MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1
I: Khái niệm và vai trò của nhập khẩu 1
1: Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu 1
2: Vai trò của hoạt động nhập khẩu 2
3: Các hình thức kinh doanh nhập khẩu. 4
II: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu vật tư và
thiết bị. 6
1: Yếu tố bên trong doanh nghiệp: 6
1.1. Yếu tố con người: 6
1.2. Cơ sở vật chất kỷ thuật: 7
1.3. Cơ cấu tổ chức: 7
1.4. Nguồn vốn của doanh nghiêp: 7
2: Yếu tố bên ngoài doanh nghiêp: 8
2.1. Khả năng cung ứng của nhà xuất khẩu: 8
2.2. Tình hình chính trị luật pháp trong nước và quốc tế: 9
2.3. Sự biến động tỷ giá hối đoái: 9
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 10
I: Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu 10
1: Những vấn đề chung khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu 10
2: Hệ thống chỉ tiểu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
2.1. Các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực. 11
2.1.1. Lao động. 11
2.1.2. Vốn sản xuất kinh doanh 13
2.2. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 13
2.2.1. Doanh thu. 13
2.2.2. Lợi nhuận: 15
2.2.3. Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu 17
2.3. Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả 17
2.3.1.Các chỉ tiêu về hiệu quả lao động 18
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn 19
II: Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân tích hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc 20
1: Phương pháp phân tổ 20
1.1. Khái niệm 20
1.2. Nhiệm vụ 21
1.3. Ý nghĩa 21
1.4. Phân loại 21
2: Phương pháp dãy số thời gian 23
2.1. Khái niệm: 23
2.2. Phân loại 23
2.3 Tác dụng 24
2.4. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 24
3: Phương pháp chỉ số 29
3.1 Khái niệm 29
3.2. Phân loại 29
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005-2008 32
I: Tổng quan về công ty MASIMEX 32
1: Giới thiệu chung về công ty 32
2: Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty 32
2.1. Quá trình hình thành phát triển 32
2.2. Chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty MASIMEX. 34
2.2.1. Chức năng của công ty MASIMEX. 34
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty MASIMEX. 34
3: Đặc điểm kinh doanh của công ty 35
4: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 38
II: Phân tích thống kê hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty MASIMEX. 40
1: Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực 40
1.1. Phân tích chỉ tiêu về lao động 40
1.2.Phân tích chỉ tiêu tổng vốn kinh doanh 42
2: Phân tích biến động giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc 46
2.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty MASIMEX 46
2.2. Phân tích sự biến động giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc theo từng mặt hàng và theo từng châu lục 47
3: Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh 52
3.1. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu. 52
3.1.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu 52
3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu. 54
3.2 Phân tích lợi nhuận 59
3.2.1. Phân tich đặc điểm biến động của lợi nhuận 59
3.2.2. Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận: 62
4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 67
III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu ( MASIMEX ) 71
1: Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của MASIMEX 71
1.1. Những thành công đạt được. 71
1.2. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân 73
2: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh của Công ty MASIMEX trong những năm tới. 76
2.1. Một số giải pháp từ phía công ty. 76
2.1.1 Giải pháp về chiến lược kinh doanh. 76
2.1.2. Giải pháp về tổ chức nhân sự 77
2.1.3. Giải pháp về vốn kinh doanh 78
2.2. Một số kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong những năm tới. 79
2.2.1. Hoàn thiện chính sách đối ngoại và ngoại thương 79
2.2.2. Các biện pháp trong lĩnh vực tài chính tín dụng 80
2.2.3. Hoàn thiện thủ tục hải quan 81
2.2.4. Các biện pháp về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. 82
2.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tài chính, thông tin
liên lạc. 83
2.2.6. Hoàn thiện về công tác thống kê 83
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc của công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX giai đoạn 2005 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, mặt hàng thép lõi que hàn, dây điện và đồng tấm vẫn là những mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm vật tư sản xuất.
Nhóm mặt hàng máy móc thiệt bị trong giai đoạn 2005-2008 đều có xu hướng tăng về giá trị cũng như về tỷ trọng mặt hàng này trong cơ cấu mặt hàng mà công ty nhập khẩu. Cụ thể năm 2005, giá trị nhóm mặt hàng máy móc thiệt bị mà công ty nhập khẩu chỉ đạt 812.524 USD nhưng đến năm 2008 nó đạt tới 3.249.327 USD tăng lên đến 299,91% hay về giá trị tăng tương ứng 2.436.803 USD. Năm 2005, tỷ trọng nhóm mặt hàng này trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty chỉ chiếm 9,98% nhưng đến năm 2008 đạt tới 11,60% tăng thêm 1,62%
Trong các mặt hàng được xếp vào nhóm mặt hàng máy móc thiết bị mà công ty nhập khẩu thì mặt hàng máy xây dựng, máy phô tô vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu máy móc thiết bị mà công ty nhập khẩu.
2.2.2 Phân tích sự biến động giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư thiệt bị máy móc theo châu lục
Hiện nay, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, sự trao đổi buôn bán giữa các quốc gia diễn ra thường xuyên và trên diện rộng. Công ty đã ký hợp đồng với rất nhiều quốc gia trên thế giới ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Các nhà xuất khẩu do công ty tự tìm kiếm thông qua mạng Internet, qua các tạp chí chuyên ngành, qua cơ quan thông tin thương mại của Nhà nước. Ngoài các nguồn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… thì công ty cũng đã mở rộng nguồn hàng sang nhiều khu vực trên thế giới như Achentina, Ukraina, Italia.
