Văn phòng làm việc tỉnh Quảng Ninh
Thiết kế TMBTC phần thân bao gồm: vị trí đặt máy móc thiết bị thi công, các kho, xưởng sản suất, lán trại, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, thoát nươc thải, chiếu sáng.Trước hết từ biểu đồ tiến độ ta xác định được khối lượng mà các máy móc phải thực hiện từ đó chọn các máy móc cần thiết phục vụ công tác thi công phần thân ( cần rục tháp, vận thăng, máy trộn vữa, đầm bê tông, máy bơm bê tông.). Cũng từ biểu đồ tiến độ ta xác định được khối lượng vật liệu dự trữ từ đó tính toán diện tích kho bãi cần thiết. Từ biểu đồ nhân lực và nhu cầu thực tế về nhà ở của công nhân ta tính toán diện tích lán trại cho công nhân, nhà làm việc cho cán bộ, nhà ăn, nhà tắm, khu vệ sinh. Sau khi tính toán ta tiến hành bố trí căn cứ vào mặt bằng thực tế của khu đất xây dựng, các yêu cầu của bố trí tổng mặt bằng. Kết quả thể hiện trên bản vẽ TC-04.
Trên đây là phần trình bày tóm tắt đồ án tốt nghiệp của em. Do trình độ còn hạn chế và thời gian không cho phép nên còn nhiều sai sót, em rất mong được góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em được bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện hơn đồ án của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo và các bạn.
4 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn phòng làm việc tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Thuyết trình
Kính thưa !
Các thầy, cô giáo trong hội đồng cùng toàn thể các anh, các chị, các bạn có mặt trong buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp ngày hôm nay.
Thưa các thầy, các cô. Hôm nay là một ngày đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với em khi em có thể đứng tại đây để trình bày phần đồ án cua mình. Cho em được bày tỏ sư biết ơn sâu sắc tới các thầy, các cô giáo đã giảng dạy em trong suốt 4 năm học vừa qua và đặc biệt là ba thầy, giáo đã giúp đỡ em trong thời gian làm đồ án vừa qua Thầy nguyễn thế duy hướng dẫn em phần kiến trúc và thầy đoàn văn Duẩn đã hướng dẫn em phần kết cấu. Thầy Trần Trọng Bính hướng dẫn em phần Thi công.
Sau đây là phần đồ án tốt nghiệp của em
Đề tài tốt nghiệp: VĂN PHòNG LàM VIệC TỉNH QUảNG NINH được hoàn thành trong khoảng thời gian14 tuần bao gồm
3 phần : Phần Kiến trúc (10%) , Phần kết cấu (45%) , Phần thi công (45%),
Sau đây em xin được trình bày phần Kiến trúc.
Nhiệm vụ của phần kiến trúc em được giao gồm:
-Theo hồ sơ có sẵn tìm hiểu công năng ,chọn giảI pháp kiến trúc phù hợp
-Thể hiện các mặt bằng ,mặt cắt, mặt đứng trên 3 bản vẽ a1
II. Giải pháp kiến trúc
Công trình có hình khối tương đối chuẩn mực, phù hợp với đường nét kiến trúc hiện đại, tỷ lệ hình khối hài hoà tạo cảnh quan kiến trúc có tính thẩm mĩ cao cho công trình, đóng góp hình khối kiến trúc cho thành phố.
Diện tích XD khoảng 1245 m2 công trình bao gồm 5 nhịp và 8Bước
Chiều cao công trình 35.1m bao gồm 9 tầng
Tầng hầm cao 4.,5 m: Bố trí nhà để xe, điều hành kĩ thuật
Tầng 2: trung tâm lưu trữ
Tầng 3-8: phòng lam việc của từng văn phòng
Là công trình có tính chất quan trọng lại có vị trí trung tâm có ảnh hưởng lớn tới các công trình lân cận. Công trình được thiết kế 4 thang máy, 3 cầu thang bộ đảm bảo các yêu cầu giải pháp giao thông theo phương đứng và đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động .
Giao thông theo phương ngang là các sảnh,hành lang nối các phòng và dẫn tới cầu thang. Giao thông ngang theo các tầng có sự khác nhau do công năng của chung có sự khác nhau
Ngoài ra công trình còn dược thiết kế với các hệ thống diện nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành .
Tiếp theo em xin được trình bày sang phần kết cấu (chiếm 45%)
Nhiệm vụ phần kết cấu em được giao gồm: Thiết kế khung trục 7, tính toán sàn tầng điển hình, tính toán thang bộ, tính toán móng khung trục7
Trước hết từ mặt bằng kết cấu ta lập mặt bằng kết cấu sàn các tầng. Từ đây ta xác định được nhịp và diện chịu tải của các cấu kiện cột, dầm, sàn kết hợp với tải trọng tác dụng sơ bộ ta tiến hành xác định sơ bộ kích thước các cấu kiện này.
Kết quả như sau :
Sàn các tầng chọn chiều dày =15cm.
Cột :
Tầng 1 đến tầng 3: 600x100 kết hợp 500x1000
Tầng 4 đến tầng 6: 600x800 kết hợp 500x700
Tầng 4 đến tầng 6: 600x600 kết hợp 500x500
Dầm chính
Từ tầng hầm tới tầng kĩ thuật: 400x800
Dầm phụ:
Từ tầng hầm tới tầng kĩ thuật: 300x600 và 200x400
Dầm thang:
Từ tầng hầm tới tầng kĩ thuật: 220x500
Một việc làm rất quan trọng trong việc tính toán kết cấu đó là xác định sơ đồ tính. ở đây công trình có tỷ lệ chiều dài lớn hơn chiều rộng, có thể xem độ cứng theo phương dọc nhà lớn hơn so với phương ngang nhà nên nhà chủ yếu làm việc theo phương ngang nhà. Do đó ta tách các khung để tính độc lập. Để tận dụng khả năng chịu lực của cả khung ta tính theo sơ đồ khung giằng chịu lực. Tải trọng đứng được phân về khung theo diện chiệu tải còn tải trọng ngang được phân theo độ cứng.
Sau khi xác định được mặt bằng kết cấu, kích thước các cấu kiện và sơ đồ tính ta tiến hành xác định tải trọng vào khung trục 7. Tải trọng tác dụng vào khung trục 7 bao gồm: Tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió. Tĩnh tải được xác định dựa vào cấu tạo kiến trúc và quy định của TCVN2737-95. Tĩnh tải tác dụng vào khung K7 dưới dạng phân bố đều, tam giác, hình thang và lực tập trung do các dầm dọc truyền vào. Cách xác định được thể hiện như trong phần phụ lục và phần xác định tải trọng trong thuyết minh.
- Hoạt tải được chất lệch tầng, lệch nhịp để có được nội lực nguy hiểm trong dầm và trong cột.
Tải trọng gió : Công trình được xây dựng tại TP QUảNG NINH thuộc khu vực gió IB. Công trình có chiều cao < 40m nên tải trọng gió chỉ cần tính với áp lực gió tĩnh. Cách xác định được thực hiện theo TCVN2737-95. Tải trọng gió được quy về các mức sàn thành lực tập trung.
Sau khi xác định tải trọng ta dùng chương trình SAP2000 để phân tích nội lực của khungTừ kết quả thnl em sẽ chọn các cặp nl nguy hiểm để tính toán cốt thép cho khung trục 7. Cột tính với các nội lực M, N, Q. Dầm tính với M. Trong cột cốt đai đặt theo các điều kiện cấu tạo. Cốt đai trong dầm tính toán theo lực cắt và yêu cầu cấu tạo. Sau khi tính toán cốt thép em thể hiện cấu tạo của khung trên bản vẽ KC-04 và 05. Khung được cấu tạo theo các yêu cầu chặt chẽ của TC thiết kế BTCT về việc bố trí các loại cốt thép, chiều dài neo, cấu tạo nút khung ...
Tính toán móng khung K7: được thể hiện trên bản vẽ KC-06.
