Văn hoá và kinh doanh dưới góc nhìn triết học

Văn hoá & kinh doanh dưới góc nhìn triết họcMỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế càng phát triển nó càng khảng định vai trò của văn hoá trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa văn hoá và kinh daonh nhằm tạo ra một nền kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Có thể nói văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung, phản ảnh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Đã không ít những doanh nghiệp và cá nhân do thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm và không tìm hiểu rõ mà cho rằng: Văn hoá đứng ngoài không liên quan, không ảnh hưởng và chi phối gì đến lĩnh vực kinh doanh và cho rằng văn hoá là do kinh tế Nhà nước trợ cấp. Như vậy, họ đã lầm và không biết được văn hoá đối với kinh doanh nó quan trọng như thế nào. Với họ văn hoá không đem lại lợi nhuận và giữa văn hoá với kinh doanh không có sự liên quan và tương đồng cho nhau. Nhưng đó cũng chỉ là phần ít những phần tử xấu. Ngoài ra, cũng có những phần tử đã nhận thức được rất rõ văn hoá và kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào, nhưng lại không biết vận dụng nó vào kinh doanh cho hợp lý. Chính vì vậy em xin chọn đề tài; “Văn hoá và kinh doanh dưới góc nhìn triết học” Với mong muồn tất cả mọi người ai cũng hiểu về văn hoá kinh doanh. Mình mong bài tiểu luận này sẽ được các nhà kinh doanh tronhg tương lai tiếp thuvà thành công hơn trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hoá và kinh doanh dưới góc nhìn triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Ngày nay, nền kinh tế càng phát triển nó càng khảng định vai trò của văn hoá trong mọi hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa văn hoá và kinh daonh nhằm tạo ra một nền kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn. Có thể nói văn hoá kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hoá chung, phản ảnh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh. Đã không ít những doanh nghiệp và cá nhân do thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm và không tìm hiểu rõ mà cho rằng: Văn hoá đứng ngoài không liên quan, không ảnh hưởng và chi phối gì đến lĩnh vực kinh doanh và cho rằng văn hoá là do kinh tế Nhà nước trợ cấp. Như vậy, họ đã lầm và không biết được văn hoá đối với kinh doanh nó quan trọng như thế nào. Với họ văn hoá không đem lại lợi nhuận và giữa văn hoá với kinh doanh không có sự liên quan và tương đồng cho nhau. Nhưng đó cũng chỉ là phần ít những phần tử xấu. Ngoài ra, cũng có những phần tử đã nhận thức được rất rõ văn hoá và kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào, nhưng lại không biết vận dụng nó vào kinh doanh cho hợp lý. Chính vì vậy em xin chọn đề tài; “Văn hoá và kinh doanh dưới góc nhìn triết học” Với mong muồn tất cả mọi người ai cũng hiểu về văn hoá kinh doanh. Mình mong bài tiểu luận này sẽ được các nhà kinh doanh tronhg tương lai tiếp thuvà thành công hơn trong sự nghiệp kinh doanh của mình. nội dung 1. Khái niệm chung về văn hóa. Chưa bao giờ khái niẹm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên “Tính người” cùng với những gì thuộc về bản chât nhất làm cho con người trở thành chủ htể năng động, sáng tạo trong cuộc sông, trong lao động sản xuất. Nói tới văn hoá còn là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể vươn tới những giá trị chân, htiện , mỹ. Có thể nói văn hoá là một phức hợp bao gồm nhiều vấn đề mà chỉ với ý nghĩa là một lĩnh vực hoạt động của đời sống tinh thần thì nó có vị trí độc lập, còn với ý nghĩa khác thì nó vừa biểu hiện, vừa đan xen vào các biểu hiện khác của xã hội loài người. ở việt nam, về mặt lý luận và học thuật mà nói, nội dung khái niệm văn hoá đã được nhiều người thảo luận, làm rõ. Nhưng thực tế, nó mới chỉ được quan tâm bó hẹp trong phạm vi nghiên cứu của khoa học xã hội . Hiện nay người ta thống kê khoảng trên 360 định nghĩa về văn hoá. ở việt nam thì văn hoá được định nghĩa là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong lịch sử .Trong kinh doanh hiện đại, môi trường văn hoá được đặc biệt quan tâm và đề cao. Môi trường văn hoá càng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp văn hóa của các dân tộc, các nước khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có những văn hoá riêng những doanh nghiệp thành công thường là những daonh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo môi trường văn hoá riêng biệt khác với doanh nghiệp khác . 