Bảng 2.7 :Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty MASIMEX theo châu lục
Thị trường nhập khẩu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
1. Châu Á
6.235.701
75,21
7.394.971
69,23
13.997.597
76,16
10.047.610
75,45
Trung Quốc
3.741.752
45,13
4.437.196
41,54
8.399.293
45,70
6.136.433
46,08
Hàn Quốc
324.180
3,91
336.475
3,15
727.816
3,96
601.924
4,52
Ấn Độ
935.231
11,28
1.108.765
10,38
2.098.904
11,42
1.270.433
9,54
Singapore
283.554
3,42
384.543
3,60
455.804
2,48
219.729
1,65
Nhật Bản
748.682
9,03
887.653
8,31
1.679.859
9,14
1.339.681
10,06
Đài Loan
202.302
2,44
240.339
2,25
635.920
3,46
479.409
3,60
2. Châu Âu
1.654.894
19,96
2.606.346
24,40
3.254.956
17,71
2.125.379
15,96
Đức
496.634
5,99
781.904
7,32
975.935
5,31
659.187
4,95
Nga
661.626
7,98
1.042.538
9,76
1.301.247
7,08
917.535
6,89
Ukraina
297.649
3,59
468.929
4,39
586.296
3,19
366.215
2,75
Italya
198.985
2,40
312.975
2,93
391.477
2,13
182.442
1,37
3. Châu Mỹ
400.458
4,83
680.427
6,37
1.126.645
6,13
1.143.923
8,59
Hoa kỳ
240.441
2,90
408.043
3,82
676.355
3,68
580.617
4,36
Canada
59.696
0,72
170.908
1,60
167.251
0,91
245.031
1,84
Achentina
100.322
1,21
101.477
0,95
283.040
1,54
318.274
2,39
Tổng cộng
8.291.053
100
10.681.744
100
18.379.198
100
13.316.912
100
( Nguồn : Báo cáo tình hình nhập khẩu)
Nhìn vào số liệu bảng ta có thể nhận thấy Châu Á vẫn là nguồn cung chính của công ty trong nhiều năm liền, chiếm trên 75% cơ cấu nguồn hàng khẩu của công ty. Nguyên nhân là do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Châu Á phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam về các sản phẩm thép, hạt nhựa, dây điện, máy móc dây điện. Thêm vào đó là sự gần gũi về mặt văn hoá, địa lý. Trong khu vực Châu Á, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu .Tính đến năm 2008, cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 46,08% tổng kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc của công ty
Khu vực Châu Âu cũng là nguồn hàng truyền thống của công ty từ thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 2005-2008 Giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Châu Âu đều có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2005 đạt được giá trị kim ngạch nhập khẩu 1.654.894 USD đến năm 2008 nó đã đạt tới 2.125.379 USD tăng 28,42% so với năm 2005, tức là tăng thêm về giá trị 470.485 USD song về tỷ trọng giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc ở khu vực Châu Âu lại giảm. Năm 2005, ta có thể nhận thấy khu vực Châu Âu chiếm tỷ trọng 19,96% cơ cấu nguồn hang nhập khẩu của Công ty nhưng đến năm 2008 nó chỉ chiếm 15,96% tổng cơ cấu nguồn hàng nhập khẩu của công ty. Hiện nay, Nga vẫn là nguồn hàng cung lớn nhất của công ty về các sản phẩm như máy phô tô, máy xây dựng…song khoảng cách về địa lý của là một rào cản lớn nhất để hàng hoá khu vực này xâm nhập vào thị trường.
Khu vực Châu Mỹ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn hàng của công ty. Tính đến năm 2008 nó chỉ chiếm 8,59% nhưng tương lai hứa hẹn lại tăng trưởng mạnh. Đây cũng chính là là nơi tập trung nhiều công nghệ mới là nguồn cung các sản phẩm máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại rất được các doanh nghiệp trong nước ưa chuộng như máy phô tô, máy in…
3: Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh
3.1. Phân tích chỉ tiêu về doanh thu.
3.1.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu
MASIMEX không phải là một doanh nghiệp trực tiếp sản xuất cho nên kết quả kinh doanh của MASIMEX được thể hiện trước hết qua chỉ tiêu doanh thu. Dưới đây là số liệu tổng doanh thu của MASIMEX trong giai đoạn từ 2005-2008.
Bảng 2.8: Tổng doanh thu của MASIMEX từ 2005-2008
Đơn vị :Triệu VNĐ
Năm
2005
2006
2007
2008
DT
132608,854
172531,104
337950,064
292716,707
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm )
Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu của công ty cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu Masimex từ 2005 - 2008
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian, phân tích biến động tổng doanh thu của MASIMEX trong giai đoạn 2005-2008 như sau:
Bảng 2.9: Biến động Tổng doanh thu của MASIMEX giai đoạn 2005-2008
Năm
Tổng doanh thu
( Triệu đồng)
( Triệu đồng)
(Triệu đồng)
(Lần)
(Lần)
(Lần)
(Lần)
2005
132608,854
2006
172531,104
39922,250
39922,250
1,3
1,3
0,3
0,3
2007
337950,064
165418,96
205341,210
1,96
2,55
0,96
1,55
2008
292716,707
-45233,357
160107,853
0,87
2,21
-0,13
1,21
+Tổng doanh thu bình quân một năm của công ty trong giai đoạn này là:
(Triệu đồng)
Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
=53369,284 (triệu đồng)
Kết quả tính toán cho thấy: Tổng doanh thu của MASIMEX giai đoạn 2005-2008 bình quân đạt được là 233951,682 triệu đồng. Có thể nói tổng doanh thu của công ty là khá cao. Đặc biệt là năm 2007, tổng doanh thu của công ty đạt tới 337950,064 triệu đồng, tăng 96% so với năm 2006. Sỡ dĩ đạt được như vậy là trong năm 2007 công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc, giá trị lớn và công ty cũng đã mở rộng một số mặt hàng mới. Sang đến năm 2008. Tổng doanh thu của công ty giảm sút đáng kể chỉ còn 292716,707 triệu đồng, so với năm 2007 tổng doanh thu giảm 13%. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, trị thường biến động bất thường, lãi suất ngân hàng tăng cao. Nhưng nhìn chung thì tổng doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng lên 160107,853 triệu đồng hay tăng 121%.
3.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.
MASIMEX là một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu do vậy mà đòi hỏi phải có một khối lượng vốn lưu động lớn để nhằm đáp ứng được các hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, để nghiên cứu nhân tố ảnh hướng đến doanh thu thì có rất nhiều nhân tố. Sau đây chuyên đề luận văn của em xin phân tích ảnh hưởng của doanh thu trong hai năm năm 2005 và năm 2008 bằng phương pháp chỉ số qua hai mô hình sau:
Mô hình 1:
Phân tích sự biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tổng vốn lưu động.
Kí hiệu:
DT là tổng doanh thu
V là vốn lưu động
H là hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Ta có H = DT / V
Hay DT = H V
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích ảnh hưởng của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hai nhân tố bằng mô hình sau:
I = I I
Dưới đây là bảng số liệu phục vụ cho phân tích tổng doanh thu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tổng vốn lưu động.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
(0)
Năm 2008
(1)
Lượng tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tốc độ phát triển
(lần)
DT
Triệu đồng
132608,854
292716,707
160107,853
2,207
V
Triệu đồng
18037
31903
13866
1,769
H
Triệu đồng/triệu đồng
7,532
9,175
1,823
1,248
Từ bảng tính toán trên, thay số vào mô hình dưới (trong đó =7,35231903=234550,856 (Triệu đồng)
I = I I
I = = =
I= =
I = 2,207 = 1,248 1,769
Biến động tuyệt đối (Triệu đồng)
= DT - DT = 160107,853
= HV - HV = 58165,851
= HV - HV = 101942,002
Biến động tương đối (lần)
= I - 1 = 2,207 - 1 = 1,207
= I - 1 = 1,248 - 1 = 0,248
= I - 1 = 1,769 - 1 = 0,769
Như vậy là tổng doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 160107,853 triệu đồng, tức là tăng 120,70% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Do hiệu năng sử dụng vốn lưu động tăng 24,80 làm cho tổng doanh thu tăng 58165,851 triệu đồng.