Nội lực dùng để tính toán được lấy tại các chân cột và từ bảng tổ hợp nội lực; Địa chất công trình của em gồm 6 lớp: lớp 1 là lớp đất lấp dày 1m; lớp 2 là lớp á sét dẻo cứng, dày 4m, lớp 3 là đất sét dẻo cứng, dày 10m, lớp 4 là đất bùn pha sét dày 12m, lớp 5 là á sét dẻo mềm dày 10m, lớp 6 là sỏi cuội. Từ điều kiện địa chất công trình, tải trọng chân cột và các yêu cầu về độ lún của nhà cao tầng em đã phân tích các phương án móng và đi đến lựa chọn phương án khoan nhồi, đưa cọc tới lớp đất tốt (lớp 6). Tính móng bao gồm: Xác định sức chịu tải của cọc, bố trí cọc và kiểm tra sức chịu tải của cọc, tính toán đài theo điều kiện chịu uốn, kiểm tra khả năng chịu cắt, tính toán kiểm tra sức chịu tải và độ lún của đất nền theo móng khối quy ước. Sau khi tính toán em chọn móng trục A, F là 4 cọc kích thước 800, đài cao 1.8m đáy đài là 3.7x3.7m. Đối với móng trục C, D là 6 cọc kích thước 800, đài cao 1.8m đáy đài là 3.7x6.1m.
Tiếp theo trong phần kết cấu em tính toán sàn tầng điển hình kết quả được thể hiện trên bản vẽ KC-02. Để đơn giản em tính với các ô sàn riêng rẽ. Tính toán nội lực trong bản theo sơ đồ khớp dẻo, riêng đối với sàn khu vệ sinh em tính với sơ đồ đàn hồi để hạn chế vết nứt. Các ô bản được tính theo sơ đồ bản kê 4 cạnh hay bản loại dầm phụ thuộc vào tỷ lệ các cạnh của chúng. Sau khi tính toán ta bố trí cốt thép phối hợp giữa các ô bản để tiện cho thi công, ngoài ra cốt thép trong bản còn phải thoả mãn các yêu cầu với nhà cao tầng chịu tải trọng động. Trên sàn tại các vị trí có lỗ của ống khói và hộp kỹ thuật được bố trí cốt thép gia cường.
Tính toán cầu thang bộ CT1 tầng điển hình: Cầu thang bộ CT1 tầng điển hình của em là cầu thang 3 vế có cấu tạo như sau: Bậc cao 163, rộng 300 , bề rộng vế thang là 1800, bản thang dày 100, bản chiếu nghỉ 9900x1800, cốn thang 300x300, dầm chiếu nghỉ 300x300. Bản thang và bản chiếu nghỉ tính như bản sàn. Dầm cốn thang tính như dầm 2 đầu ngàm chịu tải trọng do bản thang truyền vào. Dầm chiếu nghỉ tính như dầm 2 đầu ngàm chịu tải trọng do bản thang truyền vào và do lực tập trung truyền từ 2 dầm cốn thang vào. Cốt thép cầu thang được bố trí trên bản vẽ KC-03.
Tiếp theo em xin được trình bày phần thi công. (chiếm 45% )
Nhiệm vụ phần thi công của em gồm :
+ Lập biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công phần ngầm.
Kỹ thuật và tổ chức thi công cọc khoan nhồi
Tổ chức thi công đất (cơ giới và thủ công).
Thiết kế ván khuôn đài giằng móng và biện pháp đổ bê tông .
+ Lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phần thân.gồm cột dầm sàn và thang máy
+ Lập tiến độ thi công công trình theo phương pháp sơ đồ ngang.
+ Thiết kế tổng mặt bằng thi công cho giai đoạn thi công phần thân.
Khối lượng bản vẽ gồm 5 bản: Bvtc cọc, Bvtc phần móng, Bvtc phần thân, ,BV tiến độ BV tổng mặt bằng.
