Vận dụng ưu thế của văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn, Thanh Hóa

2.4.5. Đầu mỗi mùa du lịch kết hợp các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa du lịch cho các đối tượng tham gia làm du lịch với mở các cuộc thi. Thi Người Hướng dẫn viên du lịch biển Sầm Sơn; Tìm hiểu Văn hóa du lịch Sầm Sơn; hoặc thi chế biến Món ăn đặc sản biển Sầm Sơn. Hoặc tổ Bè mảng – một nét độc đáo của ngư dân Sầm Sơn chức thi đua giữa các khối phố, các bãi tắm với các nội dung phù hợp, vừa để nâng cao nhận thức về văn hóa du lịch vừa làm cho người Sầm Sơn thêm yêu mến, tự hào về quê hương mình. Với du khách, Tổ chức những tua du lịch nghỉ dưỡng với du lịch tham quan tìm hiểu các địa danh văn hóa trong tỉnh một cách hợp lí (như du lịch khám phá miền Tây xứ Thanh, du lịch tìm hiểu các vùng đất "Địa linh nhân kiệt" - nơi phát tích các triều đại vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong lịch sử xã hội Việt Nam, hay tổ chức cho du khách đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh: Bến En, Pù Luông, Suối cá Thần Cẩm Lương.). Hoặc tổ chức tour du lịch biển gắn với nét độc đáo – bè mảng Sầm Sơn cho những du khách thích khám phá mạo hiểm, được đi bè, mảng đánh bắt cá, câu mực cùng ngư dân trên biển, hưởng thụ những sản phẩm hải sản do chính mình đánh bắt được. Có thể thành lập đội bè mảng làm theo kiểu truyền thống chuyên phục vụ nhu cầu khám phá biển của du khách khi đến Sầm Sơn! Mở tour du lịch khám phá biển, đảo từ Sầm Sơn đến các đảo hòn Nẹ, hòn Mê cho du khách.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng ưu thế của văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 111 VẬN DỤNG ƯU THẾ CỦA VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở SẦM SƠN, THANH HÓA Ngô Xuân Sao1 TÓM TẮT Du lịch là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước quan tâm, đang trở thành một ngành công nghiệp “không ống khói”, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời kì giao lưu, hội nhập, toàn cầu hóa. Phát triển du lịch cần phải có sự kết hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, ban, ngành và nhân dân. Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đất “thang mộc” của các triều đại phong kiến Việt Nam, nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hóa độc đáo. Chính vì vậy, phát huy lợi thế của văn hóa trong hoạt động du lịch là cách giúp du lịch Sầm Sơn – Thanh Hóa phát triển bền vững, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: Văn hóa du lịch 1. MỞ ĐẦU Dân gian Việt Nam có câu: “Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”, "Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”; hoặc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đều đã nhấn mạnh đến tính chất “Đi”/du lịch của con người. “Đi”/du lịch cũng là hình thức để học hỏi, tìm hiểu, khám phá, làm giàu tri thức cho mình. Cha ông ta đã biết du lịch từ xa xưa! Du lịch thực sự là một nhu cầu thiết yếu của con người, ngày nay, đã trở thành ngành công nghiệp “không ống khói”. Du lịch ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng, là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước, các ban, ngành quan tâm để phát triển và phát triển bền vững, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ giao lưu, hội nhập, toàn cầu hóa. Thanh Hóa là vùng đất “thang mộc” của các triều đại phong kiến xưa kia, là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh thắng. Một “Việt Nam thu nhỏ” với đầy đủ các loại hình cảnh quan môi trường Núi – Đồng bằng – Biển. Với 102 km bờ biển, cùng các cửa sông, cửa biển nhiều bãi biển đẹp, thủy, hải sản phong phú, Thanh Hóa có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch môi trường và du lịch nhân văn. Làm thế nào để phát huy được tiềm năng dồi dào của Thanh Hóa trong phát triển du lịch? Đó là một vấn đề đòi hỏi có đầu tư tâm huyết và tham gia của nhiều ngành, nhiều cơ quan, của tất cả những người làm du lịch. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một số quan điểm về vận dụng ưu thế 1ThS. Khoa Khoa học xã hội , trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 112 của văn hóa trong phát triển du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững ở Sầm Sơn Thanh Hóa những năm 2011 – 2020. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Lợi thế của văn hóa trong hoạt động du lịch Văn hóa là một khái niệm vô cùng phong phú và đa dạng, một dân tộc văn minh hay dã man đều có nền văn hóa của mình.Mỗi dân tộc sẽ lựa chọn cho mình một phương thức sống, thành một "kiểu lựa chọn riêng" [1,Tr.17] để làm nên sự đa dạng của văn hóa. Có thể nói, tìm kiếm, thưởng thức, trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ ở những vùng đất mới luôn là mong ước của mỗi người, nằm trong bản chất thích khám phá ở con người. "Nhiều ghi chép từ thời cổ đại (như của Herodotus, Julius Cesar), cho thấy sự thích thú của con người trong việc khám phá những vùng đất mới và đi du lịch, như là một trong những biểu hiện của đời sống văn minh (civilized life), đã khá phổ biến từ thế kỷ 12. Khi nhu cầu có thực và du lịch thành hiện tượng phổ biến, tất yếu sẽ nảy sinh kinh doanh, dịch vụ, nảy sinh ngành du lịch với những quan hệ có tính đặc thù của nó"[2.Tr.1]. Du lịch là khám phá vùng đất mới, nền văn hóa mới, "là sự di chuyển tạm thời của con người đến một nơi khác ngoài nơi làm việc của họ, là những hoạt động diễn ra trong thời gian lưu trú và những cơ sở vật chất khác để phục vụ nhu cầu du lịch của họ" (Mathieson và Wall); "du lịch là cuộc hành trình đến một điểm để hưởng thụ thiên nhiên hoặc phục hồi sức khỏe hay vì một lý do tinh thần mà nơi đó, khác với nơi cư trú sinh sống lao động hàng ngày" nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng... trong một khoảng thời gian nhất định [3.Tr9]. Vì vậy, hoạt động du lịch là một hoạt động có nhiều điểm đáng chú ý mà người làm công tác du lịch, phát triển, kinh doanh du lịch không thể không quan tâm. Đó là: - Làm cho du khách thoát khỏi cuộc sống thường nhật bằng việc thay đổi không gian sống trong những ngày lưu trú, đem họ hòa mình vào một không gian mới với thiên nhiên, với con người ở điểm đến có những sắc thái văn hóa khác lạ, hấp dẫn, hứng khởi. - Mỗi lần du khách đến là một lần muốn được khám phá sự mới lạ ở địa phương, dân tộc. Phải được "trải nghiệm" một nét văn hóa nào đấy – thiên nhiên, cuộc sống, con người, được giải trí ở nơi mới trong một thời gian nhất định mà thấy mới mẻ, hấp dẫn, không bị nhàm chám, đơn điệu, không cảm thấy "biết rồi", giống những điều mà mình đã biết. Chính bởi điều đó mà văn hóa địa phương càng mới lạ, càng không sao phỏng nơi khác thì càng hấp dẫn du khách. - Sản phẩm du lịch (Đặc sản địa phương, sản phẩm thủ công, làng nghề, những món quà lưu niệm hấp dẫn, cùng giá cả hợp lý) cũng là những món quà hấp dẫn với khách du lịch. Đặc biệt, dịch vụ du lịch, văn hóa du lịch cần chu đáo có tính chuyên nghiệp cao là "cần câu" níu giữ chân du khách. Những phương châm này đã được các nhà nghiên cứu du lịch xây dựng nên và trở thành những nguyên tắc hoạt động của họ. Thiết tưởng đây cũng là những nguyên tắc mà du lịch Việt Nam nói chung, Sầm Sơn Thanh Hóa nói riêng theo đuổi. Vì những lẽ đó, người làm du lịch TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 113 phải luôn được bồi dưỡng và biết phát huy lợi thế của văn hóa trong hoạt động du lịch để du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. 2.2. Những lợi thế của khu du lịch Sầm Sơn trong hoạt động du lịch. Sầm Sơn là một khu du lịch biển có bề dày hơn 100 năm, biển Sầm Sơn đẹp, thơ mộng, nhiều dấu tích văn hóa truyền thống. Sầm Sơn vừa có biển lại vừa có núi (Sơn), không gian Sầm Sơn đậm đặc chất huyền thoại và lịch sử, nhiều di tích lịch sử văn hóa, có những di tích chỉ có ở Sầm Sơn, gắn với Sầm Sơn như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái, đền Bà Triều(1), dãy Trường Lệ... Sầm Sơn cũng có những lễ hội nổi tiếng, gắn với tâm linh người dân vùng biển Thanh Hóa (Lễ hội bánh chưng bánh dày; lễ hội đền Độc Cước, lễ hội Cầu ngư...). Bãi biển mỹ miều, sạch sẽ, tôm cá, sản phẩm biển dồi dào... Nghề đánh cá