- Do tổng vốn bình quân của của công ty năm 2008 tăng so với năm 2005 tăng 76,90 làm cho tổngdoanh thu tăng 101942,002 triệu đồng. Đây là nhân tố chính làm tăng tổng doanh thu của công ty
Như vậy, qua phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của MASIMEX, có thể thấy việc sử dụng vốn lưu động của MASIMEX đã có hiệu quả, làm tăng doanh thu của công ty.
Mô hình 2: Phân tích sự biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động, mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động và số lao động hiện có bình quân.
DT là tổng doanh thu
V là vốn lưu động
: Là số lao động hiện có bình quân
H là hiệu suất sử dụng vốn lưu động
TR là mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động
Ta có : H =
TR =
Hay DT=
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích ảnh hưởng của t doanh thu do ảnh hưởng của ba nhân tố bằng mô hình sau đây:
I = I
Dưới đây là bảng số liệu nhằm phục vụ cho việc phân tích tổng doanh thu do ảnh hưởng của ba nhân tố
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2008
Lượng tăng
Tuyệt đối
( Triệu đồng)
Tốc độ
Phát triển
(lần)
DT
Triệu đồng
132608,854
292716,707
160107,853
2,207
V
Triệu đồng
18037
31903
13866
1,769
Người
98
88
-10
0,898
H
Trđ/ Trđ
7,352
9,175
1,823
1,248
TR
Trđ/ người
184,051
362,534
178,483
1,969
Từ bảng tính toán thay số vào mô hình dưới ( trong đó = 7,352362,53488=234550,797 Triệu đồng
và = 7,352184,05188=119076,580 triệu đồng
I = I
I = = =
I =
I = 2,207 = 1,248 1,969 0,898
Biến động tuyệt đối ( Triệu đồng)
= - = 160107,853
= - = 58165,910
= - = 115474,214
= - = -13532,274
Biến động tương đối (lần)
= - 1 = 2,207 -1 =1,207
= -1 = 1,248-1= 0,248
= -1 = 1,969 -1 = 0,969
= -1 = 0,898 – 1 = -0,102
Như vậy Tổng doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 160107,853 triệu đồng (120,70%) do ảnh hưởng của ba nhân tố là do hiệu suất sử dụng vốn lưu động, mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động, và số lao động hiện có bình quân cụ thể như sau:
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2008 so với năm 2005 tăng 24,8% làm cho tổng doanh thu của công ty tăng tương ứng là 58165,910 triệu đồng.
-Mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 96,90% đã làm cho Tổng doanh thu tăng của công ty tăng tương ứng 115474,214 triệu đồng.
-Số lao động hiện có bình quân của công ty năm 2008 so với năm 2005 giảm 10,20% đã làm cho tổng doanh thu của công ty giảm tương ứng -13532,274 triệu đồng.
Như vậy, trong sự tác động tổng hợp của ba nhân tố làm tăng tổng doanh thu của công ty thì mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động Là lớn nhất sau đó là hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
3.2 Phân tích lợi nhuận
3.2.1. Phân tich đặc điểm biến động của lợi nhuận
Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, do vậy mà mục tiêu hàng đầu của MASIMEX là lợi nhuận. Vì vậy, công ty luôn tìm hướng phấn đấu nâng cao lợi nhuận, nhằm tiếp tục duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty. Dưới đây là bảng phân tích lợi nhuận của Công ty trong những năm vừa qua.
Bảng 2.10: Biến động Tổng lợi nhuận của MASIMEX giai đoạn 2005-2008
Năm
Tổng lợi nhuận
(Triệu đồng)
( Triệu đồng)
(Triệu đồng)
(Lần)
(Lần)
(Lần)
(Lần)
2005
1127,175
2006
1466,514
339,339
339,339
1,30
1,30
0,30
0,30
2007
2896,232
1429,718
1769,057
1,97
2,57
0,97
1,57
2008
2927,167
30,935
1799,992
1,01
2,60
0,01
1,60
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm )
Tài liệu của công ty dãy số thời gian có khoảng cách bằng nhau, do vậy ta có thể tính toán các chỉ tiêu bình quân như sau:
+ Tổng lợi nhuận bình quân một năm của công ty trong giai đoạn 2005-2008:
==2104,260 (triệu đồng)
+ Lượng tăng tuyệt đối bình quân:
=600,013 (triệu đồng)
Kết quả tính toán cho thấy: Tổng lợi nhuận của công ty là khá cao,Tổng lợi nhuận bình quân một năm của công ty trong giai đoạn 2005-2008, đạt được là 2104,260 triệu đồng. Tổnglợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm, trung bình hằng năm tăng một lượng là 600,013 triệu đồng. Tổnglợi nhuận của công ty đạt được lớn nhất vào năm 2008 là 2927,167 triệu đồng, tăng 1,6 lần hay 160% so với năm 2005. Đặc biệt là năm 2007, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được 2896,232 triệu đồng, là năm có tốc độ tăng lớn nhất, cụ thể tăng lên 0,97 lần, hay tăng (97%) so với năm 2006, tương ứng về lượng tăng lên 1429,718 triệu đồng. So với năm 2005 tổng lợi nhuận tăng lên 1,57 lần hay tăng (157%), tương ứng về lượng tăng lên 1769,057 triệu đồng. Ta có thể nhận thấy rằng, năm 2008 tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm so với năm 2007, nhưng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng thêm 30,935 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục những khó khăn, vì năm 2008 là một năm doanh nghiệp phải đối đấu với sự biến động của thị trường rất lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao ,cước phí vận chuyển, đơn giá lao động đều tăng lên. Nhưng doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục là giảm các chí phí thực hiện thực hiện các hợp đồng nhập khẩu (chẳng hạn như chi phí tiền lương, tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng…) đã làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.2: Tổng lợi nhuận của công ty Cổ phần Vật tư và xuất nhập khẩu Masimex từ 2005 - 2008
3.2.2. Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận:
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định mức lợi nhuận bình quân của một lao động là rất cần thiết. Để từ đó ta có thể thấy được chất lượng của đội ngũ lao động trong công ty, và sự ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Sau đây luận văn của em xin phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận trong hai năm 2008 và năm 2005 bằng phương pháp chỉ số qua hai mô hình sau:
Mô hình 1: Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của mức lợi nhuận bình quân một lao động và số lao động hiện có bình quân.