2. Bản chất của văn hoá Khi bàn đến bản chất của văn hoá nhiều nhà dân tộc học, những người theo chủ nghĩa vị chủng chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa duy vật tầm thườgn đã khuyếch đại bản chất sinh học các vấn đề bản năng, vấn đề chủng tộc tính quyết định của văn hoá trong đời sống xã hội.Trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng nền văn hoá mới, đảng ta luôn quán triệt những tư tưởng cơ bản của đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã nêu văn hoá là một bộ phận của kiến thức thượng tầng. Bản chât của văn hoá gắn liền một cách toàn diện với quá trình vận động của tự nhiên xã hội . Cùng với chính trị, kinh tế có vai trò quyết định cho sự phát triển của văn hóa. Tuy nhiên, sự tăng trưởng phồn vinh về mặt vật chất của xã hội không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với việc nâng cao giá trị văn hoá bởi lẽ Văn Hoá đôi khi không được quyết định trực tiếp bởi kinh tế mà còn thông qua các quan hệ xã hội khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khảng đinh tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Trên cơ sở bản chất xã hội của văn hoá Đảng ta đã coi tính dân tộc tính giai cấp tính thời đại có ý nghĩ to lớn trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới . Đảng ta giữ vững động lực dân tộc của văn hoá kiên trì quan điểm giai cấp công nhân và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác Lê Nin gắn với thời đại mới . Như vậy do văn hoá gắn với các quan hệ xã hội, văn hoá là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng văn hoá mang bản chất của nó không nhất thành bất biến nó gắn với toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người .Văn hoá gắn với quá trình vận động và phát triển của con người và xã hội loài người. Mỗi giai đoạn phát triển nhất định của cách mạng Việt Nam trong các nghị quyết về văn hóa các vấn đề của con người luôn giữ vị trí trung tâm, vấn đề phản ánh hiện thực cuộc sống là nội dung cơ bản, vấn đề tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại xuyên suốt nội dung của văn hoá đó là quan hệ mang tính người, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc gắn với đời sống hiện thực của dân tộc của giai cấp của thời đại . 3 Văn hoá thể hiện trong kinh doanh như thế nào Do thiếu hiểu biết, nhiều người vẫn quan niệm rằng: Văn hoá như một lĩnh vức đứng ngoài kinh tế, do kinh tế trợc cấp., chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện mở mang các hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần con người. Với quan niệm đó, văn hoá được coi như là một hoạt động có tính giải trí, khi kinh tế còn khó khăn thì ít người quan tâm đến văn hoá và rõ ràng trong đIều kiện đó người ta không nhận thấy vai trò của văn hoá nói chung cũng như văn hoá đối với kinh tế và kinh doanh nói riêng. Trong thời gian gần đây, từ việc xem xét sự phát triển của nhiều quốc gia mà đặc biệt là quốc gia khu vực Châu á- Thái Bình Dương, người ta đã thấy những dấu ấn và dặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế. Thực tế đó đã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và kinh doanh. Văn hoá và kinh doanh có sự tác động và biện chứng với nhau. Kinh doanh phải đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo đIều kiện cho văn hóa phát triển. Kinh tế không chỉ phát triển nếu không có một nền tảng văn hóa, đông thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chỉ có thể năng động , hiệu quả, có tốc độ cao, chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa văn hoá và kinh doanh. Bản thân hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hoá, bởi nó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hay thưởng thức của con người, làm đẹp mối quan hệ giữa người với người và môi trường sống của nó . Chính cái yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, ngày càng nhiều về số lượng của người tiêu dùng đã kích thích sự sáng tạo vô biên, sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại, phạm