ thì nhóm lao động này chỉ chiếm 1.69% trong tổng số lao động được điều tra. Tóm laị, cơ cấu lao động theo nhóm tuổi ở các cơ sở có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng nhóm lao động trung niên, giảm lao động trẻ và lao động cao tuổi. Điều này phù hợp với nhu cầu về lao động hiện nay ở các cơ sở không phải là vấn đề số lượng mà là chất lượng lao động. Nhóm lao động trung niên có trình độ tay nghề cao và ổn định nhất. Vì vậy, xu thế những năm tới lao động trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề được tuyển dụng. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ học vấn. Theo Biểu 3.13, trong tổng số 766 lao động khu vực chính thức được phỏng vấn ( có 255 nữ ) thì có 5 người (chiếm 7%) tốt nghiệp tiểu học , 165 người chiếm tỷ lệ 21.5% lao động tốt nghiệp THCS, có 596 người chiếm 77.8% lao động tốt nghiệp PTTH. Các chỉ tiêu trên cho thấy trình độ học vấn của người lao động ở Hà Nội là khá cao, trong số những lao động được chọn điều tra ngẫu nhiên, không có lao động nào là không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học . Biểu 3.13: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động Đây cũng là điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhất là ở các đô thị như Hà Nội, yêu cầu về trình độ của người lao động ngày càng cao (tối thiểu phải tốt nghiệp PTTH) thì trong các năm tới, tỷ lệ lao động có trình độ PTCS sẽ giảm mạnh và không còn lao động chỉ có trình độ tiểu học.Điều này thể hiện kết quả tích cực của những chính sách và các giải pháp hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Những chuyển biến tích cự về trình độ học vấn như trên sẽ đem lại những thuận lợi mang tính chất nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đaò tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho lao động trong thời gian tới. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong khi số liệu về trình độ học vấn của người lao động phải thu thập từ phiếu điều tra người lao động chỉ với 766 người được phỏng vấn ngẫu nhiên thì số liệu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được tổng hợp từ số liệu điều tra các CSSXKD với 7815 người lao động Có thể đưa ra nhận xét chung là trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đang ngày càng được nâng cao. Biểu hiện cụ thể là đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm đa số, 56.70% trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra tại Hà Nội. Trong đó, công nhân kỹ thuật có bằng là 36.284%. Số lao động là công nhân kỹ thuật có bằng chiếm tỷ lệ nhiều hơn là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp. Đây là dấu hiệu thể hiện xu hướng phát triển tích cực về trình độ CMKT của người lao động. Biểu 3.14: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo (Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD). Tuy nhiên, hiện nay nhà nước ta vẫn đang xúc tiến các chính sách khuyến khích học nghề, chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động làm công việc lao động trực tiếp bởi vì người lao động ở đô thị hiện nay có tâm lý muốn làm những công việc lao động gián tiếp với mức lương cao hơn. Số liệu cho thấy, đội ngũ lao động có trình độ cử nhân, kỹ sư với 1830 người chiếm một tỷ lệ không nhỏ, 25.5% trong tổng số lao động ở các cơ sở được điều tra. Xu hướng tỷ lệ này sẽ còn tăng hơn nữa và kéo theo sự tăng lên của tỷ lệ lao động có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, tuy hiện nay lao động có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Để thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ta phân tích trình độ CMKT của người lao động theo các cấp trình độ và theo khu vực kinh tế như sau: Nếu phân trình độ CMKT của người lao động theo 3 nhóm là nhóm có trình độ CMKT bậc cao, bậc trung và lao động giản đơn thì Số liệu được thể hiện như sau: Biểu 3.15: Trình độ CMKT của người lao động phân theo cấp bậc qua các năm 1999 -2001. Trình độ CMKT Số lao động (người) Tỷ trọng lao động (%) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 CMKT bậc cao 908 1518 1960 15.75 23.13 27.28 CMKT bậc trung 4325 4543 4776 75.02 69.21 66.47 Lao động giản đơn 532 504 449 9.3 7.68 6.25 Tổng 5765 6565 7815 100 100 100 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Nhìn vào số liệu ta thấy, hiện nay lao động chủ yếu có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Điều này nói lên một thực tế là trong các cơ sở được điều tra, trình độ của người lao động không cao.Tuy nhiên, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung và lao