Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương "chất khí" (VL 10 Cơ Bản) nhằm phát triển tư duy của học sinh
MS: LVVL-PPDH043
SỐ TRANG: 112
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã khẳng định “Áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để
bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII tiếp tục khẳng định “Phải khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình DH, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS”.
Mặt khác, mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay đã được xác định rõ tại Hội nghị Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2 (khoá VIII). Một trong những mục tiêu đó là đào tạo thế hệ
trẻ có phẩm chất và năng lực sau: “Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ
tri thức và khoa học hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp, có tính tổ chức kỹ luật”. Và điều 28 của luật giáo dục yêu cầu: “Phương pháp dạy học phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Để đáp ứng yêu cầu trên, không có con đường nào khác là Nhà trường cần thay đổi toàn bộ
diện mạo của mình, mà chúng ta vẫn thường nói là đổi mới giáo dục [14]:
- Đổi mới quan điểm dạy học
- Đổi mới về nội dung
- Đổi mới phương pháp dạy học
- Đổi mới kiểm tra đánh giá
- Khai thác tối đa các phương tiện kỹ thuật hiện đại, cải cách các thiết bị học đường phục vụ
cho các PPDH mới
Những năm gần đây, các PPDH tích cực được các nhà khoa học giáo dục chú ý đưa vào giảng
dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Muốn vậy, đòi hỏi GV phải tạo
điều kiện cho HS hoạt động trong giờ học có thể là tổ chức cho HS làm việc nhóm, giải quyết
những nhiệm vụ học tập.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là sử dụng PP DHKP trong
dạy học ở phổ thông nhằm phát triển tư duy, nâng cao hiệu quả dạy học với tên của đề tài là “Vận
dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương “Chất khí” (Vật lí 10 Cơ bản) nhằm
phát triển tư duy của học sinh”.
PP DHKP lần đầu tiên được PGS. TS Lê Phước Lộc đưa ra trong các công trình nghiên cứu
hợp tác với Hà Lan của Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ, đã được báo cáo tại các hội thảo về đổi mới PPDH trong nước và đã được đưa vào các bài giảng lí luận DH của mình. Phù hợp với
xu hướng thay đổi PPDH, PP DHKP bước đầu đã được một số GV ở Đồng bằng sông Cửu Long
vận dụng có hiệu quả. Thông qua một chương cụ thể ở lớp 10, chúng tôi muốn khẳng định lại ý
nghĩa của PP DHKP đối với sự phát triển trí tuệ của HS, tạo đà cho việc triển khai PPDH này ở
nhiều trường phổ thông.
Như ở tên của đề tài, việc làm của chúng tôi có thể sẽ mang một ý nghĩa khái quát cho toàn bộ
việc DH nói chung, trong DH Vật lí nói riêng. Song do thời gian và một số hạn chế khác, chúng tôi
chỉ nghiên cứu thử nghiệm cho chương “Chất khí” lớp 10 – chương trình cơ bản.
2. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu sử dụng PP DHKP với những nhiệm vụ học tập (NVKP) phù hợp trong các
giờ học Vật lí thì có thể làm HS vừa hứng thú học môn Vật lí, vừa tập cho HS thói quen tư duy
(khám phá), đặc biệt là sự nhanh nhạy trước những trở ngại về trí tuệ, góp phần nâng cao hiệu quả
học tập Vật lí.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Để chứng minh cho giả thuyết, chúng tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu lí luận: Việc trước tiên, chúng tôi muốn trang bị cho mình vững vàng về lí luận,
nhất là những lí luận liên quan trực tiếp đến nội dung khoa học của đề tài, như: vấn đề tâm lí học,
các PPDH tích cực, PP DHKP từ đó đưa ra một mô hình thực nghiệm.
- Hiểu biết nhiều thêm về thực tiễn DH ở nhà trường, nhất là chương trình lớp 10 Trung học
phổ thông.
- Tìm hiểu thêm về lí thuyết Vật lí có liên quan đến nội dung chương “Chất khí” để đảm bảo
có những NVKP hay cho TNSP.
- Đánh giá những ý đồ sư phạm thông qua cuộc TNSP.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: HS lớp 10 THPT và nội dung chương “Chất khí” trong SGK Vật lí 10
cơ bản.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong các giờ học
Vật lí trước và trong các buổi TNSP.
4.3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng PP DHKP nhằm phát triển tư duy HS trong DH
chương “Chất khí” Vật lí 10 cơ bản tại trường THPT Bình Đại A, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
5. Những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu lí thuyết:
Các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước xung quanh vấn đề giáo dục và thay đổi
nội dung, PP giáo dục trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí và lí luận DH, tập trung vào quá trình nhận thức và tính tích
cực hoạt động học, các PPDH tích cực trong đó đi sâu tìm hiểu PP DHKP, tìm qui trình thiết kế các
NVKP để sử dụng cho đề tài.
- Nghiên cứu tiền TNSP:
Nghiên cứu chương trình Vật lí 10 cơ bản, đặc biệt là chương “Chất khí” để chuẩn bị các
bài thử nghiệm theo PP DHKP.
Nghiên cứu thực trạng dạy Vật lí ở một số trường THPT Bến Tre: dự giờ, thăm dò ý kiến
GV, HS về vấn đề dạy và học Vật lí.
Nghiên cứu kết quả học tập môn Vật lí của HS các lớp TN và ĐC trước khi các em bước vào
thực nghiệm (pretest) để đối chiếu với các kết quả sau TNSP.
- Tổ chức TNSP:
Chọn các lớp TN và ĐC trong trường THPT Bình Đại A, Bến Tre cũng như GV hợp tác dạy,
dự giờ.
Lấy số liệu từ quan sát, điều tra sau thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra . (Postest) để thống
kê, nhận định kết quả nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận (nghiên cứu lí thuyết): Với phương pháp này cho phép ta lọc
lựa các kết quả nghiên cứu, tổng hợp chúng và vận dụng cho đề tài, làm cho đề tài có cơ sở lí luận
vững chắc.
- Phương pháp điều tra (thăm dò ý kiến HS trước và sau TNSP).
- Phương pháp quan sát (tìm kiếm các dấu hiệu tiến bộ của HS các lớp TN trong quá trình TN,
so sánh với các dấu hiệu được quan sát ở HS lớp ĐC).
- Phương pháp TNSP.
- Phương pháp toán học thống kê để xử lí các kết quả TN.
7. Cấu trúc tổng thể luận văn
Luận văn được chia thành ba phần chính:
- Phần Mở đầu
- Phần nghiên cứu và kết quả
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Áp dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương “Chất khí” vật lí
10 cơ bản
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm và kết quả
- Phân kết luận
Tài liệu tham khảo
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học chương Chất khí (Vật lý 10 Cơ Bản) nhằm phát triển tư duy của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẽ thêm đường đẳng nhiệt để giải thích
đường đẳng tích biểu thị thể tích lớn nhưng khi vận dụng định luật Bôilơ – Mariốt vào để giải thích
lại mắc sai lầm (p V).
Câu 2 đề 579STN: Nguyễn Phạm Kim Thoa 10B2 dựa vào đồ thị xác định được quá trình biến
đổi trạng thái trạng thái nhưng chưa xác định được mối quan hệ giữa các thông số trạng thái qua quá
trình biến đổi trạng thái.
Câu 4 đề 579 STN: Nguyễn Phạm Kim Thoa 10B2 chưa xác định đúng trạng thái của một
lượng khí vì em xác định trạng thái của khí theo kiểu “lối mòn” gặp thông số đầu tiên xác định là 1
và điều này còn được thể hiện rõ qua cách trình bày của em (dựa vào định Bôilơ – Mariốt xác định
áp suất và sau đó lấy kết quả áp suất này nhân với số lần bơm).
3.4.7. Thăm dò HS sau TN (phụ lục 12)
Kết quả thăm dò ý kiến HS cho thấy: HS hứng thú với việc học nhóm (52,9%), thích được
GV trao nhiệm vụ học tập cho HS trao đổi, thảo luận để tìm ra kiến thức cần học (70%). Khi trao
đổi, thảo luận tìm ra kiến thức HS rất hứng thú (60%), kiến thức HS học được nhớ lâu hơn (82,9%),
vận dụng và liên hệ được các bài học lại với nhau (64,3%), tự tin mỗi khi giải quyết vấn đề (37,1%).