trù “ Văn hóa trong kinh doanh”chính là sự nỗ lực chủ quan của người tham gia kinh doanh, họ thực sự đã đóng góp công sức cho sự tiến bộ xã hội, song cũng chính họ nếu không đủ sức và lực, nhân và trí sẽ có những hành vi phản văn hóa trong kinhdoanh, còn phạm trù “ Kinh doanh có văn hóa”chính là phần thể hiện cái tâm và là bản chất văn hóa của người tham gia kinh doanh. Nó chính là thước đo trình độ văn hóa, giáo dục, tình cảm và trach nhiệm của người kinh doanh trước vận mệnh của khách hàng. II. Vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh doanh 1. Vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh doanh. Khi mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đặt ra mà tách rời với môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng , mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều. Điều đố cho thấy rằng kinh tế không thê phát triển lành mạnh và lâu bền nêu thiếu nền tảng văn hóa. Chính văn hóa đã là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu lợi nhụân chia cắt con người phân hóa xã hội thì văn hóa lại đóng vai trò kết nối con người với nhau. Bản thân hoạt động kinh doanh, dưới mọi hình thức là một hoạt động văn hóa, bởi nó đáp ứng nhu cầu thưởng thức của con người.Yếu tố văn hóa còn thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các vùng của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Văn hóa và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không thể có văn hóa suy dồi mà kinh tế phát triển. Văn hóa bao giờ cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế mặt khác kinh tế phát triển là manh đất màu mỡ đầy thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Ngoài ra, tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa. Nét văn hóa trong doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. 2. Văn hóa thúc đẩy xã hội tiến theo hướng văn minh hiện đại. Yếu tố văn hóa trong kinh doanh chính là hoạt động đem lại cái đẹp, cái thiện tới mọi nhà. Không thỏa mãn tới những gì đã có hôm nay, các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh.... Đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường xá xa xôi đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ, từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên lục địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội hướng theo hướng văn minh hiện đại. 3. Yếu tố văn hóa trong kinh doanh thể hiện sự giao lưu văn hóa. Đó là sự giaolưu văn hóa giữa các vùng, miền của mỗi nước, giữa các liên quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Văn hóa trong kinh doanh còn thể hiện giữa người bán và người mua: Người mua có tiền nên có quyền lựa chọn sản phẩm và mình có nhu cầu với những chỉ tiêu về chất lượng và số lượng .... Người bán bày tỏ lòng kính trọng với người mua bởi họ hiểu rằng chính khách hàng là ân nhân của họ, là “ Thượng Đế” trên thương trường . Chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại đã tạo nên tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật cho mỗi đơn vị hay cá nhân tham gia kinh doanh, cũng có nghĩa là dân giàu thì nước mạnh và từ đó “ Phú quý sinh lễ nghĩa”tức là mối quan hệ văn hóa được duy trì trên cơ sở mọi người đều lao động và tham gia chuyển hóa thành quả lao động dưới hình thức kinh doanh, từ đó mọi người thông cảm và hiểu nhau hơn có điều kiện để sống “ Có văn hóa hơn” Trong sự điều tiết có tính khách quan của “ Cơ chế thị trương năng động” Những đảo lộn to lớn do quá trình phát triển nói chung và của sản xuất kinh doanh nói riêng, nó sản sinh ra các nhóm người khác nhau trên toàn thế giới. III. “ Cái Tâm ” Của nhà doanh nghiệp và “ Triết lý” trong kinh doanh. 