động giản đơn trong tổng số lao động của các cơ sở được điều tra có xu hướng giảm qua các năm cho thấy, hiện nay các cơ sở đang chú trọng đến việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động. Người lao động có trình độ CMKT bậc trung, vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, là đối tượng của các kế hoạch đào tạo các khoá học nghề cho người lao động. Điều này càng chỉ rõ tại sao tốc độ tăng quy mô lao động lại giảm. Đây là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nếu xét cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các khu vực kinh tế khác nhau thì ta thấy, đa số lao động là cử nhân, kỹ sư và công nhân kỹ thuật có bằng tập trung chủ yếu ở các khu vực nhà nước, đầu tư nước ngoài và tư nhân. Ở khu vực hợp tác xã, lao động chủ là là không có bằng cấp, chiếm 44.78% (Biểu 3.16). Giải thích điều này vẫn là do tính chất lao động đơn giản và quy mô lao động nhỏ ở khu vực hợp tác xã. Nếu xét riêng về công nhân kỹ thuật thì tỷ lệ lao động là công nhân kỹ thuật ở hai khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài gần xấp xỉ nhau, ở khu vực nhà nước là 55.62% còn ở khu vực đầu tư nước ngoài là 53.74%. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt ở chỗ ở khu vực nhà nước, số CNKT có bằng cao gấp 5 lần số CNKT không bằng trong khi ở khu vực nước ngoài số CNKT không bằng lại lớn hơn số CNKTcó bằng. Điều này cho thấy trình độ của người lao động trong khu vực nhà nước cao hơn. Có thể ở khu vực này, dưới sự hỗ trợ của nhà nước, tăng cường áp dụng các chính sách đào tạo lao động, nâng cao trình độ cho người lao động hơn ở khu vực nước ngoài, là khu vực chỉ chú trọng đến việc sử dụng lao động. Nhìn chung, qua phân tích cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các cơ sở tại Hà Nội, ta thấy được một dấu hiệu tích cực ở khu vực này là trình độ CMKT của người lao động ngày càng tăng, nhất là đội ngũ CNKT có bằng và cử nhân kỹ sư. Những thay đổi trên trong cơ cấu lao động có tác dụng tích cự đến khả năng lao động (năng suất, mức độ đảm nhận công việc..), góp phần thúc đẩy vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có một điều cần chú ý đó là nguy cơ thiếu lao động có trình độ cao tham gia vào lao động trực tiếp, do vậy, các nhà lãnh đạo nên có kế hoạch đào tạo sao cho giữ một tỷ lệ hợp lý giữa số lao động có trình độ cử nhân/ kỹ sư và số công nhân kỹ thuật. 5. Đánh giá về thời gian làm việc của người lao động trong các cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội. Nhìn vào biểu 3.17 ta thấy có tới 56,5 % số lao động được điều tra mới làm việc cho doanh nghiệp chưa đến 5 năm. Trong đó, chủ yếu lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 1 – 2 năm ( chiếm 23.20%). Tỷ trọng lao động có thâm niên làm việc tại từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 16.4%, số làm việc từ 20 – 30 năm chiếm 12.1%, số lao động có thâm niên trên 30 năm chỉ chiếm 3.1%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông số về tuổi đời của người lao động ( đa số dưới 35 tuổi). Đồng thời, nó cũng phản ánh xu hướng chuyển dịch nơi làm việc mà đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh hiện nay. Nguyên nhân còn do các cơ sở SXKD có xu hướng ký kết hợp đồng ngắn hạn đối với người lao động, nếu sau khi hết hạn hợp đồng mà họ thấy người lao động làm việc không có hiệu quả thì họ sẽ không ký hợp đồng nữa và tiếp tục tuyển lao động mới. Biểu 3.17: Tỷ trọng lao động theo thời gian làm việc tại cơ sở. Thời gian làm việc TS SLĐ (người) Tỷ trọng - Dưới 1 năm 126 16.50% - 1 - 2 năm 178 23.20% Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động. - 2 - 5 năm 129 16.80% - 5 - 10 năm 125 16.40% - 10 - 20 năm 91 11.90% - 20 - 30 năm 93 12.10% - Trên 30 năm 24 3.10% Tổng 766 100% Biểu 3.18: Số giờ làm việc, thu hập bình quân của người lao động chia theo lĩnh vực hoạt động. Đơn vị Bình quân Lĩnh vực hoạt động CN XD TM DV Số giờ làm việc trong 1 tuần Giờ 48.86 52.11 47.8 46.83 49.7 Thu nhập BQ / tháng của lao động Ngàn đ 851 750 810 730 1114 Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động. Nếu xét chung cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thì số giờ làm việc bình quân 1 tuần của người lao động được điều tra là 48.86 giờ/tuần. Số giờ này vượt quá so với số giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật (làm việc không quá 48 giờ/tuần). Chứng tỏ ở các cơ sở được điều tra có tình trạng làm thêm giờ của người lao động. Xét một cách chi tiết hơn theo tính chất công việc ở các lĩnh vực khác nhau ta thấy: số giờ làm việc bình quân 1 tuần ở các cơ sở thương mại và xây dựng hoàn toàn không vượt quá so với số giờ quy định. Như vậy, tình trạng này chỉ diễn ra ở các cơ sở trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp, số giờ làm việc bình quân 1 tuần lên đến 52 giờ. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực này, nhất là ngành công nghiệp chế biến, người lao động được thoả thuận làm thêm giờ khi phải xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống. Hoặc đối với một số ngành công nghiệp khác, các công trình và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được. Còn đối với các cơ sở thuộc ngành dịch vụ, thế mạnh của sản phẩm dịch vụ hiện nay là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Thị trường cho sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng. Cho nên việc làm thêm giờ của người lao động có thể sẽ tăng hơn nữa. Mặc dù hiện nay, các nhà lãnh đạo đang lập kế hoạch giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động nhưng với nền kinh tế đang phát triển thì điều này rất khó có thể thực hiện . 6. Đánh giá về thu nhập của người lao động trong các cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội. Thu nhập của người lao động được điều tra trực tiếp qua những người lao động được phỏng vấn, bao gồm những người thuộc các cấp trình độ C, D, E, F. Theo biểu 3.19, nếu tính chung cho toàn bộ mẫu điều tra tại Hà nội khu vực kinh tế chính thức thì thu nhập bình quân là 851000 đồng/tháng. Đây là số liệu tương đối phù hợp với các kết quả điều tra khác vì mẫu điều tra ở đây đều là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật , không có lao động phổ thông. a) Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Biểu 3.19: Thu nhập bình quân của người lao động phân theo trình độ CMKT(1000đ). Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động. üThông thường, ở các tỉnh khác thì lao động có trình độ cao đẳng là có mức lương cao nhất, nhưng ở Hà nội thì cao nhất lại là khối công nhân kỹ thuật có bằng (961 nghìn đồng/tháng). Điều này phù hợp với chính sách tăng cường lao động trực tiếp có chuyên môn cao mà hiện nay ở Hà Nội đang rất cần thiết. Thu nhập của công nhân kỹ thuật có bằng cao hơn của số tốt nghiệp trung cấp là hoàn toàn hợp lý vì đa số họ là những người trực tiếp sản xuất. Mức thu nhập của khối tốt nghiệp trung cấp bình quân bằng mức bình quân chung, chỉ có khối công nhân kỹ thuật không bằng là thấp hơn ( 715 nghìn đồng/ tháng). Qua số liệu ta thấy, mức thu nhập bình quân giữa các cấp trình độ tuy có sự chênh lệch nhưng không nhiều, sự chênh lệch này hoàn toàn hợp lý. Với chính sách khuyến khích học nghề hiện nay mức thu nhập bình quân, đặc biệt của công nhân kỹ thuật có bằng có xu hướng tăng lên rõ rệt b) Xét theo lĩnh vực hoạt động Số liệu biểu 3.18 cho thấy người lao động làm việc trong các cơ sở thuộc ngành dịch vụ có mức lương cao nhất, bình quân 1114 nghìn đồng/tháng. Đây là ngành duy nhất người lao động có thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân chung. Điều này dễ giải thích vì đây là ngành đang phát triển nở rộ, người lao động phải làm việc thêm giờ thì sẽ được trả thêm lương. Liên hệ với các phân tích ở những phần trước về doanh thu, số lao động, xu hướng phát triển, ta thấy, thu nhập của ngành dịch vụ một vài năm tới sẽ còn tăng. Đáng quan tâm nhất là thu nhập của người lao động làm việc tại các cơ sở công nghiệp. Trong khi xét về số giờ làm việc, người lao động phải làm thêm giờ nhiều nhất thì thu nhập của người lao động lại không cao nhất trong các khu vực, thậm chí còn thấp hơn cả khu vực xây dựng, là khu vực mà thời gian làm việc của người lao động ít hơn. Nhưng các cơ sở công nghiệp đa số đều tăng doanh thu qua các năm 2005-2007. Điều này cho thấy sản phẩm của ngành công nghiệp mang lại doanh thu không cao. Ngành công nghiệp của chúng ta tuy đã tồn tại lâu nhất nhưng tốc độ phát triển lại rất chậm. Do vậy, thu nhập bình quân của người lao động trong lĩnh vực này sẽ giảm và vì thế người lao động muốn có thu nhập cao sẽ phải tiếp tục làm thêm giờ. Xét theo hình thức sở hữu. Biểu 3.20: Thu nhập bình quân của người lao động chia theo hình thức sở hữu và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đơn vị:Nghìn đồng. HTSH Trình độ chuyên môn Chung C D E F DNNN 680 946 820 750 799 HTX 520 500 500 507 ĐTNN 1010 1523 1329 975 1209 DNTN 650 875 755 900 795 Chung 715 961 851 875 Nguồn: Số liệu phiếu điều tra người lao động. Xét theo hình thức sở hữu, thu nhập bình quân của CNKT có bằng ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất trong số các lao động có trình độ chuyên môn được điều tra. Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch lao động vào những khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Nếu tính bình quân chung thì công nhân kỹ thuật có bằng là cao nhất, nhưng điều đó chỉ thực sự đúng với khu vực ĐTNN và khu vực DNNN. Ở khu vực hợp tác xã, do đặc thù công việc chủ yếu là ngành nghề thủ công, được học tập qua kinh nghiệm truyền lại là chủ yếu nên mức lương lại tập trung cao nhất vào đội ngũ công nhân kỹ thuật không bằng. Còn ở khu vực DNTN thì cũng dễ hiểu khi lao động có trình độ cao đẳng có mức lương cao nhất, điều này phù hợp với xu thế chung của nhiều điạ phương khác. Tóm lại, mức thu nhập bình quân của người lao động ở các khu vực khác nhau có sự khác nhau lớn, đặc biệt ở khu vực nước ngoài ( cao và có xu hướng tăng cao hơn nữa) và khu vực hợp tác xã, tính chất công việc đơn giản nên mức lương thấp nhất. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN Thông qua việc tìm hiểu và phân tích thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội qua các năm 2005-2007, ta thấy được xu hướng tích cực của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp là không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà ngày càng được hoàn thiện về mặt chất lượng. Lao động tăng thêm có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc lĩnh vực dịch vụ. Trình độ học vấn của người lao động ở Hà Nội khá cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng có xu hướng ngày càng tăng lên. Thu nhập bình quân của người lao động ở Hà Nội là khá cao so với cả nước, nhất là khối công nhân kỹ thuật có bằng hứa hẹn sẽ nhận được mức lương cao hơn nữa. Tuy nhiên mặt bằng chất lượng của lực lượng lao động được điều tra còn ở mức trung bình, công nhân kỹ thuật bậc trung chiếm đa số. Người lao động, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn phải làm thêm giờ vì thu nhập thấp. Thực tế cho thấy nguồn lao động ở Hà Nội hiện nay rất dồi dào, nhất là lao động trẻ, nhưng xu hướng trong các năm tới, số lao động sẽ tăng nhưng tốc độ tăng lao động giảm dần chứng tỏ nguy cơ của sự dư thừa lao động. Trong đó phải kể đến sự lãng phí nguồn lao động nữ, các cơ sở luôn có xu hướng muốn tuyển lao động làm nam. Tóm lại, cùng với sự phát triển của lực lượng lao động là áp lực nhu cầu việc làm ngày càng tăng trong tương lai. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần có sự phối hợp của nhiều chính sách và sự quan tâm đặc biệt của Đảng , nhà nước và các cơ quan có chức năng. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ nghiên cứu và xây dựng được một hệ thống chính sách đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng lao động dồi dào của lực lượng lao động, đem lại sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. ** KIẾN NGHỊ Sau khi tiến hành tìm hiểu, phân tích thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, em xin được nêu một vài suy nghĩ và đề xuất để sử dụng và phát triển lực lượng lao động ở Hà Nội một cách hợp lý, hiệu quả. Có thể khẳng định phát triển lực lượng lao động không cần gia tăng về mặt số lượng mà phải đi sâu phát triển chất lượng của lực lượng lao động. Chất lượng của lực lượng lao động được biểu hiện qua 2 mặt: trình độ học vấn và trình độ CMKT. Do đó, phát triển chất lượng lực lượng lao động đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cho người lao động. 1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy nghề và đào tạo nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy lao động ở Hà Nội có trình độ văn hoá cao, tỷ lệ đào tạo qua các trường cao. Nhưng chất lượng của người lao động bị hạn chế giữa lý thuyết và thực tế sản xuất ở cơ sở, đây là điều bất cập. Do vậy Đối với các cơ sở dạy nghề: cần trang bị các phương tiện máy móc tiên tiến phù hợp với sự thay đổi công nghệ của thị trường thì người lao động mới có thể được trang bị những kỹ thuật mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: cần định kỳ kiểm tra trình độ hoặc tổ chức thi nâng cao tay nghề cho người lao động. Xây dựng chế độ lương có sự phân cấp rõ rệt giữa các cấp trình độ. Đối với Đảng, nhà nước và những người có chức năng: cần mở rộng và phát triển hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề đồng thời có chính sách khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ CMKT cho bản thân. 2.Xây dựng kế hoạch khả thi nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong các giai đoạn ngắn- trung và dài hạn. Song song với việc