Cụ thể đối với chương “Chất khí” HS nhận thấy: tiết học sinh động, HS làm việc nhiều hơn
(95,7%), vận dụng được kiến thức (82,9%), nhớ bài lâu hơn (65,7%)… Kết quả, HS thích được GV
dạy các chương khác giống như chương “Chất khí” (88,6%) và đối với bài kiểm tra cuối chương HS
tích cực và tự tin trong khi làm bài (87,1%), chỉ có (2,9%) HS làm bài miễn cưỡng và (10%) HS
không đủ khả năng làm bài.
Từ kết quả thăm dò ý kiến cho thấy HS rất hứng thú đối với PP DHKP, mặc dù chương “Chất
khí” được dạy ở thời điểm trước và sau tết. Kết quả học tập của HS có sự tiến triển theo chiều
hướng tích cực một cách rõ rệt (xem bảng 3.4 và đồ thị hình 3.3). Điều này cho thấy ta có thể đưa
PP DHKP vào dạy học ở trường THPT Bình Đại A nhằm để nâng cao kết quả học tập cho HS.
3.5. Tóm tắt kết quả thực nghiệm
- Những khó khăn về phía HS khi thực hiện các PPDH tích cực có thể giải quyết được, nếu tin
tưởng ở HS và kiên trì thực hiện từ từ.
- Các vấn đề (NVKP) giao cho HS mà hấp dẫn, cuốn hút HS cũng như tạo điều kiện cho HS có
thể khám phá sẽ tạo sự tự tin vào bản thân, đó là động lực mạnh mẽ trong học tập của các em.
Trong quá trình dạy học chương “Chất khí” tôi nhận thấy HS nhóm TNSP học nghiêm túc hơn
hẳn nhóm ĐC. HS nhóm ĐC trong những ngày trước và sau tết, tinh thần học tập của HS giảm đi rất
nhiều: rất nhiều HS không chuẩn bị bài, không làm bài tập và học tập không tích cực: HS không
phát biểu xây dựng bài và có nhiều HS thờ ơ với bài học. Trái lại, nhóm TN HS rất hứng thú với các
nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ này đã thu hút HS vào các hoạt động học tập: HS chuẩn bị trước bài
ở nhà, vào lớp phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Đối với các bài tập tư duy HS nhóm TN có thể vận
dụng các kiến đã học vào hoàn thành tốt. Ngược lại, HS nhóm ĐC không thể vận dụng kiến thức đã
học vào giải các bài tập tư duy, HS chỉ có thể làm được các bài tập theo khuôn mẫu và các bài tập
đơn giản thay số vào.
Qua kết quả quan sát những tiết TNSP trên lớp cho thấy HS học tập tích cực và lấy lại được
niềm tin khởi nguồn từ các hoạt động học tập trao đổi nhóm giải quyết các NVKP: HS trao đổi
nhóm ở những tiết đầu TN chưa cách biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể. HS
trao đổi nhóm chưa thật sự nghiêm túc: HS thờ ơ, coi đây không phải nhiệm vụ của bản thân cá
nhân mà đây là công việc của nhóm, biểu hiện này xuất hiện ở một số ít HS của nhóm, do thói quen
học tập thụ động, không quen đóng góp ý kiến. Ở những tiết sau đã thu hút được số HS này vào các
hoạt động tích cực: đóng góp ý kiến cho nhóm. Và HS dần dần biết cách vận dụng các kiến thức đã
học vào giải quyết có hiệu quả các NVKP được đưa ra trên lớp. Thông qua kết quả trao đổi nhóm
hấp dẫn và thú vị đã thu hút HS làm cho HS lấy lại niềm tin vào học tập: số HS phát biểu xây dựng
bài trên lớp ngày càng nhiều hơn, với những câu trả lời ngày càng đầy đủ và chính xác hơn (xem
phụ lục 2).
Qua kết quả điều tra HS cho thấy HS thích thú với việc học nhóm giải quyết các NVKP để tìm
ra kiến thức mới. HS nhận thấy với cách học này làm cho HS nhớ bài lâu hơn, biết cách sử dụng
kiến thức có hiệu quả vào trong các tình huống cụ thể và HS thấy tự tin hơn mỗi khi giải quyết một
vấn đề cụ thể (một câu hỏi, một nhiệm vụ GV đặt ra trên lớp). HS có thể thấy được mối liên hệ giữa
các kiến thức của bài học, giữa các bài trong chương và bài kiểm tra chương “Chất khí” HS làm bài
tích cực và tự tin. Đây là những điều HS đạt được ở chương “Chất khí” mà ở những chương trước
đó đã học không có được. Do đó, HS mong muốn được GV dạy các chương khác giống như chương
“Chất khí” (xem phụ lục 14).
Qua kết quả bài kiểm tra của HS tôi nhận thấy số HS đạt từ 5 điểm trở xuống nhóm ĐC
46,2% và nhóm TN 21,6%; số HS đạt từ 7 điểm trở lên nhóm ĐC 12,8%, nhóm TN 48,6%. Từ kết
quả này chúng tôi nhận thấy số HS yếu của nhóm TN giảm 24,6% và số HS khá giỏi tăng 35,8% so
với nhóm ĐC. Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC ( Ð 5,39CX , 6,83TNX ) đã được
kiểm định là có ý nghĩa, hay nói khác hơn PP DHKP mang lại kết quả cao hơn so với các PP khác.
So sánh với kết quả tiền TN: số HS yếu của nhóm TN giảm đi 48,7% so với trước khi tiến hành TN
(trước TN 70,3%) trái lại số HS khá giỏi của nhóm TN tăng lên 32,4% so với trước khi tiến hành
TN (trước TN 16,2%).
3.6. Nhận định kết quả thực nghiệm sư phạm
Trước thực nghiệm
Tinh thần học tập: 25% HS không thích thú trong học tập biểu hiện ở sự nhàm chán học tập
với sự miễn cưỡng bắt buộc; 22,1% chỉ học bài trước khi đến lớp; 11,8% chỉ học bài và làm bài tập
nếu chưa có điểm kiểm tra miệng; 27,9% chỉ đọc trước bài nếu GV yêu cầu; 60,3% HS chỉ lắng
nghe khi học bài mới… không khí lớp học rất tầm, rất ít HS phát biểu xây dựng bài (xem phụ lục
13).
Tư duy: Kiến thức HS học được rời rạc (64,7% HS học cái gì biết cái đó), HS chưa biết cách
vận dụng kiến thức vào giải quyết một vấn đề cụ thể (82,4% HS giải thích hiện tượng Vật lí dưới sự
hướng dẫn của GV), chỉ có thể làm được những bài tập đơn giản thay số vào (54,4%)… chưa có khả
năng suy luận trước một vấn đề cụ thể (xem phụ lục 13).
Sau thực nghiệm
Tinh thần học tập: HS chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, tích cực phát biểu xây dựng bài (cả
về số lượng và chất lượng); HS rất phấn khởi và tự tin mỗi khi GV có yêu cầu thảo luận nhóm
(52,9%), không khí giờ học vui nhộn (95,7%); HS thích được dạy theo PP DHKP (88,6%); làm bài
kiểm chương “Chất khí” tích cực và tự tin (87,1%)... (xem phụ lục 14).
Tư duy: HS có thể liên hệ được kiến thức trong chương lại với nhau (64,3%), hoàn thành các
NVKP ngày tốt hơn (cả về thời gian và chất lượng), vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống
cụ thể và giải quyết chúng thông qua một số thao tác suy luận tư duy (suy luận tìm ra các mối quan
hệ của bài toán). (xem phụ lục 14).
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy HS nhóm TN sau TN có sự chuyển biến
tích cực thể: thái độ học tập, tư duy nhanh nhạy. Ngược lại, HS nhóm ĐC không có sự chuyển biến
tích cực gì so với trước khi thực nghiệm. HS khá vẫn chưa liên hệ được các kiến thức đã học vào
giải quyết một tình huống cụ thể, chưa phân tích được các mối liên hệ của bài toán (xác định trạng
thái của một khối khí theo kiểu “lối mòn”). (xem mục 3.4.6 b).
Phần KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy
học chương Chất khí (Vật lí 10 cơ bản) nhằm phát triển tư duy của học sinh” tôi đã đạt được những
kết quả sau:
- Nghiên cứu lí luận về dạy học tích cực, đặc biệt là đã làm sáng tỏ được những vấn đề về PP
DHKP để vận dụng nó vào dạy học.
- Nghiên cứu sâu những nội dung xung quanh các vấn đề về thuyết động học phân tử và các
định luật chất khí để phân tích sự phát triển của nội dung cũng như mức độ yêu cầu đối với HS
trong chương “Chất khí” (SGK VL 10 - CB).