1. Cái tâm của nhà doanh nghiệp Việc đưa các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Trong đó điều kiện quyết định là con người- bao gồm tất cả mọi người trong day chuyền sản xuất, phân phối và tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ làm ra, nhưng trước hết và chủ yếu là người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp. Lâu nay, một số nhà kinh tế học ở phương tây cho rằng: Kinh doanh là kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Để đạt lợi nhuận tối đa, nhà doanh nghiệp có thể sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn xấu xa và tàn ác thêo triết lý “ Khôn sống mống chết”, “ mạnh được, yếu thua” Không thể hô hào đạo đức trong kinh doanh. Không thể nói đến “ Cái Tâm ” của nhà doanh nghiệp. Nhưng ở các nước phương đông vốn có truyến thống tôn trọng các giá trị văn hóa và đạo đức, nhiều nhà doanh nghiệp nổi tiếng lại quan niệm vừa phải đề cao nhân tố trí tuệ, vừa phải hêt sức coi trọng nhân tố đạo đức, tức “ Cái Tâm” của con người trong các hoạt động trong sản xuất buôn bán và dịch vụ. Theo quan niệm ấy, các nhà doanh nghiệp trước hết phải có tài năng. Tài năng trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học và công nghệ và vận dụng sáng tạo vào quá trình sản xuất làm cho hàm lượng trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng tăng lên, đồng thời sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ngày càng giảm bớt. Tài trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng của thị trường, dự báo được chiều hướng thay đổi của cung- cầu, từ đó có thể đi trước, đón đầu trong việc vạch kế hoạch hành động của doanh nghiệp.Tài năng trong việc quản lý tài chính để mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả mà không xẩy ra lãng phí, thất thoát. Theo như em nghĩ, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các nhà doanh nghiệp là tính trung thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước để không đi vào con đương chốn thuế, lậu thuế, buôn bán những đồ quốc cấm, hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho tuần phong mỹ tục của dân tộc, như du lịch. Đối với những kẻ không lương thiện, có thể là con đương dễ “ Hái ra tiền” nhưng cũng là con đường ngắn nhất để đi đến nhà tù và sự phá sản! Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ đúng như những lời giới thiệu và quảng cáo.không thể dùnh cái bóng bẩy, hào loáng bề ngoài để che đậy cái giả dối, thậm trí cái độc hại bên trong miễn sao thu được nhiều lời theo kiểu “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” ! Trung thực ngay cả với bản thân để không tham ô, thụt két, “ Chiếm công vị tư” dù hàng ngày hàng giờ va chạm với tiền và hàng lại có quyền quyết định trong tay và cũng có thể không ai biết được ngoài lương tâm mình. Cùng với tính trung thực, điều không thể thiếu trong đạo đức của nhà doanh nghiệp có văn hóa là thái độ tôn trọng cuộc sông, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những người cộng sự và những người dưới quyền. Trong thời đại ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chỉ có thể thành công và thành công lâu bền, nếu nhà quản lý biết khơi dậy và phát triển tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, niềm say mê sáng tạo của đội ngũ viên chức và những người lao động trực tiếp bằng cách đối sử với họ như những con người, hơn nữa như những người anh em gắn bó với nhau như một cộng đồng. Tính trung thực, thái độ tôn trọng con người và nhiều đức tính khác nữa của nhà doanh nghiệp khó có thể chỉ do pháp luật hay bất cứ một chỉ thị, mệnhlệnh nào tạo ra được. Những đức tính cần được gieo mầm vun xới, bối đắp, rèn luyện suốt cả cuộcđời từ trong gia đình, ở trường học và người xã hội. Mặc dầu vốn là một nước chưa có truyến thống thương mại, kinh doanh phát triển, từ lâu người việt nam đã khuyên nhau làm theo châm ngôn “ Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Tu tại gia là tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách tại gia đình. Vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu, vì gia đình chính là nơi giáo dục cho mỗi người từ thủa thơ ấu biết phân biệt cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái tốt và cái xấu xa, nghĩa là truyền thụ những giá văn hóa tinh thần cơ bản chuẩn bị cho con người bước vào đời.Tu taị chợ là quan hệ đạo đức ngoài xã hội. Vấn đề được đặt ở vị trí trung tâm, vì đây chính là nơi thủ thách gay go nhất, đòi hỏi tính trung thực, phải vượt lên sự giả dối, cái lương thiện phải thắng cái bất lương trong trao đổi tiền hàng diễn ra liên tục ngày nay qua ngày khác. Tiếp theo về tu tại gia, việc tu tại chợ mà thành công, thì những giá trị văn hóa trong con người mới được vững chắc. Còn việc tu tại chùa chỉ la khâu cuối cùng để đạt tới quả phúc cho sự giác ngộ. Không thể có một nhà doanh nghiệp, một tư nhân nào khi coi thương cái giá trị đình, lừa đảo trong kinh doanh lại có thể lên chùa cầu phật ( hoặc đi nhà thờ cầu chúa) Mong cứu hồi tinh thần thanh thóat lương tâm được . 