giáo dục đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng hết sức quan trọng, với tình trạng hiện nay, nguồn lao động ở các nơi đổ dồn về khu vực thành thị thì nhu cầu việc làm ở Hà Nội càng trở nên bức xúc. Thất nghiệp ở khu vực Hà Nội đang ngày càng gia tăng là kết quả của sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Nguồn lao động càng trở nên lãng phí khi trong các ngành nghề và khu vực đang phát triển cao luôn có một dòng người chờ xin việc trong khi ở một số khu vực và ngành nghề khác không thịnh hành thì thiếu lao động. Để giải quyết tình hình trên, cần phối hợp đồng loạt nhiều giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Tăng cầu về lao động là phương hướng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm: Lập chương trình phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhất là ở những khu vực có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao và giá trị lao động cũng cao. Phát triển hơn nữa các ngành nghề và lĩnh vực có khả năng thu hút được nhiều lao động , các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và dịch vụ. Phát triển hình thức gia công sản xuất hàng hoá tiêu dùng cho xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá,mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng nhiều lao động như: may mặc, da giày, gốm sử, lắp giáp điện tử... Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở Thực hiện những phương hướng cơ bản nói trên phải có cơ chế chính sách khuyến khích tạo, mở việc làm trong các lĩnh vực và thành phần kinh tế. Có chiến lược phát triển và áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là chiến lược về vốn và huy động vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết thống kê Giáo trình Thống kê Lao động Giáo trình Thống kê dân số. Giáo trình Kinh tế Lao động. Giáo trình Phân tích lao động và xã hội. Sách thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam năm 2000 Sổ tay hệ thống chỉ tiêu thống kê Lao động. Niên giám thống kê 2005, 2006, 2007 Tài liệu : Dân số và lao động 2007 LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hội nhập kinh tế , với cơ chế nền kinh tế mở nước ta đang phải đối mặt với những cơ hội thách thức mà công cuộc hội nhập đem lại. Để phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các chủ thể trong nền kinh tế , việc thu thập xử lý , phân tích thông tin về nền kinh tế là một công việc hết sức quan trọng .Thời dại mà chúng ta đang sống là thời đại thông tin bùng nổ chính vì vậy việc tổ chức các cuộc điều tra thường xuyên nhằm thu thập thông tin là hết sức cấp thiết.Nghiên cứu thông tin thống kê giúp cho các doanh nghiệp có trong tay công cụ hữu ích để nắm bắt tình hình của nền kinh tế nước ta nói chung và tren thế giới nói riêng. Trong việc xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo cả về số lượng và chất lượng đào tạo nghề, các thông tin về lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Việc phân tích lao động, tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp giúp ta phân loại và nắm chắc số lượng và chất lượng lao động hiện có trong doanh nghiệp, phát hiện những bất hợp lý và lãng phí của việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp thông qua các phương pháp phân tích , so sánh số lượng , cơ cấu lao động . Với mục tiêu chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp , từ đó giúp các doanh nghiệp khai thác và sử dụng một cách tốt hơn có hiệu quả ngườn nhân lực của mình em chọn đề tài : “Phân tích thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”.Mục tiêu của chuyên đề là nhằm thêr hiện tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ thống kê trong phân tích thực trạng lao động việc làm trong các doanh nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương : Chương I : Tổng quan lao động việc làm Nội dung chủ yếu là đưa ra các khái niêm cơ bản về vấn đề lao động và việc làm. Chương II: Các phương pháp thống kê sử dụng trong phân tích thục trạng lao động việc làm Đó là các phương pháp như điều tra thống kê , số bình quân, số tương đối , số tuyệt đối , phương pháp đồ thị. Chương III : Phân tích thực trạng lâo động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hà nội Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực tập vừa qua do kiên thức và hiểu biết của em còn nông cạn nên em còn nhiều thiếu sót.Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Mai Anh và các thầy cô trong Vụ tổng hợp thuộc Tổng cục thống kê đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1947.doc
Tài liệu liên quan