Kết luận
Nói đến du lịch biển đảo Lý Sơn, nhiều người nghĩ
ngay đến những tour du lịch thưởng ngoạn các danh
thắng, tham quan các di tích lịch sử, tắm biển, lặn biển
ngắm san hô. Du lịch biển đảo tuy đã có bước tăng
trưởng nhanh, song việc khai thác tài nguyên biển phục
vụ du lịch vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế dẫn tới hiệu
quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái
tài nguyên và môi trường. Trong định hướng chung về
“Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác
định mục tiêu là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giá trị
văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, thực tế đời sống cộng
đồng địa phương huyện đảo Lý Sơn còn nhiều khó khăn
do nhiều nguyên nhân như: sự tập trung dân cư cao,
hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào môi trường tự
nhiên, sinh kế không bền vững, dẫn đến sự tác động
mạnh tới hệ thống tài nguyên môi trường và xã hội, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả du lịch
nói chung. Như vậy, du lịch Lý Sơn rất cần một định
hướng chiến lược cho các loại hình du lịch mang tính
bền vững. Điều này không những đáp ứng cho những du
khách thích sự khám phá và trải nghiệm mà còn đảm
bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của huyện đảo
Lý Sơn trong tương lai. Từ những nguyên nhân trên,
việc phát triển DLCĐ ở huyện đảo Lý Sơn, mà ở đó các
giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được
phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp
cận hiện đại và thuận lợi cho phát triển kinh tế bền
vững. DLCĐ tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho
cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và
phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống, từ đó
đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền,
giữa Việt Nam và thế giới.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dpsir cho xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và
có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc
văn hóa của cộng đồng” [1, tr.18].
b. Quan hệ và mức độ tham gia của cộng đồng đối
với hoạt động du lịch
Trong cuốn “Du lịch và cộng đồng điểm đến”,
S.Singh và cộng sự (2003) đã có những cách tiếp cận và
phân loại để làm rõ hơn mối quan hệ giữa cộng đồng địa
phương và hoạt động du lịch thông qua bốn kịch bản sau:
Quan hệ Thắng – Thắng (win-win): Là kịch bản mà
cả cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch cùng có
lợi. Quan hệ này thể hiện rõ ở những nơi có phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng, trong đó cộng đồng có tham
gia trực tiếp và đảm bảo duy trì các nền tảng về các tài
nguyên tự nhiên và nhân văn tại cộng đồng.
Quan hệ Thắng – Thua (win-lose): Đây là kịch bản
có thể xảy ra ở những cộng đồng không khuyến khích
phát triển loại hình du lịch đại chúng và hạn chế số
lượng du khách để đảm bảo tỷ lệ giữa chủ - khách ở một
con số ít tác động nhất. Các cộng đồng khuyến khích
loại hình du lịch chất lượng, chi tiêu cao, rò rỉ tối thiểu
và ít tác động tiêu cực, trong đó nhấn mạnh sự tương tác
có ý nghĩa giữa người dân và khách du lịch,
Quan hệ Thua – Thắng (lose-win): Trong kịch bản
này, kết cấu cộng đồng thường bị phá huỷ song mức thu
về du lịch tăng lên. Những cộng đồng rơi vào kịch bản
này thường phát triển các loại hình du lịch sòng bài, hậu
quả là người dân mất đất nông nghiệp để nhường cho
hoạt động du lịch, dẫn đến những người có hành vi lệch
lạc, con nghiện và tội phạm có tổ chức trong xã hội tăng
cao. Dĩ nhiên lợi nhuận từ du lịch sẽ tăng lên thông qua
các hoạt động cờ bạc, vui chơi giải trí, mua sắm và ăn ở
đáp ứng cho du khách.
Nguyễn Thanh Tưởng
98
Quan hệ Thua – Thua (lose-lose): Đây là kịch bản
cuối cùng khi mà cả cộng đồng và hoạt động du lịch đều
không thu lại được những lợi ích. Những khu nghỉ mát
ven biển không được kiểm soát tốt có thể rơi vào trường
hợp này khi họ đặt trọng tâm lên lợi ích kinh tế ngắn
hạn mà không quan tâm đến chi phí dài hạn cho môi
trường và cho cộng đồng [7, tr.26].
Thông qua mối quan hệ và bốn kịch bản kể trên,
việc xác định cách thức làm du lịch tại một địa phương
sẽ là điều kiện mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng hay
lại phá huỷ các nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Một dự
án tốt theo kịch bản cùng chiến thắng và đôi bên cùng
có lợi sẽ là hướng đi tốt theo quan điểm về phát triển
bền vững mà cả thế giới đang hướng đến.
- Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt
động du lịch: Như đã đề cập ở những phần trước, cộng
đồng địa phương luôn giữ vai trò quan trọng trong nhiều
loại hình du lịch mang tính bền vững trong đó có
DLCĐ. Theo Phạm Trung Lương (2010) thì có bảy mức
độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển nói
chung và phát triển du lịch nói riêng: Thụ động; đưa tin;
tư vấn; khuyến khích; chức năng; tương tác và chủ động
[1, tr.15]. Ngoài những mức độ được xem xét như trên,
sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cũng
thể hiện khác nhau tùy thuộc vào vai trò của cộng đồng:
Mức độ thụ động: theo đó cộng đồng chỉ được xem
là đối tượng du lịch (tài nguyên) và hầu như không có
vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch. Trong
trường hợp này các công ty du lịch sẽ dựa vào các đặc
điểm tài nguyên liên quan đến cộng đồng như: dân cư,
lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần
cư, để đưa khách đến tham quan, tìm hiểu và trải
nghiệm. Cộng đồng không có vai trò gì (tham gia thụ
động) đối với kế hoạch phát triển du lịch và hưởng ít lợi
ích từ hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch trong trường
hợp cộng đồng tham gia một cách thụ động thường
được gọi là “Du lịch tham quan cộng đồng”.
Mức độ tham gia: theo đó cộng đồng tham gia cung
cấp một số dịch vụ như: bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn
uống, ... tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và
qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất. Trong
trường hợp này, ngoài vai trò là “tài nguyên” như trên,
cộng đồng đã có vai trò nhất định trong hoạt động du
lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị
du lịch. Hoạt động du lịch trong trường hợp này thường
được gọi là “Du lịch có sự tham gia của cộng đồng”.
Mức độ chủ động: Cộng đồng tham gia vào việc lập
kế hoạch, ra các quyết định phát triển du lịch, là chủ thể
tổ chức và cung cấp dịch vụ, qua đó sẽ đem đến cho du
khách những trải nghiệm tốt về cộng đồng, về những giá
trị tự nhiên và văn hóa nơi cộng đồng sinh sống. Trong
trường hợp này, các công ty du lịch sẽ chỉ đóng vai trò
là đối tác của cộng đồng. Cộng đồng vừa có vai trò là
“tài nguyên” vừa đóng vai trò là người tổ chức khai thác
các giá trị “tài nguyên” đó. Trong trường hợp này hoạt
động du lịch thường được gọi là “Du lịch dựa vào cộng
đồng” hay “Du lịch cộng đồng”. Du lịch cộng đồng
chính là cách thức đảm bảo mức độ tham gia cao nhất
của cộng đồng vào hoạt động du lịch [1, tr.18].
