LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm bền bỉ theo đuổi, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã kíđược quyết định gia nhập WTO và chính thức trở thành viên của tổ chức này vào ngày 7 tháng 12 năm 2006. Trong bối cảch đó, Nền kinh tế nước ta đang đứng trước những vân hội lớn nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức trong đó hoạt động kinh doanh bán lẻđược đánh giá là có nhiều ảnh hưởng nhất bởi đặc thù của nó.
Vậy hoạt động kinh doanh bán lẻở nước ta đã vàđang phát triển như thế nào? Nó sẽ làm gìđể phát triển khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO? Đó thực sự là những câu hỏi lớn, để góp phần làm rõ hơn những vấn đề này, để có thể lật đi lật lại vấn đề và xem xét vấn đề này một cách kĩ lưỡng em chọn đề tài “Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc tìm hiểu sự phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO”. Em hy vọng với sự hiểu biết của mình em sễ hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã giúp em hoàn thành đề tài này.
MỤCLỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
1. Lý luận chung về quan điêm toàn diện. 2
1.1. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến. 2
1.2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin 4
2. Vận dụng quan điểm toàn diện để tìm hiểu sự phát triển của họat động kinh doanh bán lẻ Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 6
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh bán lẻ và kênh phân phối trong bán lẻ. 6
2.2. Kênh phân phối và hệ thống kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. 7
2.3. Thực trạng của hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam hiện nay 7
2.4. Những cơ hội, thách thức cũng như mục tiêu phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới. 10
2.5. Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam hiện nay. 12
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15
16 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc tìm hiểu sự phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm bền bỉ theo đuổi, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã kíđược quyết định gia nhập WTO và chính thức trở thành viên của tổ chức này vào ngày 7 tháng 12 năm 2006. Trong bối cảch đó, Nền kinh tế nước ta đang đứng trước những vân hội lớn nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức trong đó hoạt động kinh doanh bán lẻđược đánh giá là có nhiều ảnh hưởng nhất bởi đặc thù của nó.
Vậy hoạt động kinh doanh bán lẻở nước ta đã vàđang phát triển như thế nào? Nó sẽ làm gìđể phát triển khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO? Đó thực sự là những câu hỏi lớn, để góp phần làm rõ hơn những vấn đề này, để có thể lật đi lật lại vấn đề và xem xét vấn đề này một cách kĩ lưỡng em chọn đề tài “Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc tìm hiểu sự phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO”. Em hy vọng với sự hiểu biết của mình em sễ hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã giúp em hoàn thành đề tài này.
NỘI DUNG
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIÊM TOÀN DIỆN
1.1. Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến.
Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt, bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Một số ngời theo quan điểm siêu hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng laị phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, quan điểm biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tợng là tính thống nhất vật chất của thế giới.
Theo quan điểm này, các sự vật hiện tượng trên thế giới dù cóđa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Quan điểm này không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình, mà nó còn nêu rõ tính đa dạng của sự liên hệ qua lại: có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực riêng biệt của thế giới, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thể hiện thông qua một hay một số khâu trung gian, có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ tất nhiên và liên hệ ngẫu nhiên, có mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau và mối liên hệ giữa các mặt khác nhau của sự vật.
Sự vật, hiện tợng nào cũng vận động, phát triển qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau, tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó không cóý nghĩa quyết định, Hơn nữa, nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của mối liên hệ bên ngoài đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đôi khi có thể giữ vai trò quyết định.
Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự nhưđã nói ở trên. Ngoài ra chúng còn có những nét đặc thù. Chẳng hạn như, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này lại là cái tất nhiên khi xem xét trong mối liên hệ khác, ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất yếu, hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệ tương ứng.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệđòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng.
Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con ngời, phép biện chứng duy vật, tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính chất phổ biến. Những hình thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới làđối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
1.2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tợng, triết học Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức
Với tư cách là một nguyên tắc phơng pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cóđược nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng. Một mặt, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ giữa nó với với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). đề cập đến hai nội dung này, V.I. Lênin viết "muốn thực sự hiểu được sựvật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó".
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con ngời. Ứng với mỗi con ngời, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh đợc một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt đợc về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ không trọn vẹn. Cóý thức được điều này chúng ta mới tránh đợc việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật , cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, "cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc."
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉở chỗ nó chúýđến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chúý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ vẫn có thể là phiến diện nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những quy định khác nhau của của sự vật được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải nhận thức thế sự vật, hiện tượng về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, quan điểm toàn diện cũng không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng. Nóđòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó.