Phần đầu tiên em xin trình bày đó là thi công phần ngầm: ở trên em đã trình bày pa móng của em là khoan nhồi do đó thi công phần ngầm của em được bắt đầu với công tác thi công cọc khoan nhồi .. Để phục vụ cho công tác thi công khoan nhồi em đã lựa chọn các thiết bị chính như: máy khoan ,cần trục ,máy xúc
Sau khi thi công cọc xong ta tiến hành đào đất hố móng: Việc đào đất được thực hiện bằng máy đào gầu sấp sau khi so sánh các pá đào đất em đi đến quyết định đào đất thành băng, độ sâu đào đất so với mặt đất tự nhiên là 1.5m . Máy đào được chọn là E70B có các thông số như hình vẽ. Đào đất được thực hiện theo sơ đồ đào lùi đổ bên, dùng ô tô để vận chuyển đất. Các khoang đào rộng 3.8m. Sau khi đào đất xong tiến hành đập bê tông đầu cọc bằng phương pháp khoan phá. Mặt móng được san bằng phẳng sau đó thực hiện đổ bê tông lót móng dày 10cm. Sau khi đổ bê tông lót móng ta tiến hành đổ bê tông đài giằng. Các đài có khối lượng bê tông lớn nên ván khuôn chịu áp lực lớn do đó em dùng ván khuôn thép và chống thép cho công tác bê tông đài giằng, việc tính toán được trình bày trong thuyết minh, cấu tạo ván khuôn đài giằng đựoc thể hiện trênbản vẽ TC-01. Bê tông đài giằng được đổ bằng bê tông thương phẩm và dùng bơm bê tông.
Nhiệm vụ thứ 2 trong phần thi công của em đó là lập biện pháp thi công phần thân.
Trong phần này em tiến hành tính toán bố trí cấu tạo ván khuôn móng cột, dầm, sàn, cầu thang. Đối với cột, em dùng ván khuôn thép định hình được tổ hợp tuỳ theo kích thước cột, gông cột cũng được dùng là gông thép. Đối với cầu thang, dùng ván khuôn thép , dùng giáo PAL và cột chống thép. Ván khuôn dầm được sử dụng ván khuôn thép định hình. Trong phần thân em phải lập biện pháp thi công bê tông cột dầm sàn cầu thang bộ. Toàn bộ bê tông của các cấu kiện cdsct được sử dụng vữa bê tông, được đổ bằng cần trục tháp. Cấu tạo ván khuôn cột, dầm, sàn, cầu thang được thể hiện trên bản vẽ TC-02.
Một phần quan trọng trong tổ chức thi công đó là tiến độ thi công công trình. Để lập tiến độ thi công trước hết em tiến hành thống kê khối lượng công việc các dạng công tác để thi công công trình. Việc thống kê được căn cứ vào hồ sơ kiến trúc, hồ sơ kết cấu. Sau khi có khối lượng các công việc, dựa vào định mức dự toán XDCB để tra định mức cho từng công việc từ đó tính ra được số công cần thiết để hoàn thành công việc. Để lập tiến dộ thi công ta phải lựa chọn phương pháp lập tđtc. ở đây do mặt bằng nhà không đủ dài để ta có thể dùng phương pháp dây chuyền nên em đã chọn phương pháp sơ đồ ngang. Việc lập tiến độ yêu cầu phải thoả mãn về công nghệ, phù hợp với nguồn tài nguyên của đơn vị thi công( máy, vật tư, nhân lực...), năng lực của cán bộ quản lý...Tiến độ thi công được thể hiện trên bản vẽ TC-03.
Phần cuối trong nhiệm vụ thiết kế thi công của em đó là thiết kế tmbtc phần thân.
Thiết kế tmbtc phần thân bao gồm: vị trí đặt máy móc thiết bị thi công, các kho, xưởng sản suất, lán trại, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, thoát nươc thải, chiếu sáng...Trước hết từ biểu đồ tiến độ ta xác định được khối lượng mà các máy móc phải thực hiện từ đó chọn các máy móc cần thiết phục vụ công tác thi công phần thân ( cần rục tháp, vận thăng, máy trộn vữa, đầm bê tông, máy bơm bê tông...). Cũng từ biểu đồ tiến độ ta xác định được khối lượng vật liệu dự trữ từ đó tính toán diện tích kho bãi cần thiết. Từ biểu đồ nhân lực và nhu cầu thực tế về nhà ở của công nhân ta tính toán diện tích lán trại cho công nhân, nhà làm việc cho cán bộ, nhà ăn, nhà tắm, khu vệ sinh... Sau khi tính toán ta tiến hành bố trí căn cứ vào mặt bằng thực tế của khu đất xây dựng, các yêu cầu của bố trí tổng mặt bằng. Kết quả thể hiện trên bản vẽ TC-04.
Trên đây là phần trình bày tóm tắt đồ án tốt nghiệp của em. Do trình độ còn hạn chế và thời gian không cho phép nên còn nhiều sai sót, em rất mong được góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để em được bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện hơn đồ án của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo và các bạn.