Quá trình phát triển của doanh nghiệp
không phải lúc nào cũng bằng phẳng, mọi việc
diễn ra không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Các
thành viên trong doanh nghiệp đều có những
điểm khác biệt nên rất dễ xảy ra mâu thuẫn và
xung đột, lúc này VHDN với hệ thống giá trị,
chuẩn mực chung đã được các thành viên chia
sẻ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải
quyết tận gốc rễ những vấn đề xung đột và
mâu thuẫn, tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát
triển bền vững. VHDN sẽ thu hút và giữ chân
nhân tài, phát huy năng lực, tăng hiệu quả làm
việc, phát huy vai trò sáng tạo của các thành
viên để họ sẵn sàng thể hiện khát vọng vươn
tới và mạnh dạn đề xuất những ý tưởng mới
mà không sợ thất bại. VHDN sẽ nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề và nghệ thuật giao tiếp
ứng xử - một trong những yếu tố quan trọng
bậc nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành. Để xây dựng doanh nghiệp bền vững,
cần phải xây dựng được những nguyên tắc
ứng xử trong nội bộ phù hợp với VHDN, mang
đặc điểm riêng của doanh nghiệp, đồng thời
phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự
phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với
việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong
nội bộ doanh nghiệp, chỉ khi đó doanh nghiệp
mới phát triển bền vững.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa doanh nghiệp-Yếu tố nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” (VHDN) đã ra đời tại các nước Âu - Mỹ vào nửa sau thế kỷ XX, khi người
ta nhận ra rằng, thế giới đã và đang thay đổi
nhanh đến chóng mặt, các hình thái hoạt
động sống của con người trở nên phong phú,
nhu cầu chia sẻ những mục tiêu khát vọng,
các giá trị chung (nhân tố quan trọng cấu
thành văn hóa) ngày càng gia tăng trong xã
hội phát triển. Trong sự phát triển kinh tế xã
hội, người ta bỗng thức nhận ra rằng: công
việc kinh doanh xưa kia chỉ chạy theo động cơ
“lợi nhuận” thì ngày nay nó có thể và cần phải
có thêm định hướng văn hóa. Thuật ngữ “văn
hóa kinh doanh” đã ra đời trong sự nhận thức
mới mẻ này. Văn hóa kinh doanh được vận
hành trong một doanh nghiệp (hay một công
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - YẾU TỐ NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH
NGUYỄN THỊ KIM THÌN
Tóm tắt
Ngày nay, cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” đang được xã hội rất quan tâm, đặc biệt là các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp đang sử dụng văn hóa như công cụ và mục tiêu trong phát triển doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành du lịch. Một trong những thành phần có vai trò quan
trọng bậc nhất, chiếm vị trí trung tâm, đặc trưng cho kinh doanh du lịch đó là kinh doanh lữ hành. Có
hai doanh nghiệp lữ hành cùng kinh doanh chương trình du lịch tới cùng một điểm đến trong cùng
một thời gian thì thì dịch vụ của hai doanh nghiệp đó sẽ được cung cấp là gần như ngang nhau. Vì thế
lúc này thì thành phần giúp họ để hơn được đối thủ cạnh tranh chính là đội ngũ hướng dẫn viên, dịch
vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi.... những yếu tố đó tạo nên chất lượng phục vụ của doanh nghiệp,
được hình thành trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Từ khóa: Văn hóa doanh nghiệp, cạnh tranh, phát triển bền vững, kinh doanh lữ hành.
Abstract
Today, the term “corporate culture” is paid attention by the society, especially by businesses.
Businesses are using culture as a tool and target in business development especially businesses in
tourism industry. One of the most important components, accounting the center position, which is
typical of travel business is traveling business. Two traveling businesses providing traveling programs
to the same destination at the same time, the services of the two companies will be provided almost
equally. So in this case, the ingredients help them to gain more competition is a team of guides,
customer and after-sale service.... These factors create quality of the business’s services, which is formed
in the process of building corporate culture..
Keyword: Corporate culture, competition, stable development, traveling business.