Có thể kết luận, quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản làđi từý niệm ban đầu về cái toàn thểđể nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng, khái quát những tri thức phong phúđóđể rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Quan điểm toàn diện vừa khác chủ nghĩa chiết trung vừa khác thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chúý tới nhiều mặt khác nhau nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật nguỵ biện cũng chỉ chúýđến những mặt , những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
Vậy Chúng ta nên xem xét sự phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam sau khi gia nhập WTO như thế nào? Chúng ta hãy chuyển sang phần 2.
2. VẬNDỤNGQUANĐIỂMTOÀNDIỆNĐỂTÌMHIỂUSỰPHÁTTRIỂNCỦAHỌATĐỘNGKINHDOANHBÁNLẺ VIỆT NAMSAUKHI VIỆT NAMGIANHẬP WTO.
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh bán lẻ và kênh phân phối trong bán lẻ.
Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan tới việc bán hàng hoá hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng chứ không phục vụ bất kì mục đích kinh doanh nào.
Bán lẻ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trước hết nó là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Bán lẻ còn giúp giải quyết được nhiều mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, nó giúp cho việc phân phối sản phhảm với số lượng lớn, sản xuất hàng loạt đến tay người tiêu dung tản mạn với lượng sản phẩm nhỏđa dạng một cách nhanh chóng và rất tiện lợi.
Với vai trò quan trọng đó hoạt động kinh doanh bán lẻ ngày càng trở nên quan trọng vàđược tất cả các quốc gia trên thế quan tâm và phát triển mạnh mẽ.
2.2. Kênh phân phối và hệ thống kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh bán lẻ.
Kênh phân phối là cách thức mà nhà sản xuất đua sản phẩm tới tay người tiêu dùng để tiêu dùng cho nhu cầu của họ.
Kênh bán lẻ bao gồm có kênh trực tiếp, kênh ngắn, kênh trung bình và kênh dài tuy thuộc vào mức độ phức tap và số lượng các cầu nối trung gian phục vụ cho việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng như các đại lý cấp 1, cấp 2… các bách hoá, phòng trưng bày sản phẩm và các dịch vụ môI giới khác.
Hệ thống kênh phân phối là tập hợp tất cả các kênh phân phối được sử dung cho mục đích bán lẻ. Mỗi một kênh phân phối đều có những thế mạnh riêng, một thị trường bán lẻ phát triển sôI động cần kết hợp linh hoạt giữa các kênh phân phối này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đưa một sản phẩm tới tay người tiieu dùng.
2.3. Thực trạng của hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam hiện nay
Bán lẻ là khâu không thể thiếu trong bất kì nền sản xuất hàng hoá nào. Bởi hàng hoá sản xuất ra cần phải đưa được đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Vì thếở bbát kì quốc gia nào trên thế giới, ngành kinh doanh bán lẻ cũng ra đời từ rất sớm, thậm trí còn xuất hiện trước nền sản xuất hàng hoá. Nhưng trình độ phát triển của ngành kinh doanh bán lẻở mỗi nước lại không đồng đều và phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia. Vậy ở Việt nam, ngành kinh doanh bán lẻ phát triển như thế nào trông thời gian qua? Chúng ta có thể chia nó thành hai giai đoạn chính sau:
* Giai đoạn trước năm 1993.
Hoạt động kinh doanh bán lẻ hoàn toàn diễn ra theo kiểu truyền thống. Hàng hoá sản xuất ra được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các chợ truyền thống, các cửa hàng tạp hoá và các cửa hàng bán lẻ hộ gia đình. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống này tuy có nhiều đặc điểm phù hợp với thực trạng kinh tế và tập quán mua bán của nước ta xong nó rất lạc hậu và bộc lộ rõ nhiều tồn tại yếu kếm không thể khắc phục được như quy mô nhỏ lẻ manh mún, hàng hoáít về số lượng, không đa dạng về mẫu mã chủng loại, chất lượng hành hoá thấp. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hầu như khong được quan tâm. Việc buôn bán hàng lậu, hàng giả rất phổ biến. Đặc biệt hàng hoá khong được liêm yết giá dẫn đến tình trạng nói thách, mặc cả trong mua bán gây nhiều phiền phức cho người tiêu dùng.
