Vận dụng qui luật những qui luật thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
MỞ ĐẦU
“ NHỮNG NUYÊN LÝ Ơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN là một bộ môn khoa học có tầm ảnh hưởng lớn tới xã hội. Nếu vận dụng thành công kiến thức được học từ bộ môn khoa học này thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong cuộc sống. từ những gì được học từ thầy giáo giảng dạy bộ môn và qua các tài liệu tham khảo, nhóm 7 người chúng tôi đã thảo luận với nhau về một vấn đề nằm trong bộ môn khoa học này.
Vấn đề chúng tôi thảo luận ở đây là quy luật chuển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngượi lại. Quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng.
Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để vận dụng vào việc học tập của sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải nói chung và của chúng tôi nói riêng. Hi vọng rằng những gì chúng nôi trình trong bài tiểu luận này sẽ có ích cho các bạn và rất mong sự đóng góp của các bạn.
Luận văn chia làm 3 chương
13 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 6528 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng qui luật những qui luật thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG TRÌNH
BÀI TIỂU LUẬN: VẬN DỤNG QUY LUẬT NHỮNG THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG DẨN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT
NHÓM THỰC HIỆN: DƯƠNG CÔNG HÂN CD10A
DƯƠNG KIM HÙNG CD10A
ĐỖ QUỐC TRÌNH HH10A
HOÀNG VĂN DŨNG CD10A
LÊ ANH HOÀNG CD10A
PHẠM TÙNG LÂM CD10A
VÕ DUY KHÁNH CD10A
MỞ ĐẦU
“ NHỮNG NUYÊN LÝ Ơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN là một bộ môn khoa học có tầm ảnh hưởng lớn tới xã hội. Nếu vận dụng thành công kiến thức được học từ bộ môn khoa học này thì chắc chắn bạn sẽ thành công trong cuộc sống. từ những gì được học từ thầy giáo giảng dạy bộ môn và qua các tài liệu tham khảo, nhóm 7 người chúng tôi đã thảo luận với nhau về một vấn đề nằm trong bộ môn khoa học này.
Vấn đề chúng tôi thảo luận ở đây là quy luật chuển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngượi lại. Quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng.
Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để vận dụng vào việc học tập của sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải nói chung và của chúng tôi nói riêng. Hi vọng rằng những gì chúng nôi trình trong bài tiểu luận này sẽ có ích cho các bạn và rất mong sự đóng góp của các bạn.
I. QUY LUẬT NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ LƯỢNG DẨN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật hiện tượng.
Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng cũng như qua hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc, trước hết và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các trường phái tríêt học. Phép biện chứng duy vạt đem lại khái niệm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển của sự vật hiện tượng.1- Các khái niệm1.1 - Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có của nó, làm nên chính nó. Nhờ đó chúng mới khác các sự vật, hiện tượng khác.
Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật,… Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vậ hiện tượng chỉ được bộc lộ qua sự tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng khác. Chúng ta chỉ biết nhiệt độ cao hay thấp của không khí qua sự tác động qua lại của nó với cơ quan xúc giác của chúng ta. Chất của một người chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với những người khác, với môi trường xung quanh, thông qua lời nói và việc làm của người ấy. Như vậy muốn nhận nhận thức đúng đắn về những thuộc tính của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thông qua sự tác động qua lại của sự vật đó với bản thân chúng ta hoặc thông qua quan hệ, mối quan hệ qua lại của nó với các sự vật khác. Phạm trù tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng và phát triển của nó được biểu hiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và có những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành các thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối quan hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.
Mỗi sự vật đều có nhiều thuộc tính; mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồ tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật.
Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng. 1.2 - Lượng của sự vật
Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, số lượng, tốc độ, trình độ, nhịp độ của sự vận động và phát triển củng như các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân..v..v Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của mọt người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp cua một công dân,…trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản cua đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật).
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vât, song mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.1.3- Khái niệm về ĐộĐộ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó. Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác.1.4-Điểm nút
Là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời1.5-Bước nhảySự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy.Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác.+ Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt. Ví dụ: Cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.
Song cần lưu ý rằng, bước nhảy dần dần khác với thay đổi đần dần về lượng của sự vật. bước nhảy dần dần là sự chuyể hóa dần dần từ chất này sang chất khác , còn sự thay đổi dần dần về lượng là sự thay đổi liên tục về lượng để đến một giới han nhất định sẽ chuyển hóa thành chất.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi bản chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay dổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Trong hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phaỉ thông qua bước nhảy cục bộ.2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích luỹ lại khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ. Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.Nội dung quy luật này được phát biểu như sauMọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.Điều cần chú ý là:-Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.-Quy luật lượng-chất được vận dụng trong học tập của sinh viên ở mối quan hệ học tập và nâng cao trình độ của sinh iên. Trong sự phát triển tri thức của sinh viên, sự thay đổi dần về lượng kiến thức gọi là tiến hóa, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là trình độ, tiến hoá chuẩn bị cho sự nâng cao trình độ của sinh viên. Trong giai đoạn tiến hoá, việc học tập chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn trình độ của sinh viên được nâng cao là kết quả của quá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn lượng tri thức đưa sinh viên lên một trình độ cao hơn3- Ý nghĩa phương pháp luận-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất.-Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ, quy mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại. Khi một sinh viên đạt được một trình độ mới thì không nên dừng lại mà phải biết tận dụng khả năng bản than đê tiếp tục tích lủy kiến thức nâng cao lượng kiến thwss bản thân để đạt được trình độ cao hơn, việc nâng cao trình độ có thể thực hiện qua nhiều con đường và nhiều cách khác nhau.
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy tả khuynh hay hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là thì ngược lạikhi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất. II : VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong trường Đại học giao thông vận tải như sau:
bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Chúng ta tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờ tồn tại, nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.
Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển cuả sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẻ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó. Chúng ta tác đông dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó. Để có một tấm bằng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lũy đủ sống lượng đơn vị học trình của các môn học. Như vậy các học kỳ có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũy tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta.
Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ông cha ta chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị" đó sao?Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày. Vậy nên để có kết quả học tập tốt chúng ta cần trải qua quy luật trên đó là những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
Cụ thể như sau: khi bạn chăm chỉ học tập có nghĩa là bạn đang thay đổi lượng kiến thức của bạn. Khi bạn học tập nhiều hơn có nghĩa là lượng thời gian bạn dành cho việc học tập nhiều hơn dần dần mức độ lượng kiến thức càng ngày càng được tích lủy nhiều lên. Cho đến lúc lượng kiến thức của bạn vượt qua điểm mút nó sẽ thực hiện bước nhảy và dẩn đến sự biến đổi về chất. Nếu như trước đó bạn đang đạt mức trung bình thì sau đó bạn sẽ được mức khá và đó là thành quả bạn xứng đáng có được từ việc vận dụng thành công quy luật sự thay đổi về lượng dẩn đến sự thay đổi về chất. Ngược lại khi chất được thay đổi thì nghĩa là trình độ của sinh viên sẽ được tăng lên một bậc tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu quy mô và trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.
TÀI LIỆU SỬ DỤNG:
GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC LÊN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
THÔNG TIN TRÊN GOOGLE VÀ TAILIEU.VN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.doc