Số 4 - Tháng 6 - 201358
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ty) thì gọi là “văn hóa doanh nghiệp” (hay văn
hóa công ty). Hiện nay, quan niệm về văn hóa
doanh nghiệp rất đa dạng, tùy theo góc nhìn
(cách tiếp cận) mà mỗi người lại có cách hiểu,
cách giải thích khác nhau. Dù tiếp cận ở góc độ
nào thì các định nghĩa đều thống nhất quan
điểm rằng: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ
những giá trị (dưới dạng vật thể hay phi vật
thể) và các chuẩn mực do doanh nghiệp tạo
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó tác
động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các
thành viên trong doanh nghiệp, nó trở thành
bản sắc riêng có của doanh nghiệp, tạo nên sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Như vậy, chức năng chủ yếu của VHDN là
tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên
trong doanh nghiệp. Ngoài ra, VHDN đảm bảo
sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá
nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai
trò của mình theo đúng định hướng chung
của doanh nghiệp. Nhìn chung, VHDN động
viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong
doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc
phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp.
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay
gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng
toàn cầu hóa, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển, phải liên tục tìm tòi những cái
mới, sáng tạo và thay đổi thực tế. Làm thế nào
để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát
huy nguồn lực con người nhằm phát triển bền
vững. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây
dựng và duy trì một nền nếp văn hóa đặc thù.
Có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài
sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, đóng vai
trò nâng cao sức cạnh tranh và làm cho doanh
nghiệp phát triển bền vững.
2. Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp được thành lập để thực
hiện mục đích do nhà kinh doanh đặt ra. Phương
thức thực hiện mục đích kinh doanh trong doanh
nghiệp đã tạo ra cho doanh nghiệp một sắc thái
văn hóa riêng, một vị thế riêng. Xét từ góc độ ấy,
chúng ta xác định văn hóa như một hệ thống cấu
trúc đặc thù, đặc trưng cho doanh nghiệp. Cấu
trúc của VHDN bao gồm 5 thành tố chính:
Một là, triết lý kinh doanh hay còn gọi là
đạo lý kinh doanh, đó là những tư tưởng, quan
điểm của doanh nghiệp về kinh doanh, được
khái quát thành tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích,
phương châm hành động của doanh nghiệp,
thường được phát biểu trong những nội dung
hết sức cô đọng. Nội dung của nó thường
hàm chứa các bộ phận cơ bản là mục đích
kinh doanh, phương châm hành động của
doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là cốt lõi của
phong cách kinh doanh, là hạt nhân, trụ cột
của VHDN. Trong nền kinh tế thị trường, triết
lý kinh doanh chỉ có giá trị thực sự khi nó được
áp dụng vào doanh nghiệp và tạo nên hiệu
quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó là lực hướng tâm chung cho
mọi thành viên trong doanh nghiệp để vươn
tới sự thành công. Triết lý kinh doanh giúp cho
doanh nghiệp tạo ra phương thức phát triển
bền vững và tạo nên một nét văn hóa đặc sắc
của doanh nghiệp.
Hai là, bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tồn tại nhờ một môi trường kinh
doanh nhất định (môi trường trong doanh
nghiệp và môi trường bên ngoài), do đó vấn
đề đặt ra còn là cần duy trì, phát triển tốt các
mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp để
phục vụ cho công việc kinh doanh. Do đó, bộ
qui tắc ứng xử của doanh nghiệp có một tầm
quan trọng đặc biệt. Quy tắc ứng xử của doanh
nghiệp là những quy định, những nguyên tắc,
những chuẩn mực ứng xử của doanh nghiệp,
để các thành viên trong doanh nghiệp làm
theo, hướng tới mục tiêu phát triển chung của
doanh nghiệp. Những quy định, nguyên tắc
ấy vừa là trách nhiệm, vừa là ý thức, động lực
nhằm thúc đẩy các thành viên trong doanh
nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển chung.
Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài
59Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
doanh nghiệp được xây dựng, duy trì và phát
triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ
trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội
lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, môi trường làm việc ngày càng trở nên
đa dạng, đòi hỏi bộ quy tắc ứng xử phải được
thiết lập bền vững. Xây dựng các quy tắc ứng
xử cho tất cả các đối tượng, trong tất cả các
mối quan hệ: quan hệ trong bộ phận lãnh đạo,
quan hệ giữa các đồng nghiệp, quan hệ giữa
cấp trên và cấp dưới, quan hệ với khách hàng,
với bạn hàng, với đối thủ cạnh tranh, với cộng
đồng Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng
xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với
văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển
của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây
dựng, củng cố các mối quan hệ trong và ngoài
doanh nghiệp chỉ khi đó doanh nghiệp, mới
phát triển bền vững.
Ba là, hệ thống tổ chức, công nghệ kinh
doanh của doanh nghiệp, bao gồm những yếu tố
cơ bản là công cụ, con người, công nghệ, tổ chức.
Tổ chức là bố trí, sắp xếp công việc một
cách hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Một doanh nghiệp cần có một cơ cấu tổ chức
hợp lý, các quy trình công việc rõ ràng, ở đó
mỗi bộ phận và cá nhân biết được nhiệm vụ và
trách nhiệm của mình đến đâu, cần phải phối
hợp với các bộ phận và cá nhân nào trong công
việc... Đó là nền tảng cơ bản để có được một nề
nếp làm việc khoa học, rõ ràng. Trong doanh
nghiệp thường diễn ra song hành nhiều quy
trình công việc khác nhau, cần phải nghiên
cứu, áp dụng các phương pháp làm việc khoa
học và xây dựng các quy trình công việc hợp
lý. Các quy trình được thực hiện lâu dài, dần
sẽ trở thành nề nếp, chuẩn mực trong công
việc. Nếu bố trí sắp xếp cán bộ trong cơ quan,
doanh nghiệp đúng vị trí thì mọi người sẽ phát
huy được tối đa năng lực, trí tuệ của mình, góp
phần xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày
càng phát triển.
Công nghệ là tập hợp các quy trình,
phương pháp, kỹ thuật, bí quyết, phương tiện
(công cụ), dữ liệu thông tin, con người để biến
đổi các nguồn nguyên liệu thành những sản
phẩm mong muốn, phục vụ nhu cầu xã hội.
Con người bao gồm những kiến thức chuyên
môn cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thói
quen nghề nghiệp. Như vậy, việc bố trí sắp xếp
vị trí cán bộ cũng như sắp xếp dây chuyền sản
xuất công nghệ trong doanh nghiệp là một
yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành
công của doanh nghiệp.
Công cụ là những phương tiện máy móc,
trang thiết bị, nhà xưởng.
Như vậy, con người và hệ thống máy móc,
trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là
những vấn đề hết sức quan trọng trong một
doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn nữa là
cách thức tổ chức, sắp xếp hợp lý để phát huy
hiệu quả tối đa.
Bốn là, hệ thống biểu hiện của doanh
nghiệp. Hệ thống biểu hiện là bộ mặt của
VHDN, là những biểu hiện bên ngoài của
VHDN, là tất cả những hiện tượng và sự vật
mà một người có thể nghe thấy, nhìn thấy và
cảm nhận được khi tiếp xúc với VHDN, bao
gồm: kiến trúc đặc trưng; nghi thức, lễ hội; giai
thoại, tấm gương tiêu biểu; logo; khẩu hiệu;
ấn phẩm; trang phục. Đó không phải là những
cái ngẫu nhiên có sẵn mà phải trải qua một
quá trình tìm tòi, lựa chọn, xây dựng lâu dài để
những yếu tố đó phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của doanh nghiệp đồng thời mang bản
sắc riêng, đặc trưng cho doanh nghiệp ấy.
Năm là, nhân cách của người lãnh đạo
doanh nghiệp. Nếu ví doanh nghiệp như một
con tàu thì doanh nhân đóng vai trò như một
thuyền trưởng. Nói cách khác, doanh nhân là
đầu não của doanh nghiệp và là người góp
phần chính tạo nên VHDN. Vai trò của doanh
nhân đặc biệt quan trọng trong việc tuyển
dụng, tổ chức và truyền cảm hứng. Doanh
Số 4 - Tháng 6 - 201360
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
nhân cần truyền cảm hứng vào những nhóm
người cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển doanh nghiệp.