- Dựa vào các nghiên cứu trên, tôi đã thiết kế được… nhiệm vụ khám phá để thực hiện phần
TNSP.
- Nghiên cứu, xây dựng tiến trình dạy học của chương “Chất khí”, soạn các giáo án theo
hướng tích cực hóa các hoạt động học của HS (giải quyết các nhiệm vụ khám phá) cho bốn tiết
TNSP chương “Chất khí”.
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết mà luận văn đặt ra, trong đó
có các công việc:
Điều tra và kiểm tra tiền thực nghiệm phục vụ cho đánh giá sau TNSP.
Dạy bốn tiết theo giáo án tích cực hóa HS tại Trường THPT Bình Đại A với 74 HS nhóm
thực nghiệm.
Lấy kết quả sau kiểm tra TNSP đối chiếu với HS hai nhóm ĐC và TN cũng như kết quả quan
sát trong khi TNSP để so sánh giữa hai nhóm và so sánh trước, sau TNSP.
Trong quá trình TNSP, tôi đã chọn việc thảo luận nhóm tại lớp và bài tập ở nhà để HS giải
quyết các NVKP. Tuy không phải là nội dung nghiên cứu chính song “nhóm” là công cụ hữu hiệu
để HS giải quyết NVKP (như tác giả của PPDH này đã khẳng định) và chính việc làm này đã tạo
cho HS khám phá nhanh, học tập sôi nổi. Việc khám phá ở nhà với những NVKP là một số thí
nghiệm đơn giản, HS có nhiều thời gian làm việc đã tăng thêm sự thú vị của môn Vật lí, đồng thời
tạo “gạch nối” giữa giờ học trước với giờ học kế tiếp.
Qua thực nghiệm, tôi càng thấy ý nghĩa hơn cho vấn đề thiết kế các NVKP cũng như việc tổ
chức cho HS học khám phá. Cụ thể:
- Muốn tạo NVKP hấp dẫn, cần sử dụng nhiều hình ảnh, các mô phỏng, các thí nghiệm đơn
giản… và đặc biệt là các ứng dụng thực tế.
- NVKP cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trong kế hoạch dạy học của GV để hoạch định thời gian
khớp với tiến trình bài giảng.
- Ghi nhận kết quả làm việc nhóm cả về nội dung khoa học lẫn thái độ học tập của HS.
Do thời gian thử nghiệm quá ngắn, điều kiện học của HS các trường THPT không cho phép
thử nghiệm ở nhiều lớp và một số điều kiện khách quan khác mà tôi chưa thể hài lòng với kết quả
thu được sau TNSP. Một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả như: GV và HS lần đầu tiên làm
quen với cách tổ chức học theo nhóm, HS chưa chuyển biến hẳn từ học thụ động sang học tích cực
và các điều kiện vật chất khác đối với một trường ở nông thôn… Vì thế tôi có dự định tiếp tục mở
rộng và kéo dài thêm công trình nghiên cứu của mình trong thời gian tới. Cụ thể:
- Nghiên cứu kĩ thuật để tiếp tục công việc thiết kế nhiều NVKP cho công việc giảng dạy của
mình.
- Mở rộng PP DHKP cho toàn bộ chương trình vật lí phân tử các chương còn lại của Vật lí 10.
- Phổ biến PP DHKP cho các động nghiệp thông qua các Hội thảo.
- Nghiên cứu và sử dụng các phần mềm mô phỏng vào thiết thế các NVKP làm cho các NVKP
trở nên thật sự thú vị và đầy hấp dẫn đối với HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh
(2006): Vật lí 10 - Nxb Giáo dục – Hà Nội.
02. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh
(2006): Sách giáo viên vật lí 10 - Nxb Giáo dục – Hà Nội.
03. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh
(2006): Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 10 - Nxb Giáo dục – Hà Nội.
04. Hoàng Chúng (1982): Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục - Nxb
Giáo dục – Hà Nội.
05. Phạm Thế Dân (2008): Những cơ sở lí luận của dạy học hiện đại - Bài giảng chuyên đề
sau đại học, Trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
06. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2008): Ứng dung công nghệ thông tin trong dạy học tích
cực - Nxb Giáo dục – Hà Nội.
07. Nguyễn Kỳ (1995): Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm - Nxb
Giáo dục – Hà Nội.
08. Lê Phước Lộc (2004): Lí luận dạy học - Trường đại học Cần Thơ.
09. Lê Phước Lộc (2002): Lí luận dạy học - Trường đại học Cần Thơ.
10. Lê Phước Lộc (2004): Phương pháp dạy học khám phá trong dạy học vật lí – Kỉ yếu –
Hội thảo khoa học đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở các trường đại học sư
phạm.
11. Lê Phước Lộc (2005): Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học - Kỉ yếu – Hội
nghị khoa học năm 2005 – Khoa Sư Phạm Trường Đại học Cần Thơ.
12. Lê Phước Lộc (2006): Lí luận dạy học vật lý - Trường đại học Cần Thơ.
13. Lê Phước Lộc (2006): Bồi dưỡng thường xuyên - Trường ĐH Cần Thơ.
14. Lê Phước Lộc, Bùi Quốc Bảo, Trần Quốc Tuấn (1994): Phân tích chương trình vật lí phổ
thông trung học - Trường đại học Cần Thơ.
15. Nguyễn Phú Lộc (2008): Giáo trình xu hướng dạy học không truyền thống - Trường đại
học Cần Thơ.
16. Phan Quý (2008): Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong chương “chất khí” vật
lí 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
17. Nguyên Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003): Phương
pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nxb đại học sư phạm Hà Nội.
18. Nguyên Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001): Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nxb đại học quốc gia Hà Nội.
19. Phạm Hữu Tòng (2005): Lí luận dạy học vật lí 1- Nxb đại học sư phạm Hà Nội.
20. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang (2008): Giáo trình tâm lí học đại
cương - Nxb thế giới.
21. Vương Tấn Sĩ (2008): Ứng dụng phần mềm mô phỏng thực hiện giáo án điện tử môn vật
lí - Trường đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG QUAN SÁT TRÊN LỚP
Bảng 1 (Bài 28 lớp 10B8)
Bảng 2 (Bài 28 lớp 10B9)
Bảng 3 (Bài 29 lớp 10B8)
Bảng 4 (Bài 29 lớp 10B9)
Bảng 5 (Bài 30 lớp 10B8)
Bảng 6 (Bài 30 lớp 10B9)
Bảng 7 (Bài 31 lớp 10B8 – Tiết 1)
Bảng 8 (Bài 31 lớp 10B9 – Tiết 1)
Bảng 9 (Bài 31 lớp 10B8 – Tiết 2)
Bảng 10 (Bài 31 lớp 10B9 – Tiết 2)
Phụ lục 2
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ QUAN SÁT NHÓM THỰC NGHIỆM
Tên bài
Phát biểu Giải quyết NVKP
Câu
hỏi
Số
lượt
giơ
Số
lượt
gọi
NVKP
Số
nhóm
hoàn
Số
nhóm
chưa
tay
phát
biểu
phát
biểu
sai
thành hoàn
thành
§28. Cấu tạo chất – Thuyết
động học phân tử chất khí
Câu 1 6 1
NVKP 1 4 8 Câu 2 8 1
Câu 3 27 2
Câu 4 14 0
NVKP2 4 8 Câu 5 3 3
Câu 6 4 1
§29. Quá trình đẳng nhiệt –
Định luật Bôilơ – Mariốt
Câu 1 2 0
NVKP 1 6 6 Câu 2 9 0
Câu 3 3 0
Câu 4 4 2
NVKP 2 4 8
Câu 5 7 0
Câu 6 10 0
Câu 7 18 0
§30. Quá trình đẳng tích –
Định luật Saclơ
Câu 1 16 0
NVKP 1 12 0 Câu 2 6 3
Câu 3 11 0 NVKP2 6 6 Câu 4 31 0
§31. Phương trình trạng thái
của khí lí tưởng
Câu 1 42 1 NVKP 1 12 0
Câu 2 36 0 NVKP2 8 4
Câu 3 35 0 NVKP 3 8 4 Câu 4 42 1
Câu 5 58 0
NVKP 4 12 0 Câu 6 24 2
Câu 7 38 0
Phụ lục 3
CÁC HÀM THỐNG KÊ
Trong quá trình xử lý số liệu tôi sử dụng Microsoft Excel với các hàm hay dùng sau:
Tìm số HS đạt điểm Xi dùng hàm COUNTIF(range, criteria). Trong đó, range là dãy điểm
của các HS, criteria là điểm cần tìm, hàm này có thể tìm điểm lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng và
tìm cả kí hiệu trong dãy.