2.2. Đề xuất mô hình phát triển du lịch cộng
đồng huyện đảo Lý Sơn
2.2.1. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình
phát triển du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn
a. Tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch cộng đồng
huyện đảo Lý Sơn
- Huyện đảo Lý Sơn có nhiều lợi thế về tiềm năng
DLCĐ thông qua hệ thống các tài nguyên tự nhiên và nhân
văn, khu bảo tồn biển với nhiều hệ sinh thái điển hình và
các giá trị văn hóa truyền thống, lối sống đặc trưng rất thân
thiện và mến khách của cư dân vùng biển đảo.
- Theo Chỉ thị 20/CT-TW của Bộ Chính trị "Về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa", tỉnh Quảng Ngãi và huyện đảo Lý
Sơn đã xem việc phát triển du lịch hướng về biển đảo
như là một chiến lược quan trọng, như vậy việc phát
triển DLCĐ cũng là một hình thức phát triển bền vững,
đúng hướng trong thời điểm hiện tại.
- Ngành du lịch huyện đảo Lý Sơn trong những
năm qua đã không ngừng phát triển, thu hút lượng lớn
du khách. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn
2004 - 2014 đạt 49,6%/năm. Năm 2007, tỉnh Quảng
Ngãi đã ra quyết định công nhận và khai trương tuyến du
lịch “Biển đảo Lý Sơn”, từ đó đến nay khách du lịch đến
Quảng Ngãi ngày càng tăng. Năm 2014, khách du lịch
đến Lý Sơn đạt 36.620 lượt khách, tăng gấp 1,3 lần năm
2013. Lượng khách du lịch đến huyện đảo Lý Sơn ngày
càng tăng cho nên doanh thu du lịch cũng tăng lên đáng
kể, năm 2014 đạt 45,181 tỉ đồng, tăng so 30,5% với năm
2013. Trong giai đoạn 2004 - 2014 doanh thu du lịch đạt
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 96-108
99
tốc độ tăng trưởng trung bình 63,42%. Đây chính là tiền
đề cho sự ra đời nhiều sản phẩm hơn nữa, trong đó có
DLCĐ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
- Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế,
xu hướng toàn cầu hóa, việc phát triển du lịch bền vững
được nhiều tổ chức, cá nhân, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ quan tâm và hỗ trợ, đặc biệt là tại các
vùng có giá trị tài nguyên đặc trưng. Hoạt động phát
triển DLCĐ tại huyện đảo Lý Sơn không những tạo sự
bền vững, bảo tồn cho môi trường tự nhiên mà còn giúp
cộng đồng ngư dân tạo thêm sinh kế mới nâng cao điều
kiện sống của mình.
b. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện
đảo Lý Sơn
- Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịch:
Thông qua mức độ tham gia của cộng đồng địa phương
vào hoạt động du lịch, có thể thấy cộng đồng đã không
thể hiện một cách thụ động khi chỉ được xem là tài
nguyên. Cộng đồng huyện đảo Lý Sơn đã dần tham gia
vào việc cung cấp một số dịch vụ như: bán hàng lưu
niệm, trực tiếp kinh doanh lưu trú tại nhà, cung cấp dịch
vụ ăn uống, vận chuyểnvà được hưởng lợi ích trong
chuỗi giá trị du lịch. Tuy nhiên, do chưa có những chính
sách và quy hoạch về DLCĐ cụ thể nên cộng đồng chưa
thực sự là chủ thể tổ chức, những giá trị chính từ DLCĐ
chưa được phát huy một cách đầy đủ. Như vậy hiện nay,
cộng đồng địa phương huyện đảo Lý Sơn có hoạt động
du lịch nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thứ hai là "Du lịch
có sự tham gia của cộng đồng".
- Các hình thức tham gia dịch vụ của cộng đồng:
Qua kết quả khảo sát 168 người dân địa phương ở
huyện đảo Lý Sơn về các hình thức tham gia dịch vụ
cho thấy: Có tới 57 người tham gia cung cấp các dịch vụ
ăn uống cho khách du lịch (chiếm tỷ lệ 33,9%) ở các
mức độ từ mở các tiệm ăn uống nhỏ đến các nhà hàng.
Hoạt động kinh doanh vận chuyển có 44 người (chiếm
26,2%) tập trung vào việc cho thuê mướn xe máy, tàu
bè hoặc vận chuyển du khách tham quan đảo. Hoạt động
kinh doanh buôn bán hành tỏi có 24 người (chiếm
14,3%) và bán hàng lưu niệm có 19 người (chiếm
11,3%) với các sản phẩm như sò, ốc, các sản phẩm từ
san hô. Hoạt động kinh doanh lưu trú tại các khách sạn,
nhà nghỉ là 15 người (chiếm 8,9%) và lưu trú tại nhà
(Homestay) là 9 người, chiếm tỷ lệ 5,4%. Những con số
trên cho thấy sự mất cân đối trong hoạt động cung ứng
các dịch vụ cho khách du lịch, lực lượng lao động của
địa phương chưa được đào tạo đủ để đáp ứng các dịch
vụ cần thiết cho khách du lịch.
- Thu nhập của cộng đồng: Mức sống của cộng
đồng được nâng cao nhờ có hoạt động du lịch. Tại một
số điểm du lịch, người dân không chỉ có thu nhập từ
trồng trọt (hành, tỏi), chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản ở
địa phương, mà còn có nguồn thu nhập lớn từ du lịch,
mà cụ thể là việc người dân sẵn sàng cho khách du lịch
nghỉ tại nhà mình khi khách du lịch có nhu cầu. Qua
điều tra, khảo sát 168 người dân địa phương, thì có đến
91,1% người dân được khảo sát cho rằng hoạt động kinh
doanh du lịch được xem là công việc chính của họ, có
đến 79,2% người dân cho rằng hoạt động du lịch có tác
động tốt đến đời sống kinh tế của họ, có tới 90% cho
rằng việc tham gia vào hoạt động du lịch đã làm tăng
thu nhập cho bản thân và cho gia đình và 70% cho biết
thu nhập chính của gia đình họ là từ du lịch, họ rất
mong muốn huyện đảo Lý Sơn trở thành điểm du lịch
nổi tiếng để thu hút được khách du lịch nhiều hơn nữa.
Mặc dù chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn
có, nhưng hiện tại, du lịch huyện đảo Lý Sơn cũng có
những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Cuộc sống của người dân địa
phương, nơi có các điểm du lịch, đang khá lên rất nhiều.
Qua điều tra, khảo sát 168 người dân địa phương cho
thấy mức thu nhập từ du lịch tương đối cao, trong đó
trên 15 triệu đồng/tháng/người chiếm đến 38,1%.
Bảng 1. Thu nhập của cộng đồng từ du lịch
TT Thu nhập/tháng/người Tần suất Tỷ lệ %
1 Từ 1- 3 triệu 30 17,9%
2 Từ 3-5 triệu 19 11,3%
3 Từ 5-8 triệu 15 8,9%
4 Từ 8-10 triệu 33 19,6%
5 Từ 10-15 triệu 7 4,2%
6 Trên 15 triệu 64 38,1%
Nguồn: điều tra của tác giả
Hiện nay, chỉ có đảo Lớn đang thu hút một lượng
lớn du khách nên người dân địa phương có điều kiện
tham gia kinh doanh nhiều dịch vụ tăng thu nhập. Còn ở
đảo Bé chưa được du khách quan tâm nên mức thu nhập
của người dân ở đây từ hoạt động du lịch là không cao,
thậm chí là không có. Nhìn chung, hoạt động du lịch
Nguyễn Thanh Tưởng
100
phát triển đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa
phương qua việc nâng cao nhu cầu sử dụng các loại
thủy, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp như hành,
tỏi, dưa hấu phát triển các loại hình dịch vụ tại địa
phương nhất là nhà nghỉ, ăn uống, vận chuyển khách.