Có thể doanh nhân không liên tục có mặt,
tham gia trực tiếp vào hoạt động của công
ty, nhưng khi cần thiết, đặc biệt là những lúc
khó khăn, họ luôn là chỗ dựa vững chắc cho
cả công ty. Do đó, không thể phủ nhận được
tác động tỷ lệ thuận giữa nhân cách doanh
nhân và VHDN. VHDN phản ánh rõ văn hóa
của người lãnh đạo doanh nghiệp. Họ không
chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công
nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sáng
tạo ra các biểu tượng, ý thức, ngôn ngữ, niềm
tin, nghi lễ và huyền thoại của doanh nghiệp.
Qua quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp, nhân cách người lãnh đạo sẽ
là một thành tố quan trọng của VHDN. Những
gì mà lãnh đạo quan tâm, khuyến khích thực
hiện, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá,
khen thưởng hoặc khiển trách nhân viên đều
ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của toàn bộ
nhân viên dưới quyền. Doanh nhân là người
tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát
huy tính sáng tạo, là người mang không gian
tự do, bầu không khí ấm cúng đến cho doanh
nghiệp. Họ đóng vai trò quyết định trong quá
trình hình thành VHDN thông qua việc kết hợp
hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trở thành
ngôi nhà chung.
3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng
cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Để phát triển du lịch, người ta phải xác định
rõ vai trò, vị trí của mỗi thành phần cấu thành
ngành du lịch và mối quan hệ giữa các thành
phần này. Một trong những thành phần có vai
trò quan trọng bậc nhất, chiếm vị trí trung tâm
đặc trưng cho ngành kinh doanh du lịch đó là
bộ phận kinh doanh lữ hành. Các công ty kinh
doanh lữ hành chính là cầu nối giữa cung và
cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp
không thể thiếu và góp phần quan trọng trong
sự phát triển của ngành du lịch. Kinh doanh lữ
hành một mặt rất nhạy cảm trong mỗi biến
động của thị trường, mặt khác nó mang tính
toàn quốc, khu vực và toàn cầu hoá cao. Vì vậy,
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành dù lớn
hay nhỏ, mạnh hay yếu đều phải đối mặt với
tính biến động cao và phạm vi rộng của môi
trường kinh doanh. Mối quan tâm hàng đầu
của các công ty kinh doanh lữ hành là làm thế
nào tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng
đến với công ty của mình. Vì vậy, trong các
công ty kinh doanh du lịch thì xây dựng VHDN
có vai trò đặc biệt quan trọng.
3.1. Văn hóa doanh nghiệp góp phần
nâng cao sức cạnh tranh
Nâng cao sức cạnh tranh chủ yếu về chất
lượng sản phẩm. Sản phẩm của các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là chương
trình du lịch. Chất lượng của sản phẩm lữ hành
được tạo ra bởi rất nhiều yếu tố:
Thứ nhất, là chất lượng phục vụ của doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành.
Thứ hai, là chất lượng dịch vụ hàng hóa của
các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành.
Thứ ba, là sự thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng sản phẩm lữ hành (sự thỏa mãn nhu
cầu này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý xã hội trong
tiêu dùng của khách du lịch).