cùng bè mảng Sầm Sơn cũng là một nét riêng độc đáo... Sầm Sơn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách. Cách Hà Nội gần 160km, Sầm Sơn là điểm đến thuận lợi, thu hút được nhiều du khách từ Thủ đô và các vùng phụ cận trong những ngày hè, ngày nghỉ cuối tuần, là nơi vừa có thể kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức các hội nghị, hội thảo các cấp. Từ Sầm Sơn, du khách có thể kết hợp tắm biển, nghỉ dưỡng và tham quan, tìm hiểu các địa danh văn hóa nổi tiếng ở xứ Thanh thuận lợi như Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Khu du lịch Hàm Rồng, Khu du lịch Bến En, thắng cảnh Nga Sơn, đền bà Triệu, đền Hàn Sơn, đền Sòng, Phố Cát hoặc có thể xa hơn ra Ninh Bình, vào Nghệ An... Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, Sầm Sơn cũng là điểm đến, thu hút khách du lịch địa phương trong tỉnh đến nghỉ dưỡng và tổ chức các tua du lịch nội địa. Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của đất nước, lại được sự quan tâm của tỉnh. Sầm Sơn đã chuyển mình, đi lên. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, hoạt động du lịch phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách thập phương và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, Sầm Sơn vẫn chưa phát huy hết lợi thế của mình trong xu thế phát triển hiện đại, vẫn chưa thành "Biển nhớ", "Điểm hẹn", "Điểm đến"... của du khách! Vẫn còn những "hạt sạn" cần phải nhặt, bỏ để Sầm Sơn thật sự là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Một trong những điều cần phải nhìn nhận, đó là văn hóa du lịch chưa thật tốt. Trước hết là người làm du lịch! - Qua thăm dò, điều tra, tìm hiểu và thực tế ở Sầm Sơn: ai cũng công nhận Sầm Sơn có bãi biển đẹp, thức ăn ngon, phong phú, nhiều người thích Sầm Sơn không chỉ là nơi tắm biển mà còn hấp dẫn vì Sầm Sơn có nhiều danh thắng, đền, chùa, di tích lịch sử... đáp ứng nhu cầu (1) Đền Bà Triều ở Sầm Sơn gắn với huyền tích về tổ sư của nghề dệt săm súc, một phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân Sầm Sơn (không phải Bà Triệu, nữ anh hùng đánh đuổi giặc xâm lược Đông Ngô thở ở làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hòn Trống Mái TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 114 tâm linh, nhưng họ không ngần ngại khẳng định dịch vụ Sầm Sơn "đắt đỏ" - một số hàng quán, nhà nghỉ, nhà hàng "chặt chém du khách", họ như "bị biến thành bò sữa", hàm lượng "văn hóa" trong dịch vụ du lịch còn hạn chế... - Thứ nữa là ý thức văn hóa của một bộ phận trong nhân dân và nhân viên phục vụ trong các nhà hàng khách sạn chưa cao, cung cách làm du lịch còn yếu. Văn hóa giao tiếp - ứng xử của một bộ phận cán bộ nhân viên, của người làm dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhu cầu du lịch hiện đại phải đáp ứng 4 yếu tố: giao thông - an toàn - giá cả và thông tin quảng bá. Bốn yếu tố này sẽ tác động việc đến thu hút khách du lịch, giúp du lịch phát triển đồng bộ, bền vững và hiệu quả. - Sầm Sơn là một khu du lịch có tiềm năng nhưng tại sao vẫn không khai thác hết được tiềm năng du lịch (nếu so sánh với các khu du lịch khác trong nước)? còn một vấn đề nữa là do nhận thức của một bộ phận cơ quan hữu quan, một bộ phận nhân dân và cả một bộ phận cán bộ ngành du lịch trong hoạt động du lịch. Hơn nữa, trình độ và ý thức về giá trị của các hành vi văn hóa trong nhân dân và trong các hoạt động dịch vụ du lịch chưa được như mong muốn của du khách, chưa khai thác hết tiềm năng của điểm du lịch. - Một số cán bộ, hướng dẫn viên du lịch, người làm dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa am hiểu và chưa làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của các du khách khi tới các địa danh văn hóa, các di tích danh thắng ở Sầm Sơn và những địa danh trong tỉnh – nơi du khách tìm đến. Công tác hướng dẫn viên du lịch còn chưa thật sự chuyên nghiệp. 