Với hệ thống bán lẻ lạc hậu và nhiều tồn tại như vậy khiến cho việc tiếp xúc, mua bán và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá gặp nhiều khó khăn và phiền phức. Việc quản lý các mặt hàng và hoạt động kinh doanh của chính phủ vô cùng khó khăn. Việc yếu kém của hệ thống bán lẻ cũng gây nhiều khó khăn cho nhà sản xuất vì khóđinh hướng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Nhưng xét về mặt nào đó thì việc có một hệ thống kinh doanh bán lẻ với đặc thù như vậy cũng có nhưng sự phù hợp nhất định với nền kinh tế nước ta lú bấy giờ và nóđược quy định bởi những điều kiện khách quan nhất địnhcủa nền kinh tế Việt Nam trước năm 1993. đo là:
Một đất nước với nền sản xuất manh mún nhỏ lẻ, không cóđầu tư thích đáng để phát triển ngành kinh doanh bán lẻ.
Do thu nhập của người dân rất thấp nên sức mua kém dẫn đến việc không thúc đẩy được nền sản xuất nói chung cũng như hoạt động khinh doanh bán lẻ phát triển. Đồng thời tập quán mua bán của người dân Việt Nam cũng góp phần cản trở sự phát triển của nganh kinh doanh này.
Trước năm 1993, cơ chế chính sách của Việt Nam chưa thông thoáng, chưa có những ưu đãi thích đáng cho sự phát triển nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh này.
* Giai đoạn sau năm 1993 đến nay:
Hoạt động kinh doanh bán lẻ thu được một số thành công nhất định, ngoài loại hình kinh doanh truyền thống đã xuất hiện loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Kinh doanh bán lẻ hiện đại là loại hình kinh doanh bán lẻ dựa trên hệ thống các siêu thị với quy mô lớn, lượng vốn đầu tư lớn, sản phẩm nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và chất lượng sản phẩm cao, mẫu máđẹp, giá cả từng loại mặt hàng được niêm yết và quản lý chặt chẽ. Khách hàng được phục vụ tận tình và chuyên nghiệp.
Tuy thị trường bán lẻ Việt Nam đã xuật hiện và phất triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại nhưng tỷ trọng của nó còn rất nhỏ ( khoảng 10% ) trong khi loại hìng kinh doanh truyền thống vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng trên 84%. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam vẫn còn ở trình độ rất thấp so với thế giới và khu vực. Ví dụ tỷ trọng loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Pháp chiếm trên 94%, ở Trung Quốc và Thái Lan chiếm trên 50%.
Ngoài những yếu kém trên, hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam còn bộc lộ sự yếu kém trong quản lý, kĩ thuật, còn hạn chế về quy môđồng thời các phương thức áp dụng trong kinh doanh cũng chưa theo một chuẩn mực quốc tế. Hệ thống bán lẻ trong nước vẫn mang tính tự phát, thiếu liên kết và thiếu sự bền vững khiến cho thị trường bán lẻ dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động khách quan hay chủ quan của nền kinh tế.
Sở dĩ ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam sau năm 1993 tuy đã có sự phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn tỏ ra rất yếu kém so với thế giới và khu vực là do nhiều các yêu tố khách quan và chủ quan sau:
Cơ chế chính sách của nhà nước tuy đã có nhiều sửa đổi vàưu đãi nhưng vẫn chưa thể bắt nhịp với nhu cầu thực tế dẫn đến vẫn còn có những yếu tố kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như ngành kinh doanh bán lẻ nói riêng.
Thu nhập của người dân đãđược cảI thiện nhưng vvãn ở mức thấp của thế giới, sức mua hạn chếđồng thời cuộc sống lao động vất vả khiến họ chưa cóđủ thời gian và lượng tiền để mua sắm trong các siêu thị lớn.
Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ còn yếu kém về mặt quản lý, kỹ thuật. Đồng thời họ còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn và mặt bằng. Nhân viên bán hàng của họ còn ít và chưa được đào tạo một cách bài bản nên rất yếu về kỹ năng nghiệp vụ.
Chưa có khái niện đầy đủ về hậu cần bán lẻ.
2.4. Những cơ hội, thách thức cũng như mục tiêu phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Như ta đã biết Việt Nam đã gia nhập WTO. Theo cam kết, hai năm sau khi gia nhập tổ chức này Việt Nam phải cho phép các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài được phép liên doanh liên kết với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động bán lẻ và ssau hai năm tiếp theo thì họđược phép thành lập các công ty và tập đoàn bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Vì vậy ngoài những cơ hội lớn như có cơ hội thu hút nhiều vốn đàu tư, thị trường mở rộng, dân sốđông và thu nhập quốc dân và sức mua ngày một tăng, thói quen mua sắm đần thay đổi Ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam còn phải đối mặt với không ít những thách thức lớn như: phải cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt các công ty nước ngoài có vốn lớn, hàng hoá nhiều đa dạng, chất lượng cao, giá rẻ, khuyến mại hấp dẫn, đội ngũ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp. Nên ngoài cơ hội phát triển các công ty Việt Nam có nguy cơ thua trên sân nhà, thị trường bị thâu tóm vì các công ty bán lẻ hiện đại không đấu nổi trong khi hệ thống bán lẻ truyền thống ngày một suy yếu.