Ta có thể kí hiệu:
M: là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
: Là số lao động hiện có bình quân
: là mức lợi nhuận bình quân một lao động
Từ đó: = M/
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích ảnh hưởng của tổng lợi nhuận bằng mô hình sau:
=
Dưới đây là bảng số liệu để phân tích biến động của chỉ tiêu tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của hai nhân tố: Mức lợi nhuận bình quân một người, và số lao động hiện có bình quân.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
(0)
Năm 2008
(1)
Lượng tăng tuyệt đối
(Triệu đồng)
Tốc độ phát triển
(lần)
M
Triệu đồng
1127,175
2927,167
1799,992
2,597
Người
98
88
-10
0,898
Triệu đồng/Người
11,502
33,263
21,761
2,892
Từ bảng tính toán trên thay số vào mô hình ta có:
= 11,502 88 =1012,176 (Triệu đồng)
=
=
= 2,597 = 2,892 0,898
Biến động tuyệt đối (Triệu đồng):
= - = 1799,992
= - = 1914,991
= - = -114,999
Biến động tương đối (lần)
= - 1 = 1,597
= - 1 = 1,892
= - 1 = -0,102
Kết quả tính toán ở trên cho thấy tổng lợi nhuận của MASIMEX năm 2008 tăng so với năm 2005 tăng 1799,992 triệu đồng hay tăng 159,70%là do hai nhân tố:
+ Do mức lợi nhuận bình quân một lao động tăng 189,20% làm cho tổng lợi nhuận của MASIMEX tăng 1914,991 triệu đồng. Đây chính là nhân tố làm tăng tổng lợi nhuận cho công ty.
+ Do số lao động hiện có bình quân giảm 10 người hay giảm 10,20% làm cho tổng lợi nhuận giảm xuống 64,392 triệu đồng.
Như vậy, có thể thấy mức lợi nhuận bình quân 1 người của MASIMEX đã tăng lên, làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng lên. Như vậy công ty cần phải tiếp tiếp tục phát huy. Để ngày càng tăng lợi nhuận cao hơn nữa.
Mô hình 2: Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của ba nhân tố đó là tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, mức đảm bảo vốn lưu động cho lao động và số lao động hiện có bình quân.
Ta có thể kí hiệu như sau:
M là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
V là tổng vốn lưu động
là số lao động hiện có bình quân
DL là tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
TR là mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động
Ta có:
DL=
TR=
Hay M=
Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận do ảnh hưởng của ba nhân tố bằng mô hình sau đây:
=
Dưới đây là bảng số liệu phục vụ cho phân tích lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động và số lao động hiện có bình quân.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2008
Lượng tăng tuyệt đối
( Triệu đồng)
Tốc độ phát
triển
( Lần)
M
Triệu đồng
1127,175
2927,167
1799,992
2,597
V
Triệu đồng
18037
31903
13866
1,769
Người
98
88
-10
0,898
DL
Triệu đồng/triệu đồng
0,062
0,092
0,030
1,484
TR
Triệu đồng/ người
184,051
362,531
178,483
1,969
Từ bảng số liệu này thay số vào mô hình dưới ( trong đó = 1977,989 triệu đồng và =1004,182 triệu đồng)
=
2,597 = 1,480 1,970 0,891
Biến động tuyệt đối (triệu đồng)
= - = 1799,992
- = 949,181
= - = 973,804
= - = - 122,993
Biến động tương đối (lần)
= -1 = 2,597-1=1,597
= -1 = 1,480 -1 = 0,480
= - 1 = 1,970 -1 = 0,970
= - 1 = 0,891-1 =- 0,109
Kết quả tính toán cho thấy tổng lợi nhuận của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 1799,992 triệu đồng ( 159,70%) do ảnh hưởng ba nhân tố là do tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động, mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động và số lao động hiện có bình quân cụ thể như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2008 so với năm 2005 tăng 48% làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng tương ứng là 949,181 triệu đồng
- Mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động của công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 97% đã làm cho tổng lợi nhuận tăng tương ứng là 973,804 triệu đồng
- Số lao động hiện có bình quân của công ty năm 2008 so với năm 2005 giảm10,90% đã làm giảm tổng lợi nhuận của công ty giảm tương ứng 122,993 triệu đồng
Như vậy , trong sự tác động tổng hợp của ba nhân tố ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thì sự tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là lớn nhất sau đó là mức đảm bảo vốn lưu động cho một lao động.
4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian 2005-2008 ta có thể tính toán một số chỉ tiêu về hiệu quả như sau: Hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn cố định.. Đây là những chỉ tiêu phản ảnh chính xác nhất tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay.
Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005-2008
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Công thức
2005
2006
2007
2008
1.NSLĐ theo doanh thu
Triệu đồng/người
=
1353,151
1875,338
3375,001
3326,326
2. Mức lợi nhuận một lao động
Triệu đồng/người
=
11,502
15,940
32,180
33,263
3. Mức trang bị VLĐ cho một lao động
Triệu đồng/người
=
186,806
240,293
300,778
362,534
4. Mức trang bị VCĐ cho một lao động
Triệu đồng/người
=
63,990
76,717
92,400
99,886
5. Năng suất tổng vốn
Triệu đồng/Triệu đồng
=
5,455
5,916
9,550
7,193
6.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Triệu đồng/Triệu đồng
=
0,046
0,050
0,082
0,072
7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Triệu đồng/Triệu đồng
=
21,146
24,445
40,669
33,301
8.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Triệu đồng/Triệu đồng
0,180
0,208
0,348
0,333
9. Vòng quay vốn lưu động
Vòng
=
7,352
7,804
12,484
9,175
10. Độ dài vòng bình quân một vòng VLĐ
ngày
Đ=
49
46
29
39
Trong đó: ta lấy giá trị của N=360 ngày
Trên đây, là kết quả tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả của công ty. Từ bảng số liệu này ta có thể lập một bảng tính toán dể so sánh một vài chỉ tiêu trong hai năm 2005 và năm 2008 để có thể phân tích được hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, tốc độ chu chuyển vốn lưu động.
Gọi năm 2008 là năm nghiên cứu, năm 2005 là năm gốc. Ta có thể so sánh một số chỉ tiêu sau
Bảng 2.12: Bảng so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty MASIMEX trong năm 2008 so với năm 2005
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
2008
Tốc độ phát triển (lần)
1.
2.
Triệu đồng/người
Triệu đồng/người
1353,151
11,502
3326,320
33,263
2,458
2,892
3.
4.
Triệu đồng/triệu đồng
Triệu đồng/triệu đồng
186,806
63,990
362,534
99,886
1,941
1,561
5.
6.
Triệu đồng/triệu đồng
Triệu đồng/ triệu đồng
5,455
0,046
7,193
0,072
1,319
1,656
7.
8.