Công thức tính điểm trung bình: 1
n
i
i
X
X
n
hoặc dùng hàm AVERAGE(number1,
number2,…) trong phần mềm Excel.
Công thức tính phương sai mẫu và phương sai mẫu hiệu chỉnh
o Phương sai mẫu: 22 2S X X hoặc dùng hàm VARP(number1, number2,…).
o Phương sai mẫu hiệu chỉnh:
2
2 .
1
n SS
n
hoặc dùng hàm VAR(number1, number2,…).
Công thức tính độ lệch mẫu và độ lệch mẫu hiệu chỉnh
o Độ lệch mẫu: 2S S hoặc dùng hàm STDEVP(number1, number2,…).
o Độ lệch mẫu hiệu chỉnh: 2S S hoặc dùng hàm STDEV(number1, number2,…).
Phụ lục 4
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
ĐỀ
1. Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc cao h=2m (Hình 1). Hãy tính vận tốc của vật khi
tới chân dốc B. (Lấy g=10m/s2 và bỏ qua mọi sức cản tác dụng lên vật).
2. Một vật có khối lượng 1kg từ độ cao 4m rơi xuống đất với vận tốc ban đầu 2m/s. (Lấy g=10m/s2)
a. Tính cơ năng tại lúc rơi.
b. Tính vận tốc chạm đất.
c. Ở vị trí nào vật có thế năng bằng động năng?
3. Một vật có khối lượng m1=2kg chuyển động với vận tốc v1=4m/s va chạm vào vật m2=3kg
chuyển động ngược chiều với vận tốc v2=2m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Hãy xác định vận
tốc của mỗi vật sau va chạm, biết rằng chúng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
ĐỀ
A
B
h
Hình 1
A
B
h
Hình 1
1. Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc cao h=3m (Hình 1). Hãy tính vận tốc của vật khi
tới chân dốc B. (Lấy g=10m/s2 và bỏ qua mọi sức cản tác dụng lên vật).
2. Một vật có khối lượng 1kg từ độ cao 6m rơi xuống đất với vận tốc ban đầu 2m/s. (Lấy g=10m/s2)
a. Tính cơ năng tại lúc rơi.
b. Tính vận tốc chạm đất.
c. Ở vị trí nào vật có thế năng bằng động năng?
3. Một vật có khối lượng m1=1kg chuyển động với vận tốc v1=8m/s va chạm vào vật m2=3kg
chuyển động ngược chiều với vận tốc v2=2m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Hãy xác định vận
tốc của mỗi vật sau va chạm, biết rằng chúng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
ĐỀ
1. Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc cao h=4m (Hình 1). Hãy tính vận tốc của vật khi
tới chân dốc B. (Lấy g=10m/s2 và bỏ qua mọi sức cản tác dụng lên vật).
2. Một vật có khối lượng 1kg từ độ cao 8m rơi xuống đất với vận tốc ban đầu 2m/s. (Lấy g=10m/s2)
a. Tính cơ năng tại lúc rơi.
b. Tính vận tốc chạm đất.
c. Ở vị trí nào vật có thế năng bằng động năng?
3. Một vật có khối lượng m1=5kg chuyển động với vận tốc v1=2m/s va chạm vào vật m2=3kg
chuyển động ngược chiều với vận tốc v2=4m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau. Hãy xác định vận
tốc của mỗi vật sau va chạm, biết rằng chúng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Phụ lục 5
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG “CHẤT KHÍ”
Đề: 159STN
Câu 1
a. Tại sao chất khí có thể gây ra áp suất lên thành bình? Áp suất của chất khí phụ thuộc như thế nào
vào thể tích và nhiệt độ?
b. Hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và từ đó suy ra biểu thức cho các đẳng quá trình.
A
B
h
Hình 1
Câu 2. Từ hình vẽ hãy cho biết đường đẳng nhiệt nào có nhiệt độ lớn hơn? Vì sao?
Câu 3. Quan sát đồ thị và bổ sung các thông tin còn thiếu bên dưới
Câu 4. Một quả bóng có dung tích 2 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần
bơm được 115 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 40 lần bơm. Coi quả
bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
Đề: 246STN
Câu 1.
a. Tại sao chất khí có thể gây ra áp suất lên thành bình? Áp suất của chất khí phụ thuộc như thế nào
vào thể tích và nhiệt độ?
b. Hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và từ đó suy ra biểu thức cho các đẳng quá trình.
Câu 2. Từ hình vẽ hãy cho biết đường đẳng tích nào có thể tích lớn hơn? Vì sao?
p
T(K)
V1
V2
0
quá trình
……………….
quá trình
……………….
(1) (...) (2)
1 1 1( , , )p V T 2 2 2( , , )p V T (…,….,…)
Câu 3. Quan sát đồ thị và bổ sung các thông tin còn thiếu bên dưới
Câu 4. Một quả bóng có dung tích 2,4 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi
lần bơm được 120 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 44 lần bơm. Coi
quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay
đổi.
Đề: 579STN
Câu 1.
a. Tại sao chất khí có thể gây ra áp suất lên thành bình? Áp suất của chất khí phụ thuộc như thế nào
vào thể tích và nhiệt độ?
b. Hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng và từ đó suy ra biểu thức cho các đẳng quá trình.
Câu 2. Từ hình vẽ hãy cho biết đường đẳng áp nào có áp suất lớn hơn? Vì sao?
Câu 3. Quan sát đồ thị và bổ sung các thông tin còn thiếu bên dưới
V
T(K)
p1
p2
0
quá trình
……………….
quá trình
……………….
(1) (...) (2)
1 1 1( , , )p V T 2 2 2( , , )p V T (…,….,…)
Câu 4. Một quả bóng có dung tích 3 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105Pa vào bóng. Mỗi lần
bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 50 lần bơm. Coi quả
bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
Phụ lục 6
ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TN CỦA NHÓM ĐC
STT Họ và tên TTN STN STT Họ và tên TTN STN
1 Trần Hoàng Ân 3 7 41 Nguyễn Hồng Ân 1.5 2.8
2 Ngô Lê Ba 2 5.8 42 Lê Tuấn Anh 2.8 5.5
3 Huỳnh Ngọc Châu 2.5 7 43 Trịnh Minh Bằng 8 7.5
4 Lê Minh Chí 4.5 8.3 44 Võ Thị Linh Châu 3.8 7.5
5 Hứa Thị Diễm 5.5 4.8 45 Nguyễn Thị Tú Duyên 4 6.5
6 Võ Đặng Thị Diễm 3 4.8 46 Huỳnh Thị Trúc Duyên 2.3 5.5
7 Đặng Thị Ngọc Diện 4.5 5 47 Trần Thị Thùy Dương 9 7
8 Lê Thị Mỹ Hạnh 5.3 6 48 Huỳnh Phương Hải 1.5 4
9 Đào Thị Bé Hằng 4.8 5.5 49 Nguyễn Thị Thu Hân 7 5.8
10 Nguyễn Thúy Hằng 3 3.5 50 Võ Thị Cẩm Hồng 3.5 3
11 Nguyễn Thị Thúy Hằng 2 4.3 51 Lê Thị Ly 2.5 7.3
12 Huỳnh Long Hội 1 4 52 Trần Minh Ngọc 1.5 5
13 Lê Khắc Huy 7.5 5.5 53 Nguyễn Quốc Nhân 3 7.3
14 Huỳnh Thị Lan Hương 5 3 54 Nguyễn Trí Nhân 10 4.5
15 Dương Thị Lan 2.5 6.8 55 Đinh Thiện Khôi Nguyên 5.5 5
16 Nguyễn Anh Lin 5.5 6.5 56 Võ Văn Nho 1.5 5.8
17 Huỳnh Thị Ngọc Loan 4.3 4.5 57 Võ Thị Nhung 3 3.8
18 Nguyễn Thị Huỳnh Ni 5.5 9 58 Ngô Huỳnh Như 3 7
19 Huỳnh Thị Kim Ngân 4.3 3 59 Trần Thanh Phong 5 2
20 Nguuyễn Văn Ngọc 7 7 60 Võ Quang Phú 8.5 5.5
21 Trần Trọng Nhân 2.5 5.8 61 Lê Phúc 2 4.8
22 Lê Thị Huyền Nhung 4 4 62 Nguyễn Bảo Phương 5 1
23 Nguyễn Lê Huỳnh Như 3.5 4.5 63 Nguyễn Hoài Phương 1.8 4.5
24 Quách Quòn 5 5.5 64 Trần Thị Thảo Phương 4.5 8
quá trình
……………….
quá trình
……………….