2.3. Bồi dưỡng và phát huy lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch ở Sầm Sơn Du lịch và văn hóa là hai thực thể gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh doanh du lịch. Nói văn hóa du lịch là nói đến hai mặt: một là cách ứng xử của người làm du lịch trong hoạt động du lịch; hai là trình độ thao tác phục vụ trong du lịch. Một khái niệm bao hàm hai vấn đề: hình thức - ý thức và nội dung - tri thức. Nếu như vấn đề thứ nhất thuộc về văn hóa ứng xử, phong cách ứng xử, thái độ ứng xử thì vấn đề thứ hai thuộc về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Phải thông qua quá trình đào tạo mang tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch bền vững phải có sự đồng bộ cả hai vấn đề này. Hoạt động du lịch ở Sầm Sơn nói riêng, ở Việt Nam nói chung muốn đáp ứng nhu cầu du khách, thu hút du khách trong và ngoài nước trở lại nhiều lần trong một điểm đến cần phải đào tạo, bồi dưỡng văn hóa du lịch. 2.3.1. Người làm du lịch cần có một nhận thức sâu sắc về những giá trị của văn hóa Việt Nam nói chung, những giá trị của văn hóa ở Sầm Sơn nói riêng, trong mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa các vùng miền khác của hoạt động du lịch. Phải am hiểu, tự hào về tính độc đáo, tính truyền thống và đa dạng trong văn hóa Sầm Sơn (từ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục đến tập quán, sinh hoạt, ẩm thực...). 2.3.2. Bồi dưỡng văn hóa du lịch cho tất cả các đối tượng làm du lịch ở Sầm Sơn là một việc làm cần thiết và thường xuyên. Làm thế nào để người Sầm Sơn hiểu, tự hào về quê hương Phương đình đền Mậu Xương TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 115 mình, hiểu biết, giải thích, giới thiệu cho du khách những địa danh văn hóa của quê hương thấu đáo, nhiệt tình, thể hiện một phong cách giao tiếp lịch sự, mến khách, thân thiện và không "chặt chém" du khách. Phải làm sao cho du khách vui vẻ rút tiền chi trả mà vẫn thoải mái, cảm ơn. 2.3.3. Văn hóa giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng phải thường xuyên được trau dồi, rèn luyện. Khi giao tiếp nếu không tuân thủ các chuẩn mực, các qui tắc thì dễ bị đánh giá là “thiếu văn hoá”,“thiếu giáo dục” thậm chí bị cho là “hỗn láo” hoặc nhẹ nhàng hơn “không lịch sự”. Nói như Feurzinger: Giao tiếp không cần kiểu cách gì hết, cứ thật tình, lương thiện, kính trọng giá trị kẻ khác rồi cư xử tự nhiên là nắm được 2/3 nghệ thuật gây thiện cảm. 2..4. Một số giải pháp văn hóa trong hoạt động du lịch ở Sầm Sơn 2.4.1. Muốn hoạt động du lịch ở Sầm Sơn ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách và hiệu quả kinh tế cao trước hết phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và ý thức làm du lịch cho người Sầm Sơn. Phải bắt đầu từ tất cả các đối tượng. Từ người dân địa phương đến nhà hàng, khách sạn, các bộ phận dịch vụ. Mọi hoạt động du lịch, kinh doanh, phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, giá cả hợp lý, không chặt chém, nâng giá. Đối xử với du khách thân thiện, cởi mở, công bằng. Xử lí nghiêm (thậm chí rút giấy phép kinh doanh, dịch vụ có thời hạn hoặc vô thời hạn) với tất cả các đối tượng làm ảnh hưởng đến uy tín của Sầm Sơn trong lòng du khách. 2.4.2. Thường xuyên mở các lớp nâng cao nghiệp vụ văn hóa du lịch cho các đối tượng làm du lịch. Như: Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch; Nghệ thuật bán hàng; Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch vv... Động viên và bắt buộc tất cả các đối tượng làm du lịch ở Sầm Sơn tham gia học tập. Bắt đầu từ cán bộ, hướng dẫn viên du lịch đến khối phố dân cư, nhân viên nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, các đối tượng dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch... 2.4.3. Bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức văn hóa về Sầm Sơn để người Sầm Sơn ai cũng am hiểu, có thể kể cho du khách những huyền tích, huyền thoại về Sầm Sơn (đền Độc Cước, đền Cô Tiên, dãy Trường Lệ, đền Bà Triều, đền thờ Hoàng Minh Tự, đến đền An Dương Vương, đền/chùa Mậu Xương...). Giành một phần kinh phí biên soạn những bản thuyết minh về các danh thắng ấy một cách ngắn gọn, súc tích, hình thức đẹp để du khách được hiểu biết về các danh thắng ở Sầm Sơn. Đó cũng là một cách thu hút, hấp dẫn du khách khi đến