Triệu đồng/triệu đồng
Triệu đồng/triệu đông
21,146
0,180
33,301
0,333
1,575
1,850
9.
10. Đ
Vòng
Ngày
7,352
49
9,175
39
1,248
0,800
Qua bảng số liệu ta có thể nhận xét :
+Về hiệu quả sử dụng lao động
· Đánh giá qua hai chỉ tiêu: Năng suất lao động bình quân và mức lợi nhuận bình quân của một lao động. Cả hai chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển lớn hơn một, phản ảnh hiệu quả sử dụng lao động năm 2008 tăng so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu, tốc độ phát triển lợi nhuận đều lớn hơn tốc độ phát triển của lao động. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu mức lợi nhuận trên một lao động có tốc độ phát triển cao nhất. Kết quả tính toán cho thấy cứ một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 1353,151 triệu đồng lợi nhuận năm 2005 và tạo ra 33,263 triệu đồng năm 2008, tức là tăng 2,892 lần hay (289,2%).
+Về hiệu quả sử dụng vốn
· Đánh giá tình hình trang bị vốn cho một lao động được thể hiện qua hai chỉ tiêu. Mức trang bị VLĐ cho một lao động và mức trang bị VCĐ cho một lao động. Hai chỉ tiêu này có tốc độ phát triển năm 2008 so với năm 2005 lớn hơn một. Phản ảnh tình hình trang bị vốn cho một lao động năm 2008 tăng so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển VLĐ và tốc độ phát triển của VCĐ lớn hơn tốc độ phát triển của lao động. Kết quả tính toán cho thấy mức trang bị vốn cố định cho một lao động có tốc độ phát triển cao nhất, nó cho biết cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 186,806 triệu đồng năm 2005 và năm 2008 là 362,534 triệu đồng tăng 1,941 lần hay (194,1%).
· Đánh giá tình hình sử dụng tổng vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu năng suất tổng vốn và tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn. Kết quả tính toán cho thấy cả hai chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển lớn hơn một, phản ảnh hiệu quả sử dụng tổng vốn năm 2008 tăng so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ tốc độ phát triển của Doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ phát triển của tổng vốn. Đi vào từng chỉ tiêu ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn có tốc độ phát triển cao nhất. Chỉ tiêu cho biết cứ một triệu đồng tổng vốn đầu tư vào kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,046 triệu đồng lợi nhuận năm 2005 và năm 2008 là 0,072 triệu đồng, tăng 1,248 lần (hay 124,8%)
· Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định được thể hiện qua hai chỉ tiêu đó là hiệu năng sử dụng vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định. Kết quả tính toán cho thấy cả hai chỉ tiêu đều có tốc độ phát triển lớn hơn một, phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2008 tăng so với năm 2005. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ phát triển của vốn cố định. Đi vào từng chỉ tiêu ta có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định có tốc độ phát triển cao nhất chỉ tiêu này cho biết cứ một triệu đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được ra được 0,180 triệu đồng lợi nhuận vào năm 2005 và vào năm 2008 là 0,333 triệu đồng, tăng 1,85 lần (185%).
· Đánh giá tốc độ chu chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu, vòng quay vốn lưu động và độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động. Kết quả tính toán cho thấy vòng quay VLĐ có tốc độ phát triển lớn hơn một,còn độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động nhỏ hơn một. Phản ảnh tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp năm 2008 nhanh hơn năm 2005. Cụ thể năm 2005 VLĐ quay được 7,352 vòng và năm 2008 quay được 9,125 vòng tăng 1,248 lần hay 124,8%.Và năm 2005 quay hết 49 ngày, năm 2008 quay được 39 ngày, rút ngắn được 9 ngày giảm 20%.
III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu ( MASIMEX )
1: Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của MASIMEX
1.1. Những thành công đạt được.
Hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc là hoạt động truyền thống, chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của công ty đã đóng góp phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do việc, thực hiện tốt những hợp đồng nhập khẩu, công ty đã góp phần hoàn thành các kế hoạch kinh doanh của công ty, từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân trong công ty. Từ khi thành lập cho đến nay, MASIMEX luôn thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật tư và dây chuyền thiết bị máy móc cho mọi ngành của địa phương trong cả nước. Trải qua 21 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. MASIMEX đã đạt được nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước sau thời kỳ đổi mới. Những thành tựu đó được biểu hiện trên các mặt sau :
- MASIMEX đã đóng góp vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thông qua nhập khẩu các máy móc thiết bị như: máy vi tính, máy hàn, máy phô tô, hệ thống chiếu sáng, các vật tư nguyên nhiên liệu…
- Hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị và máy móc đã đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty, không những tăng thu nhập cho nhân viên trong công ty, mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước (như năm 2008 nộp ngân sách 23 tỷ đồng )
-Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu,công ty luôn mở rộng mối quan hệ để tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, công ty luôn chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các hợp đồng đặt hàng mới. Thị trường của công ty không chỉ giới hạn ở một số thị trường truyền thống như Nga, Trung Quốc mà còn mở rộng ra các thị trường khác ở Châu Á như Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nước ở Châu âu như Đức, Ý, Hoa Kỳ. Công ty luôn tạo lập niềm tin và uy tín đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong những năm sau này.
Như chúng ta đã biết năm 2008 sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, lãi suất tăng cao, nhưng bằng sự nỗ lực hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn thể cán bộ công nhân viên. Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Quản lý tốt hoạt động được sản xuất kinh doanh, bố trí cán bộ hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao, hoạt động tài chính được quản lý tốt, bào toàn vốn.
1.2. Những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân
Cùng với những thành tựu đạt được trong những năm qua . Công ty vẫn tồn tại những khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Những khó khăn chính là những thách thức đòi hỏi MASIMEX phải có những biện pháp để khắc phục và nâng cao hơn nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Những khó khăn ấy biểu hiện ở các mặt sau đây.
- Về nguồn vốn kinh doanh của Công ty: Trước năm 2005 nguồn vốn của MASIMEX luôn có một phần vốn của ngân sách Nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá, nguồn vốn đó không còn. Để hoạt động được công ty phải tự tìm nguồn vốn cho mình bằng nguồn vốn tự có hoặc vay . Nhưng MASIMEX thực sự chưa huy động được được nhiều nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, do vậy chưa thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị, Sử dụng nguồn vốn chưa có hiệu quả, như đầu tư nhập khẩu các máy móc thiết bị có giá trị lớn, nhưng không đem lại nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty
- Về mặt hàng kinh doanh của công ty : Là những mặt hàng có giá trị cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn, những mặt hàng này đều phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thì công ty mới nhập về. Song việc nhập khẩu các máy móc thiết bị này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng về chất lượng, trình độ hiện đại , không sẽ dễ nhập phải những dây chuyền công nghệ lạc lậu làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có những quy định để kiểm tra những tiêu chuẩn, đánh giá máy móc thiệt bị. Điều đó đã tạo nên khá nhiều rắc rối cho Công ty trong quá trình nhập khẩu.