(1) (...) (2)
1 1 1( , , )p V T 2 2 2( , , )p V T (…,….,…)
25 Nguyễn Văn Sang 0.5 1 65 Mai Dương Nhật Quang 3.3 5.5
26 Đặng Võ Như Sương 2 7 66 Phan Thanh Sang 6.5 6
27 Mai Chí Tâm 1 3.5 67 Trần Văn Tài 2.5 6
28 Huỳnh Hữu Tiến 4 3.5 68 Trần Thanh Tâm 8.5 5
29 Đặng Thị Cẩm Tú 2 5 69 Đỗ Minh Thanh 3.5 7.5
30 Nguyễn Thị Cẩm Tú 0 5 70 Hà Quốc Thành 5.3 6.3
31 Cao Thanh Thảo 5.3 4.3 71 Nguyễn Hữu Thụy 7 4.8
32 Trương Thị Mai Thảo 7 7 72 Hứa Thị Cảnh Tiên 2.5 4
33 Nguyễn Thị Cẩm Thi 5.5 5 73 Trương Trung Tín 6.3 5.5
34 Huỳnh Minh Thuận 6.5 7 74 Nguyễn Phạm Kim Thoa 2 5
35 Trần Nguyễn Nhã Trâm 2.3 5.5 75 Phạm Minh Toàn 6.5 6.5
36 Mai Thị Trinh 4 7.3 76 Huỳnh Nguyễn Quốc Việt 4 6
37 Bạch Thị Mộng Trinh 3 5.5 77 Huỳnh Nguyễn Thế Việt 4 5
38 Nguyễn Thị Mộng Trinh 8.5 8 78 Huỳnh Tuấn Vũ 7 4.5
39 Hồ Thanh Trúc 4 6
40 Lê Thuận An 9.5 4.5
Phụ lục 7
ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TN CỦA NHÓM TN
STT Họ và tên TTN STN STT Họ và tên TTN STN
1 Huỳnh Xuân Ái 7.5 7.5 41 Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên 2.8 3.5
2 Võ Thị Trường An 3 4.5 42 Nguyễn Thị Cẩm Em 8 5.5
3 Trần Thị Cẩm Chi 5.3 7 43 Hà Thị Ngọc Hương 4.3 6
4 Lê Thị Thuý Diễm 3.5 5.8 44 Đinh Thị Ngọc Huyền 6.8 6.5
5 Phan Thị Thúy Duy 2.5 7.5 45 Hồ Duy Khánh 4.5 4.5
6 Nguyễn Xuân Dự 6 9.3 46 Phạm Phúc Khang 2.5 8
7 Võ Tiến Đạt 4 8.3 47 Hồ Đình Kiếm 2.8 8
8 Nguyễn Văn Đệ 5.3 9 48 Đào Thị Lan 9.3 7.5
9 Lê Phú Đô 9 6 49 Trịnh Ngọc Lan 9.3 10
10 Nguyễn Đức Đông 6 7 50 Lê Thanh Liêm 2.5 7.5
11 Nguyễn Văn Đông 2.8 3.8 51 Phạm Thị Thúy Liễu 3.5 5
12 Nguyễn Văn Được 2.5 9.5 52 Nguyễn Vũ Linh 2 3
13 Lê Phan Hương Giang 5 8.5 53 Trần Thị Ngọc Linh 2 7
14 Nguyễn Thị Ngọc Giàu 3.5 7.5 54 Võ Thị Yến Nhi 6 8
15 Phạm Trung Kiên 4.5 7.5 55 Trần Ngọc Phát 5 8
16 Phan Văn Lam 3.5 8.5 56 Lê Thanh Phong 2 3.5
17 Huỳnh Tiểu Long 4.3 6 57 Nguyễn Thị Diễm Phúc 3 6.5
18 Mai Luân 1 5 58 Võ Thị Thị Trúc Quyên 9 7.5
19 Lê Thị Hồng Nga 4.3 8 59 Lê Thị Diễm Quyền 1 4.8
20 Nguyễn Thị Thanh Ngân 1.5 6 60 Nguyễn Minh Tâm 5.3 4.8
21 Trần Thị Thảo Ngoan 3.5 7.3 61 Lê Hữu Thắng 7.5 9.5
22 Ngô Thị Cẩm Nhung 5.5 10 62 Nguyễn Hồng Thắm 4 4.5
23 Nguyễn Thị Nỵ 2 5 63 Lê Trần Thanh Thảo 1.5 6.8
24 Tống Thị Kim Phụng 3.5 7 64 Phan Ngọc Thiện 4 5
25 Võ Hoàng Phúc 9.5 9.5 65 Lê Thị Mỹ Tiên 0.5 4
26 Phạm Hồng Phước 4.5 8.5 66 Nguyễn Hữu Hoàng Tú 1 7.3
27 Trà Thanh Sang 4.5 6.5 67 Nguyễn Thị Thanh Thúy 8.3 8.8
28 Lê Tấn Tài 4 8.5 68 Lê Thị Ngọc Tuyền 6 8
29 Phạm Hoài Tâm 5 8 69 Lê Bách Tùng 8 8
30 Trần Thị Hồng Thắm 9 6 70 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2.5 6
31 Trần Thị Anh Thư 4.5 5.5 71 Trần Thị Ngọc Trâm 1 5.3
32 Lê Thị Mỹ Tiên 9 9.5 72 Trần Thị Kiều Trang 1.5 5.8
33 Võ Hữu Trạng 5 4.5 73 Trần Hoàng Vẹn 2 6.5
34 Nguyễn Thị Thanh Trúc 2.5 6.8 74 Võ Dương Vũ 5 5.8
35 Võ Thanh Trúc 4 8
36 Nguyễn Trầm Xa 4 9.5
37 Phạm Thị Mỹ Ý 6 7.5
38 Phạm Thị Kim Cương 4.5 9
39 Lê Chí Dũng 3 3
40 Nguyễn Sỉ Dương 3.5 7.3
Phụ lục 8
GIÁO ÁN
Bài 29. “Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Bôilơ – Mariốt”
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Chỉ ra được một trạng thái khí trong thực tế và những dấu hiệu cho thấy có sự biến đổi trạng thái
của khối khí đó.
- Sử dụng được định luật Bôilơ – Mariốt giải thích những hiện tượng nhiệt có điều kiện gần đẳng
nhiệt.
- Phát hiện được ý nghĩa Vật lí của đường đẳng nhiệt trên đồ thị P,V.
- Giải thích được định luật Bôilơ – Mariốt bằng thuyết động học phân tử chất khí.
b. Kỹ năng
- Đọc đồ thị
- Giải thích hiện tượng
2.Yêu cầu đối với HS
- Xem lại phương trình và dạng đồ thị của đường Hypebol (môn toán)
- Giấy kẻ ô li khổ 15x15 cm để vẽ đồ thị (dặn ở bài trước)
- Tích cực làm việc nhóm
- Mỗi em mang đến lớp một ống kim tiêm bằng nhựa
3. Phương pháp dạy học
- Diễn giảng – Khám phá
- Làm thí nghiệm – Khám phá
- Trao đổi trong nhóm cố định
4. Phương tiện dạy học
- Bộ thí nghiệm Bơilơ – Mariốt
- Máy tính, máy chiếu
- Các mẩu giấy in NVKP
- Bơm xe đạp
Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu nội dung của thuyết động học phân tử
- Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa khí lí tưởng và khí thực, nêu lí do để các nhà khoa học phải
nghiên cứu trên khí lí tưởng.
Mở bài:
(Nói về các đại lượng xác định trạng thái của một khối khí, sự cần thiết phải thiết lập mối quan
hệ, phương pháp nghiên cứu cô lập một đại lượng và xét mối xét mối quan hệ của hai đại lượng)
(Đầu bài)
Hoạt động học Hoạt động dạy Ghi bảng
- Một mol khí ở điều kiện
tiêu chuẩn: nhiệt độ 00C
(273K), áp suất 1at
(760mmHg), thể tích 22,4
lít. Khi nhiệt độ tăng áp
suất và thể tích sẽ thay đổi
- Dấu hiệu biến đổi: nhiệt
độ tăng (thay đổi)…
(Khi ép dần pittông
thể tích giảm dần, áp suất
tăng dần, nhiệt độ không
đổi)
(quá trình đẳng nhiệt)
NVKP 29 – 1
Khi nghiên cứu chất khí
người ta sử dụng từ “trạng
thái” và “biến đổi trạng
thái”. Hãy kể các trạng
thái của một khối khí
(chất khí) trong thực tế và
sự biến đổi trạng thái của
nó mà em biết. Dấu hiệu
nào cho biết có sự biến
đổi trạng thái của khối
khí?