Do vậy vấn đềđặt ra là: Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian không nhiều trong những năm đầu gia nhập WTO để tổ chức lại lực lượng buôn bán quáđông nhưng tản mạn và không quy củ hiện nay thành một hệ thống phân phối hiệu quả. Bởi nếu thua nguy cơ phá sản của các công ty trong nước kéo theo sựảnh hưởng lớn đến thị trường bởi các công ty nước ngoài có thể chi phối không những sản xuất trong nước mà cả hoạt động xuất nhập khẩu để thao túng thị truờng của ta.
Đứng trước những cơ hội và thách thức trên Nhà Nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải làm gìđể giành thắng lợi, đểđạt được mục tiêu đưa tỷ trọng loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại lên mức trên 50% sau 15 năm? Chúng ta có thể tham khảo một số giải pháp để tận dụng cơ hội vàđối mặt với khó khăn thách thức như sau.
2.5. Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam hiện nay.
2.5.1. Đối với kênh phân phối truyền thống.
Cần phải kế thừa chính cơ cấu tự phát của hệ thống chợ và mạng lưới các cửa hàng tạp hoá cũng như các cơ sở kinh doanh hộ gia đình. Đồng thời nâng cấp cải tạo và quy hoạch lại hệ thống này một cách khoa học nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân.
Tổ chức phát triển hệ thống chợ và cửa hàng tạp hoá về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà các tập đoàn đa quốc gia không thể vươn tới được, như thế chúng ta có thể giữđược thị trường rộng lớn chiếm tới 80% dân số.
2.5.2. Đối với hệ thống kênh phân phối bán lẻ hiện đại.
Cần tiến hành nghiên cứu thị trường để xac định mục tiêu và mô hình bán lẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đào tạo lại hệ tống cán bộ công nhân viên để nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho họ.
Đẩy mạnh hoạt động Marketing và tăng cường công tác hậu cần bán lẻ.
Đặc biệt phải tăng cường liên doanh liên kết dựa trên cơ sở là các tập đoàn bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện nay như: Saigon co.op, Phú thái, G7_Mart… để khắc phục những yếu điểm về vốn, mặt bằng, nhân lực. Tạo ra một kênh phân phối mạnh có sức cạnh tranh lớn, có khả năng giành thắng lợi trong cuộc chiến giành thị trường.
2.5.3. Về phía chính phủ.
Trước hết nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lýđiều chỉnh hoạt động kinh doanh bán lẻ va ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ.
Có một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bán lẻ như: Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới bán lẻở Việt Nam trong nhiều năm tới, xây dựng các dựán hỗ trợ kinh doanh bán lẻ.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập vàđời sống, nâng cao sức mua của người dân.
Với những giải pháp như vậy hy vọng trong thời gian tới, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội của mình và chủ dộng đối mặt với những khó khăn thách thức để phát triển được hệ thống phân phối bán lẻ văn minh, hiện đại đáp ứng mong mỏi của đại bộ phận người tiêu dùng.
KẾTLUẬN
Thông qua đề tài chúng ta đã cóđược một cái nhìn khá toàn diện về sự phát triển của hoạt động kinh doanh bán lẻở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó ta thấy được sự lớn mạnh đáng kể của thị trường bán lẻ Việt Nam xong cũng phải thừa nhận rằng những thành tựu đó còn kém xa so với thế giới và khu vực. Trong thời gian tới, khi việt Nam ta đã gia nhập WTO hi vọng ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam sẽ có sự rút kinh nghiệm vàđưa ra những đối sách thích hợp với điều kiện mới và trở nên hùng mạnh.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
Giáo trình triết học Mác_Lênin của NXB chính trị quộc gia năm 2006.
Giáo trình triết học Mác_Lênin của NXB chính trị quộc gia năm 1999.
Toàn văn Việt Nam gia nhập WTO
Thời báo kinh tế Việt Nam và một số trang Web về kinh tế khác.
MỤCLỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tr-24.doc