- Về thuê phương tiện vận tải : Công ty thường dành quyền mua phương tiện vận tải cho người bán,do các hợp đồng phần lớn là ký theo điều kiện CIF, các đối tác do vậy có quyền lựa chọn hàng vận tải, loại tàu vận tải nên họ thường chọn những tàu có tiền thuê rẻ, phần lớn là loại tàu già trên 15 năm, không có giấy chứng nhận đăng kiểm, tốc độ chậm, khả năng các mặt hàng hư hỏng là rất cao, dẫn đến công ty phải mua bảo hiểm thêm cho hàng hoá.
- Về thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan hiện nay tuy đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn khá rườm rà và mang tính hành lý giấy tờ, chưa tạo được sự thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp, Năm 2007 công ty có những sai sót trong việc xác định mã số và áp mã tính thuế dẫn đến tính thuế sai.
- Về nhận và kiểm hàng nhập, Công ty nhiều lần không cử cán bộ xuống nhận hàng mà chỉ thuê một đại lý giao nhận, ở cảng nhận hàng cho công ty nên việc xem xét giám định của công ty không được chủ động. Ngoài ra những nhân viên xuất nhập khẩu của công ty hiểu biết về kỷ thuật còn rất hạn chế. Do vậy công ty phải thuê các công ty giám định để giám định như Vinacotrol, hoặc SGS, do vậy mà phải mất chi phí giám định, Năm 2005, công ty đã nhập khẩu máy dệt, trong quá trình Vinacontrol kiểm tra đã không phát hiện ra các sai sót gì so với bản thiết kế, tuy nhiên khi chiếc máy dệt được đưa vào sản xuất thì phát hiện ra thiếu một số chi tiết nhỏ làm máy hoạt động không hết công suất. Công ty đã khiếu nại đến người bán là công ty Misubichi, là một tập đoàn uy tín của Nhật, đã có quan hệ lâu năm với công ty. Ngay lập tức bộ phận giao hàng của Công ty Míubichi đã phát hiện ra sai sót trong quá trình đóng gói để vận chuyển đã để thiếu một chi tiết và họ đã gửi chi tiết thiếu bằng đường hang không đến cho công ty để kịp đưa máy đệt vào sản xuất. Mọi chi phí liên quan đều do Nhật chịu. Năm 2006, Người bán đã giao thiếu cho công ty ba cuộn dây điện loại 50m, Công ty đã buộc người bán giảm tiền và giao nôt số hang còn thiếu trong vòng 2 tuần.
- Về thanh toán: Do các đối tác bạn hàng của Công ty đều lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C nên thủ tục thanh toán khá phức tạp, Công ty phải mất phí mở L/C, phải ký quỹ mở L/C một khoản tiền nhất định, do vậy dẫn đến khả năng sử dụng vốn của công ty bị hạn chế. Năm 2006 sai sót trong việc thanh toán bằng L/C xuất phát từ việc đối tác Trung Quốc phát hành hối phiếu chưa ký hậu cho người hưởng lợi là Ngân hang Ngoại Thương Việt Nam do đó công ty đã buộc đối tác phải sửa đổi hối phiếu.
- Về khâu nghiên cứu thị trường, đây được xem là một khâu yếu kém của Công ty. Nghiên cứu thị trường của Công ty thực sự chưa bài bản và chưa thực sự chủ động. Hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu chỉ nghiên cứu thị trường mục tiêu, và định hướng mặt hàng kinh doanh , đối với nhập khẩu uỷ thác thì Công ty chỉ quan tâm đến tìm hiểu thị trường nước ngoài nhưng nhiều khi thị trường này lại được chính đơn vị uỷ thác định sẵn. Với hoạt động tự doanh, Công ty phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Nhưng đôi lúc, thì MASIMEX lại căn cứ vào hợp đồng uỷ thác của các đơn vị đặt hàng của Công ty sau đó tìm hiểu xem các đơn vị tương tự có nhu cầu đối với loại thiết bị tương tự không nếu có khả năng tiêu thụ được thì MASIMEX sẽ tiến hành nhập về. Đó chính là điều thiếu năng động đối với công ty.
- Về đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty: Phần đông là những lao động có tuổi đời cao. Công ty lại chưa thực sự chú trọng đến việc tuyển dụng đến những lao động trẻ, có khả năng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một thiếu sót lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MASIMEX.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và tồn tại trên của Công ty là:
Một phần lớn xuất phát từ chính Công ty, một phần do các nguyên nhân khác quan đem lại. Về nguyên nhân chủ quan, trình độ năng lực yếu kém của một bộ phận cán bộ xuất nhập khẩu không đáp ứng, được nhứng đòi hỏi của các nghiệp vụ nhập khẩu. Thêm vào đó là việc công ty thiếu vốn kinh doanh dẫn đến bị động trong thực hiện hợp đồng, chịu chi phí lãi vay cao hơn. Ngoài ra, trước khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty cũng chưa nghiên cứu thị trường đầy đủ, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính sách ngọại thương, chính sách thuế của Nhà nước thiếu tính nhất quán, cơ sở hạ tầng nền kinh tế yếu kém thể hiện mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính không đáp ứng đủ đòi hỏi của nền kinh tế, thói quan lieu, tham nhũng của môt bộ phận công chức, thủ tục hành chỉnh rườm rà, tỷ giá hối đoái không ổn định, tỷ lên lạm phát cao.
2: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh của Công ty MASIMEX trong những năm tới.
2.1. Một số giải pháp từ phía công ty.
2.1.1 Giải pháp về chiến lược kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với nhù cầu thị trường với khả năng cung cấp, khắc phục dần tình trạng bị động trong kinh doanh, xây dựng cho mình khả năng chiếm lĩnh thị trường cao nhất. Ban lãnh đạo công ty cần khuyến khích những năng lực, có kinh nghiệm tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh.
Công ty cổ phần MASIMEX là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thêm vào đó lại có những hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ. Do đó lĩnh vực và quy mô hoạt động của công ty là rất lớn nếu như không có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn thì mọi nổ lực để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, sẽ rất khó đạt được. Vì vậy, trong ngắn hạn và dài hạn công ty cần xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu để phát huy thế mạnh của công ty trên thị trường quốc tế cũng như nội địa.