(Trong nghiên cứu
người ta cô lập một đại
lượng, nghiên cứu hai đại
lượng – Sự biến đổi trạng
thái)
(Đọc SGK, mục I) Hãy
Mô tả sự diễn biến của TN
Hình 29.1
(quá trình chuyển
trạng thái, nhiệt độ không
1. Trạng thái và quá
trình biến đổi trạng thái
Trạng thái của một
lượng khí được xác định
bằng 3 thông số: p,V,T
Trạng thái 1 trạng
thái 2: biến đổi trạng thái
2. Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình biến đổi trạng
(Làm TN với ống tiêm)
(nén pittông thể tích càng
giảm, tay càng đauáp
suất tăng)
(nhiệt độ không đổi)
(ép nhanh và mạnh
nóng nhiệt độ thay đổi)
(Quan sát thí nghiệm, ghi
kết quả)
(tích pV hằng số p
tỉ lệ nghịch với V)
đổi đẳng nhiệt)
Từ dụng cụ đã có (ống
tiêm). Kéo pittông đi lên,
bịt kín đầu ra, nén pittông.
Quan sát kết quả.
(TN bơm xe đạp)
(Xác định mối quan hệ
định lượng giữa V và p)
Giới thiệu dụng cụ thí
nghiệm.
NVKP 29 – 2
Để biểu diễn thí nghiệm
định luật này một cách
gần đúng, khi làm thí
nghiệm, thầy phải ép từ từ
pittông của bơm. Tại sao
lại phải làm như vậy?
Thay vì ép từ từ, bây
giờ hãy ép nhanh và
mạnh, sau đó sờ vào ống
bơm trước và sau khi bơm
để cảm nhận.
Tiến hành TN
Hãy tính các giá trị của
tích pV từ kết quả thí
nghiệm và rút ra kết luận.
(pV=hằng số p tỉ lệ
nghịch với V – Nội dung
định luật Bôilơ – Mariốt)
thái khi T=hằng số
3. Định luật Bôilơ –
Mariốt
a. Thí nghiệm
Bảng kết quả thí nghiệm
(Thu được số liệu từ thí
nghiệm)
b. Định luật Bôilơ –
Mariốt
(chừa chổ về chép)
(nội dung dung định luật)
(vẽ đồ thị)
(hypebol)
(giải thích)
(giải thích)
Hãy dùng các số liệu
trong bảng kết quả TN để
vẽ đường biểu diễn sự
biến thiên của p theo V
trong hệ tọa độ (p,V)
(vẽ đồ thị)
(Đường đẳng nhiệt)
Đồ thị của đường đẳng
nhiệt có dạng gì?
Củng cố
- Yêu câu HS giải thích
định luật bằng thuyết
ĐHPT
- Ta dùng tay ép mạnh
bóng từ từ xuống bàn đến
khi nổ, cảm giác của tay
như thế nào? Hãy lí giải
nguyên nhân làm cho
bóng nổ.
Giao nhiệm vụ về nhà
- Trả lời các câu hỏi và
làm bài tập tr 159 SGK
-Chuẩn bị cho bài học sau
Xem trước ĐL Saclơ
Xem lại nhiệt độ tuyệt
đối
Giấy kẻ ô li khổ 15x15
cm để vẽ đồ thị
pV = hằng số
hay p V p V1 1 2 2
4. Đường đẳng nhiệt
(chừa chổ về nhà ghi)
(T2>T1)
Bài 30. “Quá trình đẳng tích – Định luật Saclơ”
p
O V
T1
T2
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Sử dụng được định luật Saclơ giải thích những hiện tượng nhiệt có điều kiện gần đẳng tích.
- Vẽ được đồ thị của đường đẳng đẳng tích và phát hiện được ý nghĩa Vật lí của nó
- Giải thích được định luật Saclơ bằng thuyết động học phân tử chất khí
- So sánh và giải thích được mối quan hệ thể tích của hai khối khí khi chúng được biểu thị trên
cùng một đồ thị
b. Kỹ năng
- Đọc đồ thị
- Giải thích hiện tượng
2.Yêu cầu đối với HS
- Xem lại nhiệt độ tuyệt đối
- Giấy kẻ ô li khổ 15x15 cm để vẽ đồ thị (dặn ở bài trước)
- Tích cực làm việc nhóm
3. Phương pháp dạy học
- Diễn giảng – Khám phá
- Đàm thoại – Khám phá
- Trao đổi trong nhóm cố định
4. Phương tiện dạy học
- Vẽ trên giấy khổ lớn Hình 30.2 SGK, mô tả thí nghiệm về quá trình đẳng tích.
- Máy tính, máy chiếu
- Các mẩu giấy in NVKP
Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu nội dung của định luật Bôilơ – Mariốt
- Nêu ý nghĩa Vật lí của đường đẳng nhiệt
Mở bài:
(Nhắc lại các đại lượng xác định trạng thái của một khối khí, bài trước cô lập T (Định luật Bôilơ
– Mariốt), tiếp tục cô lập V xác định mối quan hệ của p,T)
(Đầu bài)
Hoạt động học Hoạt động dạy Ghi bảng
(T giữ nguyên V
đè lên pittông vật nặng
p )
(Nhìn vào Hình 30.1
SGK) Hãy mô tả diễn biến
TN Hình 30.1.
Quá trình biến đổi
(Quá trình đẳng tích)
( p
T
=hằng số p T )
T vptử va chạm
mạnh và số lần va chạm
tăng p
(có dạng đường thẳng)
trạng thái V= hằng số
đẳng tích
Xét mối quan hệ định
lượng giữa p và T khi
V=hằng số
Giới thiệu dụng cụ TN
(bộ TN Hình 30.2)
(thông báo kết quả TN thu
được – bảng 30.3)
Hãy tính các giá trị của
p
T
từ đó rút ra mối liên hệ
giữa p và T trong quá
trình đẳng tích.
p
T
= hằng số p T
ĐL Saclơ
NVKP 30 – 3
Dựa vào thuyết ĐHPT
chất khí, hãy giải thích
định luật Saclơ
Từ mối quan hệ của p
và T, hãy cho biết dạng
của đồ thị biểu diễn mối
quan hệ này.
Chiếu cho HS xem đồ
thị của đường đẳng tích
được vẽ từ các số liệu
(p,T) của thí nghiệm mô
phỏng.
1. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng
thái khi V = hằng số
2. Định luật saclơ
a. Thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
(Ghi số liệu )
b. Định luật Saclơ
(chừa chổ về chép)
p
T
= hằng số
hay p p
T T
1 2
1 2
3. Đường đẳng tích
(chừa chổ về chép)
V2>V1
p
T(K)
V1
V2
O
(vẽ đồ thị)
(không, kéo về phía dưới
áp suất có giá trị âm)
(ĐL Saclơ thiết lập trên
KLT, trong thực tế – kỹ
thuật là khí thực)
Gaz khi mới nạp đầy p
của gaz lớn (an toàn), khi
đặt vào môi trường nhiệt
độ cao: T p (vượt
mức an toàn) nguy
hiểm
(Vẽ đồ thị)
NVKP 30 – 1
Đồ thị vẽ các đường đẳng
tích là những đường thẳng
tuyến tính. Về nguyên lí
toán học, các đường này
có thể kéo dài ra vô tận về
hai phía. Đối với định luật
về các chất khí, điều này
có cho phép không? Tại
sao?
Thử kéo dài đồ thị
xuống gốc tọa độ và
xuống nữa và lí giải các
trạng thái theo đồ thị xem
có còn ý nghĩa không?
Củng cố
- Vì sao những hiện tượng
trong thực tế, kỹ thuật thể
hiện gần đúng định luật
Saclơ?
- NVKP 30 – 4
Một bình đựng gaz khi
mới được nạp đầy, nếu
đặt nó ở môi trường nhiệt
độ cao, sẽ rất nguy hiểm
(có thể bị nổ). Em thử lí
giải vấn đề này cho người
trong gia đình để biết và
sử dụng gaz an toàn.