Trong các yếu tố trên thì chất lượng của
nhà cung cấp dịch vụ và sự thỏa mãn của
người tiêu dùng là chung cho tất cả các doanh
nghiệp lữ hành, còn chất lượng phục vụ của
doanh nghiệp lữ hành mới là yếu tố cạnh tranh
để khách du lịch chọn mua chương trình du
lịch của công ty lữ hành nào. Chất lượng phục
vụ tốt sẽ tạo nên thương hiệu mạnh cho các
doanh nghiệp lữ hành. Thương hiệu được
duy trì bởi năng lượng bên trong chính là văn
61Số 4 - Tháng 6 - 2013
TRAO ĐỔI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hóa. Không nên chỉ coi thương hiệu là cái tên
gọi hoặc dấu hiệu nào đó gắn cho sản phẩm
hay dịch vụ. Thương hiệu thể hiện ý nghĩa,
những lợi ích, sự mong muốn của khách hàng
về giá trị; thể hiện tính văn hóa, sự quyến rũ,
đạo đức, phong cách, nét biểu hiện đặc trưng
của doanh nghiệp, sự tin tưởng, khát vọng;
thể hiện tính truyền thống khi sử dụng sản
phẩm hay dịch vụ đó. Lý do để khách du lịch
mua hàng hóa hay dịch vụ của một công ty là
vì trong thương hiệu của công ty đã bao hàm
giá trị, sự chấp nhận và cả sự trung thành của
khách hàng đối với hàng hóa hay dịch vụ đó.
Trong thương hiệu hàm chứa những giá trị
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, không
ngừng được phát triển gắn với chất lượng sản
phẩm. Điều quan trọng nhất là phải xây dựng
thương hiệu từ bên trong, do đó phải xây
dựng VHDN. Thương hiệu biểu hiện cho uy tín,
chất lượng của doanh nghiệp. VHDN là yếu tố
không thể thiếu trong quá trình hình thành
thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành. VHDN
sẽ tạo ra lòng tin cho du khách khi quyết định
mua sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành, mặc
dù sản phẩm đó là trừu tượng, không nhìn
thấy được khi chưa tiêu dùng. VHDN mang
đến cho du khách những giá trị phù hợp với
những gì mà họ mong muốn thông qua việc
tiêu dùng các chương trình du lịch. Nhắc đến
thương hiệu trong kinh doanh du lịch là nhắc
đến hình ảnh của chính doanh nghiệp đó đã
tạo dựng được trong lòng du khách và đặt
được niềm tin của du khách vào chất lượng
sản phẩm. Khách du lịch tiêu dùng sản phẩm
lữ hành và nếu thỏa mãn về sản phẩm thì sẽ
tiếp tục mua lần sau hoặc giới thiệu cho các du
khách khác, tức là tạo ra lòng trung thành của
khách với sản phẩm và thương hiệu của doanh
nghiệp lữ hành. Dựa trên cơ sở này, chúng ta
có thể đánh giá hình ảnh thương hiệu và bản
sắc thương hiệu của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp lữ hành phải có uy tín và danh tiếng
mới thu hút được nhiều khách du lịch tiềm
năng và giữ được khách du lịch truyền thống.
Thực tiễn trong hoạt động kinh doanh hiện
nay, các tập đoàn lữ hành có thương hiệu nổi
tiếng đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường khách
du lịch của khu vực và trên thế giới. Xây dựng
tốt VHDN sẽ tạo ra những thương hiệu mạnh,
khi thương hiệu đã hình thành và được khẳng
định thì nó trở thành tài sản vô cùng quý giá
để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh đạt
hiệu quả cao.
3.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự
phát triển bền vững
Kinh doanh lữ hành là sự liên kết những
sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cung
cấp độc lập thành những sản phẩm mang tính
trọn vẹn, bán với giá gộp cho khách, đồng thời
làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho
người tiêu dùng thông qua sức lao động của
các chuyên gia marketing du lịch, điều hành
chương trình du lịch và các hướng dẫn viên.
Như vậy, để tạo nên các chương trình du lịch,
không thể sản xuất bằng máy móc mà là sự
liên kết chặt chẽ của những người cùng làm
trong doanh nghiệp từ khâu thiết kế đến khâu
thực hiện. Sự liên kết chặt chẽ đó đã tạo nên
các chương trình du lịch hấp dẫn, tạo nên sự
phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Phát triển bền vững luôn là mục đích cần
hướng tới của các doanh nghiệp vì mục đích
kinh doanh của họ là hướng tới đáp ứng
các nhu cầu của con người. Bản sắc của một
doanh nghiệp thể hiện qua phong cách gây ấn
tượng mạnh cho người ngoài và niềm tự hào
của các thành viên. Những giá trị chung của
doanh nghiệp làm cho họ gắn bó với doanh
nghiệp. Những yếu tố tạo nên VHDN như tập
tục, thói quen, nghi lễ, cách họp hành, đào tạo,
giáo dục, tuyên truyền, huyền thoại về những
người sáng lập ra doanh nghiệp... sẽ có ảnh
hưởng sâu sắc đến các thành viên, làm cho họ
gắn bó suốt đời với doanh nghiệp. Đây cũng là
những yếu tố góp phần làm cho doanh nghiệp
phát triển bền vững.