Như vậy, cơ hội việc làm cũng như thu nhập, cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹ thuật cũng sẽ được cải thiện.
Bảng 2. Những đề xuất của cộng đồng địa phương đối
với các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch
TT Các yếu tố
Tần
suất
Tỷ lệ %
1 Hỗ trợ vốn 152 90,5
2 Tập huấn kiến thức, kỹ
năng
155 92,2
3 Tập huấn ngoại ngữ 133 79,2
4 Chuyên gia tư vấn 154 91,6
5 Cải thiện đường sá, hạ tầng 135 80,4
6 Ban hành các hướng
dẫn, quy định rõ ràng
140 83,3
7 Cải thiện môi trường 150 89,3
8 Quy hoạch các khu vực
buôn bán, dịch vụ
147 87,5
Nguồn: điều tra của tác giả
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia kinh doanh các
dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương cũng gặp rất
nhiều khó khăn đó là: Thiếu vốn kinh doanh (chiếm
95,9% người được khảo sát) nên việc đầu tư phát triển
các sản phẩm du lịch còn nhiều khó khăn, dẫn đến sản
phẩm du lịch chưa được đa dạng, phong phú, ảnh hưởng
rất lớn đến việc thu hút khách du lịch với số ngày lưu
trú dài và tăng khả năng chi tiêu của du khách; thiếu
kiến thức kỹ năng kinh doanh du lịch (chiếm 97,6%)
gây ảnh hưởng rất lớn trong việc kinh doanh, đặc biệt là
những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; không giao
tiếp được với khách du lịch nước ngoài (chiếm 99,4%)
do hạn chế về ngoại ngữ, không được học và đào tạo
qua trường lớp nào; hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất
lớn vào thị trường khách du lịch và tính bấp bênh của
biển đảo vào những tháng mưa bão; đặc biệt là chưa có
chính sách hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn của các cấp
chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch nên trong quá trình triển khai và tham gia
kinh doanh du lịch gặp rất nhiều khó khăn. Chính những
khó khăn này đã cản trở việc kinh doanh du lịch của
cộng đồng địa phương ở huyện đảo Lý Sơn. Với mong
muốn để công việc kinh doanh du lịch được tốt, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống, người dân địa phương đã đề
xuất cần được hỗ trợ về vốn, tập huấn kiến thức, kỹ
năng, chuyên môn nghiệp vụ và cần sự hỗ trợ của các
chuyên gia tư vấn. Đặc biệt là cần quy hoạch các khu
vực buôn bán, dịch vụ và ban hành các hướng dẫn, quy
định rõ ràng để tạo điều kiện cho việc kinh doanh du
lịch của cộng đồng địa phương được tốt hơn.
Tóm lại: Huyện đảo Lý Sơn tuy chỉ mới có những
bước đi ban đầu cho hoạt động DLCĐ song có thể thấy
những tiền đề cho loại hình du lịch này phát triển. Nhìn
lại các nội dung hoạt động du lịch trong thời gian qua
tại các cộng đồng địa phương huyện đảo Lý Sơn cho
thấy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng còn
nhiều khó khăn và thách thức như:
+ Trong quản lý hoạt động du lịch, về nhận thức
chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa loại hình du lịch đại
chúng và du lịch cộng đồng, vì vậy chưa có kế hoạch –
quy hoạch hợp lý để phát triển một cách đúng đắn.
+ Ý thức của cộng đồng, của khách du lịch và cả
các công ty lữ hành nói chung về bảo vệ môi trường tự
nhiên, môi trường văn hóa chưa cao và chưa đồng bộ,
đã gián tiếp gây khó khăn trong việc bảo vệ môi trường
chung tại địa phương.
+ Do hoạt động DLCĐ còn rất mới ở huyện đảo Lý
Sơn và hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, nên
việc định hình dịch vụ còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến
tính hấp dẫn và chất lượng sản phẩm DLCĐ còn chưa
cao, nghèo nàn đơn điệu.
+ Tại các điểm DLCĐ, vẫn còn tình trạng ô nhiễm
môi trường ở các khu vực cầu cảng, bãi biển. Bên cạnh
đó, nhiều hình thức kinh doanh của các hộ dân đã ảnh
hưởng đến tình hình an toàn, an ninh chung trên đảo.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa có cơ
chế chính sách về DLCĐ rõ ràng nhằm thúc đẩy,
khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu tư
phát triển. Ngoài ra, trong Quy hoạch phát triển du lịch
huyện đảo Lý Sơn theo Quyết định số 163/QĐ-UBND
do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
làm chủ đầu tư với mục tiêu: phát triển huyện đảo Lý
Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp,
văn minh, một điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của
tỉnh Quảng Ngãi và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thu
hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; kết
hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với
đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 96-108
101
về quốc phòng, an ninh nhưng lại không đề cập đến mô
hình du lịch cộng đồng cũng là vấn đề bất cập cho hoạt
động phát triển.
+ Hiện tại, cơ sở hạ tầng ở huyện đảo Lý Sơn còn
chưa đảm bảo điều kiện tốt cho việc đón tiếp và phục vụ
khách du lịch như: điều kiện về đường sá, nước ngọt
thiếu thốn, thiếu điện ở đảo Bé, phương tiện vận chuyển
chưa được đảm bảo, an toàn về mặt kỹ thuật
+ Thiếu các cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức
đầy đủ về phát triển DLCĐ, trong đó đặc biệt là chưa
hình thành được mô hình cho phát triển DLCĐ với sự
kết hợp giữa các bên liên quan như: cộng đồng, chính
quyền địa phương, công ty lữ hành và các tổ chức, cá
nhân hỗ trợ khác.
c. Phân tích mô hình DPSIR làm cơ sở khoa học cho
việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện đảo Lý Sơn
Trong những năm gần đây, trong khi hoạt động du
lịch tại địa phương có những bước tiến mạnh mẽ, tỉ lệ
du khách đến huyện đảo Lý Sơn ngày một tăng thì
ngược lại hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của
cộng đồng ngư dân ven biển đảo lại liên tục gặp những
điều kiện khai thác, các rủi ro do thiên tai hay do thiếu
nguồn lực (nhân lực, tài chính, kỹ thuật). Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế thông qua việc tạo các sinh kế thay thế
mới vừa đáp ứng được khả năng khai thác nguồn lợi vừa
đảm bảo bền vững cho ngư dân là rất cần thiết. Năm
1999, Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) đã xây dựng
mô hình Đánh giá tổng hợp DPSIR. Đây là một mô hình
nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các
chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, hậu quả của
chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Trên cơ sở
đó, việc nghiên cứu các vấn đề cho phát triển du lịch
cộng đồng vùng ven biển - hải đảo có thể sử dụng quan
điểm tương tự theo mô hình DPSIR. Cấu trúc của mô
hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên
– kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc
điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5
hợp phần theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ mô hình DPSIR
Phân tích mô hình DPSIR
(1) Lực tác động (DRIVER): Nhìn nhận hiện trạng
tại huyện đảo Lý Sơn thông qua mẫu khảo sát người dân
địa phương, có thể thấy rõ cuộc sống của cộng đồng nơi
đây phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, đặc biệt là
môi trường biển nên đời sống còn bấp bênh. Tuy nhiên,
cũng với tài nguyên môi trường biển đảo, kết hợp với nét
văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng ngư dân đã
tạo ra những nét mới có khả năng thu hút khách du lịch.