với Sầm Sơn. Nhất là khách nội địa, du lịch gắn với tâm linh, cầu an cho bản thân và gia đình. 2.4.4. Ở những nơi gắn với tâm linh cần tạo không gian "thiêng", giáo dục, ngăn cấm, phạt tiền với những người bán hàng chèo kéo, o ép du khách mua hàng, làm phiền du khách... Có chính sách, chế tài khen thưởng, xử phạt nghiêm minh với tất cả những đơn vị, cơ quan, nhà hàng đến người dân có những hành vi, hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín, kinh doanh du lịch ở Sầm Sơn. 2.4.5. Đầu mỗi mùa du lịch kết hợp các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa du lịch cho các đối tượng tham gia làm du lịch với mở các cuộc thi. Thi Người Hướng dẫn viên du lịch biển Sầm Sơn; Tìm hiểu Văn hóa du lịch Sầm Sơn; hoặc thi chế biến Món ăn đặc sản biển Sầm Sơn. Hoặc tổ Bè mảng – một nét độc đáo của ngư dân Sầm Sơn TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 116 chức thi đua giữa các khối phố, các bãi tắm với các nội dung phù hợp, vừa để nâng cao nhận thức về văn hóa du lịch vừa làm cho người Sầm Sơn thêm yêu mến, tự hào về quê hương mình... Với du khách, Tổ chức những tua du lịch nghỉ dưỡng với du lịch tham quan tìm hiểu các địa danh văn hóa trong tỉnh một cách hợp lí (như du lịch khám phá miền Tây xứ Thanh, du lịch tìm hiểu các vùng đất "Địa linh nhân kiệt" - nơi phát tích các triều đại vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong lịch sử xã hội Việt Nam, hay tổ chức cho du khách đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh: Bến En, Pù Luông, Suối cá Thần Cẩm Lương...). Hoặc tổ chức tour du lịch biển gắn với nét độc đáo – bè mảng Sầm Sơn cho những du khách thích khám phá mạo hiểm, được đi bè, mảng đánh bắt cá, câu mực cùng ngư dân trên biển, hưởng thụ những sản phẩm hải sản do chính mình đánh bắt được. Có thể thành lập đội bè mảng làm theo kiểu truyền thống chuyên phục vụ nhu cầu khám phá biển của du khách khi đến Sầm Sơn! Mở tour du lịch khám phá biển, đảo từ Sầm Sơn đến các đảo hòn Nẹ, hòn Mê cho du khách... 3. KẾT LUẬN Du lịch biển nói chung, du lịch biển Sầm Sơn nó riêng rất phong phú, đa dạng, luôn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch mọi lứa tuổi, quốc tịch. Du lịch biển đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan tìm hiểu khám phá bất tận của con người. Còn nhiều tiềm năng của du lịch biển Sầm Sơn chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ, khai thác nó một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chừng đó thôi vẫn chưa đủ, cần có sự tham gia, phối kết hợp và đồng thuận cao của nhân dân địa phương, các ban ngành hữu quan. Nhất là sự phối kết hợp giữa văn hóa và du lịch. Đây chính là hai ngành đầu mối, liên kết các ngành khác lại để phát triển du lịch bền vững, đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững ở Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung. Tăng hàm lượng văn hóa du lịch trong hoạt động du lịch là một hoạt động tất yếu, thường xuyên, giúp Sầm Sơn "cất cánh", trở thành "Điểm đến", "Điểm hẹn" thường xuyên của du khách muôn phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb VHTT Hà Nội 1998 [2] Nguyễn Văn Hiệu (11/2009) Khai thác lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch. Tạp chí Đại học Sài Gòn [3] Trần Diễm Thúy. 2010: Văn hóa du lịch Nxb VHTT. [4] Các luật và pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế, 2001. Nxb Chính trị Quốc gia, H EXPLOITING ADVANTAGES OF CULTURAL HERITAGE IN DEVELOPING PERMANENT TOURISM IN SAMSON THANH HOA ABSTRACT Tourism is one of the aspects which the government is interested in, it has become an industry without smoke, and a powerful economic sector of the country in the age of intergration, interaction, and globalization. Tourrism development needs the connectioin of different branches and peoples. Thanh Hoa in general and Sam Son in particular is the “magic land and heroes”, the “cradle” of many kingdoms, the place of many sightseeings, and

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_uu_the_cua_van_hoa_trong_phat_trien_du_lich_ben_vun.pdf