Số 4 - Tháng 6 - 201362
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Nếu VHDN được xây dựng tốt thì các thành
viên sẽ nhận thức rõ được vai trò của họ trong
tổ chức, họ sẽ làm việc vì những mục tiêu
chung. Họ thấy gắn bó lâu dài và trung thành
với doanh nghiệp. Họ có hứng thú làm việc
trong một môi trường doanh nghiệp mà họ
cảm nhận thấy thân thuộc. Bầu không khí này
sẽ tạo ra cảm giác thống nhất của mọi thành
viên, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích tập thể. Đây là điểm mấu chốt tạo ra giá
trị bền vững.
Quá trình phát triển của doanh nghiệp
không phải lúc nào cũng bằng phẳng, mọi việc
diễn ra không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Các
thành viên trong doanh nghiệp đều có những
điểm khác biệt nên rất dễ xảy ra mâu thuẫn và
xung đột, lúc này VHDN với hệ thống giá trị,
chuẩn mực chung đã được các thành viên chia
sẻ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải
quyết tận gốc rễ những vấn đề xung đột và
mâu thuẫn, tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát
triển bền vững. VHDN sẽ thu hút và giữ chân
nhân tài, phát huy năng lực, tăng hiệu quả làm
việc, phát huy vai trò sáng tạo của các thành
viên để họ sẵn sàng thể hiện khát vọng vươn
tới và mạnh dạn đề xuất những ý tưởng mới
mà không sợ thất bại. VHDN sẽ nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề và nghệ thuật giao tiếp
ứng xử - một trong những yếu tố quan trọng
bậc nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành. Để xây dựng doanh nghiệp bền vững,
cần phải xây dựng được những nguyên tắc
ứng xử trong nội bộ phù hợp với VHDN, mang
đặc điểm riêng của doanh nghiệp, đồng thời
phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự
phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với
việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong
nội bộ doanh nghiệp, chỉ khi đó doanh nghiệp
mới phát triển bền vững.
Kết luận
Hiện nay nhận thức của các nhà quản lý
và cộng đồng về VHDN còn nhiều mơ hồ, vẫn
chưa có sự thống nhất về khái niệm VHDN, cấu
trúc cũng như vai trò của nó đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng
và áp dụng VHDN còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp cần xây
dựng cho mình một hệ giá trị văn hóa riêng
để mạnh dạn bước vào thị trường cạnh tranh
quyết liệt. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành không nằm ngoài xu thế đó. Bài toán đặt
ra cho các nhà kinh doanh lữ hành là làm thế
nào để ngày càng thu hút khách du lịch đến
với doanh nghiệp mình. VHDN chính là nhân
tố đặc biệt góp phần quan trọng để thu hút du
khách. Tuy nhiên, việc xây dựng VHDN mạnh
trong các công ty kinh doanh lữ hành vẫn
đang là một vấn đề khó khăn và đầy thử thách.
N.T.K.T
(Ths, GV Khoa Văn hóa du lịch)
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Minh Cương (2000), Văn hóa và triết lý
kinh doanh, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
2. Trần Quốc Dân (2008), Doanh nghiệp, doanh
nhân và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Dương Thị Liễu (chủ biên) (2009), Văn hóa
kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương
(2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành,
Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình Đạo
đức kinh doanh và văn hóa công ty, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 12/4/2012
Ngày phản biện, đánh giá: 27/5/2013
Ngày chấp nhận đăng: 10/6/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_doanh_nghiep_yeu_to_nang_cao_suc_canh_tranh_va_phat.pdf