Một số lực tác động khác như: trình độ nhận thức của
cộng đồng địa phương còn thấp, các chính sách đền bù, di
dời dân đi nơi khác để dùng quỹ đất vào phát triển du
lịch... Sự phát triển du lịch đã tác động không nhỏ đến
việc một lượng lớn ngư dân chuyển đổi từ nghề nuôi
trồng, đánh bắt cá sang làm về nghề du lịch. Tuy nhiên vì
trình độ chưa đáp ứng tốt nên họ sau đó họ lại quay về
nghề cũ hoặc chuyển sang làm các nghề tự do khác.
(2) Áp Lực (PRESSURE): Từ những tác động kể
trên cộng đồng địa phương đang phải gánh chịu những
áp lực lớn để thay đổi và thích nghi. Đó là việc phải lựa
chọn những sinh kế khác nhau nhằm duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy mức sống của cộng
đồng địa phương vẫn thấp, việc tiếp cận với các điều
kiện về y tế, về giáo dục vẫn rất khó khăn. Huyện đảo
Lý Sơn được xem là một trong những ngư trường có
năng suất đánh bắt cao, tuy nhiên hiện nay áp lực đánh
bắt lớn hơn rất nhiều so với mức sinh thái bền vững đã
làm giảm mạnh nguồn tài nguyên thủy sản. Sự chuyển
đổi nghề nghiệp của cộng đồng ngư dân làm nghề cá
sang làm các ngành nghề khác đã dẫn đến hiện trạng
thiếu lao động nghiêm trọng.
Nguyễn Thanh Tưởng
102
Vấn đề rác thải gây áp lực rất lớn đến sự phát triển
kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng
trên huyện đảo Lý Sơn hiện nay. Theo thống kê của
Phòng Tài nguyên Môi trường, trung bình mỗi ngày có
khoảng 20 tấn rác thải từ các khu dân cư thải ra, trong
đó chủ yếu được đổ ra biển. Những hộ dân ở gần bờ
biển thì mang rác thải đổ trực tiếp ra biển, những hộ dân
ở cách xa bờ biển thì mang rác thải ra những khu đất
trống ven đường hoặc gần khu nghĩa địa để đốt cháy.
Trước tình trạng này, năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy xử
lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện đảo Lý Sơn và đưa
vào hoạt động chính thức tại khu vực Rừng Gò, giữa 2
xã An Vĩnh và An Hải với diện tích 2.500m2. Tuy
nhiên, theo công suất của lò đốt 4,9 tấn/ngày nhưng
thực tế vận hành thử nghiệm công suất đốt chỉ đạt từ 1,5
đến 2 tấn/ngày, nguyên nhân là lò đốt công suất quá
nhỏ. Như vậy, mỗi ngày sẽ còn khoảng 18 tấn rác thải
chưa được xử lý, bên cạnh đó lượng rác không thu hồi
hết tại các điểm du lịch cũng rất lớn và lượng rác tồn
đọng này tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước và
không khí.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong việc bảo
vệ tài nguyên môi trường phục vụ phát triển du lịch
chưa cao. Trước hết phải kể đến việc cộng đồng địa
phương tại đảo sinh sống bằng nghề biển, việc khai thác
triệt để các nguồn tài nguyên như rong mơ, rạn san hô
đã làm cho tài nguyên biển đảo Lý sơn gần như cạn kiệt
và mất đi lớp thảm thực vật mà trước đây Lý Sơn được
coi là nơi có các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển
cao. Các nguồn gen của các sinh vật biển quý hiếm cũng
bị người dân dùng các loại thuốc nổ khai thác cạn kiệt.
Nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị ảnh hưởng chu
trình sống do các hoạt động tắm biển hoặc bị săn bắt
phục vụ nhu cầu ăn đặc sản, đồ lưu niệm của du khách.
Cũng do nhu cầu mua và tiêu thụ các loại đặc sản biển
của khách du lịch khi đến huyện đảo Lý Sơn mà hoạt
động đánh bắt được đẩy mạnh và sử dụng các biện pháp
đánh bắt không bền vững. Trong khi đó, huyện đảo Lý
Sơn đang được quy hoạch thành Khu bảo tồn biển
không chỉ bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì các nguồn
gen quý hiếm, nguồn giống hải sản, phục vụ cho nghiên
cứu khoa học, giáo dục cộng đồng mà còn là cơ hội phát
triển du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập cho nhân dân
trên đảo.
Lý Sơn đang chịu sức ép từ sự tăng dân số với mật
độ dân cư đông đúc và hoạt động của các ngành kinh tế
trên đảo đã áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường nơi
đây: Tình trạng khai thác cát trắng ven bờ để trồng hành
tỏi (trung bình mỗi năm toàn huyện khai thác trên
150.000m3 cát) làm tăng khả năng xâm thực mặn, xói lở
bờ biển; đánh bắt thủy sản bằng phương pháp hủy diệt
làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm, các hệ sinh thái
biển xung quanh đảo bị suy thoái dẫn đến suy giảm giá
trị và gia tăng khả năng bị tổn thương; tập quán canh tác
của người dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức
trong sản xuất nông nghiệp (hành, tỏi) làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm và môi trường không khí; chất thải từ
sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên đảo chưa được
thu gom, xử lý triệt để; tình trạng phá rừng để làm chất
đốt đã hủy hoại toàn bộ rừng nguyên sinh trên đảo
Ngoài ra, nạn phá rừng và khai thác đất để trồng tỏi,
hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đảo đã rửa trôi một
lượng đất cát rất lớn khi mưa xuống biển, gây ô nhiễm
tại các bãi biển. Có thể nói đây là các áp lực quan trọng
nhất đối với hệ sinh thái vùng triều. Trong tương lai,
việc xử lý chất thải, nước thải chắc chắn sẽ còn nhiều
khó khăn và do vậy đối với áp lực này, tiềm năng phục
hồi của hệ sinh thái vùng triều quanh đảo sẽ bị suy giảm
rất nhiều.
(3) Hiện trạng (STATE): Tình hình phát triển kinh
tế xã hội của huyện đảo Lý Sơn chưa tương xứng với
tiềm năng và phù hợp với lợi thế vốn có của huyện đảo.
Kết câu hạ tầng thiếu, không đồng bộ; trình độ dân trí
thấp, tỷ lệ sinh cao (1,64%/năm); tỉ lệ hộ nghèo của
huyện đảo Lý Sơn vẫn cao, khoảng 16,31% dân số so
với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ngãi (11,73%), cao
hơn rất nhiều tỷ lệ chung của cả nước (5,97%). Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển dàn trải chưa có
quy hoạch bài bản. Những năm gần đây do liên tục mất
mùa mực, cá, đặc biệt là tình hình bất ổn ở Biển Đông,
hoạt động đánh bắt cá của ngư dân thường bị đe dọa bởi
tàu nước ngoài nên đa số ngư dân phải chuyển sang
nghề tự do như: trồng hành tỏi, phụ hồ, làm mành ốc,
một số hộ buôn bán, vận chuyển, cung cấp dịch vụ ăn
uống và ngủ nghỉ cho du khách.
Mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề biển rất
bấp bênh. Theo nhiều hộ dân ở xã An Bình thì những
năm trước khi còn sống bằng nghề biển thì với một tàu
ghe cũng chỉ có mức thu nhập trung bình khoảng 25
triệu/năm; đến một năm trở lại đây thì biển mất mùa nên
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 96-108
103
không thể sống bằng nghề được và hầu như chỉ ở nhà và
ai gọi gì làm đó. Theo thống kê năm 2013 thì huyện đảo
Lý Sơn có 427 tàu đánh bắt hải sản, với tổng công suất
47.245CV và sản lượng khai thác năm 2013 là 37.300
tấn, nhưng hầu hết phương tiện đánh bắt có công suất
dưới 100CV và thiếu trang thiết bị hiện đại để vươn
khơi đánh bắt dài ngày nên chủ yếu là đánh bắt khu vực
ven bờ Lý Sơn. Chính vì thế, tình trạng khai thác quá
mức nguồn lợi ven bờ là điều không thể tránh khỏi.
Với tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua,
nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch và các dự án phát triển du lịch ở huyện Lý Sơn là
rất lớn. Tuy nhiên, chi phí vật liệu địa phương (sản xuất
ở trong huyện) cho các công trình xây dựng phục vụ du
lịch còn rất thấp so với tổng chi phí xây dựng. Hầu hết
nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị đều phải đưa từ
đất liền ra với giá cả cao gấp nhiều lần so với đất liền.
Các công trình xây dựng chỉ sử dụng một số vật liệu xây
dựng địa phương có giá trị thấp như cát, sạn. Bên cạnh
đó, phần lớn hàng hóa phục vụ cho ngành du lịch như
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhiều loại hình
dịch vụ đã được cung cấp từ trong đất liền ra. Cộng
đồng tại một số đảo đã tự trang bị cơ sở vật chất để đón
tiếp và phục vụ khách du lịch lên đảo. Các hoạt động du
lịch hiện tại chỉ mang tính tự phát và chưa có quy hoạch
và hỗ trợ từ chính quyền địa phương các cấp.
Các vấn đề về phát triển xã hội cũng gặp rất nhiều
khó khăn trở ngại như trên huyện đảo hiện nay chỉ có 1
trung tâm y tế huyện và 2 trạm y tế xã, cơ sở vật chất và
nguồn nhân lực ngành y tế vẫn còn rất nhiều thiếu thốn
và còn yếu so với nhu cầu của nhân dân trên huyện đảo.
Toàn huyện có 01 trường THPT, 02 trường THCS, 04
trường Tiểu học. Tuy năm học 2013-2014 huyện đã đạt
phổ cập giáo dục bậc THCS và Tiểu học đúng độ tuổi,
nhưng do cuộc sống khó khăn nên tỷ lệ học sinh bỏ học ở
nhà phụ giúp gia đình tăng cao. Theo báo cáo của Phòng
GD&ĐT huyện đảo Lý Sơn, mỗi năm tỷ lệ học sinh ở độ
tuổi 14 - 15 bỏ học là 15% [5]. Người Lý Sơn từ lâu đã
nổi danh với nghề đi biển. Với họ, biển là cuộc sống. Nếp
nghĩ, nếp sống ấy đã ăn sâu vào tâm thức người Lý Sơn
từ bao đời. Do vậy, các nam học sinh khi tới tuổi 14 - 15
thường tính chuyện bỏ học đi biển, và chuyện đi học cũng
chưa bao giờ được quan tâm đúng mức.
(4) Tác động - Hậu quả (IMPACT): Không thể phủ
nhận trong những năm gần đây tình hình môi trường
chung chịu nhiều thay đổi bất thường làm cho nghề biển
có chiều hướng suy kiệt. Hầu hết các nghề khai thác
biển của ngư dân đều thất bát, sản lượng đánh bắt chỉ
đạt khoảng 61% so với trước đây. Ngoài những tác động
từ thực tế biến đổi khí hậu thì cũng còn có sự hủy hoại
môi trường do bàn tay con người gây ra. Đó là từ hiện
trạng khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ cho đến việc
đánh bắt theo hướng hủy diệt bằng các nghề cấm như
giã cào, chất nổ, xung điện đã khiến nguồn lợi trong
vịnh bị đe dọa nghiêm trọng. Thêm vào đó là sự phát
triển của cảng biển, phát triển du lịch cùng việc phát
triển thêm nhiều công cụ đánh bắt đón đầu các đàn cá di
cư nên sản lượng đánh bắt giảm nhiều so với những
năm trước. Ngoài ra chỉ riêng 60 chiếc lồng nuôi hải sản
xung quanh đảo của các hộ dân đã xả thẳng xuống biển
các loại rác thải, chất thải sinh hoạt, chất thải từ nguồn
thức ăn thừa của tôm, cá... Đồng thời, lượng rác thải từ
tàu, thuyền chở du khách trên đảo cũng không nhỏ. Các
hoạt động du lịch tự phát của cộng đồng địa phương
trong thời gian gần đây đã làm nảy sinh những vấn đề
tiêu cực trong công tác quản lý hành chính, xã hội và
môi trường trên địa bàn huyện đảo.
(5) Sự ứng xử của Xã hội (RESPONSE): Huyện đảo
Lý Sơn giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên vùng
biển Đông, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
biển và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo. Lý Sơn ở vị
trí tiền tiêu của Tổ quốc, có nhiều tiềm năng về du lịch,
phát triển kinh tế và chứa đựng nhiều tư liệu quý về
Hoàng Sa. Vì vậy, phát triển kinh tế biển đảo nói chung
và phát triển du lịch nói riêng là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của huyện đảo Lý Sơn đã được Trung
ương, tỉnh Quảng Ngãi tập trung đầu tư phát triển. Được
biết, tỉnh Quảng Ngãi đã thuê chuyên gia Singapore quy
hoạch huyện đảo Lý Sơn thành đô thị văn minh gắn kết
hài hoà với môi trường sinh thái biển. Việc quy hoạch
công trình, nhà ở của người dân nơi đây bảo đảm vừa
chống chịu thời tiết gió bão vừa mang nét đặc trưng
biển đảo Lý Sơn. Theo đó, một số tập đoàn, doanh
nghiệp, ngân hàng đã hỗ trợ đào tào nhân lực, thiết bị y
tế cho huyện đảo; giúp người dân nghèo xây nhà vệ sinh
tự hoại và 10 nhà vệ sinh công cộng gần các điểm du
lịch; cung cấp miễn phí 5.000 giỏ nhựa, đồng thời phát
động học sinh làm túi giấy phát cho người dân thay thế
túi nylon nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khuyến
khích người dân cải táng mồ mả tập trung để tiết kiệm
Nguyễn Thanh Tưởng
104
quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Quảng Ngãi đã chọn
cây bàng vuông (loài cây đặc trưng chống chịu được gió
bão) và mời gọi các nhà khoa học tiếp tục tìm giống cây
phù hợp nhằm nâng độ che phủ, giữ nguồn nước ngầm
lâu dài cho đảo.
Ngoài ra, Thủ tướng đã quyết định một số cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo lý Sơn tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, Chính phủ
ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có
mục tiêu cho ngân sách địa phương và các nguồn vốn
khác phù hợp để đầu tư hoàn thành các dự án trọng
điểm đang được đầu tư dở dang phù hợp với quy mô
đầu tư đã được phê duyệt theo quy định. Các dự án
gồm: Dự án vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai
đoạn 2); Dự án đường cơ động phía Đông Nam đảo Lý
Sơn (giai đoạn 2); Dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt
trung tâm huyện Lý Sơn. Các nhà đầu tư có dự án đầu
tư vào huyện đảo Lý Sơn sẽ được hưởng ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư theo mức cao nhất phù hợp với quy định của
pháp luật. Hiện nay trọng tâm của chiến lược phát triển
du lịch tỉnh Quảng Ngãi là đưa tầm nhìn hướng ra biển.