2.1.2. Giải pháp về tổ chức nhân sự
Để tồn tại trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt như trong giai đoạn hiện nay thì công ty cần có một cơ cấu nhân sự gọn nhẹ và linh hoạt với hiệu quả cao. Tại công ty hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn ít, nhiều khi lại không đồng đều giữa các bộ phận. Tính độc lập của các phòng ban trong việc tìm kiếm và thực hiện hợp đồng khiến cho hiệu quả công việc tự kiếm và thực hiện hợp đồng khiếu nại cho hiệu quả công có nhiều lúc không được cao, có phòng xuất nhập khẩu đóng góp lớn vào thu nhập của công ty, có phòng lại không đạt được chỉ tiêu đề ra. Vì vậy cấn phải giảm bớt các cá nhân làm việc không hiệu quả ở các phòng kinh doanh, có thể cho thôi việc hoặc thuyên chuyển sang làm việc tại bộ phận khác. Đồng thời phải kịp thời bổ sung thêm các cán bộ có năng lực để nâng cao hiệu quả cho các bộ phận. Thêm vào đó công ty cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận để thay thế cho cán bộ sắp nghỉ hưu, song song với công tác đạo tạo đội ngũ cán bộ kế cận. Công ty cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong công ty, tạo động lực mới cho công ty.
Công ty cũng cần duy trì kỷ luật trong công ty bằng cơ chế thưởng phạt phân minh nhằm tạo sự công bằng trong đối xử giữa các nhân viên trong công ty. Để các cán bộ nhân viên yên tâm cống hiến cho công ty, cần phải tiến hành các chương trình đạo tạo, giáo dục về truyền thống nâng cao niềm tự hào của họ về công ty, tin tưởng lãnh đạo, vào tương lai của công ty.
Trong thời gian tới công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty cần phải tổ chức các khóa học đạo tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên về luật pháp, về tình hình thị trường và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. Công ty cũng cần tạo điều kiện về mặt vật chất và tình thần cho cán bộ công nhân viên tự đạo tạo nâng cao trình độ chuyên độ. Sự quan tâm đến công tác đạo tạo và bồi dưỡng cán bộ sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn, giảm các sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.1.3. Giải pháp về vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đặc biệt là công ty nhỏ và vừa như công ty MASIMEX. Từ năm 2005, khi chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức kinh doanh cổ phần, công ty có thêm nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phần bên cạnh nguồn vốn do nhà nước đầu tư. Công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc bán cổ phần cho các cán bộ công nhân viên trong công ty và một số đối tác trong nước mà chưa bán rộng rãi ra công chúng qua thị trường chứng khoán, nên nguồn vốn huy động được từ việc bán cổ phần là không nhiều. Nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại trong thời gian vừa qua của công ty là rất lớn chiếm phần lớn nguồn vốn kinh doanh của công ty, do nguồn vốn tự có của công ty là khá bé nhỏ. Trong thời gian qua, do lãi suất ngân hàng tăng cao, nên chi phí lãi vay của công ty cũng tăng cao. Do vậy, mà công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc huy động vốn trong kinh doanh. Trong thời gian tới công ty cần mở rộng thêm các hình thức huy động vốn như phát hành thêm cổ phần ra thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu.
Huy động vốn đã khó việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả lại càng khó hơn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần phải làm tốt công tác quản trị tài chính. Công ty cần lựu chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn tránh được tình trạng ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn như hang tồn kho, tiền mặt, xây dựng thêm các tài sản cố định cần thiết, nâng cấp, sửa chữa các tài sản bị hao mòn, thanh lý các tài sản cố định hư hỏng hoặc không sử dụng,khai thác tối đa công suất sử dụng tài sản cố định để giảm chi phí cố định bình quân trên một sản phẩm.
Ngoài biện pháp trên, công ty nên thực hiện các công việc khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đưa ra phương án hợp lý, xây dựng các chiến lược kinh doanh,các kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
2.2. Một số kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong những năm tới.
2.2.1. Hoàn thiện chính sách đối ngoại và ngoại thương
Các chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước luôn ảnh hưởng rất lớn đến công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty MASIMEX. Chính sách kinhtế đối ngoại cần tiếp tục mở rộng và tăng cường theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Các cơ quan tham tán thương mại nên mở rộng xuác tiến thương mại ở các nước để tạo điều kiện cho công ty trong nước tiếp cận thụ trường nước ngoài. Chính sách kinh tế đối ngoại phải luôn đi đầu tạo các mối quan hệ kinh tế chính trị thân thiết với các khu vực thị trường để tạo bước đệm cho các công ty trog nước bước ra thị trường nước ngoài.
Các chính sách ngoại thương của Việt Nam nên cải cách theo hướng nhất quán và ngày càng thông thoáng. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trao đổi để hợp tác với các doanh nghiệ ở ngoài nước để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Việc Việt Nam gia nhập WTO ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, do vậy Nhà nước cần có chính sách phù hợp để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực,thúc đẩy các ảnh hưởng tích cực đối với doanh nghiệp.
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp và ngoài nước bằng việc giảm thiểu tiến tới dỡ bỏ các hang rào thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hang hoá lưu chuyển giữa các quốc gia dễ dàng.
Nhà nước cần đẩy mạnh hơn các cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu như cải cách về thủ tục hải quan, tinh giảm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục xin kiểm dịch,…
2.2.2. Các biện pháp trong lĩnh vực tài chính tín dụng
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động có thể tác động có thể khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu. Do đó nhà nước luôn điều chính chính sách tỷ giá hối đoái cho phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện nhất định của nền kinh tế. Nhìn chung chính sách tỷ giá hối đoái VNĐ so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới đều được ngân hang Nhà nước kiểm soát chặt chẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước. Nhà nước ta nên hạn chế tiến tới việc dỡ bỏ hoàn toàn đối với việc kiểm soát tỷ giá hối đoái, thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi để cho thị trường tự quyết định giá thị trường của tiền tệ. Đồng thời Nhà nước cần xây dựng các cơ chế để đối phó vớ các tác động tiêu cực do biến động tỷ giá như sử dụng bảo hiểm nhập khẩu để hạn chế sử biến động của tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu, Đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước mua bán, hoán đổi ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hang Nhà nước công bố. Đặc biệt cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối với việc sử dụng ngoại tệ lãng phí để nhập khẩu các hang hoá xa xỉ để giành số ngoại tệ đó nhập khẩu các vật tư thiết bị máy móc cho nền kinh tế hoặc các mặt hàng tiêu dung thiết yếu phục vụ cho người tiêu dung trong nước.
2.2.3. Hoàn thiện thủ tục hải quan
Ngành hải quan là ngành trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ, giảm bớt sự phiền hà sách nhiễu đối với doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển.