2. Văn hóa và “ Triết lý” trong kinh doanh. Xét đến cùng, việc có đưa được nhân tố văn hóa vào trong kinh doanh hay không là tùy thuộc vào quan niệm của người ta( Bao gồm từng cá nhân và cả cộng đồng) về các giá trị mà hoạt động kinh doanh cần đạt tới. Quan niệm đó được khái quát thành triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt lõi làm nên linh hồn của văn hóa doanh nghiệp , thí dụ như: - Sáng tạo và đổi mới thường xuyên là động lực hàng đầu để phát triển doanh nghiệp - Mỗi thành viên của doah nghiệp phải là một đối thủ giỏi kỹ thuật cá nhân nhưng biết chơi tập thể. - Chất lượng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. - Đất nước có ổn định thì doanh nghiệp mới thành đạt. -Doanh nghiệp có thành đạt thì cá nhân thành đạt. - Người nào thất bại, người đó sẽ thành công. - Chủ nghĩa cá nhân và sự không trung thực là hiểm họa của doanh nghiệp. - Giữ chứ tín là cách quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp. - vvvvv....... Mọi người đều biết, cho sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu,nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự tách rời giữa sản xuất và người tiêu dùng là hiện tượng tất nhiên. Mối quan hệ giữa con người với con người trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì thế chủ yếu phải thông qua các sản phẩm làm ra. Về thực chất, việc trao đổi này là trao đổi những giá trị sáng tạo đích thực của con người, nhưng khi các sản phẩm đó được bán ra và mua trên thị trường thì lại phải thông qua tiền tệ ( dưới dạng tiền mặt hoặc tín phiếu) và người có nhiều tiền thì dường như mua được tất cả ! đó chính là cội nguồn sâu sa làm nảy sinh sự sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất. Sự sùng bái ấy dần dần biến thành triết lý hành động. Trong triết lý sống của một người thêo quan niện nói trên, đồng tiền đã xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người, cũng như đối với những liên hệ khác, như C. Mac đã từng phân tích. Đó chính là mặt trái, là sự tha hóa của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và bức tiến của văn minh. Nhưng có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được. Đó là hạnh phúc và niềm tin chân thành của con người. Như thực tế đã cho thấy mình bất hạnh vì tình cảm giữa con người với con người bị cạn kiệt, gia đình tan vỡ, đạo đúc suy đồi..... là những cái chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống. Hiện tượng tiêu cực trong buôn bán, giao dịch, hùn vốn ..... nhưng càng ngày càng có nhiều nhà kinh doanh biết suy nghĩ và hành động vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, trong đó có hạnh phúc bản thân mình. Nói chung tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và triết lý trong kinh doanh là: - Khuyến khích được nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình cho mục tiêu của doanh nghiệp. - thu hút giữ chân được các tài năng. Tiền lương cao chỉ là một yếu tố, điều quan trọng hơn là nhân viên cảm thấy tự hào và thích thú khi được làm trong tập thể doanh nghiệp. - Khuyến khích được thần đồng đội, gắn kết các thành viên trong cộng đồng, đó chính là nguồn gốc sức mạnh của doanh nghiệp. -Tổng hợp các yếu tố nên sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. IV Vận dụng văn hóa vào kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. 1. Thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng làm hàng giả và thiếu trung thực trong kinh doanh ở các doanh nghiệp của chung ta còn nhiều. Vào tháng 5 năm 2001 thị trường Gas ở Thành Phố Hồ Chí Minh do giá Gas cao nên để kiếm lời, nhiều cửa hàng bán lẻ đã tìm mua loại bình Gas lớn từ 40 kg đến 50kg với mức giá rẻ hơn 200đ/ kg rồi chiết sang các bình nhỏ loại 12kg và 13kg. Mỗi bình gas khi triết sang đều bị thiếu khoảng 1kg. Với cách kinh doanh như vậy thử hỏi có văn hóa trong kinh doanh hay không, liệu rằng có thể kinh doanh lâu dài được không?. Một điều rất rõ ràng là ở Việt Nam còn không ít các nhà kinh doanh chưa biết vận dụng phạm trù văn