Từ nay đến 2020, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác liên doanh
với nước ngoài, từng bước hình thành một số khu du
lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng
cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển của các nước
trong khu vực. Quảng Ngãi đang dự tính khôi phục lại
sân bay ở đảo Lý Sơn bảo đảm cho máy bay ATR 72 hạ
cánh; hướng tới đầu tư phà biển có thể chở mỗi chuyến
400 đến 500 hành khách từ đất liền ra đây tham quan du
lịch. Quy hoạch xã An Bình (đảo Bé) thành Trung tâm
giải trí cao cấp gắn với casino tạo điểm nhấn thu hút du
khách trong nước, quốc tế. Đặc biệt, Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Lý Sơn mạnh về kinh
tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020
(được phê duyệt tại Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày
31/8/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi) xác định phát
triển dịch vụ, du lịch là khâu đột phá kinh tế quan trọng
đứng thứ hai sau ngành thủy sản.
Từ thực trạng đói nghèo nên cư dân địa phương đã
được các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ tạo ra các
hình thức sinh kế như: phát triển mạnh nghề trồng hành
tỏi, đan lưới, nghề thủ công mỹ nghệ như mành ốc, các
sản phẩm từ san hô Như vậy, ngoài những sinh kế đã
có, việc nghiên cứu phát triển mô hình DLCĐ sẽ là một
hình thức sinh kế mới, đáp ứng tốt cho việc phát triển
du lịch bền vững huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.2. Mô hình du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn
a. Mục tiêu của mô hình du lịch cộng đồng
- Phát huy tối đa giá trị tài nguyên tự nhiên và văn
hóa biển đảo Lý Sơn trong việc thỏa mãn cho du khách,
bên cạnh đó cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại
hình, sản phẩm du lịch tại địa phương.
- Hỗ trợ cho cộng đồng dân cư Lý Sơn phát triển
bằng các sáng kiến về du lịch nhằm tạo thêm sinh kế
mới và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Các
giá trị văn hóa và tự nhiên của địa phương sẽ được đầu
tư tạo thành những sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du
lịch, từ đó hỗ trợ người dân tăng thu nhập, tăng khả
năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở hạ
tầng, ổn định sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh
thần, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người
dân vùng biển đảo.
- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuân theo các
nguyên tắc: Tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch; đảm bảo phát triển bền
vững các nguồn lực tự nhiên và văn hóa biển đảo; cộng
đồng dân cư hưởng các lợi ích từ phát triển du lịch; chia
sẻ lợi nhuận từ du lịch một cách công bằng cho cộng
đồng dân cư; bồi dưỡng năng lực cho cộng đồng địa
phương vùng biển đảo; hiệu quả và sự khác biệt phải
được thể hiện trong quá trình phát triển mô hình.
b. Mô hình du lịch cộng đồng
Mô hình DLCĐ được xây dựng trên cơ sở xác định
các vấn đề qua việc phân tích mô hình DPSIR với các
yếu tố tác động. Thông qua thực trạng chung huyện đảo
Lý Sơn thì việc phát triển loại hình DLCĐ dựa trên tiềm
năng vốn có sẽ không chỉ giúp nâng cao chất lượng
sống cho cộng đồng mà còn góp phần cho phát triển du
lịch một cách bền vững. DLCĐ đòi hỏi sự năng động của
cộng đồng và tham gia tích cực từ các bên liên quan.
Ngoài yếu tố tài nguyên, giá trị nổi trội của cộng đồng
biển đảo thì một trong những yếu tố dẫn đến thành công
của DLCĐ là cơ chế tổ chức, quản lý cần phải chặt chẽ,
rõ ràng và công bằng. Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải
xây dựng một cơ chế quản lý đơn giản để tiết kiệm chi
phí và có thể ra quyết định nhanh mà vẫn đảm bảo sự
chính xác. Điều này rất quan trọng bởi vì cộng đồng phải
có tổ chức và năng lực để phối hợp có hiệu quả.
Phân tích mô hình và vai trò của các thành phần
liên quan: Các thành phần liên quan là những người
tham gia trực tiếp và gián tiếp hoặc bị ảnh hưởng bởi
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 96-108
105
các hoạt động du lịch cộng đồng. Để đạt được các mục
tiêu chung thì đòi hỏi các thành viên trong cộng đồng
phải có sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác bên ngoài và
cán bộ quản lý trong mô hình. Điểm xuất phát của mô
hình là từ phía địa phương bao gồm UBND huyện đảo Lý
Sơn, UBND các xã (xã An Hải, An Vĩnh và An Bình) và
đại diện cộng đồng do dân cư địa phương bầu ra.
Hình 2. Mô hình du lịch cộng đồng tại huyện đảo Lý Sơn
(1) UBND huyện đảo Lý Sơn: là người chịu trách
nhiệm trong việc phê duyệt dự án, phê duyệt quyết định
thành lập và phê duyệt các đệ trình từ phía địa phương
hoặc nhà tài trợ nếu dự án này đã được duyệt. UBND
huyện còn là người đưa ra quyết định cho các cơ quan
cấp huyện liên quan như Phòng Văn hóa Thông tin
huyện hỗ trợ về mặt quản lý, đào tạo về du lịch cho
cộng đồng địa phương. UBND huyện ban hành quy chế
quản lý; ban hành quyết định thành lập, điều lệ tổ chức
hoạt động của Ban quản lý và ban hành quyết định
thành lập các tổ nhóm chính trong cộng đồng vì mục
đích phát triển du lịch bền vững.
(2) UBND xã: tham gia xây dựng đề án, xây dựng
quy chế cho điểm DLCĐ. Xây dựng các tổ nhóm chính
trong cộng đồng người dân vì mục đích bảo tồn. Tổ
chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ
nhóm này.
(3) Cộng đồng địa phương tại các xã: Tham gia
xây dựng đề án, xây dựng quy chế tại điểm DLCĐ,
quyết định các hoạt động sẽ tiến hành, trực tiếp lập kế
hoạch quản lý. Là người nằm trong các tổ nhóm có liên
quan đến các hoạt động liên quan đến du lịch được
thành lập tại địa phương.
(4) Các đơn vị có liên quan tại địa phương: Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựụ
chiến binh có vai trò đóng góp ý kiến cho việc thành
lập và quản lý điểm DLCĐ. Họ cũng có đại diện tham
gia vào các tổ nhóm tại địa phương.
(5) Nhà tài trợ (NGO): đóng vai trò là người đồng
hành, nhà tư vấn trong tất cả các hoạt động của điểm DLCĐ.
(6) Ban Quản lý du lịch cộng đồng Lý Sơn: Ban
Quản lý du lịch cộng đồng (BQLDLCĐ) Lý Sơn là một
tổ chức xã hội do một số người dân ở các xã An Hải, An
Vĩnh và An Bình bình chọn nhằm quản lý các hoạt động
du lịch trên địa bàn 3 xã. Nhiệm kỳ của BQLDLCĐ Lý
Sơn là 2 năm. BQLDLCĐ Lý Sơn hoạt động dưới sự
giám sát của Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện
đảo Lý Sơn.
