Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới

Con người nói chung mà chủ yếu là nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với mọi quá trình kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển đó dựa trên các nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính .Nhưng chỉ có nguồn lực con người (nguồn nhân lực) mới tạo ra động lực cho sự phát triển, nó là chủ thể của quá trình hoạt động sản xuất. Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển vì nguồn lực vật chất và các nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực. Trong thời đại hiện nay, với xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ của toàn cầu hóa và đặc biệt sự nổi lên của kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một đất nước. Nguồn nhân lực được xem là nội lực quan trọng chi phối quá trình phát triển của một quốc gia. Đặc biệt với những nước đang phát triển, dân số đông, lao động dồi dào như nước ta thì nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự phát triển. Trong điều kiện các nguồn nhân lực tài chính, vật chất còn hạn chế như nước ta thì việc bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ tạo nên động lực lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

doc76 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 - 2007 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín, Phú Xuyên, Thạch Thất.. Số cơ sở tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề năm 2007 là 47988 cơ sở chiếm 75,4%. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 4892 có sở (tăng 11,4%). Số lao động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề tăng lên nhanh chóng, trong đó số lao động tham gia sản xuất công nghiệp trong các làng nghề có tốc độ tăng nhanh năm 2007 là 133698 lao động chiếm 82,3%. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 15487 lao động (tăng 13,1%). Số lao động nữ tham gia sản xuất công nghiệp trong các làng nghề năm 2007 là 68440 người chiếm 84,5% tổng số lao động nữ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, chiếm 51,3% tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp trong các làng nghề. Trong đó các ngành nghề có lao động nữ chiếm tỷ lệ cao là: Công nghiệp da, giày, dép; Thêu, ren.. Các nhóm nghề có tỷ trọng lớn về số cơ sở và lao động là Mây tre giang đan chiếm tỷ lệ cao nhất 33,8% trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 34,5% trong tổng số lao động; Sản xuất sợi, hàng dệt, may chiếm 17,6% cơ sở, chiếm 23,9% lao động; Sản xuất chế biến lương thực thực phẩm đồ uống chiếm 10,8% cơ sở, chiếm 9,8% lao động; Chế biến gỗ, đồ mộc 8,1% cơ sở, chiếm 4,3% lao động; sản xuất hàng kim khí chiếm 7,1% cơ sở, chiếm 7% lao động; Sản xuất hàng thuê, hàng ren, hàng đan móc chiếm 8% cơ sở, chiếm 5% lao động. Đây là những ngành nghề có xu hướng phát triển trong thời gian tới nên số lượng cơ sở và số lao động sẽ tiếp tục tăng. Số cơ sở sản xuất tại các làng nghề tăng đã thu hút một lượng lao động ở địa phương khác đến, quan hệ cung cầu phát triển làm cho thị trường lao động hoạt động sôi nổi hơn, góp phần tăng giá trị kinh tế cho làng, vùng. b. Số lượng lao động phân theo nhóm tuổi Lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề phân theo 4 nhóm tuổi: dưới 15 tuổi, từ 15 – 55 tuổi, từ 56 – 60 tuổi, trên 60 tuổi. - Nhóm dưới 15 tuổi: năm 2007 có 4800 lao động chiếm 3,59%. Lao động thuộc nhóm này chủ yếu là trẻ em đang trong độ tuổi đi học, nhóm này tăng có ảnh hưởng đến vấn đề xã hội. - Nhóm từ 15 – 55 tuổi: đây là nhóm lao động chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động làng nghề. Năm 2007 có 121692 lao động chiếm 91,02%. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 14762 lao động tức tăng 13,8%. - Nhóm từ 56 – 60 tuổi: Năm 2007 có 3490 lao động chiếm 2,61% - Nhóm trên 60 tuổi: Năm 2007 có 3716 lao động chiếm 2,78%. c. Số lượng lao động phân theo trình độ đào tạo Hệ thống giáo dục đào tạo là yếu tố quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực. Những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Trình độ của lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề phân theo 4 nhóm: Đại học và trên đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề dài hạn (từ 1 – 3 năm); Trình độ khác (chưa qua đào tạo, học qua truyền nghề, học qua dạy nghề...). Biểu 2.28. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề tỉnh Hà Tây năm 2005, năm 2007 Đơn vị tính: người Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2007 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Đại học và trên Đại học Cao dẳng và Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề dài hạn Trình độ khác 259 709 1762 115481 0,22 0,60 1,49 97,69 340 880 2135 130343 0,25 0,66 1,60 97,49 Tổng số 118211 100,00 133698 100,00 - Nhóm 1 “Đại học và trên đại học”: Năm 2007 có 340 lao động chiếm 0,25% tổng số lao động qua đào tạo. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 81 người (tức tăng 31,27%). - Nhóm 2 “Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”: Năm 2007 có 880 lao động chiếm 0,66% tổng số lao động qua đào tạo. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 171 người (tức tăng 24,11%). - Nhóm 3 “Dạy nghề dài hạn”: Năm 2007 có 2135 lao động chiếm 1,60% tổng số lao động qua đào tạo. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 373 người (tức tăng 21,16%). - Nhóm 4 “Trình độ khác”: Năm 2007 có 130343 lao động chiếm 97,49% tổng số lao động qua đào tạo. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 14862 người (tức tăng 12,87%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã được cải thiện thể hiện qua tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng lên, tuy nhiên số lao động này vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các làng nghề. Ta thấy nhóm 4 “Trình độ khác” là những lao động có trình độ đào tạo thấp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề. Đây là hạn chế cần khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các làng nghề trong thời gian tới. d. Số nghệ nhân trong các làng nghề Đến nay số nghệ nhân trong các làng nghề đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây công nhận và trao danh hiệu “Nghệ nhân Hà Tây” ngành nghề truyền thống đợt 1 năm 2006 theo quyết định số 840/QĐ – UBND ngày 07 tháng 11 năm 2006 là 31 nghệ nhân. Trong đó nhóm nghề Mây tre giang đan có 10 nghệ nhân; Sơn mài mỹ nghệ 5 nghệ nhân; Dệt lụa 6 nghệ nhân; Điêu khắc tạc tượng 3 nghệ nhân; Thuê 3 nghệ nhân; Giầy da 1 nghệ nhân; Mộc 1 nghệ nhân; Nặn tò he 2 nghệ nhân. e. Số lao động đào tạo qua truyền nghề và nhân cấy nghề Công tác đào tạo lao động ở làng nghề Hà Tây luôn được các cấp, các ngành, các ban, đoàn thể của tỉnh quan tâm chú trọng. Chương trình đào tạo truyền nghề và nhân cấy nghề được khởi động từ năm 1994 đến nay luôn hoạt động hiệu quả (Tỉnh đã thành lập Trung tâm khuyến công trực thuộc Sở công nghiệp). Giai đoạn 2005 – 2007, kết quả truyền nghề và nhân cấy nghề đã mở được 629 lớp, với tổng số học viên được đào tạo 30307 người (bình quân 48 học viên/ lớp), trong đó có 21069 học viên có việc làm và thu nhập ổn định từ nghề chiếm 70% số lao động được đào tạo, tổng số kinh phí đào tạo 16634 triệu đồng (bình quân 550 nghìn đồng/ học viên); trong đó nguồn ngân sách Tỉnh 3638 triệu đồng chiếm 21,9%, nguồn ngân sách huyện 2249 triệu đồng chiếm 13,5%, từ nguồn khác 10747 triệu đồng chiếm 64,6%. Kết quả công tác đào tạo truyền nghề và nhân cấy nghề đến năm 2007 so với năm 2004 số lớp đào tạo tăng 58,46%, số học viên được đào tạo tăng 46,45%, trong đó số học viên có việc làm và thu nhập ổn định từ nghề tăng 38,33%, tổng số kinh phí đào tạo tăng 151%. Trong đó, nhóm nghề có số lao động được truyền nghề và nhân cấy nghề chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động được đào tạo qua chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề như: Mây tre giang đan 15171 người chiếm 41,5% tổng số được đào tạo, trong đó lao động có việc làm sau đào tạo đạt 78,6%; Dệt, may 15171 người chiếm 15,9%, có việc làm 80,3%; Thêu – Ren 7594 người chiếm 8%, có việc làm 77,7%; Chế biến Gỗ - Mộc có 6616 người chiếm 6,9%, có việc làm 83%; Cơ kim khí 7269 người chiếm 7,6%, có việc làm 80%; Chế biến nông sản thực phẩm 7030 người chiếm 7,4%, có việc làm 83%. Năm 2006 và năm 2007, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Tây đã tổ chức 5 lớp đào tạo thợ giỏi cho 250 học viên nâng cao kỹ năng về khả năng thiết kế mẫu mã nghề Mây tre giang đan và thêu ren với tổng kinh phí 245 triệu đồng. Những nhận xét trên về nguồn nhân lực làng nghề cho thấy nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các làng nghề. Công tác đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được chú trọng, sự phát triển của các làng nghề đã tạo ra được một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn, một bộ phận đáng kể lao động nông thôn được giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu ngay trên quê hương. Thu nhập của lao động ở các làng nghề cao hơn thu nhập từ nghề nông nên đời sống của người lao động đã phần nào được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tích cực, lao động nông nghiệp giảm dần, lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tăng dần phản ánh sự thay đổi về chất lượng lao động. Trình độ văn hóa và nhận thức của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề được nâng cao hơn. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở các làng nghề chủ yếu là ở nông thôn ít được đào tạo, trình độ văn hóa thấp hạn chế rất lớn năng suất, chất lượng và khả năng phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy hầu hết các chủ quản lý của các doanh nghiệp làng nghề đều trưởng thành qua thực tiễn, quản lý bằng kinh nghiệm, không qua các trường, lớp đào tạo cơ bản, khả năng liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh chưa cao, còn các lao động trực tiếp không qua trường lớp mà chủ yếu truyền nghề qua kèm cặp trong sản xuất, do nghệ nhân và người thợ lành nghề truyền nghề. Hiện nay nhiều làng nghề, nghề thủ công địa phương lâu năm cũng bị mai một đi, đứng trước nguy cơ chỉ còn là thương hiệu của quá khứ do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các nghệ nhân trong nghề ngày càng ít, lớp thợ kế tục thì không được đào tạo bài bản, do đó những ngành nghề này khó thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Trang thiết bị trong sản xuất ở các làng nghề còn đơn giản, thô sơ, lao động làng nghề chỉ sử dụng chủ yếu sức lao động thủ công. Ở nhiều làng nghề có nhiều nghệ nhân có đôi “bàn tay vàng”, làm ra những sản phẩm chất lượng rất tốt, nhưng ít người được biết đến, mức độ chủ động tham gia thị trường rất hạn chế. Trình độ văn hóa và thu nhập của người lao động tại các làng nghề chênh lệch nhau khá cao tuy thuộc theo từng vùng và từng ngành nghề, trình độ hiểu biết về pháp luật, các quy định của Nhà nước còn thấp nên hạn chế trong việc tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình. Hiện nay đã có nhiều chính sách phát triển các làng nghề như: Du lịch làng nghề, các khu du lịch làng nghề, quy hoạch cụm, điểm công nghiệpnhằm tạo điều kiện cho làng nghề phát triển và qua đó người lao động trong làng nghề có cơ hội tiếp xúc và nâng cao trình độ, nhận thức về phong cách, tác phong công nghiệp nhưng việc đổi mới còn chậm, nên nguồn nhân lực trong các làng nghề vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người ở một số nghề còn thấp nên ảnh hưởng đến phát triển sức khỏe, chăm sóc, nâng cao thể lực và đầu tư cho giáo dục đào tạo. Do đó ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động tại các làng nghề và các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 2.2.2.8. Về phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực của tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực thì chất lượng của nguồn nhân lực còn được biểu hiện qua phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực. Phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực chính là phẩm chất đạo đức của lực lượng lao động. Lực lượng lao động bao gồm những con người có trách nhiệm với công việc, trung thực, nhiệt tình và sáng tạo trong lao động cùng nét đẹp trong đời sống văn hóa được kết tinh từ ngàn đời nay của dân tộc. Hà Tây vốn là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi giao thao của hai nền văn hóa là văn hóa Thăng Long và văn hóa Hòa Bình. Người Hà Tây cần cù sáng tạo trong lao động, chiến đấu và học tập. Với truyền thống đó, người Hà Tây đã tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới trong phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng mọi vấn đề đều có tính hai mặt của nó cũng như nền kinh tế thị trường ngoài những thuận lợi nêu trên còn mang lại một số khó khăn, nhược điểm nhất định. Một vấn đề đáng báo động hiện nay là sự suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động. Phẩm chất đạo đức của lực lượng lao động nhất là lực lượng lao động trẻ chính là yếu tố quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của đất nước. Chúng ta không khỏi giật mình trước lối sống buông thả, thực dụng của những thế hệ 8X, 9X – thế hệ tương lai của đất nước. Sự tha hóa và nạn tham nhũng của một bộ phận công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước là một căn bệnh chưa có liều thuốc đặc trị. Cụ thể một số tiêu cực trong xã hội đang làm suy giảm phẩm chất đạo đức của lực lượng lao động: a. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu là các trường chuyên nghiệp đã cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ khi nền kinh tế của nước ta vận hành theo cơ chế thị trường mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động đào tạo cũng bị thị trường hóa. Các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật thì còn phải giáo dục phẩm chất đạo đức cho những sinh viên. Tuy nhiên, điều này lại không được quan tâm chú trọng đúng mức dẫn đến một bộ phận không nhỏ sinh viên bị cuốn theo lối sống thực dụng, ăn chơi đua đòi, sao nhãng việc học tập. Những sinh viên này khi rời bỏ ghế nhà trường không góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, nhà trường bên cạnh việc trang bị những kiến thức chuyên môn kỹ thuật, cần phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục đạo đức để có được lớp người “vừa hồng vừa chuyên”, đó là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. b. Về lực lượng lao động của tỉnh Hà Tây Lực lượng lao động của Hà Tây chủ yếu xuất thân từ Nông nghiệp, nông thôn vì thế thiếu tác phong công nghiệp của nền sản xuất lớn. Những thói quen của nền sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp đã từ lâu tồn tại trong tiềm thức của họ không thể gột rửa ngay trong một sớm một chiều. Để khắc phục nhược điểm này bên cạnh sự cố gắng của người lao động thì người sử dụng lao động cũng cần phải hiểu để động viên và giúp họ hòa nhập vào guồng máy vận hành lao động. c. Về Các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động Để thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp đầu tư đổi mới,cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, một mặt cần quan tâm tới lợi ích, đời sống của người lao động, tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực. Một đội ngũ cán bộ công nhân có chuyên môn, kỹ thuật cao, có trách nhiệm với công việc chính là những lợi thế cho doanh nghiệp trên thương trường. Để tạo ra được một sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường thì trước hết doanh nghiệp và đơn vị phải tạo ra thương hiệu về đội ngũ lao động của chính mình. Một số doanh nghiệp trong tỉnh Hà Tây đã có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho riêng mình. Song cũng có không ít các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chạy theo lợi ích trước mắt mà không đầu tư đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đây là một thiếu xót lớn vì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững trong tương lai, có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua những vấn đề nêu ở trên ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể lực của con người được biểu hiện qua những thông số mang tính định lượng, định tính khá rõ ràng. Còn phẩm chất đạo đức của con người được đánh giá mang tính ước lệ và chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, phẩm chất đạo đức chỉ được bộc lộ sau một thời gian thông qua mối quan hệ của mỗi người trong lao động và cuộc sống. Đạo đức phải được tự thân mỗi con người thường xuyên rèn dũa nếu không một người tốt ngày mai có thể trở thành một người xấu và ngược lại một người xấu sẽ trở thành người tốt nếu họ biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Hiện nay, việc đánh giá phẩm chất đạo đức nhất là với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức Đảng, Đoàn thể đều dựa vào nhận xét của người đứng đầu đơn vị, qua kết quả bình bầu các danh hiệu thi đua, qua lấy phỉếu tín nhiệm, qua phân loại Đảng viênPhương pháp đánh giá như trên nặng về hình thức, nghe có vẻ dân chủ quần chúng song thực tế không phản ánh đúng thực trạng của phẩm chất đạo đức, thậm chí nhiều trường hợp còn trái ngược với bản chất thực của con người. Làm thế nào để đánh giá đúng phẩm chất đạo đức của một con người hiện đang là vấn đề thời sự. Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của con người mới có hình thức khen, chê thỏa đáng có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua, đồng thời cơ quan quản lý, sử dụng lao động kịp thời giáo dục tu dưỡng để mỗi người khắc phục và sửa chữa. Xét cho cùng thì sự đánh giá đạo đức của người lao động phụ thuộc chủ yếu vào người đứng đầu cơ quan, đơn vị trước hết là cách đánh giá có dựa trên sự công tâm vì lợi ích chung của mọi người và toàn xã hội hay không. Một người lãnh đạo dù có công tâm đến đâu thì cũng khó có thể né tránh được những sức ép từ nhiều phía trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ dưới quyền. 2.2.3. Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực Để có thể tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tây với quy mô và tốc độ cao như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh lần thứ 14 đã đề ra thì chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ta còn nhiều hạn chế bất cập. 2.2.3.1. Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ Trước hết qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo nghề còn thấp và phân bố chưa hợp lý giữa các ngành nghề, các vùng, các lĩnh vực. Lực lượng lao động trí thức, lao động kỹ thuật bậc cao của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp 10,8% lực lượng lao động. Tỷ lệ giữa thầy và thợ là 11/89, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển là 28/72. Đây là đội ngũ lao động đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo, áp dụng, chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, của quản lý mới vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Khu vực các ngành Nông, lâm, thủy sản là nơi có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng số lượng lao động được đào tạo ở bậc cao mới chỉ đạt 3,5%. Như vậy cho thấy lao động nông nghiệp của Hà Tây vẫn chủ yếu là theo kinh nghiệm là chính. Nên việc áp dụng các công nghệ mới, kỹ thuật mới còn chậm, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra chậm, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với sản phẩm có giá trị cao, sản xuất chưa gắn với thị trường. Giá trị doanh thu trên một đơn vị diện tích còn thấp. Khu vực các ngành Công nghiệp, xây dựng sử dụng 25,9% lực lượng lao động nhưng số lao động được đào tạo bài bản mới chỉ chiếm 8,1%, trong đó số công nhân bậc cao, lành nghề chiếm 4,13% cho thấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít, sức cạnh tranh sản phẩm còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Khu vực các ngành Dịch vụ sử dụng 21,75% lực lượng lao động, số lượng lao động được đào tạo bài bản chiếm tỷ lệ 31,7% cao hơn 2 khu vực trên. Nhưng cũng chỉ tập trung vào ngành có thế mạnh được quan tâm đầu tư như: Tài chính, Ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, Y tế, Bưu chính, Viễn thông, quản lý Nhà nước. Còn các ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng; Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; dịch vụ khác lao động có trình độ chuyên môn cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Nên các lĩnh vực này chưa phát huy được hết các tiềm năng về thương mại, du lịch của tỉnh. Số người có trình độ Cao đẳng trở lên là người Hà Tây hàng năm tốt nghiệp các trường trở về công tác tại tỉnh tỷ lệ còn thấp. Điều đó chứng tỏ rằng việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung chưa tạo ra được nhiều việc làm, mặt khác cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa có đủ sức hấp dẫn, nhất là đội ngũ tri thức trẻ. Hiện tại trên thị trường lao động luôn xảy ra tình trạng khan hiếm lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao. Lao động tại chỗ, nhất là các khu, cụm công nghiệp thì thừa nhưng vì chưa được đào tạo nên doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động có tay nghề ở các vùng, các tỉnh khác Một số ngành kinh tế và khoa học công nghệ của tỉnh đang thiếu một lực lượng cán bộ có trình độ cao về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thiếu các chuyên gia giỏi, các tiến sĩ khoa học có khả năng đảm đương các dự án lớn, các quy hoạch có tầm cỡ cũng như sự tập hợp hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận trong các lĩnh vực đang là một thách thức lớn của tỉnh. Còn một bộ phận nhân lực có trình độ nhưng lại thiếu năng lực về thực hành, ít được tiếp cận với những thành tựu khoa học nên còn nhiều hạn chế. Khả năng tư vấn và làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hà Tây mới chỉ đạt 10 – 15% trong tổng số lao động các doanh nghiệp, đây là khó khăn lớn của tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm. Trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động còn ở mức độ thấp. 2.2.3.2. Nguyên nhân Qua trên ta thấy được một số hạn chế về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, từ đó chỉ ra những nguyên nhân cụ thể: - Các cấp các ngành chậm đề ra chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và lực lượng lao động phù hợp với giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Chưa quan tâm đầy đủ đến chính sách sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý - Chưa có chính sách đồng bộ để gắn kết giữa đào tạo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữa nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các địa phương cũng như các nhà doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng vừa thiếu, vừa thừa và thiếu tính ổn định. Chất lượng giáo dục và đào tạo cũng còn nhiều hạn chế, đây là tình trạng chung hiện nay của cả nước cũng như địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực, chưa gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Trong một thời gian dài ít chú ý đến đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người lao động, nặng vào bằng cấp coi nhẹ thực hành Tình trạng này dẫn đến mất cân đối về cơ cấu đào tạo, trình độ đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. - Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và các đơn vị còn thấp, thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới phương tiện nghiên cứu, thí nghiệm cho các trung tâm, trạm trại, trường học, các phòng thí nghiệm - Chưa có giải pháp thích đáng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mang tính đột phá để đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay Để chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao cần có biện pháp hữu hiệu giải quyết những tồn tại của nguồn nhân lực trong thời gian qua. 2.2.4. Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020 2.2.4.1. Quan điểm a. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nguồn nhân lực Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta chỉ rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010, một trong ba khâu đột phá để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội là tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảng và Nhà nước ta trước hết coi con người là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức, là nhân tố quyết định sự phát triển, là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, coi chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, với đường lối tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, Đảng ta đã rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực với chủ trương: nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi ở trong và ngoài nước trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Với chủ trương trên một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2005 – 2010) là phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. b. Quan điểm của tỉnh Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ ngày càng tăng, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, về tài nguyên, con người, phấn đấu đến năm 2015 Hà Tây có tốc độ phát triển trên mức bình quân trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, các đô thị được phát triển hiện đại đảm bảo được chức năng là các đô thị vệ tinh của Hà Nội và trong tình hình hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. 2.2.4.2. Các mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế, trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp để những năm 2015 – 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, từng bước trở thành động lực tăng giá trị kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung đầu tư phát triển văn hóa - xã hội để sớm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ. b. Các mục tiêu cơ bản - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 14%, đến năm 2015 đạt 13% và đến năm 2020 đạt 12%. - Cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2010: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 45% Khu vực dịch vụ chiếm 35% Nông, lâm, thủy sản chiếm 20% Giai đoạn 2015: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 51% Khu vực dịch vụ chiếm 37% Nông, lâm, thủy sản chiếm 12% Giai đoạn 2020: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 54% Khu vực dịch vụ chiếm 38% Nông, lâm, thủy sản chiếm 8% - Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5 – 2% - Giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6 0/00 - Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 45 – 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 65 – 77% - Tuổi thọ trung bình năm 2010 là 72 tuổi, năm 2020 là 75 tuổi - Tỷ lệ Bác sĩ /1 vạn dân năm 2010 là 6,5 và năm 2020 là 9 2.2.4.3. Định hướng phát triển ngành kinh tế chủ yếu a. Định hướng phát triển Nông nghiệp Từng bước phát triển nền nông nghiệp ven đô, chuyển nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn như: rau an toàn, hoa, quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp để khẳng định với thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đảm bảo an ninh lương thực góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện tốt quy hoạch đất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và hướng tới xuất khẩu. Xây dựng mỗi vùng, mỗi địa phương một sản phẩm chủ lực. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,5%/ năm và giai đoạn 2011 – 2020 đạt bình quân trên 4%/ năm. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 55% vào năm 2010 và trên 65% vào năm 2020. Trồng trọt chuyển dịch theo hướng tăng cường trồng cây có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt như: lúa đặc sản, rau sạch, hoa, cây ăn quảđể nâng cao giá trị /1ha canh tác. b. Định hướng phát triển Công nghiệp Phát triển công nghiệp Hà Tây theo hướng đi thẳng vào công nghiệp tiên tiến, công nghệ hiện đại tạo ra nhiều sản phẩm mũi nhọn có giá trị, chất lượng cao có đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, phát triển nhóm ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông, lâm thủy sản, nghề truyền thống Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện các khu, cụm, điểm công nghiệp đưa sản xuất của các làng nghề tập trung ra ngoài khu dân cư. Tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp là 25 – 26%/ năm giai đoạn 2006 – 2010, 16 – 17% giai đoạn 2016 – 2020. c. Định hướng phát triển Thương mại, dịch vụ Tận dụng thế mạnh của tỉnh đẩy mạnh quan hệ buôn bán để thúc đẩy sản xuất, phát triển Thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thương nghiệp tư nhân sẽ phát triển nhanh và có vai trò ngày càng lớn. Thương nghiệp Nhà nước được củng cố và tổ chức theo hướng thực sự giữ vai trò chủ đạo, điều tiết hoạt động của thị trường với các ngành hàng thiết yếu cả ở đô thị và nông thôn mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh nhằm ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Liên kết với các tỉnh xung quanh thành lập các hiệp hội xuất khẩu hàng nông sản. Phát triển thương mại theo hướng tập trung phục vụ các trung tâm đô thị mới như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môncác khu cụm công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời phát triển phục vụ nông thôn, miền núi nhất là các vùng sâu, vùng xa ở địa phương. Quy hoạch và phát triển hệ thống chợ vừa là nơi cung ứng, tiêu thụ hàng hóa tại chỗ, vừa làm vệ tinh cho các trung tâm thương mại. Hình thành các hệ thống kho tàng, bến bãi ở những vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa. Quy hoạch và phát triển mạng lưới Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tổng hợp. Phấn đấu duy trì tăng trưởng về số lượng và chất lượng các khu, điểm du lịch. Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng để đảm bảo sự đồng bộ cho phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngành dịch vụ khác như: Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng, Bảo hiểm, khoa học công nghệ, Giáo dục, Y tếtiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hóa và đời sống, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Để những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 trở thành hiện thực thì nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. Việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế là việc làm hết sức cần thiết và phải tiến hành thường xuyên, liên tục. CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI Quán triệt đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV đã chỉ rõ: phát triển nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động”, giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm mới theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn, đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 46%. Phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; nhân cấy, phát triển nghề mới ở các làng nghề và các làng chưa có nghề, mở rộng quy mô các làng nghề đạt tiêu chuẩn. Mở rộng và từng bước hiện đại hóa các cơ sở dạy nghề, phát triển rộng khắp quy mô đào tạo nghề để tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề từ 35% trở lên (năm 2010). Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Phương hướng và các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là tổng thể các cơ chế, chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội (cả về trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là những con người phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, có kỹ năng lao động giỏi, có ý trí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu sau đây: 3.1. Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao dân trí Tiếp tục phát triển quy mô giáo dục - đào tạo có cơ cấu hợp lý giữa các cơ sở công lập, ngoài công lập đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, ngành học, coi trọng giáo dục đạo đức, kết hợp dạy chữ, dạy người, dạy nghề. 3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học tạo cho học sinh khả năng độc lập suy nghĩ, tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả. Thực hiện mô hình giáo dục mở, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng cơ hội cho người học. Phấn đấu đảm bảo tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2008 và phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp học là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục. Từng bước thực hiện tốt việc hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở, đa dạng hóa các loại hình phổ thông như công lập, dân lập, tư thục. Quan tâm để có tỷ lệ hợp lý giữa học sinh học lên trung học phổ thông và học sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là giải pháp tích cực để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, năm 2006 – 2007 số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 44,3 nghìn học sinh nhưng tuyển vào lớp 10 công lập đạt 68,75% (30400 học sinh), ngoài công lập 9,6% (4250 học sinh). Trên 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gần 10000 học sinh) cần tiếp tục thu hút vào các trường ngoài công lập và thông qua các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên để tạo nên lực lượng có tay nghề. Đối với trung học phổ thông ở Hà Tây hàng năm số học sinh học hết lớp 12 khoảng 37 – 38 nghìn học sinh, việc chuyển mạnh các trường trung học phổ thông sang hướng đào tạo có phân ban gắn với hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh là rất cần thiết và là giai đoạn dự bị hiệu quả cho việc tiếp tục phân luồng cho học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề Phấn đấu có đủ giáo viên dạy ở các cấp học và đảm bảo cơ cấu giáo viên theo môn học cho từng cấp, từng trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác quản lý giáo dục. Hiện nay tình trạng thiếu cán bộ giáo viên vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể như các cơ sở giáo dục thuộc Sở giáo dục – đào tạo đến giữa năm 2007 còn thiếu 1053 người chiếm gần 20% so với yêu cầu. Trong đó trung học phổ thông thiếu trên 950 người, các trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thiếu gần 100 người (chiếm 25% so với yêu cầu), chất lượng giáo viên cũng còn nhiều bất cập. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, đảm bảo đủ phòng học kiên cố, phát triển phòng thư viện, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2010 có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay số trường đạt chuẩn quốc gia mới chỉ có 16,62%. Trong đó tiểu học đạt 36%, trung học cơ sở đạt 13,2%, trung học phổ thông đạt 4,76% (số liệu tháng 6/2007). Nhìn chung số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức thấp so với nhiều tỉnh cùng khu vực. Nhu cầu kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2010 từ 600 đến 700 tỷ đồng (dự kiến 2008 đầu tư 270 tỷ đồng, năm 2009 đầu tư 210 tỷ đồng, năm 2010 khoảng 160 tỷ đồng). Đảm bảo mỗi trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 3 phòng học bộ môn, phòng vi tính, phòng ngoại ngữ và 1 thư viện chuẩn, một phòng giáo dục nghệ thuật, một tủ đựng đồ dùng dạy học, cố gắng dành diện tích đất cho các trường học đảm bảo chuẩn quy định. Phát triển hệ thống đào tạo nghề cho nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực gồm 14 trung tâm giáo dục thường xuyên, 9 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghềbao gồm cả công lập, dân lập, tư thục. Tuy nhiên quy mô đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện các bước sau: 3.1.2.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề Tăng cường đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu chất lượng (hiện nay còn thiếu nhiều), đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị Theo báo cáo giữa năm 2007 của Sở giáo dục - đào tạo thì số giáo viên thuộc các trung tâm giáo dục thường xuyên còn thiếu gần 35% so với yêu cầu, các trung tâm tổng hợp – hướng nghiệp thiếu 33%, trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây còn thiếu 4 – 5% giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên địa điểm chật chội, thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị. Các loại hình cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mỗi năm cũng chỉ đào tạo nghề cho trên 30000 lao động chiếm 2,5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Thực trạng trên đòi hỏi phải tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đây là giải pháp có tính cấp bách. Liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu, quy mô, cơ cấu đào tạo với nhu cầu số lượng chất lượng lao động của các doanh nghiệp. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề ở tỉnh đang thu hút nhiều lao động. Phát triển hệ thống dạy nghề, truyền nghề đổi mới về phương pháp đào tạo, định hướng đào tạo theo thị trường. Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp hoạt động của hệ thống khuyến công, khuyến nông, phát triển mạnh thị trường lao động, tạo cầu nối giữa lao động và chủ sử dụng lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức tự đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. 3.1.2.2. Phối hợp và liên kết tốt hơn giữa địa phương và các trường cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Cùng với việc học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm trên 6000 học sinh, tỉnh cần có chính sách thu hút số học sinh địa phương sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng trở về làm việc trong tỉnh. Đồng thời liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để gửi học sinh của tỉnh vào đào tạo và sau khi tốt nghiệp trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách khuyến khích thu hút các trường Đại học trong nước và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh như tạo điều kiện về đất đai xây dựng trường Tăng cường hợp tác quốc tế với các địa phương thuộc các nước tiên tiến như Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốcđể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm với khu vực và quốc tế. Xuất khẩu lao động cũng là giải pháp tranh thủ tiếp thu và nâng cao tay nghề cho người lao động. Có chính sách khuyến khích học tập, nghiên cứu khoa học; phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích sử dụng nhân tài. Khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho việc tiếp tục học tập nghiên cứu sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) để sớm có được đội ngũ chuyên gia đầu đàn, có các chuyên gia giỏi trong các ngành nghề. Tôn vinh và phát triển lực lượng lao động là nghệ nhân ở các làng nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa của các làng nghề. 3.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ lành nghề Tỉnh Hà Tây có nguồn nhân lực dồi dào với hơn 1,3 triệu người đang hoạt động trong các ngành nghề. Trong đó nhân lực đã qua đào tạo nghề chiếm 1/3 tổng số lao động. Đây là yếu tố quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Cần thực hiện một số điểm sau: 3.2.1. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho lực lượng lao động đã qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi Trước hết cần phát triển thị trường lao động một cách hoàn chỉnh. Bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu việc làm và tạo thông tin đầy đủ chính xác của thị trường lao động sẽ giúp cho người lao động và người sử dụng lao động điều chỉnh quan hệ cung – cầu phù hợp cân đối, tránh hiện tượng thừa thiếu giữa cung và cầu một cách giả tạo, gây lên sự lãng phí chất xám hoặc không sử dụng đúng người, đúng ngành nghề được đào tạo. Cải cách hành chính trong các thủ tục thu hút, tuyển dụng lao động, tránh thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người lao động. 3.2.2. Cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề Thực hiện một số ưu đãi như tuyển dụng, chỗ ở, điều kiện đi lại, điều kiện nghiên cứu và làm việcCó thể dành một số quỹ nhà ở hoặc cùng các công ty, doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở gần nhà máy để tạo điều kiện cho người lao động ổn định chỗ ở nhất là đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề. 3.2.3. Thu hút và sử dụng lao động đã qua đào tạo đến vùng nông thôn, nhất là các vùng còn khó khăn Qua khảo sát thực trạng nguồn nhân lực cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn thấp hơn thành thị, nông lâm nghiệp thấp hơn các ngành khác. Tỷ lệ lao động đã đào tạo ở cơ sở tuyến xã càng thấp, nhất là đội ngũ quản lý cấp xã. Vì vậy, tỉnh nên có chính sách ưu đãi (tuyển dụng, đãi ngộ) đối với những nhân lực đã qua đào tạo đến làm việc ở những địa bàn khó khăn hoặc tuyến xã. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn – phát triển mạnh ngành nghề phi nông nghiệp đòi hỏi nhân lực nông thôn phải phấn đấu học hỏi, sáng tạo nâng cao tay nghề từ đó chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. 3.3. Nâng cao trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực (nâng cao thể lực) Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực thì việc nâng cao trạng thái sức khỏe cho dân cư là tiền đề rất quan trọng, là bước đi có tính đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì lẽ, không có sức khỏe thì con người không thể trở thành nguồn lực của xã hội được, nhất là bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi chúng ta xây dựng nền văn minh công nghiệp với một phong cách lao động công nghiệp thì sức khỏe hết sức quan trọng. Điều này vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đã chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, tăng cường kế hoạch hóa gia đình, tăng cường hoạt động thể dục,thể thao. Việc nâng cao sức khỏe, thể lực cho người dân là nhiệm vụ của Nhà nước và cộng đồng dân cư cùng chăm lo bảo vệ sức khỏe và nâng cao thể lực. 3.3.1. Đối với tổ chức Nhà nước cần có chính sách điều kiện vĩ mô - Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều phải tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng cho cộng đồng dưới mọi hình thức truyền thông, giáo dục, thông tin, tạo nhiều việc làm để tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế và hành nghề y dược tư nhân. Triển khai toàn diện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình - Đẩy mạnh hơn công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động 3.3.2. Đối với cộng đồng và cá nhân, gia đình - Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cho mọi đối tượng trong cộng đồng - Giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở, môi trường sống - Trau dồi kiến thức, hiểu biết về dinh dưỡng nhất là phụ nữ và trẻ em - Không lạm dụng hóa chất độc hại trong chăn nuôi, trồng trọt gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm - Tăng cường rèn luyện sức khỏe cá nhân Yếu tố phẩm chất, tâm lý xã hội của người lao động Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam. Nghị quuyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã chỉ rõ: Rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách, thể lực. Khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của người lao động. Chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của con người: trình độ lành nghề, thái độ lao động và thể lực. Trong cơ chế thị trường việc tạo điều kiện việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu chính đáng là các yếu tố thúc đẩy động cơ, thái độ làm việc của người lao động. Đây cũng là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tính năng động, sáng tạo tìm tòi đi lên của người lao động. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tổ chức thực hiện Để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các cơ chế chính sách và các biện pháp đồng bộ, do vậy các Sở ngành, huyện, thành phố cần phối hợp thực hiện một số nội dung sau: Thực hiện tốt định hướng phát triển đến năm 2010 về các lĩnh vực sau: Giáo dục Y tế, Kế hoạch hóa gia đình Lao động việc làm Tiến hành quy hoạch kế hoạch về đào tạo, sử dụng, quản lý, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho từng thời kỳ nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. KẾT LUẬN Trong những năm qua với sự cố gắng của các cấp, các ngành trong tỉnh Hà Tây đã quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, các chương trình giải quyết việc làm, dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Hàng năm giải quyết được 28 – 30 nghìn việc làm và lao động đã qua đào tạo nghề năm 2007 chiếm 30% số lao động trong độ tuổi. Nguồn nhân lực Hà Tây có nhiều bước tiến quan trọng về cả số lượng và chất lượng hầu hết trên các lĩnh vực hoạt động, không chỉ tập trung vào ngành giáo dục, y tế, văn hóa mà còn tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, quản lý Nhà nước. Từ năm 2000 đến nay quy mô nguồn nhân lực tiếp tục phát triển với tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,3% và mỗi năm tăng thêm 3 vạn lao động. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là sự chuyển dịch từ lao động ngành nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng, thương mại và các ngành dịch vụ khác. Nguồn nhân lực bước đầu thu hút vào các khu, cụm điểm công nghiệp và các khu vực đã và đang được đô thị hóa. Sự phát triển nhanh các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đã tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh. Đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và cao hơn mặt bằng chung cả nước thể hiện trên các khía cạnh như: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nhân lực (năm 2001 chiếm 64,8% và năm 2005 chiếm 71,5%, năm 2007 đạt trên 73%). Tỷ trọng nhóm nhân lực chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học rất thấp và giảm nhanh qua các năm (năm 2001 chiếm 9,2% nhưng năm 2007 chỉ còn dưới 6%, tỷ trọng này của toàn quốc trên 18%). Riêng nhóm lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học tăng nhanh, tỷ trọng này năm 2001 chiếm 22,8% còn năm 2007 chiếm 26,5% trong nguồn nhân lực của tỉnh, trong khi đó tỷ trọng này của toàn quốc chỉ đạt 19%. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn cho nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp nâng cao tỷ trọng lao động được đào tạo nghề trong nguồn nhân lực như lập quỹ khuyến công, mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn, truyền nghềQua một số năm đã nâng tỷ trọng lao động được đào tạo nghề từ 20% năm 2000 lên 30% năm 2007 và cao hơn mức chung của cả nước (chỉ đạt 25%). Trong đó đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ chiếm tỷ lệ cao (đạt trên 10% nguồn nhân lực của tỉnh) so với mặt bằng chung toàn quốc (chỉ đạt dưới 9%). Nhiều cán bộ khoa học - công nghệ của tỉnh đã được trang bị tốt về kiến thức quản lý và lý luận chính trị. Đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cấp tỉnh, huyện đều là cán bộ khoa học - công nghệ, một số được đào tạo ở trình độ cao là yếu tố thuận lợi cho công tác lãnh đạo , chỉ đạo và quản lý nền kinh tế. Nhất là việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Đây là tiềm năng và là điểm mạnh của Hà Tây trong việc thực hiện các chương trình hợp tác phát triển với các bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. Trong nhiều năm qua, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 (trong đó một trong ba khấu đột phá làm chuyển biến toàn bộ kinh tế - xã hội là tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế chi thức). Tỉnh đã có nhiều cố gắng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn và đã đạt được những chuyển biến tích cực phản ánh qua kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Niêm giám Thống kê Hà Tây, NXB Thống kê. 2. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Báo cáo kết quả điều tra biến động dân số - nguồn lao động 1/4 hàng năm, Hà Tây. 3. Cục Thống kê Hà Tây (2006), Khảo sát mức sống dân cư (2002 – 2006) của tỉnh Hà Tây, Hà Tây. 4. Cục Thống kê Hà Tây (2007), Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây qua các năm, Hà Tây. 5. TS. Phan Công Nghĩa (2002), Giáo trình Thống kê kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. GS.TS. Đỗ Nguyên Phương (2005), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Website: Google.com.vn Tuoitre.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2316.doc
Tài liệu liên quan