hóa vào kinh doanh để thu được lợi nhuận lâu dài, chứ không phải là lợi nhuận trước mắt. Như sản phẩm xe máy Wave do Việt Nam sản xuất được quảng cáo với giá bán là 10.990.000 VNĐ. nhưng khi nhận thấy hàng bán chạy thì các chủ đại lý bán với giá 13.000.000 VNĐ. Đó là cách làm ăn không trung thực . Bao giờ sản phẩm “ Made in Viet Nam” mới thật sự gây được lòng tin tuyệt đối với khách hàng Việt Nam và quốc tế . Nguyên nhân của thực trạng trên Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song chủ yếu là do doanh nghiệp của chúng ta chưa quan tâm đến phạm trù văn hóa trong kinh doanh nhất là phạm trù văn hóa kinh doanh. Ngoài ra, có những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà bỏ rơi tính văn hóa trong kinh doanh. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp nhận thức được nhưng lại không biết cách vận dụng phạm trù văn hóa vào doanh nghiệp mình như thế nào. Đặc biệt là từng thành viên trong doanh nghiệp chưa được giáo dục nhiều về vấn đề văn hóa trong kinh doanh nhất là văn hóa kinh doanh. 2. Vận dụng văn hóa và kinh doanh như thế nào để kinh doanh có hiệu quả. Mỗi cá nhân trong mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức được giáo dục về văn hóa là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào trong hoạt độngkinh doanh của chủ thể, là thứ văn hóa mà chủ thể tạo ra trong quá trình kinh doanh và hình thành nên văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp là sự tổng hòa nét văn hóa của từng thành viên trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần tạo riêng cho mình một nét văn hóa trong kinh doanh, coi đó như là tầm thẻ căn cước để khách hàng nhận ra doanh nghiệp mình. Biết kết hợp hài hòa nét văn hóa tồn tại trong mỗi thành viên với môi trường văn hóa nơi mình kinh doanh. Phải chọn lựa những tiêu chí để hình thành nên văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Những tiêu chí này phải phù hợp với doanh nghiệp mà mình kinh doanh . Khi muốn kinh doanh có hiệu quả ta cần nghiên cứu kỹ về văn hóa nơi ta kinh doanh. Khi kinh doanh với người nước ngoài cũng cần phải tìm hiểu những nét cơ bản về nét văn hóa của nước đó . Để đọng lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng, ta không chỉ biết tạo ra uy tín và còn phải biết cách giữ uy tín đối với khách hàng. Cần phải cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành là con đường đi đến tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, phải tạo uy tín sâu rộng cho hàng hóa của mình trên thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Kết luận Văn hóa và kinh doanh là một vấn đề không phải la mới lạ nữa. Tuy vậy, nó cũng không phải là đã cũ vì nó luôn phát sinh ra những ảnh hưởng tới kinh doanh. Giữa văn hóa và kinh doanh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng bổ xung và hỗ trợ cho nhau . Văn hóa và kinh doanh là hai mặt phức tạp nhưng lại có quan hệ rất mật thiết với nhau, nếu như bỏ một trong hai cái đó thì nhà doanh nghiệp sẽ không thể nào thành công, và không có cái nào có trước mà chúng tốn tại song song. Từ những cái đó mà còn liên hệ tới cái tâm và triết lý trong kinh doanh để giúp nhà doanh nghiệp thành công hơn. Và theo em dự đoán rằng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với môi trường cạnh tranh giữa tất cả các doanh nghiệp là rất lớn. Nếu bất cứ một doanh nghiệp nào dù có quy mô nhỏ hay lớn mà không biết vận dụng phạm trù văn hóa vào kinh doanh thì chác chắn rằng doanh nghiệp đó không thế có được thành công lâu dài. Bài viết của em có thể chưa đi sâu lắm do chưa phải là một chủ doanh nghiệp nên có nhiều kiến thức cũng như tài liệu về kinh tế cũng như lý thuyết về triết lý kinh doanh chưa được nắm vững nhiều. Nên trong bài không trành khỏi những sai sót dù nhỏ hay dù lớn. Em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong bộ môn triết học M.LêNin . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Tài liệu tham khảo - Triết học Mác - Lênin NXB Chính trị Quốc gia - Địa lý kinh tế Việt Nam - Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới - Tạp chí Cộng sản số 21, 25 - Phần tin trên Internet - Triết học Mác - Lênin - Trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60112.DOC
Tài liệu liên quan