- Chức năng và nhiệm vụ của BQLDLCĐ Lý Sơn:
+ Giới thiệu và tiếp nhận các sản phẩm du lịch đến
các công ty lữ hành, các cơ quan và khách du lịch. Hợp
đồng và tiếp nhận việc đặt tour, dịch vụ tham quan từ
doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua
việc tìm tòi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và
ý kiến đóng góp của du khách;
Nguyễn Thanh Tưởng
106
+ Tổ chức đón tiếp khách du lịch khi khách đến và
phân bổ khách du lịch, dịch vụ đến các nhóm phục vụ ở
các địa bàn phù hợp với loại hình dịch vụ;
+ Quản lý các hộ/nhóm cung cấp dịch vụ du lịch.
Lập các kế hoạch hoạt động phát triển du lịch và hướng
dẫn các nhóm dịch vụ triển khai các hoạt động du lịch;
+ Kiểm tra chất lượng dịch vụ và xử lý các trường
hợp vi phạm;
+ Phối hợp với Phòng VHTT huyện Lý Sơn và
UBND 3 xã An Hải, An Vĩnh và An Bình tiến hành các
hoạt động xúc tiến quảng bá và tìm kiếm thị trường;
+ Ghi chép, thống kê, thu thập ý kiến của khách,
báo cáo tình hình và kết quả hoạt động du lịch cho các
bên liên quan;
+ Quản lý tài chính chung, thu và chi từ hoạt động
du lịch. Lập và quản lý sổ theo dõi tiền mặt thu, chi, tài
khoản ngân hàng của cộng đồng, các hóa đơn, chứng từ;
+ Xây dựng và thực hiện cơ chế luân phiên, chia sẻ
lợi ích du lịch công bằng trong cộng đồng
- Các thành viên trong BQLDLCĐ Lý Sơn bao
gồm: 01 trưởng ban; 02 phó ban; 01 kế toán và các tổ
trưởng các tổ như: tổ hướng dẫn tham quan; tổ văn
nghệ; tổ nấu ăn; tổ lưu trú; tổ vận chuyển; tổ câu cá,
mực và lặn biển ngắm san hô; tổ sản xuất và buôn bán
hàng thủ công mỹ nghệ và hành tỏi. Mỗi thành viên
được phân công từng nhiệm vụ thể.
c. Dự kiến kế hoạch triển khai mô hình vào thực
tiễn: Quá trình xây dựng và triển khai mô hình qua các
bước sau:
Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu
- Thành phần tham gia: Lãnh đạo địa phương, cán
bộ thực hiện và người dân; các nhóm đối tượng khác
nhau trong cộng đồng như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
- Nội dung: Đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội
của địa phương; tình hình sử dụng, bảo vệ tài nguyên,
văn hóa có liên quan tới việc xây dựng mô hình; các
dạng tài nguyên, vấn đề tồn tại trong khai thác, sử dụng;
tiềm năng sử dụng tài nguyên làm du lịch; Sinh kế của
cộng đồng và các vấn đề sinh kế; tham khảo các mô
hình du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển khác như:
Khu Bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khu Bảo tồn
biển Cù Lao Chàm; hướng giải quyết và mong muốn
của cộng đồng về phát huy các tiềm năng.
- Công cụ sử dụng để đánh giá: Thu thập các số liệu
thứ cấp; phỏng vấn cá nhân, nhóm và họp dân.
Ghi chú: Bước này được tiến hành trong quá trình
điều tra xây dựng dự án và trước khi triển khai dự án.
Bước 2: Thành lập các Nhóm dịch vụ du lịch và
tổ chức bộ máy điều hành
- Thành phần tham gia: Cán bộ xã, huyện; người
dân và cán bộ thực hiện dự án.
- Nội dung và cách thành lập: Thông báo rộng rãi
trong toàn dân, tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ
của nhóm và lợi ích của thành viên khi tham gia. Khảo
sát hộ gia đình thành viên tham gia dựa trên các tiêu chí:
tự nguyện; có ý chí và quyết tâm thực hiện; có phương
tiện tàu bè, đất đai, lao động để xây dựng mô hình
homestay hoặc dịch vụ để khách làm ngư dân một ngày;
có nguyện vọng áp dụng mô hình; sẵn sàng chia sẻ kinh
nghiệm và giúp đỡ các hộ khác; cam kết thực hiện tốt
qui định của dự án và ký kết hợp đồng trách nhiệm với
các hộ đã được chọn;
+ Tổ chức cuộc họp để lựa chọn nhóm trưởng lâm
thời. Nhóm trưởng lâm thời làm đơn xin thành lập nhóm
và trình UBND xã phê duyệt; tổ chức cuộc họp để lựa
chọn Ban chấp hành lâm thời Ban Quản lý du lịch cộng
đồng Lý Sơn. Trưởng ban lâm thời làm đơn xin thành
lập nhóm và trình Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lý
Sơn phê duyệt;
+ Khi đã được Phòng Văn hóa Thông tin huyện,
UBND xã đồng ý, Ban chấp hành và nhóm trưởng lâm
thời sẽ tổ chức các cuộc họp để thảo luận nhằm xây
dựng quy chế và kế hoạch hoạt động, đồng thời chuẩn
bị cho việc ra mắt. Qui chế cần xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và sự đóng góp (cả
bằng tiền và hiện vật) của các bên tham gia;
+ Tổ chức ra mắt nhóm: công bố quyết định thành
lập nhóm, thảo luận và biểu quyết về các nội dung; danh
sách thành viên chính thức của nhóm; quy chế hoạt
động của nhóm; bầu ban lãnh đạo nhóm và thông qua
biên bản cuộc họp.
Bước 3: Đánh giá nhu cầu của các nhóm cung
cấp dịch vụ du lịch
- Thành phần tham gia: Cán bộ dự án, lãnh đạo xã và
thành viên trong các nhóm dịch vụ (có thể mời thêm những
người có hiểu biết và kinh nghiệm trong cộng đồng).
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 1 (2016), 96-108
107
- Nội dung: Xác định kiến thức, thông tin nào cần
chuyển giao. Hình thức chuyển giao phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của
địa phương; hỗ trợ mặt nào (về kiến thức, thông tin,
trang thiết bị, tài chính, kỹ thuật canh tác) để xây
dựng và phát triển các sản phẩm du lịch. Sự mong muốn
của người dân về kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng xây dựng
và thực hiện bán sản phẩm; xác định nhu cầu tập huấn,
tư vấn giúp đỡ, ... cho thành viên du lịch.
- Cách tiến hành: Tổ chức các cuộc họp.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động
- Mục đích: Quyết định về nội dung và tiến trình
thực hiện.
- Thành phần tham gia và nội dung thực hiện: Cán
bộ Phòng VHTT huyện, các hộ thực hiện mô hình, ban
quản lý du lịch và cán bộ dự án; cán bộ dự án giúp cộng
đồng trao đổi và thảo luận đưa ra các hoạt động thực
hiện, kết quả mong đợi, thời gian, nguồn kinh phí và
thành phần tham gia thực hiện;
+ Kế hoạch và nội dung hoạt động được xác định
dựa trên: hiện trạng, mục tiêu và định hướng sản phẩm
cung cấp du lịch;
+ Xác định rõ nguồn lực: Của các hộ dân và hỗ trợ
của dự án.
Bước 5: Tổ chức thực hiện mô hình và giám sát
đánh giá định kỳ
- Chỉ đạo để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
- Tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, đảm bảo
theo nguyên tắc: Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp; nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, dễ hiểu và
gần gũi; chỉ tập huấn nội dung mới khi người dân đã
làm tốt các nội dung đã được tập huấn lần trước; chọn
phương pháp phù hợp, dùng nhiều tranh ảnh, hình vẽ,
phim tư liệu.