Giao nhiệm vụ về nhà
- Trả lời các câu hỏi và
làm bài tập tr162 SGK
-Chuẩn bị cho bài học sau
Xem lại ĐL Bôilơ –
Mariốt và ĐL Saclơ
Xem trước bài
Bài 31. “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng”
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Phân biệt được khí thực và KLT
- Đọc được thông tin từ đồ thị
- Thiết lập được phương trình trạng thái của KLT
- Nêu được ý nghĩa Vật lí của độ không tuyệt đối
b. Kỹ năng
- Đọc đồ thị
- Giải thích hiện tượng
2.Yêu cầu đối với HS
- Xem lại định luật Bôilơ – Mariốt và định luật Saclơ
- Tích cực làm việc nhóm
3. Phương pháp dạy học
- Diễn giảng – Khám phá
- Đàm thoại – Khám phá
- Trao đổi nhóm cố định
4. Phương tiện dạy học
- Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái.
- Máy chiếu, máy tính
- Các mẩu giấy in NVKP
Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định luật Bôilơ – Mariốt
- Phát biểu định luật Saclơ
Mở bài:
(Nói về các hiện tượng của chất khí, có liên quan đến cả ba thông số (p,V,T), cần phải thiết lập
mối quan hệ chứa cả ba thông số đó)
(Đầu bài)
Hoạt động học Hoạt động dạy Ghi bảng
(khí thực: không bỏ qua
lực tương tác giữa các
phân tử và thể tích phân
tử)
(ghi các ý chính)
(áp dụng được với nhiệt
độ, áp suất thông thường)
(1) ( 1 ):đẳng nhiệt
p V p V1 1 2
( 1 ) (2): đẳng tích
p p
T T
2
1 2
(1’) không có thật,
NVKP 31 – 1
KLT tuân theo đúng
các định luật chất khí
nhưng vì sao khí thực chỉ
tuân theo gần đúng các
định luật chất khí?
Hai điểm khác nhau cơ
bản giữa KLT và khí thực
(Viết ý chính)
Các định luật chất khí
có áp dụng được cho khí
thực không? Nếu được thì
trong trường hợp nào?
(Điều kiện thường,
không yêu cầu độ chính
xác cao, ta áp dụng được
các định chất khí cho khí
thực)
(Trong thực tế, các
thông số (p,V,T) đều thay
đổi. Cần thiết mối quan hệ
có cả ba đại lượng trên)
(chuyển tiếp sang phương
trình trạng thái)
NVKP 31 – 2
Hãy trình bày diễn biến
của sơ đồ hình 31.2 và nói
ý nghĩa của trạng thái
“trung gian” trong diễn
biến này.
1. Khí thực và khí lí
tưởng
- Khí thực tuân theo gần
đúng các định luật chất
khí.
- KLT tuân theo đúng các
định luật chất khí.
2. Phương trình trạng
thái của KLT
phương tiện trung gian để
lập luận
(quá trình đẳng áp:
p=hằng số)
V V
T T
1 2
1 2
(đường thẳng)
(Vẽ đồ thị)
Hãy chứng minh rằng
p V p V
T T
1 1 2 2
1 2
(Trước đây ta đã xét
hai đẳng quá trình (định
luật Bôlơ – Mariốt, định
luật Saclơ). Bây giờ ta xét
tiếp quá trình còn lại.
(chuyển tiếp sang quá
trình đẳng áp)
Từ phương trình trạng
thái, hãy suy đẳng quá
trình còn lại (quá trình p =
hằng số)
Từ biểu thức của quá
trình đẳng áp hãy cho biết
đường đẳng áp có dạng
gì?
(Giới thiệu TN mô
phỏng quá trình đẳng áp
và vẽ đồ thị từ các số liệu
TN)
(chuyển tiếp đường đẳng
áp)
(vẽ đồ thị)
p V p V
T T
1 1 2 2
1 2
hay pV
T
= hằng số
3. Quá trình đẳng áp
a. Quá trình đẳng áp
Quá trình biến đổi trạng
thái khi p=hằng số
b. Liên hệ giữa thể tích
và nhiệt độ tuyệt đối
trong quá trình đẳng áp
V V
T T
1 2
1 2
hay V
T
= hằng số
(chừa chổ về chép)
c. Đường đẳng áp
V
T(K)
p1
p2
O
(Khi hạ nhiệt độ xuống 0K
p=0 và V=0; dưới 0K
p<0 và V<0 )
Giả sử ta có thể hạ
được nhiệt độ một khối
khí xuống 0K. Hãy mô tả
tình trạng của các phân tử
khí khi đó.
V<0 và p<0 không thể
xảy ra T nhỏ nhất có
thể đạt được là 0K
(chuyển tiếp độ không
tuyệt đối)
Giới thiệu về độ không
tuyệt đối và nhiệt giai
Kenvin.
(ghi ý chính)
Củng cố
- Nêu ý nghĩa của 0K?
- Dựa vào thuyết ĐHPT
chất khí, hãy giải thích
định luật Gay Luy – Xac.
- Nguyên nhân khí thực
tuân gần đúng các định
luật chất khí?
Giao nhiệm vụ về nhà
- Trả lời các câu hỏi và
làm bài tập SGK tr164 và
165.
- Dùng các đẳng quá trình
đã học để giải thích đồ thị
ở các hình: Hình 29.3
tr.158; Hình 30.3 tr.161;
Hình 31.4 tr.164 bằng
(p2>p1)
4. “Độ không tuyệt đối”
- 0K là nhiệt độ thấp nhất
mà chất khí còn có thể đạt
được
- Kenvin đã đưa ra một
nhiệt giai bắt đầu bằng
nhiệt độ 0K và 0K gọi là
“Độ không tuyệt đối”
T = (273 + t)K
nhiều cách khác nhau.
- Chuẩn bị cho tiết sau bài
tập
+ Các bài tập trong SGK
của chương này
+ Xem lại các kiến thức
trong chương
Phụ lục 9
KẾT QUẢ TRAO ĐỔI NHÓM
BÀI 28
NVKP1
NVKP2
BÀI 29
NVKP1
NVKP2
BÀI 30
NVKP1
NVKP2
BÀI 31
NVKP1
NVKP2
NVKP3
NVKP4
Phụ lục 10
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Phụ lục 11
PHIẾU TÌM HIỂU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH
(Tiền thực nghiệm)
Để nắm được chính xác tình hình học tập môn Vật lí, thầy có một số câu hỏi dưới đây.
Mong các em hợp tác và trả lời theo suy nghĩ thật sự của mình. Những trả lời của các em chỉ
nhằm mục đích nghiên cứu của riêng thầy, không phổ biến ra ngoài.
Cám ơn sự hợp tác của các em.
Hãy đánh dấu (x) vào ô trống phía trước các câu trả lời em chọn.
1. Em có đủ sách, vở và các dụng cụ học tập cho môn Vật lí không?
Có ...................................................................................................... 67(98,5%)
Không .................................................................................................... 1(1,5%)
2. Em học môn Vật lí với trạng thái
thích thú ................................................................................................ 51(75%)
nhàm chán ......................................................................................... 11(16,2%)
miễn cưỡng ............................................................................................ 6(8,8%)
3. Em chuẩn bị bài cũ ở nhà trước khi đến lớp như thế nào?
Không có thời gian chuẩn bị bài ............................................................ 2(2,9%)
Chỉ học bài trước khi đến lớp ........................................................... 15(22,1%)
Chỉ làm bài tập trước khi đến lớp ............................................................ 0(0%)
Chỉ học bài và làm bài tập nếu chưa có điểm kiểm tra miệng ............. 8(11,8%)
Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp .............................. 43(63,2%)