Ngành hải quan cần công khai minh bạch hoá các thủ tục, quy định hải quan, các chính sách pháp luật liên quan đến hải quan nhằm giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu chấp hành nghiêm chính pháp luật. Đồng thời trong nội bộ ngành hải quan cần phải rà soát kỹ càng công tác cán bộ, tránh tình trạng các nhân viên hải quan kém phẩm chất, sách nhiễu vòi vĩnh doanh nghiệp. Hơn nữa do trình độ chuyên môn của cán bộ hải quan không kịp với yêu cầu khách quan nên hoạt động của đội ngũ này có hiệu quả chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới nghành hải quan nên đạo tạo và bỗi dưỡng thêm cho các cán bộ hải quan cả về trình độ nghiệp vụ cũng như đạo đức và bản lĩnh chính trị.
Để giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc đi lại và chờ đợi làm thủ tục hải quan các cơ quan cần phải hoàn thiện hơn nữa quy trình làm thủ tục hải quan, áp dụng phổ biến hơn nữa quy chế khai báo hải quan điện tử vào thực hiện thủ tục hải quan. Để giảm bớt số lượng các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu, các cảng biển gây ách tắc tại các cửa khẩu, ngành hải quan cần mở rộng thêm nhiều các cơ quan thủ tục hải quan nội địa.
2.2.4. Các biện pháp về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, hơn nữa thuế còn là công cụ để Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, điều tiết nền kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay, Việt Nam thuế quan phần lớn là thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Các quy định về thuế nước ta còn khá rườm ra và dễ gây hiểu nhầm như cùng một mặt hàng nhưng lại áp dụng hai mức thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của hàng hoá đó. Do vậy các quy định về thuế của nước ta nên chi tiết cụ thể đến từng chủng loại mặt hang và cập nhật thêm các hang hóa mới trên thị trường trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế và nộp thuế, tránh tình trạng trốn thuế, lậu thuế
Trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định đa phương và song phương, tuy vậy mức thuế nhập khẩu vẫn cao. Mức thuế nhập khẩu cao sẽ dẫn đến việc nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc sẽ rất hạn chế, vì các mặt hang này lại rất cần thiết cho nền kinh tế. Do đó sẽ dẫn đến gia tăng trốn lậu thuế. Để tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu nhà nước ta cần phải cắt giảm hơn nữa hàng rào thuế quan, có những ưu đãi khuyến khích về thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thiện đối với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp.
Nhà nước ta cần phải quản lý chặt chẽ công tác truy thu thuế, để tránh thất thu thuế cho ngân sách vừa ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế để đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
2.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tài chính, thông tin liên lạc.
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thì vấn đề cần đặt ra phải nâng cấp đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải. Nhằm tạo điều kiện cho việc chuyên chở, giảm cước phí, tránh được tình trạng ùn tắc giao thông. Nhà nước cần phải quy hoach, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các mạng lưới cầu cảng, kho tang thuận lợi cho việc bốc xếp và lưu trữ hang hoá coi đây là một bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng của quốc gia, nhằm đảm bảo tính hợp lý và thuận tiện tránh lãng phí
Nhà nước cần tạo và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, telex, fax và hiện nay là mạng internet để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến cận với các nguồn thông tin đa chiều về tình hình thị trường trong nước và ngoài nước. Cơ sở vật chất trong ngành thông tin của Nước ta còn nghèo nàn chưa theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần đầu tư thêm để nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc, viễn thông để tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được các thông tin từ thị trường nước ngoài, trao đổi thông tin dễ dàng hơn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.2.6. Hoàn thiện về công tác thống kê
Thống kê được xem là một công việc không thể thiếu được trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Nguồn thông tin do thống kê đưa ra, có thể giúp cho doanh nghiệp thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu kém trong sản xuất kinh doanh cuả công ty. Để từ đó, có thể đưa ra những hướng đi nhằm khắc phục, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhưng một điều ta nhận thấy rõ là công tác này vẫn chưa được coi trọng đúng mức tại các doanh nghiệp nước ta. Ở doanh nghiệp Việt Nam, phòng kế toán kiêm luôn công tác thống kê . Vì vậy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã có bị ảnh hưởng. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có một phòng thống kê riêng để giúp cho công ty có thể giải quyết toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và từ đó dự đoán xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Công ty cùng cần phải tiến hành đạo tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê vững về chuyên môn và nghiệp vụ. Để giúp công ty ra những quyết định đúng đắn, từ đó nâng cao hiệu quả của công ty. Ngày này, cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì cần áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn của cuộc sống. Đặc biệt, trong những năm gần đây tin học được sử dụng trong thống kê đã giúp cho cán bộ thống kê giảm bớt khối lượng công việc và đã đạt được được hiệu quả cao. Vì vậy mỗi công ty cần phải trang bị hệ thống máy vi tính, lựa chọn những phần mềm chuyên sâu trong lĩnh vực thống kê. Như phần mềm SPSS…
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã từng bước đi lên và phát triển mãnh mẽ, kinh tế Việt Nam đã tham gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ đó các doanh nghiệp đã tìm cho mình được hướng đi đúng đắn khi tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mỗi doanh nghiệp đã phần nào có những thành công riêng khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu góp phần vào công cuộc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Trải qua nhiều khó khăn và thử thách. Công ty xuất nhập khẩu vật tư và xuất nhập khẩu MASIMEX đã càng lớn mạnh và trưởng thành. Hiện này công ty đã xây dựng được 4 phòng xuất nhập khẩu có năng lực thực hiện các hợp đồng nhập khẩu ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu, công ty đã đạt được những thành tựu đáng khen ngợi, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại , hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty. Qua thời gian nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu M ASIMEX. Em đã chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu MASIMEX giai đoạn 2005-2008”. Đề tài của em nhằm mục đích nghiên cứu phân tích, thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp không chỉ cho công ty trong thời gian tới, mà còn áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác tại Việt Nam. Do điều kiện vê thời gian và trình độ có hạn nên em chỉ mới trình bày một cách khái quát chưa đi sâu vào từng chi tiết, chỉ đưa ra một số kiến nghị mang tính chất phương hướng nhằm tạo hiệu quả hơn trong công việc kinh doanh nhập khẩu mặt hang vật tư và thiết bị tại công ty MASIMEX cũng như một số doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Do vậy em mong muốn được sự bổ sung, góp ý của các thầy cô giáo
Em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS. Trần Ngọc Phác cùng toàn bộ các cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu MASIMEX đã giúp em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “ Lý thuyết thống kê”- NXB Thống kê - Chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị Kim Thu
Giáo trình “ Thống kê kinh doanh” - NXB Thống kê - Chủ biên GS. Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS Nguyễn Công Nhự
Giáo trình “Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế’ – NXB Giáo dục - Chủ biên PGS.TS Trần Chí Thành
Báo cáo kết quả 4 năm của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu MASIMEX
Các trang web: www. Wneconomy.com.vn,vietnamnet.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 34.DOC