- Cách làm: Phỏng vấn, họp nhóm, họp dân.
- Đánh giá, giám sát:
+ Đánh giá chung: Mô hình có đạt được mục tiêu
đề ra không? Những hạn chế? Tính khả thi? Tính dễ
làm? Khả năng áp dụng? Tính bền vững? Ảnh hưởng tới
tài nguyên, sinh kế và sản phẩm tạo ra ở địa phương.
+ Việc thực hiện kế hoạch: Tiến độ các hoạt động,
tài chính, phân bổ nguồn lực, ... so sánh với kế hoạch
ban đầu để điều chỉnh (nếu cần).
+ Đánh giá về tổ chức, quản lý; đánh giá về hoạt
động tập huấn, tư vấn của tập huấn viên và ban cố vấn;
đánh giá về kết quả, lợi ích và hiệu quả của mô hình.
+ Sự đóng góp và sự thực hiện của các hộ như đã
cam kết.
Bước 6: Quảng bá và kết nối cộng đồng với các
công ty lữ hành
- Mục đích: Giới thiệu về sản phẩm du lịch mới đến
các công ty lữ hành, khách du lịch và kết nối họ đến với
loại hình du lịch sinh thái cộng đồng vùng biển đảo Lý
Sơn.
- Cách tiến hành: Thiết kế, xây dựng các tờ rơi, áp
phích, bảng quảng cáo, quay phim (đĩa DVD), chụp ảnh
và phát cho các công ty du lịch, các khách du lịch trong
và ngoài nước; tổ chức tuyến du lịch thử nghiệm để các
công ty lữ hành tham gia đóng góp ý kiến, kết nối cộng
đồng và xây dựng các tuyến tour trong tương lai; quay
phóng sự về du lịch cộng đồng vùng biển đảo Lý Sơn và
phát trên truyền hình.
Bước 7: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện
mô hình
- Thành phần tham gia: Các cán bộ xã, huyện,
thành viên các nhóm du lịch, cán bộ dự án và những
người quan tâm.
- Tư liệu hoá: Tổng kết tất cả những thông tin, kết
quả, kinh nghiệm, ... để giúp cho việc tuyên truyền và
nhân rộng.
- Đánh giá sự thành công trên các khía cạnh: kinh
tế, xã hội, môi trường và văn hóa bản sắc của cộng đồng
biển đảo Lý Sơn.
+ Về kinh tế: Sản phẩm tạo ra có đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch không? Tăng thu nhập cho cộng đồng
như thế nào? Cải thiện đời sống ra sao?
+ Về xã hội: Xem xét về khả năng tạo việc làm và
nâng cao thu nhập, những đóng góp trong việc nâng cao
kiến thức và nhận thức của người dân trong khai thác,
bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển, văn hóa và bản
sắc của cộng đồng địa phương.
+ Về môi trường: Sự đóng góp trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái (do khai thác nuôi trồng hợp lý), có
gây ô nhiễm môi trường không?
+ Về văn hóa: Văn hóa của cộng đồng ngư dân
vùng biển đảo được phục hồi và giới thiệu đến các du
Nguyễn Thanh Tưởng
108
khách như thế nào? Nét văn hóa cộng đồng được thể
hiện qua tính cộng đồng (tình làng, nghĩa xóm, sức
mạnh đoàn kết và gắn bó) ra sao?
+ Tính bền vững và khả năng áp dụng của mô hình:
Xem xét về thái độ và cách ứng xử của người dân với
loại hình sinh kế mới, tính hiệu quả mô hình và khả
năng ứng dụng, nhân rộng đến các vùng biển đảo khác
trong cả nước.
- Cách tiến hành: Kiểm tra tại thực địa và tổ chức
hội thảo để tổng kết.
Bước 8: Tổ chức nhân rộng mô hình
Sau khi đánh giá được tính hiệu quả của mô hình và
xem xét định hướng chiến lược phát triển du lịch địa
phương mô hình sẽ được nhân rộng.
3. Kết luận
Nói đến du lịch biển đảo Lý Sơn, nhiều người nghĩ
ngay đến những tour du lịch thưởng ngoạn các danh
thắng, tham quan các di tích lịch sử, tắm biển, lặn biển
ngắm san hô... Du lịch biển đảo tuy đã có bước tăng
trưởng nhanh, song việc khai thác tài nguyên biển phục
vụ du lịch vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế dẫn tới hiệu
quả du lịch chưa cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ suy thoái
tài nguyên và môi trường. Trong định hướng chung về
“Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác
định mục tiêu là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giá trị
văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, thực tế đời sống cộng
đồng địa phương huyện đảo Lý Sơn còn nhiều khó khăn
do nhiều nguyên nhân như: sự tập trung dân cư cao,
hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào môi trường tự
nhiên, sinh kế không bền vững, dẫn đến sự tác động
mạnh tới hệ thống tài nguyên môi trường và xã hội, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả du lịch
nói chung. Như vậy, du lịch Lý Sơn rất cần một định
hướng chiến lược cho các loại hình du lịch mang tính
bền vững. Điều này không những đáp ứng cho những du
khách thích sự khám phá và trải nghiệm mà còn đảm
bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của huyện đảo
Lý Sơn trong tương lai. Từ những nguyên nhân trên,
việc phát triển DLCĐ ở huyện đảo Lý Sơn, mà ở đó các
giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được
phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp
cận hiện đại và thuận lợi cho phát triển kinh tế bền
vững. DLCĐ tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho
cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và
phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống, từ đó
đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền,
giữa Việt Nam và thế giới.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng chuyên
đề Du lịch cộng đồng.
[2] UBND huyện Lý Sơn (2014), Niên giám thống kê
các năm, Lý Sơn.
[3] UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Quy hoạch phát
triển du lịch huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
[4] Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB
Giáo dục.
[5] Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển
quốc tế Hà Lan), Bộ công cụ quản lý và giám sát
du lịch cộng đồng, Mạng lưới du lịch bền vững vì
người nghèo SNV Việt Nam.
[6] REST (2007), Community Based Tourism:
Principles and Meaning, Community based
tourism handbook.
[7] Shalini Singh, Dallen J. Timothy and Ross
K.Dowling (2003), Tourism in Destination
Communities.
[8] Sue Beeton (2006), Community Development
through Tourism.
APPLYING THE DPSIR METHOD IN BUILDING UP A MODEL TO DEVELOP COMMUNITY–
BASED TOURISM IN LY SON ISLAND DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE
Abstract: This paper presents the necessity of developing community-based tourism in Ly Son island district along with an
analysis of the DPSIR model that shows the status quo of community issues in this island, thereby underpinning the development of a
community-based tourism model in order to create a long-term and sustainable livelihood. Although Ly Son island district has certain
favourable conditions, the application of the model of community-based tourism development in reality is to encounter numerous
obstacles. However, in order to make community-based tourism really become a sustainable path, more attention is required from the
parties involved such as government agencies from central to local levels that promulgate related policies, tourism businesses that
attract tourists and expand promotion, non-governmental agencies and organizations that provide funding and human resources
training. Above all are the very efforts of the community in applying the model to practice.
Key words: community tourism development; DPSIR model; community; community tourism model; Ly Son island district
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_phuong_phap_dpsir_cho_xay_dung_mo_hinh_phat_trien_d.pdf