4. Em chuẩn bị bài mới cho tiết học như thế nào?
Chỉ xem qua tựa bài để biết tên bài học sắp tới .................................... 3(4,3%)
Đọc lướt qua toàn bộ bài để biết mình sắp học về nội dung gì ......... 24(35,3%)
Chỉ đọc và thực hiện các nhiệm vụ nếu GV yêu cầu ........................ 19(27,9%)
Đọc kỹ và đánh dấu những chỗ không hiểu ...................................... 18(26,5%)
Đọc bài và biết sưu tầm tài liệu liên quan ............................................. 4(5,9%)
5. Tham gia vào bài giảng, em đã (Có thể chọn nhiều đáp án)
chỉ lắng nghe .................................................................................... 41(60,3%)
phát biểu ............................................................................................ 45(66,2%)
tranh luận, thảo luận ......................................................................... 10(14,7%)
làm bài tập vận dụng ........................................................................ 32(47,1%)
làm thí nghiệm .................................................................................. 20(29,4%)
6. Những hiện tượng Vật lí liên quan đến bài học, em
không giải thích được .......................................................................... 7(10,3%)
chỉ giải được dưới sự hướng dẫn của GV ......................................... 56(82,4%)
tự giải thích được ................................................................................... 5(7,4%)
7. Bài tập vừa học, em
chưa thể vận dụng .............................................................................. 11(16,2%)
còn mắc nhiều sai lầm ....................................................................... 50(73,5%)
làm rất tốt ............................................................................................ 7(10,3%)
8. Khả năng giải bài tập ở nhà của em là
kém ........................................................................................................ 2(2,9%)
chỉ giải được những bài tập đơn giản ................................................ 37(54,4%)
giải được những bài cỡ trung bình .................................................... 28(41,2%)
có khả năng giải được những bài tập khó ............................................. 1(1,5%)
có thể thay đổi bài toán bằng đặt thêm tình huống .................................. 0(0%)
9. Những bài toán tổng hợp kiến thức, em
không giải được ................................................................................... 9(13,2%)
chỉ giải được dưới sự hướng dẫn của GV ......................................... 50(73,5%)
tự giải được .......................................................................................... 9(13,2%)
10. Trong giờ thí nghiệm, em
không thể tự làm để tìm ra kết quả ........................................................ 4(5,9%)
chỉ tiến hành và thu thập được kết quả dưới sự hướng dẫn của GV .. 40(58,8%)
có thể tự làm và thu được số liệu ...................................................... 24(35,3%)
11. Khi có kết quả thí nghiệm, em
không xử lý được ................................................................................... 2(2,9%)
lúng túng ............................................................................................ 26(38,2%)
biết xử lý ra kết quả ........................................................................... 40(58,8%)
12. Em nhận thấy cách dạy chủ yếu của GV trong giờ học Vật lí là
chỉ thuyết trình ...................................................................................... 4(4,4%)
có mở bài và thuyết trình ...................................................................... 17(25%)
có yêu cầu HS thảo luận .................................................................... 13(19,1%)
có cho HS tham gia xây dựng bài ..................................................... 35(51,5%)
13. Kiến thức Vật lí mà em có được là
học cái gì thì biết cái đó .................................................................... 44(64,7%)
bổ ích ................................................................................................ 22(32,4%)
hệ thống có thể lập được sơ đồ mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương 2(2,9%)
14. Để cải thiện kết quả học tập môn Vật lí, em mong muốn điều gì ở GV bộ môn?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Phụ lục 12
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH
(Sau TNSP)
Các em đã cùng thầy hoàn thành tốt đợt TNSP ngắn ngủi. Còn một công việc cuối cùng mà
chúng ta phải hoàn thành, đó là thầy muốn biết những suy nghĩ của các em sau những việc
chúng ta đã cùng nhau làm việc trong các tiết học qua. Mong các em trả lời với nhưng suy nghĩ
thật của mình để thầy có thể đánh giá được công việc nghiên cứu của mình.
Cảm ơn sự hợp tác nhiệt tính của các em.
Hãy đánh dấu (x) vào ô trống phía trước các câu trả lời em chọn.
1. Học tập có thảo luận nhóm, em
rất hứng thú ....................................................................................... 37(52,9%)
hơi thích ............................................................................................. 31(44,3%)
không thích ............................................................................................ 1(1,4%)
rất ghét ................................................................................................... 1(1,4%)
2. Khi học một nội dung nào đó có hình ảnh minh hoạ cho bài học, em
rất thích .............................................................................................. 55(78,6%)
có hay không cũng được ...................................................................... 14(20%)
không cần thiết ...................................................................................... 1(1,4%)
3. Khi học kiến thức mới, em thích được học theo cách nào dưới đây?
Chỉ thích thầy thuyết trình ................................................................... 8(11,4%)
Thích thầy thuyết trình và hỏi đáp .................................................... 13(18,6%)
Thích thầy cho thảo luận nhiều ........................................................... 49(70%)
4. Việc phát hiện ra kiến thức thông qua trao đổi nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập em nhận
thấy: (Có thể chọn nhiều đáp án)
Rất hứng thú ......................................................................................... 42(60%)
Nhớ lâu .................................................................................................. 58(82,9)
Vận dụng tốt và liên hệ kiến thức lại với nhau ................................. 45(64,3%)
Tự tin hơn .......................................................................................... 26(37,1%)
Mất thời gian .......................................................................................... 2(2,9%)
5. So với trước, em nhận thấy khi học chương “Chất khí”:
Vui hơn .............................................................................................. 67(95,7%)
Bình thường ............................................................................................ 2(2,9%)
Không hứng thú ..................................................................................... 1(1,4%)
6. Học xong chương “Chất khí”, em cảm thấy (Có thể chọn nhiều đáp án)
hiểu, vận dụng được .......................................................................... 58(82,9%)
nhớ lâu ............................................................................................... 46(65,7%)
dễ thuộc lòng ..................................................................................... 40(57,1%)
quá khó .................................................................................................. 2(2,9%)
7. Hãy cho cảm nhận của em về lớp học khi học chương “Chất khí”.
Tiết học sinh động ............................................................................. 67(95,7%)
Bình thường ........................................................................................... 2(2,9%)
Không sinh động ................................................................................... 1(1,4%)
8. Sau khi học chương “Chất khí” em (Có thể chọn nhiều đáp án)
thấy được mối liên hệ giữa các bài học trong chương ...................... 65(92,9%)
lập được sơ đồ về mối liên hệ giữa các định luật .............................. 45(64,3%)
giải được nhiều bài tập hơn những chương khác ............................. 20(28,6%)
có thể làm thêm một số bài tập ở các tài liệu khác ............................... 21(30%)
vẫn chưa làm được bài tập SGK ........................................................... 2(2,9%)
9. Em có ý kiến gì? Nếu tất cả kiến thức Vật lí lớp 10 đều được học theo phương pháp giống ở
chương “Chất khí”
Rất thích ............................................................................................ 62(88,6%)
Sao cũng được ........................................................................................ 7(10%)
Không thích ........................................................................................... 1(1,4%)
10. Đối với bài kiểm tra chương “Chất khí” em thực hiện
tích cực và tự tin trong khi làm bài ................................................... 61(87,1%)
làm một cách miễn cưỡng ..................................................................... 2(2,9%)
không thích làm ........................................................................................ 0(0%)
không đủ khả năng để làm ...................................................................... 7(10%)
11. Những ý kiến khác của em về cách dạy và học chương “Chất khí” (nếu có).
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Phụ lục 13
THỐNG KÊ TIỀN THỰC NGHIỆM
Đề mục Nội dung đề mục Số HS (%)
Điều kiện
học tập
Đủ điều kiện để học tập 98,5
Không đủ điều kiện để học tập 1,5
Thái độ
học tập
Học tập với tâm trạng nhàm chán, miễn cưỡng 25
Chỉ học bài trước khi đến lớp 22,1
Chỉ học bài và làm bài tập nếu chưa có điểm kiểm tra miệng 11,8
Chưa chuẩn bị tốt bài mới cho tiết học 39,6
Tranh luận, thảo luận bài học 14,7
Tư duy
Tự giải thích được hiện tượng Vật lí liên quan đến bài học 7,4
Làm tốt bài tập vừa học 10,3
Giải được những bài tập cỡ trung bình 41,2
Giải được những bài tập khó 1,5
Tự thực hành và thu được số liệu 35,3
Xử lí được kết quả thí nghiệm 58,8
Kiến thức học được bổ ích 32,4
Thiết lập được mối liên hệ giữa các kiến thức 2,9
Phụ lục 14
THỐNG KÊ SAU THỰC NGHIỆM
Đề mục Nội dung đề mục Số HS (%)
Thái độ
học tập
Hào hứng khi học tập có thảo luận nhóm 52,9
Thích học nội dung có hình ảnh minh họa 78,6
Thích thầy cho thảo luận khi học kiến thức mới 70
Rất hứng thú khi phát hiện ra kiến thức thông qua trao đổi
nhóm
60
Học chương “Chất khí” tiết học sinh động 95,7
Thích được dạy theo PP DHKP 88.6
Làm bài kiểm chương “Chất khí” tích cực và tự tin 87,1
Tư duy
Thiết lập được mối quan hệ giữa các bài học trong chương 92,9
Lập được sơ đồ mối quan hệ giữa các định luật 64,3
Hiểu và vận dụng được 82,9
Bài học nhớ lâu 65,7
Giải được nhiều bài tập hơn những chương khác 28,6
Có thể làm thêm được một số bài tập ở các tài liệu khác 30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH043.pdf